Tumgik
#trachnhiem
sansanimds-blog · 5 years
Text
Kinh nghiệm cho thấy, khi không ai chịu trách nhiệm thì mình lấy trời ra đổ lỗi, cho đỡ đau!
Tumblr media
0 notes
briantrinh · 8 years
Text
3 năm rồi không để ý đến idol 1 thời, giờ đã nổi bật không còn là idol của những thời 2008.Lâu rồi không có điểm bật cho tinh thần, làm việc gì cũng khó hoàn tất, thói quen gì cũng trì hoãn. 
Đã từng tư duy việc gì cũng ko khó vì một khi bản thân đã quyết là có trách nhiệm làm tới cùng .Những năm đại học này nó mai một bản thân quá nhiều, nào games, nào nhây lười, nào ham mê vô nghĩa, đầu óc mụ mị.zzzzz.
0 notes
tintuc9966 · 10 years
Text
Bảo hiểm tiền gửi và những vấn đề cần hoàn thiện để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền
Ts. Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Uỷ Ban Giám sát tài chính Quốc gia
BHTGVN được kỳ vọng sẽ có những diện mạo mới và sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Nguồn: internet
Giống như hệ thống BHTG của hầu hết các nước trên thế giới, BHTGVN được ra đời với những mục tiêu chủ yếu là nhằm: (1) Bảo vệ người gửi tiền nhỏ, lẻ, bị hạn chế về thông tin đối với các tổ chức nhận tiền gửi; (2) Góp phần bảo đảm cho hệ thống tài chính - ngân hàng được hoạt động ổn định, ngăn chặn các trường hợp đổ vỡ trong hệ thống này và (3) Góp phần nâng cao tính cạnh tranh bình đẳng giữa các định chế tài chính và lành mạnh hóa sự phát triển của hệ thống tài chính. Có thể nói, tuy được xác định có 3 mục tiêu nhưng trong thực tế giữa 3 mục tiêu này có mối quan hệ khăng khít, biện chứng với nhau và trong đó mục tiêu bảo vệ quyền lợi người gửi tiền được coi là ưu tiên hàng đầu.
Liên quan đến mục tiêu bảo vệ tối đa quyền lợi người gửi tiền (và cũng là góp phần thực hiện 2 mục tiêu còn lại), trong năm 2014, BHTGVN cần được tập trung vào 3 vấn đề đang nổi lên đã được xác định trong Luật BHTG như sau:
Thứ nhất, việc xác định hạn mức chi trả cho người gửi tiền một cách hợp lý trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửi gặp khó khăn thanh khoản hoặc đổ vỡ là hết sức quan trọng. Nếu xét về khía cạnh tác động trực tiếp tới quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức nhận tiền gửi và thị trường tài chính, mức độ Nhà nước chi trả phải bảo đảm tác động được tối đa tới càng nhiều người gửi tiền và càng nhiều số tiền gửi càng tốt. Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh tác động gián tiếp, nếu như mức cam kết chi trả quá cao và quá rộng sẽ dẫn tới sự thờ ơ, ỷ lại của người dân trong việc đánh giá tín nhiệm, chất lượng của các tổ chức tín dụng để gửi tiền. Bên cạnh đó, cũng sẽ dễ dẫn tới các hành vi lạm dụng, lợi dụng chính sách, vi phạm chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp mà không chú ý nâng cao hiệu quả hoạt động và củng cố hệ thống quản trị rủi ro của các tổ chức nhận tiền gửi. Từ đó, lại làm cho rủi ro mất khả năng thanh toán, đổ vỡ của các tổ chức nhận tiền gửi cũng như toàn bộ hệ thống ngày càng cao. Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều rất chú trọng xác định mức này hợp lý cho từng thời kỳ.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm ngày một cao hơn và thậm chí trong thời kỳ khủng hoảng, nhiều nước đã cam kết trả toàn bộ 100% số tiền gửi. Điều này đã tạo được tâm lý rất ổn định của người gửi tiền và trong thực tế, quyền lợi người gửi tiền đã được bảo vệ một cách tuyệt đối.
Tại Việt Nam, trong thời gian tương đối dài (từ năm 2005), đã và đang quy định mức chi trả, bồi thường cho tất cả các khoản tiền gửi tại một tổ chức tối đa là 50 triệu đồng và trong lúc thế giới đang xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua thì Nhà nước cam kết bồi thường toàn bộ 100% số tiền gửi của người dân. Đặc biệt là tại những thời điểm nhạy cảm của thị trường tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã bảo đảm cho các tổ chức nhận tiền gửi chi trả đủ cho người gửi tiền không ổn định về tâm lý đến rút tiền hàng loạt. Như vậy, những quy định, cam kết và cách xử lý trong thực tiễn tại Việt Nam vừa qua đã bảo đảm được quyền lợi người gửi tiền và góp phần tích cực làm ổn định thị trường tài chính.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi mà kinh tế Việt Nam đang được kỳ vọng tiếp tục phát triển mặc dù đang gặp nhiều khó khăn, thách thức sẽ làm cho thu nhập dân cư ngày càng cao thì lượng tiền gửi của dân cư cũng tăng theo, nhưng đồng thời nhu cầu phải ổn định tâm lý người gửi tiền cũng cao hơn. Bên cạnh đó, mặt bằng giá của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian vừa qua kèm theo việc thực hiện chương trình tái cấu trúc hệ thống tổ chức tài chính tín dụng cũng đang tác động ít nhiều đến tâm lý người gửi tiền. Vì vậy, việc xác định lại một cách hợp lý mức độ bồi thường, tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi người gửi tiền, góp phần thúc đẩy lành mạnh hóa và ổn định thị trường tài chính trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng hiện nay là hết sức cần thiết.
Thứ hai, việc xác định mức phí phải nộp của các tổ chức tham gia BHTG cần mang tính chủ động và tích cực hơn. Xét về nguyên tắc, mức phí BHTG phải thể hiện rõ được trách nhiệm của tổ chức nhận tiền gửi đối với người gửi tiền trong trường hợp có đổ vỡ xảy ra. 
Thực tiễn trên thế giới đang tồn tại chủ yếu 2 phương pháp thu phí BHTG tùy theo mức độ phát triển của thị trường tài chính và năng lực của cơ quan quản lý, giám sát, BHTG. Phương pháp thu thứ nhất là xác định một mức thu đồng hạng, thống nhất cho tất cả các tổ chức nhận tiền gửi. Ưu điểm của phương pháp thu này được coi là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không làm thấy rõ sự khác biệt về trách nhiệm giữa các tổ chức với mức độ an toàn khác nhau đối với quyền lợi người gửi tiền nên không khuyến khích, thúc đẩy cạnh tranh giữa các tổ chức nhận tiền gửi đáng phải có trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, phương pháp này chỉ thường được áp dụng đối với các thị trường tài chính còn sơ khai và cơ quan quản lý, giám sát và BHTG mới pháp triển, việc xác định mức độ rủi ro của các tổ chức nhận tiền gửi còn nhiều khó khăn.
Phương pháp thu phí BHTG thứ hai là thu mức phí căn cứ vào mức độ rủi ro của tổ chức nhận gửi tiền. Nếu tổ chức nhận gửi tiền được đánh giá mức độ rủi ro (khả năng đổ vỡ) càng cao thì mức phí phải nộp cao hơn và ngược lại. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp thứ nhất là sẽ khuyến khích các tổ chức nhận tiền gửi nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro. Như vậy, với phương pháp thu thứ hai thì quyền lợi người gửi tiền cũng sẽ đều được bảo đảm tốt hơn và giảm thiểu gánh nặng của ngân sách nhà nước trong trường hợp đổ vỡ. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp thu thứ hai đòi hỏi thị trường tài chính phát triển lành mạnh, minh bạch với cơ quan đánh giá rủi ro chính xác, khách quan tình hình của tổ chức nhận gửi tiền; đồng thời cơ quan BHTG cũng cần có những năng lực thực thi nhất định.   
Cho đến nay, tại Việt Nam, cơ quan BHTG vẫn đang thực hiện thu phí theo phương pháp thứ nhất. Thu phí theo phương pháp này đã phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính cũng như năng lực của các cơ quan quản lý, giám sát, BHTGVN trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, khi mà nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển đến mức độ cao hơn thì các yếu tố rủi ro (trong đó có các rủi ro của các tổ chức nhận tiền gửi với người gửi tiền) cũng sẽ đa dạng hơn và lớn hơn. Chính vì lẽ đó, Luật BHTG đã tạo cơ sở pháp lý làm tiền đề cho việc xây dựng một cơ chế thu phí căn cứ vào mức độ rủi ro của các tổ chức nhận tiền gửi nhằm đáp ứng tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền và có thể nói năm 2014 là thời điểm thuận lợi để bắt đầu thực hiện chính sách này.
Thứ ba, xây dựng cơ chế trao đổi, tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả.
Như trên đã trao đổi, mục tiêu ưu tiên hàng đầu của cơ quan BHTG là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền không có điều kiện thu thập, đánh giá, thẩm định hoạt động, rủi ro của tổ chức nhận tiền gửi. Muốn làm được như vậy, cần phải có cơ chế để xác định và xử lý có hiệu quả được đồng bộ trên cả 2 kênh thông tin chủ yếu sau:
(1) Giữa người gửi tiền với tổ chức nhận tiền gửi: cho phép người gửi tiền đánh giá được trực tiếp tổ chức nhận tiền gửi. Từ đó, có thể tự bảo vệ được quyền lợi của chính mình. Trong trường hợp này, người gửi tiền chủ yếu phải dựa vào khả năng đánh giá của mình căn cứ vào các thông tin của thị trường và bản thân tổ chức nhận tiền gửi một cách trực tiếp (hoặc gián tiếp) và chính thức (hoặc không chính thức).
(2) Giữa các cơ quan quản lý, giám sát thị trường tài chính và cơ quan BHTG với tổ chức nhận tiền gửi. Trong trường hợp này, quyền lợi người gửi tiền được thực hiện thông qua sự tín nhiệm của họ đối với các thông tin, đánh giá của các cơ quan quản lý, giám sát thị trường tài chính và cơ quan BHTG. Do đó, người gửi tiền dựa hoàn toàn vào thông tin, đánh giá của cơ quan quản lý, giám sát và BHTG.
Để thực hiện được việc này, thực tiễn trên thế giới (đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính - tiền tệ) đã cho thấy có nhiều mô hình trao đổi thông tin khác nhau để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, nhưng không có một mô hình nào được coi là tối ưu tuyệt đối và có thể áp dụng chung cho mọi quốc gia. Vì vậy, cho đến nay, hầu hết các quốc gia đều căn cứ vào điều kiện thực tế của mình để xác định các mô hình trao đổi thông tin này.
Tại Việt Nam, về cơ bản, cũng đã và đang tồn tại hai kênh thông tin nêu trên. Riêng đối với kênh thông tin thứ hai, bên cạnh việc đang tồn tại những thông tin chính thống từ các cơ quan quản lý, giám sát theo các quy định hiện hành, Luật BHTG còn xác định rõ hơn việc các tổ chức tham gia BHTG sẽ báo cáo trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước và cơ quan BHTGVN sẽ được tiếp nhận và xử lý các thông tin về tổ chức tham gia BHTG từ Ngân hàng Nhà nước. Đây là quy định mới và khác với các quy định trước đây.
Ưu điểm của quy định này là sẽ làm cho việc thu thập báo cáo, thông tin của BHTGVN được tập trung một cách đơn giản, thuận lợi (một đầu mối), có hệ thống, kịp thời, chính xác và đầy đủ hơn, còn các tổ chức tham gia BHTG cũng dễ thực hiện chế độ báo cáo, tránh được hiện tượng chồng chéo, trùng lặp. Còn nhược điểm của quy định là sẽ làm hạn chế tính chủ động tiếp cận thông tin của BHTGVN.
Như vậy, để phát huy được tốt hơn chức năng bảo vệ quyền lợi người gửi tiền của BHTGVN trong việc thực hiện Luật BHTG, cần sớm ban hành quy định cơ chế, nội dung và phân định trách nhiệm về chia sẻ thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước với BHTGVN, giữa BHTGVN với các cơ quan quản lý, giám sát khác và các tổ chức tham gia BHTG.
Trong 3 vấn đề nêu trên, có thể thấy vấn đề hạn mức trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền và mức phí BHTG phải nộp có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ và biện chứng với nhau và khi điều chỉnh thì nên được điều chỉnh đồng thời. Còn cơ chế trao đổi thông tin là điều kiện cần thiết để BHTGVN hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Bên cạnh đó, để các vấn đề này được thực hiện tốt hơn nếu các cơ quan có liên quan và BHTGVN cũng cần triển khai, thực hiện đồng bộ với việc ban hành các quy định khác hướng dẫn Luật BHTG như: quy định về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, chế độ tài chính cụ thể của BHTGVN... 
Nếu thực hiện được các nội dung nêu trên, hoàn toàn có thể tin tưởng Luật BHTG sẽ phát huy tốt tác dụng, BHTGVN sang năm 2014 sẽ hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là với sứ mạng bảo vệ tốt nhất và hiệu quả quyền lợi người gửi tiền.
Theo daibieunhandan.vn
Từ khoá: việt nam nền kinh tế phát triển kinh tế thị trường bảo hiểm kinh tế thị trường chế độ tài chính tái cấu trúc quy định tiền bảo hiểm đạo đức nghề nghiệp khó khăn hiệu quả bồi thường tín dụng cam kết bồi thường tài chính trách nhiệm trả tiền bảo hiểm quản trị rủi ro thông tin quyền lợi thị trường tài chính giảm thiểu rủi ro ngân hàng khả năng thanh toán thế giới khủng hoảng đánh giá rủi ro gia ổn định nhà nước bão phát triển lành mạnh khủng hoảng tài chính chi trả bồi thường bảo vệ quyền lợi
tin tuc viet nam trung quoc
0 notes
tintuc9-blog-blog · 10 years
Text
Truy tố 9 bị can trong vụ nhân bản kết quả xét nghiệm
(PetroTimes) - Ngày 17/1, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ án nhân bản kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức.
>> Vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm: Nhiều vấn đề chưa được làm rõ
Bị can Vương Thị Kim Thành cùng 7 bị can khác là kỹ thuật viên, nhân viên hợp đồng, nhân viên xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Giám đốc Nguyễn Trí Liêm và Phó Giám đốc Nguyễn Thị Nhiên bị đề nghị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Những bản kết quả xét nghiệm huyết học trùng nhau tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức.
Ngày 5/6/2013, bà Hoàng Thị Nguyệt (nhân viên Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội tố cáo ông Nguyễn Trí Liêm dung túng cho cấp dưới làm sai trong quy trình xét nghiệm huyết học. Vào cuộc điều tra, cơ quan công an xác định, bộ phận xét nghiệm ngoại trú lấy mẫu máu của bệnh nhân, nhưng không làm xét nghiệm mà vứt bỏ rồi tự in ra nhiều kết quả từ một mẫu khác để gắn trả cho nhiều người.
Dù quy định của ngành y tế và của bệnh viện đối với công tác tại Khoa Xét nghiệm rất cụ thể nhưng trong quá trình điều hành, ông Nguyễn Trí Liêm đã chỉ đạo các khoa nghiệp vụ tăng cường các xét nghiệm đối với bệnh nhân cận lâm sàng để tăng thu nhập cho bệnh viện qua tiền bảo hiểm y tế. Toàn bộ số tiền này được chia cho cán bộ, công nhân viên của bệnh viện.
Trong thời gian từ ngày 1/7/2012 đến 31/5/2013, Khoa Xét nghiệm đã in 1.544 kết quả xét nghiệm huyết học giống nhau, trong đó có 789 kết quả được thống kê vào bảo hiểm y tế và trực tiếp thu của bệnh nhân không có bảo hiểm y tế là 16,569 triệu đồng.
Trong vụ án, bà Phan Thị Oanh (Trưởng kỹ thuật viên Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" những được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố ra quyết định đình chỉ. Nguyên nhân bà Oanh được miễn trách nhiệm hình sự được Viện Kiểm sát xác định: Hành vi vi phạm pháp luật của bị can Phan Thị Oanh là rõ ràng, nhưng lại là người tham gia ký tên vào đơn tố cáo các sai phạm của Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án.
T.Minh
Từ khoá: bão trách nhiệm bệnh viện không có bảo hiểm tiền bảo hiểm bệnh nhân kết quả lợi dụng chức vụ nhân viên bảo hiểm
xem tin tức
0 notes
tintuconline247 · 10 years
Text
Bảo hiểm Viễn Đông hành động vì cộng đồng
(CAO) Là doanh nghiệp tư nhân lâu đời nhất Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) đã  tạo dựng được tên tuổi và chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước. Cổ đông chính là các tổ chức thương mại, tài chính, ngân hàng ngoài quốc doanh có uy tín và tiềm lực. Bên cạnh đó đội ngũ nhân sự sống có trách nhiệm với công ty và cộng đồng, được tôi luyện qua nhiều năm VASS đối mặt với những khó khăn và thách thức để tự tin đi lên. Nhân ngày Quốc tế người khuyết tật Việt Nam, VASS đã có nhiều hoạt động mang giá trị nhân văn hướng tới cộng đồng.
 Bảo hiểm Viễn Đông tặng qùa cho đồng bào bị bão lũ tại Hải Phòng
Toàn thể CBNV của Bảo hiểm Viễn Đông tình nguyện đóng góp 1 ngày lương, được số tiền 120 triệu đồng ủng hộ đồng bào vùng bão lũ vừa qua ở các tỉnh: Bình Định, Quảng Nam, Hải phòng,Thừa Thiên - Huế,  Nghệ An, Quảng Ninh… VASS đã thành lập Ban cứu trợ xuống tận nơi vùng lũ trao quà cho bà con. Trước đó, VASS cũng phối hợp với các doanh nhân thuộc CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức chuyến thăm Trường THCS thị trấn Mỏ Cày, Bến Tre. Tại đây, đoàn đã tặng học phẩm cho 400 em học sinh vượt khó học giỏi và tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho học sinh 8 trường của huyện. Ngoài ra VASS cũng vừa phối hợp với Lãnh sự quán Cộng hòa Nam Phi tại TP.HCM ủng hộ 100 triệu đồng xây dựng Trường mầm non tại xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) và trao học bổng cho học sinh đồng bào dân tộc Chăm tại TP.HCM. 
Trách nhiệm với cộng đồng, VASS cũng không quên trách nhiệm của mình với đồng nghiệp xung quanh, đặc biệt luôn quan tâm tới những đồng nghiệp có những hoàn cảnh đặc biệt là các nhân viên khuyết tật đảm nhận vai trò “làm dâu trăm họ” phục vụ khách hàng 24/24, trực tiếp quản lý và giữ vai trò thông suốt đường dây khẩn cấp 1900 9249 được thiết lập để hỗ trợ khách hàng nhanh nhất, mọi lúc mọi nơi.
Tháng 9-2013, Trung tâm trợ giúp khách hàng 24 giờ/7 ngày (Call Center) của VASS ra đời và đi vào hoạt động, do các em khuyết tật được đào tạo chuyên nghiệp đảm nhiệm. Thông qua đường dây khẩn cấp 1900 9249 hoặc Email: [email protected], Call Center cung cấp cho khách hàng thông tin cần thiết như chi tiết về hợp đồng bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm, dịch vụ cứu hộ, mạng lưới bệnh viện, phòng khám, danh sách garage, các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, trung tâm cũng tiếp nhận thông tin tổn thất, khiếu nại, phàn nàn của khách hàng và thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng gửi đến Ban điều hành… 
Các nhân viên làm việc tại Trung tâm trợ giúp khách hàng (Call Center)
Bạn Nguyễn Thị Mỹ Ngà, một nhân viên của Call Center chia sẻ: "Người lành lặn muốn thành công phải nỗ lực hết sức mình, còn người khuyết tật thì ngoài phấn đấu của bản thân cũng cần thêm sự cảm thông, hỗ trợ từ những cộng sự xung quanh để hoàn thành mục tiêu chung của công ty. Bản thân mình cảm thấy may mắn vì được làm một công việc yêu thích với khoản thu nhập ổn định".
Còn nhân viên Nguyễn Thị Thúy cảm động trước sự quan tâm của Ban lãnh đạo công ty và đồng nghiệp:  “Công ty đã tin tưởng chúng em, chắp cánh cho chúng em đi lên bằng chính khả năng của mình. Chúng em cố gắng nỗ lực hoàn thiện dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn để hoàn thành sứ mệnh mang đến sự hài lòng cho khách hàng".
Nói về việc nhận  người khuyết tật vào làm việc, bà Vũ Thanh Nga - Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông cho rằng, quan điểm của công ty là đối xử bình đẳng, không dựng vách ngăn đối với người khuyết tật. “Điều tốt nhất mà chúng tôi có thể làm và nên làm là tạo cho các em cơ hội tự chăm lo cho bản thân và làm người có ích cho xã hội. Vì vậy, trong quá trình phân công nhiệm vụ, tôi luôn đặt khả năng của các em vào đúng vị trí, như thế sẽ giúp các em cảm thấy thoải mái vì được cống hiến và nhất định sẽ làm tốt công việc của mình. Chúng tôi luôn bên cạnh và hỗ trợ các em khi cần” - bà Nga nói.
 Ông Trần Hữu Tài - Phó tổng giám đốc VASS chúc mừng các nhân viên nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3-12
Hưởng ứng ngày Quốc tế người khuyết tật 3-12 với chủ đề: “Phá bỏ rào cản - hướng đến một thế giới cho tất cả ” do Liên Hiệp Quốc phát động, VASS đã tổ chức buổi gặp gỡ, chia sẻ những ước mơ hoài bão, tặng bánh, áo thun và 500 ngàn đồng cho mỗi nhân viên khuyết tật đang làm việc tại Trung tâm chăm sóc khách hàng. Việc làm này không chỉ xóa dần mọi rào cản, tạo cho người khuyết tật cơ hội vươn lên, mà còn khích lệ họ vững tin để khẳng định chính mình qua công việc.   
Từ khoá: quyền lợi bảo hiểm công ty cổ phần học sinh cộng đồng đồng bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ khách hàng bảo hiểm viễn đông hợp đồng bảo hiểm call center trách nhiệm doanh nghiệp tư nhân phi nhân thọ công ty cổ phần bảo hiểm chăm sóc khách hàng bão bảo hiểm nhân viên bảo hiểm phi nhân thọ tổng giám đốc lĩnh vực bảo hiểm thị trường bảo hiểm vass viễn đông chương trình khuyến mại công ty quốc tế người khuyết tật công ty cổ phần bảo hiểm viễn đông
tin tức hôm nay
0 notes
tintucmoi · 10 years
Link
Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên chia sẻ với phóng viên bên lề kỳ họp sáng 8/11 khi Quốc hội thảo luận về lĩnh vực BHYT.
Có ý kiến cho rằng hiện nay lĩnh vực BHYT vẫn nằm trong diện bao cấp. Ông nghĩ sao về điều này?
Thực ra một số ĐBQH nói BHYT bao cấp không hoàn toàn là đúng. Bởi đó là trách nhiệm thực hiện chính sách an sinh xã hội của chế độ chúng ta, của hệ thống chính trị đối với nhân dân.
Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Bên cạnh đó quyền lợi của BHYT Việt Nam thấp tiếp tục là một vấn đề không đúng nữa. Ví dụ như danh mục thuốc Bộ Y tế ban hành để bệnh nhân BHYT được cấp phát hiện nay lên tới 1.143 loại.
Các chuyên gia, đại diện tổ chức quốc tế từng nói với tôi rằng: "Tại sao các vị lãng phí, vung vãi thuốc như vậy?" Ở nhiều quốc gia, số thuốc bệnh nhân BHYT thụ hưởng chỉ khoảng 600-700, cùng lắm là 800 loại là đủ.
Vậy cần phải chỉnh lý lại thế nào để không bị lãng phí, thưa ông?
Chúng ta phải xem lại mức đóng BHYT (trên 500 nghìn đồng/người/năm) thì chi như thế nào cho hợp lí. Thử nhìn lại những đối tượng đang kêu ca, thắc mắc nhiều nhất về BHYT, đó là người giàu, cán bộ công chức.
Thử hỏi những người bỏ tiền mua BHYT tự nguyện có ai chê BHYT không? Mấy triệu người đó cần đến BHYT, họ thấy đây là nguồn bảo vệ họ hữu hiệu khi ốm đau.
Xét về mặt quản lí, do mệnh giá thấp nên đây là đối tượng gây âm quỹ nhiều quá, họ đóng 1 mà họ thụ hưởng 3.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh nhân văn thì đây lại là một điều để xã hội hỗ trợ những người không may ốm đau nhận được sự hỗ trợ từ cán bộ công chức. Chủ yếu BHYT tự nguyện là người nghèo, người mắc bệnh mãn tính.
Nhưng trong bối cảnh nguồn ngân sách có hạn, làm sao để thực hiện chi một cách có hiệu quả?
Với số tiền ít ỏi của BHYT Việt Nam, làm sao chi hợp lí, hiệu quả là bài toán hóc búa. Nhiều ĐBQH đề nghị thu thật cao mức đóng lên. Nhưng vấn đề này chỉ tốt nếu NSNN dồi dào hoặc vào thời điểm NSNN dồi dào. Tuy nhiên, trong lúc kinh tế chưa khởi sắc để chi hợp lí, hiệu quả thì đừng chia 5 xẻ 7 mỗi nơi lạm dụng một ít là tối ưu.
Theo ông, nội dung nào được cơ quan BHYT giám sát, kiểm soát chặt?
Đó là giá thuốc. 60% tiền chi BHYT là giá thuốc, tương đương 20.000 tỉ đồng năm 2012. Rất may là mấy tháng gần đây, sau khi thực hiện thông tư mới đã tiết kiệm được gần 1.000 tỉ đồng tiền thuốc. Tôi cho rằng phải kiểm soát chặt chẽ danh mục và giá thuốc.
Kế đó là phương tiện, kỹ thuật chữa trị. Ví dụ hệ thống máy móc, vật tư giá khá đắt bởi đã được BHYT chi trả. Cùng một loại máy, ở tỉnh A là 50 triệu nhưng tỉnh B lại là 70-80 triệu đồng. Vấn đề này cũng phải kiểm soát bởi nó dễ gây phản cảm trong dư luận, xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho bệnh nhân dễ dàng tiếp cận các phương pháp chữa bệnh hiện đại, hiệu quả.
Thứ 3, làm thế nào để bệnh nhân BHYT đến đúng nơi họ cần. Một trong những mô hình trên thế giới triển khai rất hiệu quả mà chúng ta nên vận dụng  - đó là bác sĩ gia đình. Ở nước ngoài, người bác sĩ gia đình chăm sóc cho vài trăm đến cả nghìn bệnh nhân trong cộng đồng. Bác sĩ đó có trong tay hồ sơ sức khỏe của từng người dân, lịch sử bệnh lí để khi họ mắc bệnh thì bác sĩ cộng đồng chỉ định họ đến đâu cho hợp lí.
Hiện tại, cơ chế chuyển tuyến viện vẫn theo mô hình hành chính, tức là cứ tuyến dưới tự động lên tuyến trên mà không quan tâm tuyến trên đó có đủ năng lực khám chữa bệnh hay không?! Nếu giải quyết được vấn đề này thì thực tế "tiền ít" của BHYT sẽ giải quyết được phần nào.
Một vấn đề khác cũng rất được quan tâm là tình trạng trùng BHYT. Thưa ông, làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?
Vấn đề trùng thẻ BHYT, hiện chúng ta đang rà soát để xem trách nhiệm tại cơ quan nào? Vì BHYT chỉ là đơn vị in và cấp thẻ BHYT sau khi nhận danh sách gửi lên. UBND các cấp mới là nơi cung cấp danh sách BHYT và chịu trách nhiệm chính về vấn đề này.
Tuy nhiên chúng ta đang thiếu cơ chế sàng lọc nhóm này. Điều cần nhất hiện nay là mỗi xã phải có 1 cán bộ chuyên trách về lĩnh vực BHYT.
Xin cảm ơn ông!
Từ khoá: gia hiệu quả bệnh nhân khám chữa bệnh trách nhiệm
0 notes
tintuc6293 · 10 years
Text
Luật BHYT: Đề nghị tham gia BHYT phải theo hộ gia đình
VOV.VN -Điều này phù hợp với điều kiện sống hiện nay của người dân, khuyến khích thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.
(Ảnh minh họa)
Chiều 6/11, Quốc hội nghe Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT). Về cơ bản, bố cục của dự thảo Luật giữ nguyên như Luật hiện hành, phạm vi sửa đổi là 20 điều trong tổng số 52 điều của Luật, không bổ sung thêm điều mới.
Đề nghị bổ sung hộ gia đình tham gia BHYT
Về quy định bắt buộc tham gia BHYT, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, nên giữ như quy định hiện hành về việc mọi đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT, nhưng phải bổ sung cơ chế tham gia BHYT phải theo hộ gia đình (để tránh tình trạng chỉ người ốm mới tham gia BHYT).
Điều này phù hợp với điều kiện sống hiện nay của người dân, đồng thời Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ và có cơ chế khuyến khích mạnh mẽ để thực hiện được lộ trình BHYT toàn dân.
Để thuận lợi trong quản lý và tổ chức thực hiện, dự thảo Luật đã sắp xếp lại 25 nhóm đối tượng thành 5 nhóm theo trách nhiệm đóng BHYT gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng; và nhóm tự đóng BHYT.
Cùng chi trả 5% để hỗ trợ người nghèo
Theo Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, qua 4 năm triển khai Luật BHYT, việc thực hiện cùng chi trả đã dần ổn định, góp phần chống lạm dụng quỹ BHYT và bảo đảm an toàn quỹ.
Tuy nhiên, mức cùng chi trả đối với người nghèo, một bộ phận thân nhân người có công chưa hợp lý, do đó, quy định các đối tượng này cùng ở mức chi trả 5% sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, để khắc phục việc người nghèo khó khăn khi cùng chi trả 5%, nên quy định theo hướng sử dụng quỹ KCB cho người nghèo ở địa phương cùng chi trả 5% để hỗ trợ người nghèo, quy định này cũng sẽ góp phần tránh lạm dụng quỹ BHYT.
Về quy định mức tối đa cùng chi trả KCB BHYT: Bộ trưởng Y tế cho biết, hiện nay, dịch vụ kỹ thuật y tế và thuốc ngày càng hiện đại, hiệu quả, đã cứu sống nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo nhưng giá cả cũng cao hơn nhiều. Vì vậy, bệnh nhân BHYT thuộc diện cùng chi trả 20% chi phí cũng phải trả nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, nếu số cùng chi trả quá lớn, vượt khả năng bệnh nhân thì BHYT sẽ mất ý nghĩa bảo vệ của chính sách BHYT.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, việc quy định mức cùng chi trả 5% đối với một số nhóm đối tượng như người nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện bảo trợ xã hội và 20% đối với thân nhân người có công, người thuộc hộ cận nghèo đã hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và khả năng chi trả của người bệnh, nhất là những người mắc các bệnh nặng, bệnh mạn tính (chạy thận nhân tạo chu kỳ, ung thư, bệnh nội tiết, phẫu thuật tim mạch...) do không có khả năng chi trả cũng như tính phức tạp trong việc tổ chức thực hiện.
Một số dịch vụ không thuộc phạm vi thanh toán BHYT quy định còn chưa hợp lý như: quỹ BHYT không thanh toán đối với trẻ em bị cận thị, tật khúc xạ của mắt nặng cần can thiệp, điều trị; một số quy định rất khó thực hiện trong thực tế như quy định về thanh toán BHYT đối với tai nạn giao thông do thủ tục, thời gian xác định có vi phạm pháp luật hay không nên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia BHYT.
Việc quy định cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh không có giới hạn đã làm hạn chế việc tiếp cận dịch vụ của các trường hợp mắc bệnh phải điều trị có chi phí khám bệnh, chữa bệnh lớn (ung thư, chạy thận nhân tạo...).
Việc quy định quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trực tiếp cho người có thẻ BHYT trong các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến đã gây khó khăn cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, bệnh viện và cả người bệnh.
Đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ
Đối với việc lồng ghép giới trong dự án Luật, quy định khuyến khích tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình sẽ làm tăng số phụ nữ tham gia BHYT, vì trên thực tế, phụ nữ chưa phải là ưu tiên trong gia đình để được lựa chọn mua BHYT tự nguyện.
Người nghèo nói chung và phụ nữ, trẻ em nghèo nói riêng thường có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn, nhưng chủ yếu họ sử dụng dịch vụ y tế xã/huyện, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, ở miền núi; đồng thời, quy định phân cấp quản lý quỹ BHYT cho địa phương sẽ tạo điều kiện để phụ nữ, trẻ em được đảm bảo tốt hơn quyền lợi BHYT, giảm việc chuyển kết dư của quỹ BHYT từ miền núi về đồng bằng và quy định nguồn đóng BHYT cho phụ nữ nghỉ thai sản sẽ đảm bảo công bằng giữa các đối tượng tham gia BHYT./.
Lại Thìn/VOV online
Từ khoá: luật bảo hiểm người lao động bão bệnh hiểm nghèo nhà nước tai nạn giao thông quy định chi phí người dân bảo hiểm xã hội gia tổ chức bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ bảo hiểm dịch vụ quyền lợi trách nhiệm gia đình quản lý quỹ người nghèo khám bệnh chữa bệnh thanh toán người sử dụng lao động
tin tuc an ninh trong ngay
0 notes
tintuchotonline · 11 years
Text
Truy tố nguyên giám đốc bệnh viện và 9 bị can trong vụ gian lận xét nghiệm
Sau 2 tháng tập trung điều tra, ngày 26.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 10 bị can trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (H.Hoài Đức, TP.Hà Nội).
Trong vụ án này, bị can Vương Thị Kim Thành, nguyên Trưởng khoa xét nghiệm cùng 7 bị can là kỹ thuật viên trưởng, kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật hợp đồng, nhân viên xét nghiệm bị đề nghị truy tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Riêng 2 bị can Nguyễn Trí Liêm, nguyên Giám đốc và Nguyễn Thị Nhiên, nguyên Phó giám đốc bị đề nghị truy tố về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận điều tra, đầu tháng 6.2013, cơ quan công an nhận được đơn tố giác của một số cán bộ Bệnh viện đa khoa Hoài Đức về việc lãnh đạo bệnh viện này đã để cho bộ phận xét nghiệm ngoại trú lấy mẫu máu của bệnh nhân nhưng không làm xét nghiệm mà vứt bỏ, rồi tự in ra nhiều kết quả từ một mẫu khác để gắn trả cho nhiều người bệnh. Quá trình điều tra xác định, từ 1.8.2012 đến 31.5.2013, Vương Thị Kim Thành cùng 7 nhân viên Khoa Xét nghiệm đã thực hiện 24.857 xét nghiệm huyết học, trong đó có 1.544 kết quả xét nghiệm bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú trùng nhau, mẫu bệnh phẩm trùng nhiều nhất là 4 kết quả, thấp nhất là 2 kết quả. Theo quy định Bộ Y tế, Trưởng khoa xét nghiệm là người phải kiểm tra lại kết quả xét nghiệm, ký trước khi trả kết quả cho bệnh nhân. Nhưng bà Thành không thực hiện công đoạn này, đồng thời còn để nhân viên trực tiếp in kết quả rồi đưa vào hồ sơ thanh toán BHYT.
Thực tế trong số 1.544 kết quả xét nghiệm trùng thể hiện trong 18 quyển sổ có 789 kết quả được thống kê vào BHYT; và trực tiếp thu của bệnh nhân không có BHYT là 16.569.000 đồng (789 x 21.000 đồng/kết quả).
Các bị can thừa nhận sai phạm nêu trên và cho rằng mục đích là để Khoa Xét nghiệm và các khoa khác đưa vào hồ sơ thanh toán BHYT, tăng nguồn thu cho bệnh viện (bệnh viện được hưởng 30%). Đáng chú ý, các bị can cho biết trước khi bị khởi tố đã được bà Thành, ông Liêm hướng dẫn nội dung khai báo với cơ quan điều tra, động cơ gian lận kết quả xét nghiệm là cho một số người thân quen để đưa vào hồ sơ học lái xe, xin việc làm... Việc làm này là tự phát không có ai chỉ đạo.
Đối với ông Nguyễn Trí Liêm và bà Nguyễn Thị Nhiên, cơ quan cảnh sát điều tra kết luận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã buông lỏng quản lý, không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao; không kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của Khoa Xét nghiệm nên để xảy ra sai phạm có hệ thống trong thời gian dài nhưng không phát hiện được.
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng làm rõ, đối với người tố cáo là bà Hoàng Thị Nguyệt đã ký 20 phiếu kết quả xét nghiệm huyết học trùng nhau. Tuy nhiên, xét việc bà Nguyệt đã chủ động tố giác sự việc và từ tháng 7.2012 bà này không thực hiện việc in trước các kết quả xét nghiệm, nên cơ quan cảnh sát điều tra không xem xét xử lý sai phạm của bà Nguyệt trong vụ án này.
Thái Uyên - Hoàng Trang
>> Khen thưởng người tố cáo gian lận xét nghiệm
>> Vụ 'gian lận xét nghiệm ở BV Hoài Đức': Người tố cáo rơi nước mắt
>> Gian lận xét nghiệm ở BVĐK Hoài Đức: Tạo điều kiện cho bệnh nhân khám lại
>> Gian lận xét nghiệm ở BVĐK Hoài Đức: Kiểm điểm trước toàn ngành y tế Hà Nội
>> Gian lận xét nghiệm ở BVĐK Hoài Đức: Xem thường tính mạng con người
Từ khoá: nhân viên kết quả cảnh sát lợi dụng chức vụ kỹ thuật trách nhiệm bệnh nhân bệnh viện gian lận
0 notes
tintuc4 · 11 years
Text
Xây dựng tổ chức Công đoàn lớn mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động
(Phát biểu của đồng chí LÊ THANH HẢI, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy tại Đại hội Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2013 - 2018)
LTS:Nhân dịp Đại hội Công đoàn TPHCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2013 - 2018, đồng chí LÊ THANH HẢI, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã có bài phát biểu, qua đó nhấn mạnh: "Tổ chức Công đoàn thành phố với hơn một triệu đoàn viên là lực lượng rất đông đảo, đang có mặt trong tất cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp cần được vận động, tập hợp, tổ chức để công nhân, người lao động phát huy vai trò chủ lực trong phát triển sản xuất - kinh doanh; hăng hái làm việc, lao động sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao". Báo SGGP trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Bí thư Thành ủy LÊ THANH HẢI.
Hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Đại hội Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X; Đại hội của tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động thành phố. Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, tôi trân trọng gửi tới Đại hội lời chào mừng nồng nhiệt nhất; kính chúc sức khỏe các đồng chí Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đồng chí cán bộ cách mạng lão thành, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động cùng các đồng chí, các vị đại biểu; và qua các đồng chí, xin gửi đến toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động thành phố lời chúc tốt đẹp với những tình cảm quý mến nhất.
Kính thưa các đồng chí, quý vị đại biểu,
Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ­- thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi giai cấp công nhân ra đời rất sớm, phát triển rất nhanh, là nơi mà phong trào công nhân rất mạnh mẽ và tổ chức công đoàn sớm hình thành, Công hội Ba Son - công hội cách mạng đầu tiên ở nước ta do Chủ tịch Tôn Đức Thắng thành lập từ năm 1920. Trải qua các chặng đường cách mạng, công nhân lao động và tổ chức Công đoàn thành phố luôn giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam; thực hiện sứ mệnh lịch sử to lớn, tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố Hồ Chí Minh từng bước trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Năm năm qua, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, có những mặt gay gắt hơn; nhưng bằng sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí vượt khó, những hoạt động năng động, sáng tạo, phong phú, bền bỉ, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn đã phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu do Đại hội IX Công đoàn thành phố đề ra. Tổ chức Công đoàn, nhất là ở cơ sở đã có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương thức hoạt động; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp, nhận thức pháp luật; nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động; nỗ lực đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng và phát triển một lớp công nhân mới đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Vai trò của Công đoàn trong đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động ngày càng rõ rệt hơn, hiệu quả hơn với những chương trình, việc làm cụ thể và thiết thực, ngày càng khẳng định vị trí đối với người lao động và người sử dụng lao động.
Phong trào thi đua yêu nước có bước phát triển sâu rộng, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của công nhân, người lao động trong xây dựng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, phát triển sản xuất - kinh doanh, bảo đảm việc làm, cải thiện đời sống với những giải pháp sáng tạo, góp phần quan trọng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ thành phố, các cấp Công đoàn đã chủ động tham gia tích cực vào 6 chương trình đột phá - tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách hành chính; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; giảm ngập nước; giảm ô nhiễm môi trường; góp phần cùng thành phố vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội bền vững.
Từ các phong trào hành động, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động thành phố được rèn luyện và trưởng thành, có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu tăng nhanh trong các khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giáo dục, y tế; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61%; đồng thời, nâng cao hơn về giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, xây dựng lối sống lành mạnh trong công nhân, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố, từng bước vươn lên xứng đáng là lực lượng nòng cốt đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổ chức Công đoàn có nhiều chuyển biến về nội dung và phương thức hoạt động, gắn bó với công nhân, phát triển lực lượng, thể hiện ngày càng rõ là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng bộ và chính quyền thành phố; thực sự xứng đáng với niềm tin yêu của công nhân, viên chức, lao động.
Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, tôi nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành quả đã đạt được của toàn thể công nhân, viên chức, lao động và Công đoàn các cấp trong nhiệm kỳ qua; hoan nghênh, ghi nhận sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và các doanh nghiệp đã tạo điều kiện để Công đoàn thành phố hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Kính thưa đại hội,
Những thành tựu đạt được của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn thành phố trong nhiệm kỳ qua là rất đáng trân trọng, nhưng có mặt còn hạn chế, cần phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn theo tinh thần nghị quyết Trung ương và Thành ủy đã đề ra. Cơ cấu, chất lượng công nhân, lao động chưa đáp ứng kịp quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; còn thiếu cán bộ quản lý giỏi; tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân còn thấp. Trình độ và kỹ năng hoạt động của cán bộ Công đoàn còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ Công đoàn chưa thật sâu sát, gần gũi, chưa thật sự thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công nhân; hoạt động của công đoàn có nơi, có lúc còn hình thức, nặng về hành chính, nặng về tổ chức những hoạt động bề nổi, còn lúng túng trong phương pháp tuyên truyền, vận động, tập hợp công nhân, người lao động ở cơ sở; nội dung, hình thức hoạt động phong trào, tuyên truyền giáo dục chưa thực sự sát hợp với đặc điểm sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện lao động, làm việc và sinh hoạt của công nhân, nên chất lượng, hiệu quả chưa cao.
Tại Đại hội này, các đại biểu cần phân tích, đánh giá toàn diện, nhận định rõ kết quả đạt được và những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan; để từ đó chủ động đề ra giải pháp, biện pháp khắc phục nhằm xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn thành phố ngày càng vững vàng, lớn mạnh hơn nữa.
Thưa các đồng chí,
Trong bối cảnh hiện nay và sắp tới, bên cạnh thuận lợi cơ bản, đất nước, thành phố ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quyết tâm lớn, nỗ lực cao để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra, đẩy mạnh quá trình xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thành phố cần tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á.
Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ chung như trên, tôi nhấn mạnh một số nội dung sau đây để Đại hội quan tâm:
Trước tiên, tổ chức Công đoàn và công nhân, người lao động thành phố cần tiếp tục quán triệt Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ thành phố đã đề ra là tăng cường xây dựng giai cấp công nhân thành phố vững mạnh, có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ ngày càng cao, phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Công đoàn các cấp phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để công nhân, viên chức, lao động ngày càng được nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo đến cuối năm 2015, 70% lao động được đào tạo, nâng khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tổ chức Công đoàn thành phố với hơn một triệu đoàn viên là lực lượng rất đông đảo, đang có mặt trong tất cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp cần được vận động, tập hợp, tổ chức để công nhân, người lao động phát huy vai trò chủ lực trong phát triển sản xuất - kinh doanh; hăng hái làm việc, lao động sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; gắn với thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phải đề cao tính năng động, sáng tạo, có nhiều cách làm hay, mô hình tốt thực hiện 6 chương trình đột phá của thành phố; cần chọn nội dung, chương trình, công trình trọng tâm để tham gia, tạo dấu ấn của đội ngũ công nhân viên chức, lao động và Công đoàn thành phố, góp phần thiết thực, vượt khó phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Thứ hai, tổ chức Công đoàn thành phố phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong công tác vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đảm bảo đến năm 2015, 100% doanh nghiệp đủ điều kiện có tổ chức Công đoàn, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tổ chức mình; là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với người lao động. Phải đảm bảo ở đâu có người lao động ở đó có Công đoàn.
Trên cơ sở phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức đều khắp, lớn mạnh, tổ chức Công đoàn tập hợp trí tuệ của công nhân viên chức, lao động tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật; tổ chức kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện pháp luật và các chế độ, chính sách; đồng thời tạo điều kiện và tổ chức cho người lao động phát huy tốt nhất quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực; vận động doanh nghiệp và người lao động cùng nhau chia sẻ để vượt qua những khó khăn thử thách, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, qua đó xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn.
Thứ ba, phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp. Phải bám sát thực tiễn sản xuất, đời sống, nắm bắt kịp thời, tâm tư, nguyện vọng công nhân, người lao động và những đòi hỏi bức xúc của cơ sở; từ đó, đề ra thực hiện nhiều giải pháp thiết thực đáp ứng nhu cầu bức thiết của công nhân, người lao động. Do vậy, phải đưa hoạt động về cơ sở; xây dựng phong trào công nhân phải do công nhân, người lao động là chủ thể chính; phải làm cho đoàn viên thấy được lợi ích khi gia nhập, hoạt động Công đoàn, gắn bó với tổ chức Công đoàn và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. Cần chủ động tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để định hướng ý thức chính trị, quyền làm chủ của đoàn viên công đoàn và công nhân; nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Thường xuyên tham mưu giúp cấp ủy về công tác Công đoàn, nắm chắc tình hình công nhân, viên chức, lao động, kịp thời phản ánh và đề xuất với cấp ủy để có những chủ trương sát hợp.
Tổ chức Công đoàn thành phố cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho cán bộ Công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ, năng lực, gắn bó và có uy tín trong công nhân, có nhiệt tình và tâm huyết với hoạt động Công đoàn.
Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn phải chú trọng tổ chức công nhân tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh. Qua các phong trào, Công đoàn phải là nơi phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, giới thiệu những đoàn viên công đoàn ưu tú, xuất thân từ công nhân để Đảng xem xét, kết nạp và quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý; là hạt nhân, nòng cốt trong các phong trào hành động cách mạng; phấn đấu tăng tỷ lệ đảng viên là công nhân lên trên 20% trong tổng số đảng viên kết nạp hàng năm. Cần tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Công đoàn thành phố cần quán triệt sâu sắc để các cấp công đoàn, mỗi cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nâng cao ý thức, cần xem đây là trách nhiệm của mình; hướng dẫn để có hành động tham gia xây dựng Đảng một cách cụ thể, ngày càng gắn bó với Đảng.
Để thực hiện nhiệm vụ này, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố cần tiếp tục đề ra những giải pháp thật cụ thể, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chương trình hành động số 38 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa X tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy, những phát sinh từ thực tiễn, Đại hội có 9 kiến nghị xác đáng đối với lãnh đạo thành phố. Vấn đề này trong thời gian chuẩn bị Đại hội, Công đoàn thành phố có báo cáo và Lãnh đạo thành phố đồng tình về chủ trương, đã yêu cầu các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp thiết thực, giải quyết khẩn trương. Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ mới cần chủ động phối hợp các cơ quan để triển khai thực hiện, gắn với chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chương trình tạo nguồn cán bộ xuất thân từ công nhân, chương trình nhà ở xã hội, khu lưu trú công nhân, chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá,... góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn thành phố nhiệm kỳ X.
Thứ năm, nhiệm vụ rất quan trọng của Đại hội là bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn toàn quốc. Ban Chấp hành Công đoàn thành phố khóa IX đã chuẩn bị nhân sự đại hội dân chủ, trách nhiệm, nghiêm túc, đảm bảo đúng quy trình; các đại biểu cần hết sức quan tâm về tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành khóa mới. Mỗi đại biểu cần đề cao ý thức trách nhiệm, phát huy dân chủ, sáng suốt lựa chọn bầu Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2013 - 2018 là những đồng chí thật sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực, uy tín, tâm huyết thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội; đồng thời bầu chọn Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn toàn quốc là những đồng chí tiêu biểu về năng lực, trí tuệ, có khả năng đóng góp vào sự thành công của Đại hội cấp trên.
Kính thưa các đồng chí,
Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động; có trách nhiệm to lớn trong nhiệm vụ xây dựng lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố tin tưởng Đại hội Công đoàn thành phố lần thứ X sẽ thành công tốt đẹp; tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, góp phần xây dựng thành phố xứng đáng là thành phố mang tên Bác Hồ, thành phố Anh hùng.
Với sự tin tưởng và kỳ vọng, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố trao tặng Đại hội Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2013 - 2018 bức trướng với nội dung: "Giai cấp công nhân và Công đoàn thành phố Đoàn kết - Bản lĩnh - Trí tuệ - Sáng tạo, đi đầu trong xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình".
Chúc toàn thể đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, thắng lợi. Chúc Đại hội Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X đạt yêu cầu đề ra.
Trân trọng cảm ơn.
(*) Đầu đề do Báo SGGP đặt.
Từ khoá: nhân viên kinh doanh nâng cao chất lượng gia bão đạo đức trách nhiệm xây dựng phát triển pháp luật vai trò lợi ích thành công quan trọng người sử dụng lao động phát huy văn hoá chuyên môn ổn định giải pháp doanh nghiệp tư nhân nền kinh tế tai nạn giao thông đóng góp kỹ năng khó khăn quá trình xây dựng hiệu quả vượt qua tôn đức thắng chính trị người lao động chất lượng kinh tế đào tạo lao động việt nam doanh nghiệp công nhân sự tin tưởng lợi ích hợp pháp hạn chế cách mạng
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Link
khiếu nại giải quyết người dân lĩnh vực bảo hiểm phòng cháy chữa cháy công dân nhà nước chủ tịch nước trách nhiệm
Uỷ ban TVQH thảo luận về dự án Luật Tiếp công dân ngày 19.3 - Ảnh: TTXVN
Ủy ban TVQH thảo luận dự án Luật Tiếp công dân:
Trong phiên Ủy ban TVQH thảo luận về dự án Luật Tiếp công dân ngày 19.3, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi "Hiệu quả của tiếp dân biểu hiện ở các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được giải quyết, có vừa lòng dân hay không?" Và ông tự trả lời: Chưa đạt yêu cầu. Cơ quan soạn thảo và thẩm tra đều chưa trả lời được sau khi có luật sẽ tạo ra bước chuyển biến mới!
Đơn nào cũng gửi từ Tổng Bí thư trở xuống
"Cần có quy định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản đặt cược nào đó. Theo kiện thì phải bỏ tiền. Nếu kiện đúng thì nhà nước sẽ hoàn trả" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng góp ý.
Theo ông Dũng, trong việc giải quyết khiếu tố hiện nay còn có sự "nể nang", và vì thế "có một số đối tượng khiếu tố lợi dụng sự nể nang này" với tâm lý có mất gì đâu. Nhắc lại 2 lần rằng đây chỉ là "một số nhỏ thôi", Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của QH đề xuất cần quy định rõ trách nhiệm của người đi khiếu tố. Lấy ví dụ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế "nhà nước chịu 80, người dân chịu 20", ông Dũng lập luận "Giờ khiếu tố cũng thế, phải buộc người khiếu tố ứng ra 1 khoản đặt cược nào đó, nếu theo kiện họ phải bỏ tiền, nếu đúng nhà nước hoàn trả".
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện dẫn "kinh nghiệm nước ngoài" rằng: Người ta dạy cho công dân có quyền, nhưng cũng dạy họ nghĩa vụ tìm đúng đến những nơi khiếu tố. Không đúng (nơi) người ta trả lại (đơn). Trong khi đó, theo ông Hiện, "Ở ta, cái gì, đơn nào cũng in gửi đủ từ Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội. Sau đó nhận được một cái phiếu chuyển đơn có ý kiến của lãnh đạo, người dân người ta cầm cái phiếu chuyển đơn có lời phê đi gặp các cơ quan hỏi vì sao lãnh đạo có ý kiến và không giải quyết". "Cái đó rất phức tạp" và "gây ra tình trạng lộn xộn" - ông Hiện nói và kêu gọi "Đã đến lúc phải nghĩ hướng dẫn người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng nêu những trường hợp "Người dân vẫn khiếu kiện dù đã giải quyết ở mức cao nhất rồi". Ông đề nghị "Cần có 1 điều để xử lý vấn đề này, chứ hiện các cơ quan rất khổ sở".
Tiếp dân như "chim đưa thư"
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: "Hiệu quả của tiếp dân biểu hiện ở các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được giải quyết, có vừa lòng dân hay không?" Và ông tự trả lời: Chưa đạt yêu cầu. Cơ quan soạn thảo và thẩm tra đều chưa trả lời được sau khi có luật sẽ tạo ra bước chuyển biến mới!
Chủ tịch phân tích: Tiếp công dân để giải quyết nó khác. Tiếp để tiếp nhận, giám sát là khác. Một đằng có trách nhiệm đến cùng. Một đằng là tiếp, tiếp và tiếp, có phải để giải quyết đâu. Cái này phải phân biệt rõ chứ không thể "nhào vào một cục". Theo ông, cần phải xác định rõ: Cơ quan dân cử, lập pháp cần luận rõ tiếp công dân để làm gì? Có nên lập ra cơ quan tiếp công dân không? QH có sửa sai được không? Có cấp đất lại được không? Có tha kỷ luật hay kỷ luật nặng hơn không? Ngay cả Ủy ban Dân nguyện của QH cũng không làm được. Chúng ta đang chỉ giám sát các cơ quan tiếp dân làm không đúng thì "sửa ông ý". QH, HĐND không thể làm thay được. Đừng có nhầm chân.
Ngay cả các ĐBQH, theo Chủ tịch QH, hiện cũng chỉ tiếp dân để đi hỏi, để yêu cầu, để kiến nghị. Tiếp để nghe, thấu hiểu. Ông nói tới tương lai, "thậm chí sau này có thể lập văn phòng ĐBQH" trong khi hiện tại "Người dân tin tưởng đến cơ quan quyền lực cao nhất" và cảnh báo "Tin tưởng rồi không giải quyết được sẽ trở thành một thứ gánh nặng, là phản cảm, vô dụng".
Ví von việc tiếp công dân hiện như "chim đưa thư", đầy tâm huyết, Chủ tịch QH nói từ khi ông làm Chủ tịch QH, còn một việc "chưa có cách gì cải tiến, đổi mới được" là "một luật giám sát để nâng cao vai trò giám sát, nâng cao hiệu lực giải quyết ở một số lĩnh vực".
Phát biểu có tính chất tiếp thu, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đề xuất quyền "trực tiếp đôn đốc" tới chủ tịch tỉnh của trụ sở tiếp dân. Ông Thanh nêu thực tế "Người dân khiếu tố chủ yếu ở các cơ quan T.Ư, nếu chỉ hướng dẫn bà con đến đúng nơi thì người ta không về. Chẳng hạn 79% số khiếu tố liên quan đến đất đai, nếu chúng ta chỉ hướng dẫn bà con về Sở Tài nguyên và Môi trường thì dứt khoát họ không về".
Phó Chủ nhiệm Ủy ban QPAN của QH Nguyễn Kim Khoa đặt câu hỏi "Có phải chúng ta chuyên nghiệp hóa lực lượng tiếp dân? Khoán trắng cho họ? Ông Khoa đề nghị "Cần xem xét lại tư tưởng này". Nhắc lại câu hỏi của Chủ tịch QH, rằng: Liệu sau khi luật ban hành có giải quyết được không? Ông Khoa khẳng định: "Tôi cho đây là một thách thức lớn", đồng thời kêu gọi "Chúng ta không nên thành lập cơ quan chuyên nghiệp tiếp công dân". Trước đây chúng ta tiếp dân ngay tại cơ quan nhà nước và người đứng đầu phải có trách nhiệm.
Hôm qua, Ủy ban Thường vụ QH cũng đã cho ý kiến về Luật Phòng cháy chữa cháy (sửa đổi).
công dân phòng cháy chữa cháy nhà nước khiếu nại chủ tịch nước trách nhiệm giải quyết lĩnh vực bảo hiểm người dân
0 notes
tinmoionline · 11 years
Link
trách nhiệm nạn nhân an toàn giao thông giao thông đường bộ quy trình công an quy định csgt gia phương tiện tham gia giao thông pháp luật bão vi phạm cảnh sát quản lý nhà nước tài sản giao thông
TT - Tôi đọc kỹ bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế và bài "Tống tiền cảnh sát giao thông" của báo Tuổi Trẻ ngày 16-3, nhận thấy đây là một vụ án hình sự khá đặc biệt và hi hữu.
Minh họa: Họa sĩ DAD
Khá đặc biệt và hi hữu vì đối tượng bị cưỡng đoạt tài sản là một số cảnh sát giao thông (CSGT).
Nếu quy buộc trong cáo trạng là xác thực, hành vi của các bị can nói trên đã phạm vào tội "cưỡng đoạt tài sản" được quy định tại điểm (d) khoản 2 điều 135 Bộ luật hình sự với dấu hiệu duy nhất là chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng.
Tính chất hi hữu còn ở chỗ vụ án xảy ra từ tháng 4-2010, nhưng đến tận tháng 8-2012 cơ quan điều tra mới khởi tố vụ án và khởi tố các bị can.
Như mô tả trong cáo trạng, nhóm thanh niên "tống tiền" đã khảo sát địa điểm tổ tuần tra kiểm soát giao thông nói trên thường hay dừng xe để kiểm tra là đoạn quốc lộ 1 phía nam chân đèo Phước Tượng (thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc), ở khá xa khu dân cư, heo hút nơi ngã ba khu kinh tế Chân Mây, bên đường chỉ có ngôi nhà hoang.
Có thể đây là "cung đường" mà các tài xế lưu thông thường ngán ngại, đã đồn thổi thành dư luận về cách hành xử của lực lượng CSGT địa phương nên các bị can đã "điều nghiên" khá kỹ, lên kế hoạch và tổ chức bài bản, thể hiện quyết tâm thực hiện hành vi nhằm tống tiền một số CSGT nói trên.
Các bị can đã sử dụng phương tiện để lén lút quay phim các hành vi của CSGT làm "vật đổi chác", đánh đúng vào tâm lý của nạn nhân như lời ông Nguyễn Ngọc Vinh trả lời báo Tuổi Trẻ là "do sợ những hình ảnh sai phạm trong quy trình làm việc bị lộ ra sẽ bị kỷ luật, điều chuyển công tác, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và gia đình nên chúng tôi đã chấp nhận chung chi cho kẻ tống tiền 120 triệu đồng".
Vấn đề pháp lý đặt ra là điều 85 và 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ của Bộ Công an và CSGT đường bộ có nhiệm vụ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình...
Khoản 2 điều 47 nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định CSGT đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ.
Không những vậy, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 27/2009/TT-BCA (C11) ngày 6-5-2009 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT, và mới đây được thay thế bằng thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30-10-2012.
Theo đó, chắc hẳn một số cán bộ CSGT nêu trên đều phải nắm rõ và thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và điều lệnh công an nhân dân, phải tuân thủ quy định về các trường hợp được phép dừng phương tiện để kiểm soát.
Cần làm rõ địa điểm kiểm soát nêu trên có được ghi nhận trong kế hoạch được trưởng phòng hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục CSGT đường bộ - đường sắt hoặc trưởng phòng CSGT, trưởng công an cấp huyện trở lên phê duyệt hay không? Qua hình ảnh quay phim của các bị can mà cáo trạng nêu, cho thấy có sự vi phạm một quy trình tối thiểu là sau khi kiểm soát xong, cán bộ tuần tra kiểm soát phải thông báo các hành vi vi phạm, hình thức và biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật cho người điều khiển phương tiện và những người trên phương tiện biết để chấp hành việc giám sát.
Đối với những phương tiện chở người từ 24 chỗ ngồi trở lên, thậm chí họ phải trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: "Cảm ơn ông (bà, anh, chị...) đã giúp đỡ lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ".
Rõ ràng, có thể nhận thấy chính cách hành xử chưa đúng quy trình và chuẩn mực của một số CSGT như yêu cầu dừng nhiều ôtô cùng một lúc, CSGT không đưa tay chào khi gặp tài xế, không trực tiếp đến ôtô để kiểm tra thực tế, tài xế ôm và bắt tay với CSGT, CSGT ôm tài xế và hút thuốc lá... đã trở thành "dung môi" xúc tác, một trong những nguyên nhân thúc đẩy hành vi phạm tội của các bị can. Vì thế, trách nhiệm liên quan vụ án này cần phải nhìn nhận từ hai phía - kẻ phạm tội và cả nạn nhân - là hàm ý như vậy.
Nóng nhất trong ngày
Câu chuyện nóng nhất đối với bạn đọc Tuổi Trẻ trong ngày cuối tuần (thứ bảy 16-3) là bài báo "Tống tiền cảnh sát giao thông". Trên Tuổi Trẻ Online, bài báo ngay sau khi đăng tải đã nhanh chóng dẫn đầu trong mục "Xem nhiều nhất", và tính đến 23 giờ hôm qua đã có đến gần 1400 lượt người nhấn nút "quan tâm" đến câu chuyện này.
Chưa kể bạn đọc cũng đã gửi hàng trăm email đến Tuổi Trẻ để bày tỏ ý kiến của mình. Đa số ý kiến xoay quanh câu chuyện: không xác định được hành vi mãi lộ của các nạn nhân - cảnh sát giao thông bị tống tiền.
TÒA SOẠN
an toàn giao thông gia quản lý nhà nước vi phạm quy trình csgt cảnh sát giao thông đường bộ trách nhiệm công an nạn nhân giao thông tài sản quy định tham gia giao thông bão pháp luật phương tiện
0 notes
sansanimds-blog · 5 years
Quote
Kinh nghiệm cho thấy, khi không ai chịu trách nhiệm thì mình lấy trời ra đổ lỗi, cho đỡ đau
Nguyễn Ngọc Tư
Tumblr media
0 notes
tintuconline247 · 11 years
Text
Lương tâm và trách nhiệm (Bài 2)
(PetroTimes) - Bệnh nhân khám chữa bệnh theo bảo hiểm, không ai là không biết đến Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trường, Khoa Khám bệnh (phòng khám số 2) Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Bởi không chỉ tận tâm, nhiệt tình trong điều trị mà điều đáng quý nhất ở b��c sĩ này là sự cởi mở, tôn trọng bệnh nhân, dẫu trong hoàn cảnh nào - một cách cư xử hiếm hoi của người lương y khoác áo trắng nói chung đối với bệnh nhân hiện nay. Vào phòng khám của ông, thầy thuốc và người bệnh như cùng một nhà. Ai đến Bệnh viện Lão khoa Trung ương điều trị cũng đều mong muốn được bác sĩ Trường khám. Tuy nhiên, điều đáng tiếc đây lại không phải là hình ảnh phổ biến trong ngành y mà hình ảnh phổ biến phần nhiều lại trái ngược hoàn toàn.
Năng lượng Mới số 266
Mắng bệnh nhân như... tát nước
Vào các bệnh viện hiện nay, cách ứng xử "thống trị" là lối nói nạt nộ, cộc lốc, không có chủ ngữ, thái độ như ban phát của thầy thuốc đối với bệnh nhân... Một cụ già lụ khụ, chân tay run lẩy bẩy, chống gậy đi khám phải thốt lên: "Tóc còn xanh chỉ như con cháu tôi ở nhà, thế mà họ mắng tôi xơi xơi cứ như họ đang mắng con họ vậy"! Đến Khoa Khám bệnh dành cho bệnh nhân có bảo hiểm ở Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội có thể dễ dàng bắt gặp ngay cách cư xử này. Ngày nào cũng vậy, ở đây bệnh nhân đến khám chật như nêm đến nỗi ghế dành cho người ngồi chờ không bao giờ còn trống, phải thay nhau ngồi hoặc đứng đợi "chồn chân mỏi gối".
Giữa không khí ngột ngạt, oi bức nhất là vào những ngày hè, sự bức bối, chịu đựng của họ phải nói rằng còn hơn bác sĩ nhiều do sức khỏe yếu, bệnh tật, lại trong điều kiện không có điều hòa như phòng bác sĩ. Hoặc ít nhất sự căng thẳng của bác sĩ và cả bệnh nhân đều như nhau. Thế mà bệnh nhân luôn luôn phải chịu đựng thái độ hách dịch, xẵng giọng của bác sĩ mỗi khi đến khám. Thái độ mà nhiều người khi đến nơi khám bệnh dành cho bệnh nhân bảo hiểm không ít lần chứng kiến ấy là: bác sĩ đuổi quầy quậy và mắng té tát, mắng xa xả bệnh nhân chỉ vì họ muốn hỏi bác sĩ một điều gì đó liên quan đến bệnh tật...
Ăn bớt vắc-xin ở Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội
Bà Trần Thị Cẩn, ở phố Đội Cấn thở dài: "Có bệnh tật phải đi bệnh viện đã khổ lắm rồi. Nhưng đến đây, thấy cái cách cư xử của bác sĩ còn thấy nhục hơn. Nhưng chả biết làm sao, phải chịu vậy"! Còn bà Nguyễn Thị Hạnh, ở phố Ngọc Hà thì phàn phàn: "Mỗi lần tôi đi khám như là một lần tôi phải chịu "cực hình". Cực hình về cơ sở vật chất còn chấp nhận được. Nhưng chịu "cực hình" về sự lạnh lùng, thiếu tôn trọng thì không gì có thể nói "đau" hơn"!
Không chỉ ở Bệnh viện Xanh Pôn mà ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh nhân cũng thường gặp cảnh tương tự. Nếu ở Khoa Sơ sinh là một sự dễ chịu, hài lòng thì ở khoa dành cho sản phụ sau sinh là hình ảnh tương phản. Bác sĩ - bệnh nhân trở thành hai thế giới tách biệt, xa lạ. Thái độ quát nạt, hống hách theo kiểu "nỗi đau của bệnh nhân không phải là nỗi đau của bác sĩ" khiến người ta buộc phải nhìn nhận đó là thái độ chung của các bác sĩ hiện nay đối với bệnh nhân.
Vẫn nặng về hình thức
Vì sao vậy?
Không gì sâu xa hơn mà ngay cả những người trong ngành y phải thừa nhận: y đức xuống cấp nghiêm trọng.
Có nhiều ý kiến, thậm chí lãnh đạo ở một số bệnh viện cho rằng do phải khám, chữa bệnh số lượng lớn bệnh nhân, phải làm việc trong môi trường căng thẳng nên bác sĩ dễ có "thái độ" với bệnh nhân. Thực ra, đây chỉ là biện minh cho sự sai trái của nhiều bác sĩ trong ứng xử. Bởi hơn ai hết, khi lựa chọn vào ngành nghề này, họ đã hình dung ít nhiều sự gian nan, vất vả, sự hy sinh, chịu đựng nhưng lại cũng chính là điều làm nên cao cả của nghề nghiệp. Cho nên không thể "đổ lỗi" cho môi trường hay lý do gì khác về thái độ ứng xử thiếu tôn trọng cũng như sự tắc trách, vô trách nhiệm của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Bên cạnh nguyên nhân trục lợi, giáo dục cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến "nhức nhối vấn đề y đức". Bởi Bác Hồ đã từng dạy: "...Hiền - dữ đâu phải là bản tính. Phần nhiều do giáo dục mà nên" thì ứng với điều này, câu nói của Bác đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Nhân bản xét nghiệm, một minh chứng cho sự xuống cấp nghiêm trọng y đức
Đối với những người đã thành nghề, công tác tại các bệnh viện thì y đức được giáo dục dưới hình thức những buổi thảo luận theo chương trình soạn thảo của chính bệnh viện, xây dựng khẩu hiệu rồi thực hiện theo khẩu hiệu ấy v.v... Tuy nhiên, có dịp tìm hiểu ở nhiều bệnh viện qua những lần tác nghiệp, thực sự phải nói rằng, chương trình giáo dục này chỉ nặng về hình thức, khẩu hiệu mà thiếu thực tế. Bởi chỉ dẫn chứng đơn giản có thể thấy, trên bức tường dọc hành lang của nhiều bệnh viện, bảng nội quy hoặc khẩu hiệu được treo đầy với nội dung mang đại ý: bác sĩ không được nhận "phong bì" của bệnh nhân hay bệnh nhân không được đưa "phong bì" cho bác sĩ... Nhưng thực tế tình trạng này vẫn tiếp diễn ở nhiều bệnh viện, thậm chí trở thành "nạn", thành "luật bất thành văn" của bệnh nhân mỗi khi vào bệnh viện khám hoặc điều trị.
Theo một khảo sát về vấn nạn phong bì với 6.000 người, đã có 73% trong số đó đưa phong bì cho bác sĩ để bác sĩ chữa trị tốt, 15% đưa phong bì theo chính gợi ý của nhân viên y tế, 7% đưa phong bì sau khi điều trị để cảm ơn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng từng thừa nhận: "Chuyện nhận phong bì ở ngành y tế là khó chấp nhận được".
Còn đối với sinh viên ngành y, những bài học y đức lại không được coi trọng như những môn chuyên ngành mà giảng dạy gần như theo cách "vừa dạy vừa rút kinh nghiệm". Ngay giảng viên dạy y đức cũng là giảng viên kiêm nhiệm chứ không phải chuyên sâu trong khi đây là yếu tố căn bản quyết định không những sự nghiệp của người làm nghề y mà còn là sự sống của bao nhiêu người. Đó là chưa nói đến nội dung giảng dạy về y đức chưa đề cập đến vấn đề trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của những người sẽ hành nghề bác sĩ; giữa lý thuyết và thực hành vẫn còn một khoảng cách xa; thời gian thực hành hạn chế, sau khi ra trường, y đức không được bồi dưỡng chú trọng...
Như một học giả khác nhận định về y đức thì đây không phải là môn học ép buộc mà là môn học về đạo đức nghề nghiệp gắn liền với phát triển khoa học kỹ thuật. Học y đức không phải là học những điều cấm kỵ mà là những đồng thuận về giá trị đạo đức. Y đức là đạo đức của tất cả những người làm công tác y tế và y học. Đó là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội. Đạo đức bắt nguồn từ những yêu cầu của sự tồn tại và phát triển xã hội, từ một khách quan của đời sống là điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội để kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Xét trên góc độ đó, thì có thể nói, hiện nay y đức xuống cấp trầm trọng. Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những người đáng kính, nhưng có lẽ nỗ lực, cống hiện của họ không đủ để "hóa giải" những vụ việc thất đức của ngành y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có lần cho rằng, nguyên nhân dẫn đến y đức xuống cấp là do thu nhập của nhân viên y tế còn thấp, không bảo đảm mức sống của họ. Song nhiều ý kiến cho rằng, ý kiến này không thuyết phục, bởi trong số những bác sĩ đã làm cho màu áo trắng của ngành y vấy bẩn, phải nói rằng thu nhập của họ ở mức cao, thậm chí không tưởng tượng nổi. Cho nên chỉ có thể hiểu là không biết tự trọng là nguyên nhân khiến y đức của ngành xuống cấp.
Nguyễn Duy
Từ khoá: hình ảnh ngành y khám bệnh bệnh nhân bảo hiểm bệnh viện bão giáo dục bệnh tật đạo đức khám chữa bệnh trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp
tin tức nghệ sĩ việt nam
0 notes
tintucmoi · 11 years
Link
Hội sách đầu tiên của năm 2013 ở TPHCM đã khép lại với nhiều niềm vui, nhất là khi sách bán chạy. Giữa thời buổi kinh tế khó khăn, đó quả là một tín hiệu lạc quan cho thị trường sách. Tuy nhiên, trong niềm vui lại có một nỗi buồn, nỗi buồn đến từ chính thành công của một gian hàng trong hội sách. Gian hàng bán "sách thời bao cấp" (chỉ mảng sách xuất bản trong những năm 80 của thế kỷ 20).
Bạn đọc già hay trẻ đều mê sách cũ.
Sách dịch cũ ăn khách
Trưa 27-3, chỉ vài giờ sau khi hội sách 2013 khai mạc, bạn đọc Hoàng Kiên, ở quận 11, đứng than trời, anh cho biết có được nghe giới thiệu tại đây có bán bộ truyện Tây Du ký bản in năm 1988 gồm trọn bộ 10 tập, háo hức chờ đến trưa nghỉ làm chạy ra thì sách đã bán từ sáng. Một nhân viên bán hàng bảo: "Mấy cuốn đó vừa khai mạc, người ta đã mua rồi, anh ra giờ này sao kịp". Anh Kiên cho biết, bộ đó tuy không xưa nhất (bản dịch đầu tiên là năm 1959) nhưng được xem là bản dịch hay nhất bộ truyện Tây Du ký từng được xuất bản trong nước. Dịch đầy đủ các tình tiết, thơ văn, có trích dẫn nguyên văn các thành ngữ của Trung Hoa và chuyển tải sang thành ngữ Việt Nam rất sát ý và thú vị. Đặc biệt, các trường đoạn chiến đấu, sự kiện sử dụng lối thơ vịnh cực kỳ hấp dẫn mà sau này không bản dịch nào làm nổi. Ngày còn nhỏ, đọc bộ sách đó anh nhớ mãi những bài thơ vịnh trong đó.
Một loạt đầu sách thời bao cấp khác cũng được bán rất nhanh trong dịp này như Hai mươi năm sau (phần 2 của Ba người lính ngự lâm), Sông Đông êm đềm, Cuộc đời chìm nổi của thuyền trưởng Blood, Tam quốc diễn nghĩa... Cho đến những ngày cuối của hội sách, phần sách ghi danh "bao cấp" hầu như không còn, chỉ còn một số tác phẩm ít nổi tiếng và sách đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Sách dịch "thời bao cấp" không chỉ thành công ở hội sách mà trên các diễn đàn văn hóa đọc còn được xem là một mặt hàng ăn khách, việc trao đổi mua bán rất nhộn nhịp.
Vì sao sách dịch "thời bao cấp" lại được bạn đọc chú ý như vậy? Về mặt giá trị sưu tầm thì sách giai đoạn này không có giá trị nhiều vì chưa đủ xưa, thiếu chất hiếm. Về hình thức thì có thể xem đây là giai đoạn sách in xấu nhất, giấy đen đầy sạn, người đọc phải căng mắt ra mới đọc nổi chữ (trừ một số sách do NXB Cầu Vồng, Liên Xô xuất bản). Điều đáng nói là hầu hết các tác phẩm đều đã được tái bản nhiều lần trong các năm gần đây với chất lượng in ấn, trình bày rất cao. Thế nhưng bạn đọc lại vẫn say mê những bản dịch đen đúa ngày đó mà chả mặn mà gì với các bản dịch khác.
Có thể lấy câu chuyện của bạn đọc có nickname doom trên diễn đàn sachxua.net để trả lời câu hỏi trên: "Tôi ra nhà sách, thấy bày bán tác phẩm Hai mươi năm sau do NXB Văn học xuất bản, bèn mua về với dự định cho con đọc để tiếp xúc với tác phẩm văn học kinh điển. Đến khi đọc lại mới bàng hoàng, chả hiểu bây giờ người ta dịch kiểu gì nữa. Ví dụ như nhân vật D'Artagnan vốn có lối nói chuyện rất tinh quái, đầy hóm hỉnh, thế mà trong bản dịch này đọc cứ như người máy nói chuyện, ý có thể không sai nhưng mà mất hoàn toàn cái chất riêng của nhân vật. Các nhân vật khác cũng thế, có cảm giác người dịch vừa tra tự điển vừa dịch vậy".
Trách nhiệm dịch giả?
Khi nhắc đến những dịch giả ngày đấy, bên cạnh năng lực, cái được bạn đọc ghi nhớ nhất có lẽ là tinh thần trách nhiệm. Thái độ làm việc của họ trở thành tấm gương của giới dịch thuật như dịch giả Nguyễn Hiến Lê dịch Lịch sử văn minh Trung Hoa của sử gia người Mỹ Will Durant. Ông Durant khi đó không biết tiếng Hán, vì thế mà phần thơ ông đều phải dựa vào bản dịch của người khác. Khi Nguyễn Hiến Lê dịch, ông luôn để trước mặt 3 văn bản, bản gốc tác phẩm của Durant, bản dịch bài thơ mà Durant dựa vào để phân tích và bản gốc tiếng Hán của bài thơ đó. Ở những đoạn nghi vấn, ông không sửa trực tiếp mà ghi vào chú thích theo kiểu "Đoạn này tôi ngờ rằng tác giả có sai sót vì bản gốc thế này....". Bạn đọc có thể tự đối chiếu để hiểu hơn.
Không chỉ trách nhiệm khi dịch, các dịch giả còn có trách nhiệm với bản dịch của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi còn sinh thời, dịch giả Cao Xuân Hạo đã không ít lần tự tay mang bản dịch của mình gửi đến các đầu nậu in sách lậu để "họ làm cho đúng" mà không cầu được hưởng bất kỳ lợi ích nào. Bởi vì những người này khi làm sách lậu đã lấy sách cũ để in lại, do sách cũ hay mất trang, rách, mờ nên kết quả là bản in mới cũng thiếu sót theo. Dịch giả Cao Xuân Hạo từng tâm sự: "Đọc bản dịch thiếu trước hụt sau thế, bạn đọc mà trách mình thì mình cũng đành chịu, chỉ sợ họ lại chê bai tác phẩm, nghi ngờ danh tiếng của tác giả thì tội cho văn chương quá".
Trong khi đó, đời sống tốt hơn, nhu cầu hưởng thụ tăng cao, thế nhưng với mảng dịch thuật những năm gần dây người ta lại hay phải nghe đến "thảm họa" dịch ẩu, dịch sai, dịch sót. Rồi những tranh cãi bất tận giữa dịch giả với bạn đọc... tác phẩm dịch xuất sắc trở nên hiếm hoi.
Và đó cũng là nỗi buồn của sách dịch ngày nay, khi mà sách đẹp hơn, lộng lẫy hơn nhưng với những tác phẩm có bản dịch ngày trước, bạn đọc lại chấp nhận đọc sách cũ hơn là sách mới in.
Tường Vy
Từ khoá: bão gia trách nhiệm
0 notes
tinmoionline · 11 years
Text
Phá sới bạc 'khủng': Có bảo kê, làm ngơ?
diễn biến phức tạp tội phạm trách nhiệm chuyên nghiệp bão công an gia
> Trắng đêm vạch kế hoạch đột kích sới bạc
> Phá sới bạc "khủng" bên sông Cà Lồ
TP - "Do lực lượng mỏng, một số địa phương đùn đẩy trách nhiệm ở địa bàn giáp ranh. Thậm chí, không loại trừ có tình trạng chính quyền, một số cán bộ phòng chống tội phạm làm ngơ, bảo kê cho các sới bạc".
Đại tá Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an, trao đổi với Tiền Phong chiều 15-3, nhân vụ đơn vị này vừa phối hợp lực lượng CSCĐ triệt phá sới bạc "khủng" tại địa bàn xã Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội) hôm 14-3.
Ngày càng trắng trợn
Sau một thời gian tạm lắng, việc các sới bạc có quy mô, tổ chức dường như đang hoạt động rầm rộ trở lại. Điển hình là gần đây, Cục CSHS triệt phá 2 sới bạc khủng ở Từ Sơn, Bắc Ninh và Sóc Sơn, Hà Nội. Ông đánh giá thế nào về tình hình tội phạm này?
Tội phạm cờ bạc có thể kể ra 3 dạng: Thứ nhất là đánh bạc công khai tại các lễ hội; thứ hai là sử dụng công nghệ cao đánh bạc như nạn cá độ; và thứ ba là cờ bạc theo kiểu truyền thống, mở sới.
Dạng cờ bạc truyền thống thường có 2 hình thức, đá gà hoặc xóc đĩa. Qua các chuyên án cho thấy, đối tượng tổ chức sới đều là những tay cờ bạc chuyên nghiệp, đi theo là nhiều thành phần hồ lì, tín dụng, bảo vệ... Người vào sới hầu hết cũng là đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp, phải nộp tiền hồ từ 500.000 - 1 triệu đồng.
Để tránh bị phát hiện, vây bắt, chủ sới liên tục thay đổi địa điểm, chủ yếu ở những địa bàn hiểm trở, giáp ranh, hoặc trên sông nước... Bản thân các con bạc cũng không biết trước địa điểm mở sới. Họ tập trung tại một địa điểm rồi sau đó mới được người của sới vận chuyển bằng ô tô, xe ôm... vào sới.
Theo tôi, loại tội phạm cờ bạc chuyên nghiệp vẫn diễn biến phức tạp, tập trung đông đối tượng tham gia. Gần đây, nhiều sới bạc không còn hoạt động bí mật nữa, mà gần như công khai, ảnh hưởng ANTT ở địa phương.
Dẫn giải các con bạc về nơi tạm giữ.
Không loại trừ có bảo kê
Hoạt động công khai, trắng trợn, vậy tại sao 2 sới bạc khủng trên chỉ bị triệt phá khi Bộ Công an vào cuộc? Các cấp chính quyền, công an cơ sở chẳng nhẽ không hay biết?
Theo tôi, các cơ quan chức năng ở cơ sở cũng phát hiện dấu hiệu của các sới bạc, song có thể họ không đủ lực lượng để tổ chức vây bắt, hoặc không đủ điều kiện để vây bắt... Tôi ví dụ đã từng xảy ra nhiều vụ, khi bị công an đột kích, có con bạc hoảng loạn lao xuống sông, hoặc nhảy từ tầng cao xuống đất, bị thương vong. Đó là điều rất đáng tiếc và nhiều khi nằm ngoài dự liệu của lực lượng đánh án. Hoặc cũng có nhiều vụ đối tượng chống trả quyết liệt người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng có sự bảo kê, làm ngơ của một số cán bộ chính quyền và cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương. Hoặc một số địa phương đùn đẩy trách nhiệm ở những địa bàn giáp ranh. Cũng có nơi thiếu trách nhiệm, chưa quan tâm đấu tranh tội phạm loại này...
Ông có thể nói rõ hơn về việc một số địa phương không coi trọng đấu tranh triệt xóa nạn cờ bạc?
Tôi ví dụ, có nơi coi cờ bạc chỉ như một tệ nạn, thắng thua ai chơi người đó chịu. Nhưng, tệ nạn này gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến ANTT. Nhiều gia đình tán gia bại sản, nợ nần chồng chất cũng vì cờ bạc. Cũng từ cờ bạc, xã hội hình thành đội quân bảo kê, đâm thuê chém mướn, siết nợ, tín dụng đen... Qua phân loại, non nửa đối tượng tại 2 sới bạc trên đều có tiền án, tiền sự. Như vậy, phải xem cờ bạc đem lại hậu quả rất nặng nề và phải quyết tâm triệt phá.
Kiểu gì cũng phá được
Nhưng, như ông nói ở trên, các sới bạc lớn thường được đối tượng chuyên nghiệp tổ chức ở những địa bàn hiểm trở, việc triệt phá không đơn giản.
Tôi khẳng định, sới bạc dù tinh vi đến mấy lực lượng công an cũng triệt phá được hết. Quan trọng là công tác trinh sát, nắm tình hình phải thật kỹ lưỡng, lên danh sách các đối tượng tổ chức và quy luật hoạt động của sới, huy động đủ lực lượng vây bắt và có phương án hợp lý. Tôi ví dụ, trước đây Bộ Công an còn triệt phá thành công sới bạc tổ chức trên tàu ở phao số 0 ngoài biển...
Về phương hướng đấu tranh sắp tới, theo tôi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ từ Bộ Công an và các địa phương, địa phương cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa. Các đối tượng cầm đầu, có dấu hiệu tổ chức sới cần được quản lý chặt chẽ, các con bạc chưa đến mức xử lý hình sự phải đưa ra kiểm điểm trước dân để răn đe...
Cám ơn ông!
Công Minh - Lê Dương
trách nhiệm bão chuyên nghiệp gia tội phạm diễn biến phức tạp công an
0 notes
tinmoionline · 11 years
Text
Phó chủ nhiệm UBKT Quốc hội: "Hiệp hội mía đường đã làm được những gì?"
nâng cao chất lượng kinh tế thị trường nguyễn đức kiên gia người nông dân doanh nghiệp nền kinh tế nhà nước kinh doanh lợi nhuận nông dân trách nhiệm bảo vệ quyền lợi kinh tế thị trường
Theo Phó chủ nhiệm UBKTQH Nguyễn Đức Kiên, Hiệp hội và các doanh nghiệp mía đường đang kêu than nhiều quá, trong khi họ chưa làm được gì nhiều cho cây mía và người nông dân.
Mới đây CafeF có đăng tải một bài phỏng vấn ông Nguyễn Hải - PCT Hiệp hội mía đường về tình trạng tồn kho cao chưa từng có của ngành đường. Ông Hải cho rằng chính sách dành cho cây mía quá ít ỏi, tuy mía là cây thời vụ nhưng lại không có cơ chế tạm trữ để bình ổn giá, khiến cho tình trạng mía tồn đọng trên đồng diễn ra năm này qua năm khác. Ông Hải cũng cho rằng 400.000 tấn đường nhập lậu mỗi năm chính là nguyên nhân khiến đường nội lao đao, doanh nghiệp khốn khó.
Sau bài này, chúng tôi cũng nhận được nhiều chia sẻ của các độc giả, trong đó có không ít những ý kiến cho rằng lỗi của các doanh nghiệp đường cũng không hề nhỏ, như tồn tại lợi ích nhóm trong ngành đường, hay hiện tượng găm hàng  làm giá trong một thời gian dài . Chúng tôi sẽ lần lượt đăng tải đến độc giả.
Chia sẻ với chúng tôi, Phó chủ nhiệm UBKT Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, người nông dân trồng mía là thiệt thòi và đáng cảm thông nhất. Nhưng Hiệp hội mía đường thì  "không thông cảm được".
Không thể bắt nhà nước dàn hàng ngang ra biên giới chống đường lậu
"Hàng hóa sẽ từ nơi có giá thành thấp chảy đến nơi có giá thành cao. Nó sẽ tạo thành 1 sự liên thông trong thị trường  trong  nước, rồi đến liên thông trong khối. Quy luật đấy không tránh được. Nếu đã gọi nó là quy luật của nền kinh tế thị trường thì bản thân hiệp hội mía đường đã làm gì để cho nó phù hợp với quy luật ấy? Hay là chúng ta tiếp tục đề nghị hải quan, biên phòng, quản lý thị trường dàn hàng ngang ra ở biên giới để ngăn cấm đường nhập lậu?
Chúng ta quên mất 1 điều quy luật về giá trị là khi giá trị lợi nhuận của 1 kg đường từ biên giới Campuchia vào VN, nếu 1 kg đường người ta bỏ tiền ra 10.000 đồng, bán được 12.000 đồng thì lãi 20% . Thế thì so với sản xuất ở trong nước có cái nào lợi nhuận được như thế không. Đây là bài toán lợi nhuận của sản xuất kinh doanh nó quyết định hoạt động của sản xuất kinh doanh.
Vậy phải hỏi sao giá đường trong nước của chúng ta cao hơn nước ngoài, để chúng ta bị thẩm lậu, chảy ngược vào? Bản thân Hiệp hội mía đường thừa biết trong dây chuyền để tạo thành chuỗi giá trị để tạo thành 1 sản phẩm 1 kg mía đường thì khâu nào là khâu cần cải tiến để giá đường có sức cạnh tranh, sao không làm?"
Hiệp hội doanh nghiệp đường đã làm được những gì?
"Vấn đề ở đây doanh nghiệp đã gắn trách nhiệm của mình với người nông dân để đưa giống mía mới vào chưa? Có quy trình sản xuất mía phù hợp và có thời điểm thu mua mía rải ra trong một giới hạn có thể để đảm bảo chữ đường không mất đi không, không bị giảm khi nông dân thu hoạch không? Và còn trách nhiệm của cơ quan quản lý là thực hiện ở những cánh đồng lớn trồng mía, để cơ giới hóa, để giảm chi phí nhân công như thế nào?.
Bây giờ Nhà nước điều hành thông qua chính sách thuế. Chúng ta nhìn lại xem nhà nước thu gì nhiều của người nông dân trồng mía không? Còn Hiệp hội mía đường đã làm gì để nâng cao chất lượng mía đường? Hiệp hội, các DN đã đầu tư, ứng dụng  khoa học công nghệ như thế nào, nghiên cứu ra sao?
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đứng ra vay tiền của các tổ chức tín dụng để đưa cho người mua giống mía tốt, mua phân tốt, khuyến khích áp dụng quy trình mới cho người nông dân và nhà nước chấp nhận cái chi phí đấy, cái lãi vay đấy được tính vào giá thành của 1 kg đường, nhà nước có ngăn cấm đâu? Tại sao Hiệp hội không làm để tạo thành chuỗi sản phẩm liên kết, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh?
Bối cảnh kinh tế khó khăn này đòi hỏi từng doanh nghiệp, từng hiệp hội phải nâng cao trách nhiệm của mình đối với xã hội hơn nữa, nâng cao trách nhiệm với đất nước hơn nữa; Bây giờ chúng ta vẫn còn quen nếp cơ chế  kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hơi khó một tý lại yêu cầu nhà nước phải thế này phải thế kia. 
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của nhà nước rất hạn chế, quy luật của thị trường chi phối tất cả. Nhà nước chỉ tạo ra môi trường để cho các thành phần và nhà nước sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhóm số đông, và yếu thế. Chứ Nhà nước không thể đi can thiệp vào từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được".
Thanh Uyên
Theo TTVN
thị trường nâng cao chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp gia nông dân kinh doanh nền kinh tế nguyễn đức kiên người nông dân kinh tế bảo vệ quyền lợi trách nhiệm kinh tế thị trường nhà nước
0 notes