Tumgik
#tinhthan
gaohuucokhanhan · 1 year
Text
Huyết áp cao có nên ăn gạo lứt hay không?
https://www.khanhan.net/huyet-ap-cao-co-nen-an-gao-lut.html
Hãy tìm hiểu xem có nên ăn gạo lứt khi bị huyết áp cao hay không? #HuyetApCao #GaoLut #SucKhoe #TinhThan #ChamSocSucKhoe 🤔 Đọc bài viết trên web của chúng tôi để tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!
Tumblr media
0 notes
sizmie · 3 years
Photo
Tumblr media
9 Điều thú vị về sự giận dữ Giận dữ không đơn thuần chỉ là cảm xúc. Nó là một loại phòng thủ, giúp chúng ta bảo vệ bản thân khỏi những đau đơn và những điều gây tổn thương cho chúng ta. #tamtrifacts #tamlyhoc #tâmlýhọc #tuoitre #tuổitrẻ #suckhoe #sứckhỏe #tinhthan #camxuc #phattrienbanthan #kienthuc #kienthuc #tamlyfacts https://www.instagram.com/p/CXdSt5HP_ro/?utm_medium=tumblr
4 notes · View notes
succulentlovervn · 7 years
Photo
Tumblr media
🌱Buổi sáng đầu tuần, khi chúng ta đang phải chuẩn bị cho một tuần làm việc mới, không gì vui và làm tinh thần của mình tốt hơn là việc tưới cây vào buổi sáng💧💧💧 💦Còn bạn, bạn đã tưới cây chưa ? #tuoicay #chamsoccay #buoisang #tinhthan #niemvuinhonho
0 notes
crazylazybear · 8 years
Text
GIA ĐÌNH
Thời gian này khá bận rộn, nhiều công việc chưa hoàn thành, nhiều dự định chưa thực hiện và rất nhiều rất nhiều suy nghĩ vẫn mơ hồ. Có những lúc bận đến nỗi, bản thân mình cũng không chăm sóc tốt nữa, nên gia đình cũng dần quên lãng. Rồi một ngày, trong lúc đang mãi mê với mớ hỗn độn này thì tôi nhận được một cuộc gọi, là Bà. Bà hỏi tôi, dạo này bận rộn lắm sao, không thấy con về nhà? Ăn uống gì chưa? Sức khỏe thế nào? Sau khi nghe một loạt câu hỏi thì tôi chợt nhớ ra thì ra đã gần 4 tháng rồi tôi chưa về nhà. Lúc trước cứ thường hay không về, bây giờ cứ như chạy đua với thời gian nên lại không có cơ họi để về. Sau khi trả lời tất cả những câu hỏi của bà, đến câu cuối cùng thì không biết nước mắt đã bắt đầu rồi từ khi nào, bà bảo tôi, nếu vất vả quá thì đừng làm nữa, về đây ngoại nuôi con. Tôi còn nhớ lúc tôi còn nhỏ, tôi là người mà bà thương nhất, dù đi bán tất bật ngược xuôi thì ngoại vẫn chăm sóc cho tôi tốt nhất có thể. Đến khi, bà bệnh phải nằm viện mấy tháng trời thì lại bảo ráng nhanh khỏe để về nhà vì nhớ cháu. Bà về hưu thì chăm lo cho tôi từng bữa ăn giấc ngủ. Đến khi tôi vào đại học thì bà cũng khăn gói theo tôi lên thành phố suốt mấy tháng trời vì sợ cháu không quen ở một mình. Nhưng bây giờ mỗi lần bà lên thăm lại không thể ở lâu, bởi vì chân bà không tốt, không thể đi lại nhiều, phải chăng đó chính hệ quả của những năm tháng ngược xuôi nuôi gia đình. Đến lúc khi tôi nhìn lại thì ra bà tôi đã già đi rất nhiều. Bà tôi chính là như vậy, gia đình chính là như vậy, khi bạn chẳng là gì ở thế giới này nhưng bạn chính là cả thế giới của họ, khi bạn bị cả thế giới bỏ quên thì họ chính là người luôn bên cạnh bạn. Hôm nay, trời thật lạnh, thật muốn về nhà, xà vào lòng người thân!!!
0 notes
goc-nhin · 11 years
Quote
"... Đạo lý trong thiên hạ, vô luận vật gì, tất phải trước có bản chất, mà sau mới có văn thái giúp vào. Nên đời xưa mới có câu: vô bản bất lập, vô văn bất hành... Chất phác nhiều hơn văn hoa, thời thành người quê mùa; văn hoa nhiều hơn chất, thời thành ra bọn viết sử; chỉ duy nhất chất vừa xứng với văn, văn vừa xứng với chất, lấy chất làm thể, lấy văn làm dụng, văn chất trộn trạo nhau, vậy mới là quân tử..."
Chu Dịch Sơn Hoả Bí - Sào Nam Phan Bội Châu
1 note · View note
tinmoionline · 12 years
Link
gia tinh thần
Một màn ra mắt không thể ấn tượng và tuyệt vời hơn với thầy trò Mai Đức Chung, khi Thanh Hóa "vùi dập" Đồng Nai bằng chiến thắng 4-1 cực kỳ thuyết phục. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến những đóng góp không nhỏ của các "cầu thủ" thứ 12, bởi sự tiếp sức của họ được xem là liều thuốc tinh thần để giúp đội bóng xứ Thanh chơi một trận đấu thăng hoa.
Mấy năm gần đây sân Thanh Hóa luôn chật cứng khán giả mỗi khi đội chủ nhà thi đấu tại đây. Ảnh: VSI
Nhờ sự khởi đầu ấn tượng trong trận đấu đầu tiên ở V-League 2013, khi cầm hòa ĐT.LA trên thế thắng ngay trên sân khách, nên thầy trò HLV Mai Đức Chung nhận được rất nhiều niềm tin và sự quan tâm của CĐV xứ Thanh.
Điều đó được thể hiện qua bầu không khí cuồng nhiêt không khác gì lễ hội ở sân Thanh Hóa chiều qua. Ngay từ 13h00, tức là phải 3 giờ nữa trận đấu giữa Thanh Hóa và Đồng Nai mới diễn ra, nhưng đã có hàng trăm khán giả xứ Thanh khuấy động phong trào khi tổ chức diễu hành qua các tuyến phố ở Thanh Hóa.
Thời điểm trận đấu diễn ra cũng là lúc sân Thanh Hóa đã không còn một chỗ trống. Rất đông các khán giả từ các huyện, thị xã trong cả tỉnh đã kéo đến sân nhằm cổ vũ và động viên tinh thần thầy trò HLV Mai Đức Chung. Ngay cả khi đội chủ nhà bất ngờ phải nhận bàn thua ở phút 12, sức nóng và sự cuồng nhiệt ở khắp các khán đài cũng không hề thuyên giảm. Hàng vạn CĐV liên tục hò hét, cổ vũ và không ngừng tạo ra những đợt sóng người để tiếp sức cho các cầu thủ nhà.
"Tôi đã vượt mấy chục km từ nhà đến đây với mục đích duy nhất là cổ vũ động viên tinh thần các cầu thủ Thanh Hóa. Thực sự rất vui và cảm thấy hạnh phúc khi anh em đội bóng thể hiện tinh thần quyết tâm rất cao dù bị đội khách dẫn trước. Nếu tiếp tục giữ vững được lối chơi, tinh thần như thế này Thanh Hóa sẽ lọt vào top đầu ở V-League 2013", một CĐV nhiệt thành của đội bóng xứ Thanh chia sẻ.
Thực tế những diễn biến trên sân cũng đã chứng minh cho nhận xét của CĐV nêu trên, nên dù đội chủ nhà bị vươn lên dẫn trước từ khá sớm, nhưng nhờ sự cổ vũ cuồng nhiệt và sức nóng kinh khủng mà các khán giả Thanh Hóa, các học trò HLV Mai Đức Chung đã thi đấu rất tốt.
Điều đó thể hiện qua lối chơi máu lửa và tinh thần chiến đấu rất cao của các cầu thủ chủ nhà trong suốt cả trận đấu. Hình ảnh hàng trăm CĐV đợi bằng được các cầu thủ nhà ở cổng khán đài B khi trận đấu kết thúc chỉ để bắt tay động viên, chúc mừng như nói lên tất cả.
"Chúng tôi sẽ không có được chiến thắng nếu không có sự cổ vũ cuồng nhiệt và rất máu lửa của các CĐV nhà. Tôi rất xúc động và muốn gửi lời cảm ơn đến nhân dân cùng người hâm mộ Thanh Hóa đã luôn ở bên cạnh động viên, sát cánh cùng chúng tôi dù thi đấu trên sân khách hay sân nhà", HLV Mai Đức Chung chia sẻ với vẻ xúc động không thể giấu diếm.
Thanh Hóa đang nắm trong tay tất cả mọi thứ, từ lực lượng cho đến sự đầu tư, và chắc chắn nếu tiếp tục nhận được sự cổ vũ cuồng nhiệt từ "cầu thủ thứ 12", đội bóng xứ Thanh sẽ còn thăng hoa và thi đấu hiệu quả hơn nữa.
Khải Minh
Thể thao & Văn hóa
tinh thần gia
0 notes
tintuc6293 · 12 years
Text
Bohemian hiện đại khuấy động mùa xuân 2013
thời trang tinh thần
Cảm hứng Bohemian rất thịnh hành trong thập niên 60 - 70 đang trở lại sống động trong mùa Xuân 2013.
Thời trang như một sự luân chuyển và các xu hướng, cảm hứng như những vòng quay không ngừng nghỉ. Sự trở lại của một trào lưu trong quá khứ không phải là sự phản chiếu đơn thuần hay lặp lại y nguyên những "vàng son" vang bóng đã qua. Khái niệm "lấy cũ tạo mới" không còn xa lạ với sự sáng tạo độc đáo của làng thời trang. Kiếm tìm những giá trị truyền thống đồng thời cách tân với xu thế hiện đại, đó mới là những gì các NTK thời trang thế kỷ 21 đang áp dụng.
Cảm hứng Bohemian đang trở lại với đúng tinh thần của quan điểm thiết kế hiện đại đó. Từ những ngày đầu tiên của năm mới, 2013, giới thiết kế đã cho ra mắt rất nhiều BST mang âm hưởng của Bohemian hiện đại, sống động và thời thượng hơn bao giờ hết. Tất cả những "item" cơ bản của Boho, từ chiếc mũ rộng vành, họa tiết in hoa văn lãng mạn hay váy maxi thướt tha đều được hiện đại hóa, mang diện mạo mới đặc trưng cho mùa xuân 2013. Có thể đâu đó sẽ có quan điểm rằng những đường nét cổ điển Boho không còn đậm đà như trước nhưng chắc chắn, không thể phủ nhận tinh thần Boho vẫn hằn sâu trong từng thiết kế đang "nóng" lên từng ngày kia.
Cảm hứng Bohemian trên sàn diễn thời trang
Nhắc đến Bohemian không thể không nhắc tới những chiếc mũ rộng vành hay chiếc váy dài maxi, vốn đã trở thành những biểu tượng đặc trưng của cảm hứng thời trang hoang dã này. Saint Laurent cho ra mắt BST Xuân - Hè 2013 phảng phất sắc màu Rock 'n' Roll của những năm 70, truyền tải thông điệp tôn vinh sự nữ tính của các quý cô qua những chiếc mũ to bản cùng những chiếc váy maxi.
Còn với Blumarine, cảm hứng Hippie được thể hiện trên từng thiết kế qua việc sử dụng họa tiết mềm mại cùng chất liệu ren gợi cảm.
Sự kết hợp "nóng bỏng" giữa các phá cách về tỉ lệ cũng đem lại hiệu ứng trang phục rất nổi bật cho các quý cô. Những thiết kế đến từ BST của Rachel Zoe mang âm hưởng Retro cổ với phụ kiện nổi bật như mũ mềm rộng vành cùng túi xách to bản là tín hiệu cho một mùa hè cuồng nhiệt đang dần đến.
Bên cạnh sự nữ tính, mềm mại quen thuộc, cảm hứng Bohemian hiện đại còn được thể hiện trên những thiết kế trơn phẳng từ váy liền cho tới jumpsuit. Những thiết kế này thường được sử dụng chất liệu nhẹ, chi tiết ren cùng những họa tiết in nổi mang đậm tinh thần Hippie nhưng không "copy" quá khứ. Đại diện cho sự sáng tạo này là những thiết kế đến từ Vanessa Bruno.
Vẫn "dữ dội" và "quyền lực" từ trước đến nay, đế chế thời trang Versace không nằm ngoài cuộc chinh phục cảm hứng Bohemian hiện đại. Tại BST Xuân 2013, Versace chứng tỏ đẳng cấp của mình với những thiết kế Bohemian nữ tính nhưng không kém phần mạnh mẽ với tông màu trầm và giày chiến binh (gladiator sandals).
Ngược lại, với Peter Som, sự dịu dàng và mềm mại của trang phục mới là tôn chỉ trong thiết kế. Tập trung vào sự chính xác cao độ của từng đường kim, mũi chỉ nhằm tôn vinh vẻ đẹp hình thể của phái đẹp, thương hiệu thời trang này chinh phục cảm hứng Bohemian hiện đại bằng sự tối giản trong thiết kế. Tuy rằng số lượng thiết kế ra mắt có phần khiêm tốn hơn các thương hiệu thời trang khác, nhưng những sản phẩm Peter Som sẽ luôn có vị trí vững vàng với các tín đồ thời trang yêu cầu cao về sự tỉ mỉ và trau chuốt.
Linh Viet(theo Fashionising)
tinh thần thời trang
0 notes
goc-nhin · 11 years
Quote
"...Từ nhân, tiếp vật, vẫn không phải không dùng đến vật chất, nhưng tất phải có tinh thần, mà vật chất chỉ là đồ trang sức. Nếu chỉ vật chất mà thôi, mà không chút gì tinh thần, thời bao nhiêu vật chất rặt là giải dối..."
Chu Dịch Phong Địa Quán - Sào Nam Phan Bội Châu
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Cần trở lại tinh thần Hiến pháp 1946
quan trọng dự thảo quyết định tinh thần trách nhiệm
- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho rằng cần trở lại tinh thần của Hiến pháp tinh khôi năm 1946, viết sao cho "ngắn lời dài ý", sức sống của bản Hiến pháp sẽ dài.
>> Toàn cảnh Góp ý sửa đổi Hiến pháp
"Ngắn câu dài ý"
Trong tham luận về sửa Hiến pháp gửi Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, ông Vũ Mão đã nêu những so sánh giữa dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với Hiến pháp năm 1946.
Ông đặt vấn đề cần thiết nghiên cứu sâu sắc Hiến pháp năm 1946, bởi đây là bản "ngắn câu nhưng dài ý" do Bác Hồ nghiên cứu "Đông, Tây, kim, cổ" để xây dựng nên, hội tụ tầm nhìn tư tưởng và tri thức.
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão. Ảnh: Lê Anh Dũng
"Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp tinh khôi" - ông khẳng định. Đề cập Hiến pháp năm 1959, ông nói bản Hiến pháp thời kỳ này có những thay đổi, trong đó "chịu sự ảnh hưởng của trào lưu xã hội chủ nghĩa kiểu cũ thời ấy". 
Cả Hiến pháp 1946 và 1959, theo ông, ở mức độ khác nhau đều thể hiện quan điểm đa sở hữu về đất đai. Các vấn đề về hệ thống nhà nước, bộ máy nhà nước, trưng cầu ý dân và các vấn đề khác được thể hiện rõ nhất trong Hiến pháp năm 1946. Nội dung thấu tình đạt lý, văn phong gọn gàng, tư duy mạnh lạc, đặc biệt tôn trọng vấn đề phúc quyết của người dân, trưng cầu ý kiến nhân dân, nhưng do chiến tranh chưa thực hiện được. 
"Theo tôi, khi Tổ quốc thống nhất, ta cần thể hiện rõ tinh thần đó vì dân trí nước ta cũng cao hơn rồi. Tôi đề nghị trở lại nghiên cứu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh trong Hiến pháp đó. Ngay lần này cần trưng cầu ý dân về Hiến pháp và một số vấn đề quan trọng sau khi Quốc hội xem xét coi như thông qua lần thứ nhất. Trưng cầu ý dân về những vấn đề quan trọng nhất và toàn bộ bản Hiến pháp, sau đó Quốc hội thông qua lần thứ hai. Nếu làm được như thế sẽ đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Tôi tin rằng, nhân dân sẽ đóng góp những ý kiến sâu sắc với động cơ trong sáng, tinh thần xây dựng, đoàn kết, đ���ng tâm nhất trí một lòng".
Cần luật về sự lãnh đạo của Đảng
Đề cập điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng, ông Vũ Mão nêu quan điểm: giữ điều 4 và có những bổ sung cần thiết.
Nhưng những bổ sung như dự thảo sửa đổi Hiến pháp ông cho là chưa đủ. 
Hiến pháp hiện đã quy định: "Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". Theo ông Vũ Mão, câu này đã bao hàm cả nghĩa Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 
"Tôi đồng tình với việc nói rõ nội dung này nhưng không nên đưa thành khoản 2 độc lập. Hơn nữa, điều quan trọng hơn là cơ chế nào để đảm bảo cho việc giám sát của nhân dân và cơ chế nào để đảm bảo cho việc Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Nếu không thiết kế đầy đủ vấn đề này thì nó sẽ "tuột" đi". 
Theo đó, ông kiến nghị cần thiết bổ sung vào khoản 2 điều 4 như sau:
"Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình, do luật định".
Theo ông, việc Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình cần được luật hóa. Luật này quy định rõ nội dung, cách thức Đảng lãnh đạo và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước nhân dân. 
"Khi tôi nêu ý kiến này, cũng có người không đồng ý vì cho rằng sẽ ràng buộc Đảng hoặc hạ thấp uy tín của Đảng. Nhưng theo tôi, cần có luật này vì nội dung mới trong điều 4 là một trong những chốt quan trọng nhất của Hiến pháp sửa đổi và thể hiện tư duy đổi mới của chúng ta trong hoàn cảnh hiện nay, Đảng phải thực sự là của dân, vì cuộc sống của dân, là đầy tớ của dân chứ không phải là loại người như nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ rõ: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèo cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...".
Ông đề cập rộng hơn, việc nhận định trong nghị quyết 4 nói lên, tình hình hiện nay rất nguy hiểm, một bộ phận không nhỏ này là vô đạo đức, họ đứng trên dân, tham nhũng và vơ vét của dân. Đó là điều không thể chấp nhận được. Trong khi đó, ta lại chưa có một chế tài cụ thể nào về sự lãnh đạo của Đảng, về cơ chế giám sát của nhân dân và sự chịu trách nhiệm của Đảng trước nhân dân về những quyết định của mình. Vì thế rất cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng.
Tá Lâm(ghi)
Mời bạn đọc theo dõi các bài viết về Hiến pháp tại địa chỉ http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/sua-hien-phap/
Mọi ý kiến đóng góp cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp xin gửi về [email protected]
trách nhiệm dự thảo quan trọng tinh thần quyết định
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Xứng đáng với niềm tin của người lao động
Xứng đáng với niềm tin của người lao động
Nhiều hoạt động của Công đoàn TPHCM đã tạo dấu ấn sâu đậm, lan tỏa rộng khắp, đáp ứng đòi hỏi của CNVC-LĐ  
"Việc dự báo chính xác tình hình, đặc biệt là định hướng phong trào sát sườn với đời sống CNVC-LĐ đã giúp hoạt động Công đoàn (CĐ) ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, đáp ứng mong mỏi của CNVC-LĐ, tạo sự đồng thuận của xã hội" - ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TPHCM, đã khẳng định như vậy tại hội nghị tổng kết phong trào CNVC-LĐ và hoạt động CĐ TPHCM năm 2012 tổ chức sáng 20-1.
Tạo dấu ấn riêng
Báo cáo của Ban Chấp hành LĐLĐ TPHCM tại hội nghị cho thấy năm 2012, việc dồn sức đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đã giúp phong trào CNVC-LĐ và hoạt động CĐ tạo dấu ấn riêng, tiếp tục khẳng định chỗ đứng vững chắc trong lòng CNVC-LĐ. Trong đó, nổi bật là hoạt động đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ và chăm lo cho công nhân (CN) khó khăn.
Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, trao Huân chương Lao động hạng ba cho LĐLĐ quận Phú Nhuận "Thực tiễn cho thấy khi CĐ thực hiện tốt chức năng đại diện sẽ góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp (DN). Chính vì vậy, năm qua, các cấp CĐ TP đã dồn sức cho hoạt động này thông qua việc chủ động tham gia tổ chức hội nghị người lao động; xây dựng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Với sự hỗ trợ từ CĐ cấp trên, đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở đã được trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thương lượng để tăng tiền lương, phúc lợi cho người lao động. Đó chính là tác nhân quan trọng góp phần kéo giảm tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể (giảm 82 vụ so với cùng kỳ năm 2011)" - ông Trần Thanh Hải nhìn nhận. Số vụ ngừng việc giảm cũng cho thấy sự phối hợp giữa CĐ với người sử dụng lao động ngày càng hiệu quả. Nhiều người sử dụng lao động đã lắng nghe, giải quyết bức xúc của CN, kiến nghị của CĐ.
Bên cạnh đó, các cấp CĐ TP tiếp tục tham gia thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, vận động chủ nhà trọ, cơ sở giữ trẻ tư thục không tăng giá; hỗ trợ CN ở trọ mua điện, nước sinh hoạt đúng giá... Những hoạt động này đã góp phần củng cố, phát triển tình cảm tốt đẹp, mối quan hệ mật thiết giữa CNVC-LĐ với tổ chức CĐ. Đặc biệt, việc triển khai thành công Kế hoạch 46 về tập trung phát triển đoàn viên và thành lập CĐ cơ sở đã giúp CĐ TP vượt mốc 1 triệu đoàn viên.
Làm tốt chức năng đại diện, đẩy mạnh thi đua
Với những thành quả đạt được trong năm 2012, LĐLĐ TP đã vinh dự nhận cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Năm cá nhân và 3 tập thể được tặng thưởng Huân chương Lao động là ông Nguyễn Việt Cường - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP (Huân chương Lao động hạng nhì); CĐ Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), CĐ Tổng Công ty Bến Thành, LĐLĐ quận Phú Nhuận; bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP, ông Vũ Thế Thịnh - Chủ tịch LĐLĐ quận Phú Nhuận, bà Nguyễn Thị Bạch Lan - Chủ tịch CĐ Saigontourist, bà Nguyễn Thị Châu - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Phú Nhuận - cùng nhận Huân chương Lao động hạng ba. Ông Trần Thanh Hải và ông Nguyễn Thành Gia, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ TP, được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, trao Huân chương Lao động hạng ba cho các tập thể xuất sắc. Ảnh: HỒNG THÚY
Năm 2013, dự báo tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, LĐLĐ TP xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm: Thực hiện tốt chức năng đại diện, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục và tăng cường các hoạt động xây dựng giai cấp CN TP vững mạnh, nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động CĐ cả 3 cấp, làm nền tảng cho sự phát triển của tổ chức CĐ TP.
Trong không khí phấn khởi, vui tươi "Mừng Xuân, mừng Đảng", tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần năng động sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Nguyễn Huy Cận đã phát động 3 đợt thi đua trong các cấp CĐ TP năm 2013. Đợt 1 (từ ngày 1-1 đến 1-5), trọng tâm là phong trào "Mùa Xuân" với nội dung thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức hội nghị người lao đọng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Đợt 2 (từ ngày 1-5 đến 2-9), trọng tâm là phong trào "Bàn tay vàng", vận động CNVC-LĐ năng động, sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng hội thi tay nghề. Đợt 3 (từ ngày 2-9 đến 31-12), trọng tâm là phong trào "Vì người thợ" sẽ tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CNVC-LĐ.
ÔNG LÊ THANH HẢI, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BÍ THƯ THÀNH ỦY TPHCM:
Nỗ lực thành lập CĐ cơ sở và phát triển đoàn viên
Năm qua, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song TPHCM vẫn phát triển ổn định, GDP tăng 9,2%, bằng 1,83 lần mức tăng cả nước. Đóng góp rất to lớn, trực tiếp vào thành quả này là sự lao động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, ý chí vượt khó của đội ngũ CNVC-LĐ TP.
Năm 2013, tổ chức CĐ phải tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quyền và nghĩa vụ của mình đã được Luật CĐ sửa đổi quy định; nhất là chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho CNVC-LĐ. Ngoài tổ chức phong trào thi đua yêu nước rộng khắp, có chiều sâu, các cấp CĐ cần tổ chức chu đáo Đại hội X Công đoàn TP; tiếp tục thực hiện hiệu quả "Tháng CN". Bên cạnh đó, phải nỗ lực thành lập CĐ cơ sở và phát triển đoàn viên; tích cực tham gia xây dựng Đảng, đoàn thể khu vực ngoài quốc doanh, sao cho đến năm 2015, có 100% DN đủ điều kiện có tổ chức CĐ và 100% DN có từ 500 lao động trở lên có tổ chức Đảng.
ÔNG NGUYỄN HÒA BÌNH, PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM:
Xứng đáng là đầu tàu
Liên tục đổi mới, sáng tạo và có chiều sâu, phong trào CNVC-LĐ TP và hoạt động CĐ TP năm 2012 gặt hái được những thành quả quan trọng, xứng đáng là đầu tàu của hoạt động CĐ cả nước. Trong đó, nổi bật là hoạt động đại diện, bảo vệ và chăm lo cho CNVC-LĐ. Năm 2013, ngoài tổ chức tốt Đại hội X Công đoàn TP và tăng cường tuyên truyền Bộ Luật Lao động và Luật CĐ sửa đổi, các cấp CĐ TP cần phát huy hơn nữa vai trò của CĐ cấp trên cơ sở trong việc hỗ trợ cơ sở, nhất là các DN chưa có CĐ. Mục tiêu, giải pháp để nâng chất hoạt động CĐ phải thể hiện được quyết tâm đổi mới, tinh thần sáng tạo, đoàn kết của CNVC-LĐ trong việc nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục là chỗ dựa tin cậy của Đảng và CNVC-LĐ.
Những điểm son trong năm 2012
431.463 CNVC-LĐ được chăm lo Tết Nhâm Thìn với số tiền hơn 453 tỉ đồng.
Quỹ CEP trợ vốn cho 161.447 lượt CNVC-LĐ với số tiền 1.609 tỉ đồng; các cấp CĐ phối hợp vận động chủ nhà trọ, cơ sở giữ trẻ tư nhân không tăng giá, giúp gần 1,4 triệu CNVC-LĐ giảm bớt gánh nặng chi phí; tham gia với ngành điện, nước hỗ trợ gần 1,2 triệu CN mua điện, nước đúng giá; vận động 2.378 DN tăng lương, phụ cấp cho 308.315 CNVC-LĐ.
Hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim cho 13 CN và con CN, khám sức khỏe miễn phí cho gần 22. 000 nữ CN. Các CĐ cấp trên cơ sở đã tổ chức 195 chương trình "Giờ thứ 9" phục vụ 66.571 CNVC-LĐ, ở cơ sở có 3.206 đơn vị tổ chức, thu hút 299.249 lượt CNVC-LĐ tham gia. Chương trình "Cùng CN vượt khó" đã chăm lo cho 57.399 CNVC-LĐ khó khăn với số tiền 67,6 tỉ đồng.
2.446 đơn vị thực hiện "Tháng lao động giỏi", thu hút 493.795 CNVC-LĐ tham gia; hoàn thành 543 công trình, 4.709 sáng kiến, làm lợi 44,3 tỉ đồng.
831 đơn vị tổ chức thi tay nghề cho 33.213 CNVC-LĐ; 20 CĐ cấp trên tổ chức hội thi "Bàn tay vàng" với 6.504 CNVC-LĐ tham gia.
Cụ thể hóa cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" bằng 4 tiêu chí "Tiết kiệm - Chủ động - Hợp tác - Chia sẻ".
Tổ chức CĐ TP đã vượt mốc 1 triệu đoàn viên.
Hoàn thành tổ chức đại hội CĐ cơ sở và trên cơ sở.
 Source: nld.com.vn/20130120084217779p0c1010/xung-dang-voi-niem-tin-cua-nguoi-lao-dong.htm
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Về văn hóa Việt Nam và việc xây dựng nền văn hóa
Về văn hóa Việt Nam và việc xây dựng nền văn hóa
Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần của người Việt Nam, kể cả đời sống tâm linh, là sự thể hiện tư duy sáng tạo, sáng tác, phát minh, là ý thức về ngôn ngữ, về lịch sử, về kinh tế chính trị xã hội, về đạo đức, về thẩm mỹ của người Việt Nam cùng với những phương thức tiếp nhận những giá trị về đời sống tinh thần trong quan hệ giao lưu với các dân tộc khác.  
Trong văn hóa tinh thần, có văn hóa vật thể và phi vật thể.
Văn hóa Việt Nam đã được hun đúc từ nhiều nguồn: nguồn văn hóa truyền thuyết trong thời các Vua Hùng dựng nước, nguồn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, nguồn văn hóa các tôn giáo, nguồn văn hóa phương Tây về cái gọi là "khai hóa văn minh" của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc.
Từ khi Bác Hồ xác định con đường cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản, cho ra đời cuốn "Đường kách mệnh" nêu rõ "muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê-nin"(1), sự kiện đó đã mở đầu cho hai nguồn văn hóa mới: nguồn văn hóa Mác-xít và nguồn văn hóa Hồ Chí Minh.
Về nguồn văn hóa Mác-xít, là những gì mà Đảng ta vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, là các tác phẩm của Mác - Ăng-ghen, Lê-nin cùng với khối lượng sách báo Mác-xít đồ sộ với nội dung phong phú về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn hóa Mác-xít trở thành nguồn văn hóa chủ đạo trong nền văn hóa Việt Nam khi Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Sự đóng góp quan trọng nhất của văn hóa Mác-xít là góp phần xây dựng phương pháp tư duy khoa học về thế giới, về lịch sử, về lẽ sống con người, làm cho văn hóa Việt Nam mang tính hiện đại, trong lúc tình hình đất nước về mặt xã hội, kinh tế, còn lạc hậu. Cùng với Đảng Cộng sản và ngọn cờ đỏ mang hình búa liềm, văn hóa Mác-xít đã thổi bùng lên ý thức về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân công nghiệp Việt Nam, ý thức về sức mạnh to lớn của nhân dân lao động chân tay và trí óc Việt Nam trong cuộc đấu tranh để giành, giữ vững và xây dựng chính quyền, ý thức về con đường đi đến một thế giới đại đồng Cộng sản, con người được sống thật sự là Người.
Về nguồn văn hóa Hồ Chí Minh, trong bài diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ II của Đảng ngày 11-2-1951, đồng chí Tôn Đức Thắng đã khẳng định: Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức của Hồ Chủ tịch(2). Sau ngày Bác mất hơn 20 năm, trong Cương lĩnh của Đảng đã nhìn nhận "tư tưởng Hồ Chí Minh", xếp cạnh chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Năm 1990 tổ chức UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất. Và Hồ Chí Minh trong thực tế còn là người tiêu biểu cho một nguồn văn hóa: Văn hóa Hồ Chí Minh. Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa văn hóa cổ truyền của dân tộc với những nhân tố tích cực trong văn hóa các tôn giáo, những tinh hoa văn hóa phương Tây và phương Đông cùng với văn hóa Mác-xít, để trở thành nguồn văn hóa đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa Hồ Chí Minh là nguồn văn hóa về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, vì độc lập cho đất nước vì tự do hạnh phúc cho nhân dân, chăm bồi môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội lành mạnh cho cuộc sống con người, bảo vệ hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc và tình đoàn kết quốc tế, "bốn phương vô sản đều là anh em...". Thuộc nguồn văn hóa Hồ Chí Minh có những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể: bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, Lăng Bác Hồ, các bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các sách báo viết về Hồ Chí Minh, các ảnh, tượng, tượng đài khắp nơi trên cả nước... Bản Di chúc cuối đời của Người là một tác phẩm văn hóa vô cùng quý giá. Nguồn văn hóa Hồ Chí Minh đã làm cho dân tộc ta, khi đương đầu với các thế lực thực dân đế quốc xâm lược, có tư thế đứng trên đầu thù, có khí phách hiên ngang, biết sống oanh liệt, chết vẻ vang. Văn hóa Hồ Chí Minh đã định hướng cho chúng ta tu dưỡng về đức cần kiệm liêm chính, về đạo làm người, về sự kiên định con đường giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội với ý thức "Không có gì quý hơn độc lập tự do".
Về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam, trong Cương lĩnh hiện hành của Đảng nêu rõ nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là một khái niệm đối lập với lạc hậu lỗi thời. Văn hóa ở thời nào cũng được cuộc sống con người chắt lọc, để giữ mặt tiên tiến loại bỏ mặt lạc hậu lỗi thời. Trong Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa tại Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a), năm 1970, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO F.May-ơ đã đưa ra một khái niệm về văn hóa, vừa mang tính khái quát, vừa mang tính đặc thù, được cộng đồng quốc tế công nhận. Đó là "Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động"(3). Theo khái niệm này thì văn hóa đương nhiên là mang bản sắc dân tộc.
Nền văn hóa Việt Nam ta, ở thời nào cũng có tính tiên tiến và bản sắc dân tộc. Tuyên ngôn: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (sông núi nước Nam, vua nước Nam ở) thời chống giặc Tống phương Bắc, là biểu hiện của văn hóa tiên tiến dân tộc. Lời hịch của Vua Quang Trung: "Đánh cho để dài tóc" "Đánh cho để đen răng" (không chịu để đồng hóa với giặc Thanh) "Đánh cho nó chích luân bất phản (Đánh cho nó, một chiếc xe để chạy về nước cũng không có) Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn (Đánh cho nó, một mảnh giáp cũng chẳng còn) Đánh cho sử tri, nam quốc anh hùng chi hữu chủ" (Đánh cho lịch sử biết rằng: Nước Nam anh hùng là có chủ). Lời hịch đó cũng là biểu hiện của văn hóa dân tộc tiên tiến.
Trong Cương lĩnh hiện hành, sau khi nêu hai tính chất đương nhiên về văn hóa, là tiên tiến và mang bản sắc dân tộc, còn nêu cụ thể về xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với tám định hướng sau đây:
- Một là, Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải được phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội.
- Hai là, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại,... vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
- Ba là, phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa.
- Bốn là, bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân.
- Năm là, phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời.
- Sáu là, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân... Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính.
- Bảy là, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách.
- Tám là, đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu phải là môi trường rèn luyện phong cách làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, bồi đắp tình bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người và nền văn hóa Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc còn cần chú trọng hai mặt: có nền ngày càng bền vững và có đỉnh ngày càng cao. Nền của văn hóa là mặt bằng dân trí và trình độ học vấn của nhân dân lao động. Đỉnh cao là những nhân tài về văn hóa với những tác phẩm, những công trình có giá trị lớn về tư tưởng và nghệ thuật trên các lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa Việt Nam sánh vai cùng văn hóa tiên tiến các nước trên thế giới.
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập II trang 280 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 2000.
(2) Sách Tôn Đức Thắng những bài nói, bài viết chọn lọc trang 27 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 2005).
(3) Từ điển bách khoa Việt Nam tập 4, trang 798 (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội năm 2005).
 Source: www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/van-hoa/tin-chung/v-v-n-hoa-vi-t-nam-va-vi-c-xay-d-ng-n-n-v-n-hoa-1.386321
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam
Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam
Ngày 18-12-1972, B52 bắt đầu ném bom Hà Nội, khoảng 200 nghìn người đã được sơ tán khỏi thành phố. Ảnh tư liệu  
Bên cạnh sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thì sự ủng hộ, giúp đỡ thiết thực, hiệu quả của bạn bè quốc tế, đặc biệt là về chính trị, tinh thần và vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) anh em là một điều kiện quan trọng, bảo đảm cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta giành thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Mọi thắng lợi của Đảng ta và của nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc và cả phe XHCN, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào hòa bình và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới".
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tiếp nhận từ năm 1965 đến 1972, các nước XHCN đã giúp Việt Nam khoảng hơn 7.000 quả đạn tên lửa SA-75 và 180 Hồng Kỳ, gần 5.000 khẩu pháo cao xạ các loại, gần năm triệu viên đạn pháo cao xạ, hơn 400 máy bay chiến đấu MIG-17, 19, 21, K6, hàng trăm ra-đa tiên tiến, hiện đại; gần 4.000 chuyên gia quân sự phòng không của Liên Xô. Nhờ sự giúp đỡ hiệu quả của các nước anh em, mà lực lượng Phòng không miền bắc được trang bị tương đối mạnh, huấn luyện thuần thục và tổ chức thành một mạng lưới phòng không có tầm thấp (ba thứ quân), tầm trung bình, tầm cao có pháo cao xạ được trang bị khí tài chiến đấu trong mọi thời tiết, ngày, đêm, chiếm 35% tổng số pháo; tên lửa phòng không và máy bay chiến đấu MIG 21 có tốc độ trên tốc độ âm thanh đang được cải tiến. Ra-đa trinh sát và ra-đa dẫn đường cho máy bay số lượng tăng nhiều và chất lượng cũng được cải tiến (P12, P35...), bảo đảm mạng lưới trên không tương đối vững chắc.
Tiếp sau là sự động viên, cổ vũ về chính trị, tinh thần của Đảng, Chính phủ, nhân dân Liên Xô, Trung Quốc cùng nhiều nước bạn bè trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ đối với cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong 12 ngày, đêm cuối năm 1972. Sự cổ vũ, động viên đó đã khích lệ tinh thần chiến đấu quật cường, là niềm tin và điểm tựa trong quá trình chiến đấu của Việt Nam; đồng thời, gây áp lực lớn đối với thế lực hiếu chiến Mỹ.
Tiếp nhận nguồn chi viện quý báu đó, Việt Nam đưa ngay vào khai thác và sử dụng, trực tiếp phục vụ cho cuộc chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra đối với miền bắc. Với sự nỗ lực cao độ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã từng bước xây dựng được lực lượng Phòng không - Không quân (PK-KQ) mạnh mẽ, khiến chính Mỹ phải kinh ngạc và thừa nhận: Bắc Việt Nam có một trong các hệ thống phòng không có hiệu quả nhất trong lịch sử. Hệ thống này gồm máy bay tiêm kích MIG-17 và sau này thêm MIG-21, các tên lửa đất đối không SA-2, cũng như hàng nghìn vũ khí khác từ pháo 12,7 mm đến pháo 100 mm.
Tính đến trước ngày 18-12-1972, ngày đế quốc Mỹ mở đầu cuộc tập kích chiến lược bằng B.52 vào Hà Nội và Hải Phòng, chỉ riêng ở Hà Nội, quân và dân miền bắc đã xây dựng được 30 trận địa cho tên lửa, hơn 100 trận địa cho pháo cao xạ các loại; mỗi tiểu đoàn tên lửa đều có hơn hai cơ số đạn; hệ số kỹ thuật của tên lửa bảo đảm 100%, của pháo phòng không là 95% và của ra-đa là 96,5%. Trên chiến trường miền bắc, từ Nghệ An trở ra, Việt Nam đã tập trung một lực lượng phòng không chủ lực mạnh nhất từ trước cho đến lúc bấy giờ, cho cuộc quyết chiến trên không cuối tháng 12 năm 1972 với Mỹ, bao gồm: ba Sư đoàn Phòng không: 361, 363, 375; 23 tiểu đoàn tên lửa (60%); 13 trung đoàn cao xạ (50%); bốn trung đoàn không quân (100%); bốn trung đoàn ra-đa (80%); ba trung đoàn, hai tiểu đoàn phòng không của các quân khu Việt Bắc, Hữu Ngạn, Tả Ngạn. Ngoài ra, còn có 346 đội (1.428 khẩu pháo) phòng không của dân quân, tự vệ.
Với khối binh lực này, quân và dân ta đã triển khai thế trận chiến tranh nhân dân đất đối không, đất đối biển đầy hiệu lực; bố trí các lực lượng phòng không, phòng thủ biển ba thứ quân rộng khắp, nhiều tuyến, nhiều khu vực, lấy Quân chủng PK-KQ làm nòng cốt, vừa có lực lượng tại chỗ rộng, có lực lượng cơ động mạnh và lực lượng dự bị thích hợp tăng cường cho các hướng, các nhiệm vụ đột xuất; cho phép phát huy được uy lực của mọi loại vũ khí trang bị đánh địch liên tục; kết hợp chặt cả hai phương thức tác chiến tại chỗ rộng khắp của lực lượng phòng không địa phương và tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của các lực lượng phòng không chủ lực. Dựa trên thế trận đó, quân và dân miền bắc đã chủ động đánh trả kịp thời và hiệu quả máy bay, tàu chiến Mỹ ngay từ ngày đầu, trận đầu. Kết quả cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cuối năm 1972 là 81 máy bay các loại của Mỹ, trong đó có 34 chiếc B.52, năm F.111, 44 phi công đã bị lực lượng phòng không Việt Nam bắn hạ và bắt sống. Thắng lợi đó đã cùng cả nước buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết rút quân và không can thiệp vào nội bộ Việt Nam.
Đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không của Mỹ cuối năm 1972, buộc chúng phải khuất phục khi con chủ bài B.52 bị quân và dân ta bắn hạ tới mức không thể chịu đựng, Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam là lực lượng bắn rơi nhiều máy bay B.52 nhất (29/34 chiếc), góp phần quyết định vào thắng lợi của chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội. Riêng số lượng đạn tên lửa SA-75 do các nước XHCN viện trợ cho Việt Nam, được sử dụng trong chiến dịch 12 ngày đêm, theo thống kê của ta gần 400 quả đạn; còn theo tính toán của phía Mỹ cho rằng: Bắc Việt đã sử dụng 1.200 quả đạn tên lửa SA-2 để bắn trả máy bay B.52. Ngoài số đạn tên lửa đó, các lực lượng phòng không khác của Việt Nam đã sử dụng hàng triệu viên đạn pháo cao xạ các loại để diệt máy bay và bảo vệ các trận địa tên lửa, mục tiêu quan trọng.
Như vậy, quân và dân ta đã kiên cường chiến đấu với bom, đạn, máy bay B.52 của đế quốc Mỹ, với niềm tin "chiến thắng" bất diệt và ủng hộ to lớn của bạn bè trên thế giới. Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh cộng với sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế đã làm nên thắng lợi vĩ đại có một không hai trong lịch sử không quân thế giới thế kỷ 20. Với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", dân tộc Việt Nam đời đời không quên sự giúp đỡ quý báu đó, coi như một nguồn lực có giá trị khích lệ, phát huy nội lực Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trung tá NGUYỄN VĂN QUYỀN (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)
 Source: www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/2.670/s-ng-h-c-a-b-n-be-qu-c-t-i-v-i-vi-t-nam-1.380247
0 notes
goc-nhin · 12 years
Quote
Thuật luyện vàng chân chính là tia lửa trong con người bắt đầu tác động đến những hạt mầm chứa trong các nguyên tố, giải phóng chúng, chuyển hóa và nâng chúng lên. Những nhân tố được giải phóng quay trở lại tác động vào con người và lúc đó nâng con người lên một cấp độ cao hơn. Con người một lần nữa lại tác động vào vật chất, và vật chất tác động trở lại con người, cứ như vậy tiếp tục: thánh thiện hóa lẫn nhau, tinh tế hóa, trong sạch hóa, chuyển hóa, hưng phấn hóa và đông đặc hóa lẫn nhau. Nơi nào vật chất mềm, cần cứng rắn hóa, nơi nào vật chất cứng, cần làm nóng chảy. Vật chất luôn luôn vẫn là vật chất, nhưng trong ý nghĩa và tầm quan trọng của nó luôn luôn mang ý nghĩa và tầm quan trọng tinh thần. Bởi vì sau cùng, vật chất và nguyên tố không nằm chết cứng ở các mỏ, các dãy núi mà là các bộ phận sáng tạo tích cực ra thế gian, hay nói cách khác, là thứ tạo dựng nên các dãy núi, dòng sông, thức ăn, các công cụ, các vì sao và con người. Nguyên tố đã được tinh khiết hóa và thiêng linh hóa không biến mất khỏi thế gian, chúng tụ lại từ một nơi vô hình và tỏa tác động. Chúng phản chiếu: sưởi ấm, soi sáng, tinh lọc. Nguyên tố đã được tinh khiết hóa biến thành asa-điều thiện, thành bản thể thiên đường hóa, xuất hiện trên trái đất, trước hết ngay trong con người, nhưng không như một niềm hạnh phúc và cảm hứng cá nhân mà như sự hiện diện của sự sống thời hoàng kim.
Thuật giả kim
4 notes · View notes