Tumgik
#tiên tri đại kiếp nạn
thuvientamlinh · 2 years
Text
Thôi Bối Đồ tiên tri (P2): cái chết của Giang Trạch Dân và cảnh tượng dịch bệnh thảm khốc về sau
Trong phần 1 của video, chúng ta đã tìm hiểu về dự ngôn cái chết của Giang trạch Dân. Trong video tiếp theo ngày hôm nay, căn cứ theo mô tả của các dự ngôn, “đại ôn dịch” sẽ tiếp tục thăng trầm cho đến năm Giáp Thìn 2024. Do đó, bất kỳ đỉnh dịch nào của “viêm phổi Trung Cộng” cho đến nay có lẽ chỉ là đỉnh điểm cục bộ, sẽ dẫn dắt tới đỉnh điểm thực sự của đại dịch trong tương lai. Nói cách khác,…
View On WordPress
0 notes
nghigialinh · 1 year
Text
Mang tiếng là “trà xanh” mà chưa được uống ngụm trà nào vào miệng thì phải đối phó ra sao?
Từ đam mê xem các trận đánh ghen trên các nền tảng MXH thì tôi chắc chắn một điều là “một khi có người ve vãn cuộc tình của bạn thì xem lại thái độ của người đàn ông bên cạnh”. Không phải hiển nhiên mà người ta nói “phụ nữ hiện đại đánh son không đánh ghen”. Đây chính là khí chất tôi hướng đến. Nhưng mà cũng đen mới vớ phải loại đàn ông hèn vậy.
Lúc nghe xong câu này tôi đã tự nhủ, đấy là ngày xưa thôi, ngày nay đéo ai chịu ngồi yên thế 🙂. Bằng cách này hay cách khác phải dìm cả đôi đấy xuống đáy xã hội mới đã cái lòng.
Thế nhưng cuộc đời đã chứng minh đường tình duyên của tôi còn lắt léo hơn cả đường đèo Hà Giang, ngồi đây tôi kể bạn nghe: về một chàng trai con nhà gia giáo và một cô “con dâu tương lai” nhà tri thức mang Luật đi bàn chuyện thiên hạ. Nhưng đời đã chứng minh những người hay nói đạo lí thường sống như l*n các bạn ạ.
Chuyện xảy ra vào ngày tốt nghiệp ĐH của tôi. Mang tiếng là ngày tốt nghiệp nhưng thực chất là ngày gặp mặt đầu tiên của tôi và chàng trai có siêu năng lực trap khiến suốt một năm trời tôi bị uống mấy ngụm trà xanh mà không mảy may hay biết.
Thực ra bọn tôi có quen biết qua phở bò từ hồi nghỉ dịch ở quê. D gửi kết bạn, còn tôi thì bị thích mấy bạn cầm máy ảnh. Nghĩ lại ảo lòi mắt, mình bị nghệ thuật che mờ. Rồi có nói chuyện qua lại. Nghĩ ra thì cái trái đất này nó cũng thật vlon các bạn ạ. Cậu ta học cùng lớp với nyc của chị tôi, học cấp 2 với bạn t và chơi cùng bạn cấp 3 tôi. Ban đầu, D tạo cho tôi một hình tượng một cậu boy ngoan hiền, nhà có gia giáo. Học Chuyên thì chắc hẳn thông minh 🫠. Hơn hết là suốt một thời gian cậu ta giữ hình tượng là một người lạnh lùng ít nói. Nghĩ ngầu như mấy bộ phim Trung Quốc thanh xuân vườn trường. Nhưng rất tiếc là đến vai phụ còn chưa tới tầm với.
Cậu ta rep bừa một cái story của tôi và khi ấy tôi nghĩ “Ôi định mệnh” nên thử trả lời lại. Cậu ta tạo ấn tượng khó phai với tôi khi vào một ngày đẹp trời, tôi đi mua hoa về cắm thì thanh niên hỏi một câu “C mua hoa về cúng Rằm à?”. Âyy kuu đứng hình mất chục giây. Là tôi không để ý ngày âm. Chứ cậu ta đúng mà. Nên tôi mới cúng D vào mùng 1 và 15 hàng tháng vì là thứ âm binh đồ đó:)))
Bọn tôi gặp nhau lần đầu với chuyện cậu ta đến ktx đưa tôi đi ăn bún bò. Tôi tin vào yêu từ cái nhìn đầu tiên, tôi cũng tin lâu ngày sinh tình. Tôi bị cái vẻ tốt bụng đó dần thích cậu ta. Đến khi mà 3 ngày liên tiếp bọn tôi gặp nhau. Hôm sau tôi có mời cậu ta đi xem phim ngược lại mời tôi ăn tối. Tôi đến buổi chụp kỷ yếu của cậu ta, đem tặng 1 bó hướng dương và đốt tầm 3 tấm ảnh film trong máy (nghĩ lại thấy vừa phí tiền vừa phí sức). Có cho tôi ngờ tôi cũng không ngờ đây là học phí cho một bài học nhớ đời trong cuộc sống đầy biến cố của tôi.
Sau khi tốt nghiệp được một tháng, tôi đỗ phỏng vấn và đến một thành phố khác làm việc. Tất nhiên, trước khi đi tôi đã tỏ tình với cậu ta. Tôi chả mong gì vào một cái kết có hậu. Tôi nói ra vì tôi muốn nhẹ lòng, hành lí mang theo đủ nặng rồi. Bọn tôi đi ăn bữa cuối, xem phim lần cuối và tôi tặng cậu ta món quà là bức ảnh hôm đó của chúng tôi.
Nhưng một cái đứa sễ bị mấy cái tình cảm nhất thời này che mắt là tôi vẫn quyết đâm theo lao dù bị bạn bè ngăn cản. Những ngày đầu tôi đến thành phố mới, vẫn ngày ngày quan tâm tôi, rep từng cái story một, cuối tuần sẽ gọi điện facetime với nhau. Ít nhất các bạn ạ, trong lúc tôi một mình như thế tôi thấy vẫn nên trân trọng người hàng ngày trò chuyện với mình thì hơn. Dù sao họ cũng bỏ thời gian ít ỏi ra để dành cho tôi.
Nếu như H là kiếp nạn thứ 79 thì D chắc chắn là kiếp nạn thứ 80 của tôi cần vượt qua.
🙂 Hỡi thằng dẩm loofn một tin nhắn thương nhớ chuyển tiếp kia, mày đéo nghĩ ra có ngày bị ném mắm tôm à?
…. Tobe con ti niu 😀
0 notes
atableforme · 3 years
Text
[ZHIHU] TRONG TẤT CẢ MỌI THỨ, GIA ĐÌNH LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT
tiêu đề do người dịch đặt lại
_______________________
Dịch bởi: 鄧敦琉 | Bài viết thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải duy nhất trên Weibo Việt Nam, vui lòng không repost.
Chờ đợi ba năm, nhưng đám cưới chưa tới, thì ly hôn đã đến trước mất rồi….
Triệu Lệ Dĩnh và Phùng Thiệu Phong tuyên bố ly hôn
Họ kết hôn vào ngày 16 tháng 10 năm 2018 và ly hôn vào ngày 23 tháng 4 năm 2021. Cuộc hôn nhân của kéo dài chưa đầy 3 năm. Hãng phim của 2 người đã đưa ra những tuyên bố riêng biệt, 2 bức ảnh chụp màn hình lạnh lùng, để chấm dứt cuộc hôn nhân.
Bản thân Phùng Thiệu Phong đã phản hồi: Ngày tháng còn dài, quá khứ rất tốt đẹp, tôi hy vọng tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Một lời chúc không đau không ngứa, không có dấu vết của tình cảm 100% đã qua. Ai cũng không thể tin được trước đây họ còn ngọt ngào tình cảm như vậy, nhưng tại sao bây giờ nói ly hôn là cứ ly hôn như vậy? Nhưng trên thực tế, tất cả nhữg chia tay đã được lên kế hoạch từ lâu, và đã sớm có những dấu hiệu bất đồng giữa hai người. Vào tháng 5 năm ngoái, Phùng Thiệu Phong đã xóa Weibo một cách rầm rộ, giống như anh đã xóa gần một nghìn Weibo khi chia tay Nghê Ni. Và bây giờ tìm kiếm trên Weibo của Triệu Lệ Dĩnh, không có nội dung nào về Phùng Thiệu Phong cả. Sau khi sinh con, Triệu Lệ Dĩnh đã sớm quay trở lại đóng phim, ánh mắt và nụ cười không còn rạng rỡ như trước, thậm chí còn có tin đồn cô bị trầm cảm sau sinh. Cả hai đã lâu không công khai tương tác, trước đây, mỗi lần Triệu Lệ Dĩnh xuất hiện, cô chỉ dẫn theo con trai, mà không có chồng bên cạnh.
------------------------------------------------
Đằng sau sự kiên cường độc lập của người phụ nữ, luôn hiện rõ sự thiếu tránh nhiệm trong thời gian dài của người đàn ông. Cảm giác thất vọng tích tụ từng ngày, vì vậy, những cuộc chia tay, đều đã có kế hoạch từ lâu. Thái Khang Vĩnh từng nói: “Mối quan hệ giữa con người với con người luôn cần có một tài khoản tình cảm. Mỗi lần khiến cho người đối diện vui vẻ, tức là đã nạp thêm vào tài khoản đó nhiều hơn một chút. Ngược lại, mỗi lần làm cho người đối diện buồn phiền, tức là đã nạp vào tài khoản đó ít hơn một chút.” Không có một ai thích cô đơn cả, cho nên chia tay chỉ là không thích thất vọng thêm, và điều đáng sợ hơn nữa đó chính là sự tổn thương. Thất vọng lĩnh đủ rồi, nhất định sẽ trở thành cảm giác tuyệt vọng.
Sương tuyết đâu phải chỉ trong một ngày giá lạnh mà có thể đóng thành băng, Lòng người cũng đâu phải chỉ trong một ngày lại trở nên lạnh nhạt. Suy cho cùng lí do khiến cho 2 người chia tay, chẳng qua cũng chỉ là muốn bảo vệ bản thân mình mà thôi.
Có thể hiểu rằng, cuộc sống hôn nhân giống như đánh cược một ván bài, tốt xấu, thắng thua khó có thể lường trước được. Đó là đích đến cuối cùng của mỗi người, và là quay về lý tưởng nhất. Người ta sẵn sàng đánh cược cuộc đời để được cảm nhận kiểm chứng mùi vị của một cuộc hôn nhân. Nếu thắng, sẽ luôn cảm thấy vui sướng, hạnh phúc mỹ mãn; Nếu thua, liền gục đầu chán nản, th��� vắn than dài. Vậy điều gì duy trì một cuộc hôn nhân, và nguyên nhân nào khiến cuộc hôn nhân đó tan vỡ?
10 năm trước vì muốn có được tín chỉ, tôi bèn lựa chọn học mấy môn bên khoa Văn Sử. Có một lần, học môn Lịch sử văn học Trung Quốc thời cận đại, Thầy giáo đã dành thời gian 2 tuần lễ, để giảng giải cho chúng tôi nghe về cuộc đời của 4 nhà văn nổi tiếng, đặc biệt là phần hôn nhân của họ, Thầy lại giảng kĩ hơn.
Người đầu tiên là Quách Mạt Nhược
Thầy giáo nói rằng, cuộc đời của Nhà văn này có tất cả 3 người vợ, 1 người tình, nhưng ông ta không hề có một chút tinh thần trách nhiệm nào cả. Chỉ vì sự thích thú và sự nghiệp của bản thân, đã đối xử trước loạn sau bỏ với những người phụ nữ kia. Thậm chí còn đem những chuyện tình cảm xuất phát từ lòng ích kỉ của cá nhân, miêu tả thành “Hy sinh vì cách mạng”, nhằm tôn lên sự vĩ đại của chính mình. Cuối cùng 2 trong 4 người phụ nữa kia phải thắt cổ tự vẫn, 2 người còn lại cũng chịu cảnh ôm hận suốt đời. Ngoài ra, ông ta còn có mười mấy đứa con, tuy nhiên, hầu hết đều từ chối nhận ông ấy làm cha. Những năm tháng cuối đời, Quách Mạt Nhược cô đơn một mình, say mê trong việc viết và sao chép cuốn nhật ký của những đứa đã mất, hoàn cảnh có thể nói vô cùng thê lương bi đát.
Khi Thầy giáo kể câu chuyện này, giọng điệu lạnh lùng và không có cảm xúc.
Người thứ 2 là Lão Xá
Thầy giáo phải dành khá nhiều thời gian để nói về Nhà văn này.
Hồi còn trẻ, gia cảnh của Lão Xá vô cùng nghèo khó, may có 1 vị thiện nhân họ Lưu đã phát tâm nhận đỡ đầu kẻ mồ côi mẹ như Lão Xá, thậm chí còn cho Lão Xá đi du học ở nước ngoài. Thời điểm đó, Lão Xá đem lòng yêu thương người con gái của vị thiện nhân họ Lưu kia. Nhưng khi Lão Xá hoàn thành việc học quay trở về nước, cũng là lúc vị thiện nhân họ Lưu kia đã tán gia bại sản, sau đó đi xuất gia tu hành, không lâu sau đã qua đời, cô con gái vì gia cảnh sa sút, đành phải đi làm việc hạ đẳng gái mại dâm. Những việc này khiến Lão Xá luôn cảm thấy canh cánh trong lòng, cuối cùng ông ta đã chuyển viết thành 2 bài tiểu thuyết có tên là Vô Đề và Vi Thần, để tưởng nhớ mối tình đầu của mình. Mãi cho đến năm 34 tuổi, thông qua những lời giới thiệu của bạn bè, ông ta mới đồng ý kết hôn. Vợ của ông ta cũng là một cô gái còn khá trẻ, lại làm việc ở mảng văn hoá xã hội, vì thế trong nhưng thời điểm khó khăn nhất, luôn hết lòng ủng hộ Lão Xá hết mình. Theo lý mà nói, mối quan hệ như này cũng được xem là lý tưởng rồi, nhưng trong vấn đề hôn nhân gia đình, Lão Xá lại thiếu đi sự nhiệt tình. Dăm ba bài văm viết cho vợ, cũng chỉ xuất phát từ lòng hổ thẹn, chứ không phải từ những cơn sóng xuất phát từ tận đáy lòng. Hồi còn ở Tây Nam Liên Đại, ông ta từng gặp một người hồng nhan tri kỉ, nhưng bị vợ bắt quả tang, cuối cùng không dám đập nồi dìm thuyền, vứt nhà bỏ vợ như cái cách Quách Mạt Nhược đã làm.
Người ngoài nhìn vào, có lẽ sẽ cảm thấy đây cũng được xem là một đôi vợ chồng khá tốt, nhưng lại không biết được, thời điểm cách mạng văn hoá xảy ra, người vợ kia đã từng xuất bản tấm áp phích nhằm vạch trần tố giác Lão Xá. Đối với cá nhân Lão Xá, vì không chịu được những dằn vặt trong tâm và những lời đả kích bên ngoài, cuối cùng đã chọn cái chết (tự vẫn ở hồ Thái Bình) để giải thoát đi tất cả. Có người bảo rằng, họ đã từng nhìn thấy vợ của Lão Xá, nghe cô ta nói những lời cay nghiệt, phẫn nộ về Lão Xá.
Lúc Thầy giáo nói đến câu chuyện này, giọng điệu bắt đầu xuất hiện cảm giác vô cùng đáng tiếc.
Người thứ 3 là Thẩm Tùng Văn
Câu chuyện này khá nhạt nhẽo.
Đại ý nói về một cậu bé sống ở vùng nông thôn, tên là Thẩm Tùng Văn, vì mối tình sét đánh với tiểu thư đài các Trương Triệu Hoà, mà đã từng viết ra mấy trăm bức thư tình, một con số có thể khiến người ta nghĩ đến việc biên tập và xuất bản thành sách.
Hồi mới bắt đầu, Trương Triệu Hoà luôn cho rằng ông ta không biết trời cao đất dày, nhưng dần dần cũng bị sự tận tâm về chuyện tình cảm và tài năng văn chương của ông ta làm cho rung động. Dưới bàn tay làm mối của Hồ Thích với những người bạn, đã giúp cho Thẩm Tùng Văn kết thành duyên vợ chồng. Kể từ sau khi kết hôn, do hoàn cảnh giữa hai người có quá nhiều khác biệt, dẫn đến nhiều lần chia nhau ra ở riêng. Mặc dù vậy, trải qua những lần giảng hoà làm lành với nhau, tình cảm của 2 người cuối cùng cũng đã được cải thiện và tốt hơn rất nhiều. Triệu Hoà trở về sống chung với Tùng Văn, trong những vấn đề then chốt cũng đánh thức được tấm lòng của Tùng Văn, khiến ông ta buông bỏ công việc viết văn, chuyển qua làm nghiên cứu lịch sử, đồng thời đem những cổ vật của nhà vợ khuyên góp cho chính phủ, giúp cho gia đình nhỏ ấy tránh được kiếp nạn 10 năm của cuộc cải cách văn hoá.
Có thể nói Trương Triệu Hoà tận tình trách nhiệm với Thẩm Tùng Văn, nhưng lại không hề cảm thông, thấu hiểu ông ta, và cứ như thế đến hết cuộc đời. Mãi cho đến khi chồng qua đời, bà ta mới bỗng nhiên hiểu ra được tình cảm sâu đậm của hai người. Do đó, đã tự tay khắc lên tấm bia trước mộ chồng 2 dòng chữ, tóm tắt hết một đời của Thẩm Tùng Văn.
Nguyên văn:
「不折不從,星斗其文;亦慈亦讓,赤子其人。」
Phiên âm:
Bất triết bất tùng, tinh đẩu kỳ văn; diệc từ diệc nhượng, xích tử kỳ nhân.
Tạm dịch:
Không khuất phục cũng không đi theo,
Văn anh viết sáng mãi giữa trời đêm;
Biết yêu thương cũng biết cúi nhường,
Một đời tươi đẹp như trẻ thơ.
Lúc giảng đến câu chuyện này, trên gương mặt thầy xuất hiện vẻ đồng cảm, xen kẽ đâu đó một chút an ủi.
Người thứ 4 là Tiền Chung Thư
Nhắc đến câu chuyện của Tiền Chung Thư với Dương Giáng, chắc có lẽ mọi người đều đã nghe nhiều nên biết hết rồi. Cho nên những điều Thầy kể cũng không có gì khác so với những người đã từng viết bài về chuyện tình cảm của 2 người đó.
Chỉ có một điều khiên tôi nhớ mãi, đó là kể về 2 người bọn học làm giáo dục trong thời kỳ cách mạng văn hoá, nhưng vẫn bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau vô cùng chu đáo, thậm chí khi 2 vợ chồng có mâu thuẫn với người khác, vì muốn bảo vệ cho một nửa của mình, cho nên những việc như túm tóc, tát tai người khác, họ đều đã trải qua. Tình tiết này, đến tận bây giờ vẫn khiến tôi cảm thấy tình yêu của 2 người bọn họ thật là thuần tuý. Không chỉ không để ý đến những sở thích của bản thân, hoặc những thứ vật chất trong cuộc sống, thậm chí danh lợi, sĩ diện, họ đều không để ý tới, bâng khuâng không bàn luận thế nhân, mà chỉ tìm cầu tấm lòng của thuở ban đầu mà thôi.
Nói đến đoạn này, ngữ khí của Thầy giáo tràn đầy sự hâm mộ đối với tình cảm của Tiền Chung Thư và Dương Giáng.
Câu chuyện vừa mới nói xong, cũng đúng lúc tan học. Tuy nhiên, Thầy giáo vẫn cố gắng nói thêm đôi lời.
Tôi có một lời khuyên chân thành, muốn nói cho các bạn nghe:
Chuyện tình hôn nhân của Quách Mạt Nhược không có đạo đức, cho nên kết cục của ông ta là thê lương bi đát nhất.
Chuyện tình hôn nhân của Lão Xá có đạo đức nhưng không có tình , ngày thường còn có thể chống đỡ được, nhưng một khi gặp những biến cố khó khăn, vợ chồng lại dễ dàng chia tay nhau, thậm chí vì muốn bảo vệ cho bản thân, mà cố tình làm tổn thương lẫn nhau.
Chuyện tình hôn nhân của Thẩm Tùng Văn có đạo đức cũng có tình cảm, nhưng lại thiếu đi sự thấu hiểu và thông cảm cho nhau. Kiểu hôn nhân này nhìn có vẻ ổn định, nhưng đâu đó thiếu đi niềm vui hoặc không cam lòng.
Chuyện tình hôn nhân của Tiền Chung Thư, mới thật sự bao hàm toàn bộ đạo đức, tình cảm và niềm vui, vì thể họ trở thành người bạn trong linh hồn của nhau, đại diện cho những tình yêu đẹp nhất.
Con người sống ở đời, hôn nhân là chuyện vô cùng quan trọng. Thầy mong các em sau này thật sự nghiêm túc cư xử với vấn đề này. Không cần đạt đến mức như Tiền Chung Thư với Dương Giáng, nhưng ít nhất cũng phải học tập Thẩm Tùng Văn, nắm chặt 2 điểm mấu chốt của đạo đức và tình cảm.
Cuộc đời của một con người là 7-80 năm, thực ra nó dài hơn những dự liệu toan tính của các em. Sống trong một khoảng thời gian dài như thế, mà không hề gặp bất kỳ biến cố nào, đó là điều không hề có. Cho nên, một cuộc tình hôn nhân có đạo đức và tình cảm, cũng giống như chiếc neo đã được cắm xuống đáy biển, khi đã có được nó rồi, sóng gió dù có lớn đến chừng nào đi chăng nữa, thì các em vẫn luôn luôn đứng vững và sẽ không bao giờ bị lật đổ. Bởi vì các em biết bản thân vẫn còn người mà mình muốn gặp, vẫn còn trách nhiệm mà mình phải hoàn thành. Sức mạnh của kiểu suy nghĩ này tương đương với niềm tin.
Thời điểm đó, tôi vẫn còn nhớ ánh mắt của mình, lần đầu tiên rời khỏi mấy cuốn truyện tranh, chuyển đến hình dáng của Thầy giáo. Thầy vẫn còn trẻ, từ giọng nói có thể đoán được là người Bắc Kinh, cách ăn mặc và phong thái đều bộc lộ vẻ của người không thành công. Tuy nhiên, khi ông ấy nói ra câu chuyện trên, khí chất dâng trào, tuyên truyền những điều giác ngộ, phảng phất đâu đó hình bóng của Khổng Tử. Không chỉ mình tôi, ngay trong giảng đường còn có mười mấy thằng bạn đang còn độc thân, dường như đều dừng lại việc chơi điện thoại, đôi mắt tròn xoe chăm chú nghe Thầy giáo giảng.
Những lời mà Thầy nói, tôi luôn ghi nhớ và áp dụng vào trong cuộc sống sau này của tôi.
Tôi từng có một ông chủ người Nhật Bản, tính ra cũng là ông chủ của 1 công ty lớn. Tuổi đời cũng tầm khoảng hơn 50 rồi, đã có 1 lần ly hôn, người vợ trước với hai đứa con gái đã cắt đứt hết tất cả mối quan hệ với ông ta. Ở một mình được vài năm cuối cùng ông ta cũng tìm được 1 người vợ mới, vợ chồng sống với nhau hoàn thuận cho đến bây giờ.
Khi tôi đi công tác ở Nhật Bản, tận mắt nhìn thấy ông ta đi bộ trở về biệt thự của mình ở Roppongi sau khi tan sở lúc 9 giờ tối, và chạy đến một cửa hàng tiện lợi để mua thịt và rau ở bên đường. Ngày hôm sau, tôi tò mò đến hỏi ông ta. Ông ấy nói: "Trong nhà tôi, mỗi tuần có hai ngày mua rau về làm cơm. Dù có bận rộn đến đâu, tôi vẫn luôn cố gắng giữ đúng theo quy tắc này."
Ở Nhật Bản, địa vị của phụ nữ cực kỳ thấp. Là một ông lớn trong ngành được mọi người kính trọng, tôi nghĩ cách cư xử của anh ấy hơi kỳ quái, nhưng cuối cùng tôi cũng không hỏi nhiều.Mãi về sau, khi công ty đóng cửa, anh ấy mới đến thực tập cùng với tôi, tôi mới hỏi: "Khi đi công tác trong nước, tối nào anh cũng về khách sạn sớm, hoặc khi đi KTV nói chuyện làm ăn thì cư xử đúng mực, thường về nhà nấu cơm cho vợ. Điều này hoàn toàn khác với những gì mà tôi tưởng tượng về những ông chủ quản lý người Nhật. "
Nghe tôi nói xong, ông ta cười ra mấy tiếng, xong nghiêm mặt nói với tôi: "Một người đàn ông cần phải biết cách hiểu và kiểm soát ham muốn của mình. Khi còn trẻ tôi đã phạm những sai lầm lớn, vì thế hiện nay mới hiểu cách đối xử tử tế với gia đình mình". Trước khi rời đi, anh ấy còn nhấn mạnh thêm một lần nữa: "Hạnh phúc của một người đàn ông đến từ việc anh ta biết kiểm soát bản thân. Đùa giỡn với gia đình mình có thể không thành vấn đề khi bạn đang suôn sẻ, nhưng nếu bạn đang ở tận cùng đáy sâu của cuộc đời, khi mất đi gia đình, bạn sẽ thực sự chẳng còn gì nữa. Bạn phải nhớ kĩ câu này."
Xét theo lý mà nói, vào thời điểm đó, khó có thể hiểu được những điều ông ấy nói, nhưng không hiểu sao, nghe xong tôi lại hiểu được nó.
Cuộc hôn nhân của tôi và vợ tôi, có lẽ thuộc vào kiểu của Thẩm Tùng Văn. Chúng tôi yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng phải thừa nhận rằng chúng tôi đã không đủ hiểu nhau cho đến khi kết hôn. Theo quan điểm của vợ tôi, người bạn đời lý tưởng của cô ấy phải là người tích cực và yêu đời, không có quá nhiều suy nghĩ phiến diện, khỏe mạnh và thích chơi thể thao, làm một người đàng hoàng, giỏi duy trì mối quan hệ với người khác.
Nhưng đối với tôi thì hoàn toàn ngược lại. Tôi không chỉ âm trầm nhu nhược, thích suy nghĩ linh tinh và ghét chơi thể thao, mà còn ngưỡng mộ phong cách trí thức chua ngoa, hư hỏng, cố hết sức lẩn tránh các mối quan hệ giữa người với người. Vì vậy, trạng thái cuộc sống của chúng tôi là như thế này: Cảm xúc khiến chúng tôi háo hức muốn ôm nhau bất cứ lúc nào, nhưng nhiều khúc mắc về Tam quan (sự nghiệp, công tác, chính trị) khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Tôi đã từng có những suy nghĩ khá đáng tiếc, rằng có lẽ cả cuộc đời của chúng tôi sẽ đơn giản và cứ tẻ nhạt như vậy. Sau đó, tôi chọn đến Đan Mạch và trở thành giám đốc quản lý sản phẩm, trong khi vợ tôi chọn ở lại Thượng Hải để phát triển một mình. Do không thích hợp với thời tiết Đan Mạch, cũng như sự không thân thiện của một số đồng nghiệp và không hiểu rõ về thị trường toàn cầu, đã khiến tôi cảm thấy rất chán nản và suy sụp, thậm chí đến mức phải uống thuốc để duy trì tâm trạng. Vợ tôi lờ mờ nhận thấy điều gì đó lạ lùng, nhưng quãng đường xa hơn 6.000 km, chẳng lẽ có thể lấp đầy bằng một sợi cáp mạng ư? Tôi cứ nói rằng tôi không sao, nhưng thực ra trái tim tôi dường như muốn sụp đổ rồi.
Một ngày nọ, khi tôi dùng dao cạo râu cắt đi mái tóc chưa cắt trong sáu tháng, xới ra phía sau đầu của mình một mảng hói rộng 2 cm và dài 4 cm. Khi nói chuyện facetime với vợ tôi, cô ấy đột nhiên yêu cầu tôi quay đầu lại và để cô ấy xem. Sau khi tôi làm như vậy, cô ấy nghi ngờ tôi trúng phải triệu chứng tà ma quỷ quái gì đó, thế rồi cô ấy cứ vừa khóc vừa cười. Một tháng sau, cô ấy nghỉ việc và qua Đan Mạch để đi sống chung với tôi. Sau một thời gian dài, cô ấy nói với tôi lí do cô ấy đến Đan Mạch:
Bởi vì khi cô ấy nhìn thấy kiểu tóc của tôi, cô ấy đột nhiên cảm thấy rằng nếu cô ấy không đi cùng tôi nữa, có lẽ tôi sẽ chết, vì vậy cô ấy đã từ bỏ mọi thứ để đến Đan Mạch. Nước mắt tôi cứ thế tuôn rơi, trong lòng tràn ngập sự ấm áp chưa từng có. Chẳng bao lâu sau khi vợ tôi đến, cô ấy đã có thai, sau đó chúng tôi cùng nhau trải qua thời kỳ sinh đẻ của cô ấy. Vợ tôi sau khi sinh ra máu rất nhiều, trong khoảng mười lăm phút, lần đầu tiên tôi nhận ra nỗi day dứt khi mất cô ấy, cảm giác đó khó tả vô cùng, vì mỗi khi tôi bắt đầu nghĩ về hướng đó thì lại có một luồng điện làm tê liệt bộ não của tôi. Về sau tôi mới biết hiện tượng này được gọi là chống stress, lý do là sau khi đánh giá hệ thống thần kinh của mình, tôi cảm thấy mình không thể chấp nhận được kết cục như vậy nên buộc tôi không nghĩ đến nó. Lý do khiến tôi miễn cưỡng chấp nhận có lẽ là vì tình yêu sẽ mãnh liệt hơn khi mất đi, giống như việc Trương Triệu Hoà từ sau cái chết của Thẩm Tùng Văn, đột ngột phá vỡ những điều bí mật. Từ đây tôi cũng hiểu ra một sự thật:
Người dỗ dành bạn bằng những lời nói ngon ngọt cả ngày, có thể không thực sự yêu bạn, nhưng những lúc nguy cấp, đau thấu tim gan, người sẵn sàng bỏ hết tất cả để cứu bạn, đó mới là người yêu đủ tiêu chuẩn. Giá trị của hôn nhân đối với những người bình thường không khiến bạn hạnh phúc mỗi ngày, cũng không cho phép bạn trải nghiệm tình yêu và đam mê mọi lúc.
Nhiều lúc, hôn nhân thậm chí sẽ ngược lại, nó trói tay chân bạn bằng sợi tơ hồng, trói buộc rất nhiều cô ba, bà sáu không liên quan trên đời lại với nhau. Nó khiến bạn mệt mỏi và khiến bạn nghi ngờ ý nghĩa của tất cả những điều này. Nhưng nếu bạn đã trải nghiệm đủ nhiều, một ngày nào đó bạn sẽ hiểu: Giá trị đích thực của hôn nhân, bản chất của nó giờ là mặt tối của cuộc sống. Khi bạn cô đơn, có một người đến bên cạnh bạn, lắng nghe bạn nói, và ở bên bạn không chịu làm gì cả. Khi bạn trống rỗng, trong lòng bất chợt xuất hiện một ánh mắt, khiến bạn cảm thấy cần phải thay đổi điều gì đó. Khi bạn bị đánh gục nằm vật trên mặt đất, một cánh cửa vẫn mở cho bạn, những người bên trong sẽ không những không chỉ trích bạn mà còn cố gắng chữa lành vết thương và cảm thấy buồn về nỗi đau của bạn.
Tôi nhớ rằng trong bữa tiệc cưới của mình, ông chủ cũ người Nhật của tôi đã thực sự gửi một video chúc phúc từ Tokyo xa xôi. Có lẽ trước đây tôi chưa làm điều này bao giờ. Ông già trong video rất mất tự nhiên, ông chúc tôi một đám cưới vui vẻ bằng giọng điệu cứng nhắc và yêu cầu tôi đưa vợ đi Tokyo chơi trong thời gian tới. Có lẽ do tôi nghĩ video này quá tệ, và sau đó anh ấy đã gửi thêm một email, nhắc nhở tôi một lần nữa: Trong tất cả mọi thứ, gia đình là điều quan trọng nhất.
Gần 60 tuổi, ông ta từng ăn miếng trả miếng với Bill Gates trong cuộc đàm phán tập hợp kéo dài 72 giờ, nhận được khoản đầu tư thiên thần từ Tôn Chí Nghĩa và từng được một người giàu nhất Trung Quốc coi là cây rơm cứu mạng. Tuy nhiên, ông ta cảm thấy trong 60 năm kinh nghiệm sống, thứ xứng đáng nhất để truyền lại cho mình thực sự là 2 chữ gia đình.
Điều gì duy trì gia đình và hôn nhân?
Tôi nhớ đến lời cảnh báo của Thầy giáo trước kia:
“Mong rằng sau này các em hãy coi trọng hôn nhân, không cần phải đạt đến mức như Tiền Chung Thư và Dương Giáng, nhưng ít nhất phải học hỏi Thẩm Tùng Văn, nắm thật chặt 2 điểm mấu chốt của đạo đức và tình cảm. Cuộc đời của một con người là 7-80 năm, thực ra nó dài hơn những dự liệu toan tính của các em. Sống trong một khoảng thời gian dài như thế, mà không hề gặp bất kỳ biến cố nào, đó là điều không hề có. Cho nên, một cuộc tình hôn nhân có đạo đức và tình cảm, cũng giống như chiếc neo đã được cắm xuống đáy biển, khi đã có được nó rồi, sóng gió dù có lớn đến chừng nào đi chăng nữa, thì các em vẫn luôn luôn đứng vững và sẽ không bao giờ bị lật đổ. Bởi vì các em biết bản thân vẫn còn người mà mình muốn gặp, vẫn còn trách nhiệm mà mình phải hoàn thành. Sức mạnh của kiểu suy nghĩ này tương đương với niềm tin.”
Điều gì đã gây ra sự đổ vỡ trong hôn nhân gia đình?
Không kiểm soát kịp thời ham muốn của mình, thế rồi, tôi lại nhớ đến lời khuyên của ông chủ người Nhật:
"Hạnh phúc của một người đàn ông đến từ việc anh ta biết kiểm soát bản thân. Đùa giỡn với gia đình mình có thể không thành vấn đề khi bạn đang suôn sẻ, nhưng nếu bạn đang ở tận cùng đáy sâu của cuộc đời, khi mất đi gia đình, bạn sẽ thực sự chẳng còn gì nữa."
Tôi nghĩ câu này không chỉ áp dụng cho đàn ông, mà còn áp dụng với cả phụ nữ.
Không chỉ áp dụng cho trước khi kết hôn, mà còn áp dụng cho cả sau khi kết hôn.
_______________________
Nguồn:https://mp.weixin.qq.com/s/RY-ThbGwrQl6zqdeRKbrAw
3 notes · View notes
suckhoevatinhyeu · 4 years
Text
Xứ sở thần tiên có thực sự tồn tại? Nơi ấy có như những gì ta hình dung?
Tumblr media
Xứ sở thần tiên dường như là câu chuyện cổ tích không có thật nhưng ở trên thế giới vẫn có những người từng trải nghiệm cuộc sống nơi đây và kể lại khiến chúng ta luôn có cảm giác đầy hồ nghi.
Không ít trường hợp chúng ta được nghe về những câu chuyện kể về những người có lần ngủ mơ hoặc lúc bất tỉnh được mời lên trời chơi, thăm thú đó đây ở nơi đẹp như mơ ấy.
Chúng ta có một số hình dung vừa tin nửa ngờ về nơi chốn thần tiên là nơi không có khổ đau, bệnh tật và sự sống tồn tại vĩnh hằng…
Có khá nhiều cái tên được đặt ra khác nhau như Cõi tiên, Thiên Đàng, Nhà Trời,… đều để chỉ về nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp chỉ đủ khiến ta cảm thấy tò mò về nơi đấy như một nơi trong chuyện cổ tích, không có thật.
Nhất là thời hiện đại, do ảnh hưởng của thuyết vô Thần, nhiều người đã xem những gì mình nghe thấy nhưng là câu chuyện thần thoại do người xưa hư cấu nên. Vì thế, xử sở thần tiên ấy là thật hay là hư, nên tin hay không tin, vẫn tùy thuộc vào quan điểm và sự hiểu biết của mỗi người.
Cõi tiên trong góc nhìn Đức Phật
Theo quan điểm của Phật Giáp, nơi đó được xem là Tây Phương Cực lạc, đó là một vùng trong vũ trụ, một cõi bao la và lộng lẫy, chứa đựng sự sống linh động. Hầu hết chúng ta đều đã từng sống qua trong những giai đoạn giữa các kiếp luân hồi trước khi xuống cõi trần.
Nhưng khi là con người ở cõi trần, do thiếu sự phát triển và bị giới hạn bởi lớp áo xác thân, chúng ta không nhận thức được cõi trời cao siêu huy hoàng chung quanh chúng ta, nơi đây và ngay lúc này mà thôi.
”Đức Phật của chúng ta nói: Cách xa chúng ta vô số thế giới, có một nơi gọi là cực lạc quốc (Sukhavati).
Cõi này được bao quanh bởi bảy vòng rào, bảy lớp màn rộng lớn, bảy hàng cây báu chắn gió. Thánh địa này là nơi cư trú của các vị La Hán (Arhats), kế đến là các vị Bồ Tát (Bodhisattvas), và được quản trị bởi các Đấng Như Lai (Tathagatas).
Nó có bảy cái ao quý báu, nước của các ao đều trong như thủy tinh như nhau, nhưng có 7 đặc tính và phẩm chất khác nhau. Hỡi thiện tri thức, đó là cõi cực lạc (Devachan).
Có loài hoa thiêng Udambara mọc rễ sâu trong bóng tối ở mỗi cõi trần, và nở hoa cho những người nào đạt tới cõi này. Thật là hạnh phúc cho người nào được sinh ra trong cõi phúc lạc đó, họ đã bước qua cầu vàng và đến 7 ngọn núi vàng; không còn sự đau khổ, phiền muộn đến với họ trong chu kỳ này.”
Theo lời thuật lại của những người đã từng được dẫn tới nơi này, chúng ta có thể hình dung về cõi trời như sau:
– Tường thành của cõi này được cấu từ “Tiên linh chơn khí” được hội tụ từ các vị tiên đã gột rửa được phàm tánh. Lớp tiên khí này ngăn cản không có bất kỳ một chúng sanh nào trong tam giới có thể đi qua. Nếu cố tình đi qua, thì thân xác và hồn phách sẽ bị tan hoại, vĩnh viễn không thể tụ lại được nữa.
– Các vị tiên ở đây không còn bị nhục dục nam nữ ảnh hưởng nhưng họ vẫn ham thích vẻ đẹp bên ngoài như tiếng nhạc hay, khung cảnh đẹp đẽ, đồ ăn ngon,… vì vậy cho nên họ vẫn còn nghiệp.
– Còn những bậc thượng tiên thì tất cả đều đã chứng đến thánh quả. Tuy nơi đây không có vua, tất cả đều là ngang nhau cho dù pháp lực hay đạo hạnh có sự khác biệt. Tuy nhiên, những bậc thượng tiên là tôn sư của rất nhiều tiên chúng được nhận sự ngưỡng mộ và khi có vấn đề hệ trọng thì họ sẽ tham khảo ý kiến của bậc thượng tiên.
– Cõi trời này là nơi có nhiều ngoại cảnh xinh đẹp nhất trong tam giới, bởi mỗi ngoại cảnh được một tiên thiên tạo ra cho riêng mình.
– Chúng sanh trong cõi này được xem là bất tử, nhưng thực ra họ vẫn chết đi theo các vấn đề của nghiệp lực tạo tác bởi các nạn kiếp hoặc các biến nghiệp của Thiên Giới chứ không còn chết đi do thọ mạng vì họ vẫn còn sanh mạng, vẫn còn chưa đoạn diệt được luân hồi.
Thế giới bí ẩn ở không gian khác
Có khá nhiều câu chuyện khác nhau được mọi người kể về cơ hội được ghé thăm chốn thần tiên ấy mà không ai rõ và co thể đặt tên cụ thể cho nó. Nhưng điểm chung của những điều này đó là có sự khác biệt về thời gian không gian của vũ trụ, thời gian ở nhân gian và ở cõi Trời đó và chúng ta đang không phải trong cùng một không gian với họ.
Ông Kevin Turner từng miêu tả trong tác phẩm “Sky Shamans of Mongolia” của mình rằng 3 thế giới mà các pháp sư vùng Darkhad Mông Cổ thường nói đến không nằm trên trời, trên mặt đất hay dưới lòng đất của Trái Đất theo quan niệm đơn thuần của chúng ta mà chúng nằm trong một không gian bên ngoài thế giới ba chiều này.
Ta hay nói về cõi tiên đó như là nơi người có tâm hồn trong sạch, thánh thiện đến sau khi chết nhưng theo cách nhìn nhận của các mục sư thì đó là những vùng đất thần kỳ và mầu nhiệm.
Truyền thuyết Nhật Bản về chàng ngư dân có tên Urashima Taro của Nhật Bản đã đến thăm Long cung dưới đáy biển 3 ngày nhưng khi anh trở về nhà thì thấy đã 300 năm trôi qua.
Theo lời kể thì tùy theo chu kỳ của nơi có Long cung sẽ hiển hiện ra trạng thái khác nhau tương tự như như sự thay đổi trên Trái Đất theo mùa trong năm.
Ở Trung Quốc cũng có câu chuyện pháp sư tên Khoan Tịnh vô tình một lần ngồi Thiền đột nhiên ông được Quan Âm Bồ tát tiếp dẫn đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc tham quan.
Vị pháp sư này cảm giác mình lưu lại chốn này khoảng hơn 20 giờ đồng hồ, nhưng khi ông quay trở về nhân gian, đã thấy 6 năm trôi qua rồi.
Thần thoại Scotland và Ireland cho biết nơi đó có những ô cửa phép màu hoặc các vòng tròn đá tùy thuộc vào thời kỳ trong năm. Mỗi ô cửa phép màu được liên kết với một trường thời gian cụ thể.
Khái niệm thời gian ở xứ sở thần tiên
Khái niệm thời gian là sự khác biệt rõ ràng nhất ở nơi được xem là cõi thần tiên này so với Trái đất nơi chúng ta đang ở, thế mới có câu: “Một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”, chỉ ra sự sai khác của các thời không khác nhau trong vũ trụ bao la rộng lớn này.
Tùy theo các tín ngưỡng và văn hóa khác nhau, người ta sẽ có những giải thích khác nhau về thế giới bên ngoài không gian chúng ta đang sống.
Có một câu chuyện kể lại rằng, ở phía Tây Ireland có một hòn đảo mà ai sống ở đó cũng hạnh phúc, không bệnh tật và trẻ mãi không già. Tuy nhiên, nhiều người mong muốn đến nơi đây nhưng không phải ai cũng đủ may mắn thấy được nó.
Để tới được nơi ấy, con người ta phải vượt biển và băng qua những con sóng lớn, rồi cứ đi mãi cho đến khi hòn đảo nổi lên đón nhận họ. Có chàng Oisín – người bảo vệ nhà vua Ireland được xem là dũng cảm, gan dạ không ai bằng.
Một lần đi săn, chàng tình cờ bắt gặp và cảm mến ngay nàng Niamh xinh đẹp với mái tóc vàng óng ả cưỡi trên con ngựa trắng thần kỳ trong ánh hào quang rực rỡ.
Cô gái cưỡi ngựa tới gần và hỏi rằng, chàng có biết về người nào tên Oisín nổi tiếng hay không, vì cô muốn đưa Oisín đi cùng với mình tới xứ thần tiên. Oisín nghe thấy mừng thầm vì tò mò về chốn thần tiên mà cô kể nên anh đã đồng ý nhưng không quên là sẽ sớm trở về thăm cha của mình.
Cùng nàng cưỡi ngữa vượt biển khơi biển khơi, Oisín cuối cùng cũng được ở nơi vùng đất mà ai cũng vô cùng trẻ trung và xinh đẹp, hạnh phúc. Chàng còn bắt gặp một bà lão đang rất vui mừng vì mình đang trẻ hơn mỗi ngày từ khi bước chân lên đảo.
Ở lại một thời gian chàng nhớ cha và xứ sở Ireland nên muốn được về nhà, dù nhiều lần không được Niamh đồng ý. Nhưng vì thấy chàng hay buồn nên nàng đành để chàng được cưỡi con ngựa thần trắng về thăm gia đình.
Cô bắt anh hứa rằng Oisín không được chạm vào mặt đất nếu không sẽ không còn cơ hội trở lại nơi đây nữa.
Oisín trở về Ireland nhưng mọi thứ đã đổi thay, nơi ở cũ của anh toàn là cỏ dại mọc um tùm. Chàng đành quay trở về đảo hạnh phúc, trên đường đi, chàng gặp một vài người già đang cố gắng dọn một tảng đá ven đường.
Khi hỏi thăm, ảnh được nghe họ nói rằng vương quốc cũng như những người anh hỏi chỉ có trong truyền thuyết. Oisín trong một lúc quên lời hứa đã cúi xuống giúp họ đẩy tảng đá, và vô ý ngã khỏi con ngựa thần.
Ngay khi Oisín chạm phải mặt đất, chàng lập tức già đi 300 tuổi vì dù anh ở đảo thần tiên chưa được bao lâu nhưng ở Ireland, 300 năm đã trôi qua chỉ trong nháy mắt. Thời gian dường như không tồn tại ở xứ sở thiên đường, đúng như nàng Niamh đã cảnh báo chàng.
Có khá nhiều câu chuyện kể về xứ sở thần tiên như thế nhưng các tôn giáo đều nhấn mạnh rằng, chúng luôn tồn tại trong tâm của chính mỗi chúng ta vì đó là thế giới do chính chúng ta tạo ra, trong quyển La Religion Essentielle của Illan de Casa Fuerte có ghi lại:
“Trời ở trong mỗi người chúng ta chứ không ở ngoài chúng ta.’
“Trời ở trong con người.”
“Lên cùng Chúa là đi vào tâm khảm mình. Ai vào được tới tâm khảm mình, sẽ vượt kiếp người, và đạt tới Chúa”.
Tổng hợp!
3 notes · View notes
dinhthang · 4 years
Link
68. Trí nhớ
- Thưa đại đức, nếu mình nhớ lại được một việc làm từ lâu xưa, không biết là do gì? - Do trí nhớ, tâu đại vương . - Thế mà trẫm nghĩ, nhớ được là do tâm. - Nếu đại vương nghĩ là do tâm, vậy có việc gì trong quá khứ mà đại vương quên chăng? - Có rất nhiều chuyện đã quên. - Đã nhớ là do tâm mà sao lại quên? Hay khi làm những việc ấy, đại vương làm với vô tâm? - Không phải vậy, làm với hữu tâm. - Đã "có tâm" mà sao tâm lại không nhớ? Suy nghĩ một hồi, đức vua nói: - Hay là ký ức chăng? - Đúng thế, trí nhớ là do ký ức, ký ức chính là nơi ghi chép chuyện quá khứ giúp cho trí nhớ làm việc. Chức năng của trí nhớ là làm công việc nhớ lại các việc trong quá khứ; còn tâm có chức năng nhận thức, suy nghĩ, nhận biết, chụp bắt, gom thâu mà thôi, tâu đại vương! - Rõ ràng lắm rồi! * * *
69. Ai cũng có trí nhớ
Đức vua hỏi tiếp : - Trí nhớ này chỉ có đối với người trí thức, người có học, hay nó phổ cập cho mọi hạng người, kể cả người lao động chân tay? - Tất cả mọi người trên thế gian đều có trí nhớ cả. Có trí nhớ mới có thể học các môn học, tu tập các đề mục thiền định, học hỏi các công nghệ hoặc sống và làm việc trên đời này, tâu đại vương ! * * *
70. Có bao nhiêu loại trí nhớ
- Vậy có bao nhiêu loại trí nhớ, thưa đại đức? - Có tất cả mười bảy loại trí nhớ, tâu đại vương . - Xin cho nghe? - Vâng, xin đại vương hãy nghe: + Một là trí nhớ phi thường. + Hai là trí nhớ do cất đặt của cải, tài sản. + Ba là trí nhớ các ngày trọng đại hay hạnh phúc lớn. + Thứ tư, trí nhớ do kỷ niệm vui. + Thứ năm, trí nhớ do từng bị khổ đau. + Thứ sáu, trí nhớ do những hình ảnh quen thuộc. + Bảy là trí nhớ được tái hiện do mùi vị, âm thanh v.v... + Tám, trí nhớ do được nhắc lại. + Chín, trí nhớ do làm dấu, dấu hiệu. + Mười, trí nhớ do nhắc nhở nguyên nhân. + Mười một, trí nhớ do nhìn mặt chữ. + Mười hai, trí nhớ do ghi chép. + Mười ba, trí nhớ lâu xa do đắc túc mạng minh. + Mười bốn, trí nhớ do từ kinh sách, sử sách. + Mười lăm, trí nhớ do nhớ ý nghĩa. + Mười sáu, trí nhớ do huân tập, thói quen + Mười bảy, trí nhớ do nhờ học thuộc lòng. Đức vua hỏi tiếp: - Thế nào là trí nhớ phi thường? - Đây là loại trí nhớ của ngài Ànada, chỉ nghe Đức Thế Tôn thuyết một lần là có thể thuyết lại giống y như thế; như sao y nguyên văn các kệ ngôn, đoản ngôn, ví dụ, so sánh v.v... Lại còn nhớ lâu, không quên. Đây cũng là trí nhớ của cận sự nữ Khujjutarà, chỉ nghe Đức Đạo Sư thuyết một lần là thuyết lại được, tâu đại vương . - Thế nào là loại trí nhớ do cất đặt của cải tài sản? - Đây là loại trí nhớ của những người giàu có quen chu đáo, cẩn thận; họ chôn dấu, cất đặt tài sản, vật quý chỗ này chỗ kia, nhưng khi cần lấy để sử dụng, họ nhớ ngay, tâu đại vương! - Thế nào là trí nhớ bởi những ngày trọng đại, hạnh phúc lớn? - Ví dụ như đức vua nhớ ngày đăng quang của mình, người xuất gia nhớ ngày thọ đại giới, bậc thánh nhớ lại hạnh phúc đầu tiên khi đắc quả Tu-đà-hườn v.v... - Tức là những kỷ niệm trọng đại ở trong đời, bất kể xuất gia hay tại gia? - Đúng vậy. - Nó khác gì với loại trí nhớ thứ tư: tức là do kỷ niệm vui? - Loại thứ ba là kỷ niệm trọng đại, loại thứ tư là niềm vui bình thường với huynh đệ, gia đình, bè bạn; do gặp lại những niềm vui đã từng có trước đây mà nhớ lại. - Còn trí nhớ do từng bị đau khổ ? - Là những người từng bị đau khổ, lao lung, hoạn nạn trong khoảng đời nào đó đã hằn sâu trong tâm khảm, bây giờ dễ dàng nhớ lại mỗi lần hồi ức, hồi tưởng. - Thế nào là trí nhớ do hình ảnh quen thuộc? - Đây là do những người mình đã từng quen mặt như cha mẹ, anh em, nay thấy lại hình ảnh những người hao hao như vậy nên sực nhớ. Thảng hoặc là thấy nhà cửa, cây cối, súc vật tương tự, nó gợi lại hình ảnh quá khứ đã từng quen biết, tâu đại vương ! - Trẫm đã hiểu! Ví dụ như hồi còn nhỏ, ở quê, trẫm hay thấy loài ngựa cao thồ chở hàng, sang đây mỗi lần thấy ngựa chở hàng liền nhớ lại quê cũ, có phải thế không? - Đúng vậy. - Thế thì trí nhớ do tái hiện mùi vị, âm thanh? - Không những mùi vị, âm thanh mà cả màu sắc nữa, nói rộng ra là cả ngũ trần; nếu ta đã từng cảm xúc, thích thú từ quá khứ, nay gặp lại màu sắc ấy, mùi vị ấy, âm thanh ấy... thì cả một trời liên tưởng lại hiện ra mà phát sanh trí nhớ, tâu đại vương . - Vâng, còn trí nhớ được nhắc lại? - Dễ hiểu thôi, ví dụ một bài toán mà đại vương đã quên, sau đó nhờ người khác nhắc, đại vương làm được bài toán ấy... - Loại trí nhớ thứ chín, thưa đại đức? - Có những người buôn bán nhỏ, họ không biết chữ, biết viết nhưng họ lại làm dấu bằng son, bằng than nơi tường nhà. Nhờ làm dấu, họ biết rõ ai còn nợ bao nhiêu, ai đã trả bao nhiêu v.v... Ví dụ những tỷ kheo làm dấu trên y của mình, ví dụ những chủ trâu bò thường làm dấu nơi trâu, nơi bò của mình để khỏi lẫn lộn với đàn trâu bò khác, v.v... - Loại trí nhớ do nhắc nhở nguyên nhân là gì? - Đây là trường hợp những người có trí nhưng hay quên. Khi được nhắc nhở, không cần nhắc nhở toàn bộ sự việc, chỉ nhắc nhở nguyên nhân là họ có thể biết, tâu đại vương! - Cho xin nghe ví dụ. - Ví dụ, người kia cầm bó đuốc trên tay đi qua một xóm nhà lá, có người thấy vậy nói rằng: "Coi chừng bó đuốc trên tay kìa!". Chỉ cần nghe vậy là người kia sực nhớ rằng: "Ông A vì sơ ý nhen lửa mà làm cháy cả cánh đồng. Ông B vì đốt đèn sơ ý mà cháy nhà, cháy lan cả xóm v.v...". Đây là loại trí nhớ nhắc nhở nguyên nhân, tâu đại vương! - Còn trí nhớ do nhìn mặt chữ là vì viết hoài nên quen tay, quen mặt chữ, sau này chỉ nhìn mặt chữ là biết viết, biết luôn cả nghĩa của nó, phải thế chăng, đại đức? - Đúng vậy. - Trí nhớ do ghi chép là của người làm thư ký, làm sổ sách kế toán với những con số nhỏ, con số lớn. Nhờ ghi chép vào sổ sách cụ thể, rõ ràng mới nhớ được, phải không đại đức? Còn trí nhớ lâu xa do đắc túc mạng minh là thế nào? - Đây là trí nhớ do đắc túc mạng: nhớ được một kiếp, hai kiếp... cho đến trăm ngàn kiếp trước của mình, tâu đại vương! - Còn trí nhớ có từ kinh sách, sử sách là trí nhớ do đọc kinh sử của nhiều đời, nhiều thời đại trước viết lại, chép lại ở trong kinh sử ấy? - Đúng thế, tâu đại vương! - Còn trí nhớ do ý nghĩa? - Đây là loại trí nhớ của người thông minh, sáng láng, đọc kinh sách họ có thể quên hết câu, chữ mà chỉ nhớ ý nghĩa của câu, chữ ấy. Khi cần viết lại câu, chữ họ sẽ từ ý nghĩa ấy mà viết ra theo cách diễn đạt của mình. - Thế trí nhớ do huân tập, thói quen là gì? - Bất cứ môn học nào, dù trí thức hay chân tay, mà chúng ta học mãi, làm hoài; lâu nó sẽ huân tập thành thói quen - là loại trí nhớ này, tâu đại vương! - Vâng, còn trí nhớ do học thuộc lòng thì trẫm biết rồi. Vậy là có tất cả mười bảy loại trí nhớ! - Thật ra, nó còn nhiều loại nữa, tâu đại vương! Nhưng mười bảy loại trí nhớ này đủ để tóm thâu tất cả mọi loại trí nhớ trên đời này. - Trẫm hiểu rồi. Vậy là quá đầy đủ. Tri ân đại đức nhiều lắm. * * *
1 note · View note
cuonglightning · 6 years
Text
Ngân ơi, tui vào Sài Gòn rồi này....
Mãi mới có duyên với Sài Gòn. Đặt chân xuống Tân Sơn Nhất người mình nghĩ tới đầu tiên là Ngân và lời hứa của 8 năm thanh xuân về trước. Cứ đau đáu mãi từ ngày Ngân đi để rồi giờ ngửi mùi nắng vàng của thành phố này lòng lại tự hỏi "Chả biết Ngân nằm ở đâu giữa xa xôi mây trời kia..."
Quen nhau trên Ola, cách nhau nửa vòng trái đất, chơi với nhau gần 5 năm trời mà cái thời buổi công nghệ 2.0 tù túng hai đứa chả biết nổi mặt nhau, chỉ nhìn sơ sơ qua mấy tấm hình avt mờ mờ nhỏ tí ti chụp bằng cam 2mp của con 3110i cùi ghẻ ( của Ngân là 6300) chả rõ nổi mặt, ấy vầy mà hai đứa coi nhau như tri kỷ, chuyện gì cũng tâm sự, chuyện gì cũng đợi nhau tan học mà giải bày. Ngân kém mình 1 tuổi, nhà giàu lắm, bố làm bác sĩ, mẹ làm giảng viên đại học, được gia đình cho sang Mỹ du học từ năm 18 mà áp lực từ ba má nên chả bao giờ vui. Ngân kể mình nhiều chuyện, chuyện ba má ép Ngân học ra sao, chuyện ông anh rể nhà bác ý định sàm sỡ mình ntn, chuyện học bên tây áp lực mà người Việt ít khi đc tôn trọng vì da vàng, chuyện cậu bạn Ngân thích thường làm Ngân suy nghĩ hay câu chuyện tếu táo sau này về nước theo mình ra Hà Nội bán trà đá dạo làm giàu... Ngân ước được như mình, tự do tự tại thích cười khóc thoải mái mà ko phải e dè người khác... Ngân muốn được là chim để bay miết giữa những khoảng trời xanh, được là chính Ngân để thoả sức vờn với những ước mơ màu ngọc bích của mình...
Tumblr media
Một hôm Ngân nhắn cho mình
"Tui sắp về Việt Nam đấy, ước gì ông có thể vào Sài Gòn được"
"Đã học xong đâu mà về, hay bị đuổi học?"
Ngân nửa thật nửa đùa:
"Về cưới chồng... ba bắt cưới một người chưa một lần gặp mặt"
"Điên à?"
"Thật, ba bảo cưới thằng này thì ba lo cho việc làm, ba gửi tiền cho ăn học nốt, còn không thì tự mà lo.."
Đang chưa biết nói gì thì Ngân lại tiếp. "Ngày 18/10 vào ăn cưới tui nha?"
"Ê, ê bà tính cưới thằng đó thật hả? Bà có bị khùng không vậy? Lỡ may mặt nó như Bát Giới thì sao? Với lại còn tuổi trẻ, cuộc đời của bà nữa bộ bà tính để người khác sắp đặt thế hả?"
Ngân không nói gì chỉ để cái icon hình mặt cười :) rồi out hẳn.
Bẵng đi một thời gian cuộc sống cuốn mình vào công việc và những cuộc chơi mới, rồi những cuộc gặp mặt mới có đôi khi vô tình thực sự quên đi cô bạn nhỏ. Bữa đang ôm đàn ngêu ngao thì Ngân lại nhắn
"Này tui Ngân đây, ông rảnh không nói chuyện đi"
"Bà này kỳ, có bao giờ tui kêu bận khi bà nt đâu :))"
"Tui thấy bế tắc quá"
"Tắc chỗ nào để tui thông cho"
"Không đùa đâu, mọi ngã rẽ cuộc đời tôi đã đóng lại rồi..."
"Hâm, làm gì có đường cụt trong cuộc đời này, tự mà vẽ tương lai cho mình đi, cứ đi ắt có đường"
"Tôi biết nhưng cậu phải ở vị trí của tôi mới hiểu được"
"Cố lên :("
"Ông có thể vào Sài Gòn được không?"
"Bà biết tôi làm lương không được bao nhiêu mà"
"Tôi sợ sẽ không được gặp ông đó"
"Lại hâm, đang trẻ chán, nói vớ va vớ vẩn"
"Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ lại sau lưng hết, tôi sẽ đi một vòng quanh trái đất rồi tôi sẽ lên thiên đường"
"Lên thiên đường buồn bỏ mẹ, trên ý có mỗi mình, ra Hà Nội đi tôi chỉ cho lối thoát"
"Lối thoát gì?"
"Thì nó đấy, lối thoát cho những bế tắc bà đang gặp phải"
"Giờ tôi nghĩ nó không quan trọng nữa :)"
"Bà thật khó hiểu, yên tâm tôi sẽ vào Sài Gòn thăm bà, nhưng không phải giờ thôi, giờ chưa có điều kiện, bà ráng chờ tôi đấy"
"Umh, tôi chờ"
.......
Bữa là một chiều tháng 10, mình nằm cuộn mình trong cái vỏ chăn âm ẩm mùi mồ hôi, Sốt nhẹ, tự dưng thì sốt, mình cũng chả hiểu vì sao nữa có điều là nằm mê man đủ thứ chuyện, trong đó có cả lời hứa về Sài Gòn xa xôi với Ngân. Tối tỉnh dậy nghĩ lại những miên man nên lấy đt nhắn kêu Ngân
"Ngân Hâmmm"
Mãi sau một lúc lâu mới thấy trả lời
"Ai đây ạ?"
"Ơ, Ngân hâm, nay hỏi mắc cười quá, Cường đẹp trai đây"
"À, hóa ra bạn chị?"
"Đang nói gì vậy? Nay bạn cắn nhầm thuốc hả?"
"Ăn nói lịch sự nha, tui là em chị Ba, chị Ba đi rồi. Kỳ vậy bạn bè gì mà không biết?"
"Đi, đi đâu? À, nhớ rồi, hum rồi có nói với anh về vụ đi này, bộ gia đình không liên lạc được lun hả? Cái bà này cứ kỳ lạ vậy haizzz"
"Chị Ba có nói với anh sẽ đi hả? Chị mất rồi...đã được 4 ngày, cả nhà em ai cũng mệt mỏi chỉ có mình chị là không biết điều đó...chị ba vô tâm"
Thực sự nghĩ lại cảm xúc lúc ấy là cả
một sự bấn loạn, thảng thốt và nỗi ớn lạnh của một cơn đau... Có cả tỷ thứ để hỏi nhưng ko biết nói gì, mắt cứ tự nhoè đi dù đã cố kìm cảm xúc lắm...
"Chị em, cố ấy đi như thế nào? Có nhẹ nhàng không em?"
Mãi một lúc sau cô bé kia mới rep:
"Không anh, chắc phải đau lắm, em đã thấy chị rất lạ nhưng không nhận ra,đêm hôm đó chị còn đưa em đi mua quần áo, nói những chuyện khó hiểu..."
Mình ko dám nhắn gì nữa, và kể từ lúc đó mình đã luôn tự trách mình vì đã không đủ tinh tế để hiểu hàm ý về câu chuyện thiên đường của Ngân hôm nào... Nếu mình vào... có khi Ngân đã ko đi... Để rồi một thời gian rất dài sau đó chính bản thân mình vẫn day dứt và áy náy khi nghĩ về chuyện này....
Cả buổi chiều tối lượn lờ Sài Gòn nhìn đủ bao gương mặt người, qua bao góc phố, nhớ về một Sài Gòn của bà kể tui vẫn nghĩ rằng không biết bà nằm ở đâu... Thực sự 4 năm trôi qua từ khi nghe tin dữ tôi vẫn rất muốn thắp một nén nhang trên mộ phần của bà... Sau khi nhắn với tui rằng bà đã mất, ngày hôm sau tự dưng em gái Ngân nghĩ sao lại nhắn cho tôi rằng:
"Anh có phải người mà đã lợi dụng chị Ba trong xuốt khoảng thời gian qua không, anh là gã tồi, thằng khốn nạn, đừng để gia đình tôi tìm thấy anh, chị ba thật có mắt như mù, vì anh mà chị tôi chết đấy....
Mặc cho tôi có giải thích như thế nào thì nó vẫn khăng khăng tôi là gã khốn nào đó kia và chặn mọi liên lạc của tôi. Tôi đã hy vọng và van em của Ngân rằng tôi không biết gì về chuyện đo và xin hãy giữ liên lạc để ngày nào đó tôi và thắp cho bạn một câu chào. Thế rồi cũng chả được. Đôi khi tôi nghĩ chắc do duyện số hai đứa cả nghìn kiếp trước chưa đủ để chạm được mặt nhau. Đến cả lúc chết đi rồi cũng ko đủ duyên để chào nhau một lời tử tế. Có những điều bất công đến vô lý thật, nhưng con người nhỏ bé, tầm với tay chúng ta có hạn, ngoại trừ việc chấp nhận ra cũng chả biết làm gì hơn. Giữa Sài Thành xa hoa, dù bà có nằm ở đâu, cũng hy vọng bà đã đầu thai sang một kiếp nhân sinh mới vui tươi hơn. Có thể là cánh chim hay áng mây như bà vẫn hằng ước ao nhưng hãy vui thật nhiều để bù cho kiếp trần ngắn ngủi mà nhiều buồn đau vừa rồi... Và này, Ngân, nhớ tui không? Cường nè, tôi đã thực hiện lời hứa với bà với Sài Gòn rồi đây, chúc bà thật nhiều những an yên nhaaaa Hehe
64 notes · View notes
xindunghenuoc · 6 years
Quote
Triển chiêu - Chúc Thái Vân: Mộng uyên ương hồ điệp... Người ko phải cỏ cây, nên chẳng thể vô tình.” Triển Chiêu cũng là người, nên cũng ko thoát khỏi chữ “tình”. Và người con gái đầu tiên đã lay động trái tim chàng hộ vệ trung dũng của phủ Khai Phong chính là Chúc Thái Vân, kẻ vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân của mối oán thù giữa 2 nhà Liên, Chúc. Họ gặp nhau lần đầu khi Thái Vân dẫn người đánh cướp Huyết Vân Phan. Triển Chiêu trúng phải độc hương nằm gục trên mặt đất. Trong ánh lửa bập bùng, Thái Vân xuất hiện, lung linh huyền ảo, nửa như tiên tử, nửa tựa ma đầu. Triển Chiêu chới với vươn tay ra như một phản xạ theo bản năng. Và khi TV nắm lấy bàn tay chàng, có ai ngờ đó lại là sự khởi đầu cho bao nhiêu khổ đau và oan trái. Sau khi đặt vào miệng chàng viên thuốc giải, nàng bỏ đi nhưng ko kìm nổi một lần ngoảnh đầu lại đăm đăm nhìn chàng trai áo đỏ. Còn TC trước khi chìm vào cơn mê cũng đã kịp mang theo hình ảnh mảnh ngọc bội xanh biếc đung đưa trên cổ tay ngọc ngà của giai nhân. Và mảnh ngọc bội đó, như một tín vật lạ kì, cứ liên tục xuất hiện trong những lần tương kiến sau này. Khi thì gợi mối nghi ngờ, khi thì giải niềm thắc mắc, khi thì chứng cảnh sát nhân, khi thì hiện diện cứu người, mảnh ngọc ấy cứ như một sợi dây tơ hồng oan trái kéo TC và TV lại bên nhau. Từ nơi ngôi đình nhỏ trong một chiều mưa, ngọc bội ấy đã để họ tái ngộ, để TC ngỡ ngàng thốt lên “cô nương, ko ngờ còn có duyên gặp lại cô ở nơi này…” Cho đến tối hôm ấy tại phủ Khai Phong, xui chi cho TC chém rơi ngọc bội trên tay tên sát thủ để lòng chàng gợi lên bao nỗi âu lo ngờ vực. Nhưng rồi nơi Liên phủ, cũng chính là ngọc bội đã khiến chàng thở phào nhẹ nhõm “vậy cô ấy ko phải là hung thủ”. Suốt từ đầu đến cuối, TV luôn là người nắm thế chủ động và dẫn dắt TC lạc trong mê trận của những vụ án mạng đầy nghi vấn quanh Huyết Vân Phan, của những mối liên hệ đầy uẩn khúc giữa 2 nhà Liên, Chúc. Suốt từ đầu đến cuối, những bước đi của TC đều ko lọt khỏi sự tính toán của TV, và cứ như thế, nàng dễ dàng để chàng sập bẫy, giam lỏng chàng bên cạnh để nàng rảnh tay thực hiện độc kế trả thù. Cũng ko khỏi ngạc nhiên khi một TC tinh anh nhạy bén là thế mà ko nhận ra được thủ đoạn của TV ư? Chỉ là chàng quá tin vào cô tiểu thư TV yếu đuối ko biết võ công mà chàng đã gặp trong chiều mưa ngày ấy. Và khi tiếng nói của lý trí đã bị tình cảm lấn đi, chàng chỉ biết vui sướng và nhẹ nhõm lúc nhìn thấy mảnh ngọc trên tay TV để kết luận nàng ko phải là sát thủ mà ko cần nghĩ xem ngọc bội có thể làm giả được ko. Niềm tin ấy đã thắp lên ngọn nến trong lòng chàng Ngự tiền hộ vệ xưa nay chỉ biết truy lùng can phạm. Nhưng tạo hoá trêu ngươi, nên đã để Triển Chiêu nhìn thấy chân hung một sát thủ tàn độc đằng sau cái dung mạo diễm kiều kia. Trong ngôi nhà hoang ấy, khi cầm trên tay những gói thuốc độc mà TV đã cho ngày ngày cho chàng uống, TC tê tái thốt lên “nhưng tại sao cô ta lại làm vậy chứ? Cô ấy ko biết võ công mà.” Tội nghiệp TC, đến lúc này mà chàng còn trốn tránh sự thật sao? Đến Bao Công còn biết rằng người ko biết võ công muốn ngụy trang thành biết thì khó; còn người biết võ công mà muốn ngụy trang thành ko biết thì dễ. Lẽ nào TC ko biết? Ko được phủ Khai Phong quý trọng và cảm thông như Tuyết Mai, tâm địa của Thái Vân chỉ khiến người ta ghê sợ. Mà ko ghê sợ sao được khi nàng đã sát hại bao nhiêu sinh mạng vô tội chỉ để phục vụ mục đích trả thù? Ko ghê sợ sao được khi nàng dùng độc kế vu oan giá họa cho người cha nuôi nấng nàng suốt 7 năm trời? Tên nàng là Thái Vân-đám mây hồng. Nhưng số phận nàng ko hề mang màu hồng hạnh phúc. Cuộc đời nàng chỉ nhuốm trong màu mây máu, màu máu rực đỏ hận thù như tên gọi tấm phan kỳ Huyết Vân, một bảo vật- hay một lời nguyền đeo bám Chúc gia? Hận thù thiêu rụi lương tri, hận thù huỷ hoại hạnh phúc của một tình yêu mà lẽ ra Thái Vân sẽ có. Khi Thái Vân nói với em trai nàng “Liên Thái Vân chết đi thì nữ ma đầu ko cần xuất hiện nữa.”; cậu bé đã hỏi rằng “tại sao ko để nữ ma đầu chết đi còn Liên Thái Vân được sống?” thì Thái Vân trả lời “bởi vì ta ko muốn làm Liên Thái Vân.” Nàng đã chọn oán hận mà ko chọn thứ tha. Ta chê trách nàng nhưng ta cũng cảm thương và nuối tiếc cho nàng. Tuổi thơ nàng được đánh dấu bằng tan vỡ, mất mát và chia ly. Mẹ nàng bỏ đi để lại cho nàng nhận thức và cảm giác của một đứa trẻ bị ruồng bỏ. Còn nhớ Thái Vân đã đau khổ biết bao khi nhìn cậu bé Hạo Dân mà thổn thức “mẹ đã không muốn chị em con, nhưng mà mẹ muốn nó!” Sự ruồng bỏ đôi khi còn khó chịu hơn là cái chết. Mất mẹ, nàng dành tất cả yêu thương sùng kính cho cha. Vậy mà bỗng dưng cha nàng bị người ám hại, đứa em trai thất lạc phương nào. Bỗng chốc trở thành cô nhi ko nhà cửa. Hận cũ, thù mới tích tụ và gặm nhấm dần lương tâm của Thái Vân. Thế rồi nàng phát hiện Liên Côn là thủ phạm của tất cả bi kịch của gia đình nàng. Và nàng quyết ý trả thù. Nhưng con tạo trớ trêu. Nếu Tuyết Mai có thể mãn nguyện vì 2 kẻ nàng giết là để rửa mối hận cho cha; thì Thái Vân sau bao năm quyết chí phục thù, trả giá bằng hai bàn tay nhuốm đầy máu tươi và một tương lai bị chính mình vùi dập, lại phát hiện ra rằng mối thù mà nàng đeo đuổi và xem như mục đích sống chỉ là một mắc xích nhỏ nhoi trong vòng tròn ân oán bất phân của hai nhà Liên, Chúc. Rốt cục thì ai đúng ai sai, lỗi tại ai đây? Tại cha nàng cướp đoạt mẹ nàng từ tay Liên Côn hay tại mẹ nàng bất tuân phụ đạo bỏ nhà ra đi? Tại Liên Côn mưu hại cha nàng hay tại cha nàng đã ép mẹ nàng vào chỗ chết? Thái Vân ko thể trả lời, và có lẽ cũng chẳng ai trả lời được. Nàng đã đi theo con đường ấy, đến tận cùng, đến ko thể hồi đầu, trả giá bằng tất cả, để rồi biết đó chỉ là một con số không. Nụ cười chua chát thoáng hiện trên môi Thái Vân, lý trí nàng sụp đổ, và tim nàng ắt đang rỉ máu. Còn nỗi đau nào hơn thế nữa? Bao Công đã từng nói “đời người như ván cờ”, và luật chơi là thế, “hạ thủ bất hoàn”. Đôi khi đi sai một nước có thể thua cả một bàn. Cục thế đã vậy, TC chỉ đành gặp lại TV trong ngục tối. Chiếc dù trúc xinh xắn nàng trao chàng ngày nào tương ngộ giờ đây trở thành một kỉ vật bẽ bàng và tê tái khi chàng trao nó lại cho nàng qua song cửa buồng giam. Cũng là lần duy nhất TC thực sự nắm tay một người con gái. Ánh mắt họ nhìn nhau và TC chỉ nói được vẻn vẹn tám chữ: “Thái Vân cô nương, tôi đã nợ cô…” Đến lúc này, TC vẫn gọi nàng là “cô nương”. Có lẽ tự thâm tâm chàng rất muốn gọi nàng hai tiếng “Thái Vân” trìu mến nhưng lí trí đã ngăn chàng bước tới. Mà bước để làm gì khi câu chuyện đã ko thể vãn hồi, khi đã sắp vĩnh viễn chia ly? Thêm một bước chỉ là rối thêm lưới tơ tình, càng ko đành dứt bỏ, càng thêm vướng bận bước chân người ra đi, và càng thêm đau lòng kẻ ở lại. “Tôi đã nợ cô…” chỉ bốn tiếng thôi nhưng đau lòng biết mấy. “Vấn thế gian tình thị hà vật?” Hỡi ôi, thế gian này có món nợ nào khó trả như nợ ân tình cơ chứ. Nợ tài vật, nợ công danh, hay cả nợ sinh mạng, đều có thể kiếp này trả dứt. Còn món nợ ân tình, dẫu có là võ lâm chí tôn, nhất đại anh hùng hay thiên hạ chi chủ thì cũng chỉ đành hẹn lại kiếp sau. A Tử móc đôi mắt ném lại là có thể trả hết ân tình của Du Thản Chi sao? Đôi tròng mắt đẫm máu có thể làm tan đi tiếng gào thê lương tuyệt vọng giữa Nhạn Môn quan tà dương gió lạnh sao? “Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.” Giọt nước mắt Mỵ Nương có thể làm chén ngọc tan ra thành máu nhưng chẳng thể nào khiến trái tim Trương Chi trở lại nguyên vẹn như xưa. Và những món nợ ân tình, những tâm sự bi thương của khách tình si mãi mãi vẫn còn đó, lửng lơ vô biến bất diệt giữa muôn trùng thế sự nhân gian… …Khóc cho một tình yêu, tiếc cho một kiếp người. Triển Chiêu và Thái Vân, từ tương ngộ cho đến tương tri nhưng chẳng thể trở thành tương hứa. Triển Chiêu và Thái Vân, hữu duyên mà vô phận, lạc hoa dù hữu ý, lưu thủy không vô tình nhưng vẫn phải trôi đi. “Không cầu đời đời kiếp kiếp, không mong sớm sớm chiều chiều. Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian.” Ứớc muốn tưởng chừng giản đơn ấy đối với Triển Chiêu lại mãi là ảo vọng. Nếu Triển Chiêu chỉ là Nam Hiệp, có lẽ chàng có thể nắm tay Thái Vân phiêu bạt thiên nhai để nàng rũ bỏ quá khứ đầy lỗi lầm và thù hận. Nhưng Triển Chiêu ko chỉ là Nam Hiệp, chàng còn là Tứ phẩm hộ vệ của phủ Khai Phong, nên chàng chỉ có thể nắm tay nàng qua song cửa tử ngục lạnh lùng và tăm tối… 10 năm… giấc mộng uyên ương hồ điệp không thành ấy, vẫn nhức nhối trong tim, nỗi đau không nhòa theo thời gian, mà chỉ càng đậm sâu cùng năm tháng. Chuyện tình ngang trái của chàng nam hiệp và người con gái đó, liệu ai đã chứng kiến qua lại có thể dễ dàng quên… Lửa và máu đỏ tươi rực rỡ, xóa nhòa đi màu xanh của trúc diệp. Hận thù muôn trượng che lấp mất tình yêu. Một tấm Huyết vân phan, trăm kẻ hóa vong hồn. Một đoạn tình duyên, hại nàng vong mạng, hại chàng thành kẻ vô tình. Trong đêm tối, tĩnh lặng khôn cùng, giọng ca của người con trai cất lên nhẹ nhàng, mang theo cái lãng mạn khôn cùng của chuyện ái ân tình luyến. “Ta không mong được đời đời kiếp kiếp Không mong được sớm tối bên nhau Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian…” Chỉ là mộng ước giản đơn dung dị, sao mong mãi chẳng thành. Chỉ là yêu nhau thôi mà, sao lại khó khăn đến thế? Hận thù là chi? Tình ái là chi? Thế gian có tình lại có hận, có hoan nhạc lại có sầu bi. Để con người cứ mãi đắm chìm trong vực sâu vạn trượng. Trăm năm day dứt chỉ bởi một chữ tình. Chuyện tình ái thế nhân tự cổ chí kim, mấy ai lại thoát được nỗi đau khắc cốt ghi tâm ẩn dấu sau những hoan nhạc tận cùng của tình yêu. Ai mang tình ái đến làm chi? Để nàng mang ảo vọng, chân tình ấy, đến phút cuối cùng chỉ còn lại đau đớn bẽ bàng. Lựa chọn hận thù, trên tay nàng chỉ có máu. Đến cuối cuộc đời, chỉ ước mong “máu của muội được chảy trong trái tim huynh.” “Nàng và ta xa xôi cách trở Sự đời lặng lẽ đổi thay Trải qua muôn sông ngàn núi Liệu lòng ta còn mãi bên nhau…?” Đại hiệp thì sao, Ngự tiền thị vệ thì sao, ngay cả người con gái mình yêu, cũng chẳng thể bảo toàn. “Người ko phải cỏ cây, nên chẳng thể vô tình.” Tương ngộ, tương tri, bất khả tương hứa. Đời này, kiếp này, chỉ có thể nợ nàng một mối ân tình. Dấn thêm một bước vào lưới tình trăm mối, chỉ làm tâm can thêm đau xót. Kẻ ra đi không đành dứt bỏ, người ở lại chỉ biết rơi lệ khóc thương. “Thử tình khã đãi thành truy ức Chích thị đương thì dĩ võng nhiên.” Uyên ương hồ điệp mộng. Ta nắm tay nàng phiêu bạt nhân gian. Chỉ còn là ảo ảnh nhạt nhòa. Khói sương tan tác. Như hoa trong kính, trăng in bóng nước. Một đoạn nhân duyên, như dây đàn đứt. Lạc hoa hữu ý, lưu thủy hữu tình. Nhưng dẫu cánh hoa có nát tan cùng bọt sóng thì nước vẫn lặng lẽ trôi. Khách tình si ôm mãi đó mối nợ tình vương vấn, hẹn kiếp lai sinh sẽ trả lại cho nàng. “Giờ này đèn bên song đã tắt, Chỉ có trái tim ta nhẹ nhàng soi sáng dung nhan nàng. … Nàng và ta giờ xa xôi cách trở, sự đời lặng lẽ thay đổi, đổi thay. Trải qua muôn sông ngàn núi, liệu lòng ta có còn mãi bên nhau Ta không mong đời đời, kiếp kiếp. Ta không mong sớm tối, chiều chiều bên nhau. Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng… … đi giữa chốn nhân gian…”
page Triển Chiêu
34 notes · View notes
andreyphanlove · 2 years
Text
Tâm thành ứng điển vô vi, Thầy truyền mẹ dạy bài thi Long Tòa, Ai ơi, cố gắng lần dò, Cùng nhau tiến bước lên đò tiên ban. Điển vô vi dạy truyền cặn kẽ, Hỡi linh tàn lặng lẽ nghiệm suy, Ngày ngày trao luyện trường thi, Long hoa đại hội khắc ghi tên vàng. Màn 3 khổ phù sinh tan tát, khổ này muôn vạn con ôi, ức niên khó gặp cao ngôi Ngọc Tòa, thương con trẻ dặn dò phút cuối, con rán lo trọn quả muối dưa, cảnh bồng lai tiếp dẫn cho con, để mai mốt nọ không còn, tử linh vạn ức mỏi mòn nghiệp duyên, buổi càn khôn âm dương tạo hóa, kỳ hạ ngươn ân xá rõ ràng, tam kỳ phổ độ mở mang, để chung linh tử tiếp đàn hồn thiên, quay trở lại zậy thời quê cũ, chúng con mắc nạn trần gian, để sầu muôn tuổi ngậm cam lỡ làn, thương con trẻ chứa chan tình đạo, bởi vì con mới dạo bút nghiêng, Linh Tiêu gặp điện diệu huyền, hiển khai linh điển độ miền trần gian, con tiếp huệ khai căn chơn lý, để cùng chung diệu lý của Thầy, đường nào về đến rồng mây, đường nào sa đọa hội này con tu, rán đi con phù du u tối, lời Thầy ban để trẻ học hành, mỗi con mỗi đứa đươm cành, ngày sau đắc quả rõ rành Thiên Ban, tàn kinh các mở mang trí tuệ, cảnh ngọc lầu khai mờ chứng tri, ban khai cho trẻ kỳ thi, gắn công xây dựng hành y chớ phiền, ngày hôm nay bút nghiêng chiếu lịnh, chốn Ngọc Đình Diêu đài Thầy đợi, để chúng con không trễ kỳ 3, Long Hoa Đại hội trần giang, Long Vân chấm bút khai ân trọn phần, Hội Rồng Mây tiếp gần linh tử, con mỗi đứa mỗi chữ đạo hiền, Hội này nếu trễ không yên, chúng con còn nợ còn phiền tấm thân, giờ ngươn chót như gà lạc mẹ, khổ đau sầu các trẻ chắc chiêu, màn 3 đã dạy thiên điều, cho con học đặng mĩ miều dồi trao, kiếp người giả tạm tấm thân, con ơi cố gắn giữ cần lời khuyên, bút nghiêng cảnh Ngọc Kinh chiếu điển, cùng Linh Tiêu tiếp điển hồn căn, để cho linh tử phúc phần, để ngày mai chấm lịnh thi chơn phản hồi. https://youtu.be/Cqwl8-4ZFEQ
0 notes
chamlasotuvi · 3 years
Text
Xem Tử Vi chuyên sâu nam mệnh Giáp Ngọ 2014
Xem Tử Vi chuyên sâu
Lê Vinh Quang, Dương Nam
Ngày sinh: 10g30 phút sáng 31 tháng 07 năm 2014 (DL)
Tức ngày: 05 tháng 07 năm 2014 (AL)
Giờ Đinh Tỵ, ngày Quý Mão, tháng Nhâm Thân, năm Giáp Ngọ
Âm Dương nghịch lí, mệnh Sa trung Kim, HỎa Lục Cục, Cục khắc Mệnh
Cung Mệnh biểu trưng cho vận mệnh của đương số. Mệnh Thiên Phủ đơn thủ ở Mão. Kình Dương, Phúc Đức, Thiên Hỉ, Đào Hoa, Mộc Dục. Mệnh cách Tướng Phủ triều viên. Thiên Không, Đào Hoa, Đại Hao tam hợp, thân cư Thê thiếp: Tử Vi, Phá Quân, Hóa Quyền, Đà La.
Thiên Phủ trong cung Chấn, đất Mộc Dục, cư cung âm Mộc. Thiên Phủ dương Thổ là nhà đệ, phủ đệ. Nam mệnh tính vốn thận trọng, khôn ngoan, cầu toàn. Trong gia đình là trụ cột tài chính. Mệnh cách Tướng Phủ triều viên. Bản thân có lúc tự thu mình vào, tạo ra những tách biệt với những người xung quanh. Mệnh có Đào Hoa, Thiên Hỉ, Kình Dương, trong tam hợp Tướng Phủ là người có nội lực. Ngoại hình tuấn tú, dáng điệu khoan thai, thân hình cao. Là người chủ về sự thành danh, văn võ kiện toàn. Thêm cách cục Tướng Phủ triều viên, nên là người có tư chất và tố chất thông minh, lanh lợi. Sống hào sảng và quả cảm. Tố chất thể hiện rất sớm, sau này thi cử và công danh và khoa bảng cũng đặng đỗ đạt. Trong tương quan Mệnh – Cục trải qua nhiều thách thức. Bản thân phải nỗ lực phần nhiều. Lực Sĩ, Thiên Hỉ thái độ lạc quan, cố gắng, nhưng có lúc phải gồng mình. Song cũng đặng thành nhân, có danh với núi sông Tuy nhiên, cũng cần cẩn trọng trong hành động và phát ngôn của mình. Chú ý vấn đề tai ách, hình thương, các tật mắt, xảy ngã sông nước. Bản thân dám nghĩ, dám làm dám đương đầu và thử thách bản thân. Thiên Phủ vốn chủ về khả năng tích lũy, tích tiểu thành đại. Người coi trọng đời sống hôn hân và gia đình. Nội lực Tử Phá nên cần quyết tâm đến cùng mới có thành tựu trong sự nghiệp. Đương số nên đi xa gia đình, thân và tâm gặp phải sự giằng xé lớn. Nên chuyên tâm cho sự phát triển sự nghiệp, lấy đó làm đồng lực trong cuộc sống thì những khía cạnh khác cũng đặng ổn an.
Cung Huynh Đệ chủ về mối quan hệ của đương số với anh chị em trong nhà. Cung vô chính diệu, cung Dần. Nên đương số không có nhiều anh chị em. Mỗi người có một chí hướng khác nhau, song đó cũng là những xung đột gây nên chuyện hung họa mà những người này phải đối diện. Có người hiển đạt, thành danh, song không có sự nhờ cậy những lúc tai vận và hoạn nạn. Bản thân đã quen sự tự lập từ trước. Bạch Hổ, Thiên Giải, cũng chỉ thái độ tự đương đầu, tự nỗ lực dù khó khăn. Nên ở xa anh chị em trong gia đình để hạn chế những mâu thuẫn mới nảy sinh. Cự Nhật trong tam hợp, nên bản thân giữ được hòa khí với huynh đệ và anh chị em. Song bản thân cũng sinh xuất và hoa tổn nhiều tâm lực, sức lực và tài lực giúp đỡ những người này khi gặp những chuyện tai vận.
Cung Phụ Mẫu biểu trưng cho mối quan hệ của đương số với song thân, thọ yểu, sang hèn của các ngài,… Thái Âm đơn thủ cung THìn, gặp Tuần, Hữu Bật, Địa Kiếp, Quả Tú trong đất Quan Đới. Hai thân trải qua nhiều vất và thăng trầm. Gặp Tuần trung, đó như là những may mắn của đương số khi có cha mẹ hậu thuẫn và giúp đỡ tuổi nhỏ. Song dần già phát sinh nhiều chuyện hung họa và mâu thuẫn nội tại của đương số với một trong hai thân trong gia đình. Địa Không, Quả Tú, Mã Tang,… chủ về chuyện thị phi, xung khắc khẩu diễn ra thường hằng trong mối quan hệ cùa đương số và hai thân. Đương số không hợp tính phụ thân hơn. Có sự giúp đỡ, chỉ dẫn, uốn nắn của cha mẹ, song nên tách sớm cha mẹ để có nhiều cơ hội thành công hơn.
Cung Phúc Đức chủ về họ hàng và dòng tộc, tổ tiên, ông bà. Liêm Trinh, Tham Lang cư Tỵ. Tuần Trung, Hóa Lộc, Tiểu Hao, PHá Toái, Đẩu Quân, Văn Xương,… Trong họ nhiều người khá giả, có hồng phước để lại cho thế hệ sau này. Ông bà và tổ tiên cũng đặng có cuộc sống an yên, nền nếp trong gia đình và họ hàng được giữ gìn. Khó khăn được nhờ cậy tài chính khi cần. Trưởng thành nhiều lo toan, lưu tâm và trách nhiệm với họ hàng, người thân. . Ngoài ra, cũng không khỏi những tai ách , chuyện thị phi. Lối giao tiếp khôn ngoan trong quan hệ họ hàng. Do vậy, những hao tổn, bỏ công , giúp sức trong việc họ hàng để duy trì hòa khí, làm tròn đạo hiếu với tổ tiên. Đương số người vất vả việc họ hàng. Phải tính toán, chi li, cân đối nhiều mặt mới đặng giữ được hồng phúc cho con cháu mai sau.
Cung Phu Thê chủ về đường tình duyên và hôn nhân, mối quan hệ của đương số và thê tử. Tử Vi, Phá Quân đồng cung Sửu. Khôi, Quyền, Đà La, Dưỡng. Đương số sống nặng tình, chu toàn bổn phận trong gia đình. Chuyện tình cảm nhiều rối ren. Phu thê bình quyền trong gia đình, cũng là nét sắc diện, ngoại hình thanh tao, thông minh của những người này. Thê tử nhiều tâm cơ, cũng là người chỉ dẫn, can gián cho đương số. Song hôn nhân khó giữ đặng lâu bền, bản thân lập thành gia thất muộn thì hơn. Ngoài ra, cũng không nên làm thủ tục giấy tờ pháp lí ràng buộc trong hôn nhân mới tạo ra yếu tố ổn định chuyện gia đình. Tính khí thê tử nhiều phần thích kiểm soát. Gặp Thiên Khôi có người hỗ trợ, ông tơ bà nguyệt và nên để tâm nhiều hơn các mối quan hệ người thân, bạn bè giới thiệu thuận bề hôn nhân sau này.
Quẻ THIÊN PHONG CẤU
Cung Tử Tức biểu trưng cho con cái, mối quan hệ của đương số và con trẻ. Thiên Cơ đơn thủ cung Tí. Bát Tọa, KHốc Hư, Phục Binh, Thai,…con trẻ có quý nhân nâng đỡ và hỗ trợ, song tuổi nhỏ khó nuôi. Dễ phát sinh con nhiều đường con cái trong gia đạo. Xung khắc khẩu với con cái, mà còn là hao tổn về mặt tài lộc có được trong cửa tiền. Tiền tài, vật chất nên đầu tư và hỗ trợ đúng cách cho con cái, trong việc học hành – giáo dục cũng như lập thân lập nghiệp lúc con trẻ trong giai đoạn phát triển, trưởng thành. Uốn nắn con cái nghiêm khắc, có tiển đề học tập, phương trưởng trong cuộc sống sau này. Chậm đường con cái, có thể nhận nuôi, chăm sóc và hỗ trợ một phần về tài chính, tiền bạc. Không nhất thiết mang về nhà tận tay chăm sóc cũng tạo thành hồng phước cho con trẻ ruột thịt của mình.
Cung Tài Bạch tượng trưng cho tiền tài, khả năng tài chính. Cung vô Chính diệu, cư Hợi. NGộ Đại Hao, Nguyệt Đức, Kiếp Sát, Tuyệt. Tiền bạc lỗ hàn ra lỗ hổng. Tiền tài khó có cơ hội làm ăn lớn. Nhiều tổn thất thường hằng. Bản thân rộng lượng, nhưng dễ vung tay quá trán, hao tổn nhiều tâm sức, mưu toan tiền tài. Không có chính tinh chủ quản, nên lưu tâm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Nhiều lĩnh vực cũng đặng tinh anh, tháo vát. Ngoài ra, họa vận và biến cố gặp phải, nhiều hao tổn về tâm lực, tài lực. Của đi thay người mới qua được họa vận. Nguồn thu nhập đa dạng và phong phú trong nhiều lĩnh vực. Nhất thiết, phù hợp nhất nên lưu tâm trong các lĩnh vực về đầu tư trong giáo dục và y tế, nhà đất có được cơ hội tích lũy phòng thân lớn. Có quý nhân nhân đỡ, cùng đồng hành kể cả những lúc khó khăn nhất. Những họa vận tiềm tàng, họa vô đơn trí. Nhị hợp Huynh đệ, nên cẩn trọng nhiều chuyện trong gia đình, vui bằng hữu mà mất mát tài lộc. Trong chuyện làm ăn sòng phẳng, dám nghĩ, dám làm. Dần dần trưởng thành trong chuyện làm ăn. Công chuyện làm ăn cần hợp tác với những người có quyền biến mới đặng lâu bền. Đứng ra quản lí, không nên làm chủ thì đặng hanh thông tài lộc. Ngoài ra, hùm vốn làm ăn chung trong thời gian ngắn tránh khẩu thiệt thị phi..
Xem thêm: Kiếm Phong Kim
Cung Tật Ách chủ về vấn đề sức khỏe, những họa hiểm ập đến trong cuộc sống của đương số. Thái Dương đơn thủ cung Tuất. Hóa Kị, Linh Tinh, Long Trì, Bệnh Phù, Mộ. Đa phần họa bệnh, tai ách ảnh hưởng nhiều đến thanh danh, uy danh và địa vị xã hội. Các bệnh về khí huyết, nóng trọng. Hóa Kị, Linh Tinh lưu tâm hệ thần kinh. Các vấn đề về tâm sinh lí diễn tiến phúc tạp theo thời gian. Hay những áp lực cuộc sống làm nhiều điều hao tâm. Tự mình đứng lên sau những bệnh ách và tai tật. Bệnh họa trong người gặp được quý nhân nâng đỡ mà vượt qua. Cẩn thận tiểu nhân phản trác, những khó khăn thường hằng run rủi và lớp lang chồng lên nhau. Cự Nhật trong người có mụn nhọt, chuyện thị phi khẩu thiệt. CHú ý vấn đề răng miệng, họng. Ngoài ra, đương số bình tĩnh đối diện và tìm cách tháo gỡ những khó khăn gặp phải, họa ách cũng giảm nhẹ một phần nào, song hành cùng với đó là tiền tài tổn hại. Song cũng đặng vượt qua sóng gió. Cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, cẩn trọng trong lời nói, phát ngôn và hành động để hạn chế họa vô đơn trí.
Cung Thiên Di biểu trưng cho những chuyện khi ra khỏi nhà. Vũ Khúc, Thất Sát đồng cung Dậu. Văn Khúc, Hóa Khoa, Triệt, Tử, Lưu Hà. Thái độ quyết đoán, mạnh dạn, hành động rõ mĩ, cái đẹp. Chủ về đi xa có lợi cho chuyện tình cảm là chính. Cơ hộ phát triển sự nghiệp ổn định hơn. Học hỏi được nhiều điều. Đương số hiểu chuyện, nắm bắt tình thế. Hành động quyết liệt. Tiền bạc, cơ hội dần ổn định hơn. Phát triển sự nghiệp độc lập. Ngộ Triệt nên một vài lần gặp chuyện hung họa, đặc biệt là xảy ngã chân tay. Chuyện hình thương diễn ra thường hằn. Hao chủ về tổn hại và mất mát về tiền tài. Trong ddaatss Tử nên thận trọng chuyện tai ương, không nên xuất hành thường xuyên để tránh họa hại thân. Có được cảm giác nhàn nhã thư thả và thoải mái ở Hồng Loan, Thiên PHúc, Thiếu Âm cũng là may mắn nhỏ có được. Nhìn chung có việc bứt thiết và quan trọng mới nên xuất hành khỏi nhà. Những bước đi ban đầu khó khăn, tuy vậy thành công cuối con đường. Ngoài ra, là người lí trí đặt lên hàng đầu trong nhiều tương quan ngoài môi trường thiên di, có thành quả tích lũy ổn định.
Cung Nô Bộc chủ về bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, người làm, kẻ ở,… Thiên Đồng, Thiên Lương đồng cung Thân, gặp Triệt, Thiên Mã, Cô Thần, Phi Liêm, Tang Môn. Đồng Lương bằng hữu nhiều. Đương số giỏi giao tiếp, đặc biệt trong các quan hệ xã hội hanh thông. Hợp tác làm ăn, kinh doanh hay hùm vốn có cơ hội gia tăng cơ hội đạt được mục đích mình mong muốn. Thiếu tính kết nối bền chặt và thân tình với những người này, tri kỉ số ít, chẳng mấy ai. Bản thân có phần khép mình về mặt cảm xúc cá nhân. Khó có người hợp tính, đủ tin cậy nói lên tâm trạng mình. Hợp tác, cùng hội cùng phường có chung mục đích thì sớm thành công. Bản thân cũng có quân sư và những người soi đường chỉ bước Mã Khốc Khách, Tang Môn trong đất Triệt. Ít nhất một lần gặp biến cố, khó khăn, bạn bè lừa gạt ở Triệt. Cơ Nguyệt Đồng Lương tam hợp, là người đủ bản lĩnh để gạn đục khơi trong. Nhìn chung, chỉ nên cộng tác trong chuyện làm ăn khi cần thiết. Chính sự cạnh tranh và cọ xát với những người này bản thân dần trưởng thành hơn trong cuộc sống. Với người dưới quyền, đương số hỗ trợ họ phần nhiều, lòng tốt giúp người ngoài nhưng cẩn trọng một lần tiền mất tật mang.
Tử Vi trọn đời Đinh Mão
Cung Quan Lộc chủ về đường công danh và sự nghiệp. Thiên Tướng đơn thủ cung Mùi. Thiên Việt, Thiên Không, Riêu Y, Thiên Thọ Phong Cáo, Tấu Thư – Đường Phù, Thiếu Dương. Người có uy tín, uy danh. Giỏi các ngành nghề liên quan trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, quản lí, y tế, giáo dục. Tháo vát, quyết đoán và chủ động sự nghiệp bản mệnh. Đặc biệt, tinh tế, khả năng thấu cảm tốt. Cách thức giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Quan lộ được như xứng toại. Chuyên tâm phát triển bản thân trong mảng chủ quản về giấy tờ, ngân sách,… Một lần gặp họa vận lớn trên đường của quan. Đặc biệt là thời gian tiền vận, không ít những chuyện hung họa ảnh hưởng đến đường tiến thân. Thiếu Dương, Thiên Quan, Thiên Thọ như sự nỗ lực cố gắng và may mắn từ tốn tháo gỡ những khó khăn. Đương số mang tinh thần của người có sự tinh tế, tử tế và thông thái. Nhất là việc thương thảo, đàm phán trong những mối quan hệ với những người đồng nghiệp. Sự nghiệp, công việc theo chiều hướng tích cực, từ từ ổn định và phát triển. Song khi gặp chuyện hung họa, những chuyện nhỏ cũng thành ra lớn chuyện. Khôn khéo trong các mối quan hệ xã hội, duy trì và phát triển sự nghiệp thành công.
Cung Điền Trạchchủ về nhà cửa và đất đai. Cự Môn đơn thủ cung Ngọ. Địa Không, Hỏa Tinh, Thái Tuế trong đất Đế Vượng. Nhà đất rộng, điền sản nhiều. Cơ hội tích lũy nhà đất, điền sản lớn. Trao đổi, mua bán hanh thông. Cự Môn âm Thủy, hình tượng nơi giao thương, buôn bán. Nhà đất ần nơi nhộn nhịp, chợ, cảng, khu vực đông dân cư. Lưu ý, trộm cắp, chuyện xảy ngã diễn ra liên tục. Nhà đất vuông thừng sắc cạnh, nhà cửa ổn an. Chuyện mua tậu diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Có lần thay đổi chỗ ở và nhà cửa một lần mới đặng ổn an. Thái Tuế, Hỏa Tinh tiền vận lo nghĩ nhiều về chuyện nhà cửa. Khi an cư mới đặng lập nghiệp thành công. Cự Nhật tam hợp, trong đất Đế Vượng, đầu tư bất động sản, tích lũy nhà đất hoặc trung gian môi giới điền đất đặng ổn định. Nhà cửa, điền sản sang trong hơn người. Cẩn trọng những xích mích liên quan đến nhà đất. Một phần điền sản họ hàng để lại. Ngoài ra, chú ý quá trình mua tậu, xem xét khu đất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Cũng không nên dục tốc trong quá trinh mua tâu nhà cửa, chú trọng vấn đề giấy tờ về nhà đất.
Xem tướng phụ nữ lấy chồng giàu sang
HỘI TỬ VI SƠN LONG – Địa chỉ xem Tử Vi tại Hà Nội Địa chỉ: 111B1 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội Cơ sở 2: 76 Cù Lao, Phường 2, Phú Nhuận, HCM Cơ sở 3: 13 khu đô thị PG, An Đồng, An Dương, Hải Phòng Email: [email protected] Hotline: 0937 531 969 – 0916 630 617
0 notes
nhathoho · 3 years
Text
Bài văn khấn sám hối tại gia đơn giản nhất
Để cho gia đình được bình an, tâm mình được thanh tịnh khi chẳng may mắc phải một điều gì đó gây hại đến người khác, nhiều người tìm đến cúng sám hối như một cách làm với bớt đi sự lo lắng, bớt đi lỗi lầm của mình. Nếu bạn đang quan tâm đến việc sám hối tại nhà có thể tham khảo bài viết sau:
Khấn sám hối tại nhà làm như thế nào ?
    Đây là tin tức dành riêng cho các bạn mới khám phá về học Phật & muốn tự học tại nhà. Các bạn có thể tham khảo như sau:
Chọn thời gian
Thời điểm tốt nhất để khấn là mỗi vào lúc sáng sớm hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nhưng những lúc bạn cảm thấy tinh thần bất an cũng có thể tự khấn thầm trong miệng được với bất cứ thời gian nào .
Cách khấn
    Chúng ta cần lạy với tâm chí tôn thờ và khi lậy thì ta lên lạy chậm rãi . Trong phần sám hối, chúng ta cũng có thể lạy từ 3 đến 108 lạy tùy vào ngày rằm, ngày 30 hay ngày lễ Sám Hối.
Sau đó, chúng ta cắm hương & quỳ đọc văn khấn cầu nguyện sám hối.
Khi đọc lời khấn sám hôi , các bạn lên nhớ lại các tội mà mình đã làm rồi cầu nguyện các bấc bề trên như Phật, Bồ Tát chứng minh cho lòng thành Sám Hối của mình. Với tâm hướng thiện, từ nay sẽ thành tâm sám hôi, sửa tánh, sửa tâm, giữ tâm ý thanh tịnh để nghiệp tội được tẩy rửa.
Bài văn khấn sám hối mỗi ngày
    Bài văn khấn được thietkenhathoho.com sưu tầm dưới đây quý độc giả có thể sử dụng để đọc khấn sám hối hàng ngày..bài văn khấn sám hối có thể chia làm những phần nhỏ như sau:
  Con xin cung kính lễ lạy:
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát,Tam Bảo khắp mười phương. (3 lần)
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới ĐạiTừ Đại Bi A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Hộ Pháp chư Tôn Bồ Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Tri Ân
Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương BồTát ban cho, và được chư Thần, chư vị độ trì mà con mới có được ngày hôm nay.
Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân. (1 lạy)
Cầu An
Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ cho chúng con và khắp Pháp giới chúng sanh đồng được sự an lành, an lạc, tu học tu hành tinh tấn, đồng được vãng sanh vềTây Phương Cực Lạc (1 lạy)
Cầu Siêu
Con xin thành tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp.
Cho hương linh, vong linh tên:...
Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu độ hương linh vong linh khắp pháp giới chúng sanh đồng được tiếp dẫn về nơi an lành an lạc, siêu sanh Tịnh Độ ( 1 lạy)
Sám Hối
Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay.
Những tội con gây tạo do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội con gây tạo do bởi Tham, Sân, Si, ngã mạn, vô minh che lấp.
Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, tư tưởng mình để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.
Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật, chư Bồ Tát khắp mười phương, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Đại từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, chư vị chứng minh cho lòng thành của con. (1 lạy)
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lạy hoặc hơn)
Hồi Hướng/Phát Nguyện
Sám hối rồi, nay con xin nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo, hướng tâm tu học, tu hành, sửa chữa tâm tánh của mình. Con Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, từ bi gia hộ cho con và khắp pháp giới chúng sanh đồng được tu học, tu hành viên mãn, đồng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc (3 lạy)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lạy)
  Trên là thông tin về những bài văn khấn sám hối tại nhà hy vọng quý độc giả sẽ tìm thấy sự bình an trong tâm mình qua những bài văn xsám hối trên.
Xem bài nguyên mẫu tại : Bài văn khấn sám hối tại gia đơn giản nhất
from Nhà Thờ Họ - Feed https://ift.tt/3ilJFUL
0 notes
sharengayonline · 3 years
Text
26 bộ phim hay nhất về loài chó mà bạn nên xem
Sharengay Trang Tin Tức Độc Đáo VIDEO 26 bộ phim hay nhất về loài chó mà bạn nên xem
Tumblr media
Có một sự thật thú vị là, những chú chó không chỉ là thú cưng, bạn đồng hành của chúng ta mà còn có thể trở thành các “diễn viên” vô cùng thực lực đấy.
Tumblr media
Bạn đang xem: 26 bộ phim hay nhất về loài chó mà bạn nên xem
Nếu là thành viên tích cực của hội những người yêu chó, bạn chắc chắn sẽ thích thú, thậm chí bất ngờ về độ đáng yêu, thông minh ngoài sức tưởng tượng của loài thú cưng này trong những bộ phim hay sau đây.
Đây là một bộ phim hay dựa trên tác phẩm văn học của nhà văn Jack London, kể về cuộc đời chú chó tên Buck. Từ khi sinh ra, Buck đã có cuộc sống êm đềm trong một gia đình giàu có, nhưng mọi thứ bị đảo lộn khi Buck bị bán cho những kẻ tìm vàng ở vùng hoang dã Alaska để trở thành một chú chó kéo xe. Trải qua nhiều sóng gió, Buck quay về với bản tính hoang dã, trở lại rừng và sống chung với bầy sói.
Ảnh: Disney
Tumblr media
Bộ phim xoay quanh cuộc đời của chú chó Enzo – người bạn thân thiết của tay đua F1 nổi tiếng Denny Swift. Chuyện bắt đầu khi Denny nhận nuôi một chú chó, sau đó đặt tên cho nó theo huyền thoại Enzo Ferrari. Denny trải qua nhiều cột mốc quan trọng của cuộc đời và Enzo luôn ở bên cạnh, như một tri kỷ luôn đồng hành cùng anh qua từng khoảnh khắc.
Ảnh: Amazon
Đường về nhà của cún con là tựa phim hay về người bạn bốn chân của đạo diễn Charles Martin Smith, được chấp bút bởi W. Bruce Cameron và Cathryn Michon, dựa trên cuốn sách của Cameron (tác giả của tiểu thuyết chuyển thể thành phim Mục đích sống của một chú chó). Phim xoay quanh nàng chó Bella. Trong một lần mải mê đuổi sóc, Bella đi lạc rất xa khỏi căn nhà của mình. Cô nàng được một gia đình tìm thấy và đưa về nơi ở mới. Tuy vậy, cô vẫn luôn đi tìm hình bóng quen thuộc của cậu chủ Lucas. Sợ rằng cậu chủ đang đợi chờ mình trong cô đơn, nàng cún bất chấp mọi rủi ro để tự tìm đường về nhà và chuẩn bị đối mặt với bao gian khó trước mắt.
Tumblr media
Ảnh: CGV
Bộ phim hay và cảm động dựa trên câu chuyện có thật này chắc chắn sẽ lấy đi nước mắt của bạn. Hachi là một chú chó Akita được gửi sang Mỹ bằng đường tàu hỏa nhưng khi xuống tàu, người ta làm rơi mất lồng và cậu bị lạc. Tại đây, cậu gặp Parker Wilson – một giáo sư đại học và được đưa về nhà. Cate Wilson – vợ ông – ban đầu không thích sự có mặt của chú chó nhỏ nhưng khi thấy Parker trở nên thân thiết với Hachi, bà đã đồng ý để Hachi trở thành một thành viên trong gia đình. Parker gọi cậu là Hachiko, dựa theo số 8 được khắc trên vòng đeo cổ, mang ý nghĩa may mắn trong văn hóa phương Đông. Hàng ngày, khi Parker đến ga tàu để đi làm thì Hachi lẽo đẽo theo sau để tiễn chủ, đến cuối ngày thì chạy ra tận ga để chờ chủ về. Cho đến một ngày, Parker đột ngột lên cơn đau tim, và người ta luôn nhìn thấy Hachiko nằm ở nhà ga đợi chủ vào cùng một giờ mỗi ngày cho đến khi qua đời.
Ảnh: Player FM
Tumblr media
Bộ phim hay về nguồn gốc của loài chó lấy bối cảnh 20.000 năm trước, theo chân cậu bé tiền sử Keda, con trai tộc trưởng một bộ lạc. Trong một lần đi săn bò rừng cổ đại để có cái ăn cho bộ tộc, chàng trai trẻ đã bị con bò mộng đầu đàn húc rơi xuống vách đá. Khi tỉnh dậy, chỉ còn một thân một mình, anh chàng phải chiến đấu giành lại sự sống và trở về nhà theo dấu những vì sao được xăm trên bàn tay. Đồng hành cùng anh còn có Alpha, con sói tuyết lạc bầy hung dữ và bị thương. Trên hành trình trở về nhà, Keda đã thuần phục được Alpha – người bạn bốn chân đầu tiên của loài người.
Ảnh: CGV
Đây là một bộ phim hay và cảm động được chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của W. Bruce Cameron. Phim xoay quanh Bailey – một chú chó trải qua nhiều lần đầu thai, chung sống với nhiều người khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau để tìm hiểu mục đích sống của cuộc đời mình. Tuy nhiên người mà Bailey gắn bó nhất chính là cậu bé Ethan. Dù hàng chục năm trôi qua, trải qua bao nhiêu kiếp sống, Bailey vẫn tìm đường quay về với người chủ đầu tiên mà nó nhớ đến…
Tumblr media
Ảnh: IMDb
Xem thêm: Cách khắc phục lỗi không tải được ứng dụng trên iPhone tại sao iphone 6 không tải được ứng dụng
Là phần tiếp theo của Mục đích sống của một chú chó, bộ phim xoay quanh cuộc sống khi về già của Ethan và Hannah cùng cháu gái CJ. Không may, mẹ của CJ lại quyết định dẫn cô bé lên thành phố sống và điều này đồng nghĩa với việc cô bé sẽ phải xa ông bà của mình. Trong phần này, Bailey sẽ hóa kiếp cả chục lần để có thể đi theo và bảo vệ cô chủ CJ của mình.
Ảnh: Cinema Dominicano
Tumblr media
Yuichi sống cùng người cha già Yuzo, con trai Ryota và con gái Aya tại ngôi làng Yamakoshi. Một ngày, gia đình nhỏ này có thêm một thành viên mới là chú chó Mari. Năm 2004, Mari đã sinh ra 3 chú chó con. Tuy nhiên, hạnh phúc của gia đình nhỏ đầm ấm này không kéo dài được bao lâu. Vào ngày 23/10, một trận động đất cực mạnh đã tàn phá ngôi làng. Ông Yuzo và Aya bị vùi dưới đống đổ nát của ngôi nhà, bị thương nặng và không thể di chuyển được. Ông Yuzo đã cảm nhận được tai nạn này khi nghe Mari sủa ầm ĩ trong đêm. Nhờ Mari, ông Yuzo và Aya được tìm thấy và đưa về một khu tị nạn, nhưng Mari và 2 chú chó con bị bỏ lại vì con người được ưu tiên cứu giúp trước. Sau đó, Ryota và Aya đã bí mật trở về ngôi làng cũ để cứu Mari và con của nó…
Ảnh: kknews
Chú Chó Quill là một bộ phim hay của Nhật, ra mắt năm 2004. Cuộc đời chú chó Labrador Quill là một câu chuyện ngọt ngào. Quill được huấn luyện để trở thành người dẫn đường cho người khiếm thị. Mitsuru Watanabe, một người đàn ông trung niên cô đơn, nóng tính bị mù lòa được sở hữu Quill nhưng ông ta không mấy mặn mà. Từ đây, những câu chuyện được thuật lại bởi con gái của Wanatabe, Mitsuko. Dần dần, Wantanbe được phục hồi nhưng điều làm ông ta cảm động nhất là Quill – một chú chó trung thành và rất tình cảm, đã lấy không ít nước mắt của khán giả.
Tumblr media
Ảnh: IMDb
Bộ phim hay của đạo diễn Fred M.Wilcox được xây dựng dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Eric Knight. Lassie là vật nuôi trong gia đình thợ mỏ thất nghiệp Carraclough. Vì kinh tế eo hẹp, Carraclough buộc phải bán Lassie cho gia đình quý tộc. Tuy nhiên, mỗi chiều, Lassie lại chạy xuyên qua thị trấn để đến trước cổng trường ngồi đợi Joe – con trai của Carraclough – tan học. kHI gia đình quý tộc chuyển đến Scotland, cách xa nước Anh khoảng 600 cây số, Lassie đã quyết định thực hiện hành trình trở về với cậu chủ Joe. Trên đường đi, cô chó đương đầu với nhiều hiểm nguy và cuối cùng cũng về được với vòng tay yêu thương của Joe.
Ảnh: Movies Anywhere
Tumblr media
Lấy bối cảnh nước Pháp năm 1943, bộ phim kể về cậu bé mồ côi mẹ bỗng một ngày gặp được chú chó hoang bị dân làng xua đuổi vì coi là quái thú ăn thịt cừu. Cậu bé làm thân với chú chó và giữa hai người nảy sinh tình bạn. Khi quân phát xít bao vây ngôi làng, cả hai tìm cách giúp người dân thoát nạn và đương đầu với nhiều thử thách.
Ảnh: AlloCiné
Dựa trên một câu chuyện có thật, chuyện phim xảy ra vào năm 1993 tại Nam Cực, nơi mà anh chàng Jerry Shepard (Paul Walker thủ vai) là người dẫn đường cho các đoàn thám hiểm và nghiên cứu. Những trợ thủ đắc lực của anh là 8 chú chó thuộc dòng Siberian Husky và Alaska Malamute đã được huấn luyện từ nhỏ. Một ngày nọ, tiến sĩ Davis McClarren (Bruce Greenwood) tới Nam Cực và đề nghị sự giúp đỡ của Jerry và đoàn chó để tới được núi Melbourne và tìm một thiên thạch lạ. Một tai nạn xảy ra khiến Jerry và Davis buộc phải để lại 8 chú chó. Anh được cam kết rằng ngay sau khi đưa đoàn tới bệnh viện, nữ phi công Katie (Moon Bloodgood) sẽ quay trở lại đón 8 chú chó bị mắc kẹt trong tuyết. Thế nhưng, những cơn bão tuyết bất ngờ ập tới khiến không phương tiện nào có thể quay trở lại Nam Cực. Từ đây, Jerry phải tìm mọi cách để trở lại Nam Cực và giải cứu những chú chó mà anh để lại trong tình trạng bị xích. Trong khi đó, 8 chú khuyển phải chiến đấu chống lại những thử thách mà Mẹ Thiên nhiên đem tới.
Tumblr media
Ảnh: Moviemania
Trong Marley & tôi, cặp vợ chồng mới cưới John và Jenny Grogan quyết định nuôi chú chó Marley tha mồi tinh nghịch và có bộ lông vàng. Câu chuyện theo chân Marley qua nhiều giai đoạn của cuộc đời. Bạn sẽ cười, sẽ khóc cùng với những tình tiết vô cùng hấp dẫn xuyên suốt bộ phim hay này.
Ảnh: IMDb
Tumblr media
Bộ phim xoay quanh câu chuyện về chú chó con Beethoven đi lạc vào nhà người đàn ông tên George Newton. Tuy nhiên, với tính cách gia trưởng và tham công tiếc việc của mình, anh ta không hề để tâm đến con vật này. Cuối cùng, Beethoven cũng chiếm được trái tim của George và gia đình anh ta khi giúp họ vượt qua một số vấn đề không lường trước được.
Ảnh: Amazon
Khi cha mẹ của Andi và Bruce từ chối việc nuôi chó trong nhà, cả hai phải suy nghĩ nhanh chóng và tìm một ngôi nhà mới cho thú cưng của mình. Họ tình cờ gặp một ngôi nhà bỏ hoang và quyết định đây là nơi dừng chân lý tưởng của chú cún nhỏ. Với sự sáng tạo của mình, cả hai biến ngôi nhà thành một khách sạn chó vô cùng đặc biệt.
Tumblr media
Ảnh: Amazon
Benji là một trong những bộ phim hay về loài chó, kể về cậu bé mồ côi Benji và người bạn đồng hành bốn chân. Cả hai hợp sức giải cứu hai học sinh trường New Orleans là Carter và Frankie bởi họ đang bị bắt cóc bởi những tên cướp nguy hiểm.
Ảnh: IMDb
Tumblr media
Nhân vật chính của tác phẩm là một con chó vàng, một con chó bulgie và một con mèo. Vì phải chuyển nhà nên chủ nhân đã gửi chúng cho một người bạn thân thiết. Trong khi đó, cả ba lại cho rằng mình bị bỏ rơi nên quyết tâm tìm đường quay trở về. Chúng vượt qua dãy Sierra dài hơn 400 km ở miền Tây nước Mỹ để được đoàn tụ với chủ cũ. Có thể nói, đây là bộ phim hay và cảm động về sự trung thành của loài chó. Chúng xứng đáng là “bạn thân nhất của con người”.
Ảnh: Amazon
Opal, do AnnaSophia Rob thủ vai, nhận nuôi một chú chó mồ côi và đặt tên là Winn-Dixie. Với sự thông minh của mình, Winn-Dixie không chỉ “đánh cắp” trái tim của cộng đồng tại thị trấn nhỏ mà còn giúp hàn gắn mối quan hệ rắc rối giữa cô với cha mình.
Tumblr media
Xem thêm: Mẹo cất giữ, bảo quản quần áo đúng cách – Mẹo Vặt Cuộc Sống
Ảnh: IMDb
Trong phim, người đàn ông nghiện công việc Dave Douglas, do Tim Allen thủ vai, đã trải qua ssự biến đổi bất ngờ khi anh ta bị một con chó lạ cắn, sau đó đã biến thành… chó. Dưới lốt loài vật nuôi bốn chân, Dave bỗng chốc nhận ra sai lầm của bản thân, đồng thời thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng người trong gia đình mình.
Ảnh: Amazon
Tumblr media
Nhắc đến những bộ phim hay về loài chó, không thể bỏ qua tác phẩm Lady and the Tramp nổi tiếng của nhà Disney. Lady là một nàng cún vô cùng may mắn khi có một người chủ tốt, một căn nhà ấm áp, những người bạn đáng yêu… Tuy nhiên, khi em bé mới sinh xuất hiện, sự quan tâm của gia đình dành cho Lady đã không còn. Vì một vài hiểu lầm, Lady đã trốn chạy khỏi căn nhà đó. Cô nàng tình cờ gặp anh chàng chó lang thang Tramp sống tự do, tự tại, không vướng bận bất kỳ điều gì. Kể từ đây, cuộc đời Lady đã thay đổi.
Ảnh: IMDb
Tiếp nối thành công của phần 1, phần kế tiếp xoay quanh đứa con trai duy nhất của Lady và Tramp, Scamp. Cậu nhóc là một thiếu niên tinh nghịch, luôn khao khát tự do và ước mơ trở thành một “chú chó hoang”. Một ngày nọ, Scamp chạy trốn khỏi nhà và tham gia nhóm “Những chú chó Junkyard” được dẫn đầu bởi Streetmart Buster. Tuy nhiên, sau đó, cậu buộc phải lựa chọn giữa cuộc sống hoang dã và gia đình ở quê nhà.
Tumblr media
Ảnh: IMDb
Lấy bối cảnh ở London (Anh), phim kể về gia đình của hai chú chó đốm – Pongo và Purdy, sống cùng hai người chủ tốt bụng là Roger và Anita. Khi Purdy sinh ra 15 chú chó đốm xinh xắn thì người bạn cũ của Anita là Cruella De Ville muốn mua lại cả ổ để làm áo lông. Bị từ chối, Cruella đã cử tay sai đi bắt trộm các chú chó đốm con. Pongo và Purdy quyết vượt đường xa vạn dặm đi tìm lại các con. Trên đường đi, cả hai còn phát hiện ra có rất nhiều chó đốm con khác cũng bị “mụ phù thủy” Cruella bắt trộm. Sau một hành trình gian nan và hiểm nguy, 101 chú chó đốm đàn tụ với hai người chủ Roger và Anita vào đúng dịp Giáng sinh ấm áp.
Ảnh: Amazon
Tumblr media
Trong phần phim này, câu chuyện bắt đầu khi chú cún Patch bị 98 chú chó con kh��c bỏ lại trong chuyến đi của gia đình nhà Roger đến nơi ở mới tại trang trại Cherry Tree, Little Devon. Nếu phần một là sự rượt đuổi ly kỳ của Cruella De Vil đối với đại gia đình chó đốm thì phần hai lại rất vui nhộn, từ việc đối đáp văn chương kiểu dở hơi giữa Cruella và tay họa sĩ đến việc Patch phát hiện anh hùng Thunderbolt, thần tượng của mình từ trước đến giờ, thực sự chỉ là diễn viên.
Ảnh: Amazon
Là một trong những bộ phim hay về loài chó của nhà Disney, Bolt xoay quanh chú chó ngôi sao Bolt. Cậu là một diễn viên nổi tiếng trên truyền hình với vai chú chó siêu nhân và luôn tin rằng mình có năng lực phi thường. Tưởng chừng Bolt sẽ sống hết cuộc đời như thế nhưng một sự việc bất ngờ đã xảy ra. Cậu vô tình bị đưa lên tàu và lạc tới thành phố New York. Từ đó, Bolt bắt đầu cuộc hành trình đầy gian nan để trở về với bạn diễn Penny. Trong chuyến phiêu lưu của mình, cậu gặp nhiều người bạn thú vị khác.
Tumblr media
Ảnh: Amazon
Bộ phim hoạt hình của hãng Disney này kể về tình bạn cao đẹp giữa chú cáo mồ côi Tod và người bạn chó săn Cooper. Họ đã cùng nhau trải qua nhiều cuộc phiêu lưu thú vị và giữ tình bạn thật tốt, cho đến mùa săn bắn, vì số phận, họ lại trở thành đối thủ của nhau…
Ảnh: Amazon
Tumblr media
Bộ phim xoay quanh chú chó Siberia đầy quyết tâm và can đảm – người dẫn dắt đội chó tinh nhuệ trong hành trình cứu sống những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bạch hầu nguy hiểm đang quét qua cộng đồng. Huyết thanh duy nhất để chữa trị căn bệnh này nằm ở thành phố Anchorage, Alaska, vì vậy Balto và nhóm của mình đã chạy đua với thời gian để cứu sống hàng trăm sinh mạng.
Ảnh: Amazon
Tumblr media
Tổng hợp: Đ.T, Thu Trang
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Nguồn: https://sharengay.online Danh mục: Đời Sống
26 bộ phim hay nhất về loài chó mà bạn nên xem
from Sharengay Trang Tin Tức Độc Đáo VIDEO https://bit.ly/3heiFpt via IFTTT
1 note · View note
giandaide · 4 years
Text
Mối thù truyền kiếp Israel & Palestine
Sau khi nhà tiên tri Muhammad qua đời vào năm 632 tại Medina, vài năm sau đó các lực lượng Hồi giáo Ả Rập đã quay lại chiếm vùng đất Canaan.
Các nước Công giáo Châu Âu lúc này cho rằng Jerusalem phải là của người Kito giáo. Đó là ngọn nguồn từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, các quốc gia tiêu biểu là Pháp và Đế Quốc La Mã thần thánh đã tổ chức khoảng 9 cuộc Thập Tự Chinh (The Crusades) đẫm máu suốt 200 năm để chiếm lại đất Thánh Jerusalem từ tay nguồi Hồi giáo. Đạo quân nổi tiếng nhất trong các Cuộc Thập Tự Chinh là các Hiệp sĩ Dòng Đền (Knights Templar) với biểu tượng thánh giá đỏ trên khiên và giáp. Về sau đạo quân này quá lớn mạnh và dày dạn kinh nghiệm chiến trường, họ đã bị chính vua Pháp quay lưng và xử tử.
Tumblr media
Thập Tự Chinh là khởi nguồn mâu thuẫn giữa các nước Hồi giáo và thế giới phương Tây như Pháp, Anh ngày nay. Osama Bin Laden từng lấy lí do này trong các cuộc khủng bố cũng như trên báng súng của tay súng đã thảm sát nhà thờ Hồi giáo tại New Zealand năm 2019 có viết tên một nhà lãnh đạo Thập Tự Chinh.
Như vậy đất Canaan thần thánh này thay tên đổi chủ qua đủ các đế chế: Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Ả Rập, Ai Cập, quân Thập Tự Chinh đến rồi đi.
Và rồi đến đế chế Hồi Giáo vĩ đại Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Để hình dung ra sức mạnh của đế chế này, họ đã sát nhập Trung Đông, tiêu diệt các thế lực Ai Cập và quét sạch luôn đế chế Ba Tư. Nếu như Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn chỉ tồn tại khoảng 100 năm từ tk 13 đến tk 14, thì vầng trăng lưỡi liềm của của đế chế Ottoman, đã trải khắp Đông Âu, Bắc Phi, Trung Đông, một phần nước Nga, trong suốt 600 năm từ tk 14 đến tận tk 20, sau khi thua trận trong Thế chiến thứ 1 (Ottoman liên minh với Đức). Ngày nay, quốc kỳ của Thổ Nhĩ Kỳ chính là vầng trăng của người Ottoman năm xưa. Các nước Hồi giáo về sau cũng lấy biểu tượng trăng lưỡi liềm để phân biệt với Ngôi sao David của người Do Thái và Thánh giá của người Kito giáo. Thật ra thời kỳ đầu người Hồi giáo chỉ thờ Chúa trời, không thờ các hình tượng khác.
Đế chế Ottoman đã gọi vùng đất Canaan này là PALESTINE.
Và hệ quả của tất cả những gì xảy ra ở trên là, đây là đất tổ chung và là nơi cư ngụ của cả 3 giáo dân Do Thái giáo, Kito giáo và Hồi giáo.
Sau Thế chiến thứ 1, Ottoman thua trận, người Anh cai quản vùng đất.
Sau Thế chiến thứ 2, năm 1947, Liên Hiệp Quốc nói hãy chia đất này làm hai nửa: Một nửa của người Do Thái gọi là Israel, một nửa của người Hồi giáo gọi là Palestine. Còn thành cổ Jerusalem thì được kiểm soát đặc biệt.
Israel lập tức đồng ý và thành lập quốc gia.
Người Palestine thì không! Thế giới Hồi giáo cho rằng phán quyết đã quá thiên vị cho Israel. Liên minh Hồi giáo Ả Rập bao gồm các nước xung quanh như Ai Cập, Lebanon, Jordan, Iraq, Syria, Yemen, Ả Rập Saudi lập tức vây đánh hội đồng Israel. Ai Cập chiếm được một mảnh phía Nam bên dưới chính là Dải Gaza (GAZA STRIP). Jordan chiếm được mảnh phía Đông chính là vùng Bờ Tây sông Jordan (WEST BANK).
Tuy nhiên, Israel thì lại chiếm được gần hết lãnh địa mà Liên Hiệp Quốc đã chia cho Palestine! Kế hoạch đánh hội đồng phá sản. Israel tự hào gọi đây là “Cuộc chiến giành độc lập”. Thế giới Hồi giáo gọi đây là “Thảm họa”.
Người Hồi giáo Palestine chạy nạn về đâu? Tất nhiên là Dải Gaza và Bờ Tây do các nước Hồi giáo anh em chiếm được.
Người Palestine tấn công trả thù lại Israel. Nhưng đến năm 1967, trong vòng 6 ngày, quân đội Israel chẳng những đánh bại Palestine, mà tiếp tục chiếm lại được luôn Dải Gaza, Bờ Tây, chiếm cả bán đảo Sinai của Ai Cập, cao nguyên Golan của Syria!
Đến tận khoảng năm 2005, Israel mới tự nguyện rút khỏi Dải Gaza, Bờ Tây và các khu vực này.
Lúc này, một lực lượng của người Hồi giáo dòng Sunni nổi lên và chiến thắng trong cuộc bầu cử của người Palestine, đó chính là Hamas, trở thành một thế lực đối đầu với Israel. Hamas bị nhiều quốc gia coi là khủng bố do có sử dụng phương thức đánh bom tự sát.
Khoảng năm 2007, do xu hướng thế giới đã trở nên hòa bình còn phong trào Hamas chủ trương quá cứng rắn, một nhà nước Palestine mới được lập nên và tuyên bố giải tán quốc hội của Hamas. Hai bên lục đục nội bộ nhau.
Hiện nay, Hamas kiểm soát toàn bộ dải Gaza, còn lực lượng Fatah của chính quyền Palestine kiểm soát Bờ Tây, ở giữa là nhà nước Do Thái Israel. Còn Jerusalem thì tranh chấp. Israel do đó thường xuyên hứng tên lửa từ các bên bắn vào.
Như vậy Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới và đắng cay lại nằm lọt thỏm giữa các nước Hồi Giáo xung quanh.
Vậy là 70 năm kể từ khi LHQ chia đất, rất nhiều cuộc họp, hòa giải, rất nhiều quốc gia can ngăn, nhưng các hiệp ước ký xong rồi lại xé, hòa bình vẫn không đến được với đất Canaan của cụ tổ Abraham.
Năm 2017, tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận đất thánh Jerusalem là của Israel, thổi bùng thêm mâu thuẫn giữa Do Thái giáo và Hồi giáo nơi đây.
------
Lãnh thổ vùng Canaan hiện tại
Tumblr media
0 notes
theravadavn · 4 years
Text
32 Tướng Đức Phật (LAKKHAṆA SUTTA) – Tỳ Khưu Bửu Chơn
Tumblr media
Nguồn ảnh: Những câu nên ngẫm mỗi ngày 
Đức Phật Ngài chuyển sanh từ hằng hà sa số kiếp để thực hiện cho tròn đủ 10 pháp ba la mật mới được những quả lành để tạo ra 32 tướng tốt ấy.
Phi Lộ
Bao nhiêu nhân loại trên thế gian hình dáng mặt mày đều khác nhau, ít có giống nhau (trừ song thai) thậm chí đến trong một gia đình hay gia tộc cũng khác nhau, kẻ được chỗ nầy, xấu chỗ nọ, người cao kẻ thấp, ốm mập khác nhau, không khi nào giống nhau như khuôn đúc. Tại sao vậy? Câu hỏi nầy làm cho nhiều tôn giáo luôn cả khoa học cũng khó mà giải quyết được. Nhưng theo Phật giáo sự khác ấy không chi hơn là: mỗi nhân vật đều do nơi sự hành vi khác nhau, người thích làm thiện, kẻ ưa làm ác, người thì tham lam ích kỷ, kẻ lại rộng lượng lợi tha, người thì tánh tình cộc cằn hung ác, kẻ lại nhã nhặn hiền từ, người hống hách tự kiêu, kẻ lại khiêm tốn bình đẳng v.v… Do sự hành vi khác nhau như thế ấy nên khi tái sanh lại trong quốc độ hoặc cảnh giới nào mới có những hình dáng khác nhau tuỳ theo tâm tánh hành vi trong kiếp trước. Vì vậy mà: Ít có người được đầy đủ 32 tướng tốt và 80 phụ tướng[1]. Mặc dù các pháp tướng đều vô thường, nhưng người còn ở thế phần nhiều ai ai cũng muốn có tướng tốt và sắc đẹp cả.
Đức Phật Ngài chuyển sanh từ hằng hà sa số kiếp để thực hiện cho tròn đủ 10 pháp ba la mật mới được những quả lành để tạo ra 32 tướng tốt ấy.
Bần tăng tuỳ khả năng hiểu biết ráng phiên dịch xuôi theo Kinh PĀLI, theo thứ tự 32 tướng và nguyên nhân để phát sanh lên tướng ấy.
Với sự ước mong rằng: Sau khi Quý vị độc giả đã đọc xong quyển kinh sẽ có nhiều quan niệm tốt tươi để thực nghiệm theo những phương châm mà đức Bổn sư đã từng thực hành trong nhiều kiếp trước.
Do quả lành phiên dịch nầy, xin thành tâm hồi hướng đến các bậc thầy tổ và Song thân cùng luôn tất cả chúng sanh ba giới, bốn loài đồng chung thọ hưởng cho được mọi điều hạnh phúc cho đến khi đắc quả Niết Bàn.
Rất mong thay !
Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
Xin thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc Alahán, là bậc Chánh biến tri.
__
Nguyên Nhân Đức Phật Giải 32 Tướng
           Một thuở nọ, đức Thế Tôn ngự nơi Bố Kim tự Jetavana của ông Cấp Cô Độc, trưởng giả gần thành Xá Vệ – Sāvathī.
           Đức Phật kêu các thầy tỳ khưu mà dạy rằng: Này các thầy tỳ khưu, bậc vĩ nhân nào có đủ 32 tướng tốt thì bậc ấy chắc chắn chỉ có 2 địa vị là:
Nếu bậc vĩ nhân ấy ở tại gia thì sẽ thành một vị chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, có quyền thế lan rộng khắp quả địa cầu, 4 biển bao chung quanh làm giới hạn, xứ sở rất phong túc, có 7 báu là: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, vợ báu, hộ báu[2], con báu. Ngài có rất nhiều con đều cường tráng anh dũng có thế đương cự lại với quân nghịch một cách dễ dàng. Ngài trị vì xứ sở bằng cách đạo đức là người người nên giữ ngũ giới, vì vậy mà khắp lãnh thổ của Ngài không có ranh giới, không trộm cướp, không tai nạn, của cải không cần gìn giữ, được phong phú, sung túc, thái bình, Ngài không khi nào cần dùng đến khí giới, hình phạt để cai trị dân chúng.
Nếu Ngài xuất gia tu hành thì sẽ thành bậc Chánh đẳng Chánh giác.
32 tướng tốt ấy là thế nào? 32 tướng tốt ấy là: 1) Supatitthita pādo hoti: Có 2 lòng bàn chân bằng thẳng (phần đông lòng bàn chân đều hũng vô, người lòng bàn chân ít hũng vô là tượng trưng người ít phiền não). 2) Hetthāpādatalesu cakkāni jātāni honti sahassārāni sanemikāni sanābhikāni sabbākāra paripūrāni: 2 lòng bàn chân đều có hình bánh xe có vành đùm và 1000 cây căm mỗi khoản đều nhau. 3) Āyatapanhi hoti: Có gót chân thật dài. 4) Dīghangulī hoti: Có ngón chân và ngón tay thiệt dài và nhọn như dùi trống. 5) Mudataruna hatthapādo hoti: Có lòng bàn tay và bàn chân mềm mại.6) Jāla hatthapādo hoti: Lòng bàn tay và bàn chân có chỉ giăng như lưới. 7) Ussankha pādohoti: Cổ chân hình như nổi lên trên bàn chân. 8) Enijangho hoti: Có ống quyển tròn thon như ống chân con hưu. 9) Thitako va anonamanto ubhohi pānitalehi jannukāni parimasati parimajjati: Có hai cánh tay thật dài, khi đứng dậy không cần cúi xuống cũng rờ đụng tới đầu gối. 10) Kosohita vatthaguyho hoti: Ngọc hành (dương vật) ẩn vào trong bọc da (như dương vật con voi). 11) Suvanna vanno hoti: Màu da vàng sạch như vàng ròng. 12) Sukhumacchavi hoti sukhumattā chaviyā rajojallam kāyena na upalippati: Da thật mịn láng trơn, bụi trần không đóng dính được trên thân mình. 13) Ekekalomo hoti: Mỗi lỗ chân lông chỉ mọc một sợi lông. 14) Uddhanga lomo hoti uddhangāni lomāni jātāni nīlāni ānjana vannāni kundalavattāni dakkhinā vattaka jatāni: Tất cả lông đều cong đầu trở lên, uốn qua phía tay mặt, màu xanh đậm như bông biếc, uốn quắn lại có vòng. 15) Brahmujugatto hoti: Thân mình ngay thẳng, như thân mình của Trời Phạm Thiên. 16) Sattussado hoti: Thịt trong 7 chỗ đều no đầy bằng thẳng (thịt cần cổ, 2 lưng bàn tay, 2 lưng bàn chân, 2 bả vai). 17) Sīhapubbaddha kāyo hoti: Thân mình từ phân nửa trở lên giống như thân mình con sư tử hẩu. 18) Pittantaramso hoti: Lưng đầy bằng thẳng. 19) Nigrodhaparimandalo hoti: Thân người đều như cây da hay gừa, là thân người bao cao thì sãi tay cũng bằng nhau. 20) Samavattakkhandho hoti: Cần cổ đều và tròn trịa. 21) Rasaggasaggī hoti: Có 700 sợi gân thật nhỏ châu đầu lại cuống lưỡi để lãnh lấy hương vị khi để vô lưỡi (liền dẫn đem khắp châu thân). 22) Sihahanu hoti: Cằm tròn như cằm sư tử hoặc như trăng ngày 12. 23) Cattālīsadanto hoti: Có 40 cái răng (hàm trên 20, dưới 20). 24) Samadanto hoti: Răng ấy rất đều đặn bằng nhau. 25) Aviraladanto hoti: Răng ấy rất khít khao nhau. 26) Susukkadatho hoti: 4 răng nhọn thật trắng và sạch. 27) Pahūtājivaho hoti: Lưỡi thật lớn, dài và mềm (có thể le ra đậy cả mặt, hay cuốn lại xỏ vào lỗ mũi hoặc lỗ tai được). 28) Brahmassaro hoti: Tiếng nói rõ rệt êm dịu như tiếng nói của trời Phạm Thiên hay là tiếng chim karavika. 29) Abhinīla netto hoti: Tròng con mắt đen huyền (như mắt bò con). 30) Gopakhumo hoti: Có lông nheo mịn như lông bò con. 31)Unnā bhamukantare jātāhoti odātā mudutūlasannibhā: Những lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn. 32) Unhīsa sīso hoti: Cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay mặt coi hình như đội mão.
Này các thầy tỳ khưu, các nhà đạo sĩ thường khoe mình thông hiểu 32 tướng lạ của bậc vĩ nhân, nhưng các nhà đạo sĩ ấy không biết được bậc vĩ nhân ấy thực hành theo pháp nào mà có 32 tướng tốt ấy.
Sự Thực Hành Để Phát Sanh Mỗi Tướng
Này các thầy tỳ khưu, thuở trước kia, trong những kiếp trước Như Lai sanh làm người đã thọ trì những pháp lành (kusaladhamma) không gián đoạn là thân, khẩu, ý hằng giữ gìn trong sạch, bố thí, trì giới, bát quan trai, phận sự phải thực hành đối với cha mẹ, các bậc Sa môn, Bà la môn những người trưởng thượng trong gia tộc và điều lành khác nữa. Vì vậy mà khi Như Lai tan rã ngũ uẩn được sanh về cõi trời. Lúc ấy Như Lai được hưởng quả lành 10 điều là: tuổi thọ, màu da, sự yên vui, danh vọng, địa vị, sắc tướng, thinh, hương, vị, xúc đều của thần tiên vi tế và thanh cao cả. Khi hết phước cõi thiên đường trở xuống cõi trần gian sanh làm người mới được 2 lòng bàn chân bằng thẳng khi đạp xuống hoặc giở lên cũng bằng thẳng như nhau. Tướng lạ này nếu ở tại gia thì làm Vua chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, quyền thế lan rộng khắp tứ phương, có 7 báu v.v..
Nếu xuất gia thì sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả ái dục phiền não, không nao núng, run sợ trước quân nghịch bên trong và bên ngoài như tham, sân, si và các bậc Sa môn, Bà la môn, Chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên cả thảy.
Trong những kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường làm cho nhiều người được sự an vui, khỏi kinh hãi, sợ sệt, lo gìn giữ bảo bọc họ cho hợp pháp lại thêm bỏ của cải ra bố thí luôn cả vật phụ tùng[3]. Do nhân lành ấy khi hết tuổi thọ được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ sự an vui lạc thú, khi tái sanh lại làm người mới được bàn chân có hình bánh xe, vành, đùm và 1000 cây căm sanh lên rõ rệt.
4. 5. Kiếp trước kia, Như Lai thường xa lánh sự sát sanh, huỷ bỏ hình phạt và khí giới, ghê sợ tội lỗi, có lòng từ bi thương xót mọi người, thường giúp đỡ nhiều điều lợi ích. Do nhân lành ấy …
Khi tái sanh lại làm người mới được 3 tướng lạ là: gót thật dài; ngón tay và ngón chân thật dài; thân mình giống như thân mình trời Phạm Thiên.
Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường cho vật thực mặn, ngọt rất quý báu cao lương và các thứ nước ngọt đáng ưa thích (như nước trái xoài, chuối, trâm, viết, thanh trà v.v..). Do nhân lành ấy …
Khi tái sanh lại làm người mới được thịt trong 7 chỗ no đầy bằng thẳng.
8. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay tế độ mọi người trong bốn điều là: bố thí, lời nói cho người thương mến, làm cho người được sự lợi ích, hạ mình bình đẳng (là không tự tôn tự đại). Do nhân lành ấy …
Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: lòng bàn tay, chân mềm như bông gòn; lòng bàn tay, chân có những chỉ như lưới giăng.
10. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay nói điều lợi ích, đúng theo chân lý giảng giải cho người được sự lợi ích, yên vui và thường hay bố thí pháp. Do nhân lành ấy …
Khi tái sanh lại làm người được 2 tướng lạ là: cổ chân hình như nổi lên, đầu lông đều cong lên uốn quắn qua phía mặt.
Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay chỉ dạy cho nhiều người những nghề tầm thường hoặc nghề cao quý, các môn học kỹ thuật, khoa học và những hạnh kiểm cao thượng, như trì ngũ giới, bát quan trai giới hoặc giới bậc xuất gia, trong tâm nghĩ rằng: Làm thế nào cho họ được mau hiểu biết, thực hành theo mau chóng khỏi phải tổn phí nhiều thì giờ. Do nhân lành ấy …
Khi tái sanh làm người được 2 ống chân thon dài và tròn trịa giống như ống chân con hưu.
Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay đến viếng các bậc Sa môn hoặc Bà la môn để hỏi đạo như vầy: Bạch các Ngài, thế nào gọi là thiện? Thế nào gọi là ác? Hành động thế nào gọi là thấp hèn? Hành vi thế nào gọi là cao thượng? Sự hành động thế nào nên hành theo? Thế nào không nên hành theo? Sự thực hành thế nào làm cho ta không được sự tấn hoá lợi ích? Sự thực hành thế nào làm cho ta được lợi ích, sự yên vui lâu dài? Do nhân lành ấy …
Khi Như Lai tái sanh lại làm người được da thật mịn láng trơn, bụi trần rớt không dính được.
Kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường không sân hận, bất bình, dầu cho nhiều người đến mắng nhiếc cũng không hờn, không giận, không thù, không oán, không hãm hại cũng không tỏ vẻ buồn cho thấy rõ bằng thân, khẩu đâu. Nhưng trái lại, Như Lai cho vật trải ngồi, y vải thật mịn màng, mềm mại đến họ. Do nhân lành ấy …
Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được màu da như vàng ròng bóng láng, mịn màng, khít khao.
Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay thương yêu, thân mật, tiếp đãi thân hữu đã cách mặt từ lâu. Tiếp độ cha mẹ, anh em, con trai gái và rất vui thích trong sự thuận hoà với mọi người. Do nhân lành ấy …
Khi Như Lai tái sanh lại làm người có dương vật (ngọc hành) ẩn trong bọc da (như dương vật con voi). Tướng lạ này nếu ở thế thì có nhiều ngàn người con anh dũng, dạn dĩ; nếu xuất gia thì cũng có rất nhiều con (là đệ tử) dạn dĩ, sáng suốt, dễ dạy.
16. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay suy xét tìm sự tiếp độ công chúng, tự mình biết được không cần ai chỉ bảo, hạng người này có đức lành bằng với hạng kia, biết rõ hạng người bậc hạ, trung, thượng để tiếp đãi cho phù hợp với trình độ, biết rõ đức lành của người này đáng thọ lãnh lễ vật cúng dường như thế này. Người kia thì nên lãnh lễ vật như thế kia, khi biết rõ như vậy Như Lai mới làm sự lợi ích tuỳ theo đức lành của mỗi bậc khác nhau. Do nhân lành ấy …
Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có thân mình đều đặn như cây gừa hay cây da, khi đứng khỏi cần phải cúi xuống nhưng 2 tay rờ đụng tới đầu gối.
Tướng lạ này nếu ở tại gia có nhiều của cải đầy kho, đầy lẩm, còn nếu xuất gia thì được 7 kho báu là: đức tin, trì giới, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi, nghe nhiều học rộng, bố thí và trí tuệ.
18. 19. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay ước nguyện và làm thế nào cho bá gia bá tánh được sự tấn hoá, sự lợi ích, sự an vui thái bình, nhiều đức tin, giới hạnh, tuổi thọ, trí tuệ, của cải, ruộng vườn, vợ con, tôi tớ, thân quyến, bầu bạn, tông môn được dồi dào đầy đủ. Do nhân lành ấy …
Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 3 tướng tốt là: thân mình phân nửa phía trên giống như thân mình con sư tử, cái lưng thật bằng thẳng không có trũng vô, cần cổ đều đặn tròn trịa.
Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có hay đánh đập các loài thú bằng tay, cục đất, cây, khí giới làm cho nó đau khổ. Do nhân lành ấy …
Khi Như Lai tái sanh lại làm người được lưỡi có nhiều sợi gân ngóc đầu lên để lãnh vật thực khi để vào lưỡi và đem vị trần ấy liền dẫn khắp trong châu thân. Tướng lạ này nếu ở thế Như Lai ít có bịnh hoạn đau khổ; nếu xuất gia đắc thành chánh giác, có cơ thể điều hoà ít bịnh hoạn, đau khổ.
22. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có liếc mắt nhìn người (với lòng sân hận) hoặc háy nguýt người vì lòng oán ghét. Là người có tâm ngay thẳng chân chánh nhìn người đầy tròng con mắt hoặc bằng cặp mắt yêu thương. Do nhân lành ấy …
Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có cặp mắt xanh tươi đen huyền như mắt bò con, có lông nheo thật mịn như lông bò cái non.
Nếu còn tại gia thì mọi người trông đến Như Lai rất vừa lòng thương m���n, đẹp ý muốn nhìn xem không mãn nhãn. Nếu xuất gia đắc thành Chánh giác thì rất được vừa lòng đẹp ý nhiều người muốn nhìn xem bằng cách quý mến.
Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay dẫn đầu, làm hướng đạo cho nhiều người trong các điều lành như: thân, khẩu, ý trong sạch, bố thí, trì ngũ giới, bát quan trai, hầu hạ cha mẹ, các bậc Sa môn hoặc Bà la môn, các bậc trưởng lão trong gia tộc và những pháp lành khác. Do nhân lành ấy …
Khi tái sanh lại làm người thì được cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay phải coi giống như đội mão. Tướng lạ này khi ở tại gia thì được nhiều hạng người tuỳ tùng, hầu hạ, nếu xuất gia thì cũng được rất nhiều người tuỳ tùng như: Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Thiện nam, Tín nữ, Chư Thiên, A-tu-la, Long vương, Càn thát bà.
25. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói láo, chỉ nói lời chân thật, ngay thẳng, đáng tin cậy không nói gạt gẫm người. Do nhân lành ấy ….
Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: mỗi sợi lông mọc trong mỗi lỗ đều nhau và ngóc đầu trở lên; lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn.
Hai tướng này khi ở thế thì tất cả quan quân đều nghe và thực hành theo huấn lệnh, nếu xuất gia thì tất cả hàng đệ tử đều cuối đầu tuân nghe theo huấn từ chỉ dạy.
27. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường dứt bỏ xa tránh lời nói đâm thọc, khi nghe chỗ này không đem lại chỗ kia làm cho 2 đàng chia rẽ hoặc nghe đàng kia không đem nói lại đàng này, là người ưa giảng hoà cho người đã chia rẽ. Người đã hoà thuận rồi thì nói cho càng hoà thuận thêm. Ưa thích, vui lòng với sự hoà hảo luôn luôn. Do nhân lành ấy …
Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có đúng 40 cái răng, những răng ấy rất đều và khít nhau.
Nếu khi còn ở thế làm vua thì những quan quân tuỳ tùng không khi nào chia rẽ. Nếu xuất gia thành Chánh giác thì hàng tứ chúng cũng thuận hoà, vui vẻ không chia rẽ nhau.
29. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói cộc cằn, thoá mạ người, lại dùng lời nói vô tội, nói êm ái làm cho người để tâm thương mến, vừa lòng, yêu chuộng, lời nói của người ở kinh đô. Do nhân lành ấy …
Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: có lưỡi thật dài và lớn; tiếng nói thật rõ ràng êm dịu như tiếng của trời Phạm Thiên hay là chim karavika.
Hai tướng lạ này nếu ở thế thì làm vua khi nói ra điều chi làm cho mọi người phải kính nể mà thừa hành theo; nếu xuất gia thì đắc thành Chánh giác tất cả các hàng tứ chúng đều vâng giữ hành theo lời giảng dạy của Như Lai.
Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói vô ích, viển vông, lại dùng lời chân thật đứng đắn, theo nhân, theo quả, giảng dạy cho người để vào tâm, có bằng cớ dứt khoát, có lợi ích và đúng thì giờ. Do nhân lành ấy …
Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được cái cằm tròn như cằm sư tử hẩu hoặc như trăng ngày 12. Tướng lạ này khi ở thế làm vua thì toàn thắng tất cả kẻ nghịch, nếu xuất gia thành Chánh giác thì kẻ nghịch bên trong là phiền não và quân nghịch bên ngoài là người, trời, Ma vương, Như Lai cũng dẹp yên không thể quấy nhiễu Như Lai được.
32. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh sự nuôi mạng tà vạy (Micchājīva) và luôn luôn sanh sống bằng cách nuôi mạng chân chánh (sammā ājīva) là xa tránh sự lường gạt người bằng cách lường cân tráo đấu, đồ giả nói đồ thiệt, mưu này kế kia để gạt gẫm người đặng nuôi mạng sống, chặt tay chân, cột trói, hăm he, gạt cho lạc đường để cướp giựt của cải đem về để nuôi mạng. Do nhân lành ấy. Khi lâm chung được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ 10 điều lạc thú thần tiên …
Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: những răng khít khao và đều đặn; bốn cái răng nhọn thật trắng và sạch.
Hai tướng lạ này nếu Như Lai ở thế thì làm Vua chuyển luân vương trị vì dân chúng theo đường đạo đức, có uy quyền khắp cả tứ phương, có 7 báu, nhiều ngàn người con trai đều anh dũng dẹp trừ các kẻ nghịch, xứ sở được dồi dào của cải, no ấm, thái bình thạnh trị, không cần đến hình phạt hoặc vũ khí. Nếu xuất gia sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả phiền não và nhiều nhân vật tuỳ tùng rất trong sạch là hàng tứ chúng, Chư Thiên, Nhân loại, A tu la, Long vương, Càn thát bà đều là bậc có tâm trong sạch đến thọ giáo hộ tùng Như Lai.
Trong tướng thứ 31 có 2 tướng thành 32 tướng lạ cả thảy.
Khi Đức Thế Tôn giảng xong, các hàng tỳ khưu rất hoan hỉ thoả thích pháp Ngài đã giảng giải ấy.
– Dứt pháp hành để phát sanh 32 tướng tốt –
Chú Giải
Đức Phật có 4 pháp chan hoà – pamāna là: rūpa pamāna – sắc chan hòa (là lai láng, dồi dào sự tốt đẹp cao quý), dhamma pamāna – pháp chan hoà, ghosa pamāna – thinh chan hoà, lolupa pamāna – vui thích cách bình đẳng chan hoà.
Giải: Có người thích sắc tướng tốt của Ngài rồi vào tu hoặc phát tâm trong sạch làm điều thiện cũng có. Có người thích Ngài vì pháp cao thượng, vi tế, hợp lý rồi tu theo. Có người ưa thích tiếng thanh bai, tao nhã, êm ái nghe thật rõ ràng êm dịu như tiếng chim karavika rồi tu theo cũng có. Có người lại mến thích vì có tâm bình đẳng dầu cho người giàu kẻ nghèo đem món chi đến dâng cúng Ngài thì Ngài thọ dụng một cách vui vẻ không phân biệt vật cao quý hay thấp hèn vì vậy mà phường hạ lưu rất mến và theo thọ giáo với Ngài. Về sự thấy tướng tốt của Ngài mà pháp tâm trong sạch.
Lúc Phật còn tại thế, một hôm Ngài đến độ con một bà-la-môn vì quá bỏn xẻn, con đau không lo thuốc sợ tốn tiền hao của để đến gần chết, lại sợ người tới nhà thăm tốn trầu cau nên cho làm trại kế mé đường trước cửa cổng, tính khi nào con chết thì đem thiêu liền khỏi phải ai tới nhà bận rộn. Đức Phật biết được đến đứng gần bên trại ấy, cậu trai thấy dung nhan Đức Phật rất đẹp có hào quang sáu màu phát tâm trong sạch muốn đưa tay lên đảnh lễ nhưng vì đã kiệt sức nên giở lên không nổi, Đức Phật biết được tâm đang trong sạch khắn khít với hình ảnh Ngài (Buddhāramana). Ngài liền đi khỏi nơi ấy, đồng thời cậu trai ấy cũng tắt hơi. Liền khi ấy được sanh về cõi Trời Đạo Lợi.
Hoặc như ông Vakkali con một nhà thương gia, khi đến nghe pháp Đức Phật, thấy Ngài có 32 tướng tốt phát tâm thương mến Ngài rồi vào xin xuất gia. Khi xuất gia xong, ông không lo học hành chi cả, chỉ mỗi ngày thọ thực xong chờ đến giờ hội họp thì vào để nhìn xem dung nhan Đức Phật. Đức Phật biết nhưng không nói chi chờ cho duyên lành ông Vakkali đầy đủ. Một hôm duyên lành ông đã đến, Đức Phật bèn đuổi ông đi không cho ông ở để nhìn xem Đức Phật nữa. Ông Vakkali rất buồn rầu, chán nản và nghĩ rằng: Ta vì thương Đức Phật nên xuất gia ý muốn để nhìn xem Ngài cho thoả mãn. Nhưng Ngài lại đuổi ta đi không cho ở để xem nữa, như vậy ta còn sống làm chi, thôi ta lên núi nhảy xuống tự vận cho rồi. Tính xong ông đi thẳng lên chót núi, còn đang ngồi nhớ lại Đức Phật rồi sẽ tự vận. Vừa khi ấy Đức Phật Ngài phóng hào quang đến trước mặt thầy tỳ khưu Vakkali và kêu rằng: Này con, Như Lai ở đây! Ông Vakkali rất vui mừng vì cho Đức Phật cũng còn thương mình. Kế tiếp đức Thế Tôn mới thuyết pháp cho ông nghe rằng: “Yo Dhammam passati so mam passati. Yomam passati so dhammam passati – Ai thấy được pháp gọi là thấy Như Lai. Ai thấy được Như Lai cũng gọi là thấy pháp”.
Hơn nữa, này ông Vakkali, thân này dầu cho tốt đẹp đến đâu một ngày kia phải tiêu hoại không bền, khổ não, vô ngã cả, ông không nên quyến luyến chi đến thân uế trược này. Khi thuyết xong, ông Vakkali đắc A-la-hán luôn cả huệ phân tích liền bay đến chỗ Phật ngự đảnh lễ đức Thế Tôn.
Giải tới đây để chỉ rõ cho thấy, có người vì quá trong sạch, thoả thích với tướng tốt của Ngài mà được sanh về nhàn cảnh hoặc bỏ hết mọi sự đời xuất gia cho đến khi đắc đạo quả cũng có.
– Dứt 32 tướng tốt của Đức Phật-
Soạn xong tại P. Penh mùa Hạ năm Tân Sửu, PL. 2505 – DL. 1961
Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn
Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân
Hiệu đề thập ngoạt hoài thai
Tam niên nhũ bộ ai ai cho tường.
Kể ra mỗi sự trăm đường
Nghe thời phải gắng cho thường chớ sai.
Dặn dò già trẻ gái trai
Tưởng công cha khổ, nhớ hoài mẹ lao.
Trước thưa huynh đệ nhậm ngôn
Sau cùng thiện tín đồng môn đạo tình
Hằng ngày lạy Phật tụng kinh
Ráng tu thiền định sửa mình trì trai.
Thập thiện ráng giữ hỡi ai!
Tứ ân báo đáp chẳng sai phận mình.
Nhớ khi sanh sản khổ hình
Trăm cay ngàn đắng muôn ngàn so đo
Thọ thai lòng mẹ thêm lo
Chín tháng chẳng dám ăn no bao giờ.
Năm canh giấc ngủ tờ mờ
Cưu mang thai trẻ trông chờ lo âu
Nghĩ càng luỵ nhỏ thâm bâu
Khổ thân từ mẫu ruột đau như dần.
Khi sanh tán loạn tâm thần
Khó khăn sanh đẻ nửa mừng nửa lo.
Chậm xổ cha thật buồn so
Có khi bái tử chờ cho sổ lòng.
Nhớp nhơ trong chốn cử phòng
Cúi đầu chờ trẻ sổ lòng cho mau.
Lớn khôn phải nghĩ trước sau
Công ơn cha mẹ tả sao cho cùng.
Phải nằm một tháng trong cung
Ô trì huyết máu làm xung hao mòn.
Lá cây đầy nước nồi tròn
Lửa gây hừng hực dưới giường biết bao.
Đắng cay mẹ vẫn không nao
Làm con phải nhớ công lao sanh thành.
Thập ngoạt nhứt tử nhứt sanh
Tam niên gầy ốm mòn xanh thân mình.
Từ tâm mẹ rất thậm tình
Khi con la khóc luôn mình bồng đai.
Máu tươi từ ngực chảy ngay
Biến thành sữa lỏng để rày nuôi con.
Thân không bao quản hao mòn,
Nếu khi đau yếu lại còn chạy quay
Công mẹ giặt rửa liền tay
Chăm lo con trẻ bao nài thối hôi.
Đang đêm thổ tả lôi thôi
Mẹ cha bỏ ngủ rửa nôi lau mình
Rủi khi bịnh hoạn linh tinh
Chân không bén đất tình hình âu lo.
Con cười mẹ cũng vui cho
Con khóc mẹ lại buồn xo lo lường.
Thương con chịu khổ trăm đường
Dưỡng nuôi khôn lớn đoạn trường biết bao.
Làm người phải nhớ ơn cao
Đáp ân cha mẹ công lao sanh thành.
Ráng noi gương sự tu hành
Trau tâm sửa tánh làm lành thêm lên.
Dắt dìu cha mẹ đôi bên
Trên đường sáng suốt đồng lên Niết Bàn.
Hưởng miền cực lạc thanh nhàn
Thoát vòng khổ não muôn ngàn tử sanh.
Báo ân phụ mẫu đành rành
Mong cầu trăm họ thực hành chớ quên.
Tỳ khưu Bửu Chơn
[1] Có nhiều chỗ nói đức Phật có 32 tướng lạ và 80 phụ tướng, nhưng theo trong Tam tạng Pāli thì có giải đủ 32 tướng còn 80 phụ tướng thì không thấy nói tới. Trong chú giải chỉ có kể sơ qua rằng : 80 phụ tướng ấy cũng do 32 tướng ấy mà kể thêm ra, có tướng thì giải có 2 hoặc 3 điều vi tế thêm nữa, vì vậy mà mới có thêm đến 80 phụ tướng.
[2] Có nhiều gia chủ phú hộ, giúp đỡ đức vua.
[3] Vật phụ-tùng có 10 thứ là : cơm, nước, vải, xe, tràng hoa, vật thoa mình, giường ghế, chỗ ở, đèn hoặc dầu.Phi LộBao nhiêu nhân loại trên thế gian hình dáng mặt mày đều khác nhau, ít có giống nhau (trừ song thai) thậm chí đến trong một gia đình hay gia tộc cũng khác nhau, kẻ được chỗ nầy, xấu chỗ nọ, người cao kẻ thấp, ốm mập khác nhau, không khi nào giống nhau như khuôn đúc. Tại sao vậy? Câu hỏi nầy làm cho nhiều tôn giáo luôn cả khoa học cũng khó mà giải quyết được. Nhưng theo Phật giáo sự khác ấy không chi hơn là: mỗi nhân vật đều do nơi sự hành vi khác nhau, người thích làm thiện, kẻ ưa làm ác, người thì tham lam ích kỷ, kẻ lại rộng lượng lợi tha, người thì tánh tình cộc cằn hung ác, kẻ lại nhã nhặn hiền từ, người hống hách tự kiêu, kẻ lại khiêm tốn bình đẳng v.v… Do sự hành vi khác nhau như thế ấy nên khi tái sanh lại trong quốc độ hoặc cảnh giới nào mới có những hình dáng khác nhau tuỳ theo tâm tánh hành vi trong kiếp trước. Vì vậy mà: Ít có người được đầy đủ 32 tướng tốt và 80 phụ tướng[1]. Mặc dù các pháp tướng đều vô thường, nhưng người còn ở thế phần nhiều ai ai cũng muốn có tướng tốt và sắc đẹp cả.Đức Phật Ngài chuyển sanh từ hằng hà sa số kiếp để thực hiện cho tròn đủ 10 pháp ba la mật mới được những quả lành để tạo ra 32 tướng tốt ấy.Bần tăng tuỳ khả năng hiểu biết ráng phiên dịch xuôi theo Kinh PĀLI, theo thứ tự 32 tướng và nguyên nhân để phát sanh lên tướng ấy.Với sự ước mong rằng: Sau khi Quý vị độc giả đã đọc xong quyển kinh sẽ có nhiều quan niệm tốt tươi để thực nghiệm theo những phương châm mà đức Bổn sư đã từng thực hành trong nhiều kiếp trước.Do quả lành phiên dịch nầy, xin thành tâm hồi hướng đến các bậc thầy tổ và Song thân cùng luôn tất cả chúng sanh ba giới, bốn loài đồng chung thọ hưởng cho được mọi điều hạnh phúc cho đến khi đắc quả Niết Bàn.Rất mong thay !Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.Xin thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc Alahán, là bậc Chánh biến tri.__Nguyên Nhân Đức Phật Giải 32 Tướng            Một thuở nọ, đức Thế Tôn ngự nơi Bố Kim tự Jetavana của ông Cấp Cô Độc, trưởng giả gần thành Xá Vệ – Sāvathī.            Đức Phật kêu các thầy tỳ khưu mà dạy rằng: Này các thầy tỳ khưu, bậc vĩ nhân nào có đủ 32 tướng tốt thì bậc ấy chắc chắn chỉ có 2 địa vị là:Nếu bậc vĩ nhân ấy ở tại gia thì sẽ thành một vị chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, có quyền thế lan rộng khắp quả địa cầu, 4 biển bao chung quanh làm giới hạn, xứ sở rất phong túc, có 7 báu là: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, vợ báu, hộ báu[2], con báu. Ngài có rất nhiều con đều cường tráng anh dũng có thế đương cự lại với quân nghịch một cách dễ dàng. Ngài trị vì xứ sở bằng cách đạo đức là người người nên giữ ngũ giới, vì vậy mà khắp lãnh thổ của Ngài không có ranh giới, không trộm cướp, không tai nạn, của cải không cần gìn giữ, được phong phú, sung túc, thái bình, Ngài không khi nào cần dùng đến khí giới, hình phạt để cai trị dân chúng.Nếu Ngài xuất gia tu hành thì sẽ thành bậc Chánh đẳng Chánh giác.32 tướng tốt ấy là thế nào? 32 tướng tốt ấy là: 1) Supatitthita pādo hoti: Có 2 lòng bàn chân bằng thẳng (phần đông lòng bàn chân đều hũng vô, người lòng bàn chân ít hũng vô là tượng trưng người ít phiền não). 2) Hetthāpādatalesu cakkāni jātāni honti sahassārāni sanemikāni sanābhikāni sabbākāra paripūrāni: 2 lòng bàn chân đều có hình bánh xe có vành đùm và 1000 cây căm mỗi khoản đều nhau. 3) Āyatapanhi hoti: Có gót chân thật dài. 4) Dīghangulī hoti: Có ngón chân và ngón tay thiệt dài và nhọn như dùi trống. 5) Mudataruna hatthapādo hoti: Có lòng bàn tay và bàn chân mềm mại.6) Jāla hatthapādo hoti: Lòng bàn tay và bàn chân có chỉ giăng như lưới. 7) Ussankha pādohoti: Cổ chân hình như nổi lên trên bàn chân. 8) Enijangho hoti: Có ống quyển tròn thon như ống chân con hưu. 9) Thitako va anonamanto ubhohi pānitalehi jannukāni parimasati parimajjati: Có hai cánh tay thật dài, khi đứng dậy không cần cúi xuống cũng rờ đụng tới đầu gối. 10) Kosohita vatthaguyho hoti: Ngọc hành (dương vật) ẩn vào trong bọc da (như dương vật con voi). 11) Suvanna vanno hoti: Màu da vàng sạch như vàng ròng. 12) Sukhumacchavi hoti sukhumattā chaviyā rajojallam kāyena na upalippati: Da thật mịn láng trơn, bụi trần không đóng dính được trên thân mình. 13) Ekekalomo hoti: Mỗi lỗ chân lông chỉ mọc một sợi lông. 14) Uddhanga lomo hoti uddhangāni lomāni jātāni nīlāni ānjana vannāni kundalavattāni dakkhinā vattaka jatāni: Tất cả lông đều cong đầu trở lên, uốn qua phía tay mặt, màu xanh đậm như bông biếc, uốn quắn lại có vòng. 15) Brahmujugatto hoti: Thân mình ngay thẳng, như thân mình của Trời Phạm Thiên. 16) Sattussado hoti: Thịt trong 7 chỗ đều no đầy bằng thẳng (thịt cần cổ, 2 lưng bàn tay, 2 lưng bàn chân, 2 bả vai). 17) Sīhapubbaddha kāyo hoti: Thân mình từ phân nửa trở lên giống như thân mình con sư tử hẩu. 18) Pittantaramso hoti: Lưng đầy bằng thẳng. 19) Nigrodhaparimandalo hoti: Thân người đều như cây da hay gừa, là thân người bao cao thì sãi tay cũng bằng nhau. 20) Samavattakkhandho hoti: Cần cổ đều và tròn trịa. 21) Rasaggasaggī hoti: Có 700 sợi gân thật nhỏ châu đầu lại cuống lưỡi để lãnh lấy hương vị khi để vô lưỡi (liền dẫn đem khắp châu thân). 22) Sihahanu hoti: Cằm tròn như cằm sư tử hoặc như trăng ngày 12. 23) Cattālīsadanto hoti: Có 40 cái răng (hàm trên 20, dưới 20). 24) Samadanto hoti: Răng ấy rất đều đặn bằng nhau. 25) Aviraladanto hoti: Răng ấy rất khít khao nhau. 26) Susukkadatho hoti: 4 răng nhọn thật trắng và sạch. 27) Pahūtājivaho hoti: Lưỡi thật lớn, dài và mềm (có thể le ra đậy cả mặt, hay cuốn lại xỏ vào lỗ mũi hoặc lỗ tai được). 28) Brahmassaro hoti: Tiếng nói rõ rệt êm dịu như tiếng nói của trời Phạm Thiên hay là tiếng chim karavika. 29) Abhinīla netto hoti: Tròng con mắt đen huyền (như mắt bò con). 30) Gopakhumo hoti: Có lông nheo mịn như lông bò con. 31)Unnā bhamukantare jātāhoti odātā mudutūlasannibhā: Những lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn. 32) Unhīsa sīso hoti: Cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay mặt coi hình như đội mão.Này các thầy tỳ khưu, các nhà đạo sĩ thường khoe mình thông hiểu 32 tướng lạ của bậc vĩ nhân, nhưng các nhà đạo sĩ ấy không biết được bậc vĩ nhân ấy thực hành theo pháp nào mà có 32 tướng tốt ấy.Sự Thực Hành Để Phát Sanh Mỗi TướngNày các thầy tỳ khưu, thuở trước kia, trong những kiếp trước Như Lai sanh làm người đã thọ trì những pháp lành (kusaladhamma) không gián đoạn là thân, khẩu, ý hằng giữ gìn trong sạch, bố thí, trì giới, bát quan trai, phận sự phải thực hành đối với cha mẹ, các bậc Sa môn, Bà la môn những người trưởng thượng trong gia tộc và điều lành khác nữa. Vì vậy mà khi Như Lai tan rã ngũ uẩn được sanh về cõi trời. Lúc ấy Như Lai được hưởng quả lành 10 điều là: tuổi thọ, màu da, sự yên vui, danh vọng, địa vị, sắc tướng, thinh, hương, vị, xúc đều của thần tiên vi tế và thanh cao cả. Khi hết phước cõi thiên đường trở xuống cõi trần gian sanh làm người mới được 2 lòng bàn chân bằng thẳng khi đạp xuống hoặc giở lên cũng bằng thẳng như nhau. Tướng lạ này nếu ở tại gia thì làm Vua chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, quyền thế lan rộng khắp tứ phương, có 7 báu v.v..Nếu xuất gia thì sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả ái dục phiền não, không nao núng, run sợ trước quân nghịch bên trong và bên ngoài như tham, sân, si và các bậc Sa môn, Bà la môn, Chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên cả thảy.Trong những kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường làm cho nhiều người được sự an vui, khỏi kinh hãi, sợ sệt, lo gìn giữ bảo bọc họ cho hợp pháp lại thêm bỏ của cải ra bố thí luôn cả vật phụ tùng[3]. Do nhân lành ấy khi hết tuổi thọ được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ sự an vui lạc thú, khi tái sanh lại làm người mới được bàn chân có hình bánh xe, vành, đùm và 1000 cây căm sanh lên rõ rệt.4. 5. Kiếp trước kia, Như Lai thường xa lánh sự sát sanh, huỷ bỏ hình phạt và khí giới, ghê sợ tội lỗi, có lòng từ bi thương xót mọi người, thường giúp đỡ nhiều điều lợi ích. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người mới được 3 tướng lạ là: gót thật dài; ngón tay và ngón chân thật dài; thân mình giống như thân mình trời Phạm Thiên.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường cho vật thực mặn, ngọt rất quý báu cao lương và các thứ nước ngọt đáng ưa thích (như nước trái xoài, chuối, trâm, viết, thanh trà v.v..). Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người mới được thịt trong 7 chỗ no đầy bằng thẳng.8. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay tế độ mọi người trong bốn điều là: bố thí, lời nói cho người thương mến, làm cho người được sự lợi ích, hạ mình bình đẳng (là không tự tôn tự đại). Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: lòng bàn tay, chân mềm như bông gòn; lòng bàn tay, chân có những chỉ như lưới giăng.10. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay nói điều lợi ích, đúng theo chân lý giảng giải cho người được sự lợi ích, yên vui và thường hay bố thí pháp. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người được 2 tướng lạ là: cổ chân hình như nổi lên, đầu lông đều cong lên uốn quắn qua phía mặt.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay chỉ dạy cho nhiều người những nghề tầm thường hoặc nghề cao quý, các môn học kỹ thuật, khoa học và những hạnh kiểm cao thượng, như trì ngũ giới, bát quan trai giới hoặc giới bậc xuất gia, trong tâm nghĩ rằng: Làm thế nào cho họ được mau hiểu biết, thực hành theo mau chóng khỏi phải tổn phí nhiều thì giờ. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh làm người được 2 ống chân thon dài và tròn trịa giống như ống chân con hưu.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay đến viếng các bậc Sa môn hoặc Bà la môn để hỏi đạo như vầy: Bạch các Ngài, thế nào gọi là thiện? Thế nào gọi là ác? Hành động thế nào gọi là thấp hèn? Hành vi thế nào gọi là cao thượng? Sự hành động thế nào nên hành theo? Thế nào không nên hành theo? Sự thực hành thế nào làm cho ta không được sự tấn hoá lợi ích? Sự thực hành thế nào làm cho ta được lợi ích, sự yên vui lâu dài? Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người được da thật mịn láng trơn, bụi trần rớt không dính được.Kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường không sân hận, bất bình, dầu cho nhiều người đến mắng nhiếc cũng không hờn, không giận, không thù, không oán, không hãm hại cũng không tỏ vẻ buồn cho thấy rõ bằng thân, khẩu đâu. Nhưng trái lại, Như Lai cho vật trải ngồi, y vải thật mịn màng, mềm mại đến họ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được màu da như vàng ròng bóng láng, mịn màng, khít khao.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay thương yêu, thân mật, tiếp đãi thân hữu đã cách mặt từ lâu. Tiếp độ cha mẹ, anh em, con trai gái và rất vui thích trong sự thuận hoà với mọi người. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người có dương vật (ngọc hành) ẩn trong bọc da (như dương vật con voi). Tướng lạ này nếu ở thế thì có nhiều ngàn người con anh dũng, dạn dĩ; nếu xuất gia thì cũng có rất nhiều con (là đệ tử) dạn dĩ, sáng suốt, dễ dạy.16. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay suy xét tìm sự tiếp độ công chúng, tự mình biết được không cần ai chỉ bảo, hạng người này có đức lành bằng với hạng kia, biết rõ hạng người bậc hạ, trung, thượng để tiếp đãi cho phù hợp với trình độ, biết rõ đức lành của người này đáng thọ lãnh lễ vật cúng dường như thế này. Người kia thì nên lãnh lễ vật như thế kia, khi biết rõ như vậy Như Lai mới làm sự lợi ích tuỳ theo đức lành của mỗi bậc khác nhau. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có thân mình đều đặn như cây gừa hay cây da, khi đứng khỏi cần phải cúi xuống nhưng 2 tay rờ đụng tới đầu gối.Tướng lạ này nếu ở tại gia có nhiều của cải đầy kho, đầy lẩm, còn nếu xuất gia thì được 7 kho báu là: đức tin, trì giới, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi, nghe nhiều học rộng, bố thí và trí tuệ.18. 19. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay ước nguyện và làm thế nào cho bá gia bá tánh được sự tấn hoá, sự lợi ích, sự an vui thái bình, nhiều đức tin, giới hạnh, tuổi thọ, trí tuệ, của cải, ruộng vườn, vợ con, tôi tớ, thân quyến, bầu bạn, tông môn được dồi dào đầy đủ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 3 tướng tốt là: thân mình phân nửa phía trên giống như thân mình con sư tử, cái lưng thật bằng thẳng không có trũng vô, cần cổ đều đặn tròn trịa.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có hay đánh đập các loài thú bằng tay, cục đất, cây, khí giới làm cho nó đau khổ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người được lưỡi có nhiều sợi gân ngóc đầu lên để lãnh vật thực khi để vào lưỡi và đem vị trần ấy liền dẫn khắp trong châu thân. Tướng lạ này nếu ở thế Như Lai ít có bịnh hoạn đau khổ; nếu xuất gia đắc thành chánh giác, có cơ thể điều hoà ít bịnh hoạn, đau khổ.22. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có liếc mắt nhìn người (với lòng sân hận) hoặc háy nguýt người vì lòng oán ghét. Là người có tâm ngay thẳng chân chánh nhìn người đầy tròng con mắt hoặc bằng cặp mắt yêu thương. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có cặp mắt xanh tươi đen huyền như mắt bò con, có lông nheo thật mịn như lông bò cái non.Nếu còn tại gia thì mọi người trông đến Như Lai rất vừa lòng thương mến, đẹp ý muốn nhìn xem không mãn nhãn. Nếu xuất gia đắc thành Chánh giác thì rất được vừa lòng đẹp ý nhiều người muốn nhìn xem bằng cách quý mến.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay dẫn đầu, làm hướng đạo cho nhiều người trong các điều lành như: thân, khẩu, ý trong sạch, bố thí, trì ngũ giới, bát quan trai, hầu hạ cha mẹ, các bậc Sa môn hoặc Bà la môn, các bậc trưởng lão trong gia tộc và những pháp lành khác. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay phải coi giống như đội mão. Tướng lạ này khi ở tại gia thì được nhiều hạng người tuỳ tùng, hầu hạ, nếu xuất gia thì cũng được rất nhiều người tuỳ tùng như: Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Thiện nam, Tín nữ, Chư Thiên, A-tu-la, Long vương, Càn thát bà.25. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói láo, chỉ nói lời chân thật, ngay thẳng, đáng tin cậy không nói gạt gẫm người. Do nhân lành ấy ….Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: mỗi sợi lông mọc trong mỗi lỗ đều nhau và ngóc đầu trở lên; lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn.Hai tướng này khi ở thế thì tất cả quan quân đều nghe và thực hành theo huấn lệnh, nếu xuất gia thì tất cả hàng đệ tử đều cuối đầu tuân nghe theo huấn từ chỉ dạy.27. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường dứt bỏ xa tránh lời nói đâm thọc, khi nghe chỗ này không đem lại chỗ kia làm cho 2 đàng chia rẽ hoặc nghe đàng kia không đem nói lại đàng này, là người ưa giảng hoà cho người đã chia rẽ. Người đã hoà thuận rồi thì nói cho càng hoà thuận thêm. Ưa thích, vui lòng với sự hoà hảo luôn luôn. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có đúng 40 cái răng, những răng ấy rất đều và khít nhau.Nếu khi còn ở thế làm vua thì những quan quân tuỳ tùng không khi nào chia rẽ. Nếu xuất gia thành Chánh giác thì hàng tứ chúng cũng thuận hoà, vui vẻ không chia rẽ nhau.29. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói cộc cằn, thoá mạ người, lại dùng lời nói vô tội, nói êm ái làm cho người để tâm thương mến, vừa lòng, yêu chuộng, lời nói của người ở kinh đô. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: có lưỡi thật dài và lớn; tiếng nói thật rõ ràng êm dịu như tiếng của trời Phạm Thiên hay là chim karavika.Hai tướng lạ này nếu ở thế thì làm vua khi nói ra điều chi làm cho mọi người phải kính nể mà thừa hành theo; nếu xuất gia thì đắc thành Chánh giác tất cả các hàng tứ chúng đều vâng giữ hành theo lời giảng dạy của Như Lai.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói vô ích, viển vông, lại dùng lời chân thật đứng đắn, theo nhân, theo quả, giảng dạy cho người để vào tâm, có bằng cớ dứt khoát, có lợi ích và đúng thì giờ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được cái cằm tròn như cằm sư tử hẩu hoặc như trăng ngày 12. Tướng lạ này khi ở thế làm vua thì toàn thắng tất cả kẻ nghịch, nếu xuất gia thành Chánh giác thì kẻ nghịch bên trong là phiền não và quân nghịch bên ngoài là người, trời, Ma vương, Như Lai cũng dẹp yên không thể quấy nhiễu Như Lai được.32. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh sự nuôi mạng tà vạy (Micchājīva) và luôn luôn sanh sống bằng cách nuôi mạng chân chánh (sammā ājīva) là xa tránh sự lường gạt người bằng cách lường cân tráo đấu, đồ giả nói đồ thiệt, mưu này kế kia để gạt gẫm người đặng nuôi mạng sống, chặt tay chân, cột trói, hăm he, gạt cho lạc đường để cướp giựt của cải đem về để nuôi mạng. Do nhân lành ấy. Khi lâm chung được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ 10 điều lạc thú thần tiên …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: những răng khít khao và đều đặn; bốn cái răng nhọn thật trắng và sạch.Hai tướng lạ này nếu Như Lai ở thế thì làm Vua chuyển luân vương trị vì dân chúng theo đường đạo đức, có uy quyền khắp cả tứ phương, có 7 báu, nhiều ngàn người con trai đều anh dũng dẹp trừ các kẻ nghịch, xứ sở được dồi dào của cải, no ấm, thái bình thạnh trị, không cần đến hình phạt hoặc vũ khí. Nếu xuất gia sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả phiền não và nhiều nhân vật tuỳ tùng rất trong sạch là hàng tứ chúng, Chư Thiên, Nhân loại, A tu la, Long vương, Càn thát bà đều là bậc có tâm trong sạch đến thọ giáo hộ tùng Như Lai.Trong tướng thứ 31 có 2 tướng thành 32 tướng lạ cả thảy.Khi Đức Thế Tôn giảng xong, các hàng tỳ khưu rất hoan hỉ thoả thích pháp Ngài đã giảng giải ấy.– Dứt pháp hành để phát sanh 32 tướng tốt –—Chú GiảiĐức Phật có 4 pháp chan hoà – pamāna là: rūpa pamāna – sắc chan hòa (là lai láng, dồi dào sự tốt đẹp cao quý), dhamma pamāna – pháp chan hoà, ghosa pamāna – thinh chan hoà, lolupa pamāna – vui thích cách bình đẳng chan hoà.Giải: Có người thích sắc tướng tốt của Ngài rồi vào tu hoặc phát tâm trong sạch làm điều thiện cũng có. Có người thích Ngài vì pháp cao thượng, vi tế, hợp lý rồi tu theo. Có người ưa thích tiếng thanh bai, tao nhã, êm ái nghe thật rõ ràng êm dịu như tiếng chim karavika rồi tu theo cũng có. Có người lại mến thích vì có tâm bình đẳng dầu cho người giàu kẻ nghèo đem món chi đến dâng cúng Ngài thì Ngài thọ dụng một cách vui vẻ không phân biệt vật cao quý hay thấp hèn vì vậy mà phường hạ lưu rất mến và theo thọ giáo với Ngài. Về sự thấy tướng tốt của Ngài mà pháp tâm trong sạch.Lúc Phật còn tại thế, một hôm Ngài đến độ con một bà-la-môn vì quá bỏn xẻn, con đau không lo thuốc sợ tốn tiền hao của để đến gần chết, lại sợ người tới nhà thăm tốn trầu cau nên cho làm trại kế mé đường trước cửa cổng, tính khi nào con chết thì đem thiêu liền khỏi phải ai tới nhà bận rộn. Đức Phật biết được đến đứng gần bên trại ấy, cậu trai thấy dung nhan Đức Phật rất đẹp có hào quang sáu màu phát tâm trong sạch muốn đưa tay lên đảnh lễ nhưng vì đã kiệt sức nên giở lên không nổi, Đức Phật biết được tâm đang trong sạch khắn khít với hình ảnh Ngài (Buddhāramana). Ngài liền đi khỏi nơi ấy, đồng thời cậu trai ấy cũng tắt hơi. Liền khi ấy được sanh về cõi Trời Đạo Lợi.Hoặc như ông Vakkali con một nhà thương gia, khi đến nghe pháp Đức Phật, thấy Ngài có 32 tướng tốt phát tâm thương mến Ngài rồi vào xin xuất gia. Khi xuất gia xong, ông không lo học hành chi cả, chỉ mỗi ngày thọ thực xong chờ đến giờ hội họp thì vào để nhìn xem dung nhan Đức Phật. Đức Phật biết nhưng không nói chi chờ cho duyên lành ông Vakkali đầy đủ. Một hôm duyên lành ông đã đến, Đức Phật bèn đuổi ông đi không cho ông ở để nhìn xem Đức Phật nữa. Ông Vakkali rất buồn rầu, chán nản và nghĩ rằng: Ta vì thương Đức Phật nên xuất gia ý muốn để nhìn xem Ngài cho thoả mãn. Nhưng Ngài lại đuổi ta đi không cho ở để xem nữa, như vậy ta còn sống làm chi, thôi ta lên núi nhảy xuống tự vận cho rồi. Tính xong ông đi thẳng lên chót núi, còn đang ngồi nhớ lại Đức Phật rồi sẽ tự vận. Vừa khi ấy Đức Phật Ngài phóng hào quang đến trước mặt thầy tỳ khưu Vakkali và kêu rằng: Này con, Như Lai ở đây! Ông Vakkali rất vui mừng vì cho Đức Phật cũng còn thương mình. Kế tiếp đức Thế Tôn mới thuyết pháp cho ông nghe rằng: “Yo Dhammam passati so mam passati. Yomam passati so dhammam passati – Ai thấy được pháp gọi là thấy Như Lai. Ai thấy được Như Lai cũng gọi là thấy pháp”.Hơn nữa, này ông Vakkali, thân này dầu cho tốt đẹp đến đâu một ngày kia phải tiêu hoại không bền, khổ não, vô ngã cả, ông không nên quyến luyến chi đến thân uế trược này. Khi thuyết xong, ông Vakkali đắc A-la-hán luôn cả huệ phân tích liền bay đến chỗ Phật ngự đảnh lễ đức Thế Tôn.Giải tới đây để chỉ rõ cho thấy, có người vì quá trong sạch, thoả thích với tướng tốt của Ngài mà được sanh về nhàn cảnh hoặc bỏ hết mọi sự đời xuất gia cho đến khi đắc đạo quả cũng có.– Dứt 32 tướng tốt của Đức Phật-Soạn xong tại P. Penh mùa Hạ năm Tân Sửu, PL. 2505 – DL. 1961Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu ChơnBáo Hiếu Phụ Mẫu ÂnHiệu đề thập ngoạt hoài thaiTam niên nhũ bộ ai ai cho tường.Kể ra mỗi sự trăm đườngNghe thời phải gắng cho thường chớ sai.Dặn dò già trẻ gái traiTưởng công cha khổ, nhớ hoài mẹ lao.Trước thưa huynh đệ nhậm ngônSau cùng thiện tín đồng môn đạo tìnhHằng ngày lạy Phật tụng kinhRáng tu thiền định sửa mình trì trai.Thập thiện ráng giữ hỡi ai!Tứ ân báo đáp chẳng sai phận mình.Nhớ khi sanh sản khổ hìnhTrăm cay ngàn đắng muôn ngàn so đoThọ thai lòng mẹ thêm loChín tháng chẳng dám ăn no bao giờ.Năm canh giấc ngủ tờ mờCưu mang thai trẻ trông chờ lo âuNghĩ càng luỵ nhỏ thâm bâuKhổ thân từ mẫu ruột đau như dần.Khi sanh tán loạn tâm thầnKhó khăn sanh đẻ nửa mừng nửa lo.Chậm xổ cha thật buồn soCó khi bái tử chờ cho sổ lòng.Nhớp nhơ trong chốn cử phòngCúi đầu chờ trẻ sổ lòng cho mau.Lớn khôn phải nghĩ trước sauCông ơn cha mẹ tả sao cho cùng.Phải nằm một tháng trong cungÔ trì huyết máu làm xung hao mòn.Lá cây đầy nước nồi trònLửa gây hừng hực dưới giường biết bao.Đắng cay mẹ vẫn không naoLàm con phải nhớ công lao sanh thành.Thập ngoạt nhứt tử nhứt sanhTam niên gầy ốm mòn xanh thân mình.Từ tâm mẹ rất thậm tìnhKhi con la khóc luôn mình bồng đai.Máu tươi từ ngực chảy ngayBiến thành sữa lỏng để rày nuôi con.Thân không bao quản hao mòn,Nếu khi đau yếu lại còn chạy quayCông mẹ giặt rửa liền tayChăm lo con trẻ bao nài thối hôi.Đang đêm thổ tả lôi thôiMẹ cha bỏ ngủ rửa nôi lau mìnhRủi khi bịnh hoạn linh tinhChân không bén đất tình hình âu lo.Con cười mẹ cũng vui choCon khóc mẹ lại buồn xo lo lường.Thương con chịu khổ trăm đườngDưỡng nuôi khôn lớn đoạn trường biết bao.Làm người phải nhớ ơn caoĐáp ân cha mẹ công lao sanh thành.Ráng noi gương sự tu hànhTrau tâm sửa tánh làm lành thêm lên.Dắt dìu cha mẹ đôi bênTrên đường sáng suốt đồng lên Niết Bàn.Hưởng miền cực lạc thanh nhànThoát vòng khổ não muôn ngàn tử sanh.Báo ân phụ mẫu đành rànhMong cầu trăm họ thực hành chớ quên.Tỳ khưu Bửu Chơn[1] Có nhiều chỗ nói đức Phật có 32 tướng lạ và 80 phụ tướng, nhưng theo trong Tam tạng Pāli thì có giải đủ 32 tướng còn 80 phụ tướng thì không thấy nói tới. Trong chú giải chỉ có kể sơ qua rằng : 80 phụ tướng ấy cũng do 32 tướng ấy mà kể thêm ra, có tướng thì giải có 2 hoặc 3 điều vi tế thêm nữa, vì vậy mà mới có thêm đến 80 phụ tướng.[2] Có nhiều gia chủ phú hộ, giúp đỡ đức vua.[3] Vật phụ-tùng có 10 thứ là : cơm, nước, vải, xe, tràng hoa, vật thoa mình, giường ghế, chỗ ở, đèn hoặc dầu.Phi LộBao nhiêu nhân loại trên thế gian hình dáng mặt mày đều khác nhau, ít có giống nhau (trừ song thai) thậm chí đến trong một gia đình hay gia tộc cũng khác nhau, kẻ được chỗ nầy, xấu chỗ nọ, người cao kẻ thấp, ốm mập khác nhau, không khi nào giống nhau như khuôn đúc. Tại sao vậy? Câu hỏi nầy làm cho nhiều tôn giáo luôn cả khoa học cũng khó mà giải quyết được. Nhưng theo Phật giáo sự khác ấy không chi hơn là: mỗi nhân vật đều do nơi sự hành vi khác nhau, người thích làm thiện, kẻ ưa làm ác, người thì tham lam ích kỷ, kẻ lại rộng lượng lợi tha, người thì tánh tình cộc cằn hung ác, kẻ lại nhã nhặn hiền từ, người hống hách tự kiêu, kẻ lại khiêm tốn bình đẳng v.v… Do sự hành vi khác nhau như thế ấy nên khi tái sanh lại trong quốc độ hoặc cảnh giới nào mới có những hình dáng khác nhau tuỳ theo tâm tánh hành vi trong kiếp trước. Vì vậy mà: Ít có người được đầy đủ 32 tướng tốt và 80 phụ tướng[1]. Mặc dù các pháp tướng đều vô thường, nhưng người còn ở thế phần nhiều ai ai cũng muốn có tướng tốt và sắc đẹp cả.Đức Phật Ngài chuyển sanh từ hằng hà sa số kiếp để thực hiện cho tròn đủ 10 pháp ba la mật mới được những quả lành để tạo ra 32 tướng tốt ấy.Bần tăng tuỳ khả năng hiểu biết ráng phiên dịch xuôi theo Kinh PĀLI, theo thứ tự 32 tướng và nguyên nhân để phát sanh lên tướng ấy.Với sự ước mong rằng: Sau khi Quý vị độc giả đã đọc xong quyển kinh sẽ có nhiều quan niệm tốt tươi để thực nghiệm theo những phương châm mà đức Bổn sư đã từng thực hành trong nhiều kiếp trước.Do quả lành phiên dịch nầy, xin thành tâm hồi hướng đến các bậc thầy tổ và Song thân cùng luôn tất cả chúng sanh ba giới, bốn loài đồng chung thọ hưởng cho được mọi điều hạnh phúc cho đến khi đắc quả Niết Bàn.Rất mong thay !Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.Xin thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc Alahán, là bậc Chánh biến tri.__Nguyên Nhân Đức Phật Giải 32 Tướng            Một thuở nọ, đức Thế Tôn ngự nơi Bố Kim tự Jetavana của ông Cấp Cô Độc, trưởng giả gần thành Xá Vệ – Sāvathī.            Đức Phật kêu các thầy tỳ khưu mà dạy rằng: Này các thầy tỳ khưu, bậc vĩ nhân nào có đủ 32 tướng tốt thì bậc ấy chắc chắn chỉ có 2 địa vị là:Nếu bậc vĩ nhân ấy ở tại gia thì sẽ thành một vị chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, có quyền thế lan rộng khắp quả địa cầu, 4 biển bao chung quanh làm giới hạn, xứ sở rất phong túc, có 7 báu là: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, vợ báu, hộ báu[2], con báu. Ngài có rất nhiều con đều cường tráng anh dũng có thế đương cự lại với quân nghịch một cách dễ dàng. Ngài trị vì xứ sở bằng cách đạo đức là người người nên giữ ngũ giới, vì vậy mà khắp lãnh thổ của Ngài không có ranh giới, không trộm cướp, không tai nạn, của cải không cần gìn giữ, được phong phú, sung túc, thái bình, Ngài không khi nào cần dùng đến khí giới, hình phạt để cai trị dân chúng.Nếu Ngài xuất gia tu hành thì sẽ thành bậc Chánh đẳng Chánh giác.32 tướng tốt ấy là thế nào? 32 tướng tốt ấy là: 1) Supatitthita pādo hoti: Có 2 lòng bàn chân bằng thẳng (phần đông lòng bàn chân đều hũng vô, người lòng bàn chân ít hũng vô là tượng trưng người ít phiền não). 2) Hetthāpādatalesu cakkāni jātāni honti sahassārāni sanemikāni sanābhikāni sabbākāra paripūrāni: 2 lòng bàn chân đều có hình bánh xe có vành đùm và 1000 cây căm mỗi khoản đều nhau. 3) Āyatapanhi hoti: Có gót chân thật dài. 4) Dīghangulī hoti: Có ngón chân và ngón tay thiệt dài và nhọn như dùi trống. 5) Mudataruna hatthapādo hoti: Có lòng bàn tay và bàn chân mềm mại.6) Jāla hatthapādo hoti: Lòng bàn tay và bàn chân có chỉ giăng như lưới. 7) Ussankha pādohoti: Cổ chân hình như nổi lên trên bàn chân. 8) Enijangho hoti: Có ống quyển tròn thon như ống chân con hưu. 9) Thitako va anonamanto ubhohi pānitalehi jannukāni parimasati parimajjati: Có hai cánh tay thật dài, khi đứng dậy không cần cúi xuống cũng rờ đụng tới đầu gối. 10) Kosohita vatthaguyho hoti: Ngọc hành (dương vật) ẩn vào trong bọc da (như dương vật con voi). 11) Suvanna vanno hoti: Màu da vàng sạch như vàng ròng. 12) Sukhumacchavi hoti sukhumattā chaviyā rajojallam kāyena na upalippati: Da thật mịn láng trơn, bụi trần không đóng dính được trên thân mình. 13) Ekekalomo hoti: Mỗi lỗ chân lông chỉ mọc một sợi lông. 14) Uddhanga lomo hoti uddhangāni lomāni jātāni nīlāni ānjana vannāni kundalavattāni dakkhinā vattaka jatāni: Tất cả lông đều cong đầu trở lên, uốn qua phía tay mặt, màu xanh đậm như bông biếc, uốn quắn lại có vòng. 15) Brahmujugatto hoti: Thân mình ngay thẳng, như thân mình của Trời Phạm Thiên. 16) Sattussado hoti: Thịt trong 7 chỗ đều no đầy bằng thẳng (thịt cần cổ, 2 lưng bàn tay, 2 lưng bàn chân, 2 bả vai). 17) Sīhapubbaddha kāyo hoti: Thân mình từ phân nửa trở lên giống như thân mình con sư tử hẩu. 18) Pittantaramso hoti: Lưng đầy bằng thẳng. 19) Nigrodhaparimandalo hoti: Thân người đều như cây da hay gừa, là thân người bao cao thì sãi tay cũng bằng nhau. 20) Samavattakkhandho hoti: Cần cổ đều và tròn trịa. 21) Rasaggasaggī hoti: Có 700 sợi gân thật nhỏ châu đầu lại cuống lưỡi để lãnh lấy hương vị khi để vô lưỡi (liền dẫn đem khắp châu thân). 22) Sihahanu hoti: Cằm tròn như cằm sư tử hoặc như trăng ngày 12. 23) Cattālīsadanto hoti: Có 40 cái răng (hàm trên 20, dưới 20). 24) Samadanto hoti: Răng ấy rất đều đặn bằng nhau. 25) Aviraladanto hoti: Răng ấy rất khít khao nhau. 26) Susukkadatho hoti: 4 răng nhọn thật trắng và sạch. 27) Pahūtājivaho hoti: Lưỡi thật lớn, dài và mềm (có thể le ra đậy cả mặt, hay cuốn lại xỏ vào lỗ mũi hoặc lỗ tai được). 28) Brahmassaro hoti: Tiếng nói rõ rệt êm dịu như tiếng nói của trời Phạm Thiên hay là tiếng chim karavika. 29) Abhinīla netto hoti: Tròng con mắt đen huyền (như mắt bò con). 30) Gopakhumo hoti: Có lông nheo mịn như lông bò con. 31)Unnā bhamukantare jātāhoti odātā mudutūlasannibhā: Những lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn. 32) Unhīsa sīso hoti: Cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay mặt coi hình như đội mão.Này các thầy tỳ khưu, các nhà đạo sĩ thường khoe mình thông hiểu 32 tướng lạ của bậc vĩ nhân, nhưng các nhà đạo sĩ ấy không biết được bậc vĩ nhân ấy thực hành theo pháp nào mà có 32 tướng tốt ấy.Sự Thực Hành Để Phát Sanh Mỗi TướngNày các thầy tỳ khưu, thuở trước kia, trong những kiếp trước Như Lai sanh làm người đã thọ trì những pháp lành (kusaladhamma) không gián đoạn là thân, khẩu, ý hằng giữ gìn trong sạch, bố thí, trì giới, bát quan trai, phận sự phải thực hành đối với cha mẹ, các bậc Sa môn, Bà la môn những người trưởng thượng trong gia tộc và điều lành khác nữa. Vì vậy mà khi Như Lai tan rã ngũ uẩn được sanh về cõi trời. Lúc ấy Như Lai được hưởng quả lành 10 điều là: tuổi thọ, màu da, sự yên vui, danh vọng, địa vị, sắc tướng, thinh, hương, vị, xúc đều của thần tiên vi tế và thanh cao cả. Khi hết phước cõi thiên đường trở xuống cõi trần gian sanh làm người mới được 2 lòng bàn chân bằng thẳng khi đạp xuống hoặc giở lên cũng bằng thẳng như nhau. Tướng lạ này nếu ở tại gia thì làm Vua chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, quyền thế lan rộng khắp tứ phương, có 7 báu v.v..Nếu xuất gia thì sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả ái dục phiền não, không nao núng, run sợ trước quân nghịch bên trong và bên ngoài như tham, sân, si và các bậc Sa môn, Bà la môn, Chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên cả thảy.Trong những kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường làm cho nhiều người được sự an vui, khỏi kinh hãi, sợ sệt, lo gìn giữ bảo bọc họ cho hợp pháp lại thêm bỏ của cải ra bố thí luôn cả vật phụ tùng[3]. Do nhân lành ấy khi hết tuổi thọ được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ sự an vui lạc thú, khi tái sanh lại làm người mới được bàn chân có hình bánh xe, vành, đùm và 1000 cây căm sanh lên rõ rệt.4. 5. Kiếp trước kia, Như Lai thường xa lánh sự sát sanh, huỷ bỏ hình phạt và khí giới, ghê sợ tội lỗi, có lòng từ bi thương xót mọi người, thường giúp đỡ nhiều điều lợi ích. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người mới được 3 tướng lạ là: gót thật dài; ngón tay và ngón chân thật dài; thân mình giống như thân mình trời Phạm Thiên.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường cho vật thực mặn, ngọt rất quý báu cao lương và các thứ nước ngọt đáng ưa thích (như nước trái xoài, chuối, trâm, viết, thanh trà v.v..). Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người mới được thịt trong 7 chỗ no đầy bằng thẳng.8. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay tế độ mọi người trong bốn điều là: bố thí, lời nói cho người thương mến, làm cho người được sự lợi ích, hạ mình bình đẳng (là không tự tôn tự đại). Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: lòng bàn tay, chân mềm như bông gòn; lòng bàn tay, chân có những chỉ như lưới giăng.10. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay nói điều lợi ích, đúng theo chân lý giảng giải cho người được sự lợi ích, yên vui và thường hay bố thí pháp. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người được 2 tướng lạ là: cổ chân hình như nổi lên, đầu lông đều cong lên uốn quắn qua phía mặt.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay chỉ dạy cho nhiều người những nghề tầm thường hoặc nghề cao quý, các môn học kỹ thuật, khoa học và những hạnh kiểm cao thượng, như trì ngũ giới, bát quan trai giới hoặc giới bậc xuất gia, trong tâm nghĩ rằng: Làm thế nào cho họ được mau hiểu biết, thực hành theo mau chóng khỏi phải tổn phí nhiều thì giờ. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh làm người được 2 ống chân thon dài và tròn trịa giống như ống chân con hưu.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay đến viếng các bậc Sa môn hoặc Bà la môn để hỏi đạo như vầy: Bạch các Ngài, thế nào gọi là thiện? Thế nào gọi là ác? Hành động thế nào gọi là thấp hèn? Hành vi thế nào gọi là cao thượng? Sự hành động thế nào nên hành theo? Thế nào không nên hành theo? Sự thực hành thế nào làm cho ta không được sự tấn hoá lợi ích? Sự thực hành thế nào làm cho ta được lợi ích, sự yên vui lâu dài? Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người được da thật mịn láng trơn, bụi trần rớt không dính được.Kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường không sân hận, bất bình, dầu cho nhiều người đến mắng nhiếc cũng không hờn, không giận, không thù, không oán, không hãm hại cũng không tỏ vẻ buồn cho thấy rõ bằng thân, khẩu đâu. Nhưng trái lại, Như Lai cho vật trải ngồi, y vải thật mịn màng, mềm mại đến họ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được màu da như vàng ròng bóng láng, mịn màng, khít khao.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay thương yêu, thân mật, tiếp đãi thân hữu đã cách mặt từ lâu. Tiếp độ cha mẹ, anh em, con trai gái và rất vui thích trong sự thuận hoà với mọi người. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người có dương vật (ngọc hành) ẩn trong bọc da (như dương vật con voi). Tướng lạ này nếu ở thế thì có nhiều ngàn người con anh dũng, dạn dĩ; nếu xuất gia thì cũng có rất nhiều con (là đệ tử) dạn dĩ, sáng suốt, dễ dạy.16. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay suy xét tìm sự tiếp độ công chúng, tự mình biết được không cần ai chỉ bảo, hạng người này có đức lành bằng với hạng kia, biết rõ hạng người bậc hạ, trung, thượng để tiếp đãi cho phù hợp với trình độ, biết rõ đức lành của người này đáng thọ lãnh lễ vật cúng dường như thế này. Người kia thì nên lãnh lễ vật như thế kia, khi biết rõ như vậy Như Lai mới làm sự lợi ích tuỳ theo đức lành của mỗi bậc khác nhau. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có thân mình đều đặn như cây gừa hay cây da, khi đứng khỏi cần phải cúi xuống nhưng 2 tay rờ đụng tới đầu gối.Tướng lạ này nếu ở tại gia có nhiều của cải đầy kho, đầy lẩm, còn nếu xuất gia thì được 7 kho báu là: đức tin, trì giới, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi, nghe nhiều học rộng, bố thí và trí tuệ.18. 19. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay ước nguyện và làm thế nào cho bá gia bá tánh được sự tấn hoá, sự lợi ích, sự an vui thái bình, nhiều đức tin, giới hạnh, tuổi thọ, trí tuệ, của cải, ruộng vườn, vợ con, tôi tớ, thân quyến, bầu bạn, tông môn được dồi dào đầy đủ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 3 tướng tốt là: thân mình phân nửa phía trên giống như thân mình con sư tử, cái lưng thật bằng thẳng không có trũng vô, cần cổ đều đặn tròn trịa.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có hay đánh đập các loài thú bằng tay, cục đất, cây, khí giới làm cho nó đau khổ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người được lưỡi có nhiều sợi gân ngóc đầu lên để lãnh vật thực khi để vào lưỡi và đem vị trần ấy liền dẫn khắp trong châu thân. Tướng lạ này nếu ở thế Như Lai ít có bịnh hoạn đau khổ; nếu xuất gia đắc thành chánh giác, có cơ thể điều hoà ít bịnh hoạn, đau khổ.22. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có liếc mắt nhìn người (với lòng sân hận) hoặc háy nguýt người vì lòng oán ghét. Là người có tâm ngay thẳng chân chánh nhìn người đầy tròng con mắt hoặc bằng cặp mắt yêu thương. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có cặp mắt xanh tươi đen huyền như mắt bò con, có lông nheo thật mịn như lông bò cái non.Nếu còn tại gia thì mọi người trông đến Như Lai rất vừa lòng thương mến, đẹp ý muốn nhìn xem không mãn nhãn. Nếu xuất gia đắc thành Chánh giác thì rất được vừa lòng đẹp ý nhiều người muốn nhìn xem bằng cách quý mến.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay dẫn đầu, làm hướng đạo cho nhiều người trong các điều lành như: thân, khẩu, ý trong sạch, bố thí, trì ngũ giới, bát quan trai, hầu hạ cha mẹ, các bậc Sa môn hoặc Bà la môn, các bậc trưởng lão trong gia tộc và những pháp lành khác. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay phải coi giống như đội mão. Tướng lạ này khi ở tại gia thì được nhiều hạng người tuỳ tùng, hầu hạ, nếu xuất gia thì cũng được rất nhiều người tuỳ tùng như: Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Thiện nam, Tín nữ, Chư Thiên, A-tu-la, Long vương, Càn thát bà.25. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói láo, chỉ nói lời chân thật, ngay thẳng, đáng tin cậy không nói gạt gẫm người. Do nhân lành ấy ….Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: mỗi sợi lông mọc trong mỗi lỗ đều nhau và ngóc đầu trở lên; lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn.Hai tướng này khi ở thế thì tất cả quan quân đều nghe và thực hành theo huấn lệnh, nếu xuất gia thì tất cả hàng đệ tử đều cuối đầu tuân nghe theo huấn từ chỉ dạy.27. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường dứt bỏ xa tránh lời nói đâm thọc, khi nghe chỗ này không đem lại chỗ kia làm cho 2 đàng chia rẽ hoặc nghe đàng kia không đem nói lại đàng này, là người ưa giảng hoà cho người đã chia rẽ. Người đã hoà thuận rồi thì nói cho càng hoà thuận thêm. Ưa thích, vui lòng với sự hoà hảo luôn luôn. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có đúng 40 cái răng, những răng ấy rất đều và khít nhau.Nếu khi còn ở thế làm vua thì những quan quân tuỳ tùng không khi nào chia rẽ. Nếu xuất gia thành Chánh giác thì hàng tứ chúng cũng thuận hoà, vui vẻ không chia rẽ nhau.29. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói cộc cằn, thoá mạ người, lại dùng lời nói vô tội, nói êm ái làm cho người để tâm thương mến, vừa lòng, yêu chuộng, l��i nói của người ở kinh đô. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: có lưỡi thật dài và lớn; tiếng nói thật rõ ràng êm dịu như tiếng của trời Phạm Thiên hay là chim karavika.Hai tướng lạ này nếu ở thế thì làm vua khi nói ra điều chi làm cho mọi người phải kính nể mà thừa hành theo; nếu xuất gia thì đắc thành Chánh giác tất cả các hàng tứ chúng đều vâng giữ hành theo lời giảng dạy của Như Lai.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói vô ích, viển vông, lại dùng lời chân thật đứng đắn, theo nhân, theo quả, giảng dạy cho người để vào tâm, có bằng cớ dứt khoát, có lợi ích và đúng thì giờ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được cái cằm tròn như cằm sư tử hẩu hoặc như trăng ngày 12. Tướng lạ này khi ở thế làm vua thì toàn thắng tất cả kẻ nghịch, nếu xuất gia thành Chánh giác thì kẻ nghịch bên trong là phiền não và quân nghịch bên ngoài là người, trời, Ma vương, Như Lai cũng dẹp yên không thể quấy nhiễu Như Lai được.32. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh sự nuôi mạng tà vạy (Micchājīva) và luôn luôn sanh sống bằng cách nuôi mạng chân chánh (sammā ājīva) là xa tránh sự lường gạt người bằng cách lường cân tráo đấu, đồ giả nói đồ thiệt, mưu này kế kia để gạt gẫm người đặng nuôi mạng sống, chặt tay chân, cột trói, hăm he, gạt cho lạc đường để cướp giựt của cải đem về để nuôi mạng. Do nhân lành ấy. Khi lâm chung được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ 10 điều lạc thú thần tiên …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: những răng khít khao và đều đặn; bốn cái răng nhọn thật trắng và sạch.Hai tướng lạ này nếu Như Lai ở thế thì làm Vua chuyển luân vương trị vì dân chúng theo đường đạo đức, có uy quyền khắp cả tứ phương, có 7 báu, nhiều ngàn người con trai đều anh dũng dẹp trừ các kẻ nghịch, xứ sở được dồi dào của cải, no ấm, thái bình thạnh trị, không cần đến hình phạt hoặc vũ khí. Nếu xuất gia sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả phiền não và nhiều nhân vật tuỳ tùng rất trong sạch là hàng tứ chúng, Chư Thiên, Nhân loại, A tu la, Long vương, Càn thát bà đều là bậc có tâm trong sạch đến thọ giáo hộ tùng Như Lai.Trong tướng thứ 31 có 2 tướng thành 32 tướng lạ cả thảy.Khi Đức Thế Tôn giảng xong, các hàng tỳ khưu rất hoan hỉ thoả thích pháp Ngài đã giảng giải ấy.– Dứt pháp hành để phát sanh 32 tướng tốt –—Chú GiảiĐức Phật có 4 pháp chan hoà – pamāna là: rūpa pamāna – sắc chan hòa (là lai láng, dồi dào sự tốt đẹp cao quý), dhamma pamāna – pháp chan hoà, ghosa pamāna – thinh chan hoà, lolupa pamāna – vui thích cách bình đẳng chan hoà.Giải: Có người thích sắc tướng tốt của Ngài rồi vào tu hoặc phát tâm trong sạch làm điều thiện cũng có. Có người thích Ngài vì pháp cao thượng, vi tế, hợp lý rồi tu theo. Có người ưa thích tiếng thanh bai, tao nhã, êm ái nghe thật rõ ràng êm dịu như tiếng chim karavika rồi tu theo cũng có. Có người lại mến thích vì có tâm bình đẳng dầu cho người giàu kẻ nghèo đem món chi đến dâng cúng Ngài thì Ngài thọ dụng một cách vui vẻ không phân biệt vật cao quý hay thấp hèn vì vậy mà phường hạ lưu rất mến và theo thọ giáo với Ngài. Về sự thấy tướng tốt của Ngài mà pháp tâm trong sạch.Lúc Phật còn tại thế, một hôm Ngài đến độ con một bà-la-môn vì quá bỏn xẻn, con đau không lo thuốc sợ tốn tiền hao của để đến gần chết, lại sợ người tới nhà thăm tốn trầu cau nên cho làm trại kế mé đường trước cửa cổng, tính khi nào con chết thì đem thiêu liền khỏi phải ai tới nhà bận rộn. Đức Phật biết được đến đứng gần bên trại ấy, cậu trai thấy dung nhan Đức Phật rất đẹp có hào quang sáu màu phát tâm trong sạch muốn đưa tay lên đảnh lễ nhưng vì đã kiệt sức nên giở lên không nổi, Đức Phật biết được tâm đang trong sạch khắn khít với hình ảnh Ngài (Buddhāramana). Ngài liền đi khỏi nơi ấy, đồng thời cậu trai ấy cũng tắt hơi. Liền khi ấy được sanh về cõi Trời Đạo Lợi.Hoặc như ông Vakkali con một nhà thương gia, khi đến nghe pháp Đức Phật, thấy Ngài có 32 tướng tốt phát tâm thương mến Ngài rồi vào xin xuất gia. Khi xuất gia xong, ông không lo học hành chi cả, chỉ mỗi ngày thọ thực xong chờ đến giờ hội họp thì vào để nhìn xem dung nhan Đức Phật. Đức Phật biết nhưng không nói chi chờ cho duyên lành ông Vakkali đầy đủ. Một hôm duyên lành ông đã đến, Đức Phật bèn đuổi ông đi không cho ông ở để nhìn xem Đức Phật nữa. Ông Vakkali rất buồn rầu, chán nản và nghĩ rằng: Ta vì thương Đức Phật nên xuất gia ý muốn để nhìn xem Ngài cho thoả mãn. Nhưng Ngài lại đuổi ta đi không cho ở để xem nữa, như vậy ta còn sống làm chi, thôi ta lên núi nhảy xuống tự vận cho rồi. Tính xong ông đi thẳng lên chót núi, còn đang ngồi nhớ lại Đức Phật rồi sẽ tự vận. Vừa khi ấy Đức Phật Ngài phóng hào quang đến trước mặt thầy tỳ khưu Vakkali và kêu rằng: Này con, Như Lai ở đây! Ông Vakkali rất vui mừng vì cho Đức Phật cũng còn thương mình. Kế tiếp đức Thế Tôn mới thuyết pháp cho ông nghe rằng: “Yo Dhammam passati so mam passati. Yomam passati so dhammam passati – Ai thấy được pháp gọi là thấy Như Lai. Ai thấy được Như Lai cũng gọi là thấy pháp”.Hơn nữa, này ông Vakkali, thân này dầu cho tốt đẹp đến đâu một ngày kia phải tiêu hoại không bền, khổ não, vô ngã cả, ông không nên quyến luyến chi đến thân uế trược này. Khi thuyết xong, ông Vakkali đắc A-la-hán luôn cả huệ phân tích liền bay đến chỗ Phật ngự đảnh lễ đức Thế Tôn.Giải tới đây để chỉ rõ cho thấy, có người vì quá trong sạch, thoả thích với tướng tốt của Ngài mà được sanh về nhàn cảnh hoặc bỏ hết mọi sự đời xuất gia cho đến khi đắc đạo quả cũng có.– Dứt 32 tướng tốt của Đức Phật-Soạn xong tại P. Penh mùa Hạ năm Tân Sửu, PL. 2505 – DL. 1961Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu ChơnBáo Hiếu Phụ Mẫu ÂnHiệu đề thập ngoạt hoài thaiTam niên nhũ bộ ai ai cho tường.Kể ra mỗi sự trăm đườngNghe thời phải gắng cho thường chớ sai.Dặn dò già trẻ gái traiTưởng công cha khổ, nhớ hoài mẹ lao.Trước thưa huynh đệ nhậm ngônSau cùng thiện tín đồng môn đạo tìnhHằng ngày lạy Phật tụng kinhRáng tu thiền định sửa mình trì trai.Thập thiện ráng giữ hỡi ai!Tứ ân báo đáp chẳng sai phận mình.Nhớ khi sanh sản khổ hìnhTrăm cay ngàn đắng muôn ngàn so đoThọ thai lòng mẹ thêm loChín tháng chẳng dám ăn no bao giờ.Năm canh giấc ngủ tờ mờCưu mang thai trẻ trông chờ lo âuNghĩ càng luỵ nhỏ thâm bâuKhổ thân từ mẫu ruột đau như dần.Khi sanh tán loạn tâm thầnKhó khăn sanh đẻ nửa mừng nửa lo.Chậm xổ cha thật buồn soCó khi bái tử chờ cho sổ lòng.Nhớp nhơ trong chốn cử phòngCúi đầu chờ trẻ sổ lòng cho mau.Lớn khôn phải nghĩ trước sauCông ơn cha mẹ tả sao cho cùng.Phải nằm một tháng trong cungÔ trì huyết máu làm xung hao mòn.Lá cây đầy nước nồi trònLửa gây hừng hực dưới giường biết bao.Đắng cay mẹ vẫn không naoLàm con phải nhớ công lao sanh thành.Thập ngoạt nhứt tử nhứt sanhTam niên gầy ốm mòn xanh thân mình.Từ tâm mẹ rất thậm tìnhKhi con la khóc luôn mình bồng đai.Máu tươi từ ngực chảy ngayBiến thành sữa lỏng để rày nuôi con.Thân không bao quản hao mòn,Nếu khi đau yếu lại còn chạy quayCông mẹ giặt rửa liền tayChăm lo con trẻ bao nài thối hôi.Đang đêm thổ tả lôi thôiMẹ cha bỏ ngủ rửa nôi lau mìnhRủi khi bịnh hoạn linh tinhChân không bén đất tình hình âu lo.Con cười mẹ cũng vui choCon khóc mẹ lại buồn xo lo lường.Thương con chịu khổ trăm đườngDưỡng nuôi khôn lớn đoạn trường biết bao.Làm người phải nhớ ơn caoĐáp ân cha mẹ công lao sanh thành.Ráng noi gương sự tu hànhTrau tâm sửa tánh làm lành thêm lên.Dắt dìu cha mẹ đôi bênTrên đường sáng suốt đồng lên Niết Bàn.Hưởng miền cực lạc thanh nhànThoát vòng khổ não muôn ngàn tử sanh.Báo ân phụ mẫu đành rànhMong cầu trăm họ thực hành chớ quên.Tỳ khưu Bửu Chơn[1] Có nhiều chỗ nói đức Phật có 32 tướng lạ và 80 phụ tướng, nhưng theo trong Tam tạng Pāli thì có giải đủ 32 tướng còn 80 phụ tướng thì không thấy nói tới. Trong chú giải chỉ có kể sơ qua rằng : 80 phụ tướng ấy cũng do 32 tướng ấy mà kể thêm ra, có tướng thì giải có 2 hoặc 3 điều vi tế thêm nữa, vì vậy mà mới có thêm đến 80 phụ tướng.[2] Có nhiều gia chủ phú hộ, giúp đỡ đức vua.[3] Vật phụ-tùng có 10 thứ là : cơm, nước, vải, xe, tràng hoa, vật thoa mình, giường ghế, chỗ ở, đèn hoặc dầu.Phi LộBao nhiêu nhân loại trên thế gian hình dáng mặt mày đều khác nhau, ít có giống nhau (trừ song thai) thậm chí đến trong một gia đình hay gia tộc cũng khác nhau, kẻ được chỗ nầy, xấu chỗ nọ, người cao kẻ thấp, ốm mập khác nhau, không khi nào giống nhau như khuôn đúc. Tại sao vậy? Câu hỏi nầy làm cho nhiều tôn giáo luôn cả khoa học cũng khó mà giải quyết được. Nhưng theo Phật giáo sự khác ấy không chi hơn là: mỗi nhân vật đều do nơi sự hành vi khác nhau, người thích làm thiện, kẻ ưa làm ác, người thì tham lam ích kỷ, kẻ lại rộng lượng lợi tha, người thì tánh tình cộc cằn hung ác, kẻ lại nhã nhặn hiền từ, người hống hách tự kiêu, kẻ lại khiêm tốn bình đẳng v.v… Do sự hành vi khác nhau như thế ấy nên khi tái sanh lại trong quốc độ hoặc cảnh giới nào mới có những hình dáng khác nhau tuỳ theo tâm tánh hành vi trong kiếp trước. Vì vậy mà: Ít có người được đầy đủ 32 tướng tốt và 80 phụ tướng[1]. Mặc dù các pháp tướng đều vô thường, nhưng người còn ở thế phần nhiều ai ai cũng muốn có tướng tốt và sắc đẹp cả.Đức Phật Ngài chuyển sanh từ hằng hà sa số kiếp để thực hiện cho tròn đủ 10 pháp ba la mật mới được những quả lành để tạo ra 32 tướng tốt ấy.Bần tăng tuỳ khả năng hiểu biết ráng phiên dịch xuôi theo Kinh PĀLI, theo thứ tự 32 tướng và nguyên nhân để phát sanh lên tướng ấy.Với sự ước mong rằng: Sau khi Quý vị độc giả đã đọc xong quyển kinh sẽ có nhiều quan niệm tốt tươi để thực nghiệm theo những phương châm mà đức Bổn sư đã từng thực hành trong nhiều kiếp trước.Do quả lành phiên dịch nầy, xin thành tâm hồi hướng đến các bậc thầy tổ và Song thân cùng luôn tất cả chúng sanh ba giới, bốn loài đồng chung thọ hưởng cho được mọi điều hạnh phúc cho đến khi đắc quả Niết Bàn.Rất mong thay !Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.Xin thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc Alahán, là bậc Chánh biến tri.__Nguyên Nhân Đức Phật Giải 32 Tướng            Một thuở nọ, đức Thế Tôn ngự nơi Bố Kim tự Jetavana của ông Cấp Cô Độc, trưởng giả gần thành Xá Vệ – Sāvathī.            Đức Phật kêu các thầy tỳ khưu mà dạy rằng: Này các thầy tỳ khưu, bậc vĩ nhân nào có đủ 32 tướng tốt thì bậc ấy chắc chắn chỉ có 2 địa vị là:Nếu bậc vĩ nhân ấy ở tại gia thì sẽ thành một vị chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, có quyền thế lan rộng khắp quả địa cầu, 4 biển bao chung quanh làm giới hạn, xứ sở rất phong túc, có 7 báu là: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, vợ báu, hộ báu[2], con báu. Ngài có rất nhiều con đều cường tráng anh dũng có thế đương cự lại với quân nghịch một cách dễ dàng. Ngài trị vì xứ sở bằng cách đạo đức là người người nên giữ ngũ giới, vì vậy mà khắp lãnh thổ của Ngài không có ranh giới, không trộm cướp, không tai nạn, của cải không cần gìn giữ, được phong phú, sung túc, thái bình, Ngài không khi nào cần dùng đến khí giới, hình phạt để cai trị dân chúng.Nếu Ngài xuất gia tu hành thì sẽ thành bậc Chánh đẳng Chánh giác.32 tướng tốt ấy là thế nào? 32 tướng tốt ấy là: 1) Supatitthita pādo hoti: Có 2 lòng bàn chân bằng thẳng (phần đông lòng bàn chân đều hũng vô, người lòng bàn chân ít hũng vô là tượng trưng người ít phiền não). 2) Hetthāpādatalesu cakkāni jātāni honti sahassārāni sanemikāni sanābhikāni sabbākāra paripūrāni: 2 lòng bàn chân đều có hình bánh xe có vành đùm và 1000 cây căm mỗi khoản đều nhau. 3) Āyatapanhi hoti: Có gót chân thật dài. 4) Dīghangulī hoti: Có ngón chân và ngón tay thiệt dài và nhọn như dùi trống. 5) Mudataruna hatthapādo hoti: Có lòng bàn tay và bàn chân mềm mại.6) Jāla hatthapādo hoti: Lòng bàn tay và bàn chân có chỉ giăng như lưới. 7) Ussankha pādohoti: Cổ chân hình như nổi lên trên bàn chân. 8) Enijangho hoti: Có ống quyển tròn thon như ống chân con hưu. 9) Thitako va anonamanto ubhohi pānitalehi jannukāni parimasati parimajjati: Có hai cánh tay thật dài, khi đứng dậy không cần cúi xuống cũng rờ đụng tới đầu gối. 10) Kosohita vatthaguyho hoti: Ngọc hành (dương vật) ẩn vào trong bọc da (như dương vật con voi). 11) Suvanna vanno hoti: Màu da vàng sạch như vàng ròng. 12) Sukhumacchavi hoti sukhumattā chaviyā rajojallam kāyena na upalippati: Da thật mịn láng trơn, bụi trần không đóng dính được trên thân mình. 13) Ekekalomo hoti: Mỗi lỗ chân lông chỉ mọc một sợi lông. 14) Uddhanga lomo hoti uddhangāni lomāni jātāni nīlāni ānjana vannāni kundalavattāni dakkhinā vattaka jatāni: Tất cả lông đều cong đầu trở lên, uốn qua phía tay mặt, màu xanh đậm như bông biếc, uốn quắn lại có vòng. 15) Brahmujugatto hoti: Thân mình ngay thẳng, như thân mình của Trời Phạm Thiên. 16) Sattussado hoti: Thịt trong 7 chỗ đều no đầy bằng thẳng (thịt cần cổ, 2 lưng bàn tay, 2 lưng bàn chân, 2 bả vai). 17) Sīhapubbaddha kāyo hoti: Thân mình từ phân nửa trở lên giống như thân mình con sư tử hẩu. 18) Pittantaramso hoti: Lưng đầy bằng thẳng. 19) Nigrodhaparimandalo hoti: Thân người đều như cây da hay gừa, là thân người bao cao thì sãi tay cũng bằng nhau. 20) Samavattakkhandho hoti: Cần cổ đều và tròn trịa. 21) Rasaggasaggī hoti: Có 700 sợi gân thật nhỏ châu đầu lại cuống lưỡi để lãnh lấy hương vị khi để vô lưỡi (liền dẫn đem khắp châu thân). 22) Sihahanu hoti: Cằm tròn như cằm sư tử hoặc như trăng ngày 12. 23) Cattālīsadanto hoti: Có 40 cái răng (hàm trên 20, dưới 20). 24) Samadanto hoti: Răng ấy rất đều đặn bằng nhau. 25) Aviraladanto hoti: Răng ấy rất khít khao nhau. 26) Susukkadatho hoti: 4 răng nhọn thật trắng và sạch. 27) Pahūtājivaho hoti: Lưỡi thật lớn, dài và mềm (có thể le ra đậy cả mặt, hay cuốn lại xỏ vào lỗ mũi hoặc lỗ tai được). 28) Brahmassaro hoti: Tiếng nói rõ rệt êm dịu như tiếng nói của trời Phạm Thiên hay là tiếng chim karavika. 29) Abhinīla netto hoti: Tròng con mắt đen huyền (như mắt bò con). 30) Gopakhumo hoti: Có lông nheo mịn như lông bò con. 31)Unnā bhamukantare jātāhoti odātā mudutūlasannibhā: Những lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn. 32) Unhīsa sīso hoti: Cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay mặt coi hình như đội mão.Này các thầy tỳ khưu, các nhà đạo sĩ thường khoe mình thông hiểu 32 tướng lạ của bậc vĩ nhân, nhưng các nhà đạo sĩ ấy không biết được bậc vĩ nhân ấy thực hành theo pháp nào mà có 32 tướng tốt ấy.Sự Thực Hành Để Phát Sanh Mỗi TướngNày các thầy tỳ khưu, thuở trước kia, trong những kiếp trước Như Lai sanh làm người đã thọ trì những pháp lành (kusaladhamma) không gián đoạn là thân, khẩu, ý hằng giữ gìn trong sạch, bố thí, trì giới, bát quan trai, phận sự phải thực hành đối với cha mẹ, các bậc Sa môn, Bà la môn những người trưởng thượng trong gia tộc và điều lành khác nữa. Vì vậy mà khi Như Lai tan rã ngũ uẩn được sanh về cõi trời. Lúc ấy Như Lai được hưởng quả lành 10 điều là: tuổi thọ, màu da, sự yên vui, danh vọng, địa vị, sắc tướng, thinh, hương, vị, xúc đều của thần tiên vi tế và thanh cao cả. Khi hết phước cõi thiên đường trở xuống cõi trần gian sanh làm người mới được 2 lòng bàn chân bằng thẳng khi đạp xuống hoặc giở lên cũng bằng thẳng như nhau. Tướng lạ này nếu ở tại gia thì làm Vua chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, quyền thế lan rộng khắp tứ phương, có 7 báu v.v..Nếu xuất gia thì sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả ái dục phiền não, không nao núng, run sợ trước quân nghịch bên trong và bên ngoài như tham, sân, si và các bậc Sa môn, Bà la môn, Chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên cả thảy.Trong những kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường làm cho nhiều người được sự an vui, khỏi kinh hãi, sợ sệt, lo gìn giữ bảo bọc họ cho hợp pháp lại thêm bỏ của cải ra bố thí luôn cả vật phụ tùng[3]. Do nhân lành ấy khi hết tuổi thọ được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ sự an vui lạc thú, khi tái sanh lại làm người mới được bàn chân có hình bánh xe, vành, đùm và 1000 cây căm sanh lên rõ rệt.4. 5. Kiếp trước kia, Như Lai thường xa lánh sự sát sanh, huỷ bỏ hình phạt và khí giới, ghê sợ tội lỗi, có lòng từ bi thương xót mọi người, thường giúp đỡ nhiều điều lợi ích. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người mới được 3 tướng lạ là: gót thật dài; ngón tay và ngón chân thật dài; thân mình giống như thân mình trời Phạm Thiên.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường cho vật thực mặn, ngọt rất quý báu cao lương và các thứ nước ngọt đáng ưa thích (như nước trái xoài, chuối, trâm, viết, thanh trà v.v..). Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người mới được thịt trong 7 chỗ no đầy bằng thẳng.8. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay tế độ mọi người trong bốn điều là: bố thí, lời nói cho người thương mến, làm cho người được sự lợi ích, hạ mình bình đẳng (là không tự tôn tự đại). Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: lòng bàn tay, chân mềm như bông gòn; lòng bàn tay, chân có những chỉ như lưới giăng.10. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay nói điều lợi ích, đúng theo chân lý giảng giải cho người được sự lợi ích, yên vui và thường hay bố thí pháp. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người được 2 tướng lạ là: cổ chân hình như nổi lên, đầu lông đều cong lên uốn quắn qua phía mặt.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay chỉ dạy cho nhiều người những nghề tầm thường hoặc nghề cao quý, các môn học kỹ thuật, khoa học và những hạnh kiểm cao thượng, như trì ngũ giới, bát quan trai giới hoặc giới bậc xuất gia, trong tâm nghĩ rằng: Làm thế nào cho họ được mau hiểu biết, thực hành theo mau chóng khỏi phải tổn phí nhiều thì giờ. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh làm người được 2 ống chân thon dài và tròn trịa giống như ống chân con hưu.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay đến viếng các bậc Sa môn hoặc Bà la môn để hỏi đạo như vầy: Bạch các Ngài, thế nào gọi là thiện? Thế nào gọi là ác? Hành động thế nào gọi là thấp hèn? Hành vi thế nào gọi là cao thượng? Sự hành động thế nào nên hành theo? Thế nào không nên hành theo? Sự thực hành thế nào làm cho ta không được sự tấn hoá lợi ích? Sự thực hành thế nào làm cho ta được lợi ích, sự yên vui lâu dài? Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người được da thật mịn láng trơn, bụi trần rớt không dính được.Kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường không sân hận, bất bình, dầu cho nhiều người đến mắng nhiếc cũng không hờn, không giận, không thù, không oán, không hãm hại cũng không tỏ vẻ buồn cho thấy rõ bằng thân, khẩu đâu. Nhưng trái lại, Như Lai cho vật trải ngồi, y vải thật mịn màng, mềm mại đến họ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được màu da như vàng ròng bóng láng, mịn màng, khít khao.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay thương yêu, thân mật, tiếp đãi thân hữu đã cách mặt từ lâu. Tiếp độ cha mẹ, anh em, con trai gái và rất vui thích trong sự thuận hoà với mọi người. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người có dương vật (ngọc hành) ẩn trong bọc da (như dương vật con voi). Tướng lạ này nếu ở thế thì có nhiều ngàn người con anh dũng, dạn dĩ; nếu xuất gia thì cũng có rất nhiều con (là đệ tử) dạn dĩ, sáng suốt, dễ dạy.16. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay suy xét tìm sự tiếp độ công chúng, tự mình biết được không cần ai chỉ bảo, hạng người này có đức lành bằng với hạng kia, biết rõ hạng người bậc hạ, trung, thượng để tiếp đãi cho phù hợp với trình độ, biết rõ đức lành của người này đáng thọ lãnh lễ vật cúng dường như thế này. Người kia thì nên lãnh lễ vật như thế kia, khi biết rõ như vậy Như Lai mới làm sự lợi ích tuỳ theo đức lành của mỗi bậc khác nhau. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có thân mình đều đặn như cây gừa hay cây da, khi đứng khỏi cần phải cúi xuống nhưng 2 tay rờ đụng tới đầu gối.Tướng lạ này nếu ở tại gia có nhiều của cải đầy kho, đầy lẩm, còn nếu xuất gia thì được 7 kho báu là: đức tin, trì giới, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi, nghe nhiều học rộng, bố thí và trí tuệ.18. 19. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay ước nguyện và làm thế nào cho bá gia bá tánh được sự tấn hoá, sự lợi ích, sự an vui thái bình, nhiều đức tin, giới hạnh, tuổi thọ, trí tuệ, của cải, ruộng vườn, vợ con, tôi tớ, thân quyến, bầu bạn, tông môn được dồi dào đầy đủ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 3 tướng tốt là: thân mình phân nửa phía trên giống như thân mình con sư tử, cái lưng thật bằng thẳng không có trũng vô, cần cổ đều đặn tròn trịa.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có hay đánh đập các loài thú bằng tay, cục đất, cây, khí giới làm cho nó đau khổ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người được lưỡi có nhiều sợi gân ngóc đầu lên để lãnh vật thực khi để vào lưỡi và đem vị trần ấy liền dẫn khắp trong châu thân. Tướng lạ này nếu ở thế Như Lai ít có bịnh hoạn đau khổ; nếu xuất gia đắc thành chánh giác, có cơ thể điều hoà ít bịnh hoạn, đau khổ.22. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có liếc mắt nhìn người (với lòng sân hận) hoặc háy nguýt người vì lòng oán ghét. Là người có tâm ngay thẳng chân chánh nhìn người đầy tròng con mắt hoặc bằng cặp mắt yêu thương. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có cặp mắt xanh tươi đen huyền như mắt bò con, có lông nheo thật mịn như lông bò cái non.Nếu còn tại gia thì mọi người trông đến Như Lai rất vừa lòng thương mến, đẹp ý muốn nhìn xem không mãn nhãn. Nếu xuất gia đắc thành Chánh giác thì rất được vừa lòng đẹp ý nhiều người muốn nhìn xem bằng cách quý mến.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay dẫn đầu, làm hướng đạo cho nhiều người trong các điều lành như: thân, khẩu, ý trong sạch, bố thí, trì ngũ giới, bát quan trai, hầu hạ cha mẹ, các bậc Sa môn hoặc Bà la môn, các bậc trưởng lão trong gia tộc và những pháp lành khác. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay phải coi giống như đội mão. Tướng lạ này khi ở tại gia thì được nhiều hạng người tuỳ tùng, hầu hạ, nếu xuất gia thì cũng được rất nhiều người tuỳ tùng như: Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Thiện nam, Tín nữ, Chư Thiên, A-tu-la, Long vương, Càn thát bà.25. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói láo, chỉ nói lời chân thật, ngay thẳng, đáng tin cậy không nói gạt gẫm người. Do nhân lành ấy ….Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: mỗi sợi lông mọc trong mỗi lỗ đều nhau và ngóc đầu trở lên; lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn.Hai tướng này khi ở thế thì tất cả quan quân đều nghe và thực hành theo huấn lệnh, nếu xuất gia thì tất cả hàng đệ tử đều cuối đầu tuân nghe theo huấn từ chỉ dạy.27. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường dứt bỏ xa tránh lời nói đâm thọc, khi nghe chỗ này không đem lại chỗ kia làm cho 2 đàng chia rẽ hoặc nghe đàng kia không đem nói lại đàng này, là người ưa giảng hoà cho người đã chia rẽ. Người đã hoà thuận rồi thì nói cho càng hoà thuận thêm. Ưa thích, vui lòng với sự hoà hảo luôn luôn. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có đúng 40 cái răng, những răng ấy rất đều và khít nhau.Nếu khi còn ở thế làm vua thì những quan quân tuỳ tùng không khi nào chia rẽ. Nếu xuất gia thành Chánh giác thì hàng tứ chúng cũng thuận hoà, vui vẻ không chia rẽ nhau.29. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói cộc cằn, thoá mạ người, lại dùng lời nói vô tội, nói êm ái làm cho người để tâm thương mến, vừa lòng, yêu chuộng, lời nói của người ở kinh đô. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: có lưỡi thật dài và lớn; tiếng nói thật rõ ràng êm dịu như tiếng của trời Phạm Thiên hay là chim karavika.Hai tướng lạ này nếu ở thế thì làm vua khi nói ra điều chi làm cho mọi người phải kính nể mà thừa hành theo; nếu xuất gia thì đắc thành Chánh giác tất cả các hàng tứ chúng đều vâng giữ hành theo lời giảng dạy của Như Lai.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói vô ích, viển vông, lại dùng lời chân thật đứng đắn, theo nhân, theo quả, giảng dạy cho người để vào tâm, có bằng cớ dứt khoát, có lợi ích và đúng thì giờ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được cái cằm tròn như cằm sư tử hẩu hoặc như trăng ngày 12. Tướng lạ này khi ở thế làm vua thì toàn thắng tất cả kẻ nghịch, nếu xuất gia thành Chánh giác thì kẻ nghịch bên trong là phiền não và quân nghịch bên ngoài là người, trời, Ma vương, Như Lai cũng dẹp yên không thể quấy nhiễu Như Lai được.32. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh sự nuôi mạng tà vạy (Micchājīva) và luôn luôn sanh sống bằng cách nuôi mạng chân chánh (sammā ājīva) là xa tránh sự lường gạt người bằng cách lường cân tráo đấu, đồ giả nói đồ thiệt, mưu này kế kia để gạt gẫm người đặng nuôi mạng sống, chặt tay chân, cột trói, hăm he, gạt cho lạc đường để cướp giựt của cải đem về để nuôi mạng. Do nhân lành ấy. Khi lâm chung được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ 10 điều lạc thú thần tiên …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: những răng khít khao và đều đặn; bốn cái răng nhọn thật trắng và sạch.Hai tướng lạ này nếu Như Lai ở thế thì làm Vua chuyển luân vương trị vì dân chúng theo đường đạo đức, có uy quyền khắp cả tứ phương, có 7 báu, nhiều ngàn người con trai đều anh dũng dẹp trừ các kẻ nghịch, xứ sở được dồi dào của cải, no ấm, thái bình thạnh trị, không cần đến hình phạt hoặc vũ khí. Nếu xuất gia sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả phiền não và nhiều nhân vật tuỳ tùng rất trong sạch là hàng tứ chúng, Chư Thiên, Nhân loại, A tu la, Long vương, Càn thát bà đều là bậc có tâm trong sạch đến thọ giáo hộ tùng Như Lai.Trong tướng thứ 31 có 2 tướng thành 32 tướng lạ cả thảy.Khi Đức Thế Tôn giảng xong, các hàng tỳ khưu rất hoan hỉ thoả thích pháp Ngài đã giảng giải ấy.– Dứt pháp hành để phát sanh 32 tướng tốt –—Chú GiảiĐức Phật có 4 pháp chan hoà – pamāna là: rūpa pamāna – sắc chan hòa (là lai láng, dồi dào sự tốt đẹp cao quý), dhamma pamāna – pháp chan hoà, ghosa pamāna – thinh chan hoà, lolupa pamāna – vui thích cách bình đẳng chan hoà.Giải: Có người thích sắc tướng tốt của Ngài rồi vào tu hoặc phát tâm trong sạch làm điều thiện cũng có. Có người thích Ngài vì pháp cao thượng, vi tế, hợp lý rồi tu theo. Có người ưa thích tiếng thanh bai, tao nhã, êm ái nghe thật rõ ràng êm dịu như tiếng chim karavika rồi tu theo cũng có. Có người lại mến thích vì có tâm bình đẳng dầu cho người giàu kẻ nghèo đem món chi đến dâng cúng Ngài thì Ngài thọ dụng một cách vui vẻ không phân biệt vật cao quý hay thấp hèn vì vậy mà phường hạ lưu rất mến và theo thọ giáo với Ngài. Về sự thấy tướng tốt của Ngài mà pháp tâm trong sạch.Lúc Phật còn tại thế, một hôm Ngài đến độ con một bà-la-môn vì quá bỏn xẻn, con đau không lo thuốc sợ tốn tiền hao của để đến gần chết, lại sợ người tới nhà thăm tốn trầu cau nên cho làm trại kế mé đường trước cửa cổng, tính khi nào con chết thì đem thiêu liền khỏi phải ai tới nhà bận rộn. Đức Phật biết được đến đứng gần bên trại ấy, cậu trai thấy dung nhan Đức Phật rất đẹp có hào quang sáu màu phát tâm trong sạch muốn đưa tay lên đảnh lễ nhưng vì đã kiệt sức nên giở lên không nổi, Đức Phật biết được tâm đang trong sạch khắn khít với hình ảnh Ngài (Buddhāramana). Ngài liền đi khỏi nơi ấy, đồng thời cậu trai ấy cũng tắt hơi. Liền khi ấy được sanh về cõi Trời Đạo Lợi.Hoặc như ông Vakkali con một nhà thương gia, khi đến nghe pháp Đức Phật, thấy Ngài có 32 tướng tốt phát tâm thương mến Ngài rồi vào xin xuất gia. Khi xuất gia xong, ông không lo học hành chi cả, chỉ mỗi ngày thọ thực xong chờ đến giờ hội họp thì vào để nhìn xem dung nhan Đức Phật. Đức Phật biết nhưng không nói chi chờ cho duyên lành ông Vakkali đầy đủ. Một hôm duyên lành ông đã đến, Đức Phật bèn đuổi ông đi không cho ông ở để nhìn xem Đức Phật nữa. Ông Vakkali rất buồn rầu, chán nản và nghĩ rằng: Ta vì thương Đức Phật nên xuất gia ý muốn để nhìn xem Ngài cho thoả mãn. Nhưng Ngài lại đuổi ta đi không cho ở để xem nữa, như vậy ta còn sống làm chi, thôi ta lên núi nhảy xuống tự vận cho rồi. Tính xong ông đi thẳng lên chót núi, còn đang ngồi nhớ lại Đức Phật rồi sẽ tự vận. Vừa khi ấy Đức Phật Ngài phóng hào quang đến trước mặt thầy tỳ khưu Vakkali và kêu rằng: Này con, Như Lai ở đây! Ông Vakkali rất vui mừng vì cho Đức Phật cũng còn thương mình. Kế tiếp đức Thế Tôn mới thuyết pháp cho ông nghe rằng: “Yo Dhammam passati so mam passati. Yomam passati so dhammam passati – Ai thấy được pháp gọi là thấy Như Lai. Ai thấy được Như Lai cũng gọi là thấy pháp”.Hơn nữa, này ông Vakkali, thân này dầu cho tốt đẹp đến đâu một ngày kia phải tiêu hoại không bền, khổ não, vô ngã cả, ông không nên quyến luyến chi đến thân uế trược này. Khi thuyết xong, ông Vakkali đắc A-la-hán luôn cả huệ phân tích liền bay đến chỗ Phật ngự đảnh lễ đức Thế Tôn.Giải tới đây để chỉ rõ cho thấy, có người vì quá trong sạch, thoả thích với tướng tốt của Ngài mà được sanh về nhàn cảnh hoặc bỏ hết mọi sự đời xuất gia cho đến khi đắc đạo quả cũng có.– Dứt 32 tướng tốt của Đức Phật-Soạn xong tại P. Penh mùa Hạ năm Tân Sửu, PL. 2505 – DL. 1961Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu ChơnBáo Hiếu Phụ Mẫu ÂnHiệu đề thập ngoạt hoài thaiTam niên nhũ bộ ai ai cho tường.Kể ra mỗi sự trăm đườngNghe thời phải gắng cho thường chớ sai.Dặn dò già trẻ gái traiTưởng công cha khổ, nhớ hoài mẹ lao.Trước thưa huynh đệ nhậm ngônSau cùng thiện tín đồng môn đạo tìnhHằng ngày lạy Phật tụng kinhRáng tu thiền định sửa mình trì trai.Thập thiện ráng giữ hỡi ai!Tứ ân báo đáp chẳng sai phận mình.Nhớ khi sanh sản khổ hìnhTrăm cay ngàn đắng muôn ngàn so đoThọ thai lòng mẹ thêm loChín tháng chẳng dám ăn no bao giờ.Năm canh giấc ngủ tờ mờCưu mang thai trẻ trông chờ lo âuNghĩ càng luỵ nhỏ thâm bâuKhổ thân từ mẫu ruột đau như dần.Khi sanh tán loạn tâm thầnKhó khăn sanh đẻ nửa mừng nửa lo.Chậm xổ cha thật buồn soCó khi bái tử chờ cho sổ lòng.Nhớp nhơ trong chốn cử phòngCúi đầu chờ trẻ sổ lòng cho mau.Lớn khôn phải nghĩ trước sauCông ơn cha mẹ tả sao cho cùng.Phải nằm một tháng trong cungÔ trì huyết máu làm xung hao mòn.Lá cây đầy nước nồi trònLửa gây hừng hực dưới giường biết bao.Đắng cay mẹ vẫn không naoLàm con phải nhớ công lao sanh thành.Thập ngoạt nhứt tử nhứt sanhTam niên gầy ốm mòn xanh thân mình.Từ tâm mẹ rất thậm tìnhKhi con la khóc luôn mình bồng đai.Máu tươi từ ngực chảy ngayBiến thành sữa lỏng để rày nuôi con.Thân không bao quản hao mòn,Nếu khi đau yếu lại còn chạy quayCông mẹ giặt rửa liền tayChăm lo con trẻ bao nài thối hôi.Đang đêm thổ tả lôi thôiMẹ cha bỏ ngủ rửa nôi lau mìnhRủi khi bịnh hoạn linh tinhChân không bén đất tình hình âu lo.Con cười mẹ cũng vui choCon khóc mẹ lại buồn xo lo lường.Thương con chịu khổ trăm đườngDưỡng nuôi khôn lớn đoạn trường biết bao.Làm người phải nhớ ơn caoĐáp ân cha mẹ công lao sanh thành.Ráng noi gương sự tu hànhTrau tâm sửa tánh làm lành thêm lên.Dắt dìu cha mẹ đôi bênTrên đường sáng suốt đồng lên Niết Bàn.Hưởng miền cực lạc thanh nhànThoát vòng khổ não muôn ngàn tử sanh.Báo ân phụ mẫu đành rànhMong cầu trăm họ thực hành chớ quên.Tỳ khưu Bửu Chơn[1] Có nhiều chỗ nói đức Phật có 32 tướng lạ và 80 phụ tướng, nhưng theo trong Tam tạng Pāli thì có giải đủ 32 tướng còn 80 phụ tướng thì không thấy nói tới. Trong chú giải chỉ có kể sơ qua rằng : 80 phụ tướng ấy cũng do 32 tướng ấy mà kể thêm ra, có tướng thì giải có 2 hoặc 3 điều vi tế thêm nữa, vì vậy mà mới có thêm đến 80 phụ tướng.[2] Có nhiều gia chủ phú hộ, giúp đỡ đức vua.[3] Vật phụ-tùng có 10 thứ là : cơm, nước, vải, xe, tràng hoa, vật thoa mình, giường ghế, chỗ ở, đèn hoặc dầu.Phi LộBao nhiêu nhân loại trên thế gian hình dáng mặt mày đều khác nhau, ít có giống nhau (trừ song thai) thậm chí đến trong một gia đình hay gia tộc cũng khác nhau, kẻ được chỗ nầy, xấu chỗ nọ, người cao kẻ thấp, ốm mập khác nhau, không khi nào giống nhau như khuôn đúc. Tại sao vậy? Câu hỏi nầy làm cho nhiều tôn giáo luôn cả khoa học cũng khó mà giải quyết được. Nhưng theo Phật giáo sự khác ấy không chi hơn là: mỗi nhân vật đều do nơi sự hành vi khác nhau, người thích làm thiện, kẻ ưa làm ác, người thì tham lam ích kỷ, kẻ lại rộng lượng lợi tha, người thì tánh tình cộc cằn hung ác, kẻ lại nhã nhặn hiền từ, người hống hách tự kiêu, kẻ lại khiêm tốn bình đẳng v.v… Do sự hành vi khác nhau như thế ấy nên khi tái sanh lại trong quốc độ hoặc cảnh giới nào mới có những hình dáng khác nhau tuỳ theo tâm tánh hành vi trong kiếp trước. Vì vậy mà: Ít có người được đầy đủ 32 tướng tốt và 80 phụ tướng[1]. Mặc dù các pháp tướng đều vô thường, nhưng người còn ở thế phần nhiều ai ai cũng muốn có tướng tốt và sắc đẹp cả.Đức Phật Ngài chuyển sanh từ hằng hà sa số kiếp để thực hiện cho tròn đủ 10 pháp ba la mật mới được những quả lành để tạo ra 32 tướng tốt ấy.Bần tăng tuỳ khả năng hiểu biết ráng phiên dịch xuôi theo Kinh PĀLI, theo thứ tự 32 tướng và nguyên nhân để phát sanh lên tướng ấy.Với sự ước mong rằng: Sau khi Quý vị độc giả đã đọc xong quyển kinh sẽ có nhiều quan niệm tốt tươi để thực nghiệm theo những phương châm mà đức Bổn sư đã từng thực hành trong nhiều kiếp trước.Do quả lành phiên dịch nầy, xin thành tâm hồi hướng đến các bậc thầy tổ và Song thân cùng luôn tất cả chúng sanh ba giới, bốn loài đồng chung thọ hưởng cho được mọi điều hạnh phúc cho đến khi đắc quả Niết Bàn.Rất mong thay !Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.Xin thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc Alahán, là bậc Chánh biến tri.__Nguyên Nhân Đức Phật Giải 32 Tướng            Một thuở nọ, đức Thế Tôn ngự nơi Bố Kim tự Jetavana của ông Cấp Cô Độc, trưởng giả gần thành Xá Vệ – Sāvathī.            Đức Phật kêu các thầy tỳ khưu mà dạy rằng: Này các thầy tỳ khưu, bậc vĩ nhân nào có đủ 32 tướng tốt thì bậc ấy chắc chắn chỉ có 2 địa vị là:Nếu bậc vĩ nhân ấy ở tại gia thì sẽ thành một vị chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, có quyền thế lan rộng khắp quả địa cầu, 4 biển bao chung quanh làm giới hạn, xứ sở rất phong túc, có 7 báu là: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, vợ báu, hộ báu[2], con báu. Ngài có rất nhiều con đều cường tráng anh dũng có thế đương cự lại với quân nghịch một cách dễ dàng. Ngài trị vì xứ sở bằng cách đạo đức là người người nên giữ ngũ giới, vì vậy mà khắp lãnh thổ của Ngài không có ranh giới, không trộm cướp, không tai nạn, của cải không cần gìn giữ, được phong phú, sung túc, thái bình, Ngài không khi nào cần dùng đến khí giới, hình phạt để cai trị dân chúng.Nếu Ngài xuất gia tu hành thì sẽ thành bậc Chánh đẳng Chánh giác.32 tướng tốt ấy là thế nào? 32 tướng tốt ấy là: 1) Supatitthita pādo hoti: Có 2 lòng bàn chân bằng thẳng (phần đông lòng bàn chân đều hũng vô, người lòng bàn chân ít hũng vô là tượng trưng người ít phiền não). 2) Hetthāpādatalesu cakkāni jātāni honti sahassārāni sanemikāni sanābhikāni sabbākāra paripūrāni: 2 lòng bàn chân đều có hình bánh xe có vành đùm và 1000 cây căm mỗi khoản đều nhau. 3) Āyatapanhi hoti: Có gót chân thật dài. 4) Dīghangulī hoti: Có ngón chân và ngón tay thiệt dài và nhọn như dùi trống. 5) Mudataruna hatthapādo hoti: Có lòng bàn tay và bàn chân mềm mại.6) Jāla hatthapādo hoti: Lòng bàn tay và bàn chân có chỉ giăng như lưới. 7) Ussankha pādohoti: Cổ chân hình như nổi lên trên bàn chân. 8) Enijangho hoti: Có ống quyển tròn thon như ống chân con hưu. 9) Thitako va anonamanto ubhohi pānitalehi jannukāni parimasati parimajjati: Có hai cánh tay thật dài, khi đứng dậy không cần cúi xuống cũng rờ đụng tới đầu gối. 10) Kosohita vatthaguyho hoti: Ngọc hành (dương vật) ẩn vào trong bọc da (như dương vật con voi). 11) Suvanna vanno hoti: Màu da vàng sạch như vàng ròng. 12) Sukhumacchavi hoti sukhumattā chaviyā rajojallam kāyena na upalippati: Da thật mịn láng trơn, bụi trần không đóng dính được trên thân mình. 13) Ekekalomo hoti: Mỗi lỗ chân lông chỉ mọc một sợi lông. 14) Uddhanga lomo hoti uddhangāni lomāni jātāni nīlāni ānjana vannāni kundalavattāni dakkhinā vattaka jatāni: Tất cả lông đều cong đầu trở lên, uốn qua phía tay mặt, màu xanh đậm như bông biếc, uốn quắn lại có vòng. 15) Brahmujugatto hoti: Thân mình ngay thẳng, như thân mình của Trời Phạm Thiên. 16) Sattussado hoti: Thịt trong 7 chỗ đều no đầy bằng thẳng (thịt cần cổ, 2 lưng bàn tay, 2 lưng bàn chân, 2 bả vai). 17) Sīhapubbaddha kāyo hoti: Thân mình từ phân nửa trở lên giống như thân mình con sư tử hẩu. 18) Pittantaramso hoti: Lưng đầy bằng thẳng. 19) Nigrodhaparimandalo hoti: Thân người đều như cây da hay gừa, là thân người bao cao thì sãi tay cũng bằng nhau. 20) Samavattakkhandho hoti: Cần cổ đều và tròn trịa. 21) Rasaggasaggī hoti: Có 700 sợi gân thật nhỏ châu đầu lại cuống lưỡi để lãnh lấy hương vị khi để vô lưỡi (liền dẫn đem khắp châu thân). 22) Sihahanu hoti: Cằm tròn như cằm sư tử hoặc như trăng ngày 12. 23) Cattālīsadanto hoti: Có 40 cái răng (hàm trên 20, dưới 20). 24) Samadanto hoti: Răng ấy rất đều đặn bằng nhau. 25) Aviraladanto hoti: Răng ấy rất khít khao nhau. 26) Susukkadatho hoti: 4 răng nhọn thật trắng và sạch. 27) Pahūtājivaho hoti: Lưỡi thật lớn, dài và mềm (có thể le ra đậy cả mặt, hay cuốn lại xỏ vào lỗ mũi hoặc lỗ tai được). 28) Brahmassaro hoti: Tiếng nói rõ rệt êm dịu như tiếng nói của trời Phạm Thiên hay là tiếng chim karavika. 29) Abhinīla netto hoti: Tròng con mắt đen huyền (như mắt bò con). 30) Gopakhumo hoti: Có lông nheo mịn như lông bò con. 31)Unnā bhamukantare jātāhoti odātā mudutūlasannibhā: Những lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn. 32) Unhīsa sīso hoti: Cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay mặt coi hình như đội mão.Này các thầy tỳ khưu, các nhà đạo sĩ thường khoe mình thông hiểu 32 tướng lạ của bậc vĩ nhân, nhưng các nhà đạo sĩ ấy không biết được bậc vĩ nhân ấy thực hành theo pháp nào mà có 32 tướng tốt ấy.Sự Thực Hành Để Phát Sanh Mỗi TướngNày các thầy tỳ khưu, thuở trước kia, trong những kiếp trước Như Lai sanh làm người đã thọ trì những pháp lành (kusaladhamma) không gián đoạn là thân, khẩu, ý hằng giữ gìn trong sạch, bố thí, trì giới, bát quan trai, phận sự phải thực hành đối với cha mẹ, các bậc Sa môn, Bà la môn những người trưởng thượng trong gia tộc và điều lành khác nữa. Vì vậy mà khi Như Lai tan rã ngũ uẩn được sanh về cõi trời. Lúc ấy Như Lai được hưởng quả lành 10 điều là: tuổi thọ, màu da, sự yên vui, danh vọng, địa vị, sắc tướng, thinh, hương, vị, xúc đều của thần tiên vi tế và thanh cao cả. Khi hết phước cõi thiên đ��ờng trở xuống cõi trần gian sanh làm người mới được 2 lòng bàn chân bằng thẳng khi đạp xuống hoặc giở lên cũng bằng thẳng như nhau. Tướng lạ này nếu ở tại gia thì làm Vua chuyển luân vương có nhiều đức hạnh thanh cao, quyền thế lan rộng khắp tứ phương, có 7 báu v.v..Nếu xuất gia thì sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả ái dục phiền não, không nao núng, run sợ trước quân nghịch bên trong và bên ngoài như tham, sân, si và các bậc Sa môn, Bà la môn, Chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên cả thảy.Trong những kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường làm cho nhiều người được sự an vui, khỏi kinh hãi, sợ sệt, lo gìn giữ bảo bọc họ cho hợp pháp lại thêm bỏ của cải ra bố thí luôn cả vật phụ tùng[3]. Do nhân lành ấy khi hết tuổi thọ được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ sự an vui lạc thú, khi tái sanh lại làm người mới được bàn chân có hình bánh xe, vành, đùm và 1000 cây căm sanh lên rõ rệt.4. 5. Kiếp trước kia, Như Lai thường xa lánh sự sát sanh, huỷ bỏ hình phạt và khí giới, ghê sợ tội lỗi, có lòng từ bi thương xót mọi người, thường giúp đỡ nhiều điều lợi ích. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người mới được 3 tướng lạ là: gót thật dài; ngón tay và ngón chân thật dài; thân mình giống như thân mình trời Phạm Thiên.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường cho vật thực mặn, ngọt rất quý báu cao lương và các thứ nước ngọt đáng ưa thích (như nước trái xoài, chuối, trâm, viết, thanh trà v.v..). Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người mới được thịt trong 7 chỗ no đầy bằng thẳng.8. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay tế độ mọi người trong bốn điều là: bố thí, lời nói cho người thương mến, làm cho người được sự lợi ích, hạ mình bình đẳng (là không tự tôn tự đại). Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: lòng bàn tay, chân mềm như bông gòn; lòng bàn tay, chân có những chỉ như lưới giăng.10. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay nói điều lợi ích, đúng theo chân lý giảng giải cho người được sự lợi ích, yên vui và thường hay bố thí pháp. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người được 2 tướng lạ là: cổ chân hình như nổi lên, đầu lông đều cong lên uốn quắn qua phía mặt.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay chỉ dạy cho nhiều người những nghề tầm thường hoặc nghề cao quý, các môn học kỹ thuật, khoa học và những hạnh kiểm cao thượng, như trì ngũ giới, bát quan trai giới hoặc giới bậc xuất gia, trong tâm nghĩ rằng: Làm thế nào cho họ được mau hiểu biết, thực hành theo mau chóng khỏi phải tổn phí nhiều thì giờ. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh làm người được 2 ống chân thon dài và tròn trịa giống như ống chân con hưu.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay đến viếng các bậc Sa môn hoặc Bà la môn để hỏi đạo như vầy: Bạch các Ngài, thế nào gọi là thiện? Thế nào gọi là ác? Hành động thế nào gọi là thấp hèn? Hành vi thế nào gọi là cao thượng? Sự hành động thế nào nên hành theo? Thế nào không nên hành theo? Sự thực hành thế nào làm cho ta không được sự tấn hoá lợi ích? Sự thực hành thế nào làm cho ta được lợi ích, sự yên vui lâu dài? Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người được da thật mịn láng trơn, bụi trần rớt không dính được.Kiếp trước kia, Như Lai sanh làm người thường không sân hận, bất bình, dầu cho nhiều người đến mắng nhiếc cũng không hờn, không giận, không thù, không oán, không hãm hại cũng không tỏ vẻ buồn cho thấy rõ bằng thân, khẩu đâu. Nhưng trái lại, Như Lai cho vật trải ngồi, y vải thật mịn màng, mềm mại đến họ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được màu da như vàng ròng bóng láng, mịn màng, khít khao.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay thương yêu, thân mật, tiếp đãi thân hữu đã cách mặt từ lâu. Tiếp độ cha mẹ, anh em, con trai gái và rất vui thích trong sự thuận hoà với mọi người. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người có dương vật (ngọc hành) ẩn trong bọc da (như dương vật con voi). Tướng lạ này nếu ở thế thì có nhiều ngàn người con anh dũng, dạn dĩ; nếu xuất gia thì cũng có rất nhiều con (là đệ tử) dạn dĩ, sáng suốt, dễ dạy.16. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay suy xét tìm sự tiếp độ công chúng, tự mình biết được không cần ai chỉ bảo, hạng người này có đức lành bằng với hạng kia, biết rõ hạng người bậc hạ, trung, thượng để tiếp đãi cho phù hợp với trình độ, biết rõ đức lành của người này đáng thọ lãnh lễ vật cúng dường như thế này. Người kia thì nên lãnh lễ vật như thế kia, khi biết rõ như vậy Như Lai mới làm sự lợi ích tuỳ theo đức lành của mỗi bậc khác nhau. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có thân mình đều đặn như cây gừa hay cây da, khi đứng khỏi cần phải cúi xuống nhưng 2 tay rờ đụng tới đầu gối.Tướng lạ này nếu ở tại gia có nhiều của cải đầy kho, đầy lẩm, còn nếu xuất gia thì được 7 kho báu là: đức tin, trì giới, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi, nghe nhiều học rộng, bố thí và trí tuệ.18. 19. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay ước nguyện và làm thế nào cho bá gia bá tánh được sự tấn hoá, sự lợi ích, sự an vui thái bình, nhiều đức tin, giới hạnh, tuổi thọ, trí tuệ, của cải, ruộng vườn, vợ con, tôi tớ, thân quyến, bầu bạn, tông môn được dồi dào đầy đủ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 3 tướng tốt là: thân mình phân nửa phía trên giống như thân mình con sư tử, cái lưng thật bằng thẳng không có trũng vô, cần cổ đều đặn tròn trịa.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có hay đánh đập các loài thú bằng tay, cục đất, cây, khí giới làm cho nó đau khổ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người được lưỡi có nhiều sợi gân ngóc đầu lên để lãnh vật thực khi để vào lưỡi và đem vị trần ấy liền dẫn khắp trong châu thân. Tướng lạ này nếu ở thế Như Lai ít có bịnh hoạn đau khổ; nếu xuất gia đắc thành chánh giác, có cơ thể điều hoà ít bịnh hoạn, đau khổ.22. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người không có liếc mắt nhìn người (với lòng sân hận) hoặc háy nguýt người vì lòng oán ghét. Là người có tâm ngay thẳng chân chánh nhìn người đầy tròng con mắt hoặc bằng cặp mắt yêu thương. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có cặp mắt xanh tươi đen huyền như mắt bò con, có lông nheo thật mịn như lông bò cái non.Nếu còn tại gia thì mọi người trông đến Như Lai rất vừa lòng thương mến, đẹp ý muốn nhìn xem không mãn nhãn. Nếu xuất gia đắc thành Chánh giác thì rất được vừa lòng đẹp ý nhiều người muốn nhìn xem bằng cách quý mến.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường hay dẫn đầu, làm hướng đạo cho nhiều người trong các điều lành như: thân, khẩu, ý trong sạch, bố thí, trì ngũ giới, bát quan trai, hầu hạ cha mẹ, các bậc Sa môn hoặc Bà la môn, các bậc trưởng lão trong gia tộc và những pháp lành khác. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được cái đầu tròn trịa, tóc uốn quăn qua phía tay phải coi giống như đội mão. Tướng lạ này khi ở tại gia thì được nhiều hạng người tuỳ tùng, hầu hạ, nếu xuất gia thì cũng được rất nhiều người tuỳ tùng như: Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Thiện nam, Tín nữ, Chư Thiên, A-tu-la, Long vương, Càn thát bà.25. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói láo, chỉ nói lời chân thật, ngay thẳng, đáng tin cậy không nói gạt gẫm người. Do nhân lành ấy ….Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: mỗi sợi lông mọc trong mỗi lỗ đều nhau và ngóc đầu trở lên; lông mày màu trắng mềm mại như bông gòn.Hai tướng này khi ở thế thì tất cả quan quân đều nghe và thực hành theo huấn lệnh, nếu xuất gia thì tất cả hàng đệ tử đều cuối đầu tuân nghe theo huấn từ chỉ dạy.27. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường dứt bỏ xa tránh lời nói đâm thọc, khi nghe chỗ này không đem lại chỗ kia làm cho 2 đàng chia rẽ hoặc nghe đàng kia không đem nói lại đàng này, là người ưa giảng hoà cho người đã chia rẽ. Người đã hoà thuận rồi thì nói cho càng hoà thuận thêm. Ưa thích, vui lòng với sự hoà hảo luôn luôn. Do nhân lành ấy …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng tốt là: có đúng 40 cái răng, những răng ấy rất đều và khít nhau.Nếu khi còn ở thế làm vua thì những quan quân tuỳ tùng không khi nào chia rẽ. Nếu xuất gia thành Chánh giác thì hàng tứ chúng cũng thuận hoà, vui vẻ không chia rẽ nhau.29. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói cộc cằn, thoá mạ người, lại dùng lời nói vô tội, nói êm ái làm cho người để tâm thương mến, vừa lòng, yêu chuộng, lời nói của người ở kinh đô. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: có lưỡi thật dài và lớn; tiếng nói thật rõ ràng êm dịu như tiếng của trời Phạm Thiên hay là chim karavika.Hai tướng lạ này nếu ở thế thì làm vua khi nói ra điều chi làm cho mọi người phải kính nể mà thừa hành theo; nếu xuất gia thì đắc thành Chánh giác tất cả các hàng tứ chúng đều vâng giữ hành theo lời giảng dạy của Như Lai.Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh lời nói vô ích, viển vông, lại dùng lời chân thật đứng đắn, theo nhân, theo quả, giảng dạy cho người để vào tâm, có bằng cớ dứt khoát, có lợi ích và đúng thì giờ. Do nhân lành ấy …Khi Như Lai tái sanh lại làm người thì được cái cằm tròn như cằm sư tử hẩu hoặc như trăng ngày 12. Tướng lạ này khi ở thế làm vua thì toàn thắng tất cả kẻ nghịch, nếu xuất gia thành Chánh giác thì kẻ nghịch bên trong là phiền não và quân nghịch bên ngoài là người, trời, Ma vương, Như Lai cũng dẹp yên không thể quấy nhiễu Như Lai được.32. Kiếp trước kia, khi Như Lai sanh làm người thường xa lánh sự nuôi mạng tà vạy (Micchājīva) và luôn luôn sanh sống bằng cách nuôi mạng chân chánh (sammā ājīva) là xa tránh sự lường gạt người bằng cách lường cân tráo đấu, đồ giả nói đồ thiệt, mưu này kế kia để gạt gẫm người đặng nuôi mạng sống, chặt tay chân, cột trói, hăm he, gạt cho lạc đường để cướp giựt của cải đem về để nuôi mạng. Do nhân lành ấy. Khi lâm chung được sanh về cõi thiên đường có đầy đủ 10 điều lạc thú thần tiên …Khi tái sanh lại làm người thì được 2 tướng lạ là: những răng khít khao và đều đặn; bốn cái răng nhọn thật trắng và sạch.Hai tướng lạ này nếu Như Lai ở thế thì làm Vua chuyển luân vương trị vì dân chúng theo đường đạo đức, có uy quyền khắp cả tứ phương, có 7 báu, nhiều ngàn người con trai đều anh dũng dẹp trừ các kẻ nghịch, xứ sở được dồi dào của cải, no ấm, thái bình thạnh trị, không cần đến hình phạt hoặc vũ khí. Nếu xuất gia sẽ thành Chánh đẳng Chánh giác diệt tận cả phiền não và nhiều nhân vật tuỳ tùng rất trong sạch là hàng tứ chúng, Chư Thiên, Nhân loại, A tu la, Long vương, Càn thát bà đều là bậc có tâm trong sạch đến thọ giáo hộ tùng Như Lai.Trong tướng thứ 31 có 2 tướng thành 32 tướng lạ cả thảy.Khi Đức Thế Tôn giảng xong, các hàng tỳ khưu rất hoan hỉ thoả thích pháp Ngài đã giảng giải ấy.– Dứt pháp hành để phát sanh 32 tướng tốt –—Chú GiảiĐức Phật có 4 pháp chan hoà – pamāna là: rūpa pamāna – sắc chan hòa (là lai láng, dồi dào sự tốt đẹp cao quý), dhamma pamāna – pháp chan hoà, ghosa pamāna – thinh chan hoà, lolupa pamāna – vui thích cách bình đẳng chan hoà.Giải: Có người thích sắc tướng tốt của Ngài rồi vào tu hoặc phát tâm trong sạch làm điều thiện cũng có. Có người thích Ngài vì pháp cao thượng, vi tế, hợp lý rồi tu theo. Có người ưa thích tiếng thanh bai, tao nhã, êm ái nghe thật rõ ràng êm dịu như tiếng chim karavika rồi tu theo cũng có. Có người lại mến thích vì có tâm bình đẳng dầu cho người giàu kẻ nghèo đem món chi đến dâng cúng Ngài thì Ngài thọ dụng một cách vui vẻ không phân biệt vật cao quý hay thấp hèn vì vậy mà phường hạ lưu rất mến và theo thọ giáo với Ngài. Về sự thấy tướng tốt của Ngài mà pháp tâm trong sạch.Lúc Phật còn tại thế, một hôm Ngài đến độ con một bà-la-môn vì quá bỏn xẻn, con đau không lo thuốc sợ tốn tiền hao của để đến gần chết, lại sợ người tới nhà thăm tốn trầu cau nên cho làm trại kế mé đường trước cửa cổng, tính khi nào con chết thì đem thiêu liền khỏi phải ai tới nhà bận rộn. Đức Phật biết được đến đứng gần bên trại ấy, cậu trai thấy dung nhan Đức Phật rất đẹp có hào quang sáu màu phát tâm trong sạch muốn đưa tay lên đảnh lễ nhưng vì đã kiệt sức nên giở lên không nổi, Đức Phật biết được tâm đang trong sạch khắn khít với hình ảnh Ngài (Buddhāramana). Ngài liền đi khỏi nơi ấy, đồng thời cậu trai ấy cũng tắt hơi. Liền khi ấy được sanh về cõi Trời Đạo Lợi.Hoặc như ông Vakkali con một nhà thương gia, khi đến nghe pháp Đức Phật, thấy Ngài có 32 tướng tốt phát tâm thương mến Ngài rồi vào xin xuất gia. Khi xuất gia xong, ông không lo học hành chi cả, chỉ mỗi ngày thọ thực xong chờ đến giờ hội họp thì vào để nhìn xem dung nhan Đức Phật. Đức Phật biết nhưng không nói chi chờ cho duyên lành ông Vakkali đầy đủ. Một hôm duyên lành ông đã đến, Đức Phật bèn đuổi ông đi không cho ông ở để nhìn xem Đức Phật nữa. Ông Vakkali rất buồn rầu, chán nản và nghĩ rằng: Ta vì thương Đức Phật nên xuất gia ý muốn để nhìn xem Ngài cho thoả mãn. Nhưng Ngài lại đuổi ta đi không cho ở để xem nữa, như vậy ta còn sống làm chi, thôi ta lên núi nhảy xuống tự vận cho rồi. Tính xong ông đi thẳng lên chót núi, còn đang ngồi nhớ lại Đức Phật rồi sẽ tự vận. Vừa khi ấy Đức Phật Ngài phóng hào quang đến trước mặt thầy tỳ khưu Vakkali và kêu rằng: Này con, Như Lai ở đây! Ông Vakkali rất vui mừng vì cho Đức Phật cũng còn thương mình. Kế tiếp đức Thế Tôn mới thuyết pháp cho ông nghe rằng: “Yo Dhammam passati so mam passati. Yomam passati so dhammam passati – Ai thấy được pháp gọi là thấy Như Lai. Ai thấy được Như Lai cũng gọi là thấy pháp”.Hơn nữa, này ông Vakkali, thân này dầu cho tốt đẹp đến đâu một ngày kia phải tiêu hoại không bền, khổ não, vô ngã cả, ông không nên quyến luyến chi đến thân uế trược này. Khi thuyết xong, ông Vakkali đắc A-la-hán luôn cả huệ phân tích liền bay đến chỗ Phật ngự đảnh lễ đức Thế Tôn.Giải tới đây để chỉ rõ cho thấy, có người vì quá trong sạch, thoả thích với tướng tốt của Ngài mà được sanh về nhàn cảnh hoặc bỏ hết mọi sự đời xuất gia cho đến khi đắc đạo quả cũng có.– Dứt 32 tướng tốt của Đức Phật-Soạn xong tại P. Penh mùa Hạ năm Tân Sửu, PL. 2505 – DL. 1961Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu ChơnBáo Hiếu Phụ Mẫu ÂnHiệu đề thập ngoạt hoài thaiTam niên nhũ bộ ai ai cho tường.Kể ra mỗi sự trăm đườngNghe thời phải gắng cho thường chớ sai.Dặn dò già trẻ gái traiTưởng công cha khổ, nhớ hoài mẹ lao.Trước thưa huynh đệ nhậm ngônSau cùng thiện tín đồng môn đạo tìnhHằng ngày lạy Phật tụng kinhRáng tu thiền định sửa mình trì trai.Thập thiện ráng giữ hỡi ai!Tứ ân báo đáp chẳng sai phận mình.Nhớ khi sanh sản khổ hìnhTrăm cay ngàn đắng muôn ngàn so đoThọ thai lòng mẹ thêm loChín tháng chẳng dám ăn no bao giờ.Năm canh giấc ngủ tờ mờCưu mang thai trẻ trông chờ lo âuNghĩ càng luỵ nhỏ thâm bâuKhổ thân từ mẫu ruột đau như dần.Khi sanh tán loạn tâm thầnKhó khăn sanh đẻ nửa mừng nửa lo.Chậm xổ cha thật buồn soCó khi bái tử chờ cho sổ lòng.Nhớp nhơ trong chốn cử phòngCúi đầu chờ trẻ sổ lòng cho mau.Lớn khôn phải nghĩ trước sauCông ơn cha mẹ tả sao cho cùng.Phải nằm một tháng trong cungÔ trì huyết máu làm xung hao mòn.Lá cây đầy nước nồi trònLửa gây hừng hực dưới giường biết bao.Đắng cay mẹ vẫn không naoLàm con phải nhớ công lao sanh thành.Thập ngoạt nhứt tử nhứt sanhTam niên gầy ốm mòn xanh thân mình.Từ tâm mẹ rất thậm tìnhKhi con la khóc luôn mình bồng đai.Máu tươi từ ngực chảy ngayBiến thành sữa lỏng để rày nuôi con.Thân không bao quản hao mòn,Nếu khi đau yếu lại còn chạy quayCông mẹ giặt rửa liền tayChăm lo con trẻ bao nài thối hôi.Đang đêm thổ tả lôi thôiMẹ cha bỏ ngủ rửa nôi lau mìnhRủi khi bịnh hoạn linh tinhChân không bén đất tình hình âu lo.Con cười mẹ cũng vui choCon khóc mẹ lại buồn xo lo lường.Thương con chịu khổ trăm đườngDưỡng nuôi khôn lớn đoạn trường biết bao.Làm người phải nhớ ơn caoĐáp ân cha mẹ công lao sanh thành.Ráng noi gương sự tu hànhTrau tâm sửa tánh làm lành thêm lên.Dắt dìu cha mẹ đôi bênTrên đường sáng suốt đồng lên Niết Bàn.Hưởng miền cực lạc thanh nhànThoát vòng khổ não muôn ngàn tử sanh.Báo ân phụ mẫu đành rànhMong cầu trăm họ thực hành chớ quên.Tỳ khưu Bửu Chơn[1] Có nhiều chỗ nói đức Phật có 32 tướng lạ và 80 phụ tướng, nhưng theo trong Tam tạng Pāli thì có giải đủ 32 tướng còn 80 phụ tướng thì không thấy nói tới. Trong chú giải chỉ có kể sơ qua rằng : 80 phụ tướng ấy cũng do 32 tướng ấy mà kể thêm ra, có tướng thì giải có 2 hoặc 3 điều vi tế thêm nữa, vì vậy mà mới có thêm đến 80 phụ tướng.[2] Có nhiều gia chủ phú hộ, giúp đỡ đức vua.[3] Vật phụ-tùng có 10 thứ là : cơm, nước, vải, xe, tràng hoa, vật thoa mình, giường ghế, chỗ ở, đèn hoặc dầu.
#TyKhuuBuuChon #phatgiao #LAKKHANASUTTA #ducphat #theravada
Theo nguồn: https://theravada.vn/book/32-tuong-duc-phat-lakkha%e1%b9%87a-sutta-ty-khuu-buu-chon/
0 notes
zuytcom · 4 years
Text
‘Tây Du Ký’ bản mới bị chê tạo hình xấu, dàn mỹ nhân ‘câu dẫn’ phản cảm
Thứ Năm, 04/06/2020 lúc 21:42
Theo HK01 hôm 2.6, phim điện ảnh Tôn Ngộ Không đại chiến động Bàn Tơ nhận về hàng loạt ý kiến chê bai, chỉ trích. Tác phẩm được liệt kê vào hàng “thảm họa” vì phản cảm, tạo hình kém hấp dẫn và nội dung nhạt nhòa.
Một cảnh “nhức mắt” trong phim mới về Tây Du Ký ẢNH: CẮT TỪ PHIM
Dựa theo tiểu thuyết kinh điển của Ngô Thừa Ân đồng thời kế thừa danh tiếng của tác phẩm cùng tên nổi đình nổi đám trước đó, Tôn Ngộ Không đại chiến động Bàn Tơ được xem là Tây Du Ký bản mới và được kỳ vọng là một tác phẩm đáng thưởng thức trong mùa hè này. Phim càng nhận nhiều sự chú ý khi được đạo diễn Vương Tinh cầm trịch lại có sự góp mặt của dàn sao kỳ cựu: La Gia Anh , Trần Hạo Dân, Lâm Tử Thông… Tuy nhiên, theo HK01, khi vừa được trình làng vào cuối tháng 5.2020, tác phẩm đã nhận về vô số lời chê bai từ nội dung đến hình thức. Trên trang đánh giá Douban, phim chỉ được chấm điểm 3/10 và được nhận xét là một trong những “thảm họa” điện ảnh của năm.
Tumblr media
Do Covid-19, tác phẩm được chiếu trực tuyến từ ngày 22.5 thay vì ra rạp ẢNH: POSTER PHIM
Nội dung tác phẩm bám sát vào câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng đụng độ nhóm yêu nhền nhện ở động Bàn Tơ. Đây là một trong những kiếp nạn mà họ phải đương đầu trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh. Ngay từ lần đầu chạm mặt, Tôn Ngộ Kông đã tinh ý phát hiện dàn mỹ nhân này là yêu tinh hóa thành và khuyên sư phụ tránh xa. Không những không nghe lời học trò, Đường Tăng còn trách tội lão Tôn rồi đuổi đồ đệ khỏi nhóm. Tuy nhiên, ông cùng Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh sau đó nhanh chóng bị yêu tinh bắt giữ và phải trông chờ vào đại đồ đệ đến giải cứu. Cốt truyện của phim được nhận xét rối rắm, không có gì đột phá so với các phiên bản khác thậm chí được cho là quá nhạt nhòa, vô nghĩa.
Tumblr media
Dàn mỹ nhân vào vai yêu nhền nhện sở hữu nhiều cảnh quay hở hang, phản cảm ẢNH: CẮT TỪ PHIM, POSTER
Cùng với nội dung thiếu điểm nhấn, tạo hình của các nhân vật cũng nhận về nhiều ý kiến chê bai. Đặc biệt, không ít khán giả bày tỏ sự hụt hẫng đối với dung mạo không quá xuất sắc của đàn yêu nhền nhện. Thêm vào đó, nhóm yêu nữ này sở hữu không ít cảnh quay với trang phục hở hang, phản cảm trong đó có cảnh tắm suối, “câu dẫn” thầy trò Đường Tăng được nhận xét quá thô tục, rẻ tiền. Diện mạo của 4 nhân vật trung tâm cũng nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Tumblr media
Tạo hình 4 thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký bản mới ẢNH: POSTER PHIM
Theo HK01, Tôn Ngộ Không đại chiến động Bàn Tơ đánh vào tâm lý hoài niệm của khán giả nhưng không thực sự đem lại hiệu ứng tích cực. Trang tin Hồng Kông nhận xét tác phẩm có chất lượng thấp kém, kỹ xảo tầm thường, tạo hình nhân vật thiếu sức hút và cốt truyện quá buồn tẻ. Thêm vào đó, bộ phim gặp phải thất bại do giao cho một nhóm diễn viên ít tên tuổi vào vai yêu nhền nhện.
Bài viết ‘Tây Du Ký’ bản mới bị chê tạo hình xấu, dàn mỹ nhân ‘câu dẫn’ phản cảm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/tin-giai-tri/tay-du-ky-ban-moi-bi-che-tao-hinh-xau-dan-my-nhan-cau-dan-phan-cam/
0 notes
dinhthang · 4 years
Link
115. Quả đất dường như có tâm thức?
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn ngự đến một quốc độ nào, một xứ sở nào - thì ở đấy mặt đất dường như có tâm thức? Chỗ nào đất thấp, khuyết lõm... tự dưng lại đầy bằng, dường như có ai đó mới đổ đất thêm! Chỗ nào gò cao, gồ lên thì chợt dưng phẳng lại như mặt trống lớn, tựa như ai mới cào bằng hoặc lấy đất đi! Chuyện ấy không biết có thực không, hay chỉ là giai thoại, là hư truyền, thưa đại đức? - Điều ấy có thật, tâu đại vương! - Nếu vậy thì trẫm rất hoài nghi. Trẫm hoài nghi rằng, đất thuộc đại địa, đá cũng thuộc đại địa; vậy sao đất dường như có tâm thức, mà đá lại không có tâm thức khi Đức Thế Tôn ngự đến, hở đại đức? - Ý đại vương muốn nói gì? - Vâng, ý trẫm muốn nói là, tại sao cục đá chạm vào chân Đức Tôn Sư lại không có tâm thức? Nếu nó có tâm thức thì phải như đất kia, gồ cao hoặc lõm xuống, phải tự biết để làm cho phẳng lại. Cũng vậy, lẽ ra cục đá ấy phải biết tránh né hoặc thụt lùi trở lại chỗ cũ của mình. Vậy, đại đức có lầm lẫn chăng khi bảo đại địa dường như có tâm thức ở trong trường hợp sau? - Đất hay đá đều không có tâm thức, tâu đại vương! Sở dĩ đất chỗ khuyết lõm thì đầy lên, chỗ gò nỗng thì bằng phẳng xuống - không phải do đại địa có tâm thức mà bởi năng lực ba la mật bất khả tư nghì của Đức Thế Tôn, tâu đại vương! - Có thể trẫm tin năng lực ba la mật phi thường của Đức Đại Giác đã làm cho mặt đất phẳng lại. Thế còn chuyện cục đá chạm chân làm Đức Tôn Sư chảy máu thì sao? Làm thế nào để giải thích về chuyện cục đá khó hiểu ấy? Đại đức Na-tiên chợt mỉm cười: - Thế đại vương không nhớ là Đề-bà-đạt-đa đã khởi tâm hung ác muốn hại Phật đó sao? - Thưa, nhớ chứ! - Ông ta đã tự kết oan trái với Đức Tôn Sư trước đây đã trăm nghìn kiếp rồi, tâu đại vương! Vì tham vọng mù quáng muốn thay Đức Tôn Sư lãnh đạo Giáo hội mà Đề-bà-đạt-đa đã lăn một tảng đá rất lớn từ sườn núi cheo leo, cốt ý là để giết Phật. - Thưa, thế thì năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư khi ấy ở đâu mà không đến để bảo vệ ngài? - Có chứ, tâu đại vương! Khi tảng đá lớn từ sườn núi rơi xuống, thì năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư làm cho hai tảng đá khác, lớn hơn, vụt trồi khỏi mặt đất, ngăn chặn và đỡ lấy tảng đá kia. Hai tảng đá ấy dường như có tâm thức, đỡ lấy và làm cho dính chặt tảng đá của Đề-bà-đạt-đa như dây leo quấn chặt cây! Không vậy thì như long vương đang lội trong biển, chợt nổi lên phùng mang, há miệng đớp lấy tảng đá của Đề-bà-đạt-đa! Hai tảng đá ấy do nhờ năng lực ba la mật nên dũng cảm như sư tử, làm cho tảng đá của Đề-bà-đạt-đa phải sợ oai, thu mình bẹp dí không dám động cựa nữa. Hoặc như bà mẹ khi thấy con mình sắp ngã, đã nhanh nhẹn một tay nắm cánh tay con, một tay xách hỏng thân con lên! Nếu không vậy thì như bạn bè sinh tử có nhau, khi bạn bị hoạn nạn không nỡ rời bỏ mà thường cận kề một bên để giúp đỡ, hộ trì bạn! Hoặc giống như một viên quan mẫu mực, trung thành; luôn túc trực sẵn sàng bên cạnh đức vua để tiếp rước, hộ giá, phụng sự bất kể ngày hay đêm. Cũng có thể giống như chư thiên chưng lọng vàng, lọng xanh, tràng hoa, thiên nhạc... để cung nghinh trời Đế Thích. Nếu không thế thì như các vị trời phạm thiên cao quý, hành trình trong thiền để đến chầu hầu đức Đại Phạm Thiên tôn quý, v.v... Tâu đại vương! Hai tảng đá lớn do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư vụt hiện lên, chặn đứng tảng đá của Đề-bà-đạt-đa, cốt bảo vệ cho Đức Tôn Sư cũng như những ví dụ nêu trên vậy! - Trẫm có thể tin như thế lắm! Nhưng nghe nói rằng, tảng đá của Đề-bà-đạt-đa to bằng cái nhà, còn hai tảng đá do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư thì to bằng hai quả núi nhỏ. Như vậy thì tại sao hai tảng đá như hai quả núi nhỏ kia, vốn đã ngăn được tảng đá to như cái nhà, lại không ngăn được mảnh đá nhỏ làm chân Phật chảy máu? Kỳ lạ không chứ? - Có gì kỳ lạ đâu đại vương! Đấy là chuyện bình thường thôi! Ví như người ta dùng bàn tay để hứng nước, nước sẽ lọt qua kẽ tay. Ví như người ta dùng bàn tay để vốc cát, một số ít cát sẽ lọt qua kẽ hở. Ví như dùng tay mà vốc một nắm cơm rời, thì sẽ có một số ít hạt sẽ rơi vãi. Hai tảng đá to chặn được tảng đá nhỏ, do sự va chạm, hàng chục mảnh nhỏ vỡ ra, có mảnh lọt qua kẽ hở và trúng nhằm chân Đức Tôn Sư! Chắc đại vương hiểu rồi chứ ạ? - Vâng, hiểu! Nhưng do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư - thì dường như cả đại địa đều có tâm khi ngài ngự đến. Thế tại sao hai tảng đá lớn lại có tâm, biết nâng đỡ tảng đá nhỏ để bảo vệ cho Đức Tôn Sư, còn mảnh đá nhỏ lại không có tâm, không biết cung kính tránh xa bàn chân của Đức Tôn Sư, hở đại đức? - Nói có tâm chỉ là cách nói - còn đất đá vô tri làm sao lại có tâm được, đại vương! Đất đá không có tâm thì làm sao nói đến chuyện không biết cung kính Đức Tôn Sư được, đại vương! Không biết cung kính Đức Tôn Sư, trên thế gian này có mười hai loại người, tức là không phải đất đá vô tri, vô giác - thưa đại vương! - Xin đại đức giảng cho nghe. - Vâng, mười hai loại người ấy là: người quá nhiều tham luyến, người quá nhiều sân hận, người quá nhiều si mê, người quá kiêu căng, ngã chấp, người không có đức hạnh cao quý, người quá cứng cỏi, không biết nhu thuận, người xấu xa, hèn hạ, đê tiện, người chuyên làm việc tội lỗi, người nhiều tâm ác, người nhiều hận thù, người bị ham muốn đê hèn chi phối, người quá tham lợi. Đấy mới đúng là mười hai hạng người không biết cung kính, còn mảnh đá vô tri đụng vào chân Phật chỉ là năng lực tự nhiên thôi. Ví như một ngọn gió thổi mạnh cuốn hút lá khô, tung vào không gian, lá khô kia không biết sẽ rơi vào hướng nào; cũng như thế ấy, những mảnh đá nhỏ do năng lực va chạm cũng không biết là nó sẽ rơi vào đâu, tâu đại vương! - Cảm ơn đại đức! Trẫm sẽ không thắc mắc về điều ấy nữa. * * *
0 notes
tapchidangnho · 5 years
Text
Kỳ bí: Con đường tách đôi biển chỉ xuất hiện 2 lần mỗi năm ở Hàn Quốc
Con đường huyền thoại này đã có mặt trong gần cả trăm năm nay tại Hàn Quốc. Cứ đến thời điểm vào dịp tháng 2 và tháng 6, vùng biển lại từ từ tách đôi, để lộ ra con đường dài 2.8 km, rộng khoảng 40m.Đặc biệt, con đường chỉ hiện rõ nhất là trong khoảng 1 giờ đầu nối liền hai đảo Jindo và Modo, được diễn ra trong khoảng vài ngày, rồi biển sẽ từ từ che lấp lại.
Tumblr media
Con đường huyền thoại này đã có mặt trong gần cả trăm năm nay tại Hàn Quốc. (Ảnh qua tourkorealove)
Trong vài ngày tồn tại ấy, người Hàn Quốc có truyền thống tổ chức Lễ hội biển Jindo tách đôi, thu hút hàng triệu du khách đến để tận mắt chiêm ngưỡng như một kỳ quan, họ có thể dạo mát trên con đường từ hòn đảo này đến hòn đảo kia, cùng nhau chụp ảnh, ngắm cảnh, còn người dân địa phương thi nhau đào bới trên cát để nhặt trai, sò, tảo…
Tumblr media
Họ có thể dạo mát trên con đường từ hòn đảo này đến hòn đảo kia, cùng nhau chụp ảnh, ngắm cảnh, còn người dân địa phương thi nhau đào bới trên cát để nhặt trai, sò, tảo… (Ảnh qua Kênh14)
Đến với lễ hội đi bộ qua biển Jindo, du khách còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị được tổ chức như lễ diễu hành rất hoành tráng, múa hát dân tộc, biểu diễn chó Jindogae – một loài chó đi săn có nguồn gốc từ Hàn Quốc.
Tumblr media
Nhiều lễ hội được tổ chức vô cùng thú vị. (Ảnh qua VNE)
Tumblr media
Du khách nước ngoài cũng hào hứng tham gia. (Ảnh qua Tourchaua)
Ngoài ra, du khách sẽ được dịp nếm thử loại rượu Jindo Hongju đặc trưng nổi tiếng nơi đây, hay trải nghiệm các quy trình từ việc đào nhân sâm đến cách chế biến thành các món ăn, vị thuốc bắc… Tại lễ hội, du khách cũng có thể mua được các sản phẩm từ nhân sâm “chính hiệu” nhưng với giá rẻ.
Truyền thuyết về “Phép màu của Moses”
Điều đặc biệt hòn đảo này mặc dù đã có mặt từ hàng trăm năm về trước, nhưng nó chỉ nổi tiếng kể từ năm 1970, khi vị sứ giả của nước Pháp Pierre Landy đã tận mắt chứng kiến sự thần kỳ của con đường.
Tumblr media
Truyền thuyết về “Phép màu của Moses”. (Ảnh qua Kênh 14)
Ông đã ví đó như một “Phép màu của Moses”, cách gọi của Pierre gợi cho mọi người liên tưởng tới hiện tượng biển Đỏ bị chia tách trong Kinh thánh.Kinh Cựu Ước có kể lại rằng, người Do Thái khi xưa phải làm nô lệ ở Ai Cập, cuộc sống vô cùng khổ sở. Thánh Moses vì muốn giải thoát cho dân tộc khỏi kiếp lầm than, đã dẫn 600.000 người mang theo hành lý tháo chạy theo lời dẫn của Chúa. Trên đường đi, đội quân của Moses phải vượt qua bán đảo Sinai.Vị Pharaoh Ai Cập lúc bấy giờ đã không giữ lời hứa, ông cho quân đuổi theo những nô lệ bỏ trốn. Người Do Thái sau đó đã chạy đến biển Đỏ thì bị đội quân theo kịp. Trong lúc nguy cấp, thánh Moses liền sử dụng thần thông, giơ tay về phía biển, bỗng mặt biển liền tách làm đôi để người Do Thái có thể tiếp tục chạy trốn. Khi họ đã sang hết bờ bên kia, thánh Moses lại làm phép để mặt biển trở lại như cũ, vùi lấp chiến xa và kỵ binh của quân lính Ai Cập.Câu chuyện của Pierre thời đó đã gây ra nhiều tranh cãi nảy lửa trong giới khoa học cũng như người dân ở châu Âu.
Tumblr media
Con đường này từng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. (Ảnh qua Kênh 14)
Nhiều người lúc đó coi Pierre là kẻ nói dối. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi các nhà khoa học Pháp tới Hàn Quốc nhằm chứng minh những gì Pierre nói. Cuối cùng, chính họ tận mắt chứng kiến hiện tượng độc nhất vô nhị này và phải thừa nhận sự tồn tại của con đường giữa biển.
Đối với người Hàn Quốc, còn có một truyền thuyết kì bí khác nữa…
Khác với truyền thuyết về thánh Moses được vị sứ giả người Pháp nhắc tới. Người Hàn Quốc cũng lưu truyền nhau một sự tích kỳ bí. Tương truyền rằng,  thời xưa ở đảo Jindo thường xuyên bị hổ dữ quấy phá. Loài vật này vào làng, ăn thịt những người dân địa phương. Vậy là tất cả quyết định bỏ chạy, di cư sang đảo Modo sinh sống. Tuy nhiên, chuyến đi ấy còn sót lại gia đình bà lão già cả Bbyong.
Tumblr media
Truyền thuyết về người phụ nữ và hổ. (Ảnh qua Kênh 14)
Bà Bbyong và người thân hàng ngày phải sống trong nỗi lo sợ những con hổ dữ. Bà luôn cầu nguyện Thần Biển đến cứu giúp đến nỗi nhiều lúc lâm vào tuyệt vọng.Cảm động vì hoàn cảnh của bà, Thần Biển Yongwang đã báo mộng cho bà Bbyong rằng sẽ có cầu vồng trên biển giúp gia đình bà thoát nạn. Ngoài ra, cũng có dị bản cho rằng, trước lời cầu khẩn tha thiết của bà Bbyong, thần Biển đã hiện lên và giúp đỡ Bbyong ngay lập tức.Sáng hôm sau, bà Bbyong cùng người thân ra biển thì thấy nước biển chia làm đôi, lộ ra một con đường đất. Gia đình bà đi qua đâu, nước biển trở lại tới đó, ngăn không cho lũ hổ dữ vượt đại dương. Vậy là bà Bbyong thoát được kiếp nạn sinh tử.Câu chuyện này cho đến nay, vẫn được người Hàn Quốc lưu truyền từ đời này sang đời khác như một cách lý giải của họ về con đường kỳ lạ giữa biển.Tuy một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho rằng hiện tượng này là ra do tác động của lực hấp dẫn, nhưng với người dân địa phương, họ vẫn tin vào truyền thuyết dân gian do tổ tiên để lại hơn. Chính vì thế họ xem đây như một hiện tượng rất bình thường của thiên thượng dành cho họ trong mấy trăm năm qua, cho đến khi vị sứ giả Pierre Landy phát hiện, con đường này mới thật sự trở nên nổi tiếng. https://dangnho.com/giai-tri/la/ky-bi-con-duong-tach-doi-bien-chi-xuat-hien-2-lan-moi-nam-o-han-quoc.html
0 notes