Tumgik
#Bà bầu có nên ăn nhãn
Text
Ăn quả nhãn khi mang thai được không?
Chế độ ăn của mẹ bầu rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu khá cẩn thận trong việc ăn uống bất cứ thứ gì. Phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Thắc mắc đó của các mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Xem thêm: Tại sao bà bầu không được đi thăm bà de
Thành phần dinh dưỡng của quả nhãn
Qua nghiên cứu cho thấy, trong 100 thịt trái nhãn sẽ chứa đến 48 calo cùng với nhiều chất dinh dưỡng bao gồm:
Carbohydrate: 10.9g
Protein: 0.9g
Lipid: 0.1g
Chất xơ: 1.1g
Đường: 65g
Nước: 86.3g
Năng lượng: 48kcal
Vitamin B1: 0.03mg
Vitamin B2: 0.14mg
Vitamin B3: 0.3mg
Vitamin C: 58mg
Sắt: 0.4mg
Canxi: 21mg
Phốt pho: 12mg
Kali: 266mg
Magie: 10mg
Kẽm: 0.29mg
Đồng: 150mcg
Mangan: 0.1mg
Natri: 26mg
Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất ngừa thiếu máu thiếu sắt
Phụ nữ mang thai ăn quả nhãn được không?
Bà bầu có thể ăn nhãn nhưng không quá 300g/ngày và chia thành nhiều lần ăn để không bị táo bón, rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, nóng trong và gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Lượng đường trong quả nhãn cũng rất cao, nếu ăn nhiều nhãn sẽ khiến bà bầu tăng nguy cơ bị béo phì, thừa cân, tiểu đường thai kỳ và có thể dẫn tới tai biến thai sản gây nguy hiểm cho thai kỳ.
Bà bầu ăn nhãn vừa đủ không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi mà còn có thể cung cấp được nhiều dưỡng chất thiết yếu, có lợi cho sức khỏe thai kỳ như vitamin C, một số vitamin nhóm B, kẽm, kali, sắt và canxi,… Nhờ đó mẹ bầu có thể nâng cao sức khỏe và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển toàn diện, tốt nhất.
Những mẹ bầu có sức khỏe yếu, thường xuyên bị táo bón, nóng trong thì không nên ăn nhãn. Quả nhãn có thể gây đau bụng, nóng trong, chảy máu khiến sức khỏe bà mẹ và thai nhi bị ảnh hưởng. Đặc biệt, mẹ bầu ăn nhãn bị chảy máu khiến thai nhi không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Nếu để chảy máu kéo dài có thể khiến thai nhi không phát triển đầy đủ, chậm phát triển. Đồng thời bà bầu bị tăng nguy cơ thiếu máu hoặc thiếu máu nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ tai biến thai sản.
Ngoài việc chú ý không ăn nhãn quá 300g/ngày bà bầu cũng cần chú ý bổ sung vi chất đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên uống. Mẹ bầu nên chọn lựa các loại sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón để bổ sung hiệu quả, lành mạnh, tăng cường khả năng hấp thụ vi chất vào cơ thể.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất giảm đau nhức loãng xương
Bà bầu ăn nhãn mang lại những lợi ích gì?
Quả nhãn chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, nếu mẹ bầu ăn vừa đủ và đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực trong thai kỳ:
Giảm đau dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa: Ép nhãn lấy nước uống đều đặn trong vài tuần sẽ giúp tăng cường trí nhớ, phòng ngừa và cải thiện bệnh đau dạ dày. Những vấn đề thường gặp khi mang thai như chướng bụng, đầy hơi, táo bón cũng được giảm đi nếu mẹ bầu ăn nhãn điều độ, thường xuyên. Protein và các chất béo thực vật có trong nhãn cũng giúp hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động hiệu quả hơn. Giảm các triệu chứng thai nghén: Bà bầu 3 tháng đầu bị nghén ăn nhãn có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén hiệu quả. Nhờ đó mẹ bầu ăn ngon miệng hơn và góp phần đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ. Có hàm răng chắc khỏe: Nhãn có hàm lượng cao canxi và phốt pho, thường xuyên ăn nhãn giúp chúng ta có hàm răng chắc khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm lợi, viêm nha chu, đau họng,… Tăng sức đề kháng: Nhãn giàu vitamin C – 1 trong 13 vi chất dinh dưỡng thiết yếu với cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh cảm, cúm, ho, sốt nhẹ. Nhãn còn có chứa một số vitamin nhóm B, sắt,… góp phần phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt khi mang thai, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho bà bầu. Đồng thời vitamin C còn tăng cường sản xuất tế bào da, mang lại làn da mịn màng, tươi sáng. Bổ sung năng lượng: Nhãn có ít calo và chất béo lại có chứa nhiều chất xơ, đường. Mỗi ngày ăn khoảng 250 – 300g nhãn giúp bạn có giấc ngủ ngon, bổ sung năng lượng, cải thiện táo bón và góp phần kiểm soát cân nặng. Loại bỏ giun: Bà bầu không được uống thuốc tẩy giun để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu ăn nhãn đều đặn với trọng lượng phù hợp sẽ giúp bà bầu loại bỏ giun sán một cách tự nhiên, không gây nguy hiểm cho thai kỳ.
Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Với bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc bà bầu có nên ăn nhãn không. Thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng trong nhãn mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khoẻ bà bầu và thai nhi. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể bổ sung nhãn vào thực đơn ăn uống với hàm lượng vừa phải bạn nhé.
0 notes
Những điều cần biết khi bà bầu bị ngứa bụng tháng cuối
Điều này nghe có vẻ kỳ cục nhưng chỉ có phụ nữ mang thai mới hiểu được những khó khăn khi phải kiểm soát thói quen gãi bụng bầu do bị ngứa. Vậy nguyên nhân gây ngứa bụng bầu tháng cuối là gì? Làm sao để xử lý tình trạng này?
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu
Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa bụng tháng cuối
Ngứa bụng trong thai kỳ có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân sau:
Do biến đổi về sinh lý, sự căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần trong bụng mẹ. Ngoài bụng thì mẹ còn sẽ gặp tình trạng ngứa ở các vị trí như bầu vú, cánh tay, mông, đùi… do vùng này tích tụ nhiều mỡ. Đổ mồ hôi nhiều ở mẹ gây rôm sảy, thường ở vùng nếp gấp da như là bẹn, ngực, cổ, gáy, lưng… Do cơ thể mẹ bầu tháng cuối tăng nồng độ Estrogen và tăng sinh mạch máu ngoài da. Tình trạng viêm nang lông thai kỳ xuất hiện trong tháng cuối thai kỳ cũng dễ gây ngứa bụng cho mẹ. Do bệnh lý như bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm sinh dục… Các bà bầu tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm, bị dị ứng thức ăn cũng khiến tình trạng ngứa ở bụng tồi tệ hơn. Thai phụ mắc chứng ứ mật cũng có thể bị khô da và ngứa. Đi kèm với ngứa là các dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, vàng da, mệt mỏi…
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu
Cách chữa trị tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng
Dưới đây là những gợi ý đơn giản và dễ thực hiện giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu bị ngứa ở bụng:
Tuyệt đối không gãi ngứa
Khi mẹ bầu bị ngứa bụng thì nên hạn chế việc gãi ngứa vì nếu càng gãi thì da mẹ sẽ càng bị kích ứng và gây ngứa ngáy nhiều hơn.
Dùng kem dưỡng ẩm
Nếu tình trạng ngứa ở vùng bụng do da khô ráp, bên cạnh lựa chọn sữa tắm phù hợp, mẹ bầu cũng cần dưỡng ẩm vùng da bụng bằng kem dưỡng ẩm, lotion nhé. Mẹ bầu nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có dán nhãn an toàn cho bà bầu hoặc dùng các loại dầu thực vật như dầu dừa, olive để cải thiện tình trạng khô da ở bụng. Nên sử dụng thường xuyên để có hiệu quả tốt hơn.
Ngoài kem dưỡng ẩm thì mẹ cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để dưỡng ẩm da như gel nha đam, sữa chua, bột yến mạch…
Xem thêm: mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Uống nhiều nước
Nước có khả năng cân bằng độ ẩm cho làn da. Vì thế mẹ bầu bị ngứa bụng khi mang thai muốn da bụng bớt ngứa thì nên uống nhiều nước lọc, trà để chống khô da.
Giữ quần áo khô ráo
Nếu mẹ bầu đang ngứa bụng hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể thì cần giữ quần áo luôn khô ráo. Nếu chẳng may quần áo bị dính nước ướt thì các mẹ nên thay quần áo khô ngay sau đó. Mẹ bầu nên chọn quần áo bằng chất liệu cotton sẽ ít gây kích ứng da hơn.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
Sử dụng máy tạo độ ẩm có thể sẽ giúp làn da của mẹ bầu tháng cuối khỏi bị khô. Tuy nhiên, máy tạo độ ẩm có thể lan tỏa vi khuẩn và khiến mẹ bị dị ứng nếu sử dụng không đúng cách. Vì thế, mẹ bầu hãy đọc kỹ và làm theo hướng dẫn khi sử dụng loại máy này nhé.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung các vi chất thiết yếu: sắt, canxi, DHA, axit folic … qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi!
Xem thêm: lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp mẹ bầu biết cách xử lý khi bị ngứa bụng trong thai kỳ. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để tận hưởng khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa này.
0 notes
Liệu bà bầu ăn cà muối có sao không?
Tumblr media
Liệu bà bầu ăn cà muối có sao không?
Mặc dù các bà bầu có thể ăn cà muối, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo một điều đáng lưu ý rằng, trong cà pháo có hàm lượng chất solanin độc cao gấp 5-10 lần so với giới hạn an toàn. Đặc biệt, khi sống cà pháo có chứa hàm lượng chất này rất cao. Việc tiêu thụ cà pháo sống có thể gây nguy cơ ngộ độc, thường có biểu hiện như tiêu chảy, buồn nôn, và thậm chí gây ảo giác.
Theo quan điểm của Đông y, khi ăn các món ăn có tính hàn, không nên kết hợp cùng cà pháo. Do đó, theo kinh nghiệm dân gian, khi chế biến món cà pháo thường phải thêm gia vị tỏi, ớt, những gia vị có tính ôn kèm theo.
Với hàm lượng chất solanin cao, người mới ốm dậy, tăng nhãn áp hay suy nhược cơ thể tuyệt đối không nên ăn cà pháo sống. Khi cà pháo được muối chua, độc tính của nó sẽ được giảm bớt. Vì vậy, bà bầu có thể ăn cà muối, tuy nhiên cần cẩn trọng và chú ý không ăn quá nhiều và thường xuyên.
Vì vậy, mỗi lần chỉ nên ăn vài trái. Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu nên loại bỏ hạt khi ăn cà muối vì tin rằng hạt cà muối có gây ra nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.
>> Xem thêm: Cách massage bầu toàn thân hiệu quả!
Những lưu ý khi bà bầu ăn cà muối để đảm bảo an toàn hiệu quả
Bà bầu có thể ăn cà muối, nhưng nên hạn chế và chỉ ăn một lượng rất nhỏ. Nếu có thể, tốt nhất không nên ăn.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên ăn cà muối xổi. Chỉ ăn khi cà muối đã đủ độ chín, đủ độ chua, nhưng cũng không nên ăn cà muối quá chua và có nổi váng trắng hoặc đen.
Bởi lẽ, trong cà muối xổi có chứa hàm lượng nitrat cao có thể biến đổi thành nitrit. Khi kết hợp với các axit amin có mặt trong các thực phẩm khác, các vi khuẩn trong cà muối có thể tạo thành nitrosamine – chất này có thể gây nguy cơ ung thư.
Không nên sử dụng cà muối hàng ngày trong suốt thời kỳ mang thai. Theo các chuyên gia khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần và mỗi bữa chỉ ăn vài quả.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quá trình chế biến cà muối cũng cần phải có quy trình đảm bảo. Tốt nhất là tự mua cà pháo và tự muối trong các hũ sành, thuỷ tinh. Tránh sử dụng đất nung chứa kim loại nặng để muối hay bảo quản cà, vì hàm lượng kim loại này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và ảnh hưởng đến chất lượng của quả cà.
Tumblr media
Qua bài viết trên, chắc hẳn đã giúp các bà bầu giải đáp được thắc mắc có nên ăn cà muối trong thời kỳ mang thai không. Thêm vào đó để thai kỳ trở nên thoải mái hơn, mẹ bầu cũng nên lựa chọn một liệu trình massage bầu tại spa chăm sóc bầu uy tín và tin cậy để chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho mẹ bầu tốt nhất. Đến spa chăm sóc bầu uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage bầu chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại spa chăm sóc bầu uy tín mẹ còn được chăm sóc da cho bà bầu đúng cách và bước ngâm chân cho bà bầu bằng thảo dược giúp lưu thông khí huyết, giảm phù nề và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
0 notes
Text
Ăn nhãn khi mang thai 12 tuần được không?
Quả nhãn rất thơm ngon và có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng một số mẹ bầu lại rất e ngại khi ăn nhãn vì cho rằng loại quả này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để giải đáp thắc mắc “mẹ bầu 12 tuần ăn nhãn được không” mời bạn cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.
Xem thêm: mang bầu tuần thứ 12 nên ăn gì
Ăn nhãn khi mang thai 12 tuần được không?
Bà bầu hoàn toàn CÓ THỂ ăn nhãn trong thai kỳ một cách bình thường như việc ăn tất cả các loại trái cây khác.
Nếu mẹ bầu ăn vừa đủ và ăn đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong thai kỳ.
Ăn nhãn tăng cường thể lực
Cảm giác uể oải, mệt mỏi là triệu chứng ốm nghén thường gặp ở phụ nữ mang thai trong 12 tuần đầu thai kỳ do thay đổi nội tiết tố và tâm sinh lý. Nhãn có thành phần chứa nhiều loại đường khác nhau giúp phục hồi năng lượng hiệu quả. Ngoài ra, ăn nhãn đều đặn còn có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ăn nhãn giúp bổ sung chất chống oxy hóa
Theo Đông y, nhãn có khả năng chữa các triệu chứng mất ngủ, giảm viêm hiệu quả nhờ chứa chất chống oxy hóa. Do đó, mẹ hãy bổ sung với lượng vừa đủ nhãn trong 12 tuần đầu thai kỳ mẹ nhé.
Cung cấp vitamin cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi
Nhãn là một trong những loại quả chứa hàm lượng vitamin C tương đối cao. Lượng vitamin dễ hấp thu này có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho người mẹ một cách tự nhiên, không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Ngoài ra, các vitamin khác có trong nhãn như lượng vitamin A tốt cho thị giác và các loại vitamin B hỗ trợ quá trình phát triển tế bào và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, việc ăn nhãn trong 12 tuần đầu hoàn toàn có thể lợi nếu mẹ bầu biết cách ăn đúng và đủ.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu
Ăn nhãn giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Nhãn có tác dụng cải thiện các bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,… Hàm lượng chất béo và protein thực vật giúp kích thích quá trình trao đổi chất giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Loại quả này còn có tác dụng giảm ốm nghén, buồn nôn khi mang thai, giúp mẹ bầu không gặp khó khăn trong việc ăn uống ở thời kỳ đầu của thai kỳ.
Làm đẹp da cho mẹ bầu
Nhãn chứa các đặc tính chống lão hóa và hàm lượng vitamin C giúp mẹ bầu cải thiện làn da hiệu quả. Hàm lượng vitamin C cải thiện thâm nám, làm sáng da và chất chống oxy hóa có khả năng giảm hoạt động gốc tự do, tránh da lão hóa sớm.
Cải thiện tuần hoàn máu não bà bầu
Ăn nhãn khi mang thai 12 tuần đầu giúp tăng cường quá trình hấp thu sắp của cơ thể từ đó hạn chế tình trạng thiếu máu ở bà bầu, tạo cảm giác dễ chịu cho hệ thần kinh. Đồng thời bổ sung quả nhãn giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh về tụy.
Xem thêm: loại sắt không gây táo bón cho bà bầu
Ăn nhãn sao cho đúng?
Nhãn chỉ thực sự tốt khi mẹ bầu biết ăn đúng cách. Dưới đây là một số chú ý khi mẹ ăn nhãn trong quá trình mang thai.
Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 200 – 300g nhãn mỗi ngày và chỉ nên ăn 1 – 2 lần/ tuần. Mẹ nên ăn nhãn sau bữa chính, tránh ăn trước bữa cơm vì sẽ gây cảm giác no, khiến mẹ bầu ăn không ngon. Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn nhãn bởi sẽ khiến tình trạng tiểu đường nặng hơn. Nên rửa nhãn thật kỹ trước khi ăn vì vỏ nhãn thường chứa rất nhiều bụi bẩn, thậm chí là thuốc trừ sâu mẹ nhé.
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng thật khoa học cùng với bổ sung sắt và canxi tốt cho bà bầu trong thai kỳ sẽ giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Xem thêm: Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy thì dừng
Như vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn nhãn khi mang thai 12 tuần nhưng cần phải lưu ý những vấn đề kê trên để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
0 notes
suckhoemebe · 7 months
Text
Gợi ý thực đơn ăn vào con không vào mẹ trong 3 tháng cuối
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối sẽ góp phần quyết định đáng kể đến thể trạng của cả mẹ và bé. Ở giai đoạn này, thai phụ phải có thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ nhiều, đảm bảo an toàn, lành mạnh, khoa học. Có như thế, mẹ bầu mới duy trì được nền tảng sức khỏe ổn định, sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời.
Nhu cầu dinh dưỡng trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” thành công, chuyên gia khuyến khích mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bao gồm:
Nhu cầu năng lượng: phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ cần cung cấp khoảng 2180 – 2500 calo/ ngày Glucid: 355 – 450gr/ ngày. Đây là chất cung cấp nguồn năng lượng chính yếu cho cơ thể. Chất đạm: 91gr/ ngày. Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên tế bào, giúp thai nhi phát triển tối đa. Lipid: 60 – 72gr/ ngày. Đây là các chất béo tham gia vào sự hình thành, phát triển não bô của thai nhi. Sắt: 27,4 – 41,1mg/ ngày. Khoáng chất này sẽ tạo ra hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở mẹ bầu. Canxi: 1200mg/ ngày. Canxi là nguyên tố tham gia vào cấu trúc chính của hệ xương và răng. Đồng thời nó cũng hỗ trợ quá trình đông máu diễn ra bình thường; đảm bảo sự phát triển của hệ thân fkinh. Vitamin D: (20mcg/ ngày). Đây là vi chất giúp mẹ tăng cường sự hấp thụ canxi và phốt pho. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, bé sẽ mắc phải chứng còi xương, suy dinh dưỡng. Folate: 600mcg/ ngày. Đây là chất tham gia vào quá trình phân chia, phát triển tế bào. Từ đó hạn chế tình trạng dị tật ở thai nhi. Iod: 220mcg/ ngày. Sự tăng trưởng của não bộ thai nhi rất cần tới sự góp mặt của iod. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất này sẽ giúp thai nhi giảm thiểu nguy cơ mắc phải chưng đần độn, các bệnh về thần kinh…
Xem thêm: thuốc sắt và acid folic cho bà bầu ngừa thiếu máu dị tật thai nhi
Gợi ý thực đơn ăn vào con không vào mẹ trong 3 tháng cuối
Dưới đây là những gợi ý một số thực đơn cho 7 ngày đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ có thể tham khảo để áp dụng chế độ ăn vào con không vào mẹ hiệu quả.
Thứ 2:
Bữa sáng: Phở bò viên; trà hoa cúc
Bữa trưa: Cải ngọt xào gan lợn; canh cua nấu bí xanh; thịt heo kho trứng; chè đậu đỏ nước cốt dừa.
Bữa tối: Đậu phộng xào tỏi; canh mồng tơi nấu tôm khô; đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua; dưa hấu.
xem thêm: viên canxi không gây táo bón cho bà bầu
Thứ 3:
Bữa sáng: Bánh bao trứng muối; nước cam
Bữa trưa: Rau hẹ xào; giò lợn kho kim chi; canh măng chua cá rô phi; sinh tố mãng cầu.
Bữa tối: Thịt ba chỉ xào giá đỗ; canh bắp cải nấu tôm; cá bống dừa kho cà chua; táo.
Thứ 4:
Bữa sáng: Miến gà; sữa đậu nành
Bữa trưa: Bông cải xào nấm cà rốt; canh cải bó xôi mọc viên; đậu phụ non sốt thịt bò bằm; nước ép cà chua.
Bữa tối: Rau muốn xào tỏi; canh bí đỏ óc heo; cá lóc kho tộ; dưa lê.
Thứ 5:
Bữa sáng: Nui xào thịt xá xíu; nước ép bưởi
Bữa trưa: Canh sườn non củ cải muốn; su hào luộc; ếch kho cà ri; chè long nhãn hạt sen.
Bữa tối: Rau cần xào bao tử heo; canh cá diêu hồng nấu rau ngót; thịt ba chỉ heo rang cháy cạnh; dừa xiêm.
Xem thêm: gold dha bầu có tốt không
Thứ 6:
Bữa sáng: Bánh mỳ trứng pate; nước ép dứa.
Bữa trưa: Bò lá lốt cuốn bánh tráng rau sống; chè khúc bạch.
Bữa tối: Ngó sen xào tôm; canh rong biển sườn non; mực rán nước mắm; quýt đường…
Thứ 7:
Bữa sáng: Bánh cuốn thịt bằm chả lụa; nước chanh dây
Bữa trưa: Bông bí xào dầu hào; cá thu kho tiêu; canh khoai mỡ nấu tôm; măng cụt.
Bữa tối: Su hào xào nấm đông cô; canh chua cá basa; chả lụa kho tiêu; thanh long.
Chủ nhật:
Bữa sáng: Mỳ vằn thắn, nước ép nho.
Bứa trưa: Mỳ nào thịt xá xíu; rau sống; chè mè đen.
Bữa tối: Thịt bê xào hành tây; canh khế nấu cá cơm; thịt heo nướng riềng mẻ; sầu riêng.
Xem thêm: cách chuyển dạ nhanh ở tuần 38
Trên đây là những gợi ý về thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng được thực đơn hàng ngày để bé yêu phát triển.
0 notes
mebaumagb6 · 7 months
Text
Cùng tìm hiểu những viên bổ sung Magie B6 Châu Âu
Magie là một chất khoáng quan trọng tham gia vào nhiều quy trình nâng cao sức khoẻ cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những viên bổ sung Magie B6 Châu Âu được nhiều người biết tới. Và cách sử dụng viên bổ sung Magie B6 tốt nhất. Chela-Mag B6 – Viên bổ sung Magie B6 Châu Âu
Tumblr media
Chela-Mag B6 là viên bổ sung Magie B6 từ Châu Âu Xuất xứ: Ba Lan Thương hiệu: Olimp Labs Hộp 30 viên Chela-Mag B6 được sản xuất bởi tập đoàn Olimp Labs – Là 1 trong những tập đoàn sản xuất dược nổi tiếng Châu Âu. Viên Uống Chela-Mag B6 có thành phần: Magie (từ Magnesium amino acid chelate Albion™ – Magnesium bisglycinate): 100mg Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride): 2.1mg Liều dùng: Uống 1 viên hàng ngày sau bữa ăn hoặc theo chỉ định của nhân viên y tế. TPBVSK Chela-Mag B6 là có chứa công thức Magie ở dạng Albion Chelate, kết hợp với thành phần Vitamin B6, có công dụng: Bổ sung Magie và Vitamin B6 hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh. Chela-Mag B6 là sản phẩm của tập đoàn Olimp Labs – đơn vị sản xuất nhiều sản phẩm nổi tiếng, quen thuộc với mẹ bầu, mẹ sau sinh Việt Nam: Sắt Chela-Ferr Forte, Canxi Chela-Calcium D3, Gold DHA, Vitamin tổng hợp cho bà bầu Gold-Vit Mama, … Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam, nhờ vậy, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua được sản phẩm chính hãng, uy tín, không lo nguy cơ hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.
Viên uống Suvéal Magne-Fer Xuất xứ: Pháp Thương hiệu: LABORATOIRE DENSMORE Hộp 30 viên Thành phần: Magie (trong Magie oxyd biển): 300mg Sắt (trong Sắt bisglycinate): 14mg Vitamin B6 (trong Pyridoxine HCl): 1,4mg Sản phẩm giúp bổ sung magie, sắt và vitamin B6 trong cơ thể. Uống 1 viên/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc Magne-B6 Corbière Sanofi Xuất xứ: Pháp Thương hiệu: Sanofi Hộp 50 viên Thành phần: Magnesium lactate: 470 mg Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride): 5 mg Liều dùng: Người lớn: Uống từ 6 đến 8 viên trong vòng 24h Trẻ em: trên 6 tuổi (nặng từ khoảng 20kg): Uống từ 4 đến 6 viên trong vòng 24h Chia liều theo sáng – trưa và chiều, uống cùng với nhiều nước. Người lớn: 6 đến 8 viên/24 giờ. Magne-B6 Corbière Sanofi là thuốc bổ sung Magie B6 Châu Âu, cần được uống theo chỉ định của bác sĩ và ngưng khi nồng độ Magie trong máu trở về bình thường. Trên đây là những loại viên uống bổ sung Magie B6 Châu Âu uy tín thường gặp. Tùy vào thể trạng và nhu cầu mà người tiêu dùng có thể chọn sản phẩm phù hợp với bản thân. Để chọn sản phẩm bổ sung Magie B6 chất lượng, bạn cần ghi nhớ các lưu ý dưới đây Viên uống Magie B6 loại nào tốt? Để chọn được viên uống bổ sung Magie B6 tốt, bạn cần lưu ý: Chọn viên uống chứa Magie dễ hấp thu Khi uống viên bổ sung Magie và vitamin B6, bạn nên để ý tới thành phần của Magie. Chọn đúng Magie dễ hấp thu sẽ giúp cơ thể hấp thu Magie tốt, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đầy đủ. Bên cạnh Magie thường gặp, Magie Albion Chelate cũng là lựa chọn bạn có thể cân nhắc. Magie Albion Chelate đã có bằng sáng chế Hoa Kỳ số 7,838,042 chứng nhận hoàn toàn không gây dị ứng, đảm bảo an toàn và hấp thu cao. Đây là một trong những chứng nhận quan trọng nhằm đảm bảo được sự an toàn của thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thành phần có Vitamin B6 Vitamin B6 sẽ hỗ trợ hấp thu Magie, đây cũng là vi chất có nhiều tác dụng với cơ thể: tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, glucid và lipid; tổng hợp chất quan trọng trong hệ thần kinh trung ương, và đặc biệt là tham gia tổng hợp Hemoglobin; giúp bảo vệ tim mạch, ổn định đường huyết trong máu, chống stress và tăng cường miễn dịch. Chọn viên uống bổ sung Magie B6 có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Chọn đúng viên uống có xuất xứ rõ ràng, có nhãn, tem hướng dẫn tiếng Việt, do đơn vị uy tín đứng ra nhập khẩu và phân phối sẽ giúp đảm bảo chất lượng nguyên vẹn khi tới tay người tiêu dùng. Thêm nữa, sản phẩm được nhập khẩu chính hãng sẽ đảm bảo nguồn bán ổn định, date mới, tránh gặp phải tình trạng sử dụng hàng cận date, bảo quản sai quy cách hoặc kém chất lượng,… Các lưu ý cần biết khi sử dụng viên bổ sung Magie B6
Tumblr media
Không sử dụng viên uống Magie B6 đối với bệnh nhân suy thận nặng, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của viên uống. Không dùng Magie B6 cùng lúc với kháng sinh tetracylin. Trong trường hợp buộc phải dùng kháng sinh này, nên uống kháng sinh sau ít nhất 3 tiếng sau khi uống Magie. Nếu đang sử dụng viên uống bổ sung canxi, nên uống magie trước, canxi sau. Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, táo bón,… nên ngưng sử dụng và xin ý kiến của bác sĩ. Hỏi ý kiến chuyên viên y tế để có liều lượng bổ sung Magie B6 thích hợp trước khi sử dụng. Bên cạnh việc sử dụng viên uống bổ sung Magie B6, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn giàu Magie và Vitamin B6 từ thực phẩm hàng ngày như: chuối, các loại hat điều, hạt lanh, hạt lạc, hạt bí ngô, quả hạnh nhanam các loại đậu (đậu đen, đậu nành, đậu lima), ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ, rau màu xanh đậm (rau cải thìa, rau bina, rau cải xoăn, các sản phẩm từ bơ sữa ít béo,… Sử dụng viên uống bổ sung Magie B6 Châu Âu hay bất kỳ nước nào cũng cần đảm bảo đủ các yếu tố: Nguồn gốc rõ ràng, thành phần đầy đủ, liều lượng thích hợp. Bạn cần lưu ý để có được viên uống tốt cho bản thân.
0 notes
nklkhangton146 · 7 months
Text
Bà bầu nên kiêng ăn những món gì?
Bà bầu nên kiêng ăn những món gì?
Bà bầu nên tránh một số thực phẩm và thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho thai nhi hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Dưới đây là một số thứ cần kiêng ăn:
Thịt chín chưa kỹ hoặc thịt sống: Thịt chín chưa đủ có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella hoặc E. coli, đó là lý do tại sao nên tránh thịt sống hoặc chưa chín kỹ.
Hải sản không được nấu chín kỹ: Hải sản, như sushi hoặc hải sản sống, có thể chứa các loại vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh. Cần đảm bảo rằng hải sản được nấu chín kỹ trước khi ăn.
Sữa chưa pasteurize: Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được pasteurize có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Hãy chọn các loại sữa đã qua xử lý nhiệt.
Trứng chưa chín kỹ: Trứng chưa chín kỹ có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Hãy tránh ăn trứng sống hoặc chưa chín kỹ.
Cá có nồng độ cao chì và thủy ngân: Các loại cá như cá hồi, cá mackerel và cá cá ngừ có thể chứa hàm lượng cao chì hoặc thủy ngân, gây hại cho thai nhi. Nên tránh tiêu thụ quá mức.
Thực phẩm chứa cafein: Caffeine có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây vấn đề về ngủ. Nên giới hạn tiêu thụ cà phê và các đồ uống chứa caffeine.
Thực phẩm chứa đồng vị bromat: Các loại thực phẩm có thể chứa đồng vị bromat, một chất bảo quản có thể gây hại cho thai nhi. Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm để tránh các loại thực phẩm này.
Thực phẩm có chứa quá nhiều đường và chất béo không lành mạnh: Ăn quá nhiều đường và chất béo không lành mạnh có thể gây tăng cân một cách không lành mạnh và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
Lưu ý rằng danh sách này chỉ mang tính chất tổng quát và có thể thay đổi dựa trên tình hình sức khỏe và hướng dẫn của bác sĩ của bà bầu. Hãy luôn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế của mình để biết thêm thông tin cụ thể và lời khuyên cá nhân.
1 note · View note
spachamsocbau · 7 months
Text
Hướng dẫn chưng yến cho mẹ sau sinh tại nhà đơn giản
Phụ nữ sau sinh dùng yến, từ lâu xem là món ăn bổ dưỡng phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng như trẻ em, người già, mẹ bầu và đặc biệt là sau sinh nên sử dụng yến như thế nào? Mẹ hãy tham khảo nhữngcách chưng yến cho mẹ sau sinh dưới đây.
Xem thêm: thuốc bổ máu không gây táo bón cho bà bầu sau sinh
Hướng dẫn chưng yến cho mẹ sau sinh tại nhà đơn giản
Có rất nhiều cách chưng yến cho mẹ bỉm sau sinh vừa thơm ngon bổ dưỡng, vừa đơn giản ngay tại nhà. Dưới đây là một số cách chưng yến bạn đọc có thể tham khảo:
Cách chưng yến với táo tàu
Nguyên liệu để chế biến món này gồm: yến sào đã làm sạch, táo tàu khô, gừng tươi cùng đường phèn.
Các bước chưng yến sào táo tàu cho mẹ bỉm sữa gồm:
Bước 1: Sơ chế yến đã làm sạch lông bằng cách ngâm với nước sạch khoảng 30 phút cho đến khi sợi yến nở nở bung và mềm thì vớt ra, để ráo.
Bước 2: Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
Bước 3: Ngâm táo tàu khoảng 5 phút cho mềm rồi rửa sạch, vớt ra và để ráo. Bạn có thể để nguyên hoặc bổ đôi hay thái lát táo tàu.
Bước 4: Đường phèn cho vào nồi nhỏ cùng 100 – 150ml nước sạch và đun nhỏ lửa cho đến khi đường tan hết thì cho táo tàu vào đảo cùng trong khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.
Bước 5: Cho yến đã ráo và gừng vào một bát sứ có nắp đậy hoặc thố chưng để chưng cách thủy trong khoảng 15 phút. Lưu ý đóng nắp kín khi chưng.
Bước 6: Mở nắp để cho thêm nước đường phèn và táo tàu vào chưng cùng yến, đậy nắp và đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
Sau 6 bước này, mẹ đã có được món yến chưng với táo tàu thơm ngon và giàu dưỡng chất.
Xem thêm: viên canxi không gây táo bón cho bà bầu sau sinh
Cách chế biến yến chưng tứ bảo cho mẹ
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: yến tinh chế đã rút lông, hạt sen, táo tàu khô, long nhãn, bạch quả, đường phèn.
Mẹ hãy thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1: Ngâm yến trong nước sạch khoảng 30 phút rồi vớt ra, để ráo, cho vào một thố chưng hoặc bát sứ có nắp đậy.
Bước 2: Ngâm nở long nhãn khô, táo tàu và bạch quả cho mềm rồi rửa sạch, vớt ra, để ráo. Táo tàu có thể cắt nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Đối với hạt sen khô, mẹ cần ngâm trong nước ấm khoảng 45 phút rồi rửa sạch. Với hạt sen tươi thì mẹ cần tách bỏ, bỏ tim sen để không bị đắng, sau đó rửa sạch lại. Tiếp theo, mẹ cho hạt sen vào nồi đun cùng nước vừa đủ cho đến khi chín mềm, nhưng không nên để chín nhũn.
Bước 4: Sau khi hạt sen chín thì cho táo đảo, bạch quả, long nhãn và đường phèn vào đun cùng trong khoảng 5 – 10 phút với lửa nhỏ thì tắt bếp.
Bước 5: Chưng yến sào cách thủy trong vòng khoảng 20 phút, sau đó cho hỗn hợp các nguyên liệu khác vào chưng cùng thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Lưu ý khi chưng cần đậy kín nắp và dùng lửa nhỏ.
Yến chưng tứ bảo hay tứ vị là một cách chưng yến cho mẹ sau sinh được nhiều người đánh giá cao vì hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đa dạng các nhóm nhất.
Xem thêm: sắt và canxi uống cách nhau bao lâu
Cách chưng yến với hạt sen cho mẹ
Một cách chưng yến cho mẹ sau sinh cực dễ thực hiện tại nhà khác để chị em tham khảo chính là món yến sào chưng hạt sen, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 10 – 15g yến sào tinh chế làm sạch lông, 70 – 100g hạt sen, 1 – 2 thìa đường phèn.
Các bước chế biến món yến sào chưng hạt sen cực bổ dưỡng cụ thể gồm:
Bước 1: Ngâm yến sào trong nước cho nở bung trong khoảng 30 phút rồi sạch lại và cho vào thố chưng hoặc bát sứ có nắp đậy.
Bước 2: Hạt sen khô cần ngâm mềm với nước trong khoảng 45 phút rồi rửa sạch, sau đó vớt ra, để ráo. Hạt sen tươi thì mẹ cần loại bỏ tim sen, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, đun hạt sen với một lượng nước vừa đủ cho đến khi chín mềm thì cho đường phèn vào đun cùng thêm vài phút cho đến khi đường tan hết.
Bước 3: Cho bát yến vào nồi chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó cho tiếp hỗn hợp hạt sen, đường phèn vào chưng thêm 5 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Lấy yến chưng ra chén và có thể chia nhỏ trong ngày để thưởng thức. Món yến chưng hạt sen bổ dưỡng này có thể dùng cho cả gia đình.
Ngoài yến chưng, mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Thêm vào đó, mẹ hãy chú ý kết hợp chế độ ăn khoa học cùng với bổ sung thuốc sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh,… giúp mẹ đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể tốt nhất.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách chưng yến cho mẹ sau sinh nhằm đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, dễ chế biến tại nhà cho quý bạn đọc tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp chị em biết cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong giai đoạn hậu sản và đang cho con bú.
0 notes
timnhanh · 8 months
Text
Mẹ bầu chăm sóc da như thế nào? Những vấn đề về da phổ biến khi mang bầu
Tumblr media
Mang bầu là một khoảng thời gian đầy kỳ diệu và đồng thời là một thách thức lớn đối với sức khỏe và vẻ đẹp của phụ nữ. Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể của bà bầu trải qua nhiều thay đổi và da cũng không ngoại lệ. Vì vậy, việc chăm sóc da đúng cách trở thành một phần quan trọng của chế độ chăm sóc sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu. Vậy mẹ bầu chăm sóc da như thế nào và da gặp những vấn đề gì khi mang bầu, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé! Những vấn đề da phổ biến mà mẹ bầu gặp phải Trong quá trình mang bầu, một số vấn đề da phổ biến mà các bà bầu có thể gặp phải bao gồm: Da khô và ngứa: Sự thay đổi hormone và mất nước trong cơ thể có thể làm da khô và ngứa. Điều này thường xảy ra trong giai đoạn sau 6 tháng mang bầu. Mụn và mụn trứng cá: Do sự thay đổi hormone, một số phụ nữ mang bầu có thể trở nên nhạy cảm với vi khuẩn và có xuất hiện mụn trứng cá hoặc mụn trên khuôn mặt, lưng và ngực. Nám da và đồi mồi: Một số phụ nữ mang bầu có thể phát triển nám da hoặc đồi mồi do tác động của hormone và ánh nắng mặt trời. Vết rạn da: Sự mở rộng nhanh chóng của da có thể gây ra vết rạn da, đặc biệt là trên bụng, ngực và hông. Đây là kết quả của sự đứt gãy các sợi collagen và elastin trong da. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng mỗi phụ nữ có thể trải qua những thay đổi da khác nhau trong quá trình mang bầu và không phải tất cả các vấn đề da đều xảy ra đối với mọi người. Mẹ bầu chăm sóc da như thế nào? Đảm bảo sạch sẽ và dưỡng ẩm - Mẹ bầu chăm sóc da như thế nào? Sử dụng sản phẩm làm sạch da phù hợp và không gây kích ứng: Khi chọn sản phẩm làm sạch da, mẹ bầu cần chú ý tìm các sản phẩm không chứa các thành phần gây kích ứng như paraben, hương liệu mạnh, hoá chất cấm hay các chất tẩy rửa mạnh. Áp dụng kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho da: Một trong những vấn đề thường gặp của mẹ bầu là da khô và mất nước. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm là cần thiết để duy trì độ ẩm cho da. Chọn kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa các thành phần có thể gây kích ứng hoặc gây hại cho thai nhi. Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV - Mẹ bầu chăm sóc da như thế nào? Sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng cao: Tia tử ngoại (UV) từ ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho da và tăng nguy cơ sạm da, tăng nám và các vấn đề da khác. Mẹ bầu cần sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng SPF (Sun Protection Factor) cao, ít nhất là SPF 30 hoặc cao hơn. Đeo nón và che chắn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, mẹ bầu cũng nên đeo nón và che chắn da khi ra ngoài trong thời gian ánh nắng mặt trời mạnh nhất, thường là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống - Mẹ bầu chăm sóc da như thế nào? Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho da và sức khỏe tổng thể: Mẹ bầu cần tăng cường việc ăn uống các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, như rau xanh, trái cây, các nguồn protein chất lượng như thịt gà, cá, đậu, hạt và các nguồn chất béo lành mạnh như dầu olive, hạt chia, lượng nước hợp lý và các loại thực phẩm chứa vitamin C, E và K. Các chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sức khỏe da và hỗ trợ quá trình tái tạo da. Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng và thoải mái: Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa thành phần có hại - Mẹ bầu chăm sóc da như thế nào? Xem xét danh sách thành phần và tránh các chất gây kích ứng hoặc gây hại cho mẹ bầu và thai nhi: Mẹ bầu cần đọc kỹ nhãn sản phẩm và tìm hiểu về các thành phần có thể gây kích ứng hoặc gây hại cho da và sức khỏe của mình. Một số thành phần nên tránh bao gồm paraben, thuốc nhuộm, hương liệu mạnh, các chất tẩy rửa mạnh và các hợp chất thủy ngân. Tìm hiểu về các sản phẩm da tự nhiên và hữu cơ thích hợp cho mẹ bầu: Mẹ bầu có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên và hữu cơ, được làm từ các thành phần tự nhiên không gây kích ứng hoặc gây hại cho da và sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Lời kết Trong những tháng ngọt ngào của quãng thời gian mang bầu, việc chăm sóc da không chỉ mang lại vẻ đẹp cho mẹ bầu mà còn là cách để mẹ bầu chăm sóc bản thân và thai nhi. Mẹ bầu chăm sóc da như thế nào? Bằng việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc da đơn giản và an toàn, mẹ bầu có thể tạo ra một môi trường lành mạnh cho sự phát triển của thai nhi và cảm thấy tự tin và tươi mới hơn trong quá trình mang thai. Hãy tận hưởng những phút giây đáng nhớ này và chú trọng đến việc chăm sóc da của mẹ bầu như một phần không thể thiếu trong hành trình mang thai. Nguồn: Tổng hợp Internet Read the full article
0 notes
Text
Đậm Đà Món Cuốn Với BÁNH TRÁNG PHƠI SƯƠNG Tây Ninh
Tumblr media
Nếu bạn là người đang tìm kiếm món bánh tráng phơi sương này thì chắc hẳn bạn là một người RẤT SÀNH ĂN bởi vì đây là món đặc sản chỉ có những người ĐAM MÊ ẨM THỰC và du lịch thì mới biết được. Còn nếu bạn là người lần đầu tiên biết đến món bánh tráng Tây Ninh này thì bạn BẮT BUỘC xem qua bài viết này để có những khái niệm cơ bản về nó trước khi lựa chọn nơi bán hàng UY TÍN và CHẤT LƯỢNG. Tìm hiểu chi tiết về món đặc sản Việt Nam nói chung cũng như đặc sản Tây Ninh nói riêng này qua bài thuyết minh bên dưới cùng Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình nhé! Ngoài ra, Như Bình còn nhiều bài viết giới thiệu các loại bánh tráng Tây Ninh khác mời bạn tham khảo. “Bánh mong manh như tình ai đó Phơi thêm sương cho dẻo cho mềm Rất dịu dàng là hạt sương đêm Thấm vào bánh tấm lòng dân dã Đã yêu nhau thì dồn tất cả Theo tháng ngày nối tháng năm qua” (Trích trong bài thơ “Bánh tráng phơi sương” của Trần Mỹ Liên)
Bánh Tráng Phơi Sương Là Gì Mà Trở Thành Đặc Sản?
Bánh Tráng Phơi Sương tên tiếng anh là Dew-soaked Rice Crepe, theo Wikipedia, là loại bánh tráng đặc sản ở huyện Trảng Bàng - Tây Ninh. Bánh dẻo, có vị mặn, có dạng hình tròn tương tự với các loại bánh tráng khác nhưng có màu trắng đục hơn và lấm tấm những hạt bong bóng nổi trên mặt bánh, có thể sử dụng trực tiếp không cần phải nhúng nước hay nướng giòn. Ngày 3.8.2012, tại huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bánh tráng phơi sương.
Tumblr media
Nguồn Gốc Của Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng Tây Ninh
Theo Wikipedia, Tương truyền rằng, có gia đình nọ đưa nhau từ miền Trung vào miệt Trảng Bàng thuộc trấn Gia Định (nay là Trảng Bàng, Tây Ninh) sinh sống. Họ chọn nghề bánh tráng để mưu sinh. Lúc ấy, bánh tráng vẫn còn dùng bột gạo chứ chưa dùng tinh bột khoai mì như hiện nay nên thường dày và cứng, nướng ăn chứ không mềm để cuộn với thịt luộc, rau sống. Một buổi chiều, cô con dâu do quá mệt nên khi gom bánh khô vào nhà đã bỏ quên hai vỉ bánh ngoài góc rào. Sáng ra, mẹ chồng thấy vỉ bánh ẩm ướt, vốn sẽ bị "nằm mê" không ngon, liền định rầy la. Anh chồng thương vợ mới về nhà còn chưa quen nên ra gỡ những chiếc bánh mềm mại sương đêm ấy mang vào nhà và hái những lá rau quanh vườn rồi mời cả nhà cùng ăn. Không ngờ mọi người ăn đều tấm tắc khen ngon, bà mẹ không la rầy con dâu nữa và từ đó món "bánh tráng phơi sương" được khai sinh.
Thành Phần Bánh Tráng Phơi Sương Gồm Có Những Gì Mà Khiến Bao Người Mê Mẩn?
Bánh tráng phơi sương đơn giản chỉ có bột gạo (có nơi pha thêm bột mì hoặc bột năng), nước và muối. Để làm ra được một chiếc bánh tráng phơi sương chất lượng thì việc quan trọng nhất là chọn nguyên liệu sao cho gạo làm bánh phải là gạo mới nhất, gạo ngon nhất và không được pha trộn gì cả.
Có Mấy Loại Bánh Tráng Phơi Sương Tây Ninh Trên Thị Trường?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bánh tráng phơi sương nhưng có hai loại bánh đã nổi tiếng từ lâu đời đó là món bánh tráng nướng phơi sương Trảng Bàng: bánh có hình bầu dục to khoảng cỡ giấy A4, có màu trắng đục mềm dẻo, trên bề mặt bánh có lấm tấm hạt hoặc lỗ to nhỏ bong bóng và bánh tráng trắng phơi sương của huyện Gò Dầu có màu trắng trong cũng có hình bầu dục to bằng cỡ giấy A4 nhưng mỏng hơn trên bề mặt có nổi lên vết đan của tre nứa.
Cách Làm Ra Chiếc Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng
Tùy thành phần của bánh tráng phơi sương Tây Ninh rất đơn giản nhưng để làm ra được một chiếc bánh hoàn hảo là cả một quá trình công phu và tỉ mỉ Trộn bột: sau khi đem gạo đi xay xong bỏ thêm 1 lượng muối vừa phải tạo vị mặn mặn cho bánh rồi hòa vào nước theo tỉ lệ thích hợp. Tráng bánh: Bánh tráng thường được tráng 2 lớp. Bánh vừa chín tới còn ướt sẽ được đem ra nắng phơi khô Nướng bánh: đây là công đoạn rất quan trọng quyết định màu sắc đặc trưng của Bánh Tráng Phơi Sương. Bánh tráng sau khi đã được phơi khô đem vào nướng ở một chiếc lò nướng đặc biệt, điểm lưu ý duy nhất là bánh không được nướng quá chín, quá phồng nên chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi các hạt bong bóng nhỏ trên mặt và ngả sang màu trắng đục thì phải dừng lại. Phơi bánh: bánh nướng xong đem đi thả sương vào khoảng từ chập tối cho đến tờ mờ sáng, chỉ được phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn, nếu phơi quá lâu bánh sẽ bị mềm và ẩm ướt không ngon. Đây là công đoạn dẫn đến thành công của bánh tráng, vì thế đòi hỏi người thợ phơi bánh phải hết sức công phu và tỉ mỉ. Người phơi bánh phải thức cả đêm đợi bánh thấm sương sao cho đủ mềm là xếp lại vào trong bao, lót thêm ít lá chuối để giữ độ mềm cho bánh. Để hiểu rõ hơn về quy trình làm ra chiếc bánh tráng phơi sương mềm dẻo này, mời bạn xem video sau do Như Bình thực hiện
Bánh Tráng Phơi Sương Được Dùng Để Cuốn Ăn Với Món Gì?
Đối với bánh tráng nướng phơi sương Trảng Bàng thì nổi tiếng nhất là món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc với rau rừng Tây Ninh, kế đó là món bánh tráng phơi sương cuốn bò tơ hoặc dê.
Tumblr media
Còn bánh tráng trắng phơi sương thì được dùng nhiều trong mảng ăn vặt như: bánh tráng phơi sương cuốn muối nhuyễn, bánh tráng phơi sương muối tắc... Sau đây Như Bình sẽ phân tích sâu hơn để bạn có thể hiểu được đâu là bánh tráng phơi sương chính gốc và chất lượng nhất trước khi chọn nơi để mua nó.
Phân Biệt Bánh Tráng Phơi Sương Tây Ninh Để Không Bị Nhầm
Nếu bạn đã đọc qua bài viết giới thiệu về bánh tráng phơi sương ở trên thì sẽ biết Tây Ninh hiện có 2 loại đó là bánh tráng nướng phơi sương và bánh tráng trắng phơi sương. Nhưng trong giới hạn bài viết này, Như Bình sẽ phân biệt cho bạn thấy sự khác biệt để có thể dễ dàng lựa chọn loại bánh phù hợp với nhu cầu của mình.
Tumblr media
Bánh Tráng Nướng Phơi Sương Bánh Tráng Trắng Phơi Sương nguồn gốc ở huyện Trảng Bàng nguồn gốc ở huyện Gò Dầu hình tròn hoặc bầu dục hình vuông bo góc màu trắng đục màu trắng trong bề mặt có hạt bong bóng li ti không có có vị mặn không có 50 cái 1 ràng 100 cái 1 ràng cuốn ăn với rau cuốn ăn với muối Do món bánh tráng trắng phơi sương trên thị trường hiện nay có quá nhiều mẫu mã, chất lượng nên có thể sẽ khiến bạn BỊ LẦM khi mua, cho nên Như Bình sẽ tiếp tục đi sâu phân tích kỹ hơn cho bạn hiểu về nó.
Phân Biệt Bánh Tráng Trắng Phơi Sương Tây Ninh Trước Khi Chọn Mua
Hiện nay trên thị trường bánh tráng trắng phơi sương có rất nhiều loại bánh khác nhau nhưng có thể chia làm 2 loại chính là bánh tráng trắng phơi sương tráng thủ công bằng tay và bánh tráng trắng phơi sương tráng bằng máy công nghiệp.
Tumblr media Tumblr media
bánh tráng trắng phơi sương tráng thủ công bằng tay bánh tráng trắng phơi sương tráng bằng máy công nghiệp   Bánh Tráng Phơi Sương Tráng Thủ Công Bánh Tráng Phơi Sương Tráng Máy viền bánh không đều, lồi lõm viền bánh tròn đều hoặc vuông vức nguồn gốc tại Tây Ninh nguốc gốc tại Củ Chi bề mặt có vết hằn không đều của tre nứa bề mặt có vết hằn đều đặn của vỉ nhựa có hình bầu dục hoặc vuông bo góc có hình tròn đều hoặc hình chữ nhật Như mình đã chia sẻ với bạn về 2 chữ ĐẶC SẢN, đó là những sản phẩm ĐẶC TRƯNG của vùng miền nào đó và được làm ra bằng chính ĐÔI BÀN TAY của những người dân ở địa phương đó. Bạn có thể xem video bên dưới để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa 2 loại bánh tráng này nhé Cho nên trong bài viết này mình chỉ phân biệt cho bạn biết bánh tráng phơi sương tráng tay và bánh tráng phơi sương tráng máy khác nhau như thế nào, sau đó mình sẽ đi phân tích kỹ hơn về những loại bánh tráng phơi sương tráng thủ công đang có trên thị trường.
Có Bao Nhiêu Loại Bánh Tráng Trắng Phơi Sương Tráng Thủ Công Đang Có?
Hiện nay trên thị trường có 3 ba loại bánh tráng trắng phơi sương thủ công được chia theo kích cỡ của bánh mà người trong nghề hay gọi là bánh vỉ 10, bánh vỉ 11 và bánh vỉ 12, tức là số lượng bánh tráng phơi được trên một vỉ bánh.
Tumblr media
phân biệt bánh tráng phơi sương vỉ 10 vỉ 11 vỉ 12 Vậy thì chúng ta có thể suy ra được là số bánh trên vỉ càng nhiều thì bánh sẽ càng nhỏ. Nhưng khi người tráng đóng thành từng ràng bánh để giao cho thương lái thì cả ba loại đều đóng theo số lượng từ 95 đến 100 cái.
Tumblr media
phơi bánh tráng trắng phơi sương vỉ 10 Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng BÁNH CÓ KÍCH THƯỚC CÀNG NHỎ THÌ NGƯỜI BÁN SẼ CÓ LỢI HƠN VỀ SỐ LƯỢNG cho nên giá thành sẽ được giảm đi. Nhưng khi đến tay thương lái hoặc người bán hàng thì đa phần là giá của 3 loại bánh đều bằng nhau tức là nếu người bán hàng nào chọn bán bánh vỉ 12 là bánh có kích thước nhỏ nhất thì sẽ có lời nhiều hơn. Nếu là người mua bạn khó có thể phân biệt được 3 loại bánh này, cho nên Như Bình sẽ chia sẻ cho bạn một số cách nhận biết sau: bánh tráng phơi sương vỉ 10 bánh tráng phơi sương vỉ 11 bánh tráng phơi sương vỉ 12 1 - 1.1kg 1 xấp 95-100 cái 0.9 - 1kg 1 xấp 95-100 cái 0.8 - 0.9kg 1 xấp 95-100 cái kích thước 20 - 28cm kích thước 18 - 25cm kích thước 20 - 20cm phơi được 10 cái trên 1 vỉ phơi được 11 cái trên 1 vỉ phơi được 12 cái trên 1 vỉ Bạn có thể tham khảo thêm cách phân biệt 3 loại bánh qua video clip chia sẻ của Như Bình bên dưới nhé. Vậy kinh nghiệm cho bạn khi mua bánh tráng trắng phơi sương này là bạn phải hỏi người bán xem 1 kg bánh của họ được bao nhiêu cái bánh, rồi sao đó mới hỏi tới kích thước của bánh, còn cách họ phơi sương như thế nào thì chỉ có cách mua thử trước vài xấp để trải nghiệm và xem độ uy tín của họ rồi mới chính thức lựa chọn nhà bán hàng đó.
Các Cách Phơi Sương Bánh Tráng Phổ Biến Hiện Nay Ở Tây Ninh
Từ trước đến nay ắt hẳn bạn nghĩ bánh tráng phơi sương là được phơi dưới trời sương phải không? Nhưng đã đến lúc Như Bình cho bạn biết sự thật về “công nghệ phơi sương” hiện nay để bạn có thể phân biệt được đâu là cách làm đúng đắn nhất... - Phơi sương 100%: tức là người thả sương sẽ đợi đến chiều tối khi trời bắt đầu đứng gió và hạt sương bắt đầu đọng trên tán lá thì người phơi mới trải bánh ra phơi. Ưu điểm của cách phơi này là bánh được làm mềm bằng hạt sương 100% nên sẽ mềm dẻo và để lâu được từ 7 - 10 ngày, nhược điểm là tốn nhiều thời gian chờ đợi sương thấm vào bánh cũng như phụ thuộc vào thời tiết. - Phơi nước 50% và phơi sương 50%: tức là trước khi phơi sương người phơi sẽ xịt nước đều hết bề mặt cỏ của sân phơi để tạo độ ẩm, sau đó bắt đầu rải bánh lên phơi, cách này có ưu điểm là thời gian phơi nhanh và có thể tận dụng được đối với những khi trời không có sương hoặc sương có muộn, nhược điểm là bánh để được 5 -7 ngày là bắt đầu lên mốc. Đa số người phơi bánh ở Tây Ninh hiện nay đều dùng cách này để phơi sương - Phơi sương “nước” 100%: cách này được sử dụng với dòng bánh tráng giá bình dân có mức tiêu thụ cao và nhanh trong vòng 1 đến 2 ngày thì người phơi sẽ chọn cách này để tiết kiệm nhân công cũng như chi phí. Do đây là cách làm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho nên không ai muốn tiết lộ nó. Ở đây Như Bình chỉ miêu tả khái quát cách để làm bánh mềm, đó là bánh tráng sẽ được xếp trên một “bề mặt ẩm ướt nào đó” rồi phủ lại bằng lớp bạt từ 2 đến 3 phút cho hơi nước bốc lên thấm vào bánh đến khi bánh mềm sẽ lấy bánh ra và tiếp tục như vậy, hoặc đơn giản là dùng bình xịt nước phun sương để xịt lên bánh… Nhược điểm của cách này là bánh chỉ để được 2 - 3 ngày là lên mốc Sau khi phân tích 3 cách phơi bánh trên thì chúng ta có thể rút ra kết luận là cách phơi nào sẽ cho ra được chiếc bánh tráng phơi sương đúng nghĩa.  Bạn có thể tham khảo thêm video bên dưới của Như Bình chia sẻ sâu hơn về thực trạng này.
Cách Nhận Biết Bánh Tráng "Phơi Sương" Và Bánh Tráng "Phơi Nước"
Thông người người mua lẻ sẽ rất khó phát hiện ra điều này, chỉ có những người mua về kinh doanh họ mới cảm nhận nó đầy đủ nhất. Sau đây, Như Bình sẽ chia sẻ 1 số cách nhận dạng bánh để bạn có thêm kinh nghiệm mua bánh tráng trắng phơi sương: bánh tráng "phơi sương"  bánh tráng "phơi nước" bánh xé rất nhẹ nhàng bánh xé cảm giác bị dính lại ngửi được mùi thơm của bánh ngửi bánh có vị chua xấp bánh có thể bẻ cong dễ dàng xấp bánh dính chặt và cứng giữ được 7 - 10 ngày giữ được 5 - 7 ngày bánh ít bị xuống màu sau 3 ngày bánh sẽ bị sậm mặt bánh không bị bóng mặt bánh có các rãnh bị bóng như dính nước bánh để ngoài không khí 10 - 15 phút mới bị cứng bánh để ngoài không khí 3 - 5 phút đã bị cứng
3 Kiểu Phơi Sương Bánh Tráng Hiện Nay Tại Tây Ninh
Nếu bạn đã đọc xong các cách phơi sương ở trên và cảm thấy mình đang bị LỪA DỐI vì bánh tráng bị "phơi nước" thì tiếp sau đây, Như Bình sẽ tiếp tục phơi bày thêm một sự thật PHŨ PHÀNG nữa mà khi đọc xong bạn sẽ cảm thấy RÙNG MÌNH, đó là nơi mà bánh tráng sẽ được phơi sương: - Phơi trực tiếp lên cỏ: cách này thường đi kèm với việc tưới nước trực tiếp lên cỏ trước khi phơi như đã trình bày ở trên, ưu điểm là bánh mềm nhanh, thời gian phơi sương ngắn, nhược điểm là bánh dễ bị dính bụi bẩn đã bám trên cỏ và bánh có thể bị quá mềm dẫn đến khi xếp thành xấp bánh sẽ bị cứng rất khó gỡ.
Tumblr media
phơi sương bánh tráng trên cỏ Phơi bánh trên miếng màng mỏng trải trên bề mặt cỏ: cách này cải thiện được việc bánh tráng sẽ bị dính bụi bẩn của cỏ và hơi ẩm bám vào bánh sẽ chậm hơn, cho nên xác suất những ràng bánh phơi đầu tiên bị quá mềm là thấp hơn.
Tumblr media
phơi sương bánh tráng trên mành mành - Phơi trên mặt sân và cách mặt đất khoảng 40-50cm: bánh được phơi trên miếng màng mỏng hoặc vỉ phơi bánh và đặt trên những trụ đỡ cách ly với mặt đấy, cách này khắc phục được nhược điểm của hai cách trên là bánh phơi sẽ không dính bụi bẩn và bánh được làm mềm chủ yếu bằng hơi sương chứ không phải bằng nước, và đây cũng là cách mà Như Bình đang thực hiện.
Tumblr media
phơi sương bánh tráng trên vỉ Sau khi phân tích 3 kiểu phơi trên thì ta có thể thấy 2 cách đầu tiên tuy nhanh nhưng không đảm bảo vệ sinh bằng cách thứ 3, đây là cách tối ưu nhất để cho ra chiếc bánh tráng phơi sương chính gốc vừa sạch vừa đúng hơi sương nhưng bù lại cách này lại tốn nhiều công sức cũng như thời gian của người phơi. Vừa rồi Như Bình đã phân tích cho bạn biết được bánh tráng phơi sương có những loại nào và được phơi sương bằng những cách nào, từ đó bạn có thể để tự ngẫm ra được cách nào là tốt và cách nào là hợp vệ sinh.
Mẹo Bảo Quản Bánh Tráng Phơi Sương Giữ Được Lâu Không Bị Cứng Giúp Mềm Dẻo Dễ Cuốn
Do bánh tráng có hơi ẩm của sương nên sẽ có môi trường ẩm nên khi để tiếp xúc ngoài không khí lâu sẽ bị bốc hơi làm cho bánh mau cứng. Cho nên để bánh được sử dụng lâu ngày thì nên bảo quản bánh trong môi trường từ 10 đến 15 độ C, tức là để trong ngăn mát của tủ lạnh, khi nào cần sử dụng thì lấy ra vừa đủ nhu cầu là được hoặc có thể quấn với lá chuối để ủ bánh tráng không bị mất nước. Khi lấy bánh ra dùng thì lấy vừa đủ dùng trong một hai lần ăn rồi đậy kín lại, sau khi dùng hết thì lấy ra tiếp để tránh bị khô bánh. Thực tế mà nói, việc lấy bánh tráng ủ lá chuối sẽ giúp bánh mềm hơn, dễ cuốn hơn là THẬT. Đây là phương pháp làm mềm bánh trong dân gian được Ông Bà truyền lại. Thường thì các loại bánh tráng, bánh đa nem gặp gió, gặp không khí sẽ nhanh chóng khô lại, giòn, dễ gãy. Điều này khiến quá trình cuốn bánh, cuốn nem gặp khó khăn. Có đôi lúc phải chồng 2-3 cái bánh tráng lên mới hoàn thành được một cuộn nem, vừa tốn bánh mà hình dáng nem không đẹp, ăn không ngon. Cho nên, việc cấp bách là làm điều gì đó để bánh tráng mềm, dẻo trở lại. Vậy cách nào để làm bánh mềm, dẻo? Đó chính là lấy lá chuối, bọc bánh thật kỹ, sau đó cho vào túi nilon, cột kín đừng để không khí vào. Đem túi bánh tráng ủ lá chuối phơi dưới nắng tầm 10 - 15 phút, bánh tráng sẽ “đổ mồ hôi”, kết hợp với lá chuối làm bánh mềm trở lại. Sau đó, lấy bánh ra, cuốn hoặc làm nem đều được, không sợ bị bánh vỡ. Có thể nói bánh tráng ủ lá chuối là mẹo hay trong dân gian được truyền tai nhau mấy chục năm nay nhưng không phải chị em nào cũng biết. Vậy nên, khi bạn gặp bối rối với các vấn đề về bánh tráng, bánh đa nem quá khô, khó cuốn bánh thì chỉ cần sử dụng mẹo này là xong ngay.
Bánh Tráng Phơi Sương Mua Với Giá Bao Nhiêu Là Hợp Lý?
Như đã phân tích ở trên, bánh tráng phơi sương được phân phối theo ràng từ 95 - 100 cái cho người bán hàng nhưng hiện nay đa số người bán hàng đang bán theo khối lượng, tức là 1 xấp khoảng 1kg. Nếu bạn may mắn mua được bánh có khối lượng 1kg khoảng 95-100 cái thì bạn có thể tin tưởng nhà bán hàng đó, nhưng thực trạng hiện nay các lò tráng bánh rất dày và nhỏ (đa số là bánh vỉ 11) nên 1 xấp sau khi phơi sương có thể nặng đến 1.1kg. Vậy suy ra nếu người bán hàng bán bánh theo ký thì họ có thể lời thêm 10% hoặc họ có thể giảm giá thêm 10% để cạnh tranh. Read the full article
0 notes
hayghetareview · 2 years
Text
[REVIEW] CỐM LỢI SỮA CURMILK có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Tumblr media
Theo như lời khuyên của hầu hết bác sĩ khoa sản thì sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. #haygheta_review Vì thế, gặp phải những vấn đề như tắc sữa, sữa không đủ luôn khiến cho hội chị em không khỏi lo lắng và hoang mang. Giải pháp được nhắc đến ngay lúc này chắc chắn sẽ là các thực phẩm tăng tuyến sữa đình đám gần đây, để biết thêm thông tin hãy tham khảo review cốm lợi sữa Curmilk bên dưới nhé! TOP 10+ Cốm lợi sữa được các mẹ ưa dùng nhất hiện nay
1. Cốm lợi sữa Curmilk là gì? Của nước nào?
Không phải là thuốc, review cốm lợi sữa Curmilk cho biết đây là một loại TPBVSK có chức năng cực tốt và có lợi cho các mẹ bỉm, đặc biệt là những trường hợp cơ địa bị ít sữa, loãng sữa,… Bằng kinh nghiệm chuyên môn vốn có các nhà khoa học thuộc trường Đại Học Dược Hà Nội đã cất công tìm tòi công thức và nghiên cứu nhằm giúp ích được những vấn đề mà phụ nữ sau sinh gặp phải nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bên cạnh Tasuamum Gold, Bokimilk,…thì Curmilk cũng là một trong những item mang thương hiệu Việt Nam rất được ưa chuộng và tin dùng ở thị trường cả nước.
Tumblr media
Mở ra dòng sữa chất lượng cho con TOP 5+ Ngũ cốc lợi sữa nhất định mẹ phải biết
2. Thành phần cốm lợi sữa Curmilk
Vì là thực phẩm dành riêng cho mẹ bỉm sữa nên thảo mộc sẽ là thành phần chính mà các chuyên gia hướng đến nhằm không gây ra bất cứ tác dụng phụ có hại nào tới mẹ và bé. Review cốm lợi sữa Curmilk được kết hợp theo công thức tỷ lệ vàng với 3 loại thảo dược cô đặc như sau: - Chùm ngây: Dồi dào vitamin C, vitamin E, vô cùng có lợi cho các bà mẹ đang trong quá trình cho con bú. - Thông thảo: Vị thuốc nổi tiếng trong đông y chuyên cung cấp Saponin, protein, chất béo, chất xơ, axit amin, canxi,… - Curcumin: Được biết đến là chiết xuất từ củ nghệ vàng bổ sung vitamin B ngừa nám da, tàn nhang, nhanh liền sẹo do sinh mổ gây ra. - Một số thành phần khác như: Sữa bột ít béo, Natri benzoate, Natri saccharin,…
Tumblr media
Bắt nguồn từ thiên nhiên TOP 5+ Sữa bầu tốt nhất hiện nay
3. Công dụng (tác dụng) cốm lợi sữa Curmilk
Không những dừng lại ở một chức năng nhất định mà hầu như các thương hiệu có tiếng hiện tại như: Promilk, Galactogil, Traly, Takira,…và cả review cốm lợi sữa Curmilk cũng vậy, đều có thêm rất nhiều công dụng hữu ích khác điển hình là: - Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường chất lượng, làm cho sữa mẹ mát và thơm hơn. - Sản sinh ra hormone Prolactin và oxytocin góp phần làm tăng thể tích sữa và hỗ trợ tốt cho các tình trạng bị tắc tia sữa đột ngột. - Ngăn ngừa triệu chứng ngực bị cương, nóng sốt hay viêm tuyến sữa sau khi sinh xong. - Điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, làm đẹp da dẻ, làm lành nhanh chóng các vết thương sau sinh để lại, giúp ăn ngon ngủ ngon. - Cải thiện hệ miễn dịch phòng chống một số bệnh thương gặp ở phụ nữ. - Giúp mẹ bỉm thoải mái, giảm căng thẳng stress. - Bổ trợ giảm cân, ngăn chặn vấn đề phù nề sau sinh hiệu quả.
Tumblr media
Đem lại muôn vàn lợi ích cho phụ nữ TOP 10+ Máy hút sữa loại nào tốt, được các mẹ tin dùng
4. Cốm lợi sữa Curmilk có tốt không?
Xuất phát điểm từ Công ty CP Dược Khoa, doanh nghiệp rất có tiếng trong lĩnh vực y học nên có thể nói review cốm lợi sữa Curmilk có nguồn gốc khá uy tín. Cùng điểm qua một vài thông tin xem em này có khác gì so với một số nhãn hãng như: PQA, Mama Milk, Mom mom, Blue mami, Thiên Khánh,..không nhé! - Sản xuất theo công nghệ khép kín với chuỗi nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO. - Được Cục ATTP – Bộ Y tế cấp phép hoạt động trên toàn quốc , đảm bảo an toàn thực phẩm số 182/2018/ATTP-XNCB. - Thành phần đã được tuyển chọn tuyệt đối không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. - Dựa theo công thức của PGS.TS Trần Văn Ơn – trưởng Bộ môn Thực Vật, Đại học Dược Hà Nội với hơn 20 năm kinh nghiệm gắn bó cùng cây thuốc Việt. - Đạt được danh hiệu quý giá “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” vào năm 2018. - Đã được kiểm nghiệm và tuyệt đối không chứa thêm bất kỳ chất độc gây hại nào. - Được các chị em trên diễn đàn webtretho khen ngợi và khuyên dùng.
Tumblr media
Curmilk – Niềm vui cho mẹ, sức khỏe cho con Cốm Vi Sinh MOMBYFIB – điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và trực tràng
5. Review cốm lợi sữa Curmilk chi tiết
Như Ths.Bs Lê Quang Thanh, Giám Đốc Bệnh Viện Từ Dũ đã chia sẻ: “Sữa mẹ có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong 6 tháng đầu đời.” Do đó các mẹ phải hết sức quan tâm đến điều này và cung cấp ngay cho cơ thể mình cốm lợi sữa Curmilk để kịp thời đem đến nguồn dinh dưỡng cho con yêu. Sau đây là phản hồi từ một số khách hàng: # Cảm nhận của người dùng Mặc dù biết rằng sữa mẹ là tốt nhất cho con nhưng vì cơ địa quá ít sữa nên thời gian trước mình phải kết hợp thêm với các loại sữa bột thông thường mới đủ cho con bú. Vấn đề này vừa khiến mình stress khá nặng đồng thời cũng lo là bé sẽ không được phát triển tốt như các trẻ khác. Đến một h��m vô tình mình xem được quảng cáo về review cốm lợi sữa Curmilk trên truyền hình. Mình đã mua ngay về để thử xem thế nào, thật sự bất ngờ là vài ngày sau đó ngực mình bắt đầu căng sữa và có thể cho bé ti no luôn cả nhà ạ. Đây đúng là kết quả mà mình mong muốn, nếu chị em nào từng rơi vào tình trạng như mình thì đừng ngần ngại mà mua về dùng đi nhé, chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng đâu! # Đánh giá ưu, nhược điểm Tuy là được đánh giá ở mức tối ưu nhưng có thể thấy bất cứ item nào điển hình như: Elevo, Mommy, Kaoli, Breastmum (Phụ sản trung ương),…đều có những ưu, nhược điểm đặc trưng và review cốm lợi sữa Curmilk cung không ngoại lệ. Ưu điểm - Được chia sẵn ra từng gói dễ sử dụng. - Hương vị thơm ngon, dễ uống. - Có thể kết hợp dùng chung với sữa hoặc nước ép hoa quả. - Phát huy công dụng nhanh chóng chỉ tầm 2 - 3 ngày. - Có thêm nhiều chức năng tốt cho mẹ.
Tumblr media
Bảo bối không thể thiếu của chị em Nhược điểm - Nên dùng đủ liệu trình và tùy cơ địa người dùng # Phản hồi từ người dùng
Tumblr media
Nhận xét từ người tiêu dùng Xem giá tốt tại Shoppe Xem giá tốt tại Lazada Xem nốt giá tốt tại Tiki Xem thêm giá tại Fado... Tinh Dầu Răng Miệng Dạ Thảo Liên – Bảo vệ răng miệng cả gia đình
6. Cách sử dụng cốm lợi sữa Curmilk hiệu quả và một số lưu ý
Mỗi loại sẽ có một kết cấu khác nhau giả sử viên uống lợi sữa Mabio hay ngũ cốc, trà lợi sữa Hipp, Humana, Queen Nature... đều có cách dùng riêng biệt và khác với việc sử dụng các loại cốm như: Devoted, HHP Gold,… Vì vậy, chị em nên tham khảo hướng dẫn cách uống review cốm lợi sữa Curmilk sau đây nhé! # Hướng dẫn sử dụng - Dùng 2 đến 3 lần mỗi ngày. - Pha cùng 50 ml nước ấm và uống trước bữa ăn.
Tumblr media
Tiện lợi và dễ dàng # Một vài lưu ý - Không dùng cho sản phụ đang mang thai trừ khi có chỉ định của bác sĩ. - Trong quá trình uống cũng nên bổ sung đầy đủ chất cho người mẹ bằng chế độ ăn uống, uống đủ nước mỗi ngày,… - Ngủ đủ giấc. Tinh Dầu Xông – Cao Thảo Mộc
7. Một vài câu hỏi liên quan đến cốm lợi sữa Curmilk (FAQ)
Những thắc mắc về cốm lợi sữa Curmilk sẽ được giải đáp sau đây: # Uống cốm lợi sữa Curmilk có tăng cân không? Cơ thể mẹ sẽ không có quá nhiều dấu hiệu tăng cân vì em này chủ yếu bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào nguồn sữa giúp bé phát triển và khỏe mạnh. # Nên uống cốm lợi sữa Curmilk khi nào? Chỉ nên uống sau khi đã sinh xong để cải thiện chất lượng sữa cũng như giúp tiết sữa ra nhiều hơn.
Tumblr media
Không dùng cho người mang thai Vitamin Bầu Glavitic Mum – Tổng hợp vô cùng cần thiết cho bà bầu
8. Cốm lợi sữa Curmilk giá bao nhiêu?
Về giá cả các mẹ không cần quá lo lắng vì những dòng cốm bao gồm: Mummilk đông trùng hạ thảo (Mummilk vàng), Tasuamum, An Mẫu Nhi … đều có mức giá rất vừa phải và bình dân. Đối với review cốm lợi sữa Curmilk chỉ khoảng 229.000 VND/ hộp 20 gói và 130.000 VND/ hộp 10 gói. {{CODEcomloisuacurmilk}} Nhanh tay sở hữu Set dụng cụ rửa bình sữa & rau quả toàn năng Mamamy
9. Cốm lợi sữa Curmilk chính hãng mua (bán) ở đâu?
Là item rất được ưa chuộng với lượng cầu khá lớn nên cốm giúp lợi sữa Curmilk được bán tại tất cả Pharmacity toàn quốc. Ngoài ra các bạn còn có thể tìm mua tại các cửa hàng cho bé như: Con Cưng, KidsPlaza, Tuticare,Bibomart,… Nếu quá bận rộn mẹ bỉm cũng có thể đặt hàng qua những trang thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki hay Sendo hoặc Fado.vn ...để được giao hàng tận nơi và nhận thêm các ưu đãi nhé!
Tumblr media
Dễ dàng tìm mua Xem giá tốt tại Shoppe Xem giá tốt tại Lazada Xem nốt giá tốt tại Tiki Xem thêm giá tại Fado... Bình Rửa Mũi Dr Green
LỜI KẾT
Dù có bao nhiêu mặt hàng chất lượng đi nữa thì sữa mẹ luôn là thức tốt nhất cho con trẻ, nên các bạn hãy chú trọng hơn vào vấn đề này. Hy vọng rằng qua bài viết review cốm lợi sữa Curmilk các bạn đã có thêm những kiến thức mới trong việc nuôi dạy con trẻ. Chúc quý bạn đọc dồi dào sức khỏe và hẹn gặp lại lần sau nhé! Read the full article
0 notes
Text
Những thực phẩm nên và không nên ăn khi mới mang thai có thể bạn chưa biết
Mới mang thai, mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Nhiều mẹ vẫn nghĩ càng ăn nhiều con càng có nhiều dưỡng chất để phát triển. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm do nhiều thực phẩm mẹ bầu không ăn được. Chuyên gia khuyên mẹ bầu mới mang thai nên và không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe.
>>Xem thêm: có thai mấy tháng thì uống sắt và canxi
Mới mang thai mẹ bầu cần bổ sung chất gì?
Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu bà bầu bổ sung vitamin gì để tốt cho thai kỳ, tốt nhất không nên bỏ qua những loại vitamin sau:
Tumblr media
Acid folic: Là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi bởi thiếu acid folic sẽ khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh, dị tật tim, sứt môi, hở hàm ếch. Trong suốt thai kỳ mẹ cần tăng cường acid folic qua những thực phẩm tốt cho bà bầu và viên uống từ mẹ cần bổ sung 400 – 600mcg acit folic/ ngày.
Sắt: Có tác dụng hỗ trợ não bộ thai nhi phát triển, cấu tạo nên enzyme của hệ miễn dịch. Thiếu sắt khiến mẹ có nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non. Bởi vậy hàm lượng sắt cần cung cấp đầy đủ khoảng 40-60mg sắt/ngày.
Canxi: Là thành phần quan trọng cấu tạo nên răng, hệ xương cho thai nhi trong bụng mẹ. Thiếu hụt canxi khiến mẹ thường xuyên bị đau nhức, chuột rút, gây ra những dị tật về xương cho thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần tăng cường từ 800-1000mg canxi/ngày.
Protein: Giúp cơ thể tạo ra những kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp vận chuyển oxy trong máu. Lượng protein cần thiết khoảng 90gr/ngày.
Vitamin và khoáng chất: Đóng vai trò cần thiết, quan trọng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt và hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
>>Xem thêm: uống sắt và axit folic cùng lúc được không
Mới có thai không nên ăn gì và mới có thai nên ăn gì?
Thực phẩm cần thiết bổ sung cho bà bầu mới mang thai
Chế độ ăn của mẹ trong tuần đầu thai kỳ cần được đảm bảo để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi đều mạnh khỏe. Dưới đây là một vài những thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong tuần đầu thai kỳ như:
Tumblr media
Khoai lang: Khoai lang là thực phẩm rất tốt cho bà bầu đang ốm nghén, bởi trong thành phần của khoai lang có chứa nhiều vitamin B6 giúp giảm triệu chứng buồn nôn và nôn hiệu quả.
Bông cải xanh: Là thực phẩm có chứa hàm lượng lớn acid folic và sắt mẹ bầu nên ăn nhiều hơn. Chế biến thành món luộc, xào hay canh kết hợp với các thực phẩm khác để đa dạng thêm món ăn hàng ngày.
Các loại quả nhiều múi: Họ trái cây nhiều múi như cam, quýt, bưởi rất giàu acid folic cùng hàm lượng vitamin C dồi dào, vừa hỗ trợ hấp thu sắt, vừa tốt cho hệ miễn dịch của bà bầu.
Trứng gà: Mới mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì thì tốt? Mẹ không thể bỏ qua trứng gà trong bữa ăn hàng tuần. Trứng gà là thực phẩm bổ sung protein dồi dào, giàu vitamin D rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, trứng gà còn rất giàu choline hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của em bé.
Cá hồi: Là loại cá béo chứa nhiều canxi, vitamin D và đặc biệt là hàm lượng acid béo Omega-3 hỗ trợ sự hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều canxi, vitamin D và tăng cường lợi khuẩn giúp mẹ tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa táo bón mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ.
Đậu phụ: Đậu phụ rất giàu canxi, cung cấp gần đủ lượng canxi mẹ cần mỗi ngày nên đây là nguồn cung cấp canxi tự nhiên mẹ rất nên bổ sung trong bữa.
>>Xem thêm: các loại thuốc canxi tốt cho bà bầu giảm đau nhức xương khớp
Thực phẩm mẹ bầu nên kiêng khi mới mang thai
Bên cạnh việc quan tâm nên ăn gì khi mới mang thai, dưới đây là những thực phẩm không tốt cho bà bầu và cần kiêng bởi những thực phẩm này dễ gây động thai, lưu thai, sảy thai và gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi như:
Các loại rau cần kiêng: Rau ngót, rau chùm ngây, ngải cứu, rau sam..
Các loại quả cần kiêng: Đu đủ xanh, nhãn, dứa..
Các loại đồ uống cần kiêng: Rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích như nước tăng lực, nước có ga..
Các loại đồ ăn khác cần kiêng: Cá chứa nhiều thủy ngân, thực phẩm nội tạng động vật, đồ hộp, đồ ăn quá ngọt, đồ nhiều dầu mỡ..
>>Xem thêm: uống sắt và canxi cách nhau bao lâu
Hy vọng qua bài viết này giúp các mẹ bầu biết được nhưng thực phẩm nên ăn và nên kiêng kỵ trong quá trình mang thai để mẹ và bé luôn khoẻ mạnh.
0 notes
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn nhãn được không?
Quả nhãn rất thơm ngon và có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng một số mẹ bầu lại rất e ngại khi ăn nhãn vì cho rằng loại quả này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu loại tốt ngừa thiếu máu loãng xương
Thành phần dinh dưỡng của quả nhãn
Trong quả nhãn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Trong 100g cùi nhãn có chứa:
Nước: 86.3g
Năng lượng: 48kcal ( 285kcal/100g nhãn khô)
Protein: 0.9g
Lipid: 0.1g
Glucid: 10.9g (65.9g/100g nhãn khô)
Celluloza: 1g
Canxi: 21mg
Sắt: 0.40mg
Magie: 10mg
Mangan: 0.1mg
Phospho: 12mg
Natri: 26mg
Kẽm: 0.29mg
Đồng: 150mcg
Vitamin C: 58mg
Vitamin B1: 0.03mg
Vitamin B2: 0.14mg
Vitamin PP: 0.3mg
Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn nhãn được không?
Mẹ bầu có thể ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu để bổ sung những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe thai kỳ. 3 tháng đầu mang thai cũng là giai đoạn mẹ bầu bị ốm nghén, thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn. Mỗi khi cảm thấy buồn nôn, mẹ bầu có thể ăn 1 quả nhãn cũng có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn rất hiệu quả.
Tuy nhiên, nhãn là thực phẩm nhiều đường lại có tính nóng, nếu ăn quá nhiều nhãn sẽ khiến bà bầu bị táo bón, nóng trong và làm tăng nguy cơ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu ăn quá nhiều nhãn trong 3 tháng đầu còn khiến quá trình phát triển của thai nhi bị rối loạn, có thể gây chảy máu, đau bụng, thậm chí dẫn tới sảy thai. Do đó các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo mặc dù mẹ bầu có thể ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu nhưng chỉ nên ăn khoảng 200g/ngày. Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Xem thêm: 3 tháng đầu không uống sắt có sao không
Lợi ích khi ăn nhãn dành riêng cho các mẹ bầu
Nhãn sẽ mang lại lợi ích và tác hại khi phụ nữ mang thai sử dụng. Sau đây là một số tác dụng của nhãn đối với phụ nữ mang thai nếu sử dụng một lượng vừa đủ:
Bổ sung đa dạng vitamin và khoáng chất: Thành phần dinh dưỡng của nhãn có chứa một số vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, phospho, magie, kẽm, natri, sắt cho bà bầu,… Trong đó vitamin C giúp bà bầu tăng khả năng miễn dịch, canxi và phospho giúp xương chắc khỏe, sắt góp phần ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt,… không chỉ giúp nâng cao sức khỏe bà bầu mà còn cung cấp dưỡng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện. Axit tartic có trong nhãn giúp mẹ bầu tẩy giun tự nhiên, đồng thời còn là bài thuốc trị tắc nghẽn đường tiết niệu, bí tiểu hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu. Bổ sung protein thực vật giúp kích thích quá trình trao đổi chất. Chất xơ trong quả nhãn cũng giúp mẹ bầu phòng ngừa và cải thiện táo bón, đầy hơi, chướng bụng,… Kích thích vị giác, làm tăng cảm giác thèm ăn và bổ sung năng lượng cho mẹ bầu nhờ có chứa glucose và sucrose. Giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, xoa dịu thần kinh và giảm lo lắng, căng thẳng khi mang thai Bổ sung canxi và phospho giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương. Đồng thời cung cấp canxi cho thai nhi phát triển xương, răng tốt hơn.
Xem thêm: bà bầu uống canxi với nước cam được không
0 notes
Text
Mẹ bầu ăn chè được không? Có tốt không?
Tumblr media
Chè là món ngon có mặt trong hầu hết các quán ăn vặt, quán chè, nước giải khát. Đây là món ăn đơn giản và không mất nhiều công sức chuẩn bị, chế biến nên mẹ có thể tự nấu tại nhà để thưởng thức cùng với gia đình trong những ngày hè nóng bức. Nguyên liệu chủ yếu dùng trong các món chè hiện nay thường gồm các loại đậu, đỗ, bột năng, hạt sen, nước cốt dừa và nhiều loại trái cây khác, mang tới nhiều lợi ích sức khỏe như:
Các loại đậu đỗ: Có tính mát, giúp mẹ thanh nhiệt thải độc cơ thể, cải thiện tình trạng táo bón hay gặp ở bà bầu. Thành phần của các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe bầu bí như sắt, canxi, kẽm, photpho cùng đa dạng các loại vitamin khác..
Hạt sen: Có tác dụng an thần, giàu dinh dưỡng như canxi, kali.. giúp phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi và nâng cao chất lượng giấc ngủ của mẹ.
Nước cốt dừa: Không chỉ giúp cho cốc chè thơm ngon, béo ngậy, nước cốt dừa còn chứa chất béo, sắt và canxi tốt cho mẹ bầu.
Trái cây tươi: Ở một số loại chè thường thêm trái cây tươi như dưa hấu, thanh long, mít, nhãn.. là những loại hoa quả tính ngọt, giàu dinh dưỡng, mẹ có thể ăn những loại trái cây này để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Bà bầu ăn chè được không? Nếu mẹ đang thắc mắc vấn đề này thì đừng quá lo lắng, bởi chè là món ngon chứa những thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi, mẹ hoàn toàn có thể ăn chè khi mang thai. Tuy nhiên dù là chè hay bất cứ món gì thì mẹ bầu cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không lạm dụng ăn quá nhiều có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa.
>> Xem thêm: Spa chăm sóc bầu uy tín tại Hà Nội!
0 notes
Text
3 cách nấu chè hạt sen mát lịm cho bà bầu
Cách nấu chè hạt sen cho bà bầu không quá phức tạp nên mọi người không cần lo lắng. Theo đó hạt sen có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác như đậu xanh, nhãn nhục, nhãn tươi, táo đỏ… để tạo ra món chè hấp dẫn. Dưới đây cùng tìm hiểu một vài cách nấu ngon nhé!
Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
3 cách nấu chè hạt sen mát lịm cho bà bầu
Chè hạt sen kết hợp táo đỏ
Sơ chế:
Bước 1: Rửa sạch đậu, để ráo nước. Hạt sen dùng tăm lấy tim sen ra rửa sạch.
Bước 2: Luộc hạt sen cho chín mềm
Bước 3: Táo đỏ mang ngâm 15 phút rồi rửa sạch. Hạt chia ngâm mềm.Nấm tuyết ngâm vào nước ấm cho nở ra. Lá dứa vò dập buộc lại thành bó. Kỷ tử rửa sạch.
Tiến hành nấu chè
Bước 4: Hạt sen bạn ninh nhừ rồi vớt hạt sen ra bỏ vào chảo, thêm vào ít đường sên hạt sen. Khi thấy hạt sen thấm đường thì đổ lại vào nồi nước ninh. Đổ thêm nước vào nồi, bỏ lá dứa vào.
Khi nồi sôi lại bạn hãy cho táo đỏ vào nấu thêm 10 phút. Tiếp theo bạn cho nấm tuyết, hạt chia vào nấu cùng 7 phút nữa thì tắt bếp.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Chè hạt sen đậu xanh
Thực hiện
Bước 1: Đậu xanh ngâm nước hoảng 2 – 3 giờ cho mềm. Sau đó rửa sạch vớt ra để ráo. Hạt sen bỏ tim rửa sạch.
Bước 2: Bắc nồi nước ninh đậu xanh 10 phút thì cho hạt sen vào ninh cùng. Khi cả hai hạt mềm bạn hãy cho đường phèn vào nêm nếm khẩu vị cho vừa miệng.
Bước 3: Hòa bột sắn dây vào chén rồi đổ từ từ vào nồi chè. Để sôi thêm 5 phút là có thể tắt bếp.
Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không
Chè hạt sen long nhãn
Sơ chế:
Bước 1: Hạt sen mẹ lấy bỏ tâm rồi rửa sạch để ráo nước. Nếu là hạt sen khô thì hãy ngâm trước khi nấu khoảng 4 giờ để hạt sen nở ra.
Bước 2: Nhãn dùng dao khoanh tròn để bỏ hạt.
Cách làm:
Bước 3: Bạn cho hạt sen vào nồi hầm chín. Khi hạt sen vừa chín bạn cho đường phèn vào nấu đến khi đường tan hết, hạt sen thấm vị thì vớt ra ngoài.
Bước 4: Cho hạt sen vào lòng nhãn đã tách vừa xong. Lồng vào cho đến khi hết long nhãn vào hạt sen. Sau đó cho tất cả phần long nhãn vào nồi nước đường. Đổ thêm nước, nêm nếm vừa miệng. Bỏ lá dứa vào để tạo mùi thơm rồi nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.
Song song với đó mẹ cũng nên chú ý dùng đều đặn hằng ngày các viên uống sắt bà bầu, canxi, DHA, axit folic,… để đảm bảo nhu cầu cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi!
Xem thêm: kinh nghiệm uống thuốc bổ khi mang thai
Trên đây là 3 cách nấu chè hạt sen cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua. Mong rằng các mẹ sẽ áp dụng và thử ngay tại nhà các công thức chế biến món ăn từ hạt sen.
0 notes
suckhoemebe · 8 months
Text
Biện pháp trị mờ mắt sau sinh
Mắt kém sau sinh là tình trạng xảy ra tương đối phổ biến. Thông thường, tình trạng này sẽ nhanh chóng được khắc phục chỉ sau vài tuần. Nguyên nhân xuất phát từ nội tiết tố và một số bệnh lý khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu 3 cách trị mờ mắt sau sinh hiệu quả cho mẹ. Xem thêm: viên canxi không gây táo bón cho bà bầu sau sinh
Cách trị mờ mắt sau sinh theo nguyên nhân cụ thể
Mờ mắt, suy giảm thị lực sau sinh sẽ tự giảm đi sau vài tuần khi cơ thể người phụ nữ dần ổn định. Tuy nhiên, vẫn có một số phương pháp điều trị tình trạng này theo từng nguyên nhân cụ thể như sau:
Cách trị mờ mắt sau sinh do tiền sản giật Tiền sản giật là hiện tượng có khả năng xảy ra cao ở mẹ bầu đã từng bị cao huyết áp. Bệnh này gây nguy hiểm tới cả mẹ lẫn em bé, có thể gây ra tử vong nếu không kịp thời chữa trị. Biểu hiện của bệnh này là thị lực giảm, mắt nhìn mờ và nhòe, nhạy cảm hơn với ánh sáng. Khi phát hiện những biểu hiện trên thì mẹ cần đi khám khẩn cấp để tránh chuyển biến xấu. Với nguyên nhân tiền sản giật thì bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc chống co giật hoặc thuốc corticosteroid để cải thiện tình trạng bệnh, trong đó có biểu hiện mờ mắt
Mẹ không tự ý uống thuốc mà hãy nghe theo sự chỉ dẫn từ bác sĩ nhé! Xem thêm: loại sắt không gây táo bón cho bà bầu sau sinh Trị mờ mắt sau sinh cho mẹ do khô mắt Sau quá trình sinh nở thì giác mạc của mẹ không còn duy trì được độ cong như ban đầu nên lượng nước giữ trong mắt cũng ít đi vì vậy làm mắt bị khô và mờ hơn. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người hay đeo kính áp tròng. Để điều trị, mẹ sau sinh chỉ cần nhỏ thuốc giữ ẩm cho mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Trị mờ mắt sau sinh do đái tháo đường thai kỳ Mờ mắt cũng là biểu hiện của bệnh đái tháo đường thai kỳ. Trong thời gian mang thai, hàm lượng đường trong máu của sản phụ thường tăng cao và tình trạng này có thể kéo dài. Đái tháo đường thai kỳ khiến cho các mao mạch máu nhỏ ở mắt dễ bị tổn thương và gây xuất huyết võng mạc khiến mắt mẹ nhìn kém hơn bình thường. Nếu như giảm thị lực do tiểu đường thai kỳ mẹ cũng đừng quá lo lắng vì không cần dùng thuốc điều trị mà chỉ cần ăn uống, tập luyện điều độ để duy trì mức đường huyết ổn định là có thể khắc phục. Xem thêm: các loại dha cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Cách khắc phục tình trạng giảm thị lực sau sinh
Phòng mờ mắt sau sinh chủ yếu là từ lúc mang thai và hậu sản nên hiện tại bạn chỉ có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau: Đảm bảo ánh sáng khi mẹ làm việc: Mẹ sau sinh nên sinh hoạt, đọc sách hay làm việc ở nơi có đủ ánh sáng, không nên để mắt quá gần hoặc quá xa, không nên cho mắt hoạt động quá lâu. Mẹ nên để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt lại hoặc nhìn đi hướng khác sau khoảng 45 phút tập chung làm việc. Tránh những nơi có ánh sáng mạnh, trực tiếp: Luồng ánh sáng mạnh có thể làm tổn thương tế bào thị giác ở mắt, đặc biệt là giai đoạn ở cữ mẹ đã quen với ánh sáng yếu. Do đó mẹ sau sinh nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn ánh sáng mạnh trực diện. Ăn uống thực phẩm bổ cho mắt: Mẹ sau sinh nên bổ sung những thực phẩm có chứa vitamin A, omega 3, 6, 9 có trong ớt chuông, cà rốt, cá hồi, rau xanh để đôi mắt sáng khỏe hơn sau khi sinh con. Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng thêm viên uống bổ sung DHA cho mẹ sau sinh – vi chất vừa tốt cho thị lực của mẹ, ngăn ngừa trầm cảm sau sinh vừa tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Massage mắt thường xuyên: Mẹ có thể dùng tay massage nhẹ nhàng từ ngoài vào trong và nhấn nhẹ phần thái dương vài lần mỗi ngày để làm tăng cường lưu thông máu đến nhãn cầu, giúp mắt đỡ bị mỏi và mờ hơn. Xem thêm: thuốc sắt canxi dha cho mẹ sau sinh giúp bổ sung dưỡng chất cho mẹ cho con bú
Bài viết trên hi vọng cung cấp cho mẹ những cách chăm sóc mắt sau sinh đơn giản và hiệu quả, giúp mẹ sớm hồi phục thị lực, có đôi mắt sáng khỏe tự tin.
0 notes