Tumgik
#vefvn
bbaycon · 7 months
Text
Okay but Neuvillette’s voiceline about the archon its dvdrgqdfbrtnygdndtfsnssfgnbgfqsgbfhbfwwbgcg wc
Tumblr media
169 notes · View notes
tintuc6293 · 11 years
Link
ự thay đổi này buộc người ta phải định nghĩa lại hình ảnh ngoại ô. "Ngoại ô vẫn thường biết đến là miền đất của cơ hội- môi trường giáo dục chất lượng hơn, nhà cửa khang trang hơn và điều kiện công việc tốt hơn. Thế nhưng giờ đây những giá trị mà chúng ta vẫn tin tưởng đã khác nhiều", ông Scott Allard, trợ giảng tại trường đại học Chicago cho biết.
Viện Brooking Institution đã công bố báo cáo nghiên cứu gây nhiều chú ý. Theo đó, số lượng cư dân nghèo ở ngoại ô sống của Mỹ tăng gần 64% trong giai đoạn 2000-2011 lên mức 16,4 triệu người. Mức tăng này gấp đôi so với tại thành phố.
Cũng theo báo cáo, gần 60% người nghèo tại thành phố Cleveland, từng một thời tập trung tại các khu vực thành thị thì giờ đây lại tìm tới các vùng ngoại ô để làm ăn, sinh sống, tăng từ mức 40% vào năm 2000.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, trong vài năm qua, tỷ lệ nghèo đói tại khu vực ngoại ô đã gia tăng cùng với sự gia tăng dân số. Nhưng con số hơn 60% quả thực vượt quá sức tưởng tượng. Điều này đã làm thay đổi hình ảnh ngoại ô là miền đất của tầng lớp trung lưu- nơi từng một thời hấp dẫn người nhập cư và những gia đình khá giả từ thành phố tới sinh sống, đồng thời cũng trở thành nỗi lo cho các cấp chính quyền trong việc nâng cấp hệ thống an sinh xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân tại khu vực.
Lý giải nguyên nhân cho thực trạng này, các nhà nghiên cứu tại viện Brookings Institution cho rằng, vì giờ đây nhiều người Mỹ sống hơn sống ở ngoại ô nên số lượng người nghèo tại khu vực cũng do đó mà gia tăng. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế. Khủng hoảng tài chính và suy thoái trong thời gian qua đã ảnh hưởng dữ dội đến đời sống ngoại ô như tình trạng thất nghiệp gia tăng đột biến, kéo theo đó là nghèo đói.
Không những thế, việc chấm dứt sự bùng nổ của thị trường nhà ở mới đây đã trở thành nguyên nhân đã kéo nhiều người nhập cư và dân thành phố tới ngoại ô sinh sống.
Như vậy, thất nghiệp, kinh tế khó khăn và chính sách thắt chặt chi tiêu công là những nguyên nhân chính đẩy người dân Mỹ từ bỏ thành phố để về ngoại ô sinh sống. Thực tế, đã có rất nhiều người Mỹ đang di chuyển về các khu vực ngoại ô do gặp phải khó khăn về tài chính. Tara Simons là một trong số đó. Bà mẹ đơn thân này đã cùng con gái chuyển tới West Hartford với hi vọng có một cuộc sống dễ thở hơn sau khi phải vật lộn với quá nhiều nỗi lo cơm áo ở thành thị vì thất nghiệp, công việc bấp bênh trong thời buổi suy thoái kinh tế.
Theo báo cáo vừa được Cục Thống kê dân số Mỹ công bố vào ngày (14/11/2013), với công cụ thống kê mới, số lượng dân nghèo của Mỹ đã vọt lên mức 49,7 triệu người (chiếm đến hơn 16% tổng số dân)- một con số khiến thế giới phải giật mình về thực trạng nghèo đòi tại cường quốc số 1 thế giới.
Từ khoá: suy thoái kinh tế gia khủng hoảng tài chính kinh tế nghiên cứu gia tăng bão
0 notes
tinmoionline · 11 years
Text
Trẻ thành phố: Du xuân để hiểu đời
người dân du lịch gia văn hoá kế hoạch tình nguyện
(VEF.VN) - Cuối năm, nhiều người trẻ không chỉ bận rộn với những kế hoạch tết cho riêng mình, mà còn mải mê với các hoạt động tình nguyện, sẻ chia niềm vui xuân mới với cộng đồng.
Xuân thiện nguyện
Nguyễn Thị Hà - thành viên câu lạc bộ Tình nguyện Nam Định Online (trực thuộc diễn đàn namdinhonline.net) - chia sẻ: "Trong khi gia đình mình sum vầy bên mâm cỗ tết, thì nhiều em nhỏ nhà nghèo chẳng có nổi một manh áo mới, nhiều bệnh nhân phải lặng lẽ đón tết trên giường bệnh. Trong khi bản thân mình diện đồ đẹp, đi chơi cùng bạn bè, thì nhiều người già vẫn lang thang trên phố bán hàng, tranh thủ ngày tết để kiếm cơm...
Ở quê hương chính mình vẫn còn nhiều bà con cũng đang chật vật lo tết... Nghĩ thế nên mình muốn đóng góp được điều gì đó bằng cách tham gia tình nguyện trên chính quê hương".
"Cả nhóm đã quyên góp quần áo và tiền để mua thêm sữa, mỳ tôm... chia thành từng túi quà nhỏ để dịp nghỉ tết Dương lịch tặng cho những em nhỏ lang thang ở khu vực trung tâm thành phố Nam Định. Sau đó, nhóm dự định sẽ vào chùa để chúc tết các sư thầy và cùng các phật tử tụng kinh, cầu cho chúng sinh một năm mới an lành", Hà nói thêm.
Nhóm bạn Đỗ Hải Đức (sinh viên năm 2, Đại học Thủy lợi Hà Nội) sau chuyến phượt hồi tháng 10 lên Mèo Vạc, Hà Giang đã lên kế hoạch cho một chuyến đi trở lại đây vào dịp tết. "Sau chuyến đi đó, chứng kiến và hiểu phần nào khó khăn chật vật trong cuộc sống bà con nơi đây, khi trở về Hà Nội, bọn mình đã kêu gọi bạn bè, người thân ủng hộ quần áo... Nhóm đã chọn dịp nghỉ lễ Dương lịch để có thể mang quần áo lên sớm, mong muốn người dân nơi đây có một cái tết ấm áp hơn" - Đức cho biết.
Theo Đức, không đơn giản là cho đi, tết tình nguyện sẽ giúp những người trẻ bọn mình biết san sẻ với những khó khăn của người dân vùng cao. Đây là cơ hội để từ đó, mỗi người sẽ biết trân trọng những gì mình đang có.
Thưởng tết biên giới
Bùi Minh Trang (Vàng Danh, Uông Bí, Quảng Ninh), một thành viên của diễn đàn phuot.com, chọn chuyến đi tới cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), tham gia lễ hội mừng năm mới gầu tào, say sán ở Bắc Hà, Si Ma Cai, Sa Pa, Ý Tý (Lào Cai) và chinh phục mốc cực tây Tổ quốc A Pa Chải (Điện Biên) trong dịp năm mới 2013. Trang chia sẻ: "Biết ý định du lịch vào đúng dịp tết của con gái, bố mẹ mình phản đối ghê lắm vì các cụ quan niệm tết là thời gian cả nhà sum vầy. Nhưng với mình, tuổi trẻ là phải đi và khám phá.
Mình thích trong những ngày này, khám phá những nền văn hóa của tất cả những vùng miền trên khắp đất nước. Mỗi tỉnh thành, làng quê đều có cái hay, nét văn hóa riêng của nó, không khí của những phiên chợ cuối năm với sự hối hả, ồn ào không phải chỗ nào cũng giống nhau, chỉ có đi phượt mới cảm nhận được. Những khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa, nét văn hóa đặc sắc khắp vùng miền trong những ngày tết chắc hẳn không phải dễ mà có cơ hội cảm nhận".
Với nhóm của Phạm Thanh Hải (sinh viên năm cuối Học viện Hậu cần) dù đi đâu hay làm gì, ở đâu trong những ngày tết thì vẫn luôn luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về những gì thuộc về truyền thống trong những ngày tết cổ truyền. Vì vậy, năm nay các thành viên trong nhóm đã lên kế hoạch đổi gió.
"Tết này bọn mình dự định tổ chức đi du lịch lên Hòa Bình, thưởng thức rượu cần dân tộc Mường, món đặc sản của các tộc người ở đây. Mình muốn trải nghiệm cùng người dân tộc ăn và sống như thế nào, họ có khác người miền xuôi không?", Hải cho biết.
Không chỉ dừng lại ở những cung đường trong nước nhiều bạn trẻ bắt đầu tìm kiếm những hành trình mới lạ "xuyên biên giới". Tranh thủ các đợt bán vé rẻ của các hãng hàng không, nhiều bạn đã lên kế hoạch đón tết ở Thái Lan, Ấn Độ, Ai Cập...
Lê Mai Hạnh (ngõ 29 Võng Thị, Thụy Khuê, Ba Đình) hào hứng nói về kế hoạch cho kỳ nghỉ tết: "Cô bạn thân của mình dự định ra Giêng sẽ làm đám cưới nên nhóm quyết định cùng cô nàng làm một chuyến du lịch Thái Lan chia tay đời độc thân. Để tiết kiệm chi phí cho chuyến đi, bọn mình đã "săn" vé máy bay giảm giá từ giữa năm".
Vừa trải qua chuyến phượt Trung Quốc 10 ngày, Vũ Lan Dung (đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) đã tất bật chuẩn bị cho chuyến du xuân sắp tới. Lan Dung chia sẻ: "Với điều kiện xuất nhập cảnh và giao thông thuận lợi, thậm chí có thể đưa xe máy từ Việt Nam qua Lào, Campuchia nên mình rủ thêm các bạn chung lớp đại học khám phá và chinh phục hai đất nước láng giềng trong dịp nghỉ tết".
văn hoá người dân gia kế hoạch du lịch tình nguyện
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Giá tính thuế ôtô cao hơn giá bán 20.000 USD
Giá tính thuế ôtô cao hơn giá bán 20.000 USD
Theo phản ánh của Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu mới đây, qua thu thập thông tin để xác định giá tính thuế xe ô tô du lịch nhập khẩu, cơ quan này đã phát hiện có sự chênh lệch rất lớn giữa giá thị trường và giá tính thuế tối thiểu hiện nay.
Thông tin giá bán của các loại xe giống hệt, tương tự so với giá chào bán trên các trang mạng internet chưa trừ chi phí đàm phán và thuế tại nước xuất khẩu. Các mức giá này lại thấp hơn rất nhiều so với mức giá tối thiểu để kiểm soát tính thuế mà Tổng Cục Hải quan vừa mới ban hành công văn sửa đổi hôm 10/10/2012.
Theo Quyết định 1102 của Bộ Tài chính ban hành năm 2008, giá trị tính thuế cho xe nhập khẩu phải trừ đi chi phí đàm phán và thuế tại nước xuất khẩu. Như vậy, sau khi trừ hai khoản này thì mức giá bán xe còn thấp hơn nữa so với giá kiểm soát rủi ro trên.
Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu dẫn chứng, một chiếc xe Lexus RX 450h sản xuất năm 2010 có giá invoice chào bán trên trang web Autos.com và một số trang mạng khác có giá là 42.685 USD/chiếc. Xe sản xuất năm 2012 có giá 42.913 USD/chiếc. Tuy nhiên, mức giá kiểm tra được Tổng cục Hải quan ban hành ở công văn 5486, áp dụng từ 10/10 vừa qua của xe Lexus RX 450h đời 2009 lại có cao hơn, là 52.500 USD/chiếc, dòng 552. Mức chênh lệch là khoảng trên 9.000 USD.
Giá thị trường của xe Lexus GX 460 thấp hơn nhiều so với giá tính thuế tối thiểu (ảnh: theo rongbay)
Tương tự, xe Lexus GX460 năm 2010 được các trang mạng trên chào bán với giá chỉ từ 42.252 đến 50.519 USD/chiếc. Mẫu xe này sản xuất năm 2011 cũng được chào giá từ 47.209 đến 51.477 USD/chiếc, xe sản xuất năm 2012 có giá từ 48.984 đến 53.396 USD/chiếc.
Tất cả các mức giá này đều thấp hơn từ 9.000- 22.000 USD so với giá tính thuế tối thiểu của hải quan là 65.000 USD cho mẫu xe trên, sản xuất năm 2009, dòng 550.
Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu đã kiến nghị Tổng Cục Hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu cần sớm có ý kiến hướng dẫn thêm để tránh việc khiếu kiện sau này.
Theo danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành có hiệu lực từ 18/10/2012, giá tính thuế ô tô đã tăng tối thiểu 1.000 USD, tối đa tới 19.500 USD. Trong đó, tăng mạnh nhất là ở các dòng xe sang như Audi, Lexus, BMW...
Đối với dòng Lexus, xe GX 460 tăng 22.000 USD/chiếc, lên mức giá tính thuế mới là 65.000 USD, Lexus RX 350 tăng 9.500 USD, có giá tính thuế mới là 41.000 USD/chiếc, phiên bản qua sử dụng của mẫu này cũng tăng mạnh tới 10.000 USD, lên 40.000 USD/chiếc. Mẫu xe Lexus ES350 đời 2010 mới 100% có giá tính thuế mới tăng thêm 0.000 USD, lên 41.000 USD/chiếc.
Theo quy định của hải quan, các loại hàng hóa thuộc diện kiểm soát như ô tô, nếu có giá khai báo cao hơn giá trị tính thuế tối thiểu thì mức thuế nhập khẩu sẽ được tính theo bảng giá tối thiểu của hải quan. Đây là một trong nhiều biện pháp để cơ quan Nhà nước phòng tránh hiện tượng gian lận trong khai báo giá trị xe, gây thất thoát thuế.
Source: vef.vn/2012-11-21-gia-tinh-thue-oto-cao-hon-gia-ban-20-000-usd
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Ngân hàng không dám mạnh tay đòi nợ
Ngân hàng không dám mạnh tay đòi nợ
Một trong các lý do để lãnh đạo ngành ngân hàng khá tự tin khi xử lý nợ xấu là tài sản đảm bảo (TSĐB). Tuy nhiên, đi sâu vào việc xử lý nợ trong thời buổi khó khăn này mới thấy sự cam go của công tác xử lý TSĐB để thu nợ. Bán không dễ Lâu nay, mọi người vẫn thường hình dung là đã đem tài sản đi thế chấp, cầm cố để đảm bảo khoản vay tại NH thì khi phát sinh nợ xấu NH sẽ xử lý bằng cách bán các tài sản này để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, để bán được TSĐB không phải là một sớm một chiều. Chị Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, một chuyên gia có gần 30 năm xử lý nợ, cho biết: "Một cuộc xử lý nợ thường không thể ngắn ngủi mà là một quá trình pháp lý không lâu, nhưng cũng không nhanh và tiềm ẩn rủi ro phát sinh lúc nào cũng có thể có". Theo chị Hoa, công cuộc xử lý TSĐB bắt đầu từ việc NH khởi kiện khách hàng ra tòa. Rồi sau đó sẽ là chờ Tòa tuyên án, rồi còn kháng cáo, phúc thẩm... rồi thi hành án thì lúc đó NH mới có thể thu được tiền về. Quá trình này nhanh thì cũng cả tháng, mà lâu thì có thể đến vài năm. Chính vì thế, các nhân viên tín dụng, xử lý nợ thường có xu hướng là "thúc" khách hàng của mình tự thương lượng, tìm khách chuyển nhượng TSĐB để trả nợ cho ngân hàng chứ còn "chờ được đến lúc thi hành án xong thì cũng oải rồi". Nhiều ngân hàng hiện nay đã thành lập Công ty AMC trực thuộc để tiến hành xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, tiến trình, quy trình nghiệp vụ để một món nợ xấu được chuyển lên AMC cũng là cả một quá trình. Bản chất ngân hàng đã có các hành vi "giấu" nợ xấu. Tuy nhiên, trong một ngân hàng, các chi nhánh cũng có thể có những hành vi tương tự vì nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến uy tín, lợi nhuận của chi nhánh.
Chính vì thế, nhiều khi lãnh đạo chi nhánh sẽ có các hành động "trợ giúp" khách hàng, tự cho nhân viên đi đòi nợ trước và chần chừ chuyển sang AMC. Điều này cũng góp phần làm cho quá trình xử lý nợ bị chậm lại. Tuy nhiên, theo giám đốc chi nhánh của một ngân hàng thì vấn đề đạo đức cũng là một bài toán băn khoăn của lãnh đạo chi nhánh: "Xử lý nợ ngay thì chẳng khác nào giết chết ngay lập tức khách hàng của mình, còn để lại với tình hình này thì không ai dám dự đoán là chiều hướng sẽ tốt lên hay xấu đi". Cũng theo chị Hoa, trong quá trình xử lý nợ xấu thì để càng dài sẽ phát sinh càng nhiều rủi ro. Trong đó, nhiều rủi ro về mặt đạo đức, xã hội như việc khách hàng vay vốn ngân hàng, rồi còn vay ngoài, khi các sức ép đồng loạt nên khiến người ta quẫn trí tự tử, hoặc đột quỵ qua đời thì các khâu phía sau còn rắc rối nữa. Cam go mặt trận pháp lý Các khách hàng vay vốn thường có tài sản đảm bảo. Và các ngân hàng cũng thường ký các hợp đồng đảm bảo với khách hàng như hợp đồng thế chấp, cầm cố... Vì vậy, khi ra tòa, các khách hàng thường thua trắng trước ngân hàng và bị xử lý TSĐB. Tuy nhiên, con đường này không phải là "toàn hoa hồng" cho phía ngân hàng. Mới đây, tại tỉnh Quảng Ngãi, tòa án tỉnh này đã xử thua một ngân hàng vì hợp đồng đảm bảo không được soạn thảo đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật. Theo một chuyên gia, "lực lượng pháp chế của nhiều ngân hàng, thậm chí ngân hàng rất lớn cũng không thực sự mạnh. Các hợp đồng, nhất là loại hợp đồng cầm cố, thế chấp được soạn thảo nhưng yếu về mặt pháp luật, trong đó, quan trọng nhất là việc phân định loại hình đảm bảo (cầm cố, thế chấp...)... nên rất dễ bị các luật sự giỏi bóc tách sự không hợp lý, hợp pháp". Còn theo lãnh đạo Phòng Pháp chế của một ngân hàng thì khi soạn thảo các mẫu hợp đồng này họ đều xin tham khảo ý kiến của nhiều nguồn nên tính pháp lý đảm bảo. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận là các hợp đồng hội sở cung cấp là mẫu, còn các chi nhánh sẽ tùy từng trường hợp để hoàn thiện các thông tin. Trong đó, sơ hở nhất có thể là các điều khoản liên quan đến TSĐB vì vấn đề này tương đối rắc rối. "TSĐB càng này càng đa dạng như bất động sản thì có thể là bất động sản đã hình thành, hoặc hình thành trong tương lai, rồi còn nhiều cái khác như quyền tài sản, quyền đòi nợ.... nên khi soạn thảo văn bản, chuyên viên hỗ trợ có thể không cẩn trọng trong việc hành văn dẫn đến những rủi ro pháp lý có thể tiềm ẩn". Một thời gian dài, các ngân hàng đua nhau thành lập, đua nhau mở rộng hệ thống hoạt động, trải rất dài. Quy mô kinh doanh, doanh số cho vay, cấp bảo lãnh... đều tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, có vẻ, mải say kinh doanh nên các công tác thuộc bộ phận không trực tiếp kinh doanh như công tác pháp chế. Và bây giờ, khi các sự việc tranh chấp với khách hàng xảy ra về mặt pháp luật thì bộ phận pháp chế lại càng bộc lộ rõ sự yếu kém khi khả năng định hướng xử lý vụ việc khá yếu. Thời "bình", khi làm ăn thuận lợi suôn sẻ, các ngân hàng rất chú trọng phát triển kinh doanh, thậm chí, các hành động "lách" cũng được bật đèn xanh để đảm bảo lợi nhuận. Nhưng khi kinh tế khó khăn, bộc lộ ra nhiều vấn đề, nhiều ngân hàng mới nhìn lại thì thấy quá nhiều vấn đề về pháp lý. Lúc này, họ mới lục tục bổ sung nguồn lực cho lực lượng này. Hy vọng, việc bổ sung này không quá muộn cho công cuộc xử lý nợ xấu. Nhìn chung, công cuộc pháp lý đã khó khăn như vậy. Nhưng khi động trực tiếp vào từng loại TSĐB thì mức độ khó khăn lại còn tăng gấp bội...
Source: vef.vn/2012-11-19-ngan-hang-khong-dam-manh-tay-doi-no
0 notes