Tumgik
#cau vang
tk888org · 2 years
Text
Tìm hiểu kỹ hơn về soi cầu giờ vàng
Tìm hiểu yếu tố về phương pháp soi cầu giờ vàng cực hay  Soi cầu giờ vàng là bí quyết soi cầu đang nổi hiện nay. Nếu như bạn là một người yêu thích lô đề thì cứng cáp không thể nào bỏ qua được phương pháp soi cầu giờ vàng. Hãy cùng nhà dòng TK88 tìm hiểu bài viết này kỹ hơn về cách soi cầu cực hữu ích này bạn nhé.
Tumblr media
0 notes
nguyendovinhphong · 6 months
Text
Tumblr media
Tạm biệt, Bay Resort Hoi An!
Ngày đầu đặt chân đến Bay Resort Hoi An, tôi đã xem đây như một gia đình. Trên công trường, trong ngổn ngang những vật liệu xây dựng, giữa những hành lang dẫn lối hun hút, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc trong một khu chung cư thân thuộc ở Hà Nội. Cái cảm giác nhẹ nhõm dễ chịu len vào trong óc, khi được nhìn thấy những dây cúc tần Ấn Độ (lúc này) vẫn còn khá cũn cỡn nhưng rồi đây sẽ phủ xanh những hành lang rất "tình", rất đẹp.
Bay Resort Hoi An có một tầm nhìn về phía Phố Cổ không thể đẹp hơn. Khi tôi đặt bút viết USPs cho khu nghỉ dưỡng, cái "view" vàng này là một trong những thứ đầu tiên tôi hí hoáy đưa lên giấy. Từ hồ bơi của khu nghỉ dưỡng, nhìn về phía ốc đảo của Hoi An Night Market, hoàng hôn lúc nào cũng tô đỏ bầu trời. Trong một mẩu quảng cáo báo giấy, tôi tự tin sử dụng câu tagline "Nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất Miền Di Sản". Ở cái hồ bơi với gió sông lồng lộng thổi đó, chúng ta có thể thả diều, ăn kem cắt từ chiếc xe gỗ với tiếng chuông leng keng của khu nghỉ dưỡng, đọc thật chậm The Quiet American, hay với gọi một bạn barterder phục vụ cho mình ly cocktail "Rừng dừa bảy mẫu".
Bay Resort Hoi An rất đẹp. Cứ giương máy lên là chúng ta có hình đẹp. Và đôi khi cái sự đẹp này đưa tôi rơi vào thế khó xử. "Sao ông cứ làm thiết kế cho Hội An đẹp vậy?", trước câu hỏi của đồng nghiệp, tôi chỉ biết cười trừ. Tôi đâu cố tình làm nên cái đẹp này, mọi thứ ở đây diễn ra hết sức tự nhiên, như nó vốn phải thế. Người đi nhiều như nhiếp ảnh gia Đỗ Sỹ còn không tiếc lời khen cho khu nghỉ dưỡng kia mà.
Trái với vẻ hoài cổ bên ngoài, phòng khách ở Bay Resort Hoi An rất xinh xắn, lịch thiệp. Hai cái villa đúng nghĩa "biệt thự", vì tụi nó "bự thiệt" và dịch vụ kèm theo thì miễn bàn. Bạn có thể nằm lười xem Netflix, thi thoảng ngó bâng quơ ra khoảng sân đầy nắng và mảnh sông Thu Bồn, nơi tiếng tàu gỗ phành phạch vang lên mỗi chiều nắng dội. Khi làm phim quảng cáo cho Bay Resort Hoi An, tôi nghĩ nhiều đến phim L'Amant (1992), với nhiều cảnh quay trên dòng Mekong.
Dân copywriter thường sử dụng "Best of both worlds" để chỉ những thứ pha trộn sự tốt đẹp của hai điều khác nhau, lắm khi tương phản. Ở Bay Resort Hoi An, bạn có thể tận hưởng trọn vẹn sự huyên náo của Phố Cổ (chỉ cách resort 5 phút đi bộ) lẫn những phút giây thanh bình trong khu nghỉ dưỡng. Nếu đây không là "Best of both worlds", tôi chẳng biết điều gì mới là ví dụ cho phải lẽ.
Giờ thì tôi phải tạm biệt nơi đã cho mình nhiều lưu luyến. Sẽ nhớ mãi món pasta với xốt quế tây, bông atisô, ô liu và ớt của chef Huy Phạm. Và công việc dang dở "promote" chef Huy vươn đến vị thế tương xứng, tôi xin nhường lại cho người khác. Đành tạm biệt anh EAM lừng danh Brian Nguyên một thời gian. Không còn những giờ tha thẩn ở Breathe Spa, trò chuyện với khách Âu khách Hàn. Sẽ nhớ những buổi cà phê vội với người đàn ông có gương mặt khá cau có, nhưng nhiệt huyết công việc thì có thừa: anh Trung M&S. Chocolate chị Thúy cho ăn thử hình như ngon hơn ngoài tiệm. Tôi vẫn không hiểu sao Hưng Quy có thể làm việc với những con số trong phong thái điềm đạm như vậy. Vi hát hay như Lệ Quyên. Dàn lễ tân tài năng bắn tiếng Anh tiếng Trung như thể sắp tham gia "presidential debate" đến nơi. Đội F&B lúc nào cũng hồ hởi thăm hỏi khi tôi uống cà phê muối. Chị Tina với bầu năng lượng khủng khiếp. Đội Sales uy tín dạn dày kinh nghiệm và cái phòng làm việc dưới hầm bao giờ cũng tạo ra một không khí khẩn trương, nghiêm túc. Chị Lệ quản lý nhân viên bằng "tình thương". Chị Sương chỉ cười một nụ là chiều hôm đó bookings đổ về như... sung rụng. Chị Phương với tấm lòng "cơm bưng nước rót" vào mỗi giờ trưa. Anh Trịnh hát giọng còn trầm hơn Xuân Hảo... (Xin đừng phiền lòng nếu tôi thiếu sót, quên cảm ơn một anh chị nào đã cùng làm nên phần đời này...)
Vì quá hiểu nghề, anh chị em Bay Resort Hoi An đạt đến cảnh giới mới trong công việc, họ làm cùng nhau ăn ý như thể Scholes chuyền cho Ryan Giggs mà không cần nhìn. Họ làm ung dung (trông là vậy!) nhưng hiệu quả thì vượt trội.
Những buổi chiều tà và hoa trong vườn mãi "nhiệt tình" khoe sắc. Cầu Cẩm Nam. Cô bán nước. Nắng xuyên qua các ô họa tiết vẽ lên tường những hình thù Đông Dương. Con gà trống nhà hàng xóm. Ông khách Úc bị chó cắn. Sự cố nửa đêm trên Naver. Những bữa trưa trong chợ Hội An. Tiệc liên hoan cuối năm... Thật vui vì tất cả giờ này trở thành những kỷ niệm đẹp.
Tôi viết thế này khi giới thiệu về Bay Resort Hoi An: "Bay Resort Hoi An is like a train, carrying you back to the prime era of the historic port town of Hoi An, brimming with memories." (Bay Resort Hoi An là một chuyến tàu, chở chúng ta về thời hoàng kim của Phố Hội) Chuyến tàu ấy đã lăn bánh rồi, nó sẽ trôi về quá vãng để nhường chỗ cho những chuyến tàu tươi mới hơn, chở khách về phía trước. Sự thay đổi là tất yếu nhưng chúng, dĩ nhiên, cũng sẽ mang đến những nuối tiếc không tên.
Sau này, nếu có ngày trở lại, tôi hình dung mình sẽ tần ngần một hồi lâu bên cổng resort, hít một hơi thật sâu, trước khi bước vào để đón nhận những sự đổi mới ngay tại nơi mình từng gọi là nhà.
Đà Nẵng, 22.03.2024
5 notes · View notes
[Lễ hội mùa hè Series] RukixYui
Tumblr media
|Ngày mưa, biển vắng và pháo hoa. Điều ước nguyện mong manh|
Ruki bước ra khỏi tòa nhà lớn có kiến trúc theo lối hiện đại trông như một khối kính với nhiều cạnh mài sắc, nơi mà chỉ vừa nãy thôi anh vừa có một cuộc giao dịch nhỏ đổi lấy giấy tờ hợp pháp để rời khỏi đất nước này. Bầu trời trước mặt xám xịt một màu với những cơn gió nặng mùi hơi nước hăng đắng báo hiệu một cơn mưa sắp đến. Cả gầm trời sà xuống, như thể sắp sập ngay trước mũi chân anh. Ruki lắc đầu với một hơi thở dài khẽ để xua tan hình ảnh tưởng tượng vô lý vừa rồi. Bước chân anh rẽ phía trái, nơi những bậc thang lát đá thoai thoải dẫn xuống khu khuôn viên chính. Chẳng mất nhiều thời gian để ánh mắt anh bắt gặp cái dáng nhỏ xíu ngồi bó gối cạnh chiếc vali da thuộc có phần cổ điển và lạc lõng với tất cả khung cảnh xung quanh. Chiếc áo khoác ngoài hồng nhạt của thiếu nữ hầu như trở thành sắc màu sinh động duy nhất nổi bật lên khỏi cảm giác ảm đạm lan tràn. 
Giật mình trước sự xuất hiện đột ngột của mũi giày da, cô gái nhỏ ngước lên. Nụ cười dịu dàng đón lấy ánh mắt anh đầu tiên. Giọng em nhỏ nhẹ. 
“Ruki-kun, xong việc rồi sao?” 
Anh gật đầu khẽ, với tay lấy chiếc túi xách em đang ôm trong lòng, tay còn lại đưa ra cho Yui nắm lấy để đứng dậy. 
“Ta đi thôi, sắp mưa rồi.” 
Nắm lấy những ngón tay nhỏ bé lạnh đi vì chờ đợi bên ngoài, anh không khỏi nhăn mày nhưng không để cho em thấy biểu cảm đó. Ngón tay dài hơi xương của anh vô thức xoa khẽ lên mu bàn tay, chà xát lặp lại mấy lần để hơi nóng mà anh không quen thuộc làm ấm bàn tay mình nắm lấy. 
Cơn yên lặng phủ xuống bờ vai hai người. Gió vẫn thổi ngày một mạnh hơn trong khi cơn mưa tưởng chừng đã nếm thấy mùi vị tràn không khí. Suốt quá trình ra ga lấy vé tàu, Ruki thỉnh thoảng đáp lại một vài câu hỏi của em về thủ tục đang được tiến hành. Anh kéo hành lý một bên tay, dẫu không chạm vào thiếu nữ đi trước cách chỉ một hai bước nhưng sự chú ý đặt lên từng bước chân em. Một đôi khi anh sẽ đưa tay ra ngăn Yui va chạm với chướng ngại vật mà em mải nhìn mây trời không để ý. 
Tiếng còi xe lửa hú một hồi dài vang vọng khắp sân ga cô quạnh báo hiệu thời gian khởi hành sắp điểm. Không có những bước chân vội vàng của hành khách cho kịp chuyến. Con tàu im lìm chờ đợi trong không khí nặng hơi nước chợt rùng mình một cái như hơi thở dài rồi bắt đầu rùng rùng chuyển bánh. 
Những giọt nước mưa đầu tiên rơi xuống tạt chéo ngoài ô cửa kính khép kín làm nhòa đi cảnh vật bên ngoài. Khoang xe nhỏ lắc lư từng nhịp đều đặn ru giấc ngủ của thiếu nữ. Mới đầu em còn hào hứng muốn ngắm nhìn cảnh vật trên đường đi nhưng trời mưa nặng hạt, nước liên tục quất ngoài cửa kính mịt mờ làm giảm dần sự hứng thú của thiếu nữ. Dần dần không khí lành lạnh trườn tới, chinh phục mí mắt nặng trĩu, Yui dựa vào vai anh im lặng ngủ. 
Rời mắt khỏi trang sách, Ruki ngẩng nhìn những hạt nước vẫn vẽ những đường ngoằn ngoèo ngoài ô kính. Có lẽ phải đến hơn hai giờ đồng hồ nữa tàu mới tới ga hai người cần xuống, một vùng ven biển nơi anh đã hỏi thuê sẵn một căn trọ nhỏ trong những ngày chờ thủ tục hoàn tất sắp tới. Anh nghĩ với một cái cau mày, rằng thời gian lưu lại đây đã sắp đến hồi kết thúc. Dẫu Yui hay kể cả anh không phải người quá khó khăn để bắt nhịp với một hoàn cảnh mới, cả hai đều đã dần quen với những chuyến đi liên tục, những vùng đất chỉ dừng chân thoáng qua. Nhưng đó có lẽ chưa bao giờ là điều em muốn, hay thậm chí là điều anh muốn. 
Một đôi khi Ruki nghĩ, đó không phải hối hận, anh không hối hận khi đánh cắp Yui khỏi nơi lẽ ra em sẽ thuộc về, khỏi vai trò Eve của em khi anh chỉ là con rắn phản bội với lời ngon ngọt. Anh không hối hận với cả việc bản thân đã trở thành một ma cà rồng, điều trở thành hố sâu ngăn cách giống loài giữa hai người. Nhưng sẽ có lúc anh nghĩ đến một ánh đèn ấm áp mà ở nơi đó tiếng cười ngọt ngào của em chầm chậm vang. Thời gian hầu như đứng lại, và anh sẽ nhớ mãi về dáng vẻ mềm mại, về vị ngọt đôi môi em trên đầu lưỡi. Trên những vòng bánh xe trốn chạy, anh giữ những hình ảnh đó mãi nơi góc cùng trái tim không còn đập hàng thế kỷ trước. Như một giấc mơ trong ánh sáng mà cách ngăn với anh bằng lằn ranh muôn kiếp. 
Tiếng phanh xe lửa khi vào ga rít một hơi dài vọng rõ trong thính giác tinh nhạy của anh để lại một phản ứng gần như giật mình. Hơi thở vẫn đều đều của Yui ngay bên cạnh khiến lòng anh dịu lại đôi chút. Những dòng suy nghĩ cuốn theo mưa ngoài cửa bỗng chốc cũng bốc hơi. Anh để cuốn sách đọc dở sang một bên, thật khẽ khàng để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người con gái bên cạnh. Những ngón tay em vẫn còn lồng trong tay anh khe khẽ siết chặt. Hơi ấm của một con người lan chầm chậm qua từng mạch máu buốt lạnh suốt cả trăm năm dài của anh. 
Anh sẽ không bao giờ thừa nhận việc này trước mặt Yui, nhưng sự hiện diện của em ở bên cạnh luôn là một liều thuốc an thần tốt nhất không bác sĩ nào có thể đem lại được. Có những khi cõi lòng hoang hoải của anh vô thức dựa vào bờ vai mảnh của người con gái thấp hơn mình đến gần ba chục phân, tìm kiếm trong đó những khoảng an ủi bằng tiếng tim đập thật chậm rãi và sinh động của con người. Anh lắng nghe tiếng trái tim em, và đó dường như là bằng chứng nói với anh rằng anh đang sống. Qua sự tồn tại của Yui, thốt nhiên anh cảm thấy chúng cái nguồn cơn sự sống mà anh kiếm tìm sau cả trăm năm trái tim ngừng đập. 
Với một đợt chuyển mình nữa, con tàu lại tiếp tục lao đi trong màn mưa đưa hai người chạy trốn. 
.
.
.
“Yui, thay đồ và làm khô tóc em trước đi đã.” 
Ruki sải bước chân dài qua khoảng cách giữa hai người. Anh giơ tay trùm chiếc khăn bông lớn lên đầu người thiếu nữ còn lúi húi bên những túi đồ ăn lớn hai người mới mua trên đường từ ga về nhà trọ. Tiếng kháng nghị khe khẽ phát ra từ phía Yui, nhưng anh nhất quyết kéo tuột em về phía bộ sofa nhỏ. Qua lần vải bông mềm, anh chăm chú xoa nhẹ để loại bỏ nước khỏi những lọn tóc xoăn bướng bỉnh trên vai em. Giọng trầm trầm cắt qua thái độ tiếp tục muốn cự nự của cô gái nhỏ. 
“Phải biết lo cho mình trước. Tôi sẽ phạt nếu như em đổ bệnh đấy nhé.” 
Nhận ra vẻ cúi đầu nhận lỗi, Ruki mới từ từ buông cái khăn để Yui tự lau tiếp. Anh quay lưng lại, bước tới chỗ đống đồ mới mua, sắp xếp chúng vào chiếc tủ lạnh ở góc căn bếp. Ở dưới đáy túi đồ, Ruki đổ ra được hai cái gói bọc giấy màu là lạ mà anh không nhớ khi nãy mình đã bỏ vào giỏ hàng. Một trong số chúng nhiễm nước nát mất phần góc giấy lộ ra bọc nilon phía trong. Sau khi xé lớp bọc, anh chớp mắt nhìn vật thể trong tay: Một bọc pháo bông cầm tay. 
Lúc ngẩng lên, Ruki bắt gặp ánh mắt tội lỗi, trông như thể cún con mắc mưa của Yui khi thấy anh đã phát hiện ra bí mật nho nhỏ em cất công nhét xuống tận đáy túi đồ mua. Anh nhướng mày khe khẽ. Em hơi ấp úng, gò má chẳng hiểu sao đỏ ửng lên. 
“H-hôm nay là lễ hội sao. Em mua cùng với mấy mẩu giấy bên cạnh nữa.” 
Tiếng chuông gió đâu đó kêu lanh canh khe khẽ trong khoảng lặng mà Ruki ngẩn ra. Khái niệm thời gian, lễ hội này kia đối với anh trở nên xa xôi từ lâu khiến anh không nhớ ra nổi ngày tháng. Gói pháo bông trên tay anh bỗng trở nên nặng nề. 
Nhưng chưa kịp để Yui bắt đầu nhận lỗi về phía mình, Ruki ngẩng lên. Anh mỉm cười, hất hàm ra phía khung cửa sổ, nơi bóng mưa đã tạnh. Hoàng hôn ngấp nghé cháy rực trên biển chiều, hứa hẹn một buổi tối quang mây. 
“Ăn tối xong ta ra biển dạo nhé?” 
Yui cười rạng rỡ, em gật đầu lia lịa. Sau đó mau chóng hăng hái cùng anh nấu bữa tối. Không mất nhiều thời gian thức ăn đã được dọn ra bàn, Ruki trong lúc dựa lưng vào quầy bếp lặng lẽ ngắm nhìn người yêu vui vẻ sắp xếp từng món bát, dĩa, chén còn ngâm nga khe khẽ một giai điệu lạ tai trong cổ họng đã không nhận ra khoé môi mình nhấc lên càng cao. Cởi chiếc tạp dề để sang một bên, anh chợt ngừng tay lại trước khi quả quyết mang gói giấy màu mà có lẽ Yui dành để viết điều ước mà nãy anh tiện tay để tạm lên nóc tủ lạnh sang phía bàn ăn. 
“Ăn tối thôi!” Giọng em phấn khích, hai bàn tay đập vào nhau tạo ra tiếng vang nho nhỏ. 
“Lát nữa đừng quên thứ này nhé.” 
Ruki để mấy tập giấy màu cắt sẵn kèm những đoạn dây buộc trong cái gói giấy xuống cạnh chỗ tay Yui. 
“À…” Em cúi đầu, có vẻ hơi ngượng ngùng, có lẽ vì cảm thấy bản thân đã thể hiện hơi thái quá. Ánh mắt trên những mảnh giấy màu của em chợt đăm chiêu, sau một thoáng em nhìn quanh có vẻ bối rối khiến anh mở lời hỏi. 
“Sao thế?” 
“Ở đây chúng ta không có cành trúc rồi.” Vẻ phấn khích khi nãy có vẻ hơi ỉu đi. Em lặng yên, lại liếc mớ giấy, hơi thở dài thoát ra trên cánh môi hồng. Vào khoảnh khắc ấy, âm thanh lanh canh của chuông gió ngoài hiên vọng vào tai Ruki rõ hơn bao giờ hết. Anh ngẩng đầu, chỉ tay ra ngoài hiên nơi treo mấy chiếc chuông gió tòng teng, khẽ bảo. 
“Em treo bên cạnh chuông gió cũng được. Biển sẽ nghe lời cầu nguyện của em đấy.” 
“Thật ư?” 
Yui tròn mắt tò mò. Ruki lơ đãng nhìn ra khoảng không tối mờ phía ngoài khung cửa sổ, anh gật đầu lặng lẽ. 
“Vậy chúng ta mau ăn tối thôi!” Anh nghe cô thiếu nữ đã lấy lại giọng đầy năng lượng trước đó, cũng thở ra. Ngồi xuống phía đối diện cô, anh bắt đầu dùng bữa trong tiếng kể chuyện của người yêu. Em thỉnh thoảng vẫn kể những câu chuyện vu vơ, lần này là truyền thuyết về ngày lễ hội sao. Anh đã từng đọc về nó đâu đó trong hàng ngàn cuốn sách suốt nhiều năm ròng. Giờ đây chỗ chữ nghĩa đó trôi dạt, chìm nổi cùng những lời Yui kể suốt bữa ăn. 
Câu chuyện đêm tháng bảy là về những kẻ yêu nhau phải chia xa và họ được gặp lại bên bến bờ vũ trụ. 
Anh không bình phẩm, nhưng thốt nhiên nhớ đến những ngày tháng đã trôi qua và sẽ đến phía trước, về hành trình của mình và Eve. Sẽ đến bao giờ nữa? 
.
.
.
Sau khi người yêu nhỏ bé đã thỏa mãn với hàng giấy buộc phất phơ cạnh chuông gió vỏ sò trước hiên. Ruki cùng Yui tản bộ ngoài bãi biển. Biển đêm rì rào tiếng sóng, bản ca vĩnh viễn của thiên nhiên như ru giác quan của anh về một cõi không thật. Trên bầu trời đêm nay mảnh trăng lưỡi liềm cheo leo. Phần còn lại đã vỡ thành muôn vạn sao bung tỏa khắp vùng tối của vòm vũ trụ. Ánh sáng của chúng phản chiếu trên đầu sóng nước, lấp lánh. Cẩn thận đi xuống vùng ven mép nước, để những đợt sóng vội xoá nhoà dấu chân trên cát ướt. Anh theo dõi những dấu ấn để lại rồi bị lấp đi ấy sau bước chân em dịu dàng với một cảm thức gần với nỗi buồn miên miên. 
Như thuỷ triều lấp cát dưới chân, anh chợt thấy cố gắng in dấu vết chân của mình cũng chẳng khác nào cuộc hành trình phía trước. Đến nơi đâu không có Ngài? Liệu có khả năng nào? 
Trong dòng suy nghĩ, anh chợt giật mình bởi hơi ấm lan đến từ bàn tay. Yui nắm lấy tay anh, em đưa lên gói pháo bông ban chiều. Nụ cười ngọt bên môi. 
“Ta đốt pháo bông nhé? Không có pháo hoa có thể xem pháo bông!” 
Ruki gật đầu, anh bắt đầu dùng bật lửa châm mấy cây pháo. Chúng sáng lên mau chóng, tỏa rạng cả một vùng nước. Yui đem chúng cắm thành vòng tròn nhỏ, thích thú đứng vào giữa. Gió biển thổi lộng cũng không làm tắt được cây pháo cháy sáng như những ngôi sao nhỏ rớt xuống mép nước lung linh. Giữa ánh sáng pháo bông, em vừa cười vừa vẫy tay với anh vẻ thích thú vô cùng. 
Ruki đứng nghe tiếng cười em theo gió tạt về phía bờ trong trẻo. Tà váy bồng bềnh trong gió, ánh sáng của pháo bông bỗng chốc biến em thành hình ảnh một thiên thần thật sự tỏa sáng giữa vòng hào quang. 
Gió biển ù ù. 
Trong một khoảnh khắc thiếu nữ như trực bay lên, biến mất vào nền trời đêm vô tận. Tan ra, tan ra mãi mãi trong bóng tối ngàn năm. 
Ruki giật mình, anh bước vào giữa vòng ánh sáng đó ôm ghì lấy Yui trong vòng tay đổi lại cái giật mình của thân thể thiếu nữ mềm mại. Nhưng em lặng lẽ đáp lại cái ôm ấy, cánh tay yếu ớt bao nhiêu so với anh siết thật chặt, thật chậm rãi. 
Một khoảnh khắc như kéo dài mãi mãi. 
Pháo bông xung quanh hai người cháy tàn, khói tỏa vào không trung, tan đi vĩnh viễn trong gió nhiễm hơi mặn. Nhưng hơi ấm của trái tim máu thịt đập từng nhịp vẫn nằm trọn trong vòng tay chàng ma cà rồng. 
“Em biết không, Yui? Tôi đã ghi lên mảnh giấy ước, điều ước của một kẻ phản bội Chúa Trời, rằng chúng ta sẽ được ở bên nhau đến khi hóa thành tro bụi.”
~ Hoàn thành ~ 
Fanfiction:  Ngày mưa, biển vắng và pháo hoa. Điều ước nguyện mong manh | Lễ hội mùa hè Series
Author: Sora
Category: ngọt ngào, đời thường, lãng mạn, oneshot.
Disclaimer: Ruki và Yui thuộc về Rejet
Fandom: Diabolik Lovers
Note: artwork là một commission mình đặt bạn Thiếu I-ốt
25 notes · View notes
hlixnh · 3 days
Text
ᯓ ᡣ𐭩 NUÔI ONG TAY ÁO ⩇⩇:⩇⩇
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
-[✦]; Giữa thành phố ngập trong mưa phùn, bạn – một sĩ quan cảnh sát, đang truy lùng tổ chức tội phạm Gerdnang. Đồng đội của bạn, Trần Minh Hiếu, mang theo nhiều bí ẩn, khiến bạn nghi ngờ anh ta không hoàn toàn đáng tin. Khi cuộc truy bắt Phạm Bảo Khang diễn ra, những dấu hiệu bất ổn từ Hiếu càng khiến bạn lo lắng. Trong cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối, liệu bạn có dám đối mặt với sự thật ẩn giấu? ᶻ 𝗓 𐰁. Phạm Bảo Khang
Tumblr media
Thể loại: Trinh thám, Tâm lý tội phạm, Lãng mạn, Hành động
CẢNH BÁO : Nội dung chứa yếu tố tội phạm và bạo lực, Trò chơi tâm lý phức tạp, Mối quan hệ lãng mạn có thể gây tranh cãi. Tình tiết căng thẳng, hồi hộp Có yếu tố tình cảm, tình yêu xen lẫn giữa chính nghĩa và tội lỗi
Tumblr media
Cái lạnh của buổi tối luồn khẽ qua cửa sổ văn phòng, mang theo cảm giác ẩm ướt của mưa phùn. Đèn đường bên ngoài chiếu qua kính, tạo ra những dải sáng yếu ớt trên tường, như những mảnh ghép lấp lánh của một thành phố chưa bao giờ thực sự ngủ. Bạn ngồi yên, ánh mắt dán chặt vào màn hình máy tính, cố gắng phân tích lại từng chi tiết trong những bằng chứng vừa thu thập được. Nhưng đầu óc bạn không thể tập trung.
Hiếu ngồi cách bạn không xa, vẫn đang lật giở những tập hồ sơ, nhưng trong sự im lặng đó, có điều gì đó không ổn. Bạn không thể xác định chính xác là gì, nhưng có một cảm giác không thể lầm lẫn rằng anh ta đang giấu giếm thứ gì đó. Dù mới làm việc cùng Hiếu chưa lâu, bạn đã bắt đầu nhận ra những dấu hiệu bất thường, từ ánh mắt sắc lạnh cho đến những nụ cười có phần khó đoán của anh.
Hiếu không phải là một trợ lý bình thường.
“Cô có bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc không?” Giọng nói của Hiếu phá vỡ sự im lặng, khiến bạn giật mình.
“Bỏ cuộc?” Bạn nhíu mày, mắt vẫn không rời khỏi màn hình. “Tại sao lại hỏi thế?”
Hiếu dựa người vào ghế, mắt nhìn thẳng về phía bạn, nụ cười nhếch mép lại xuất hiện trên môi.
“Vụ này đã kéo dài quá lâu. Tôi chỉ thắc mắc liệu có bao giờ cô cảm thấy kiệt sức hay không? Mọi chuyện cứ như một vòng lặp vô tận, cô đuổi theo họ, nhưng rồi lại mất dấu.”
Có cái gì đó trong cách anh nói, sự sắc bén trong giọng điệu, khiến bạn không thoải mái. Những lời nói của Hiếu như đang dò xét sâu vào tâm trí bạn, khơi dậy những hoài nghi mà bạn đã cố gắng gạt sang một bên suốt thời gian qua.
“Tôi không phải người dễ bỏ cuộc,” bạn trả lời, cố giữ giọng điệu điềm tĩnh.
Hiếu khẽ cười, một nụ cười không rõ là mỉa mai hay chân thành. Anh đứng dậy khỏi ghế, bước chậm rãi về phía bạn. Cả căn phòng im lặng, chỉ có tiếng lật trang giấy và tiếng mưa rơi lộp độp bên ngoài cửa sổ.
“Cô biết đấy, trong thế giới này, không phải lúc nào mọi thứ cũng đen trắng. Đôi khi, để bắt được kẻ xấu, cô phải trở thành kẻ xấu.”
Bạn cau mày, lướt qua Hiếu một cái nhìn. Câu nói của anh vang vọng trong đầu bạn, như một lời cảnh báo ngầm, hoặc có lẽ là một gợi ý? Nhưng trước khi bạn có thể phản ứng, anh đã quay lại bàn làm việc, lại im lặng như chưa từng nói gì.
---
Ngày hôm sau, khi đến sở cảnh sát, bạn nhận ra không khí có phần căng thẳng hơn bình thường. Đội trưởng Anh Tú đang đứng ở giữa phòng, đôi mắt tràn đầy sự lo lắng. Vừa nhìn thấy bạn, ông lập tức gọi lại.
“Cô___, vào đây ngay.”
Bạn bước vào phòng, theo sau là Hiếu. Trên bàn của đội trưởng là một chồng tài liệu, nhưng thứ thu hút sự chú ý của bạn là bức ảnh lớn được ghim lên bảng trắng. Đó là hình ảnh của một cậu trai trẻ, khoảng tầm tuổi Hiếu, khuôn mặt sắc sảo và cặp mắt lạnh lùng. Bức ảnh chụp trong một cuộc họp bí mật, có vẻ là hình ảnh từ camera giám sát.
“Ai đây?” bạn hỏi, cố gắng nhớ lại xem đã từng thấy khuôn mặt này ở đâu chưa.
“Phạm Bảo Khang,” đội trưởng Anh Tú trả lời, giọng điệu khô khan. “Một trong những tay chân quan trọng của tổ chức Gerdnang. Chúng ta vừa nhận được tin tức rằng hắn sẽ có một cuộc giao dịch lớn vào tối nay. Đây có thể là cơ hội để chúng ta phá vỡ mắt xích.”
Bạn nhìn chằm chằm vào bức ảnh, cảm giác như cả thế giới đang xoay quanh cậu trai này. Cuối cùng thì manh mối thực sự đã xuất hiện. Đây có thể là cơ hội mà bạn và cả đội đã chờ đợi suốt bao tháng qua.
“Chúng ta sẽ theo dõi hắn,” bạn nói chắc chắn.
Hiếu đứng phía sau, quan sát cuộc trò chuyện mà không nói gì. Nhưng bạn có thể cảm nhận ánh mắt anh đang dán chặt vào bạn, như đang đánh giá từng cử động của bạn.
---
Đêm sau hai ngày kể từ cuộc họp ngắn, thành phố như bị bao trùm bởi một tấm màn bí ẩn. Ánh đèn đường leo lét, phản chiếu lên những con hẻm tối tăm, nơi bóng dáng của những người không rõ mặt lướt qua, giống như những bóng ma ẩn nấp trong bóng tối.
Bạn và Hiếu ngồi trong chiếc xe không đánh dấu, đậu gần khu vực giao dịch dự kiến. Không gian bên trong xe tràn ngập sự căng thẳng, dù chẳng ai nói gì. Thỉnh thoảng, bạn liếc qua Hiếu, cố gắng đọc được điều gì đó từ anh, nhưng anh vẫn giữ gương mặt điềm tĩnh thường thấy.
“Anh nghĩ chúng ta có bao nhiêu phần trăm thành công tối nay?” bạn hỏi, phá tan sự im lặng ngột ngạt.
Hiếu nhún vai, đôi mắt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ. “Điều đó phụ thuộc vào việc chúng ta có đúng người hay không.”
Câu trả lời của anh khiến bạn cảm thấy hơi bất an. Có gì đó mơ hồ trong cách anh nói, nhưng bạn không có thời gian để nghĩ nhiều.
“Được rồi, đến giờ rồi,” bạn nói, điều chỉnh thiết bị nghe trộm và kiểm tra lại súng.
Hiếu cũng gật đầu, sẵn sàng theo bạn ra ngoài. Hai người di chuyển lặng lẽ qua những con hẻm, đến gần hơn với điểm giao dịch. Bạn có thể cảm nhận tim mình đập mạnh trong lồng ngực, mỗi bước chân đều khiến không khí trở nên đặc quánh.
Khi đến gần, bạn nhìn thấy một nhóm người đứng dưới ánh đèn mờ ảo, nói chuyện với nhau bằng giọng điệu thấp. Ở trung tâm của nhóm là Phạm Bảo Khang, đúng như trong bức ảnh. Hắn đang trao đổi một thứ gì đó với cậu trai khác, nhưng từ vị trí của bạn, không thể nhìn rõ.
“Đó là hắn,” bạn thì thầm vào tai nghe, báo cáo lại cho đội.
Bỗng dưng, một tiếng động nhỏ vang lên từ phía sau. Bạn giật mình, quay lại nhìn Hiếu, người cũng tỏ ra cảnh giác. Nhưng không có ai, chỉ là bóng tối dày đặc của con hẻm.
Tiếng động đó, dù nhỏ, cũng đủ để làm bạn rối loạn trong chốc lát. Nhưng khi mọi thứ trở lại im lặng, bạn cố gắng trấn tĩnh bản thân, tập trung lại vào nhiệm vụ trước mắt. Hiếu đứng bên cạnh, vẫn giữ gương mặt lạnh lùng và ánh mắt không rời khỏi điểm giao dịch. Bạn không thể đoán được anh đang nghĩ gì, nhưng rõ ràng anh luôn có sự tỉnh táo và cảnh giác, ngay cả trong những tình huống nhạy cảm nhất.
“Chúng ta không thể ra tay quá sớm,” bạn thì thầm, ánh mắt vẫn dán vào nhóm người phía trước. “Chờ tín hiệu từ đội trưởng Tú.”
Hiếu gật đầu, nhưng không nói gì thêm. Dù có chút lo lắng với tiếng động vừa rồi, nhưng bạn biết rằng cơ hội lần này rất hiếm hoi. Nếu hành động quá sớm, mọi thứ có thể đổ bể, và Gerdnang sẽ càng cảnh giác hơn, khiến vụ án càng trở nên khó khăn.
Qua thiết bị tai nghe, bạn nghe được giọng nói trầm của đội trưởng Anh Tú từ đài chỉ huy.
“Chúng ta đã sẵn sàng. Chờ tín hiệu, đừng manh động.”
Bạn thở dài, cố kìm nén sự hồi hộp đang dâng lên trong lòng. Trong khoảnh khắc này, mọi thứ đều có thể xảy ra. Nhóm người phía trước vẫn tiếp tục trao đổi, nhưng từ khoảng cách này, bạn không thể nghe rõ nội dung cuộc trò chuyện. Chỉ cần một bước đi sai lầm, cả kế hoạch có thể tan vỡ.
Và rồi, đột nhiên, một người trong nhóm bọn chúng di chuyển. Khuôn mặt hắn trở nên căng thẳng, mắt nhìn xung quanh như thể đã phát hiện ra điều gì đó không ổn.
“Chết tiệt, chúng đang nghi ngờ,” bạn lẩm bẩm, tay đưa lên thiết bị nghe. “Đội trưởng, chúng tôi cần phải hành động ngay!”
Đáp lại là một khoảng lặng ngắn, rồi giọng đội trưởng vang lên, ngắn gọn nhưng rõ ràng.
“Tiến hành!”
Không chần chừ, bạn và Hiếu lập tức di chuyển, bám theo lối đi tối tăm để tiến gần hơn. Mọi thứ diễn ra như trong một đoạn phim quay chậm—những bước chân nhanh nhẹn nhưng đầy thận trọng, nhịp thở ngắt quãng và tiếng gió xào xạc trên những tòa nhà cao tầng. Bạn cảm thấy adrenaline tràn ngập trong cơ thể khi tiến sát đến nhóm người.
“Cảnh sát! Đứng yên!” bạn hét lớn, rút súng ra.
Nhóm người giật mình, ánh mắt hoảng loạn lướt nhanh qua đám đông trước khi họ phân tán, mỗi kẻ chạy về một hướng. Phạm Bảo Khang, cũng không ngoại lệ. Hắn lẩn nhanh vào bóng tối như một con thú săn đêm, bỏ lại những kẻ còn lại.
“Đừng để mất dấu hắn!” bạn ra lệnh, chân đuổi theo bóng dáng của Khang trong khi Hiếu chạy sát bên bạn.
Khang là một tên nhanh nhẹn, dù có vẻ ngoài không nổi bật nhưng hắn di chuyển linh hoạt, l���i dụng từng con hẻm nhỏ để che giấu dấu vết. Bạn phải cố gắng hết sức mới có thể bắt kịp hắn, những tiếng bước chân vang lên giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya.
“Cẩn thận, hắn có thể có vũ khí!” Hiếu cảnh báo từ phía sau.
Bạn chỉ kịp gật đầu, cố gắng đuổi theo Khang khi hắn rẽ vào một con hẻm nhỏ hẹp hơn. Lúc này, nhịp tim của bạn đập thình thịch trong lồng ngực, mồ hôi lạnh bắt đầu chảy dọc sống lưng.
Khi đến cuối con hẻm, Khang bất ngờ dừng lại, quay người lại với một khẩu súng ngắn trong tay. Bạn và Hiếu nhanh chóng ẩn sau một bức tường gần đó để tránh bị trúng đạn. Tiếng súng vang lên, đinh tai nhức óc giữa không gian chật hẹp.
Bạn nghiến răng, cố gắng giữ bình tĩnh. Trong đầu, hàng loạt kế hoạch lướt qua, nhưng không có phương án nào chắc chắn. Hắn đã rơi vào thế cùng, và những kẻ ở thế này luôn sẵn sàng làm mọi thứ để thoát thân.
“Chúng ta không thể cứ ngồi đây mãi,” Hiếu thì thầm, mắt vẫn dán vào vị trí của Khang. “Phải tìm cách áp sát hắn trước khi hắn quyết định liều mạng.”
Bạn biết Hiếu nói đúng, nhưng chỉ cần một bước đi sai lầm, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. Bạn ngước nhìn Hiếu, tìm kiếm một kế hoạch, và trong khoảnh khắc đó, bạn thấy đôi mắt anh lóe lên một tia sáng—như thể anh đã nghĩ ra điều gì đó.
“Tôi sẽ đánh lạc hướng hắn,” Hiếu nói nhanh. “Cô đi vòng qua con hẻm bên kia, chúng ta sẽ kẹp hắn từ hai phía.”
“Anh chắc chứ?”
“Tin tôi đi,” Hiếu nhếch mép cười, đôi mắt vẫn ánh lên sự tự tin khó đoán.
Bạn gật đầu, không còn lựa chọn nào khác. Trong lúc Hiếu chuẩn bị bước ra khỏi nơi ẩn nấp để đánh lạc hướng, bạn nhanh chóng di chuyển theo kế hoạch đã định. Cả hai chia nhau hành động, với hi vọng lần này có thể tóm gọn Phạm Bảo Khang và chấm dứt chuỗi ngày theo đuổi không hồi kết.
Bạn luồn lách qua con hẻm khác, cẩn thận để không gây tiếng động. Tiếng súng của Khang vẫn vang lên, và bạn biết Hiếu đang cố gắng thu hút sự chú ý của hắn để bạn có cơ hội tiếp cận từ phía sau. Khi đã ở vị trí thuận lợi, bạn chậm rãi tiến về phía hắn, tay chặt chẽ nắm lấy khẩu súng.
Khi Khang đang mải bắn về phía Hiếu, bất chợt nhận thấy sự bất thường. Bạn từ từ bước ra từ phía sau.
“Dừng lại, Phạm Bảo Khang!” bạn hét lên.
Hắn giật mình quay lại, nhưng bạn đã nhanh hơn. Với một cú đá chuẩn xác, bạn hất văng khẩu súng của hắn khỏi tay. Khang loạng choạng, cố gắng lấy lại thăng bằng nhưng đã bị bạn khống chế.
Hiếu nhanh chóng tiến lại, hỗ trợ bạn còng tay hắn. Cả hai bạn đều thở hổn hển sau màn rượt đuổi căng thẳng. Nhưng khoảnh khắc ấy, khi Khang bị khống chế dưới chân, bạn cảm thấy một phần nào nhẹ nhõm. Lần này, bạn đã tiến gần hơn đến việc phá vỡ tổ chức Gerdnang.
“Lần này không thoát được nữa đâu,” bạn nói, giọng tràn đầy sự quyết tâm.
Nhưng khi nhìn sang Hiếu, bạn thấy đôi mắt anh lấp lánh một tia gì đó bí ẩn. Trong giây lát, bạn nhìn thấy một tia gì đó trong đôi mắt của Hiếu—một ánh sáng mà bạn không thể nắm bắt được. Đó không phải là sự hài lòng khi bắt giữ được kẻ tội phạm, mà là một thứ gì đó sâu xa hơn, khó đoán hơn. Bạn cảm thấy sự bất an dâng lên trong lòng nhưng không thể xác định được chính xác lý do.
"Xong rồi," Hiếu khẽ nói, kéo Khang đứng dậy, giữ chặt cánh tay hắn.
Bạn gật đầu, cố gắng gạt bỏ cảm giác khó chịu trong lòng, nhưng ý nghĩ về Hiếu không ngừng lởn vởn. Từ khi anh xuất hiện, mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Những lời nói ẩn ý, những cái nhìn đầy hàm ý, và giờ là cái tia sáng bí ẩn trong mắt anh khi Khang bị bắt giữ. Dù vậy, bạn vẫn chưa có đủ lý do để nghi ngờ một cách rõ ràng. Bạn chỉ cảm thấy rằng có điều gì đó không ổn, nhưng chưa thể đặt tay lên nó.
---
Khi cả hai trở về sở cảnh sát, không khí trong phòng điều tra có phần thoải mái hơn. Đội trưởng Tú, với nụ cười đầy mãn nguyện, chúc mừng bạn và Hiếu vì đã hoàn thành nhiệm vụ.
"Tốt lắm, cả hai. Vụ này có thể là bước đột phá mà chúng ta cần để tiến xa hơn vào tổ chức của bọn chúng," anh nói, vỗ vai bạn đầy tự hào.
Bạn mỉm cười, nhưng không thể hoàn toàn vui vẻ được. Trong tâm trí bạn, mọi thứ dường như vẫn chưa kết thúc. Bắt được Phạm Bảo Khang chỉ là một bước trong cả quá trình dài. Còn rất nhiều mắt xích khác chưa được tháo gỡ, và đặc biệt là tổ chức Gerdnang vẫn còn hoạt động mạnh mẽ.
"Chúng ta có thể lấy được thông tin từ Khang," bạn nói, mắt nhìn thẳng vào đội trưởng Tú. "Hắn sẽ không giữ im lặng mãi đâu."
Anh Tú gật đầu, vẻ mặt đầy toan tính. "Chúng ta sẽ thẩm vấn hắn ngay sáng mai. Để xem hắn có chịu hé lộ gì không."
Khi bạn rời khỏi phòng, Hiếu bước theo sau bạn. Bạn có thể cảm nhận được anh đang dò xét bạn, như thể anh đang cố đọc suy nghĩ của bạn. Nhưng bạn quyết định không quay lại, không muốn để anh thấy rằng mình đang cảm thấy bất ổn.
---
Đêm đó, bạn ngồi trong căn hộ nhỏ của mình, cố gắng xâu chuỗi lại tất cả những gì đã xảy ra. Bạn lật qua hồ sơ của Hiếu, những thông tin về quá khứ của anh không có gì quá nổi bật. Anh ta đến từ một gia đình bình thường, không có tiền án tiền sự, vào ngành cảnh sát chỉ một năm trước. Mọi thứ dường như rất bình thường, nhưng có một điều khiến bạn chú ý—anh ta đã chuyển công tác qua nhiều chi nhánh chỉ trong thời gian ngắn. Mỗi nơi, anh chỉ ở lại khoảng vài tháng trước khi xin chuyển đi.
Điều đó không thể nào là ngẫu nhiên. Một sĩ quan trẻ với hồ sơ hoàn hảo, nhưng lại thay đổi công tác liên tục? Đó là một điểm không bình thường. Và bạn không thể ngừng suy nghĩ về ánh mắt bí ẩn của anh khi Khang bị bắt.
Tiếng điện thoại reo lên, cắt ngang dòng suy nghĩ của bạn. Bạn nhìn vào màn hình—là Hiếu.
"cô____," giọng anh vang lên qua đầu dây, nghe có phần thoải mái hơn thường ngày. "Chúng ta đã làm tốt đêm nay, nhỉ?"
"Phải," bạn đáp ngắn gọn. "Nhưng tôi vẫn cảm thấy vụ này còn nhiều thứ chưa sáng tỏ."
"Đương nhiên rồi. Đây chỉ là khởi đầu." Hiếu nói, giọng anh trầm và đầy bí ẩn.
Bạn im lặng một lúc, trước khi quyết định hỏi thẳng.
"Anh có bao giờ cảm thấy rằng có điều gì đó không ổn không, Hiếu? Ý tôi là… mọi thứ dường như không hoàn toàn đúng."
Đầu dây bên kia im lặng một lúc lâu, như thể anh đang cân nhắc từng lời nói. Cuối cùng, anh trả lời.
"Cô có tin vào trực giác của mình không?"
Câu hỏi của anh khiến bạn bất ngờ. Trực giác của bạn luôn là điều mà bạn dựa vào trong công việc, nhưng chưa bao giờ bạn thấy nó bị thách thức như lúc này.
"Tôi luôn tin vào trực giác," bạn trả lời. "Và trực giác của tôi đang cảnh báo rằng có thứ gì đó… không đúng."
Hiếu cười khẽ, một tiếng cười như chứa đựng những bí mật mà bạn chưa thể chạm tới.
"Có lẽ cô nên nghe theo trực giác của mình lần này."
Trước khi bạn kịp hỏi thêm, anh đã tắt máy, để lại bạn với hàng loạt câu hỏi không lời giải đáp. Câu nói cuối cùng của anh vẫn vang vọng trong đầu bạn. Có lẽ, bạn thực sự nên lắng nghe trực giác của mình. Nhưng nếu trực giác đúng… thì Hiếu đang giấu bạn điều gì?
Tumblr media
1 note · View note
thptngothinham · 5 days
Text
Hướng dẫn phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ gồm mẫu dàn ý và 5+ bài văn mẫu hay dùng tham khảo giúp em làm tốt bài văn phân tích cảnh đợi tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) Mẫu dàn ý và những bài văn phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ mà THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp được trong bài viết này sẽ giúp các em làm tốt hơn bài văn phân tích của mình về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên. Cùng tham khảo nhé! Hướng dẫn phân tích cảnh đợi tàu Để hoàn thành tốt bài văn, trước khi viết các em cần củng cố và nắm vững những kiến thức quan trọng sau: 1. Phân tích đề Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Yêu cầu của đề bài: phân tích cảnh hai chị em Liên và An đợi tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ. - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. - Phương pháp lập luận chính: Phân tích. 2. Các luận điểm phân tích cảnh đợi tàu Luận điểm 1: Lý do đợi tàu của hai chị em Liên Luận điểm 2: Trước khi tàu đến Luận điểm 3: Khi tàu đến Luận điểm 4: Khi tàu đi. Chi tiết nội dung các luận điểm: 2.1 Vì sao đêm đêm chị em Liên cố thức đợi tàu? Vì cuộc sống nơi hai đứa trẻ sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, tù đọng, đơn điệu, tẻ nhạt. Dường như ngày nào cũng vậy, từ chập tối cho đến nửa đêm, lúc nào Liên cũng chỉ thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc Chừng ấy người ngồi trong bóng tối chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về như một sự giải thoát. 2.2 Diễn biến tâm trạng của Liên và An trong cảnh đợi tàu a. Trước khi tàu đến  – An: mi mắt sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dặn chị. – Chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi ⇒ Niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức – Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu – Tiếng gọi em của Liên: cuống quýt, giục giã ⇒ lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp, sẽ bỏ lỡ – An “nhỏm dậy”, “lấy tay giụi mắt” cho tỉnh hẳn ⇒ hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương. b. Hành động và tâm trạng của Liên và An khi tàu đến – Khi đoàn tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua – Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị – Ngày nào hai chị em cũng ngóng tàu – Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời cau hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống – Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hn đẹp, giàu sang và sung sướng… Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại. – Tàu đến khiến hai chị em sống với quá khứ tươi đẹp và được sống trong một thê giới mới tốt hơn, sáng hơn, tực rỡ, vui tươi hơn cuộc sống thường ngày ⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng. c. Tâm trạng của 2 chị em khi tàu đi - Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo - Miêu tả cảnh đợi tàu của hai chị Liên nói riêng và người dân phố huyện nghèo nói chung, Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo. 2.3 Ý nghĩa cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc . - Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật. 2.4 Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu - Biểu tượng của một thế giới đáng sống: sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện. - Hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
- Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không cam chịu cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo  đang vây quanh. 2.5 Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm - Đừng để cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa. - Những ai phải sống trong một cuộc sống tối tăm, mòn mỏi, tù túng, hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng.  =>  Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Dàn ý phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên Mẫu dàn ý chi tiết giúp các em nắm được đầy đủ các nội dung cần thể hiện trong bài làm văn của mình: 1. Mở bài - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm - Khái quát chung về cảnh đợi tàu: Ví dụ: “Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mếm yêu, chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người”. Quả thực đúng như vậy, những trang văn của Thạch Lam không đi vào những biến cố mà đi sâu vào chiều sâu tâm trạng của con người. Cảnh chờ tàu của hai chị em Liên và An đã được tác giả nắm bắt những chuyển biến tinh tế nhất trong tâm trạng của hai nhân vật. 2. Thân bài phân tích cảnh đợi tàu a) Lý do đợi tàu của hai chị em Liên - Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi: Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya -> Thực chất để thay đổi cảm giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày. => Sự thức tỉnh cái tôi, khao khát, khắc khoải muốn nhìn thấy những gì khác với cuộc sống của chính mình. b) Trước khi tàu đến - Mi mắt An sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dặn chị gọi dậy khi tàu đến - Chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi -> Niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức. - Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu - Tiếng gọi em của Liên: cuống quýt, giục giã -> lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp, sẽ bỏ lỡ. - An “nhỏm dậy”, “lấy tay giụi mắt” cho tỉnh hẳn -> hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương. => Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày. c) Khi tàu đến - Khi đoàn tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua - Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” -> Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị. - Câu hỏi cảm thán của An: “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?” -> Có thể ngày nào hai chị em cũng ngóng tàu. - Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em -> Trong tâm hồn Liên lúc này cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống. - Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng… Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại. - Tàu đến khiến hai chị em sống với quá khứ tươi đẹp và được sống trong một thế giới mới tốt hơn, sáng hơn, rực rỡ, vui tươi hơn cuộc sống thường ngày. => Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng. d) Khi tàu đi - Phố huyện với từng ấy người “trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống”, trong đó có cả Liên và An - Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo trên toa cuối cùng - Khi tàu đi, Liên và An trở về với tâm trạng buồn tẻ, chán ngán cuộc sống thường ngày, niềm vui của hai chị em chỉ lóe sáng rồi vụt tắt. - Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên. => Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo. e) Ý nghĩa cảnh đợi tàu - Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện
tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo. - Tiếng nói nâng niu, trân trọng vẻ đẹp trong tâm hồn của hai đứa trẻ: tuy còn bé bỏng, ngây thơ, sống trong bóng tối nhưng tâm hồn ấy vẫn biết khao khát, biết ước mơ, biết hướng đến ánh sáng. - Thức tỉnh ý thức cá nhân của con người: đừng để cuộc sống trôi đi “mờ mờ nhân ảnh” hay “buồn lẻ loi sống trăm năm”. g) Đặc sắc nghệ thuật - Lối viết không có cốt truyện - Bút pháp lãng mạn xen hiện thực - Nghệ thuật miêu tả nội tâm - Ngôn ngữ đơn giản, súc tính, giàu tính tạo hình. 3. Kết bài - Nhận định khái quát nhất về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên. - Cảm nhận của bản thân về cảnh đặc sắc đó. Ví dụ: Cảnh đợi tàu là cảnh khép lại thiên truyện vừa nhẹ nhàng, lắng đọng của Thạch Lam. Đó là một cảnh tượng sẽ ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc. Khép lại tác phẩm, ta vẫn thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương ấm áp mà sâu kín, về những tình cảm trắc ẩn bình dị mà xâu xa. “Hai đứa trẻ” thực sự đã hoàn thành sứ mệnh của văn chương chân chính khi khơi gợi ở người đọc tình cảm trong sáng và giàu ý nghĩa nhân văn. Sơ đồ tư duy phân tích cảnh đợi tàu Nguyên nhân đợi tàu – Đợi tàu không hẳn để bán hàng – Đoàn tàu mang đến một thế giới khác Phố huyện buồn bã >< Đoàn tàu ồn ào, rầm rộ Phố huyện tối tăm >< Đoàn tàu sáng trưng Phố huyện nghèo khổ >< Đoàn tàu sang trọng Phố huyện là hiện tại >< Đoàn tàu là quá khứ Diễn biến tâm trạng – Lúc tàu chưa tới → Háo hức chờ đợi – Lúc tàu ngang qua phố huyện → Ngắm nhìn đoàn tàu một cách say mê – Lúc tàu đi khuất → Dõi theo đầy tiếc nuối Ý nghĩa cảnh đợi tàu – Khát vọng đổi đời – Tấm lòng nhân đạo TOP 6 bài văn hay nhất phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ Dưới đây là tuyển chọn các bài văn mẫu đặc sắc và hay nhất đã được chúng tôi sưu tầm và biên soạn để giúp các em tham khảo. 1. Bài văn phân tích cảnh đợi tàu đặc sắc nhất     Trở về những năm 30 - 45 của thế kỉ trước, trào lưu văn học lãng mạn dường như đã khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn văn học Việt Nam với hàng loạt những cây bút tên tuổi. Ta đã từng bắt gặp một Nhất Linh đau khổ, dằn vặt trên con đường đi tìm lý tưởng, hạnh phúc; một Khái Hưng sôi nổi yêu đời để hòa mình vào những ảo tưởng đẹp đẽ và ngây thơ hay một Thanh Tịnh mang trong mình vẻ đẹp đằm thắm, trong trẻo đậm chất lãng mạn thì Thạch Lam lại hiện lên như một thiên sứ mang một sứ mệnh đặc biệt với phong cách hoàn toàn mới lạ. Người con của Tự lực văn đoàn không đưa ta đến những chân trời phiêu du, mộng tưởng của những tình yêu, khát vọng thường thấy trong trào lưu lãng mạn mà dắt ta đi vào giữa cõi đời ta đang sống. Con người dịu dàng nhân ái ấy đã nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, vẫn luôn trân trọng sự sống nơi trần gian. Ông từng nói rằng: “Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật”. Và có lẽ nhờ vào khát khao đi tìm cái đẹp ấy đã là nguồn cảm hứng để ông sáng tác truyện ngắn “Hai đứa trẻ” - áng văn xuôi đặc sắc của nền văn học Việt Nam trước Cách mạng. Đặc biệt trong tác phẩm, cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên chính là nơi kết tinh những giá trị nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ được Thạch Lam thể hiện dưới ngòi bút đầy nhân đạo và trữ tình.     Câu chuyện không có một tình huống li kì hay một mâu thuẫn thắt nút cần giải quyết như nhiều truyện ngắn khác. Cái làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Thạch Lam là những rung động tinh vi, những biến động thầm lặng mà mãnh liệt trong diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên đã gieo vào lòng người đọc nỗi băn khoăn, day dứt về kiếp người, về những thân phận bé mọn luôn khát khao được thay đổi. Thạch Lam không chọn một điểm nhìn bên ngoài, ông quan sát từ bên trong nội tâm nhân vật bằng cách hóa thân vào Liên - một cô bé mới lớn, nhạy cảm, nhân hậu và giàu mơ ước. Dưới lăng kính
hiện thực, phố huyện hiện lên trong thời gian ngắn ngủi bắt đầu từ lúc chiều tàn cho đến lúc đêm khuya, sự tương phản giữa tĩnh và động, tối và sáng, giữa nếp sống ảm đảm nơi phố huyện nghèo với khoảnh khắc huyên náo khi đoàn tàu qua giúp cho chủ đề của tác phẩm được thể hiện một cách ấn tượng.     Thạch Lam đã dồn bút lực để tạo dựng tình tiết cuối cùng của thiên truyện. Đó chính là điểm sáng nhân văn tạo nên giá trị của tác phẩm. Dù khắc khoải, buồn bã với kiếp sống quẩn quanh, Liên cũng như biết bao con người trong bóng tối, trong cái phố huyện nghèo nàn kia vẫn luôn có một niềm hy vọng mơ hồ, họ mong đợi một cái gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống ảm đạm hằng ngày của họ. Niềm hy vọng mong manh được Thạch Lam khéo léo gửi gắm qua chuyến tàu cuối cùng từ Hà Nội chạy qua phố huyện để lại trong ta biết bao xúc cảm.     Không chỉ có chị em Liên mà tất cả những người dân nơi phố huyện nghèo đều đợi chuyến tàu đêm đi ngang qua. Với những người dân trong phố huyện, họ chờ tàu để bán hàng, để thêm vào cuộc sống mưu sinh hằng ngày vài đồng lẻ ít ỏi, nhưng với Liên và An, họ thức chờ tàu vì nguyên nhân sâu xa hơn. Trước hết đây là những đứa trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời, chúng làm theo đúng lời mẹ dặn, cố thức đợi tàu để xem có ai mua gì nữa không. Nhưng Liên “không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng”, dường như việc chờ tàu hằng đêm của Liên và An không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của đời sống vật chất mà hầu như chỉ xuất phát từ nhu cầu của đời sống tinh thần. Hai đứa trẻ buồn ngủ ríu cả mắt, An trước khi ngủ còn dặn với chị đánh thức trước khi tàu đến bởi lẽ với chúng, đoàn tàu có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Nó là “sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”, hoạt động ấy có khả năng khuấy động mãnh liệt nhịp sống tẻ nhạt, tù đọng nơi “ao tù phẳng lặng” (Tỏa nhị kiều, Xuân Diệu), đem lại cho phố huyện nghèo phút chốc bừng tỉnh sau giấc ngủ dài. Cả một ngày dài leo lét, quẩn quanh chỉ có chuyến tàu mang đến cho chị em Liên một sự khác biệt, một thế giới hoàn toàn khác với thực tại tựa như có phép màu lướt qua nơi đây.        Chuyến tàu hiện lên qua cảm nhận của Liên từ xa đến gần rồi cứ thế xa mãi trong tầm mắt của chị. Cảnh chuyến tàu sắp đến dường như mang một sức sống kỳ diệu, cả phố huyện giờ đây mới thực sự bắt đầu động đậy. Khi tiếng còi xe lửa ở xa vang lại, Liên liền đánh thức em dậy: “Dậy đi An, tàu sắp đến rồi”, còn bác Siêu thì nghển cổ nhìn ra phía ga rồi mừng rỡ: “Đèn ghi đã đến kia rồi”. Những lời giục giã, những tiếng reo thoảng thốt trong mừng rỡ vì nếu chậm sẽ không được nhìn thấy đoàn tàu nữa. Thạch Lam không dùng từ ngữ nào để miêu tả sự háo hức của người dân phố huyện mà sự háo hức ấy vẫn hiện lên sống động và đầy chất nhân văn. Đoàn tàu còn ở phía xa, Liên đã trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, những âm thanh huyên náo “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi”, “tiếng tàu rít lên và tàu rầm rộ đi tới”. Những âm thanh ấy hoàn toàn khác với thứ âm thanh ảo não của tiếng trống thu không hay tiếng trống cầm canh khô khan, của tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve hay tiếng đàn bầu rung lên bần bật trong yên lặng. Một thế giới khác được đoàn tàu đem tới cho phố huyện nghèo, Liên và An say mê ngắm nhìn “các toa đèn sáng trưng… những toa trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”, dường như ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu đã xua tan đi cái “bóng tối” đang gặm nhấm phố huyện từng khắc một. Ánh sáng ấy không tù mù, leo lét như quầng sáng từ ngọn đèn chị Tí, từ khe sáng hé ra nơi cánh cửa của các nhà trong phố, hay vệt sáng nhỏ nhoi, yếu ớt của những con đom đóm. Cư dân phố huyện như choáng ngợp bởi sự náo động của đoàn tàu và cứ thế họ dần mơ về một thế giới thật đẹp đẽ và rực rỡ…     Thực ra, đó là chuyến tàu không đông đúc như mọi khi, “thưa vắng người và hình như kém sáng”, vậy mà nó vẫn đem đến cho hai đứa trẻ biết bao xúc động.
Con tàu đi qua sẽ chẳng có gì đặc biệt trong nhận thức của con người, có chăng Tế Hanh đã từng thốt lên: “Tôi thấy tôi thương những con tàu Ngày đời không đủ sức đi mau Có chi vương víu trong hơi máy Với những toa đầy nặng khổ đau”     Nhưng với chị em Liên thì hoàn toàn khác, chuyến tàu mà hai đứa trẻ hằng mong đợi không phải để chở đi những đau khổ của kiếp người mà nó là ánh sáng, là hi vọng cuối cùng của phố huyện này có thể bấu víu vào. Khi An cố hỏi chị một câu hỏi gì đó nhưng Liên không đáp, dường như chị lặng người theo những mơ tưởng về một thế giới khác mà đoàn tàu vừa đem tới. Hai chữ Hà Nội ngân nga trong lòng cô bé nghèo: “…họ ở Hà Nội về!… Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Đoàn tàu mang đến cho chị em Liên một niềm mơ tưởng xa xăm mà rất êm đềm về quá khứ tươi đẹp tại chốn mỹ lệ Hà Nội “băm mươi sáu phố phường”.      Quả là “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, niềm vui của người dân phố huyện chỉ hiện lên trong chốc lát và ngay sau đó là nỗi buồn ập đến một cách thấm thía. Đoàn tàu giống như một tia chớp, một ngôi sao băng rạch qua bầu trời nơi phố huyện nghèo rồi mất hút vào đêm tối. Liên và An đứng lặng người dù chuyến tàu đã đi qua, hai chị em nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đêm nào cũng vậy, cả phố huyện đều khắc khoải mong ngóng, kiên nhẫn chờ đợi chuyến tàu đi qua rồi mới chìm vào bóng tối thăm thẳm quen thuộc của mình: chị Tí và bác Siêu về làng, gia đình bác Xẩm ngủ ngục trên manh chiếu rách bên đường còn chị dần ngập vào giấc ngủ yên tĩnh. Rồi chi tiết cuối cùng gây ám ảnh đến người đọc về một cuộc sống bế tắc “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”, dường như những cảnh đời nơi phố huyện chứa đầy bóng tối. Bóng tối ấy không phải là của vũ trụ mà là bóng tối của sự nghèo nàn, khốn khó. Cuộc sống ấy là vậy, đơn điệu, tẻ nhạt, kém sức sống và lặp đi lặp lại như cỗ máy được lập trình sẵn giống như thơ Huy Cận từng viết: “Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện”     Chuyến tàu đêm khẳng định một khát vọng chân chính của con người. Với chị em Liên, đoàn tàu như một kí ức vui, một khát vọng mơ hồ, nó chẳng khác nào ảo ảnh nhưng lại mang niềm vui trong sáng cho những đứa trẻ ngây thơ. Với người dân phố huyện, chuyến tàu như một ước mơ cổ tích giúp họ thêm niềm tin để cho họ tiếp tục chờ đợi để sống. Suy cho cùng, chuyến tàu mà nơi phố huyện nghèo ấy mong đợi tựa chiếc phao tinh thần để cứu rỗi cuộc sống nghèo nàn, bế tắc trong tăm tối. Dưới ngòi bút Thạch Lam, chuyến tàu tường chừng bình thương nhưng ẩn sâu trong đó là tấm lòng nhân đạo của nhà văn. Ông nâng niu, trân trọng niềm vui nhỏ bé, hiếm hoi của con người và đó chính là điểm sáng trong giá trị nhân đạo của tác phẩm. Tuy bức tranh phố huyện được vẽ lên từ những gam màu hiện thực song Thạch Lam không quên điểm tô vào bức tranh của mình những khát vọng cao đẹp hướng tới cuộc sống, giúp con người dần tự ý thức giá trị bản thân, qua đó để họ vươn tới cuộc sống có nghĩa và xứng đáng hơn cũng như nhà văn Nga Sô-lô-khôp: “Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người”.     Quả thực ta đã từng day dứt trước một lối văn sắc lạnh, khách quan, tỉnh táo của Nam Cao, hả hê bất ngờ trước những trang viết châm biếm của Nguyễn Công Hoan và khóc cùng những giọt nước mắt trong văn Nguyên Hồng. Giờ đây đọc văn Thạch Lam, ta thấy yêu cái nét đẹp nhã nhặn, bình dị, đượm buồn phảng phất chút gì đó tựa bài thơ trữ tình “thoang thoảng hương hoàng lan được chưng cất từ nỗi đời đau khổ”.  Có người từng nói rằng: “Thạch
Lam là nhà văn ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt nhạc, chuyển đoạn bằng hình” bởi lẽ vậy “Hai đứa trẻ” hiện lên như một bức tranh dệt bằng cảm giác”, giản dị mà sâu lắng, man mác mà thấm thía. Câu chuyện soi tỏ những bí ẩn thi vị mà cao đẹp trong tâm hồn cô bé Liên để rồi bộc lộ những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thạch Lam không có tham vọng tạo ra những tình huống truyện éo le, nghịch cảnh. Vậy nhưng ông vẫn đạt đến độ toàn thiện, toàn mĩ của một truyện ngắn nhiều dư âm. Người đọc được dẫn đi trong một thế giới nhân vật và không gian bàn bạc nỗi buồn, lặng lẽ suy ngẫm nhưng triết lý nhân sinh và những thông điệp cuộc sống giàu ý nghĩa. Đặc biệt, cảnh đợi chuyến tàu đêm đã ánh lên những tia hy vọng rất đời, rất người mà Thạch Lam bằng cả tài năng, tâm huyết xây dựng! 2. TOP 5+ bài văn mẫu phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ (tham khảo) Phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ mẫu số 1 Khi nhắc về tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân có nói thế này: “Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dưới cái hình thức không những thoát khỏi khuôn sáo cũ của cách hành văn đương thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng tạo ấy, văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày.” Có lẽ không ai hiểu một nhà văn bằng những nhà văn khác, vậy nên Thạch Lam qua lời bình của Nguyễn Tuân mới sống động như vậy! Có người nói, bạn chỉ cần đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, bạn sẽ rõ hơn về phong cách viết của ông. Chỉ cần qua đoạn trích hai chị em Liên đợi tàu qua, bạn sẽ thấy được cuộc sống qua con mắt của trẻ thơ và những khao khát của cả thời đại. Có thể khẳng định, cảnh đợi tàu cuối truyện Hai đứa trẻ chính là nét đặc sắc, là một nét mực đỏ trên tờ giấy trắng. Bởi sau này, dù có xóa thế nào đi nữa thì nét mực đó cũng không thể xóa được, vẫn đỏ son như ngày đầu. Không chỉ là những con chữ, khung cảnh hai đứa trẻ háo hức chờ đoàn tàu qua như một tiếng gọi từ quá khứ đến những tâm hồn đang lung lay. Mà tại đó, Thạch Lam đã cho người đọc thấy được một vùng trời tuy xám xịt, nhưng đâu đó vẫn cất lên tiếng chim lảnh lót yêu đời. Cảnh đợi tàu được miêu tả trong bối cảnh phố huyện nghèo, tẻ nhạt, buồn tẻ trong đêm khuya. Sau cảnh khu chợ, dường như không khí của truyện hạ xuống rất thấp vì đã cuối ngày, đã tàn một ngày mệt mỏi. Ấy vậy mà trên đường ấy, có những con người vẫn tất bật lo cho cuộc sống, trong đó có hai đứa trẻ bán hàng cạnh đường tàu. Hai chị em ngồi trên chiếc ghế dài ở cửa hàng trông coi mấy bao phế liệu, chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua. Phố thị đã muộn, vì chuyến tàu cuối đi ngang qua lúc 9 giờ, mẹ dặn vào giờ ấy vẫn đóng cửa hàng để kiếm chút tiền. Nhưng Liên và An không chỉ đợi tàu để kiếm thêm chút tiền, mà còn là để mong chờ một chút gì đó tươi sáng, mới mẻ trong cuộc sống tẻ nhạt của mình. Đó là con tàu đi qua, chở những vị khách lạ nhưng ai cũng giàu có, toa tàu sáng đèn, cũng sáng lên những khao khát cháy bỏng trong lòng hai đứa trẻ. An ríu mắt, đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị nhưng vẫn còn cố dặn với chị một câu: “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Chỉ qua đoạn đối thoại này thôi, ta đã thấy được hai đứa trẻ mong đợi chuyến tàu này như thế nào! Có lẽ chúng ta chẳng biết được, tại sao một đoàn tàu đi qua trong thoáng chốc lại khiến cho hai đứa bé đang trong giai đoạn lớn lên mong đợi như vậy? “Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi.” Ngọn lửa xanh biếc trong truyện chính là đèn tàu, tiếng gọi của bác Siêu đã chứng thực cho điều đó. Dường như trong không gian yên bình tĩnh lặng ấy, tiếng nói và tiếng kêu của đoàn tàu như một chiếc đồng hồ báo thức. Thứ nó thúc giục chính là sức sống, là niềm sung sướng và chờ đợi đương nhen nhóm lên trong lòng hai đứa bé. Liên nhanh chóng lay em dậy, An dụi mắt cho tỉnh rồi hai đứa trẻ háo hức chạy ra đón, như một nghi thức trang nghiêm vô tình xuất hiện trong tiềm thức.
Thạch Lam cẩn thận đến mức, chỉ một chi tiết nhỏ thôi ta cũng thấy được tính cách của nhân vật. Dù gì hai chị em vẫn còn nhỏ, vẫn còn tồn tại nét thơ ngây dễ thương không bị cuộc sống và xã hội mài mòn. Tàu dừng lại, những hành khách xuống nhưng rất ít, nhà Liên cũng không bán được hàng hóa gì. Vậy nhưng, ánh mắt của hai đứa trẻ vẫn dán lên con tàu sáng đèn, vẫn đưa theo những hàng khách đi lại. Không lâu sau đó, đoàn tàu lại kéo còi lăn bánh, tiếp tục cuộc hành trình của mình. Chỉ một giây thoáng qua đó, Liên vẫn nhìn được trên khoang tàu hạng sang sáng sủa như chẳng có bóng đêm, không như nơi phố thị nghèo nàn này. Ánh sáng trên toa tàu chiếu xuống cả mặt đường, tuy chỉ là một ranh giới nhưng như hai không gian khác nhau. Không chỉ vậy, An cũng tinh ý mà cảm thán với chị rằng: “Tàu hôm nay không đông nhỉ?”. Một câu nói ấy cũng cho người đọc rất nhiều tin tức. Hai chị em hôm nào cũng đứng ở vị trí đó, trông ngóng nhìn đoàn tàu đi qua. Chuyến tàu đêm ấy trong mắt của người chị cũng vắng hơn mọi khi, đèn cũng ít sáng hơn. Vậy thì hai đứa bé này vừa quen thuộc, vừa tinh tế thế nào mới có thể chú ý được những chi tiết ấy trên đoàn tàu chỉ trong vài ba giây? Sau đó, ta mới biết được, những người trên toa là những người ở Hà Nội. Có lẽ trong nhận thức của hai đứa trẻ, Hà Nội là nơi phồn hoa đô thị, là nơi tràn ngập ánh sáng và tiếng cười. Đó là lý do tại sao chuyến tàu “từ Hà Nội” khác biệt như thế! Đoàn tàu vụt qua trong chớp nhoáng, mang theo ánh sáng và tiếng ồn ào của phố phường. Nơi phố thị bị “trả lại” vẻ vốn có, xung quanh yên tĩnh, im lìm và tối tắm. Đoàn tàu vừa đi đã mang hết ánh sáng rực rỡ, cũng mang đi tiếng nói cười mà nơi đồng quê hiếm khi thấy được. “Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ dần, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa.” Nhưng thứ đọng lại trong lòng hai chị em chính là sự khao khát, hướng tới nơi có ánh sáng, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. An cũng ủ rũ hơn, chẳng háo hức như khi chờ đợi nữa mà chỉ nói với chị: “Thôi đi ngủ đi chị.” Nhưng trong lòng Liên lại là những cảm xúc không tên chưa thể đè lại, cứ nhộn nhịp trong lồng ngực chị. Cảnh đợi tàu trong "Hai đứa trẻ" không chỉ là một bức tranh sinh động về cuộc sống của những người dân nghèo nơi phố huyện, mà còn thể hiện tâm trạng khao khát, mong chờ của hai chị em Liên. Nó tượng trưng cho một thế giới khác, một thế giới giàu sang, rực rỡ và náo nhiệt. Đoàn tàu cũng tượng trưng cho khát vọng vươn lên, khát vọng đổi đời của những người dân nghèo nơi phố huyện. Qua cảnh đợi tàu, Thạch Lam đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ nơi phố huyện. Đồng thời, ông cũng thể hiện niềm tin vào khát vọng vươn lên của con người. Bằng lời văn giản dị nhưng tinh tế, Thạch Lam đã khai thác triệt để cảm xúc của hai chị em Liên và hình ảnh con tàu. Chuyến tàu đêm chỉ đi qua nơi huyện nghèo một chốc, nhưng lại gieo vào lòng người cả một khoảng mơ mộng khát khao. Đó cũng chính là cái nhân văn của Thạch Lam, tài năng của một nhà văn sáng tạo và nhạy cảm. Cảnh đợi tàu của hai chị em được tr��ch trong Hai đứa trẻ cũng để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm. Phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ mẫu số 2 Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn lớn trên văn đàn Văn học Việt Nam. Ông tham gia nhóm Tự lực văn đoàn. Với tuổi thơ có cuộc sống cơ cực và sinh ra trong thời loạn lạc nên phong cách sáng tác của ông có khuynh hướng lãng mạn, đặc biệt là trước Cách mạng tháng 8. Tác giả Thạch Lam luôn xoay quanh thế giới nội tâm của các nhân vật với những xúc cảm mơ hồ, mong manh và sầu bi. Tác phẩm dù không có cốt truyện gay cấn, kịch tính nhưng thông qua tâm trạng của nhân vật Liên, cuộc sống nghèo khổ của những kiếp người hẩm hiu nơi phố huyện… đã đủ để mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm khó quên và ấn tượng. Trong tác phẩm, có nhiều phân cảnh ấn tượng, nhưng cảnh để lại dấu ấn trong lòng độc giả hơn cả là cảnh tượng hai chị em Liên đợi tàu trong đêm khuya. Đó là hình ảnh kết tinh của những
biện pháp nghệ thuật và tư tưởng tiến bộ của nhà văn Thạch Lam với bút pháp đầy trữ tình và nhân văn sâu sắc. Theo như Thạch Lam viết thì: “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống – đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố – để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Mặc dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em Liên vẫn cố gắng gượng thức để đợi tàu đến. Một là vì hai chị em được mẹ dặn dò đợi tàu đến để bán hàng. Nhưng cũng như bao ngày khác, Liên không mong chờ có nhiều khách đến. Tuy vậy, hai chị em vẫn đợi tàu vì đó là chuyến tàu ở Hà Nội đi qua, là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Sở dĩ hai chị em đợi xem tàu không chỉ để xem nó chạy như thế nào mà thực chất là để thay đổi tâm trạng buồn bã chán chường ứ đọng trong ngày, cô muốn thay đổi cảm giác u buồn tăm tối nơi phố huyện nghèo nàn. Qua đây, độc giả có thể thấy, ở trong hai chị em Liên có sự khao khát, mong muốn khắc khoải muốn thay đổi cuộc sống và nhìn thấy những gì khác lạ với cuộc sống hiện tại. Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên, ta thấy trước khi tàu đến, tâm trạng của hai chị em Liên vô cùng háo hức và xáo động. Mặc dù mi mắt An như sắp sửa rơi xuống nhưng cậu vẫn cố gượng dặn chị gọi dậy khi tàu đến bởi An không muốn bỏ lỡ. Trong khi đó, “Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người Liên; chị ngồi yên không động đậy. Qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Liên mong ngóng, háo hức chờ đợi. Tâm hồn cô bỗng có chút mơ hồ gì đó mà chính cô cũng không hiểu. Trong lúc đợi tàu, Liên cứ chăm chú nhìn về hướng đường ray để rồi chăm chú nhìn ngọn lửa xanh biếc, vểnh tai nghe tiếng còi vang lên vọng lại từ xa xôi. Khi dấu hiệu tàu đến xuất hiện, Liên vội vàng cuống quýt gọi An dậy. Cả hai lo sợ nếu không nhanh sẽ bị bỏ lỡ, không kịp nhìn thấy. Nhận được tín hiệu từ chị, An vội “nhỏm dậy”, “lấy tay dụi mắt” để cho tỉnh hẳn. “An nhổm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”. Một hành động thể hiện sự nhanh chóng, rất ngây thơ, đáng yêu và cũng đáng thương của một đứa trẻ đang ngủ ngon phải tỉnh giấc. Niềm háo hức mong ngóng đợi tàu của hai chị em như những đứa trẻ ngóng đợi mẹ đi chợ và mang về những món quà kỳ diệu. Và sâu xa hơn, đó là niềm mong đợi về một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống tù túng, tả nhạt thường ngày nơi phố huyện nghèo này. “Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Lúc đoàn tàu đến, hai chị em Liên đứng dậy để nhìn cho rõ hình ảnh đoàn tàu đang lao vụt qua. Đó là một khoảnh khắc khá ngắn ngủi, chỉ trong chốc lát thoáng qua, nhưng Liên đã kịp quan sát và nhìn thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng” . Đó là những điều khác biệt so với bóng tối, cuộc sống nhàm chán thường ngày nơi phố huyện của chị em Liên. Qua câu hỏi bâng quơ cảm thán của An “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?” Độc giả có thể cảm nhận được rằng việc đợi tàu này là ngày nào hai chị em cũng thực hiện. Dường như những chuyến tàu đêm đã quá quen thuộc với hai chị em những mỗi khi nó đi qua vẫn mang tới cảm giác mới mẻ và kỳ lạ đến thú vị.
“Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. – Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ. Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”. Đoàn tàu đến và đi nhanh như chớp mắt. Khi An hỏi chị, nhưng Liên đứng lặng ngắm đoàn tàu mà không đáp. Bởi lúc này trong tâm hồn cô có một sự xúc động khó tả. Liên nhớ về những ngày tháng xưa kia, nơi Hà Nội xa xăm và huyên náo, vui vẻ, với cuộc sống đủ đầy, giàu sang. Càng hồi tưởng lại cuộc sống xưa kia, Liên càng cảm thấy nuối tiếc và ngán ngẩm về cuộc sống hiện tại. Con tàu đi, mang theo cả thế giới khác của chị em Liên lẫn của người dân nơi phố huyện đi theo. Để rồi khi những chấm nhỏ của chiếc đèn treo trên toa cuối cùng của chiếc tàu khuất sau rặng tre, thì bóng tối lại bao trùm lên phố huyện nghèo. Khi đoàn tàu biến mất, hai chị em Liên lại trở lại với cảm giác chán chường, buồn bẻ của cuộc sống hàng ngày. Dường như niềm vui của hai chị em vừa lóe lên đã vụt tắt theo đoàn tàu. Tất cả thứ ánh sáng của đoàn tàu đã tan biến, giờ đây chỉ còn lại màn đêm với ánh đèn tù mù, chiếu sáng một vùng đất nhỏ bé xíu và chập chờn đi vào giấc ngủ của hai chị em Liên. Qua đây, người đọc cảm nhận được tâm trạng tiếc nuối và khát khao về cuộc sống thay đổi tươi mới của chị em Liên. Qua đây người đọc cảm nhận được niềm thương cảm của tác giả Thạch Lam dành cho những phận người nghèo khổ trong xã hội cũ. Họ không có những mong ước cao sang, xa vời, mà chỉ đơn giản và rất nhỏ bé, đó là được nhìn thấy đoàn tàu vụt qua trong đêm khuya. Nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy niềm lạc quan, tin tưởng về con người của tác giả Thạch Lam. Đó là dù cuộc sống tù túng, hẩm hiu nhưng họ vẫn khát khao có sự thay đổi. Họ gắn bó với nhau, rất cảm thông và yêu thương nhau nhưng tất cả đều mong mỏi và muốn thay đổi cuộc sống mặc dù nó rất rời rạc và mơ hồ. Điều này cũng chứng tỏ, cảnh chiều tàn, cảnh đoàn tàu vụt qua của ngày tàn nhưng cuộc đời và suy nghĩ của chị em Liên không tàn. Qua đây độc giả thấy được tài năng sử dụng nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Đó là lối viết không cần cốt truyện phức tạp, nhưng vẫn đủ để khiến người đọc cảm nhận được toàn bộ bức tranh nội dung tác phẩm. Bút pháp hiện thực xen lẫn lãng mạn đã làm nổi bật nội tâm của các nhân vật. Ngôn ngữ, súc tích, ngắn gọn đơn giản nhưng giàu tính tạo hình, gợi cảm xúc, khiến đọc giả cảm nhận rõ rệt tâm trạng của nhân vật và toàn bộ cuộc sống của những phận nghèo nơi phố huyện tăm tối. Phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ mẫu số 3     “Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu, chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người”. Quả thực đúng như vậy, những trang văn của Thạch Lam không đi vào những biến cố mà đi sâu vào chiều sâu tâm trạng của con người. Cảnh chờ tàu của hai chị em Liên và An đã được tác giả nắm bắt những chuyển biến tinh vi nhất trong tâm trạng của hai nhân vật.     Liên và An vốn là những đứa trẻ đã từng sống ở thị thành, nhưng gia đình sa sút nên phải chuyển về phố huyện nghèo. Liên và An tuy còn nhỏ tuổi nhưng cũng tham gia vào việc nuôi sống gia đình bằng cách trông một cửa hàng nhỏ ở chợ. Quanh Liên cũng là biết bao kiếp sống nhỏ bé, mòn mỏi như: chị Tí cùng đứa con vất vả mưu sinh, chật vật để sống qua ngày, gia đình bác xẩm góp vào bằng tiếng đàn bần bật trong yên lặng,… Cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt, quẩn quanh nhưng những con người nơi đây
vẫn luôn hướng về một ngày tươi sáng: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.     Đêm nào cũng vậy, dù buồn ngủ nhưng cả Liên và An đều cố thức để chờ hoạt động cuối cùng của đêm, đó chính là đợi đoàn tàu khuya từ Hà Nội đi ngang qua. Vì sao những đứa trẻ ngây thơ ấy lại phải cố gắng đợi đoàn tàu đi qua mới có thể ngủ? Có phải chúng nghe lời mẹ dặn? Có phải cố nán lại để bán thêm phong kẹo, cái bánh từ những người khách qua đường. Nhưng không phải “Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Trong sự chờ đợi ấy chứa đựng cả những khao khát, ước mong cháy bỏng của những trái tim trẻ thơ non nớt. Bởi vậy, An trước khi đi ngủ đã dặn chị: “tàu đến chị đánh thức em dậy nhé” khao khát của chúng là vô thức nhưng cũng thật mãnh liệt. Chuyến tàu đi qua, mang đến một thế giới khác, thế giới của âm thanh và ánh sáng rực rỡ.     Trong thời gian đợi tàu xuất hiện, chị Liên thả tâm hồn mình vào vũ trụ để cảm nhận hết thảy vẻ đẹp của thiên nhiên khi đêm về. Qua những kẽ lá bàng, “ngàn sao vẫn lấp lánh” trên nền trời, những nụ hoa bàng nhỏ khẽ rơi trên vai chị. Tâm hồn Liên thả trôi theo những cảm xúc bâng khuâng mà chính chị cũng cảm thấy mơ hồ không hiểu hết.     Tiếng trống cầm canh ở huyện đánh vang cùng với lời thông báo của bác Siêu: “Đèn ghi đã ra kia rồi” xua tan sự tĩnh mịch của màn đêm, để chuẩn bị cho sự hoạt động cuối cùng của đêm – con tàu từ Hà Nội dần dần xuất hiện. Ban đầu là ngọn lửa xanh biếc như ma trơi, rồi tiếp đến là làn khói trắng bừng lên từ xa. Liên gọi em dậy và cả hai chị em quan sát kĩ từng chuyển động của chiếc tàu. Tiếng Liên gọi An: “Dậy đi An. Tàu đến rồi” câu nói không đơn thuần chỉ là để gọi An dậy mà trong đó còn kèm cả sự vui thích, nó như một tiếng reo vui, hối thúc em dậy để cùng ngắm nhìn khoảnh khắc đoàn tàu vụt qua.     Khoảnh khắc tàu đến, lòng hai chị em vui sướng, hân hoan đến lạ kì, dù chỉ là thoáng qua nhưng cũng đủ để hai tâm hồn tinh tế ấy nắm bắt trọn vẹn sự vật, sự việc đang diễn ra trên tàu: “Các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, dồng và kền vàng lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Con tàu trong khoảnh khắc đã chỉ còn lại chiếc chấm đỏ nhỏ, rồi khuất sau rặng tre. Bé An hồn nhiên nhưng cũng đã nhận ngay ra dường như tàu hôm nay không đông như mọi khi. Còn Liên thì đã nhận thấy sự thưa thớt cũng như kém sáng hơn của đoàn tàu: “Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn”. Dẫu đoàn tàu hôm nay có kém sáng hơn, có kém đông vui hơn mọi khi nhưng nó từ Hà Nội về, nó mang theo một thế giới khác hẳn đối với liên, đó là thế giới của ánh sáng, của niềm vui và của hạnh phúc. Lòng cô bé trào dâng niềm vui, niềm hạnh phúc khó tả khi được sống lại những ngày xưa khi cô được uống những cốc nước lạnh xanh xanh đỏ đỏ, và nhớ về một Hà Nội sáng rực, lấp lánh.     Đêm nào Liên và An cũng đợi tàu, dù có buồn ngủ díu mắt, chúng cũng phải chờ được đoàn tàu đi qua mới ngủ. Đây không phải là một hành động ngẫu nhiên, vô nghĩa mà nó dường như là một nhu cầu, một đòi hỏi thiết yếu đối với Liên và An. Đằng sau đó còn chứa đựng cả những mơ ước, khao khát về một cuộc sống mới đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Hình ảnh những đoàn tàu vụt xuất hiện rồi biến mất nhưng cũng đủ để chúng được trở lại, được sống với những kỉ niệm tuổi thơ êm ấm trước đây. Khao khát chờ đoàn tàu đi qua cũng ánh lên những khát vọng mãnh liệt của những đứa trẻ, đó là khát vọng đổi đời. Tại sao lại đặt khát vọng ấy vào hai nhân vật Liên và An mà không phải là chị Tí, bác Siêu,… bởi chúng là những đứa trẻ, chúng là mầm non, là tương lai của cuộc sống. Bởi vậy, khao khát đổi đời khi được tập trung thể hiện ở hai nhân vật sẽ trở nên ý nghĩa hơn, giàu sức gợi hơn. Đồng thời qua khung cảnh đợi tàu, Thạch Lam cũng thể hiện thái độ cảm thương đối với những số phận người nhỏ bé, bất hạnh phải sống mòn
mỏi với cuộc đời chật vật, bế tắc; đồng thời ông cũng trân trọng, nâng niu những khao khát, những ước mơ đẹp đẽ của Liên và An nói riêng, của những người dân phố huyện nói chung. Không chỉ vậy, qua khung cảnh chờ chuyến tàu đêm, Thạch Lam còn dóng lên tiếng gọi tha thiết, lay động tâm hồn người đọc: hãy thay đổi cuộc sống, khiến nó trở nên đẹp đẽ hơn, biến nó thành môi trường sống lành mạnh để những đứa trẻ được sống cuộc hạnh phúc. Với nghệ thuật miêu tả tâm lí và cảnh vật tài tình, cảnh đoàn tàu kết lại tác phẩm đã để lại dư âm, ấn tượng sâu lắng trong lòng người đọc. Đóng lại cuốn sách người đọc vẫn không khỏi thổn thức trước những số phận kiếp người mòn mỏi nơi phố huyện. Nhưng đồng thời cũng chân trọng, nâng niu những mơ ước tha thiết, mãnh liệt của họ về một cuộc sống khác, về sự đổi đời.   Phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ mẫu số 4     Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng của văn học lãng mạn những năm 1930 - 1945. Là một trong những cây bút của Tự lực văn đoàn, nhưng văn chương của Thạch Lam không quá xa vời thực tế như những cây bút trong nhóm. Mà văn chương của ông nhẹ nhàng chất đời lãng mạn. Nổi bật nhất phải kể đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, câu chuyện chờ đợi tàu của chị em Liên nơi phố huyện Hà Nội những năm tháng trước Cách mạng. Thiên truyện ngắn cốt truyện đơn giản nhưng lại đọng lại những suy ngẫm sâu sắc đặc biệt cảnh chờ đợi tàu của hai chị em Liên.     Truyện mở ra bằng tiếng trống thu không, hoàng hôn dần buôn xuống nơi phố huyện heo hút. Rồi ánh đèn leo lét xuất hiện, cuộc sống con người quẩn quanh nơi phố huyện khi màn đêm dần bao phủ. Hai chị em Liên ngồi lặng im nhìn ngắm phố huyện, lòng đầy suy nghĩ. Trong nỗi nhớ về Hà Nội qua gánh phở bác Siêu, cũng là lúc tàu chuẩn bị đến.     Tàu chưa đến, chị em Liên và những con người nơi phố huyện dù mệt mỏi nhưng vẫn ngắc ngoải, mong chờ điều gì đó. Liên thấy “ tâm hồn yên tĩnh”. Cái yên tĩnh bình yên, lặng lẽ trong khung cảnh đêm xuống. Rồi khi tàu đến, từ xa “ngọn lửa xanh biếc... như ma trơi”, “tiếng còi xe lửa trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. Tàu đến gần, ánh sáng tỏa rạng một vùng. Đó là ánh sáng của “Ngọn đèn ghi” “toa tàu đèn sáng trưng, chiếu xuống đường”, “người, đồng và kền lấp lánh”. Âm thanh vang vọng trong không gian tiếng ghi tàu mạnh mẽ “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”.     Đoàn tàu đến đem theo ánh sáng rực rỡ, sáng lòa làm lu mờ mọi ánh đèn leo lét nơi phố huyện, bừng lên mạnh mẽ. Không chỉ mang theo ánh sáng mà tàu đến mang theo cả thứ âm thanh rộn rã khác hẳn tiếng vo ve của muỗi trong hàng hay tiếng ếch nhái từ ngoài đồng ruộng xa. Bằng ngòi bút lãng mạn, bút pháp miêu tả đối lập, Thạch Lam đã khắc họa nên hai thế giới hoàn toàn khác biệt, đối lập để thấy rằng đoàn tàu đến mang theo mọi điều đẹp nhất.     Nhưng rồi đoàn tàu nhanh chóng vụt qua để lại bao tiếc nuối, ngậm ngùi. Đoàn tàu đi cuốn theo cả thế giới rực rỡ, vang động. Liên cảm nhận được sự thiếu hụt về cả âm thanh và con người khi đoàn tàu đi qua. Dường như em đã gắn bó với nơi này từ rất lâu, ghi nhớ sâu sắc từng khoảnh khắc. Đoàn tàu đi qua trả lại cho phố huyện sự im lặng. Đoàn tàu đi qua cũng là lúc khiến cho Liên lặng vào mơ tưởng nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào xa xôi. Em buồn thương cho hiện tại mờ mịt, tiếc nuối cho quá khứ hạnh phúc và mơ tưởng về một tương lai.     Bằng những câu văn ngắt ngắn liên hoàn, Thạch Lam diễn tả sinh động tâm trạng bồi hồi, mang chút gì đó vừa xót thương vừa hi vọng của nhân vật Liên. Liên như thấy mình “sống giữa bao sự xa xôi”. Kết thúc truyện để lại trong lòng người đọc bao sự day dứt. Đoàn tàu đến mang theo ánh sáng lấp lánh, rực rỡ, mang theo âm thanh sinh động, vang vọng. Nhưng nó thuộc về thế giới khác. Thế giới không phải của Liên của An hay cửa con người nơi phố huyện. Nhưng đoàn tàu đi qua lại nhen lên cho những con người nơi đây ước mơ, khát khao về một tương lai dù mờ mịt nhưng họ không hề từ bỏ.
Ngày nào họ cũng thức từ sáng đến đêm để đợi đoàn tàu đi qua, để ước mơ về điều gì đó xa xôi. Nhưng ước mơ của họ không biến mất mà âm ỉ chờ đợi điều gì đó làm bùng lên. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” khắc họa sinh động thế giới tâm hồn của những con người cùng khổ trong xã hội cũ trước những năm Cách mạng diễn ra. Hình ảnh đoàn tàu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi vụt tắt mang theo ánh sáng, âm thanh, ước mơ và khát vọng. Như một niềm an ủi một mơ ước không bao giờ tắt, một chút ánh sáng cho ao đời tù đọng, đen tối triền miên của những số phận hẩm hiu, bất hạnh nhưng vẫn hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn. Đó cũng là thông điệp và tình thương của Thạch Lam dành cho những nhân vật. Phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ mẫu số 5 Dù chỉ xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn có 5 năm nhưng Thạch Lam sớm khẳng định là một cây bút truyện ngắn độc đáo. Sinh thời, ông từng quan niệm “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, lẩn khuất khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc trông nhìn và thưởng thức”. Rút ra từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”, Hai đứa trẻ là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách độc đáo không trộn lẫn của Thạch Lam. Đến với “Hai đứa trẻ”, độc giả ai ai cũng thấy cảnh đợi tàu là sự kiện tiêu biểu nơi ngòi bút của Thạch Lam thăng hoa     Tuy là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và là em ruột của Nhất Linh, Hoàng Đạo nhưng sáng tác của Thạch Lam đi theo hướng riêng khá mới mẻ. Ông dành tình cảm, tấm lòng xót thương cho những lớp người nghèo trong xã hội thời bấy giờ. Ngòi bút của Thạch Lam thường đi vào những trạng thái cảm xúc mơ hồ, tinh tế của con người. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn không có cốt truyện. Toàn bộ câu chuyện diễn ra như một thước phim chậm rãi về một phố huyện nghèo xung quanh chị em Liên vào một buổi chiều tối mùa hè. Không có thắt nút, không có mở nút nhưng truyện ngắn dễ dàng đi vào tâm trí người đọc bởi một nỗi buồn sâu lắng mà rất đẹp – vẻ đẹp của một cuộc sống bình thường được Thạch Lam khám phá ra. Đặc biệt nhất là cảnh đợi tàu trong truyện ngắn.     Dù buồn ngủ díu cả mắt nhưng đêm nào, Liên và An cũng cố thức đợi chuyến tàu khuya từ Hà Nội về. Tại sao vậy? Để bán hàng theo lời mẹ dặn? Hoàn toàn không phải vậy. Hai chị em Liên cố thức không phải để mở hàng đón khách như bao người buôn bán khác trên sân ga, trái lại hai chị em đóng cửa hàng, chờ tàu là vì cớ khác. Vậy thì là gì? Phải chăng vì hai chị em muốn được nhìn thấy chuyến tàu – sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Có lẽ vậy, và cũng bởi vì con tàu như đem một thế giới khác đi qua, một thế giới khác hẳn với vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu. Phố huyện chìm trong màn đêm tối tăm, lụi tàn, nghèo nàn, mòn mỏi thì con tàu như đem một thế giới sáng rực, giàu sang, vui vẻ và huyên náo.     Vì con tàu như đem một thế giới khác đi qua, chị em Liên lặng lẽ đón đợi tàu với bao xúc cảm vừa bâng khuâng, mơ hồ, vừa hồi hộp, háo hức. Chị em Liên đón đợi chuyến tàu như đón đợi phút giây giao thừa thiêng liêng mỗi khi Tết đến, xuân về. Cậu bé An buồn ngủ, mí mắt sắp sửa rơi mà vẫn còn dặn chị: “Tàu đến, chị gọi em thức dậy nhé!”. Còn Liên ngồi yên không động đậy ngắm sao trời lấp lánh và hoa bàng khẽ rơi, tâm hồn Liên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ, không hiểu. Dường như cô bé đã hoàn toàn bứt mình ra khỏi cuộc sống mưu sinh cơ cực để đắm vào thế giới thần tiên, mộng mơ.     Nhìn thấy ánh đèn ghi từ xa, nghe tiếng còi vọng lại, Liên đã vội đánh thức em dậy: “Dậy đi, An. Tàu đến rồi!”. Lời gọi đầy hối thúc, giục giã vang lên như tiếng reo vui hồ hởi. Rồi tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới, cả phố huyện bừng lên, sáng rực rỡ, sôi động, sang trọng, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua. Hai chị em háo hức muốn hòa mình vào thế giới đông vui náo nhiệt ấy. Càng háo hức bao nhiêu, hai đứa trẻ càng ngẩn ngơ khi thấy tàu vượt qua bấy nhiêu. Chuyến tàu đi vào đêm tối, hai chị em
vẫn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng rồi ra xa mãi, khuất sau rặng tre. Con tàu từ Hà Nội về thực sự đã hút hồn chị em Liên. Tàu qua, An băn khoăn nghĩ ngợi; “Tàu hôm nay không đông chị nhỉ?”. Còn Liên thì mơ hồ lặng theo mơ tưởng. Dẫu chuyến tàu không vui như mọi khi, thưa vắng người qua lại và hình như kém sáng hơn bình thường nhưng cô bé vẫn hân hoan vui sướng bởi con tàu ở Hà Nội về. Con tàu đã đưa Liên trở về tuổi thơ êm đềm, thời quá khứ ngọt ngào của tuổi thần tiên, đồng thời thức dậy trong cô bé, niềm tin vào một tương lai tươi sáng.     Đêm nào, Liên và An cũng thao thức, hồi hộp đợi tàu. Trong con mắt của không ít người, đó là việc bâng quâng, không đâu thậm chí lẩn thẩn, vô nghĩa. Thế nhưng với trái tim giàu lòng trắc ẩn, Thạch Lam đã phát hiện ra những tâm sự sâu kín, những khát khao lãng mạn của hai chị em. Đợi tàu trở thành một nếp sống, một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Đợi tàu để được trở về thời quá khứ dịu êm, ngọt ngào của tuổi hồn nhiên, ngây thơ. Đợi tàu để được cháy lên khát vọng mãnh liệt, mạnh mẽ, táo bạo: khát vọng đổi đời. Khát vọng ấy như mầm cây tươi non mọc lên trên vùng đất cằn cỗi, những ánh sao nhỏ nhoi lấp lánh mãi trên bầu trời đen thẳm không cùng. Qua việc tả cảnh đợi tàu, Thạch Lam thể hiện thái độ vừa cảm thương xót xa trước cuộc sống lay lắt, bế tắc của những kiếp người nhỏ bé, nhất là những đứa trẻ, vừa nâng niu vừa trân trọng, khát vọng vươn ra ánh sáng, khát vọng đổi đời của những con người ấy. Từ cuộc sống của con người nơi phố huyện, trang văn của Thạch Lam còn rung lên tiếng nói tha thiết có sức lay tỉnh xâu xa trong tâm hồn người đọc: Hãy cứu lấy những đứa trẻ! Hãy thay đổi cuộc sống bế tắc này đi!. Làm thế nào để cho trẻ thơ được sống trong hi vọng giống như những chồi non xanh biếc căng nhựa sống trên cành mà không phải chỉ tồn tại rồi tàn lụi đi trong miền đất chết. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chân thực, sinh động, giàu giá trị hiện thực mà thấm đẫm cảm xúc nhân văn cao quý, dào dạt chất thơ lãng mạn. Đọc “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ta bất giác nhớ đến “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Họ là hai nhà văn thuộc về hai đất nước, hai thời đại khác nhau nhưng cùng đồng điệu trong tiếng nói yêu thương nhân văn vì trẻ thơ. Cảnh đợi tàu cũng là cảnh khép lại thiên truyện vừa nhẹ nhàng, lắng đọng của Thạch Lam. Đó là một cảnh tượng sẽ ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc. Khép lại tác phẩm, ta vẫn thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương ấm áp mà sâu kín, về những tình cảm trắc ẩn bình dị mà sâu xa. “Hai đứa trẻ” thực sự đã hoàn thành sứ mệnh của văn chương chân chính khi khơi gợi của người đọc tình cảm trong sáng và giàu ý nghĩa nhân văn. Trên đây là những hướng dẫn chi tiết cùng các bài văn mẫu phân tích cảnh đợi tàu đặc sắc nhất đã được chúng tôi tổng hợp và biên soạn. Chúc bạn hoàn thành tốt và đạt điểm cao với bài làm văn phân tích cảnh đợi tàu của mình.  
0 notes
doibongbdc · 15 days
Text
Milan - Niem Đam Me Bat Tan
Câu lạc bộ bóng đá Milan không chỉ là một đội bóng, mà còn là biểu tượng của niềm tự hào và khát vọng. Với lịch sử hào hùng và những chiến thắng vang dội, Milan luôn là nơi hội tụ của những tài năng xuất sắc. Hãy cùng nhau ủng hộ màu áo đỏ-đen! Chi Tiết Tại: https://bongdacong.info/cau-lac-bo-bong-da-milan/ Website: https://bongdacong.info/ Xem Thêm: https://start.me/w/br16wQ
Câu_Lạc_BộBóngĐáMilan, #CâuLạcBộBóngĐáMilan, #BongĐa_Cong, #BóngĐáCộng, #Bóng_Đá_Cộng
0 notes
enspire-academy · 2 months
Text
Nhận bộ câu hỏi rung chuông vàng tiếng anh tiểu học cùng Enspire
Rung chuông vàng là một dạng cuộc thi rất hay được tổ chức tại các trường bậc tiểu học và mâm non. Cuộc thi này cho phép các bé vui chơi, ôn tập lại kiến thức đã tiếp thu và gia tăng tinh thần cạnh tranh lành mạnh.
Cuộc thi này thường được tổ chức với quy mô lớp hoặc trường, quận huyện,… Thí sinh tham gia là mọi học sinh đạt đủ yêu cầu sau:
Đối tượng: học sinh tiểu học các trường, thường trong độ tuổi lớp 3 đến lớp 5.
Số lượng: Mỗi trường hoặc lớp có thể giới hạn số lượng tham gia dựa trên kết quả học tập hoặc của các cuộc thi vòng loại trong trường hoặc lớp học.
Thành tích học tập tốt: Một số cuộc thi có thể yêu cầu điểm trung bình học tập hoặc hạnh kiểm đạt loại khá trở lên.
Sự đồng ý của phụ huynh cho phép tham gia.
Tuân thủ luật lệ cuộc thi.
Tumblr media
Các câu hỏi rung chuông vàng tiếng anh tiểu học thường bao gồm nhiều câu hỏi và chủ đề khác nhau nhằm kiểm tra kiến thức toàn diện của học sinh. Các dạng câu quen thuộc bao gồm:
Từ vựng: Các câu hỏi về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, và điền từ vào chỗ trống.
Ngữ pháp: Các câu hỏi về thì, câu điều kiện, so sánh, giới từ, và cấu trúc câu.
Chủ đề: Chủ đề đơn giản, thân thuộc với trẻ em như gia đình, du lịch, con vật,…
Để xem thêm bộ câu hỏi rung chuông vàng tiếng anh tiểu học cho trẻ, từ đó có thể đo lường được tình độ của bé, độ khó của cuộc thi và giúp con đạt kết quả cao. Phụ huynh vui lòng truy cập vào đường dẫn sau để được bật mí.
https://enspire.edu.vn/cac-cau-hoi-rung-chuong-vang-tieng-anh-tieu-hoc/
0 notes
tdgimex · 2 months
Text
Cung khong ban giao cong trinh
dai tien do, cung khong ban giao cong trinh."Minh Hoa Chuong nhiu may, trong giong noi lanh nhat khong phan biet duoc cam xuc: "Cho nen, nguoi con muon tranh cong a?"Ngoi Bach Tuyen cuoi kho: "T la vi dai su huynh.Cuoc doi cua Ngoi Bach Tuyen la mot vo kich cam am dam, Ngoi Mac Duyen la mot tia nang duy nhat xam nhap trong do. Nang ay mai mai khong the quen duoc nhung chuyen xay ra sau khi minh bi xam pham, bi nhuc ma, Ngoi Mac Duyen khoac y phuc cho nang, dan nang ra, diu dang chu dao rua mat giup nang ay giong nhu khong biet gi ca.Ngoi Bach Tuyen khong khong che duoc yeu mot phan am ap kia, the nhung, anh nang cung se chi thich anh nang. Mot tieu su muoi moi den Ngoi gia, mot nu tu hoan toan nguoc lai voi nang ay, anh mat dai su huynh nhanh chong doi di.Ngoi Bach Tuyen han nu tu da cuop dai su huynh di, cho du nang lao dao chay toi chao hoi, cung se bi Ngoi Bach Tuyen khong co y tot day nga xuong dat.Dan dan, Ngoi Chu Nghien cung khong dhieu nam, thap toan thap my, cuoi cung, cung chang qua la kich mot vai cua mot nguoi.Mac du vo dien roi cua nang ay khong doi duoc nguoi xem, nhung uoc mot mang.Phat trien sau do con thuan loi hon nhung gi nang ay doan, nguoi mo cua buoc vao chinh la su huynh, nang ay tron trong goc kin, vao luc han day cua vao thi keo dut day nho, de mau chay ra.Qua nhien su huynh khong he phat hien gi ca, nguoi ngoai cua deu tan ra, Ngoi Bach Tuyen thua dip chay tron, dua theo ke hoach ban dau di tim hoa no.Ban dang ngo la hoa no cung khong nhan co hoi dua ra yeu cau qua dang gi, ong ta chi im lang nhin nang. Bang su yem tro cua hoa no, Ngoi Bach Tuyen bat dau gia than gia quy trong phu. Nang ay mang theo con roi giong minh nhu duc hat hi khuc giua dem khuya, du la bi nguoi di ngang qua nhin thay duoc cung khong bien mat.Nang ay gio du tro o Ngoi gia giong nhu da dien mat roi, nang ay cung khong biet rot cuoc thi nang ay muon bi nguoi phat hien, hay la khong muon bi nguoi phat hien.Luc nang ay dat thi the gia, da tung vua hen mon vua ac doc nghi, stieu su muoi moi la hai nguoi xung doi nhat.Nang ay qua met moi, neu nhu co the thi nang ay muon di den mot noi khong co su phu cung khong co su huynh, bat dau lai tu dau.Minh Hoa Chuong khong to thai do, du rang han rat rung dong voi dieu kien cua Ngoi Bach Tuyen. Huyen Kieu Ve nhan duoc mat bao, noi co the se co nguoi dong tay voi dai dien sac phong Thai tu, Minh Hoa Chuong tra theo tinh bao den Ngoi gia.Nguoi dung sau la ai that ra rat de doan. Du sao cung chi co may nguoi do muon doi pho Thai tu, nhung bay gio dieu quan trong nhat khong phai la tra thu, ma la dam bao dai dien sac phong duoc cu hanh thuan loi.Tam tu cua Nu hoang thay doi moi ngay, khong ai dam dam bao sau khi nghi thuc lan nay that o ca nha cac nguoi."Mat Ngoi Bach Tuyen sang ruc len, voi vang noi: "Da ta dai nhan! Ta van luon mang bot canh buom trong nguoi, deu o day. Buom duc nuoi duong trong hoa vien, moi dai nhan di theo ta."Hai tay Ngoi Bach Tuyen dang mot binh su mieng nho len, Minh Hoa Chuong can than xoay vai vong, sau khi xac dinh khong co doc moi mo ra nhin luot qua, lanh nhat noi: "Di truoc dan duong."Minh Hoa Thuong va Giang Lang, Nham Dao dang dung trong phong cua Ngoi Nghiem Thanh, so soang tim manh moi. Trong dau Giang Lang toan la dau cham hoi, tim co hoi hoi: "Minh Hoa Thuong, sao nguoi biet hung thu la hang nguoi gi?"Minh Hoa Thuong chi di long vong o hien truong xay ra an mang da noi ra dung gioi tinh, tuoi tac, tinh cach cua hung thu, that su la kho ma tin noi. Minh Hoa Thuong noi: "That ra
Website: https://tdgimex.com/
Orther website: https://cacachi.vn/tat-tan-tat-ve-tao-bon/
1 note · View note
dulichchaumyy · 2 months
Text
Cùng khám phá Cầu Cảng Vàng - Biểu tượng của San Francisco tiến về Hoa Kỳ!
Cầu Cổng Vàng - Kỳ quan kiến ​​trúc hiện đại và biểu tượng của San Francisco
Cầu Cảng Vàng là một trong những cây cầu ba dây cánh dài nhất thế giới, bắc qua eo biển Golden Gate, nối liền thành phố San Francisco với bán đảo Marin California. Cây cầu này được xem là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ và là điểm đến thu hút du khách từ khắp nơi trên th ế giới.
Tumblr media
Tại Cầu Cổng Vàng, bạn có thể:
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của cây cầu: Cầu Cổng Vàng được sơn màu cam rực rỡ, nổi bật trên nền trời xanh và làn nước biển xanh biếc, tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng.
Đi bộ hoặc đạp xe qua cầu: Du khách có thể đi bộ hoặc đạp xe qua cầu để cảm nhận được sự hùng vĩ của cây cầu và ngắm nhìn quang cảnh tuyệt đẹp xung quanh.
Tham gia tour du lịch: Du khách có thể tham gia tour du lịch bằng xe buýt, xe đạp hoặc thuyền để khám phá Cầu Cổng Vàng từ nhiều góc độ khác nhau.
Chụp ảnh lưu niệm: Cầu Cổng Vàng là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp nhất San Francisco, du khách có thể thỏa sức ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại đây.
Hãy đến San Francisco và trải nghiệm cảm giác đi bộ trên Cầu Cổng Vàng - một trong những kỳ quan kiến trúc hiện đại đẹp nhất thế giới!
Xem thêm: https://vietnam-tickets.com/tin-tuc-du-lich/cau-cong-vang-san-francisco.html
0 notes
casbooks · 2 months
Text
Book 27 of 2024 (★★★★★)
Tumblr media
Title: Vietnam Rough Riders: A Convoy Commander's Memoir Authors: Frank McAdams
ISBN: 9780700618989 Rating: ★★★★★ Subject: Books.Military.20th-21st Century.Asia.Vietnam War.USMC.Transportation
Description: "Black smoke drifted about the scene. The first thing I noticed was the huge crater yawning next to the damaged truck. " In the Vietnam War, American "rough riders" drove trucks through hostile territory delivering supplies, equipment, ammunition, weapons, fuel, and reinforcements to troops fighting on the war's ever-shifting front lines. But, all too often, the convoys themselves became the front lines. Frank McAdams, a Marine Corps lieutenant, learned that the hard way during a tour of duty that began right after the 1968 Tet Offensive and the siege at Khe Sanh. In this compelling memoir he recounts his personal battles-not only with a dangerous enemy but also with an incompetent superior and a sometimes indifferent military bureaucracy. A decidedly different take on the Vietnam experience, his chronicle focuses on the ambush-prone truck convoys that snaked their way through dangerous terrain in narrow mountain passes and overgrown jungles. When an ambush occurred, strong leadership and quick thinking were required of officers like McAdams to protect both the convoy's mission and the lives of its men. McAdams describes convoys he led through hot zones like the notorious "Ambush Alley" stretching from Danang through Hai Van Pass to Phu Bai in the north, and the provincial area in the south known as "the Arizona" that surrounded the villages of Phu Loc and An Hoa. He also highlights the fierce three-day firefight that ensnared him and his men near the Song Cau Du River at Hoa Vang, and provides a particularly gripping account of the fighting at Thuong Duc. McAdams deals frankly with his fraught dealings with a commanding officer whose ineptness and treatment of his troops made the CO fear for his own life. And he writes movingly of his wife's love and encouragement in the face of an emotionally tough separation and also of his difficulty in re-engaging with life stateside. Fast-paced and compulsively readable, his book offers an insightful look at a largely neglected aspect of the Vietnam War, while reminding us of how frequently the crucible of war reveals one's true character.
0 notes
chivasregalvn · 2 months
Text
TOP 14+ loại rượu phổ biến nhất trên thế giới hiện nay
Có bao nhiêu loại rượu hiện nay? Để dễ dàng khám phá và lựa chọn, chúng ta có thể phân loại rượu thành 3 nhóm chính: rượu mạnh, rượu vang và rượu mùi.Xem chi tiết tại đây: https://www.chivas.com/vi-vn/cau-chuyen/co-bao-nhieu-loai-ruou/
0 notes
abc8mov · 3 months
Text
Tumblr media
Soi Cầu Vàng 7777 Tại ABC8: Bí Quyết Trúng Lớn
Soi Cầu Vàng 7777 là một trong những phương pháp dự đoán kết quả xổ số phổ biến và được nhiều người chơi tin tưởng. Tại ABC8, Soi Cầu Vàng 7777 không chỉ là công cụ hỗ trợ người chơi mà còn là bí quyết giúp họ đạt được những giải thưởng lớn. Vậy Soi Cầu Vàng 7777 tại ABC8 có gì đặc biệt? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.
Độ chính xác cao
Soi Cầu Vàng 7777 tại ABC8 sử dụng các thuật toán phân tích dữ liệu tiên ti���n, đảm bảo độ chính xác cao trong việc dự đoán kết quả xổ số. Người chơi có thể tin tưởng vào các con số được đề xuất để tăng cơ hội trúng thưởng.
Cập nhật liên tục
Hệ thống Soi Cầu Vàng 7777 tại ABC8 được cập nhật liên tục, mang đến những thông tin mới nhất và chính xác nhất về kết quả xổ số. Người chơi không cần lo lắng về việc bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào.
Giao diện thân thiện
Giao diện của Soi Cầu Vàng 7777 tại ABC8 được thiết kế thân thiện và dễ sử dụng. Người chơi có thể dễ dàng tìm kiếm và theo dõi các con số dự đoán một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Hỗ trợ người chơi tận tình
Đội ngũ hỗ trợ của ABC8 luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ người chơi trong quá trình sử dụng Soi Cầu Vàng 7777. Điều này giúp người chơi cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn vào dịch vụ.
Xem chi tiết tại: https://abc8.mov/soi-cau-vang-7777/
0 notes
thiendoanng · 3 months
Text
0476/ VỀ THĂM QUÊ MẸ
Mai kia sẽ về thăm quê mẹ ,
Hàng cau che, nắng hé sau hè .
Lúc chào đời khóc tiếng oe oe ,
Vang vọng ru hời câu vè từ thuở ...
Xóm làng cạnh con sông đào nho nhỏ ,
Cứ độ mưa về nước đổ thuyền trôi .
Ùn ụn mây bay gió cuốn lưng đồi ,
Cây cối xác xơ khắp nơi oằn oại .
Ở trên mái nhà bao quanh làn khói ,
Từ nơi căn bếp sát cội góc tường .
Gà con ướt nhói cùng mẹ sau mương ,
Đuổi bắt tranh mồi cành vương chi chít .
Quê Hương nhắc đến nôn nao bin rịn ,
Nhớ mái sân trường che kín hàng me ,
Dòng sông tắm mát sau buổi nắng đè ,
Tung tăng nô đùa cập kè bơi lội .
Trăng treo lững lơ mây chiều ngập lối ,
Thầm lặng đêm buồn gió thổi vi vu
Anh dìu dắt em óng ánh sương mù
Sân đình ngó lên âm u mù thẳm ...
Ôn lại kỷ niệm thiếu thời lâu lắm ,
Mấy chục năm rồi đúng chẳn mười lăm .
Đẹp biết bao như mảnh trăng rằm ,
Ngẩn ngơ khuôn hình nhìn chăm cơ thể ...
Bắt chợt tỉnh bơ nói nhanh lấy để ,
Độ mấy tuổi đời có thể yêu nhau .?
Rung động con tim hé mối tình đầu ,
Vội vàng ôm eo hầu như ngất lịm !
Trắng nõn đủ đầy bày ra tròn lím ,
Nhìn sững hồn lấn xuống dần xa …
U lên căng cứng trong lớp lụa là ,
Trông mặt đỏ hây nhầy nhoà…chi rứa .?
Từ hôm đó cứ hằng đêm đôi lứa ,
Ghì sát yêu thương hai đứa thầm thì …
Oằn oại ái ân thệ nguyện khắc ghi ,
Chuốt nắn nâng niu trầm khê diệu vợi …!
Quên cả nẽo về chìm trong bóng tối ,
Hư quá đi thôi tiếp nối canh dài .
Lỡ xa nhau rồi vắng vẻ tìm ai ,
Liệu đó nghe anh ngày mai hỏi mẹ .?
Nghe nói giật mình sao mà dại thế ,
Nếu lỡ ngăn cấm khó để hẹn hò ?
Sầu đơn quạnh quẽ trăm nhớ ngàn lo ,
Khắc khoải tiêu hao tình thơ vời vợi...
Nguyện sẽ cặp đôi trong vòng tay với ,
Dạt dào yêu đương mong mỏi cõi lòng .
Sau rèm chắt chiu với ngọn đèn chong ,
Thỏa mãn cho nhau a tòng tận hưởng…
Tuổi bồng bột khi yêu đương cùng xướng ,
Trời đất chung hòa đối tượng âm dương .?
Huống hồ chúng sanh cháy bỏng khôn lường ,
Tha thiết dâng trào đôi đường tơ vướng…
Nghĩ lại chuyện xưa nằm trong tình huống ,
Em bước theo chồng chẳng muốn chia ly .!
Nỗi niềm yêu thương mộng ước xuân thì ,
Trở lại nơi đây người đi vắng bóng …?
Xin vĩnh biệt , hết đường trông ngóng ,
Ngày trước thương trao ước vọng tò mò …
Nay đã sang sông bỏ lại thân cô ,
Những lúc ban đầu chuyện trò… âu yếm ….!
Ân ái vùi sâu trong cõi vô thường ,
Ngày còn tuổi dại lời hứa yêu thương .
Mặc cho ngoài kia trùng dương biển động ,
Tình ta bão tố sóng vỗ miên trường ...
Nguyễn Doãn Thiện
Huế , tháng 6 năm 1965
Tumblr media
0 notes
thptngothinham · 16 days
Text
[Văn mẫu 7] Những bài văn mẫu hay phát biểu cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi - Văn tham khảo dành cho học sinh lớp 7. Thân em như trái bần trôi là câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tham khảo tài liệu hướng dẫn dưới đây để nắm được cách làm bài tập nêu cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi em nhé! Đề bài: Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Đây là một trong những câu hát than thân nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Hình ảnh so sánh ở đây có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ nữ ngày xưa như thế nào? *** Hướng dẫn làm bài nêu cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi 1. Phân tích đề - Yêu cầu đề bài: phân tích, nêu cảm nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong câu ca dao Thân em như trái bần trôi - Đối tượng làm bài: câu ca dao Thân em như trái bần trôi 2. Lập dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu về số phận rẻ rúng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Giới thiệu câu ca dao 2. Thân bài a, Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong bài ca dao * Từ "thân em" Tất cả các bài ca dao bắt đầu bằng từ “Thân em” đều đã diễn tả thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu. Từ đó, gợi cho người nghe sự chia sẻ và đồng cảm sâu sắc. Đó là lời chung của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, yếu ớt, đắng cay, tội nghiệp của họ dưới chế độ xưa. * Hình ảnh “trái bần trôi” - Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Dường như gió thổi rất nhẹ, sóng lại êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng phải đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận? - Sống một cuộc đời đầy éo le, sống không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh phó mặc vào số phận b, Nghệ thuật - Trong ca dao các vật đem ra so sánh đều là những vật gần gũi, quen thuộc và có những nét tương đồng độc đáo với thân phận của người con gái trong xã hội cũ. - Cách đem các sự vật ấy ra so sánh khiến cho đối tượng được so sánh (người phụ nữ) hiện lên một cách rõ ràng, đồng thời cũng làm nổi bật được thân phận không ra gì của họ. - Miếng cau khô, hạt mưa rơi, quả xoài… vốn không có giá trị gì nhiều, thậm chí chỉ là đồ bỏ đi : quả bần trôi trên sông. ⇒ Trong các vật được đem ra so sánh thì việc so sánh phận mình với trái bần các câu thơ đầu tiên, tác giả dân gian chủ yếu đưa ra các sự vật để so sánh, còn câu tiếp theo là những câu miêu tả bổ sung, khắc hoạ rõ nét thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, phải chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu, may nhờ rủi chịu. 3. Kết bài - Bài ca dao như một lời than than trách phận vẫn còn vang vọng. Làm cho lời than thêm não nuột. - Đó là tiếng kêu đầy ai oán, khắc sâu vào lòng người nghe một nỗi đau thân phận 3. Sơ đồ tư duy 4. Kiến thức bổ sung Những câu ca dao về thân phận phụ nữ trong xã hội cũ: - Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. - Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. - Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ trước chợ biết vào tay ai? - Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai, Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng? - Có con phải khổ vì con, Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng. - Thân gái bến nước mười hai Gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ. >> Tham khảo: Phân tích các bài ca dao than thân Thân em Văn mẫu tham khảo trình bày cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi Bài văn mẫu 1 Trong văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về thân phận chua xót của người phụ nữ trong chế độ cũ. Người phụ nữ xưa đã trở thành đề tài cho nhiều nhà văn nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc, Độc Tiểu Thanh Ký… Thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phác họa lên với những đau đớn, tủi hờn, khi họ sống mà không có quyền hưởng hạnh phúc, không có quyền quyết định số phận của chính mình.
Người phụ nữ xưa luôn phải phụ thuộc vận mệnh của mình vào người đàn ông của gia đình, phải chịu luật tam tòng, tứ đức trói buộc đời họ. Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu Bài ca dao, là nỗi lòng của người phụ nữ trong trong chế độ nghiệt ngã xưa. Chính cụm từ “thân em” đã nói lên những ai oán của người phụ nữ, khi họ biết số phận của mình luôn phải chịu nhiều cay đắng, nghiệt ngã hẩm hiu. Nghệ thuật so sánh ví von thân phận của người con gái với trái bần trôi. Một trái nhỏ quả chín thơm và ngọt nhưng trước những sóng gió nghiệt ngã của cuộc đời, quả ngọt đó không thể nào được giữ gìn nguyên vẹn, mà vị vùi dập tan nát tơi bời. Trái bần trôi đó, nhỏ bé, cô đơn rơi trên dòng sông cuộc đời chưa biết đi đâu về đâu, chưa biết sẽ bị xô dạt tới phương trời nào. Câu thơ nói lên sự lênh đênh của số phận người phụ nữ xưa. Cuộc sống của họ luôn chịu cảnh “ba chìm bảy nổi” chẳng biết sẽ trôi dạt phương nào. Đúng như lời thơ trong bài “Bánh trôi nước” của bà Hồ Xuân Hương viết: ”Thân em vừa trắng lại vừa tròn’ Ba chìm bảy nổi với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Người phụ nữ không bao giờ có quyền quyết định số phận của mình họ chỉ như trái bần trôi, như những viên bánh trôi nước mà thôi, lênh đênh phiêu dạt khắp cuộc đời, không biết chốn nào là nơi hạnh phúc. Những sóng gió cuộc đời luôn tìm cách nhấn chìm những người phụ nữ xuống đáy bùn lầy, khiến cuộc sống của họ trở thành địa ngục trần gian. Những sóng gió kia chính là những định kiến xã hội, những đạo luật vô lý khoác lên thân phận người phụ nữ. Trong một xã hội “trọng nam kinh nữ” người phụ nữ chỉ là thân phận hèn mọn, sống như nô lệ núp bóng bên cạnh người đàn ông của mình. Mọi quyền hành đều do người đàn ông quyết định. Một cuộc sống vô lý như vậy khiến cho người phụ nữ chỉ biết than thân, trách phận biết kêu lên ai oán, cho ông trời nhìn “thấu” cảnh nhục của trần gian. Bài ca dao đã tái hiện số phận người phụ nữ trong chế độ xưa. Họ không có quyền sống cho mình mà luôn phải sống vì người khác, sống theo ý kiến của người khác. Hạnh phúc là điều gì đó xa xỉ với người phụ nữ xưa. >> Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 7 hay kèm dàn ý chi tiết Bài văn mẫu 2 Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng  nam khinh  nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị. Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số  phận? Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng.
Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao đ��ng nghèo khó trong một quá khứ chưa xa. Bài văn mẫu 3: Câu ca dao trên nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em... Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt: Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị. Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từm thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận? Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo đưa vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung trong tâm tưởng một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm; chợt nghe tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ... Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa. -------------------------------------------------------------------- » Xem thêm văn mẫu hay lớp 7: Chứng minh Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng taCảm nghĩ về bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm
0 notes
doibongbdc · 22 days
Text
Kham Pha Buriram United – Niem Tu Hao Cua The Thao Thai Lan!
Câu Lạc Bộ Bóng Đá Buriram United không chỉ là một đội bóng, mà còn là biểu tượng của sự kiên trì và thành công! Với những chiến thắng vang dội và đam mê cháy bỏng từ người hâm mộ, Buriram đang khẳng định vị thế của mình trên bản đồ bóng đá châu Á. Hãy cùng theo dõi và ủng hộ đội bóng này! Chi Tiết Tại: https://bongdacong.info/cau-lac-bo-bong-da-buriram-united/ Website: https://bongdacong.info/ Xem Thêm: https://start.me/w/PAOEDy
Câu_Lạc_BộBóngĐáBuriram_United, #CâuLạcBộBóngĐáBuriramUnited, #BongĐa_Cong, #BóngĐáCộng, #Bóng_Đá_Cộng
0 notes
shopkingfruit · 3 months
Text
Mãng cầu ruột vàng không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại quả này chứa dồi dào vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi.
Readmore: https://kingfruit.net/mang-cau-ruot-vang-trai-cay-giai-nhiet.html
--------------------------------------------------------------
KING FRUIT - FRESH & HIGH QUALITY
Trái cây nhập khẩu - Giỏ quà biếu tặng
Địa chỉ:  413 Lê Văn Sỹ, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0966 341 493    
Web: https://kingfruit.net
0 notes