Tumgik
#xe bãi
canhomanhattan · 27 days
Text
Bãi giữ xe máy 24/24 Hà Nội
Tumblr media
Nhu cầu gửi xe máy 24/24 tại Hà Nội ngày càng tăng do sự phát triển của thành phố và nhịp sống hối hả. Việc tìm kiếm bãi giữ xe an toàn và tiện lợi trở nên vô cùng quan trọng đối với nhiều người dân và du khách.
Dưới đây là danh sách 9 bãi giữ xe máy 24/24 Hà Nội uy tín và an toàn cho người có nhu cầu giữ xe máy 24/24.
Bãi giữ xe ga Hà Nội
Địa chỉ: Ga Hà Nội, đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm.
Thông tin liên hệ: 0975.870.699
Bãi giữ xe Đại học Bách Khoa
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng.
Thông tin liên hệ: 0243.868.1423
Bãi giữ xe Chùa Láng
Địa chỉ: Phố Chùa Láng, quận Đống Đa.
Thông tin liên hệ: 0983.567.890
Bãi giữ xe Vincom Bà Triệu
Địa chỉ: 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng.
Thông tin liên hệ: 0243.974.6258
Bãi giữ xe Trần Hưng Đạo
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.
Thông tin liên hệ: 0243.926.0666
Bãi giữ xe Lotte Center
Địa chỉ: 54 Liễu Giai, quận Ba Đình.
Thông tin liên hệ: 0243.719.8888
Bãi giữ xe Times City
Địa chỉ: 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng.
Thông tin liên hệ: 0243.627.8822
Bãi giữ xe Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Địa chỉ: Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm.
Thông tin liên hệ: 0243.791.9911
Bãi giữ xe Keangnam Landmark
Địa chỉ: Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm.
Thông tin liên hệ: 0243.556.9999
1 note · View note
baigiuxe189hoabinh · 10 months
Text
Tumblr media
Bảng giá giữ xe 189 Hoà Bình, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú Hotline: 0908206699 - 0938333388 +Xe 4-7 chỗ giá 1tr8/tháng +Xe 16 chỗ 1tr5/tháng +Gửi ngày: -6h sáng - 6h tối: 50k -6h tối - sáng: 100k -Dưới 3 tiếng: 30k +Không gian thoáng đãng, rộng rãi và sức chứa hơn 250 xe ô tô. +Có 2 chiều ra vô không bị ách tắc giờ cao điểm. +Giá cả rõ ràng công khai minh bạch theo giờ, tháng, năm. +Có hệ thống kiểm soát xe ra vào thông minh và camera giám sát 24/24. +Bảo vệ túc trực 24/7 phục vụ quý khách hàng. +Môi trường xung quanh sạch sẽ, được vệ sinh liên tục và không ồn ào. +Có trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy. +Luôn có trách nhiệm cao trông coi, quản lý xe của khách hàng. +Nhân viên phục vụ nhiệt tình, chu đáo. +Cam kết hỗ trợ khách hàng khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.
Mời quý khách qua tham quan bảo đảm sẽ hài lòng với chất lượng phục vụ và dịch vụ bãi giữ xe an ninh ạ Đặc biệt bãi giữ xe hiện đại có mái che an toàn, nhà xe an ninh, hệ thống phòng cháy đầy đủ . Rất mong được quý anh/ chị ủng hộ ạ .
1 note · View note
baominhland · 2 years
Text
Hà Nội sắp thanh tra hàng loạt khu đô thị về vấn đề thiếu bãi đỗ xe, trường học
Việc thiếu hạ tầng như trường học, bãi đỗ xe… tại nhiều khu đô thị ở Hà Nội là vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm thời gian qua. Dự án đang mở bán: Vinhomes Móng Cái Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2023 của Thanh tra Sở Xây dựng. Theo kế hoạch, hoạt động thanh tra của Sở Xây dựng bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường thanh tra công tác quản lý…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
nhatnamxenang · 2 years
Link
0 notes
goldtekvn · 2 years
Text
Phần Mềm Quản Lý Bãi Xe Chỉ 5TR
Phần Mềm Quản Lý Bãi Xe Chỉ 5TR
Phần mềm giữ xe GT-AI Parking (tính năng ưu việt so với các sản phẩm hiện có mặt trên thị trường, giao diện thân thiện, dễ sử dụng kể cả với người không thành thạo máy tính, hướng dẫn sử dụng trong 15 phút…) ✓ Thao tác cực nhanh (1-2s mỗi lần vào/ra) ✓ chụp hình bản số và khuôn mặt hình ảnh rõ nét ✓ lưu ảnh cả vào lẫn ra cho công tác hậu kiểm. ✓ cho phép quản lí tất cả các…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
flirt-flop · 4 months
Text
Tối nay ba thích ăn bánh mỳ chấm sữa, và tôi gần như chạy khắp Đà Lạt để tìm mua bánh mỳ cho ông.
Ở thành phố này, ban ngày mua hai ổ bánh mỳ không hết sức đơn giản. Nhưng khi đêm xuống, đường phố nhộn nhịp, hàng quán giăng đèn hay những bảng hiệu rực rỡ màu sắc dường như chỉ để gọi mời và phục vụ du khách. Những tiệm bánh lớn chỉ bán bánh ngọt, cookies, pizza hay những loại bánh có tên rất Tây; lò bánh mỳ đóng cửa; các gánh hàng rong để dành bánh mỳ để bán kèm xíu mại… Thật tệ!
Tệ hơn nữa là nếu ai hỏi tôi về cái pub nào đó, một cái hidden bar hay thậm chí một quán nhậu đêm, tôi có thể recommend được. Vậy mà khi nãy trong đầu tôi không có hai, ba địa điểm kiểu có-sẵn-như-vậy để mua bánh mỳ không.
Khi nãy tôi chạy xe vòng vèo qua những con đường như dải lụa ở Đà Lạt, len lỏi mỗi con hẻm nhỏ, hỏi từng hàng bánh mỳ ven đường, để mua được hai ổ bánh mỳ không. Tôi chạy ngang qua cái quán nhỏ, ngày trước ba vẫn hay mua bánh ngọt cho tôi, loại có nhiều dừa chen chúc nhau trên mặt bánh. Tôi đi qua một tiệm bán sữa đậu nành mà khi còn nhỏ, ba đã chở tôi ghé vào đó. Tôi qua những bến bãi ngày xưa ông từng chạy xe ôm, tôi nhớ hồi học lớp 6, khi ở trên xe của trường, tôi vẫn hay thấy ba ngồi đó, đội chiếc nón đó, trên chiếc City đỏ để chờ khách. Tôi nhớ ngôi trường cấp 2, 3 của mình, ngôi trường đã từng “danh giá”, nơi dành cho những học sinh có điểm thi cao ngất ngưỡng, niềm tự hào của ba khi nói về chuyện học tập của anh em tôi, đổi lại bằng những vất vả, nhọc nhằn, hy sinh của cả đời ông.
Hôm nay tôi chạy qua những con đường ngoằn ngoèo như dải lụa, bồng bềnh qua cả những kỷ niệm ngỡ đã bị che phủ bởi lớp bụi thời gian, để mua cho được hai ổ bánh mỳ không cho ba. Vì ba thích ăn bánh mỳ chấm sữa. Tôi đã từng không thắc mắc vì sao cha mẹ lúc nào cũng yêu thương con cái, tôi cho rằng điều đó là mặc định, là tình yêu thương vô điều kiện và bất vụ lợi. Rồi hôm nay tôi nhận ra, ngoài yêu thương hiển nhiên và bất biến đó, cảm giác mang lại được điều gì cho những người mình yêu thương, dù nhỏ nhoi thôi, nó tuyệt lắm!
16 notes · View notes
soigia · 10 months
Text
Tumblr media
Ở Sài Gòn
Có người thức xuyên 3 đêm. Hút hết 10 gói thuốc. Ở lì trong nhà với cái bụng chỉ có bia và rượu. Thế rồi, vẫn không chết. Ốm nằm viện vài hôm, sụt vài kí, sếp quở đi làm. Lao đầu vào công việc. Thế là thôi, đêm bớt dài dần.
Có người khác, chẳng may công việc không như ý, gia đình lại hoàn cảnh. Nửa đêm thất thểu với vài lon bia ở tiệm tạp hoá 24/24h. Chẳng để làm gì, cứ ngồi vậy cho tới sáng. Suy nghĩ xem làm như nào cho đời bớt khổ. Mà nghĩ mãi không ra, chỉ biết thở dài trong nước mắt.
Hay thậm chí, từng có ông anh, nửa đêm chán đời quá, xách balo lên và đi. Ngồi con xe cà tàng đã lâu chưa thay nhớt tới bãi biển gần nhất. Rồi cứ ngồi vậy, chờ bình minh lên. Uống một ly cafe, trầm ngâm điếu thuốc rồi trở về thành thị. Không rõ sau đó cảm xúc thế nào. Nhưng có lẽ, là sẽ mệt. Mà mệt thì phải ngủ. Lúc tỉnh dậy, có khi nỗi buồn đã nguôi ngoai.
Đời chúng ta, thi thoảng sẽ có nhiều chuyện thật buồn. Thi thoảng lại chỉ vì ta chán chính ta. Thi thoảng thậm chí là cảm thấy bế tắc. Những đêm ấy, sẽ thật là dài. Ta sợ ngày mai, nhưng đương nhiên ngày mai vẫn đến. Ta không biết phải làm gì cho đỡ hoang mang, nhưng mặt trời vẫn mọc. Ta thấy đêm thật dài, nhưng cũng lại sợ nó kết thúc.
Nhưng ta biết không? Những nỗi đau cũng như vậy. Dù có dài cỡ nào, cũng sẽ qua. Ngày mai sẽ lại đến, mặt trời sẽ lại lên, bằng cách nào đó, vết thương sẽ được hong khô, trái tim sẽ được sưởi ấm.
Chỉ cần, ta dũng cảm để vượt qua được những đêm dài đó. Kiểu gì thì kiểu, mọi chuyện cũng sẽ ổn hơn. Vì ít nhất, những cảm xúc tiêu cực nhất đã theo những buổi đêm hôm ấy trôi đi bớt một chút, một chút rồi.
Chúc chúng ta, sẽ luôn bình an qua mỗi đêm dài....
23 notes · View notes
meothangtam · 6 months
Text
Mỗi ngày đi bộ là một ngày gặp lại những người lạ mà quen.
Là vợ chồng chú nọ vừa đi vừa trò chuyện đủ thứ trên đời, mà chú lúc nào cũng đi mé ngoài gần đường cho cô đi phía trong. Cô đi không nhanh, chú sải chân dài, nhưng lúc nào cũng kiên nhẫn đi song hành với cô, kiên nhẫn nghe cô nói từ chuyện này xọ chuyện kia không dứt.
Là ông chú "Phan Đình Tùng" lúc nào cũng mặc quần đùi cởi trần khoe cơ bắp, có con xe cúp Thái đỏ chỉ dựng duy nhất một chỗ cạnh bãi xe taxi, cũng chỉ đi bộ một mé công viên, đi hết chiều thì đảo ngược lại. Dáng nghênh ngang, người lực lưỡng :)))) Mình gọi là ông chú "Phan Đình Tùng" vì từ trước đến giờ chỉ thấy ông chú quấn cái khăn lông màu trắng trên đầu như Phan Đình Tùng đi qua đi lại, chạy xe cũng để nguyên cái đầu quấn khăn và không đội mũ bảo hiểm. Ấy thế mà hôm qua đi ngang nhìn thấy ông chú với cái đầu tóc cắt tỉa gọn gàng, tự nhiên giật mình ngoái theo hẳn một đoạn. Mình đã nghĩ là ông chú cạo trọc cơ, hóa ra là có tóc.
Một điều thú vị là gần tháng nay khi đi bộ bên công viên, trừ cái cô trong cặp vợ chồng mình kể ở đoạn trước, với một chị có vẻ là dân chuyên chạy bộ đường dài là hầu như mình đều gặp mỗi ngày ra, còn lại không nhìn thấy chị/em gái nào đi bộ quá một lần 😑 Nhưng cũng có thể là giờ mình đi bộ là giờ tư nhân tan làm, nên không hay gặp các chị/em lắm. Đổi lại ngày nào cũng gặp đi gặp lại những gương mặt quen thuộc của các anh/em trai, thấy riết mà ai có thói quen đi chạy ra sao mình biết hết 🙂
Thật ra thì khoảng thời gian đi bộ là lúc mình không muốn suy nghĩ cái gì cả, chất xám trong giờ làm đã đủ suy hao rồi. Thay vào đó mình thích quan sát mọi thứ xung quanh với trạng thái tò mò hơn. Có điều ngo��i mấy cái mình đã kể ra thì chẳng có điều gì thú vị nữa, dù cái công viên lúc nào cũng ồn ào đông đúc.
Băng qua đường một mình, nhiều khi lại nhớ cái câu mà hồi xưa hay hỏi, có ai dắt em đi khóc?
Hôm nay trời khi hỏa phượng hoàng.
Tumblr media
5 notes · View notes
lantanidholmi · 1 year
Text
Tumblr media
tản mạn về ‘tha thứ’, phóng đại khổ,
và đừng trách những kẻ say.
anh em không thể cố gắng tha thứ cho ai đó được,
càng cố chừng nào thì càng sâu đậm khó quên chừng đấy,
nó là một trò chơi của tâm trí,
anh em phải hiểu tâm trí nó chạy thế nào thì mình mới tận dụng nó được.
cách tha thứ một cách tự nhiên và nhẹ nhàng nhất, là thấy việc đó không còn quan trọng nữa, hoặc không còn hấp dẫn với mình nữa.
có bạn tối nào đi ngủ, cũng nhớ như in chuyện cả chục năm trước, người A, người B đã gây tổn thương cho mình thế nào. Bạn hỏi tôi, làm thế nào để không nhớ nữa hay làm sao để tha thứ và quên những người đó đi.
“thì đừng thấy chuyện đó quan trọng nữa”, tôi đáp
bạn bảo, nhưng làm sao để thấy nó không quan trọng,
nó thế này anh em ah,
nếu tôi cho anh em 3 cái bánh, và kêu anh em hãy đi tặng 3 người mà anh em muốn tặng nhất, thì anh em sẽ tặng ai?
chọn xong rồi đọc tiếp,
tôi không biết 3 người đó là ai, nhưng khả năng cao là người thân, bạn thân, hay người anh em thích…. chứ chuyện anh em tặng cho đứa anh em ghét hay không ưa, chắc không có rồi.
tô đậm lại chỗ này,
nếu có 3 cái bánh, thì anh em sẽ ít khi đi tặng cho ai mà đã làm cho anh em không vui cả.
giờ đổi lại, thay vì 3 cái bánh, mà sẽ là 16 cái bánh, thì anh em tặng ai, tất nhiên phần nhiều là cho bản thân anh em và những ai anh em thấy quan trọng, đúng không?!
vậy nếu 16 cái bánh đó là 16 tiếng mỗi ngày,
mỗi giờ trôi qua như 1 cái bánh, thì anh em sẽ tặng 1 giờ đồng hồ đó cho ai… cho người đã gây tổn thương cho anh em, hay cho những người đang quan trọng với anh em bây giờ?
anh em nào vào được khúc này là ra vấn đề,
16 tiếng mỗi ngày, đừng dành cho ai không xứng đáng nữa,
mình tha thứ, không phải vì họ xứng đáng được tha thứ, mà là mình xứng đáng được sống 16 tiếng đó thật trọn vẹn.
mình cần sống tiếp,
cái khổ luỵ nhất của chúng ta, là hay ‘phóng đại’ cái khổ đó lên quá nhiều lần.
ví dụ, ông sếp chửi tôi 10 phút, thì chỉ 10 phút đó tôi thấy khổ thôi, nhưng tại sao từ hôm đó trở đi, tôi luôn dành thêm thời gian hay những cái bánh ngon để tua lại 10 phút đó, rồi làm kéo dài cái khổ đó từ ngày này qua ngày khác.
từ 1 cái khổ nhỏ, anh em ôm trong lòng, rồi phóng đại và kéo dài nó ra thì thành x100 lần cái khổ ban đầu,
hay từ 100 cái khổ nhỏ từ 100 việc khác nhau, rồi anh em tiếp tục kéo dài nó ra thêm lên 10000 lần, thì anh em sẽ luôn ngụp lặn trong biển khổ.
tâm trí của anh em sẽ luôn tràn ngập những khổ đau… mà lẽ ra nó nên kết thúc từ rất lâu rồi.
tha thứ ở đây là chốt việc đó lại,
cái nào qua rồi thì cho qua hẳn đi.
bản ngã càng dày, giống như cái móng tay dài vậy, không cắt ngắn nó đi thì anh em rất dễ tự cào mình.
ai tát anh em thì nó đau vật lý lúc đó thôi,
nhưng bản ngã anh em bị tổn thương nên nỗi đau tâm lý nó kéo dài không hồi kết.
mình tha thứ cho họ vì mình thấy nó không đáng để mình tự cào mình mãi như thế được.
16 tiếng sống mỗi ngày, thì hãy dùng nó cho những việc xứng đáng, chứ đã đi ngang bãi rác mà cứ tua xe lại để hít thì do mình tự hành khổ bản thân mình thôi.
Sống sao mà mỗi ngày bớt dính mắc hơn, bớt rác hơn, bớt thù hận hơn, thì tự động tâm hồn nó nhẹ nhàng tự tại và giải thoát.
còn người có trí hơn nữa, thì chỉ đơn giản thấy ra một sự thật, chuyện họ gây tổn thương cho mình, chỉ vì họ không biết là họ đang làm gì thôi, nên không trách kẻ say được.
~ Bác 7B | Facebook: NGHỆ ~
#st
13 notes · View notes
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Kể thêm chuyện hôm qua đi chạy trên núi, gặp một chị có dáng elite đang chạy lên xuống tập đủ bài, chắc là cho VMM sắp tới. Chị giọng Bắc, chạy khá khỏe, dáng gọn, mặc đồ phụ kiện đắt tiền. Lúc mình gần đổ dốc gần về lại bãi xe không còn giọt nước và khát khô, chị có lướt qua mình và nói cười được nghe nhạc free. Khi tới nơi, mình thấy chỉ đang xin nước bảo vệ trạm gác mà chắc không có. Sau đó chị tới gần mình hỏi có nước không cho chị xin. Mình nói e chỉ còn chai điện giải trong cốp chưa khui. Lấy ra và đưa chị. Chị cảm ơn, uống 1 hơi và cầm chạy luôn. Mình kiểu bất ngờ và shock. Ủa, em còn chưa uống được ngụm nào luôn mà. Chị ê lít thật là tự nhiên như người HN : ))
3 notes · View notes
lcthbao · 10 months
Text
[Pulitzer 2023] Hua Hsu, "Stay True" (trích)
Stay True - cuốn sách vừa được trao giải Pulitzer 2023 - là cuốn hồi ký coming-of-age được viết bởi Hua Hsu, một người con trong gia đình nhập cư Đài Loan, để tưởng nhớ Ken bạn anh, một người Mỹ gốc Nhật đã thiệt mạng trong một vụ cướp xe ô tô. Với những ví dụ minh họa phong phú về âm nhạc, thời trang, điện ảnh cùng các dẫn chứng văn hóa chi tiết, tác giả đã dựng lại một câu chuyện tuyệt đẹp của ký ức, tình bạn, nỗi tiếc thương cùng bản sắc (cụ thể là sự trăn trở của anh về danh tính người Mỹ gốc Á, cuộc sống nhập cư và ý niệm về giấc mơ Mỹ của riêng mình).
đoạn trích dưới đây thuộc phần đầu của cuốn sách do mình chuyển ngữ, chỉ thuần xuất phát từ lòng yêu mến ngay tắp lự vào khoảnh khắc đâm bổ vào đoạn văn này:
"vào tuổi đó, thời gian trôi thật chậm. bạn nóng lòng trông chờ một điều gì đó xảy đến, giết thì giờ trong nh��ng bãi đỗ xe, tay đút sâu trong túi, gắng nghĩ xem tiếp đến sẽ đi đâu. cuộc sống đã diễn ra ở đâu đó, vấn đề chỉ là phải tìm cho ra tấm bản đồ dẫn đến nơi đó mà thôi. hoặc có lẽ, vào tuổi đó, thời gian trôi rất nhanh, bạn điên cuồng hành động mà quên không ghi nhớ kỹ càng những điều diễn ra. một ngày như dài vô tận, một năm là một kỷ nguyên địa chất. (...) thời đó, cảm xúc của bạn lúc nào cũng hoặc là leo thang hoặc là trượt dốc, trừ khi bạn buồn chán, và không một ai trước đây trong lịch sử nhân loại từng buồn chán đến thế. chúng tôi cười ngặt nghẽo tưởng chết đi. chúng tôi nốc rượu nhiều đến mức phát giác ra một thứ được gọi là ngộ độc cồn. tôi luôn sợ mình vướng phải ngộ độc cồn. chúng tôi thức rất khuya, mê sảng đề ra đủ thứ lý thuyết, chỉ là quên béng phải ghi chép lại. chúng tôi kinh qua hết những cuồng si lẫy lừng mà rồi đây chắc chắn sẽ hủy hoại chúng tôi suốt phần đời còn lại. trong thoáng chốc, bạn xuôi theo ý nghĩ rằng đến một ngày mình sẽ viết ra câu chuyện rầu rĩ nhất từ trước đến nay."
mong sao phiên bản "Thành Thật" này sẽ tìm được cơ hội xuất bản ở xứ mình.
Tumblr media
[...]
Khi cha tôi chuyển về Đài Loan, gia đình tôi đã sắm một cặp máy fax. Trên lý thuyết, hai chiếc máy này là để ông có thể giúp tôi làm bài tập toán. Tôi lúc ấy vừa vào trung học, nơi tất cả mọi thứ, từ nhạc cụ tôi chơi cho tới sự hoàn chỉnh trong bản xướng âm của mình, bỗng dưng đều có vẻ liên hệ mật thiết. Vài năm trước đó, hồi lớp Bảy, tôi đã làm bài kiểm tra tốt đến mức có thể học toán vượt hai năm, và lúc này đây tôi đang phải trả giá cho chuyện đó. Tôi đã đạt đến đỉnh cao quá sớm. Thực tế thì tôi siêu dở môn toán. Như rất nhiều dân nhập cư tôn vinh nền giáo dục, cha mẹ tôi một mực tin vào ưu thế của các lĩnh vực công nghệ, cũng giống như khoa học, nơi các đáp án không cần biện giải. Bạn không thể phân biệt đối xử với câu trả lời đúng. Thế nhưng tôi thích dành thời giờ mày mò nhiều thứ hơn.
Gửi fax thì rẻ hơn gọi điện thoại đường dài và cũng đỡ áp lực hơn nhiều. Không có ngắc ngứ, không có những khoảng lặng im phí phạm. Bạn chỉ cần quay số người nhận, cho một tờ giấy qua máy, thế là một bản sao sẽ được in ra ở đầu kia thế giới. Múi giờ giữa Cupertino và Tân Trúc lệch nhau đến mức tôi có thể gửi fax cho cha một câu hỏi vào buổi tối và mong chờ câu trả lời khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau. Các yêu cầu bài tập về nhà của tôi luôn được đánh dấu là khẩn cấp. 
Cha cẩn thận giải thích các nguyên tắc hình học trên lề giấy, xin lỗi nếu lỡ có chỗ nào lướt nhanh hay chưa rõ bởi ông đang rất bận khẳng định bản thân trong công việc mới. Tôi đọc lướt qua phần diễn giải rồi chép lại các phương trình cũng như dẫn chứng. Thảng hoặc, tôi thưởng cho các phản hồi nhanh chóng và kỹ càng của cha bằng một bản tóm tắt tin tức của Mỹ xen kẽ vào loạt bài tập toán tiếp theo: tôi kể cho cha nghe thông báo của Magic Johnson về việc ông ta dương tính với HIV, tường thuật lại các sự kiện dẫn đến những cuộc bạo loạn Los Angeles, cập nhật cho ông số phận của những Gã khổng lồ. Tôi nói với cha về việc giải bài xuyên quốc gia, thành thật cam kết sẽ học hành chăm chỉ hơn ở trường. Tôi liệt kê ra những bài hát mới mà tôi thích, và ông sẽ tìm nghe trong các hiệu băng cát-xét ở Đài Bắc rồi nhắn lại cho tôi những bài ông thích:
Cha thích bài November Rain của Guns N’ Roses. Nhóm Metallica cũng hay nữa. Cha không nghe nổi nhạc của Red Hot Chili Peppers và Pearl Jam. Mấy bài cũ được làm lại của Mariah Carey (I’ll be there) và Michael Bolton (To love somebody) thật tuyệt. Chương trình “unplug” của MTV hay đó!
Ở tuổi thiếu niên, căn bản mà nói tôi có nhiều thứ hay ho hơn để làm thay vì gửi fax cho cha. Ông vớ lấy ngay bất kỳ điều gì tôi nhắc tới và bủa vây tôi bằng hàng tá câu hỏi. Tôi mô tả một trong những lớp học của mình là tẻ nhạt, và ông cật vấn tôi về cách dùng từ cũng như việc quan sát “nhiều ‘thử thách’ mang cảm giác ‘tẻ nhạt’ nhưng lại ‘hữu ích’ một cách hợp lẽ.” Tôi đề cập đến chuyện chúng tôi sẽ khái quát lại thập niên 1960 trong lớp lịch sử và cha hỏi ngay, “Con tin là chỉ có mỗi Oswald giết JFK thôi sao?”
Cha luôn hỏi ý kiến của tôi về mọi sự. Có lẽ đó là nỗ lực của ông trong việc nối dài cuộc chuyện trò qua lại giữa hai cha con. Cha nhắc đến thể thao, thứ mà tôi nghĩ chẳng hấp dẫn gì với ông. Chúng tôi như hai anh chàng chuyện vãn trong một cửa hàng kim khí. 
Redskin thật quá sức với Bill!?
Còn Nicks thì sao? [Knicks]
Là trận giữa Jordan với Buckley! [Barkley]
World Series kỳ này thật ngoạn mục.
Tranh thủ những dịp được nghỉ học nguyên tuần, mẹ và tôi bay về Đài Loan thăm cha. Lắm khi tôi cố làm bộ bù đầu bù cổ với bài tập ở trường để cha có thêm cớ sang thăm mẹ con tôi ở Bay Area, thay vì hai mẹ con tôi phải vượt đường xa đến chỗ cha, song việc này chẳng bao giờ có tác dụng. Chúng tôi dành tất cả các mùa hè và mùa đông ở Tân Trúc. Nhiều tuần lễ sẽ trôi qua trong khi những người duy nhất mà tôi trò chuyện cùng là cha mẹ và những người bạn trung niên của họ.
Tôi luôn khiếp hãi những chuyến đi này. Tôi không thể hiểu được vì sao cha mẹ tôi lại muốn quay về một nơi mà họ đã chọn rời bỏ.
-
Cha tôi rời Đài Loan sang Mỹ năm 1965, khi đó ông hai mươi mốt tuổi, và trước khi đặt chân trở về thì ông gần như đã già gấp đôi tuổi ấy. Trong những ngày đó, bạn sẽ rời đi ngay khi có thể, nhất là khi bạn là một sinh viên sáng giá. Một tá sinh viên chuyên ngành vật lý đã tốt nghiệp cùng thời với cha tôi từ trường Đại học Đông Hải, mười người trong số đó rốt cuộc đã theo đuổi sự nghiệp ở hải ngoại. Cha tôi đã bay từ Đài Bắc đến Tokyo, đến Seattle rồi mới đến Boston. Ông dáo dác tìm trong đám đông người bạn đã vượt đường sá xa xôi từ tận Providence đến sân bay để đón và đưa ông về Amherst.
Song le, người bạn này lại không biết lái xe nên đã hứa đãi bữa trưa cho một anh chàng khác, người mà cha tôi không hề quen biết, đổi lại người kia sẽ lái xe đến sân bay Boston rồi đến Amherst và cuối cùng là về lại Providence. Hai chàng trai trẻ đón chào cha tôi ở cổng, trao nhau những cái vỗ vai rồi hối cha tôi lên xe, nơi họ cất tất cả của nả đời mình - hầu hết là mớ sổ ghi chép và áo len - trong cốp. Ba người khởi hành từ phố người Hoa (Chinatown) của Boston - cánh cổng trở về với một thế giới mà họ đã bỏ lại sau lưng. Tình bạn và thiện chí là hai lý do chính đáng cho hàng giờ đồng hồ lái xe đến sân bay rước một người. Điều quan trọng không kém là sân bay nằm gần nơi có những món ăn mà bạn vô phương có được trong những khu phố đại học nhỏ bé mạn đông bắc.
Trong những năm sau đó, cha tôi - một kẻ xa xứ lạc bầy tự nguyện - đã gom nhặt được kha khá đặc điểm đủ để khoác lên mình một danh tính Mỹ. Ông sống ở New York, chứng kiến, tham gia vào các phong trào phản kháng của sinh viên và, dựa theo bằng chứng ảnh chụp lại, từng có thời nuôi tóc dài và mặc quần thời thượng. Thời điểm vừa đặt chân vào đất Mỹ, cha là một người say mê nhạc cổ điển, vậy mà chỉ trong vỏn vẹn vài năm, bài bát yêu thích nhất của ông đã trở thành “House of the rising sun” của nhóm The Animals. Cha đăng ký đặt báo The New Yorker định kỳ trong chớp nhoáng, trước khi nhận ra nó không dành cho những kẻ mới đến như ông và yêu cầu được hoàn tiền. Ông khám phá ra sự hấp dẫn của bánh pizza và kem rượu rum nho khô. Hễ có sinh viên mới tốt nghiệp đến từ Đài Loan, ông và cánh bạn mình sẽ nhồi nhét vào một chiếc xe trống chỗ đang đậu gần nhất để phi đến đón. Đó là một nghi thức và là một dạng thức của tự do không thể nào bỏ lỡ: lên đường và ăn uống cho thật ra trò.
Họa hoằn lắm người Mỹ thời đó mới biết đến Đài Loan, song chỉ như một hòn đảo hẻo lánh nằm cận Trung Quốc và Nhật Bản, nơi sản xuất và xuất khẩu những thứ đồ nhựa rẻ tiền. Hồi mẹ tôi còn nhỏ, ông ngoại đã dựng một tấm bảng viết phấn trong gian bếp của gia đình để mỗi ngày viết lên đó một từ vựng tiếng Anh mới. Thế Chiến II đã làm gián đoạn con đường học y của ông, biến ông thành một cán bộ công chức. Ông muốn tương lai xán lạn hơn cho con cái mình. Ông bà ngoại đã bảo mẹ tôi và các anh chị em của bà chọn những cái tên Mỹ như Henry hoặc Carol. Đám trẻ nắm được căn bản tiếng Anh, có thể dùng thứ ngôn ngữ kỳ dị và mới mẻ này gọi mời một tương lai mới trở thành hiện thực. Họ tìm hiểu về phần còn lại của thế giới nói tiếng Anh thông qua đặt định kỳ tạp chí Life. Cũng từ những trang tạp chí ấy mà mẹ tôi đã lần đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của một thứ ở Mỹ được gọi là Chinatown.
Khi mẹ tôi đến Mỹ vào năm 1971 (từ Đài Bắc đến Tokyo rồi mới đến San Francisco), gia đình tiếp đón đã tinh ý chờ thêm một ngày cho bà khỏe lại sau chuyến đi dài trước khi đưa bà đi ăn đồ Hoa. Mẹ đang trên đường đi học y tế cộng đồng tại bang Michigan. Ngay sau khi đặt chân tới East Lansing, ký hợp đồng thuê nhà, đăng ký các lớp học và mua một chồng sách giáo khoa không hoàn trả thì bà nhận được tin nhắn từ cha mình. Hóa ra trong lúc mẹ đang trên đường tới Michigan, một lá thư đã được gửi về nhà ở Đài Bắc, thông báo bà đã đậu trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign - lựa chọn hàng đầu của bà. Vậy nên, mẹ tôi tranh thủ thu hồi được bao nhiêu hay bấy nhiêu phần học phí từ bang Michigan và nhanh chóng khởi hành đến Illinois.
Trong thập niên 1960, cộng đồng sinh viên từ khắp các vùng nói tiếng Trung đã tìm ra thêm một thành viên mới trong những khu phố đại học nhỏ bé và xa xôi này. Đa số đều thích nghi với các chuyển mùa, với một cung cách chuyện trò thú vị khác lạ, với những cánh đồng ngút ngàn và những con đường cao tốc trải dài vô tận. Trường học đã neo mẹ tôi xuống mạn Trung Tây song bà vẫn tự do rong ruổi khắp: một công việc tại một trung tâm cộng đồng ở Kankakee nơi chỉ có mỗi mình mẹ không phải người da đen - cái nhìn cận cảnh đầu tiên của bà vào sự phân chia chủng tộc của Mỹ, một mùa hè làm chân chạy bàn ở nơi bà đã ăn kem vào mỗi bữa trưa. Song le, vài người bạn cùng lớp của mẹ lại không thể đương đầu với bối cảnh hoàn toàn mới này, hoặc cũng có khi không ai thích nghi được. Bà còn nhớ một cô gái đã cúp học tất cả các lớp và đi loanh quanh khắp trường. Ngay cả lúc mùa hè bước vào đỉnh điểm, cô gái vẫn lang thang trong chiếc áo lạnh dày nhất của mình. Tất cả sinh viên Đài Loan đều giữ khoảng cách với cô. 
Đã có những bữa góp gạo thổi cơm chung với chúng bạn mà mẹ tôi sẽ làm món thịt băm viên, rồi những chuyến đi đến các địa danh nổi tiếng hay các cửa hàng bách hóa có bán cải thìa, đời sống ký túc giao thoa nhộn nhịp. Bạn có thể nhận ra ngay một sinh viên Đài Loan bởi chiếc nồi cơm điện hiệu Tatung của họ. Mẹ tôi say mê hội họa, phần lớn tranh của bà đều trừu tượng và siêu thực, cách dụng màu không tiết lộ tâm trạng rõ ràng nào. Sau này, khi tôi hỏi có phải bà đang phê thuốc trong lúc vẽ chúng hay không, mẹ đã cam đoan thời đó bà chưa bao giờ hút cần dù vẫn nhớ rõ mùi hương của nó. 
Sau hai năm theo học tại trường Đại học Massachusetts Amherst, cha tôi chuyển đến Đại học Columbia. Từ đó ông đã theo giáo sư hướng dẫn của mình đến trường Đại học Illinois - nơi cha mẹ gặp nhau. Họ tổ chức đám cưới tại một trung tâm sinh viên trong khuôn viên trường. Phải mà phố người Hoa gần nhất không cách nơi họ sống đến ba giờ đồng hồ, cha mẹ tôi hẳn đã có thể tổ chức một bữa tiệc trong nhà hàng. Cậu tôi, anh trai của mẹ, một thương nhân hàng hải đã rời Đài Loan đến Virginia, là người duy nhất trong hai bên gia đình có thể đến dự. Ít ra cha mẹ tôi vẫn có các bạn mình. Một trong số đó là họa sĩ, người đã họa những bức vẽ Snoopy và Woodstock trên giấy cạc-tông rồi bày lên thảm cỏ bên ngoài trung tâm. Ai nấy đều mang món ăn yêu thích của mình đến chung vui. 
-
Dân nhập cư thường được luận bàn như một tương tác đẩy-và-kéo: một điều gì đó từ quê nhà thúc đẩy bạn, rồi một điều gì đó khác lại kéo bạn đi xa. Cơ hội cạn kiệt ở nơi này và nảy sinh ở nơi khác, bạn cứ đi theo lời hứa hẹn hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Các phiên bản của những cuộc hành trình này kéo dài hàng trăm năm, tỏa ra theo mọi hướng. 
Vào thế kỷ 19, Anh và Trung Quốc là hai đối tác thương mại thân tình. Người Anh đổi bạc lấy trà, lụa và đồ sứ của người Trung Quốc. Thế nhưng, dân Anh đang tìm kiếm một lợi thế. Họ bắt đầu trồng thuốc phiện ở Ấn Độ và vận chuyển sang Trung Quốc, sau đó chuyển lại cho những kẻ buôn lậu phân phối khắp đất nước. Rốt cuộc, người Trung Quốc đã phải cất công loại bỏ chất này, làm dấy lên lo ngại của người Anh về một ngày các cửa cảng Trung Quốc sẽ đóng lại với họ. Chiến tranh Nha phiến đã tàn phá miền đông nam Trung Quốc, đúng vào thời điểm miền tây nước Mỹ đang cần nguồn lao động giá rẻ. Trong các thập niên 1840 và 1850, bị thu hút bởi những lời hứa hẹn về việc làm, cánh đàn ông Trung Quốc đã thoát ly tỉnh Quảng Đông - lúc này đang bị giày xéo trong cuộc can qua - trên những chuyến thuyền dong đến xứ cờ hoa. Họ lắp đường ray, khai thác vàng, đi đến bất kỳ đâu cần mình. Tuy nhiên, đó cũng là giới hạn trong phạm vi di chuyển của họ. Bị cô lập trong những quận tồi tàn nhất của thành phố bởi những bộ luật phức tạp và áp lực xã hội, cùng việc không có phương tiện (đôi khi cả khao khát) hồi hương, họ bắt đầu dựng nên những phố người Hoa tự cung tự cấp ngõ hầu nuôi sống, bảo vệ và chăm sóc lẫn nhau. Đến thập niên 1880, nền kinh tế Mỹ không cần nhân công nước ngoài giá rẻ nữa, dẫn đến các chính sách loại trừ nhằm hạn chế dân Trung Quốc nhập cư trong nhiều thập kỷ. 
Những tương tác đẩy và kéo này vẫn tiếp diễn khi Đạo luật Nhập cư năm 1965 nới lỏng các hạn chế nhập cảnh từ châu Á, ít nhất là với những người có thể đóng góp cụ thể cho xã hội Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách ý thức được nước Mỹ đang mất dần khía cạnh khoa học và sáng chế của mình sau Chiến tranh lạnh, cho nên nhà nước chào đón các sinh viên cao học giống cha mẹ tôi. Ai biết được tương lai Đài Loan sẽ ra sao? Ở Tân thế giới, mọi thứ dường như không ngừng đi lên. Cha mẹ tôi không bị cuốn đến Mỹ bởi bất kỳ một giấc mơ nào cụ thể, chỉ bấu víu vào một cơ may thay đổi, dù ngay lúc đó họ đã ngộ ra cuộc sống ở Mỹ là lời hứa hẹn và sự giả tạo khôn cùng, là niềm tin và tham vọng, là những trường phổ mới của niềm vui và ngờ vực bản thân, là sự phóng thích bởi chính cảnh nô lệ. Là cùng lúc tất cả những điều này. 
Cha mẹ tôi đã bon bon một chuyến dài từ Illinois đến bờ Tây hưởng tuần trăng mật, họ chụp ảnh suốt dọc đường. Bản mô tả chân thực duy nhất của chuyến đi này chỉ xuất hiện trong thoáng chốc, bởi chưng những cuộn phim còn chưa kịp tráng ấy đã bị thó mất khi có kẻ đột nhập vào xe họ ở Manhattan giữa thanh thiên bạch nhật.
Tôi được sinh ra vào năm 1977 ở Urbana-Champaign. Cha tôi muốn trở thành giáo sư, song sau khi ông không thể tìm được một công việc chuyên môn học thuật, chúng tôi đã chuyển đến Texas nơi ông làm việc như một kỹ sư. Vùng ngoại ô Dallas cho chúng tôi rất nhiều không gian. Người ta có thể đi lạc trong sự thênh thang đó. Mấy năm trước, tôi tìm thấy một tờ giấy ngả vàng mỏng tang từ đầu thập niên 1980 - mẩu quảng cáo mà mẹ tôi đã cắt ra từ trang rao vặt địa phương: 
DẠY NẤU MÓN HOA - học cách nấu những món ăn mới lạ chỉ bằng những nguyên liệu và dụng cụ làm bếp sẵn có. $12 một lớp. Để biết thêm thông tin xin liên hệ bà Hsu theo số máy: 867-0712     
Không một ai gọi đến. Khi tôi bắt đầu lè nhè nài xin đôi bốt cao bồi và một cái tên Mỹ, cũng như sau khi bị nói rằng nhà hàng bít-tết địa phương không dành cho “những người như họ”, cha mẹ tôi đã quyết định thử vận ở một nơi khác.
Các địa chỉ trước đây của cha mẹ tôi có thể tập hợp lại thành một trang sử của tình bạn và những người quen: một buồng ngủ trong căn gác xép của ai đó, những cuộc viếng thăm các gia đình bạn bè mà họ chỉ mới nghe qua chứ chưa bao giờ gặp mặt, một công việc mùa hè tại một thị trấn nhỏ cách mấy giờ đồng hồ, một cơ hội việc làm trong một lĩnh vực mới nổi lạ lẫm. Họ không mơ nhiều đến thành phố lớn mà chỉ vạch ra những địa điểm gần bạn bè, gần đồ ăn Trung Quốc, gần một học khu chất lượng, gần một nhà dưỡng lão. Vậy nên, xếp sau Tesax chỉ có Delaware hoặc California, và họ đã chọn California. 
Khi chúng tôi đặt chân đến Cupertino vào năm 1986, xứ này vẫn đang trong quá trình chuyển đổi. Có một xí nghiệp khổng lồ ngay khu trung tâm, lác đác các trang trại cùng mấy tòa Apple trông như một trò đùa. Không một ai dùng máy tính của hãng. 
Vùng ngoại ô là một cuộc chinh phạt không gian nhàn hạ, thay thế cho cảnh ngột ngạt chốn thị thành. Những vùng này chừng như đã tự thân thoát ly lịch sử, mang lại cảm giác vẫn hoang sơ tự thuở nào. Thế nhưng, ảo giác bình yên ấy lại sớm lợt lạt bởi nỗi loạn thần khi phải duy trì một bãi cỏ được xén tỉa gọn gàng, những lối đi nguyên sơ chưa in dấu chân người, những cuộc thánh chiến nhằm giữ cho các đô thị tự trị không tràn lấn lên nhau. Vùng ngoại ô gợi lên sự ổn định và tuân thủ, nhưng hiếm khi nào giữ được truyền thống. Hay nói đúng hơn, đó là những phiến đá có thể lau sạch ngõ hầu đáp ứng cho những khát vọng mới.
Khi Thung lũng Silicon nở rộ vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, ngày càng nhiều dân nhập cư châu Á chuyển đến những nơi như Cupertino. Thế hệ ông bà tôi đều chuyển từ Đài Loan đến South Bay, hầu hết các anh chị em của cha mẹ tôi cũng định cư ở đó. Đài Loan chỉ còn đại diện cho một quê hương xa xôi trong trí tưởng tượng. Vùng ngoại ô Thung lũng Silicon nương theo một lối chuyển đổi dần dà và quanh co. Các doanh nghiệp đang trên đà suy sụp được làm lại bởi những làn sóng dân nhập cư mới, cùng lúc các thương xá bắt đầu chuyển mình, từng cửa hàng một, thành những ốc đảo ngập tràn món ăn Trung Quốc và những mốt tóc so le tân thời. Quán cà phê trà sữa cùng những hiệu sách Trung Quốc cạnh tranh mọc lên, bãi đỗ xe hổ lốn với những chiếc Honda “độ” lại và những bà mẹ hy vọng giữ được làn da tái nhợt của mình sau lớp mũ khẩu trang che kín mặt và bao tay dài.        
Dấu tích của một thời đã qua vẫn còn đó trong những chu trình sử dụng và tái sử dụng: một khu đất trống của Cherry Tree Lane được tận dụng triệt để thành một vườn cây ăn trái thực thụ, chái nhà cao nhất của nhà hàng Sizzler khi xưa biến thành điểm bán dimsum, toa ăn sang trọng trên xe lửa trở thành tiệm mì. Các đầu bếp từ Hồng Kông và Đài Loan đã hòa vào làn sóng kỹ sư di thân đến California. Áp lực phải thu hút thực khách và khách mua hàng không phải người Trung Quốc dần biến mất. Khái niệm “chính thống” không còn trụ vững. Xương cổ và chân gà và vô vàn những thứ sền sệt, băng VHS thâu phim bộ Đài Loan lồng tiếng mới nhất cùng sách báo tiếng Trung, tất cả đều có thể kiếm ra tiền trước khi dần dà rơi rụng.
Tôi không nhận ra cha mẹ mình đã xa Đài Loan lâu đến thế nào, cho đến khi mẹ tôi bắt đầu phàn nàn về những người nhập cư mới đến từ Trung Quốc để xe đẩy hàng lung tung khắp bãi đỗ xe của cửa hàng bách hóa châu Á. Ngoài cộng đồng Hoa Kiều ở hải ngoại, chắc khó có ai khác nhận ra được sự khác biệt giữa một người nhập cư Đài Loan đến vào thập niên 1970 và một người đến từ Trung Quốc vào những năm 1990. Họ trông chẳng khác gì nhau, ngữ điệu chắc cũng giống nhau. Song le, mối liên hệ giữa những người này với nền văn hóa Mỹ và sự tương thích của họ bên trong nó thì khác nhau. Những người nhập cư mới đến, tính khí thiếu hòa nhã này chắc còn không biết đến sự tồn tại xưa kia của một tiệm bách hóa châu Á duy nhất trong vùng, xập xệ hơn và xa đến nửa giờ đồng hồ lái xe.
-
Trong mớ đồ còn sót lại từ những năm đầu sống tằn tiện của cha mẹ tôi có hai cuốn sách bìa mềm cũ rích mà thời đó bán rất chạy là Cú sốc tương lai và Hồ sơ Lầu Năm Góc, tập tiểu luận mỏng “Cuộc đấu tranh giai cấp và nguồn gốc của chế độ nô lệ chủng tộc: Sự ra đời của chủng người da trắng” của Theodore Allen với chữ “C. HSU” được viết trên bìa, một cuốn sách về chuyến thăm Trung Quốc của Nixon cùng một cuốn khác về lịch sử người Mỹ gốc Phi. Trong một thời gian ngắn, cha tôi đã hớn hở Anh hóa tên mình và bảo mọi người gọi ông là Eric, dù đã sớm nhận ra tính đồng hóa của yêu cầu này chẳng hề phù hợp với ông. 
Có lẽ đây chính là ý nghĩa của việc sống ở Mỹ. Bạn có thể mặc sức di chuyển. Bạn được trao cho những cơ hội không có ở quê nhà. Bạn có thể tự biến mình thành một con chiên ngoan đạo, một thực khách sành pizza, một kẻ say mê nhạc cổ điển hoặc Bob Dylan, một người hâm mộ Dallas Cowboys vì mọi người xung quanh có vẻ đều như thế. Bạn được tự do đặt cho con mình theo tên các tổng thống Mỹ. Hoặc bạn có thể đặt cho chúng cái tên không thể nào phát âm được, dù gì chúng cũng sẽ không bao giờ trở thành tổng thống.
Từ Amherst đến Manhattan đến Urbana-Champaign đến Plano đến Richardson đến Mission Viejo đến Cupertino bao giờ cũng có những đĩa nhạc, một chiếc máy phát đĩa cha tôi luôn cuốn gói theo mình, cùng một cặp loa Dynatone. Ông bắt đầu gầy dựng bộ sưu tập âm nhạc của mình ngay khi đến Mỹ. Thoạt tiên, cha đặt đĩa qua thư với một câu lạc bộ đĩa than. Với kiểu này bạn phải trả cao hơn một chút, sau đó sẽ mua được thêm cả tá đĩa chỉ với giá một xu. Thời đó chủ yếu là nhạc cổ điển. Rồi ông dần quen với chất giọng the thé khiên cưỡng của Bob Dylan phát ra từ căn hộ láng giềng vào khoảng những năm 1960. Cha bắt đầu mua đĩa Dylan, học cách chiêm ngưỡng giọng ca mỏng tang và lạ lùng đó, có lẽ còn hơn cả việc hiểu được ca từ.
Nếu có thể, các đĩa nhạc của cha sẽ được giữ kỹ trong màng bọc gốc để tránh làm mòn lớp bìa áo cứng bên ngoài. Ông sẽ bóc một góc màng kính để dán tên mình lên - Hsu Chung-Shih. Sau nhiều năm, vài đĩa nhạc của ông đã được đem tặng, còn lại phần lớn vẫn được giữ nguyên: Dylan, The Beatles và Stones, Neil Young, Aretha Franklin, Ray Charles. Có mấy đĩa của Who, Jimi Hendrix, Pink Floyd, vài bộ của Motown. Rất nhiều nhạc cổ điển. Có đĩa của Blind Faith vì hồi cha mẹ tôi mới tốt nghiệp, một đàn anh khóa trên từ West Indies đã lôi cây vĩ cầm của mình ra chơi bản độc tấu trong “Sea of Joy” suốt bữa tiệc tối. Có cả các album hát đơn của John Lennon và George Harrison nhưng không có đĩa nào của Paul Mccartney, nên tôi đồ rằng sự nghiệp hậu-Beatles của ông không mấy nổi bật. Tương tự, không có đĩa nào của Beach Boys cũng đồng nghĩa với việc nhạc của họ chắc là tệ lắm. Không có nhạc jazz, trừ một album của Sonny & Linda Sharrock vẫn còn phong kín. Cha mẹ tôi nghe Thriller nhiều đến nỗi tôi ngờ rằng Michael Jackson là một người bạn thân thiết của gia đình. 
Bộ sưu tập đĩa nhạc của cha chỉ khiến tôi thấy âm nhạc có vẻ thật tẻ nhạt, là một thứ mà người lớn cứ làm quá lên. Cha nghe nhạc của Guns N’ Roses trong khi tôi chỉ nghe tường thuật bóng chày trên radio. Ông là người thâu lại mấy tiếng đồng hồ chương trình MTV trên một đầu máy VCR và cắt gọt những gì ông tìm được vào cuốn băng tổng hợp các bản hit tuyệt nhất trên một đầu máy VCR khác. Ông là người luôn muốn đến Tower Records và dạo khắp các lối đi, chọn mua tất cả dạng thức mới được làm lại của những đĩa nhạc mà ông đã yêu thích từ lâu. Ông mua tờ Rolling Stone và Spin, tỉ mẩn chép lại các danh sách nhạc của năm hoặc album hay nhất của thập kỷ, sau đó sẽ đi lùng những bản mà ông nghĩ là mình sẽ thích. 
Khi bắt đầu học cấp hai, tôi nhận ra việc mua đĩa nhạc của cha đã lót đường cho tôi bước vào các hệ thống phân cấp xã hội của giờ nghỉ. Tôi bắt đầu xem MTV và nghe nhạc trên radio, tiếp thu thật mau lẹ để không có vẻ như một kẻ đang làm màu - điều mà tôi sợ nhất. Tôi nắm được bí kíp bảng xếp hạng nhạc pop, vốn là tài sản chắc chắn nhất của tuổi thiếu niên có được nhờ nghiền ngẫm các tạp chí của cha, ghi nhớ tên các nhóm nhạc, các điểm tham chiếu cùng những câu chuyện bên lề. Lúc này, tôi đã theo cha trong những chuyến đi sau bữa tối đến hiệu băng đĩa. Hình như chúng tôi đã dành nhiều giờ đồng hồ riêng lẻ ai làm chuyện nấy, chỉ thảng hoặc đụng nhau trong một lối đi bất chợt. Mọi thứ đều có vẻ tiềm năng, đều là một manh mối, một lời mời gọi bước vào các thực tại xúc cảm mới mẻ chưa từng có. Hai cha con tôi say mê cùng một thể loại nhạc, song nó lại cho chúng tôi thấy những điều khác nhau. Tôi nghe ra trong màn độc tấu guitar vừa cường điệu vừa tinh tế của Slash ở “November rain” sự khai phóng, nghe ra trong đó một gợi ý rằng tầm nhìn cuồng nhiệt và đầy cam kết có thể đưa ta đi xa, đến một nơi khác. Còn với cha mẹ tôi, sự kiệt xuất của Slash là minh chứng cho kỹ năng điêu luyện, là kết quả của hàng ngàn giờ học tập và thực hành.
Đầu thập niên 1990, khi Thung lũng Silicon bùng nổ thì ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan cũng phất lên. Chẳng bao lâu sau, bạn bè của cha mẹ tôi bắt đầu quay về sau mấy thập kỷ xa xứ, gắng giữ nhà ở cả hai đất nước cho con cái mình có thể học hết trung học và vào đại học ở Mỹ. Khoảng cuối thập niên 1980, cha tôi lên chức quản lý cấp trung tại Mỹ, song ông đã quá mỏi mòn với những nấc thang thăng tiến của công ty, để lên được vị trí cao nhất chừng như lại phụ thuộc vào những yếu tố hết sức ngẫu nhiên như màu da và độ run rẩy trong giọng nói. Rốt cuộc, cha mẹ tôi cũng quyết định cha sẽ trở về Đài Loan. Một ghế quản trị đang chờ ông. Sẽ không bao giờ ông nhuộm tóc hay động đến bộ golf của mình nữa. Chúng tôi mua hai chiếc máy fax.
Thỉnh thoảng tôi lại gặp các bạn cùng lớp ở sân bay và nhận ra chúng tôi đều đến đó đưa cha mình đi làm. Sự sắp đặt này cũng là điều dễ hiểu ở thành phố mà chúng tôi đang sống. Nó hơi giống với “Núi vàng” - một câu chuyện dân gian Trung Quốc về cơ hội Mỹ vốn đã được truyền miệng từ thời cơn sốt vàng, ngoại trừ chi tiết trong những ngày đó, cánh đàn ông trai tráng sẽ vượt Thái Bình Dương đi tìm việc làm ở Mỹ, hoàn toàn không có chiều ngược lại.  
-
Thế hệ đầu tiên trăn trở chuyện sinh tồn, còn các thế hệ tiếp theo thì kể lại những câu chuyện đó. Tôi thường đảo các chi tiết và hiệu ứng nhỏ trong chuyện đời cha mẹ tôi thành một màn tự sự. Làm sao họ có được cảm nhận hay quyết định về những bộ phim mà mình sẽ xem? Họ có nhìn ra chính bản thân mình trong cuốn Cú sốc tương lai hay không? Người có tầm ảnh hưởng mang tên Eric kia là ai trong cuộc đời cha tôi? Mọi sự chung quanh họ đều như những chất liệu thô cấu thành các danh tính Mỹ mới xuất hiện, họ đã đi xa hết mức mà chiếc ô tô của mình hoặc đường tàu điện ngầm có thể đưa tới. Thời đó, phải có chút may mắn và nhiều tháng liền cẩn trọng lên kế hoạch thì mới có thể hồi hương. Mất nhiều tuần liền chỉ để xếp lịch một cuộc gọi đường dài và đảm bảo bên kia đầu dây sẽ có người nhà nghe máy.
Họ đã đi học tại những ngôi trường Mỹ, vượt xa các đồng môn châu Á khác dù phần thưởng cho cuộc đeo đuổi điên cuồng đó vẫn chưa được chú trọng. Họ đã chọn nỗi cô đơn thường trực, lối sống tha phương và rào cản ngôn ngữ. Thứ mà họ không chọn là danh tính người Mỹ gốc Á, một khái niệm chỉ mới xuất hiện cuối thập niên 1960. Họ ít có điểm chung với những sinh viên Trung Quốc được sinh trên đất Mỹ, những sinh viên Nhật Bản tập trung ở phía bên kia khuôn viên trường đấu tranh cho nhân quyền hoặc quyền tự do ngôn luận, họ gần như không biết gì về Đạo luật loại trừ người Trung Quốc, về Charlie Chan, hay lý do tại sao người ta nên kịch liệt phản đối những từ tục tĩu như “Oriental” hay “Chink”. Cha mẹ tôi cùng nhóm người của họ đại điện cho một “tộc người thiểu số kiểu mẫu”. Trên thực tế, họ chưa bao giờ có ý định trở thành người Mỹ. Họ chỉ đơn thuần không biết những danh tính đó đã sẵn chờ mình. Lòng trung thành của họ vẫn hướng về thế giới mà họ đã bỏ lại sau lưng. 
Những cuộc gọi kia hẳn phải du dương và ngọt ngào lắm. Cảm giác của họ ra sao khi rời quê hương, băng qua Thái Bình Dương mà không biết ngày trở lại? Trong cảnh thiếu vắng kết nối đó, họ đã bấu víu vào một Đài Loan trong trí tưởng tượng, hay nói đúng hơn là một khái niệm trừu tượng, một đốm sáng soi đường, một bến bờ ma mị, hơn là một hòn đảo thực thụ. Công nghệ sẵn có chỉ đưa họ đến đó vào những dịp đặc biệt. Vì thế cho nên, họ đã lần tìm dấu vết quê hương trên gương mặt các bạn cùng lớp, nghe nó vang vọng trong lao xao những khi bước vào các tiệm bách hóa. 
Giờ đây, cha mẹ tôi đã được mặc sức đến và đi tùy ý. Mẹ tôi dành phần lớn những năm 1990 trên các chuyến bay. Họ đã tìm hiểu Đài Loan lại từ đầu. Chúng tôi sống ở Tân Trúc, một thị tứ ven biển cách sân bay Đào Viên chừng sáu mươi phút về phía bắc. Tân Trúc được biết đến chủ yếu bởi những cơn gió giật và thịt viên hải sản. Xứ này vẫn mang dáng vẻ rề rà và ngái ngủ, bấy giờ chỉ có một khu công nghệ cao phía trên đường cao tốc, nơi đặt trụ sở tất cả công ty bán dẫn. Các thương xá khổng lồ đã bắt đầu mọc lên trong khu trung tâm. 
Cuối tuần, cha mẹ tôi lại đánh xe đến Đài Bắc tìm lại các trà quán và rạp chiếu bóng mà họ còn nhớ từ những năm 1950, 1960. Họ không cần dùng đến bản đồ. Mấy thập kỷ bãi bể nương dâu không làm lu mờ khỏi tâm trí họ những hàng bánh bao ngon nhất. Cha mẹ tôi như hồi xuân ở Đài Loan, độ ẩm và thức ăn ở đây biến họ thành những con người khác. Có đôi khi, tôi thấy mình như một kẻ ngoại cuộc khi cùng cha mẹ ngồi trên những chiếc ghế đẩu gỗ liêu xiêu, lặng lẽ ăn những tô mì bò khổng lồ mà nếu đang ngồi ở Mỹ thì hẳn sẽ gợi lên một màn độc thoại về ký ức tuổi thơ của hai người.   Mỗi năm tôi ở Đài Loan chừng hai ba tháng. Tôi luôn khăng khăng đòi bật ICRT, một đài radio tiếng Anh, để nghe chương trình American Top 40 của Casey Kasem, được phát đi hàng tuần từ một thực tế gần gũi với tôi hơn. Cha mẹ tôi có những ký ức trìu mến với việc nghe đài khi còn ở tuổi thiếu niên, thời nó còn là một phần của Mạng lưới Lực lượng Vũ trang. Theo thời gian, cha tôi đã mất dần hứng thú với tân nhạc, và việc nghe chương trình đếm ngược chào năm mới một phần là nỗ lực của tôi ngõ hầu gắn kết với ông, nhắc cho ông nhớ về sự huy hoàng của nước Mỹ mà một ngày nào đó ông có thể sẽ quay về. Mất một khoảng thời gian tôi mới hiểu ra đây mới chính là cuộc sống thực tại của chúng tôi, rằng cha mẹ tôi đã làm việc cật lực để có được nơi chốn trong cả hai thế giới. Trở thành người Mỹ vẫn sẽ là một dự án dở dang, và bộ sưu tập đĩa nhạc của cha tôi bắt đầu giống như tàn tích của một con đường không còn ai theo nữa.
[...]
7 notes · View notes
n-u-o-c · 11 months
Text
Dạo này mình hay nghĩ ngợi và nhớ lại những khoảnh khắc đã qua ở quá khứ gần.
Đó là lúc ngồi trên xe về nhà dịp nghỉ lễ Quốc khánh, mình xin về từ rất sớm vì muốn lên xe sớm trước khi đông đúc. Hôm đấy cũng là ngày thông báo điểm thi chuyên khoa I. Lúc ấy mình ngồi trên xe khi đã gần về đến nhà, mọi người đều rất sốt sắng và tìm mọi cách tra cứu điểm, web trường tắc nghẽn liên tục không tải bảng điểm được. Vào thời điểm mình biết đã đỗ, lại còn là đỗ vớt (trường tăng chỉ tiêu và số thứ tự của mình nằm ở trong số chỉ tiêu tăng đó), tự dưng mình chảy nước mắt. Mình nhắn tin cho bố bảo con đỗ rồi, rồi tự cảm thán trong lòng. Có lẽ là mình đã rất may mắn vì được gia đình ở bên cạnh ủng hộ và hỗ trợ hết sức có thể để ôn thi, và sâu trong lòng mình còn thấy có lẽ các cụ cũng đã giúp mình thi đỗ. Trên thực tế điểm của mình thấp hơn mình nghĩ khá nhiều, năng lực có hạn nhưng cũng may không bị thất vọng. Bởi vì thực ra thi xong mình đã nghĩ mình đỗ, nhưng sau đó mình lại cảm thấy đối thủ của mình họ cũng quá mạnh mà tự ti. Rồi thời điểm đó đến. Đã có rất nhiều lần, nhất là gần đây, mình ngồi trên xe về nhà, đi Cẩm Phả, hay về Cẩm Phả, đều khóc.
Mình lại nhớ những tháng đầu ra Cẩm Phả. Quyết định rời nhà đi xin việc ở xa xứ chóng vánh lắm, cho đến bây giờ mình vẫn thấy mình quyết định quá nhanh. Sau đó là những chuyến đi Hà Nội phỏng vấn, có lần về Thái Bình để bắt xe lên Thạch Thất, sau đó mình vẫn lựa chọn Cẩm Phả để bắt đầu. Trong những chuyến xe lần ấy, mình đã khóc rất nhiều. Nhưng cảm xúc của mình không rõ ràng. Chỉ là đường về Cẩm Phả, đường về nhà sao xa xôi quá, mình không cầm lòng được. Có đôi lúc đang ngủ vạ vật trên xe mở mắt ra nhìn trước mặt l�� đường cao tốc, trời tối, xe tắt điện, chỉ có đền phanh của những xe trước mắt mờ mờ và từ làn đối diện hắt qua.
Vậy là đã gần 3 năm xa nhà đi làm. Mình chưa từng nghĩ có cơ hội nào để trở về gần bố mẹ, nhưng những con đường hình như ngày càng xa và càng dễ làm mình khóc hơn. Bây giờ khi đi học, một vùng đất mới đúng như ý nguyện của mình, nhưng mình cũng không thể không thấy mệt mỏi. Ngày hôm qua trong lúc sang đường để về nhà trọ, bỗng mình nghĩ đến mẹ, mình chưa mua gì tặng mẹ 20/10 cả, thế là hai mắt lại đỏ hoe.
Có lẽ từ sau đợt ôn thi, sức khỏe thế chất và tinh thần của mình đều đã xuống dốc rất nhiều. Mình khóc nhiều hơn, tủi thân nhiều hơn, mệt mỏi nhiều hơn... Mình thường xuyên bị choáng và phải mất một lúc mới hồi lại được, ăn uống kém đi nhiều. Có lẽ stress vốn là thứ dễ dàng ảnh hưởng đến mình đến vậy...
Nhưng mình cũng chỉ biết tự nhắc bản thân phải cố gắng lên, mình làm gì có cách nào chứ? Dù chỉ là cố gắng ăn, cố gắng học, cố gắng giữ cho mình một trạng thái vừa đủ, không cần vui sướng nhưng không áp lực, không sợ hãi. Có lẽ bất cứ một cố gắng nào, đều phải tập trung, và có thể đều khiến mình mất đi năng lượng.
2 năm tới ở Hà Nội. Mình bỗng nghĩ về một ngày nào đó, một thời gian vừa phải nào đó mình sẽ lại đặt chân đến Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn để trải nghiệm cuộc sống.
Tumblr media
Chiếc ảnh mưa ở Cô Tô con. Một chuyến đi thay đổi chỗ ngủ nhưng cũng là chuyến đi được nắm tay anh đi dạo, nhìn thấy anh vui vẻ và hứng khởi khi được tắm ở bãi biển trong veo.
7 notes · View notes
baominhland · 2 years
Text
Năm 2023, Tp.HCM xây 9 cầu vượt, bãi gửi xe kết nối với tuyến metro số 1
Đến nay, Sở GTVT Tp.HCM đã làm các bước lập dự án đầu tư, xây dựng, tăng cường các tuyến xe buýt kết nối tuyến metro số 1. Dự án đang mở bán: Vinhomes Móng Cái Tại buổi họp báo về kinh tế – xã hội tại TP.HCM diễn ra mới đây, ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, TP.HCM sẽ xây 9 cầu vượt trên xa lộ Hà Nội và làm các bãi giữ xe máy gần 9 ga trên cao để tạo…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
carnation-once · 1 year
Text
Sống trên đời này, thứ khó làm nhất chính là biết ơn, nhưng nếu một người luôn biết ơn, hẳn người đó sẽ có được rất nhiều thành tựu.
Biết ơn, sẽ giúp cậu đối nhân xử thế biết cân nhắc thiệt hơn, để không khiến ân nhân của mình rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan.
Biết ơn, sẽ giúp cậu làm gì cũng phải tính toán kỹ lưỡng để đừng lợi mình hại người.
Biết ơn, sẽ giúp cậu hoàn thiện và trưởng thành từ bên trong chứ không phải chỉ là một đứa trẻ to xác.
Tôi đã từng xem nhẹ biết ơn nhiều lắm.
Nhưng có thể từ nay sẽ khác.
Mà hình thành thói quen này chỉ từ việc đơn giản là biết ơn mẹ mua hộ cho ổ bánh mì bữa sáng, biết ơn chú bảo vệ dắt xe giúp khi tôi tìm mãi không thấy xe trong bãi khu trung tâm thương mại, biết ơn bác tài xế, chị tiếp viên xe buýt cho tôi có một hành trình an toàn... đó, cậu có thể biết ơn từ những việc nhỏ như vậy đấy.
2023.06.09
Tumblr media
16 notes · View notes
chieclamauxanh · 1 year
Text
một (trong số ít) chiều tớ thấy sài gòn cũng dễ thương.
chiều nay tớ vào lại sài gòn sau mấy ngày cuối tuần healing ở nhà. lúc đi là tầm ba rưỡi chiều, tớ nghĩ trong lòng là thế nào cũng mắc mưa, nhưng tớ không thể đi sớm hơn vì nắng kinh khủng. kể cũng lạ, dạo này thời tiết cứ bị khó chiều, nắng thì nắng gay gắt, mưa thì mưa xối xả. tớ đi được nửa đường đã thấy mây đen văng kín tít đằng xa.
vậy mà may thay, kiểu tớ đi đến đâu là mưa tạnh đến đấy, tớ không những không mắc mưa mà còn được đất trời xoa dịu bởi tiết trời mát mẻ sau mưa nữa. đến phòng cất đồ đạt xong thì tớ quyết định đi cà phê để học bài. chưa kể với mọi người là còn 20 ngày nữa tớ thi hsk, nên hiện tại tớ là sĩ tử ôn thi chăm chỉ đó.
ở bãi đỗ xe của quán cà phê, tớ thấy cầu vồng. lâu rồi mới lại thấy, vui thật sự. hôm nay tớ đi một quán cà phê be bé, thật ra là một tiệm hoa tích hợp quán cà phê, đúng kiểu tớ thích. bước vào tiệm đã nghe mùi hoa cỏ thơm lừng, còn có cả mấy bản nhạc cổ điển, mấy bài thơ hay hay nữa. chỗ tớ ngồi còn có một cây piano, tiếc là tớ không biết chơi, hì hì.
tớ gọi một cốc có tên là 'free spirit', gọi vì thích cái tên, nhưng mà lúc uống vào thì thấy cũng khá hợp gu. là một cốc nước ép có dưa hấu và chanh dây, vị chua đúng vị tớ mê.
đấy kiểu lâu lâu thấy cũng đáng yêu, cũng dễ mến lắm. mong là sài gòn tiếp tục yêu thương và che chở tớ như vậy nha.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
15 notes · View notes
ducphoc · 5 months
Text
Hôm nay bé bị mắng
Hôm nay bé nhà mình bị mắng. Không phải lần đầu nhưng mà rất đáng nhớ.
Chắc là do một số yếu tố khách quan và chủ quan mà dạo này bé trở nên nóng tính hơn và nhạy cảm hơn. Chơi với mọi người, bị trêu có tí mà đã khóc to. Mẹ khuyên giải không nghe, lại còn đánh mẹ xong gào lên cho cả cái ngõ nghe thấy.
Ông bố như mình thì làm gì? Khuyên không được thì để cho mẹ đóng vai ác thôi, xong nhất trí với mẹ là không có đi chơi nữa, đi về. Việc đó mất thêm 10 phút gào khóc nữa và kết thúc bằng việc bố bế bé bước bộ ra bãi xe.
Chả biết mắng hôm nay có xi nhê tí nào không, nói chung là sẽ ôn lại bài học nhớ đời này trong một tuần. Hehe.
3 notes · View notes