Tumgik
#học tiếng Hán
chinesepathway113 · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(5)
0 notes
michaellchinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(5)
0 notes
knowchinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(4)
0 notes
titichinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(4)
0 notes
friendschinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(2)
0 notes
sukelahhhhhh · 9 months
Text
Học tiếng Trung bạn cần "trang bị" những gì?
Những “trang bị” sau đây đều là những ý kiến cá nhân của mình Một là, cần cho mình một lý do chính đáng, khi bạn có cho mình lý do để học tiếng Trung rồi ấy, thì hướng đi đường lối rất là rõ ràng, mỗi ngày đều có lý do để mà học bài ấy. Chứ nói thiệt, học một ngôn ngữ mới, nhiều lúc từ mới và ngữ pháp nhiều quá cũng nản lắm đó chớ nhỉ =))) Mình đây, hồi mới đi học tiếng Trung thì mình đi học…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
overcomethecurse · 6 months
Text
Tumblr media
Something, something in the Orange
Tới tôi và ….
Nói rằng nơi đây là một vùng đất chết chóc cũng không đúng, nhưng gần 80 năm nay tại nơi này chưa hề có một cơn mưa. Và trong 40 năm gần nhất, cả vương quốc chìm trong bóng tối, duy nhất có cái sáng le lói yếu ớt phát ra từ vương miện của Thương Bạch Chi Vương - The Pale King, người trị vì vương quốc này. Ngai vàng của Pale King nằm sâu trong lâu đài đỏ, trung tâm của vùng đất này, người ta đồn rằng lâu đài đỏ ấy là một cấu trúc sinh học sống, là lý do vùng đất này vẫn đầy sức sống bất chấp việc hạn hán những cơn mưa. Người ta còn đồn rằng, bên dưới ngai vàng của Pale King là một hệ thống hang lớn, chứa đầy những bí ẩn và mật thư của vương quốc. 
Độ mười ngày trở lại đây, ánh sáng đã quay về với vùng đất này, nắng trải dài trên các động mạch, chứa đầy trong các thung lũng và làm một nửa sinh vật nơi đây vốn đã quen với cái bóng tối trở nên mù lòa. Nhờ có ánh sáng chiếu tới mà hôm nay, Pale King mới có thể nhìn rõ hai cái cột sơn son đỏ của cổng lâu đài, ngài còn nhìn thấy con dế mèn đậu trên đó. Xung quanh cổng lâu đài lốm đốm màu bạc phếch của phân chim dính vào những bậc đá trực lở và cỏ mọc um tùm từ những kẽ nứt. Trong cái ráng chiều nhuộm đỏ cả khoảng trời, đàn chim bay vội từ phương đông đen kịt cả đường chân trời như rắc vừng đen. Thế rồi bên dưới lâu đài vang lên cái tiếng dương cầm ai oán, mà van lơn, ỉ ôi. Toàn vương quốc rùng mình, phía đông mây đen rầm rầm kéo tới đang mang chửa một cơn mưa. Mưa đổ xuống rào rào, bóng chiều như kéo màn trời sa xuống thấp, ngẩng lên thấy cái mỗi lớp ngói đỏ máu của lâu đài như đang chống đỡ cả một màn mây trĩu nặng u ám. Thế rồi sấm chớp dọc ngang bầu trời, cặp mắt chân chim của Pale King nheo lại, gió bấc cắt qua đôi má đã hao mòn của ngài, cái ngài sợ nhất cũng đã tới, một trận cuồng phong, một cơn giông tố!
*
Làm gì khi đang có một cơn bão lòng? Tôi tự hỏi bản thân, sáng hôm nay lý ra tôi phải đang ngồi trong giảng đường mà chuẩn bị cho phần bảo vệ của mình. Thế nhưng với cái tấm lòng ướt sũng và con tim bị giày vò, tôi chả nỡ ép buộc bản thân mình như vậy. 
Xỏ chân vào giày rồi chạy vậy. Đã 4 tháng rồi kể từ ngày tôi chấn thương khớp gối, tôi chưa quay lại. Kỷ lục của tôi vào trước khi bị bục 5 điểm bám dây chằng và chấn thương khớp gối là 7.69km trong 45 phút. Tuy trên con số đó là một việc đáng tự hào bởi tôi đã nhích trên vận tốc trung bình của một vận động viên marathons. Thế nhưng trên thực tế thì không phải vậy, tất cả do tôi hiếu thắng và thiếu sự học hỏi, đã đẩy cơ thể quá giới hạn để rồi chấn thương triền miên. Thú thật trong 4 tháng qua cứ thấy cảnh người khác chạy, lòng tôi lại ngậm đắng nuốt cay, tôi đã từng thề trước mỗi giấc ngủ, tôi sẽ quay trở lại. Sở dĩ tôi đến với chạy bộ cũng là thế này. Từ sau khi bà tôi mất, tôi lẳng toàn bộ tâm trí, thân xác vào vực sâu, nơi tôi có thể yên lành ngủ đông trong cái bóng tối hun hút. Hàng ngày tôi thức dậy, lang thang trong cái vực thẳm vô biên, rồi lại lặng lẽ quay về nơi tôi bắt đầu ngày mới. Bóng tối ôm lấy tôi như thể tôi là gia đình, và trong nó sự cô đơn vỗ về an ủi tôi. Tuy nhiên cô đơn là một con dao hai lưỡi, cái giá phải trả cho sự an yên kia là từng chút từng chút nó cắt dần đi con tim vốn đã impaired. Một trong những cây bút văn xuôi vĩ đại nhất của thế giới vào thế kỷ thứ 20 đã từng viết “Ai mà chiến đấu với quái vật phải hiểu rằng đó là quá trình mình không thành quái vật.  Ngắm nhìn vực thẳm quá lâu, nó sẽ lườm trở lại”, vậy cái lẽ tôi đi tìm một phương pháp rèn luyện bản thân trong cái vực mịt mù không lối thoát này là tự nhiên. 
Hít vào 1, 2. Thở ra. Việc giữ nhịp thở đều, điều tối quan trọng trong chạy bộ. Tôi chạy chậm hơn rất rất nhiều so với trước kia, các bắp chân tôi bắt đầu râm ran kêu khóc. Điều tuyệt vời nhất trong môn chạy bộ với tôi đó là cơ hội để bản thân hoàn toàn một mình, không suy tư vướng bận, không mảy may hay một chút phiền lòng, chỉ có tôi và Adele dưới bầu trời xanh ngăn ngắt không có lấy một gợn mây. Hôm nay, tôi chỉ dám đặt mục tiêu bằng 1/3 những gì tôi từng làm bởi chấn thương là một con điếm mà tôi không bao giờ muốn gặp lại. Adrenaline dâng trào, mồ hôi tôi tuôn ra, cơn đau cứ thể mà co rút ra khỏi các khối cơ. 
Thế rồi, hiện thực quay trở lại.
Lần gần nhất tôi yêu đó là năm tôi 21 tuổi, một tình yêu xa, thứ tình yêu ấy thường chết yểu. Chỉ có rằng khi sự mong manh của thiếu nữ 16 gặp tâm hồn người thi sĩ, thứ âm ỉ chưa dập hẳn sẽ bùng cháy chói loà, Hà Nội vào mùa holiday năm ấy cháy như Rome. 
Cũng từ ấy tôi quên mất cái cảm giác thấp thỏm gặm nhấm, cái rạo rực sục sôi và những đêm thức giấc. Những năm gần đây, mỗi lần đi xa, tôi lại khoác lên mình bộ dạng bóng bẩy nhất, rồi đến một lounge yên tĩnh để đọc sách. Cũng nhiều lần tôi được tiếp cận bởi cả đàn ông và đàn bà, nhưng lần nào cũng vậy tôi quay về một mình và trước giờ đi ngủ. Tôi cũng chưa lý giải được hành động này của mình, phải chăng tôi muốn chứng minh rằng cái thứ hữu xạ tự nhiên hương trong tôi vẫn tồn tại? Hoặc tôi muốn chứng minh rằng tôi đã miễn nhiễm với tình yêu? Tôi cũng không biết nữa. Tôi chỉ biết rằng tôi đã từng thong dong mà sống như thế.
Cho tới trước tết gần đây, cô bạn gái từ hồi trung học phổ thông về nước để kết hôn, cô ấy cưới một người phụ nữ Latin. Họ đã nhận nuôi một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi ở chùa. Con bé có cái miệng kháu lắm, đôi mắt to, tròn chan chứa. Hôm làm lễ, con bé đột nhiên khóc lớn, cả nhà họ vừa bận chụp ảnh vừa làm lễ vừa giỗ mãi chả được, tôi đành đón nó mà đung đưa hát ru. Con bé bỗng dưng im bặt, tôi hát cũng chả hay, chỉ biết ẵm nó vào ngực mà vỗ về rồi ngâm nga mấy câu, thế mà nó ngủ im thin thít. Ai đó trong cái đám ấy quay lại được, cái video ấy cứ thế truyền nhau trong cái vòng tròn xã hội thảm hại của tôi. Để rồi thay vì thuyết giảng với tôi về tình yêu, người ta nói với tôi rằng tôi sẽ trở thành một ông bố tốt. Người ta hỏi tôi rằng tôi muốn có con không? Có lẽ việc vỗ về đứa bé con đã nối lành trong tôi cái tình người mà cô đơn giằng xé. Tôi thấy mình tò mò muốn có một dấu ấn trên thế giới này, dần dần, tôi tìm kiếm cơ hội rồi cho đi cơ hội.
Và giờ tôi ở đây, trái tim bỏng rẫy. Chếnh choáng như con ong say mật ngã vào nhuỵ hoa. Tâm trí như một chùm bóng bay dần tuột khỏi bàn tay níu giữ. Tình yêu là một thứ tàn nhẫn. Xuân Diệu từng vần “tình yêu là một sợi dây vấn vít/ yêu là chết trong lòng một ít”, còn Adele từng lăn lộn trong vực sâu và réo rắt mà than rằng “Để yêu và được yêu ở độ cao nhất, đó là mất đi mọi thứ ta cần để sống”. Tình yêu như cái chết, cuốn trôi đi tất cả. Tình yêu là bông hoa nở trong phòng tối. Yêu không đơn giản là một động từ, nó là khi ta nhìn vào gương, yêu không đơn giản là một cảm xúc, nó là khi ta đứng dậy tìm nó.
13/3/2024
Vũ Thái Hiếu
3 notes · View notes
buddhistbooks · 4 months
Text
Tumblr media
Biết "giữ mồm, giữ miệng" là biểu hiện cao nhất của trí tuệ.
Phật dạy: “Họa từ miệng mà ra, miệng đời là nạn khó tránh". Phàm là người thông minh, thì sẽ biết nói những gì cần nói và những gì không. 10 kiểu nói dưới đây, nếu là kẻ trí tuệ, họ sẽ không bao giờ phạm phải. Đó cũng là cách mỗi người tự tu dưỡng khẩu đức cho chính mình.
1. Đa ngôn (nhiều lời)
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).
Trong cuốn "Mặc Tử" có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: "Nói nhiều có lợi không?"
Mặc Tử trà lời: "Ếch nhái kêu suốt ngày đêm, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.
Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi."
2. Khinh ngôn (nói năng khinh suất)
Lời nói một khi được nói ra, tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn! Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.
Không nên dễ dãi hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được, bạn sẽ trở thành người thất tín, bội tín.
3. Cuồng ngôn
Làm người, nên nhận thức và phân biệt được khinh – trọng trong từng tình huống hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau.
Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.
Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận... và dễ rước họa vào người.
4. Trực ngôn
Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn, những lời nói lạnh như băng, hãy cho thêm chút nhiệt...
Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương, chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.
5. Tận ngôn
Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài "lối thoát", lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.
Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi, dành cho họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.
6. Lậu ngôn (tiết lộ chuyện cơ mật)
"Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ lậu bại" câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ bí mật của người trong cuộc. Đối với những việc cơ mật có liên quan đến một cá nhân hay tổ chức, tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.
Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa được xác định rõ ràng, tốt nhất không nói những lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.
7. Ác ngôn
Không nên dùng những lời vô lễ, ác ý để làm tổn thương người khác.
Cổ ngữ nói "đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu", ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng.
Những tổn thương trong tâm lý do cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác.
8. Căng ngôn
Căng ở đây nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người thường xuyên nói những lời này, không phải là kẻ kiêu ngạo hẳn sẽ là người vô tri và dù họ thuộc nhóm nào đi nữa, thì cách ăn nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ, thậm chí khiến người khác ghét bỏ.
9. Sàm ngôn
Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.
Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: "Sàm ngôn thương thiện", ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.
Một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.
10. Nộ ngôn
Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra lúc nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.
Nói không nghĩ, bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối, giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.
Thế nên khi giận dữ, hãy lấy một tờ giấy trắng và một cây bút, nghĩ gì, quyết định gì... hãy viết ra. Sau một vài ngày, hãy xem lại "sản phẩm" lúc trước, nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo.
Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách nghĩ lúc giận, hãy đem tờ giấy đó đi đốt để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Vậy nên để chữa lành TÂM BỆNH chúng ta nên thực hành nên thực hành nhuần nhuyễn 10 điều tâm niệm dưới đây:
1. Những điều THƯƠNG TÂM chọn nói tuỳ người
2. Việc của mọi người NÓI CƯỜI cẩn thận
3. NGHE NHIỀU ÍT LUẬN việc của bề trên
4. Đừng có KHÓC RÊN với trời với đất
5. Điều KHÔNG THẬT CHẮC nói viết công tâm
6. Mọi việc có TẦM chỉ khi TÂM sáng
7. Việc càng SỐT SẮNG diễn giải từ từ
8. Điều VÔ CĂN CỨ tránh nói linh tinh
9. Soi xét TƯỜNG MINH mọi việc có mình
10. Tránh gây BẤT BÌNH không làm đừng hứa.
Sưu tầm.
2 notes · View notes
tapnhan · 1 year
Note
Hâm mộ những chuyến đi của chị quá. Chị có thể chia sẻ cách chị học ngoại ngữ đuọc không ạ
Hi e :D.
Tiếng Trung c học chính quy 4 năm trong trường theo giáo trình nên cũng ko làm thêm gì đặc biệt lắm (hình như 1,5 năm đầu học hết 6 quyển Nhịp cầu Hán ngữ?). Tuy nhiên đợt còn sinh viên tối c hay nghe radio mấy nhà đài bên Đài Loan, cũng hay đọc truyện hoặc báo chí bên Đài Loan để làm quen hơn với chữ phồn thể song song với học chữ giản thể trên trường. Hồi đi học rất thích tra từ điển giấy, từng lật nát gáy 1 quyển từ điển luôn :)). Tra từ điển giấy theo các bộ thủ vừa tra vừa có thể nhớ nhẩm chữ trong đầu là một cách học từ mới rất hiệu quả. Ngoài ra cũng có nghe podcast học tiếng Trung của bên podcast101 nữa (k biết bây giờ có còn k). Dịch sách, blog .. cũng là một cách học rất hay.
Sang năm thứ 3 đại học c bắt đầu học tiếng Nhật ở trung tâm trong khoảng năm học hết mấy quyển Nihongo So matome, xong quyển ngữ pháp rồi mới chuyển qua từ vựng rồi thi N1. Đề N1, N2 trước kia đều khá sát với sách nên cứ học sách xong là thi được rồi. Vì vốn học tiếng Trung rồi nên càng lên level cao học tiếng Nhật rất nhàn vì toàn Kanji đã biết hêt. Tuy nhiên có N1 điểm cao nói cũng vẫn kém nên khi ra trường đi làm có cơ hội nào thì cũng nên tận dụng để giao tiếp với người Nhật nhiều hơn mới tự tin hơn và dần dần nói tốt lên hơn được.
Tiếng Anh sau khi thi DH xong c cũng bỏ rất lâu ko học lại nhưng sau đó nghĩ cần phải củng cố thì kiếm bạn bè người quen rồi tham gia mấy buổi cafe giao tiếp với người nước ngoài để có cơ hội thực hành nói hơn. Sau đó cũng tạo thói quen đọc sách ngoại văn, thời gian đầu thì ghi chú từ mới vào sách hoặc flashcard rồi thi thoảng mở ra coi. Đọc sách quen rồi từ vựng tốt hơn thì dần dần có thể bỏ hẳn từ điển ko vừa đọc vừa tra nữa, từ nào k biết thì đoán nghĩa để đọc tiếp, nếu tự đoán đọc thấy vẫn trúc trắc thì mới lấy từ điển tra lại. C cũng xem khá là nhiều film ảnh của Mỹ vừa để giải trí vừa để học tiếng. Ban đầu xem có phụ đề rồi dần dần bỏ phụ đề.
Ngoài ra đối với tiếng Anh thì việc tập trung 1 khoảng thời gian để ôn thi Ielts hay Toefl, GRE gì đó c thấy cũng rất có ý nghĩa vì nếu tập trung học thì sau đó e sẽ thấy trình tiếng Anh của mình sẽ lên 1 bậc rõ rệt.
Phương châm của c khi học ngoại ngữ là ko bao giờ ép bản thân buộc phải làm gì đó (vd một ngày phải học bao từ vựng, đọc bao trang sách ...), chủ yếu cần có tâm thế thoải mái và duy trì lâu dài ko ngắt quãng quá lâu là được rồi. Từ mới nhìn một lần, 2 lần ko nhớ thì cứ để đó thi thoảng lật lại gặp đến lần thứ 5,6 rồi sẽ tự nhớ. Lúc chán học sách thì mở phim, mở nhạc mở đài theo chủ đề mình thích ra nghe. Mỗi ngày nhích một ít dần dà tích tiểu thành đại, ko bị ngộp quá sẽ nhanh chán.
Thời đại bây giờ so với hơn chục năm trước khi c bắt đầu học ngoại ngữ khác nhau rất nhiều. Mọi người có nhiều điều kiện để tiếp cận với sách báo, video .. ngoại văn online, offline hơn. Các kinh nghiệm trên cũng ko có gì to tát lắm (mà có khi cũng có cái lỗi thời rồi) nhưng cũng hy vọng phần nào có thể giúp e được ít nhiều >3
6 notes · View notes
saigonreviewvn · 11 months
Text
Theo học ở các trung tâm tiếng Trung tại TPHCM uy tín, chất lượng giảng dạy tốt sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn nâng cao năng lực Hán ngữ, cải thiện kỹ năng giao tiếp đồng thời thông qua các kỳ thi đánh giá để đạt chứng chỉ quốc tế như HSK. Trước nhu cầu tăng cao, khu vực Sài Gòn có không ít các cơ sở dạy tiếng Trung làm người dân có nhiều băn khoăn khi lựa chọn. Thấu hiểu nỗi lo đó nên đội ngũ SaiGon Review tổng hợp gửi đến bạn 10 gợi ý tốt nhất trong bài viết sau đây.
3 notes · View notes
lalashopvn · 1 year
Text
Cay Thong Noel
Không khí se se lạnh của mùa đông, báo hiệu một mùa Noel nữa đã đến cận kề, không khí Noel ngập tràn, lan tỏa khắp ngóc ngách, ngõ phố làm ai ai cũng nôn nao. Noel đến không chỉ mang theo hình ảnh của ông già Noel với hàng râu trắng toát với những túi quà ngộ nghĩnh mà còn những cây thông Noel được trang trí rực rỡ rất hút mắt. Cây thông Noel là một trong những vật phẩm trang trí không thể thiếu trong ngày lễ Giáng sinh. Tuy vậy, có lẽ không phải ai cũng biết cây thông Noel có ý nghĩa gì? Cây thông Noel tượng trưng cho điều gì và có nguồn gốc từ đâu? Thế thì hôm nay các bạn cùng Lala tìm hiểu nhé!
Cây thông Noel là loại cây gì?
Cây thông là loại cây thân gỗ quả nón nổi tiếng và có giá trị thương mại cao, là biểu tượng của Lễ Giáng Sinh, Lễ Năm mới ở châu Âu và có rất nhiều loại họ thông khác nhau. Họ thông có tên khoa học là Pinaceae, thuộc bộ thông cùng họ với tùng, tuyết tùng, thủy tùng và tùng la hán. Họ thông rất đa dạng với từ 220-250 loại cây thông khác nhau. Đặc điểm chung của các cây này là thân gỗ, có nhựa thơm và các tán lá tạo thành hình tháp. Cây thông gỗ sống rất thọ từ 100 lên đến tận 1000 năm. Chiều cao các loài khác biệt khá lớn từ 2-100m.
Tumblr media
Cây thông Noel có nguồn gốc từ đâu?
Cây thông Noel hay cây Giáng sinh với nhiều phụ kiện trang trí là hình ảnh gắn liền, không thể thiếu trong mỗi dịp Noel. Nhưng không phải ai cũng biết chính xác sự tích cây thông Noel được bắt nguồn từ đâu, bởi có rất nhiều truyền thuyết được nhắc đến.
Vào thế kỷ thứ VIII, thánh Boniface, một thầy tu người Anh, trên đường hành hương, ông tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ không thờ Thiên Chúa sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ không thờ Thiên Chúa rằng cây thông nhỏ là cây sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Theo một nguồn khác, thì giáo sĩ Boniface từ Anh sang Đức truyền bá đức tin Cơ Đốc. Ông đã tặng cho thành phố Geister một cây thông tượng trưng cho tình thương và tín ngưỡng mới mà ông đã mang đến cho dân tộc Đức. Khi người Đức chấp nhận Cơ Đốc giáo, họ chọn cây thông làm cây Giáng sinh (cây Noel) để nhắc nhở họ nhớ đến công ơn của thánh Boniface, người đã giúp họ dẹp bỏ tà thần trở lại thờ phượng Thiên Chúa.
Tumblr media
Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.
Tương truyền, một lần Martin Luther dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Giáng Sinh khoảng năm 1500. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ông thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ông đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh. Ông giải thích là các cây nến cháy sáng trên các nhánh của cây thông tượng trưng cho ánh sáng của Đức Giêsu mang đến cho nhân loại, màu xanh tươi quanh năm của cây thông tượng trưng cho Đức Chúa Trời.
Tuy vậy, phải tới thế kỷ thứ 16, phong tục trang trí cây thông Giáng sinh mới phổ biến ở Đức. Cơ Đốc nhân mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh. Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến.
Tumblr media
Cây thông Noel có ý nghĩa gì?
Trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông thì các loại cây khác đều trơ trọi cành khô, thiếu sức sống, chỉ riêng mỗi cây thông là vẫn giữ được vẻ xanh tươi tốt. Vì vậy, Giáng sinh - ngày lễ lớn của Công giáo kỷ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời và cũng là để đánh dấu sự kết thúc một năm dài vất vả, cây thông luôn được chọn làm biểu tượng cho sự phục hồi lại năng lượng và biểu tượng cho tình yêu thương vô bờ mà Thiên Chúa dành cho loài người. Cây thông có tuổi thọ từ 100 cho đến 1000 năm nên đây còn là loại cây đại diện cho sự trường thọ. Trồng cây thông trong vườn nhà giúp cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Cây thông Noel tượng trưng cho điều gì?
Cây Giáng sinh (cây thông Noel) được xem là cây phục sinh, biểu tượng cho sự sống mạnh mẽ, vượt qua mọi trở ngại, xua đuổi tà ma, mang lại cuộc sống phồn vinh, no ấm. Do là loại cây sống trong một khí hậu khắc nghiệt nhất mà vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, xanh tươi và mang màu xanh vĩnh cửu nên cây thông được xem là biểu tượng sự sống của người cổ đại.
Hiện nay, khi đến dịp Giáng sinh, khắp nơi trên thế giới lại trưng bày rất nhiều cây thông Noel rực rỡ. Nó được xem là niềm hạnh phúc của mỗi người từ người già cho đến trẻ nhỏ.
Tumblr media
Mua cây thông Noel ở đâu giá rẻ uy tín tại TPHCM?
Sài Gòn sắp chính thức bước vào mùa Giáng Sinh đầy nhộn nhịp. Chính vì vậy, bất cứ ai cũng đang hối hả tìm một nơi bán cây thông Noel uy tín và thật chất lượng để trang hoàng lại tổ ấm của mình để đón chờ dịp lễ đặc biệt này. Vậy bạn đã tìm được địa chỉ mua cây thông Noel ở đâu giá rẻ uy tín tại TPHCM? Nếu chưa thì đừng quên ghé ngay Lala Shop bạn nhé! Bạn sẽ dễ dàng chọn mua được cho mình những cây thông lung linh và nhiều món đồ phụ kiện trang trí phù hợp nhất dành cho dịp Giáng sinh sắp tới!
Xem chi tiết bài viết tại đây: https://lala.com.vn/cay-thong-noel
2 notes · View notes
buddhistbooks · 5 months
Text
Tumblr media
Người thực sự có trí tuệ trước nay không bao giờ nóng vội.
Thành công sau một đêm, làm giàu trong phút chốc, đó là những gì mà con người hiện đại đang theo đuổi, nhưng người xưa lại không suy nghĩ như vậy.
Khương Tử Nha 80 tuổi mới gặp được minh chủ, Tư Mã Ý 60 tuổi mới được trọng dụng, Lưu Bang lúc 40 tuổi vẫn còn ở huyện Bái làm đình trưởng. Bởi vậy có thể thấy, từ cổ chí kim, người thực sự lợi hại trước nay không bao giờ nóng vội.
Khổng tử nói: “Đừng lo không có chức vị, chỉ lo không đủ tài đức để nhận chức vị. Đừng lo không ai biết mình, chỉ mong sao mình có tài đức để cho người ta biết đến”.
Không nóng nảy, tâm kiên định
Người có thể giành được chiến thắng sau cùng, thường thường là những người giữ được sự bình thản. Thời kỳ Tam Quốc, nước Thục và nước Ngụy tranh đấu với nhau. Trong trận chiến ở gò Ngũ Trượng, quân Thục đi đường xa đến, lương thảo vận chuyển bất tiện. Lúc đó Gia Cát Lượng đang bị bệnh, ông biết rõ chiến sự kéo dài thì sẽ bất lợi, nên nóng lòng muốn tốc chiến tốc thắng.
Tư Mã Ý đã nhìn thấu điểm này, mặc cho quân Thục ở phía trước chửi rủa, vẫn cứ đóng chặt cửa doanh trại không ra. Gia Cát Lượng nghĩ ra một kế, ông tặng cho Tư Mã Ý một cái váy của phụ nữ, với ý trêu chọc Tư Mã Ý: “Trốn ở trong thành không dám ra ứng chiến, giống như đàn bà vậy, sao có thể gọi là hảo hán được!”
Tư Mã Ý vẫn thản nhiên như không, thậm chí còn mặc cái váy đó lên người, vui lòng nhận “hậu lễ” này của Gia Cát Lượng.
Ở trên gò Ngũ Trượng, hai quân Thục – Ngụy giằng co cả trăm ngày, mãi cho đến khi Gia Cát Lượng mắc bệnh rồi mất ở trong quân doanh, quân Thục không đánh mà lui, Tư Mã Ý không cần tốn nhiều sức mà đã có thể trừ đi được đối thủ nguy hiểm nhất đời mình.
Bước đi trên đường đời, đừng để cho người khác nhiễu loạn nhân tâm của bạn. Kiên định, không nóng nảy, đợi cho đối thủ lộ ra sơ hở, đó chính là thời điểm mà bạn có thể giành lấy chiến thắng.
Không hấp tấp, tâm tính trầm ổn
Người thực sự lợi hại, đều phải biết đạo lý “hậu tích bạc phát”, tức là phải chuẩn bị đầy đủ thì làm việc mới tốt. Họ liên tục cố gắng nhưng lại không nóng nảy, họ tin rằng thành công không thể nào chỉ làm một lần là xong, muốn có được tài năng trong lĩnh vực nào, nhất định phải quyết tâm thật cao.
Đại thư pháp gia Vương Hiến Chi thời Đông Tấn, chính là con trai của ‘Thư thánh’ Vương Hi Chi. Vương Hiến Chi từ nhỏ đã nhìn thấy được danh tiếng của cha, rất nóng lòng muốn đi ra giới thư pháp để thể hiện bản thân mình.
Năm 14, 15 tuổi, thư pháp của Vương Hiến Chi đã rất xuất sắc rồi, nhưng so với cha thì vẫn còn kém xa. Ông chủ động tìm đến cha hỏi: “Con làm thế nào mới có thể viết chữ cho đẹp được?”.
Cha dẫn ông đi đến sau vườn, chỉ vào một dãy 18 cái chum đựng nước rồi nói: “Dùng nước này mài mực viết chữ, khi nào nước ở trong chum đều sử dụng hết, chữ tự nhiên cũng luyện thành”.
Vương Hiến Chi nghe theo lời dạy bảo của cha, từ đó về sau không hề nóng vội, giữ tâm trầm ổn mà nghiên cứu thư pháp. Cuối cùng ông cũng được vinh danh là “Á thánh” trên thư đàn, và trở thành “Thư thánh” đệ nhất sau khi Vương Hi Chi qua đời.
Đường đi cứ bước từng bước, chữ cũng từng nét từng nét mà viết, dục tốc bất đạt. Không hấp tấp, tâm tính trầm ổn. Luyện tập cho thật giỏi, đường tương lai mới có thể càng đi càng rộng.
Không nóng nảy, không lo nghĩ
Không nóng nảy là một loại thái độ trong cuộc sống, cũng là một cảnh giới nhân sinh. Trong “Thái căn đàm” có nói: “Tuế nguyệt vốn lâu dài, chỉ là người ta bận bịu mà tự gấp rút; phong hoa tuyết nguyệt vốn là chuyện thanh nhàn, chỉ là người ta tự làm rối mình”.
Có người cảm thấy thế giới như luôn chạy về phía trước, chúng ta phải ra sức truy đuổi, bằng không thì sẽ bị thời đại bỏ rơi. Nhưng sự thật lại thường là, bạn càng nóng vội, lại càng giống như một con quay chuyển động không ngừng, tiêu hao sức khỏe, tiêu hao thời gian, cũng tiêu hao cả tinh lực.
Hãy học theo phong thái của lạc đà, đây là một loài động vật rất bình thản, không hề vội vàng, cứ chậm rãi đi rồi cũng đến, cứ chậm rãi nhai, rồi cũng no.
Nhân sinh không cần phải sốt ruột, cứ tìm đúng phương hướng, bước đi từng bước một. Không cần đi nhanh, chỉ cần đi đều, chậm rãi bước chân, hưởng thụ cuộc sống mỹ hảo.
(Nguồn: tinhhoa)
2 notes · View notes
thptngothinham · 1 day
Text
Tóm tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn trãi theo các tác phẩm nổi tiếng và phân loại tác phẩm văn học của ông Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc ta; là danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ. Trong đó nổi bậc nhất là tập “Quân trung từ mệnh tập” – một tập đại thành về nghệ thuật đánh giặc và áng văn “Bình Ngô đại cáo” – một thiên cổ hùng văn nức tiếng đến muôn đời. Thế nhưng, cuộc đời của Nguyễn Trãi cũng là một cuộc đời phi thường và nghiệt ngã xưa nay chưa từng có. Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi… Thuyết minh về sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi Chúng ta cùng đi tìm hiểu về những áng văn của ông: Văn chính luận: Bình Ngô đại cáo là bài cáo tổng kết toàn bộ công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Có thể nói, công lao lớn đầu tiên của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực tư tưởng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và cũng rất sớm đối với lịch sử thế giới, Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách mạnh mẽ và đanh thép sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Đó là quyền độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết và quyền bảo tồn phát triển nền văn hoá của dân tộc Việt Nam. Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho các thủ lĩnh các cứ, các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427. Nội dung chính là trình bày quan điểm, khẳng định lập trường, nhận định thời thế, kêu gọi chiêu hàng. Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quyển này Nguyễn Trãi kết hợp với các sử quan triều đình biên soạn theo lệnh của Lê Thái Tổ năm 1431 Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn năm 1433, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ. Nghiên cứu Địa lý: Dư địa chí là quyển sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam. Thơ phú: Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ. Tập thơ thể hiện sâu sắc phong thái thanh cao và tinh thần cứng cỏi của một bậc đại Nho. Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi và cũng là tập thơ chữ Nôm  đầu tiên của nền văn học Việt Nam. Cho đến nay, tập thơ này được lưu truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn, trở thành nguồn tư liệu quý giá trong công tác nghiên cứu chữ Nôm. Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422. Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời ông ngoại Trần Nguyên Đán. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay. Có thể nói kho tàng văn học và Nguyễn Trãi để lại vẫn luôn trường tồn với thời gian và sẽ còn mãi đến về sau để người đời luôn luôn ghi nhớ tới. Xem thêm: Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn TrãiVăn mẫu thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi
0 notes
ao3feed-18trip · 8 days
Text
Thời học sinh ai cũng nên bung lụa
by Yin_Yao
Bối cảnh học sinh Việt Nam (miền Bắc) có thể sẽ có chửi bậy nhma mình sẽ hạn chế, nhân vật Nhật, giải trí only xin đừng đặt nặng vấn đề. Mình xin nhận mọi lời góp ý, btw tên hán việt của bọn này hề lắm ý nên không dám cho vào=))
Setting: Kiba với Ren là anh em ruột, chúng nó cách nhau ba tuổi (tai to them tinh anh em)
Viết về đời sống của anh em nhà Nishizono, hoặc về bất kì ai, fic không theo trình tự thời gian, có thể viết về tình yêu? (nhưng sẽ tách riêng tại bây giờ mình cũng chưa muốn viết lắm."
Các chi tiết không liên quan đến mạch truyện chính.
Words: 1784, Chapters: 1/?, Language: Tiếng Việt
Fandoms: 18TRIP (Video Game)
Rating: Teen And Up Audiences
Warnings: Creator Chose Not To Use Archive Warnings
Categories: Other
Characters: Kiba (Original Nishizono Renga), Nishizono Renga, Ren (Current Nishizono Renga), Murakumo Ten, Lu Liguang
Relationships: Kiba (Original Nishizono Renga) & Ren (Current Nishizono Renga)
Additional Tags: Slice of Life, Comfort, Vietnamese AU, student au?, kiba and ren are siblings (they are 3 years apart), Drabble Collection, Fluff, Humor
0 notes
vietngocbs · 20 days
Video
youtube
Đường làm từ mía là một cống phẩm từ Giao Châu rất được quan lại ở chính quyền trung ương săn đón, ít nhất cho đến đầu thời Đường, thời điểm người dân ở Trung Nguyên bắt đầu học được kỹ thuật kết tinh đường cát từ các nhà sư. Lý do là vì đường mía ngọt từ gấp đôi đến gấp ba mạch nha (麥芽), tức là để đạt cùng cảm giác ngọt thì ta cần lượng 麥芽 nhiều từ gấp đôi đến gấp ba đường mía, tùy vào loại ngũ cốc đã sử dụng, và ngược lại, với cùng khối lượng thì đường mía kích thích vị giác tốt hơn nhiều mạch nha. Cũng bởi điều này mà việc nấu đường từ thóc không phát triển ở nước ta dù cho kỹ thuật tạo ra mạch nha đã có mặt cùng với quá trình Hán hoá dân ta :)) (漢化; bắt đầu sớm nhất là khi Hán Vũ Đế sáp nhập Nam Việt và đưa Nho giáo trở thành lý thuyết quản trị xã hội duy nhất trong toàn đế quốc. Và vì nước ta không trồng đươc lúa mạch nên chắc chắn là các thầy thuốc đi cùng quan lại từ Trung Nguyên đã phải thử tạo 麥芽 từ thóc để tăng cường tiêu hóa do không hợp thủy thổ và sau đó phổ biến cách làm cho người dân địa phương như một món quà từ Thiên tử để cải thiện đời sống của con dân. Khổ nỗi, nó tốn công hơn mà chả ngon hơn :D)
*Cho bạn nào quên kiến thức Lý Hóa cấp ba* Thông thường, đường viên từ mía ờ Trung Nguyên không hấp dẫn bằng đường từ Giao Chỉ hay xa hơn về Nam do thiếu nhiều chất tạo mùi vị chỉ được cây mía tạo ra khi chịu ánh sáng cường độ cao, giống như sầu riêng trồng ở trên vĩ tuyến 16 ăn chả ra gì vậy. Tuy nhiên, với độ tinh khiết lên đến 99%, kỹ thuật sản xuất đường cát trung đại hoàn toàn đủ để xóa bỏ sự khác biệt mà khí hậu hay thổ nhưỡng gây ra cho đường nấu thủ công. Dẫn tới các khu vực chuyên trồng mía như làng Mía, xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ - địa danh được biết đên nhiều hơn bởi cái tên 唐林, đọc là Đường Lâm - bị giảm thu nhập và thế thì khởi nghĩa là điều không tránh khỏi nếu bị tăng thuế như thời Phùng Hưng. Điểm thú vị ở đây là Cam Giá  - 甘蔗 - chính là từ gọi cây mía trong tiếng Trung và được sử dụng xuyên suốt từ thời Hán đến giờ nên khả năng cao đây từng là một trong những nơi cần phải để tâm nhất trong đế quốc và sự giao thoa văn hóa giữa quan lại với dân cư phải ở mức rất sâu sắc. Ví dụ Phùng Hưng và Đỗ Anh Hàn thực ra là tên tục và tên chữ của cùng một người có tiếng nói ở xã thì sao???
Nhân tiện thì hạt gai dầu (ma - 麻) đã từng được người dân Trung Nguyên coi là một loại ngũ cốc (五穀/五谷; Bốn loại kia là thử (黍 - Panicum miliaceum - kê trắng; ở ta không thấy trồng mà thay bằng lúa nếp), tắc (稷 - Setaria italica - kê vàng), mạch (麥 - đại mạch, tiểu mạch, hắc mạch và yến mạch) và thục (菽 - các loại đậu hạt)) trước khi bị thay thế bởi gạo tẻ (đạo - 稻). Còn kê vàng lại được coi là giống cây truyền thống ở vùng Nghệ Tĩnh bởi đặc tính chịu hạn của nó. Câu hỏi ở đây là kê vàng bắt đầu được trồng ở nước ta từ khi nào? Và nó có gốc từ phía Bắc xuống hay phía Tây qua? (Ngô là giống cây được các nhà thám hiểm châu Âu lấy từ Bắc Mỹ, tức chưa có mặt ở Đại lục trước năm 1535)
 Ờ. Theo các thư tịch cổ mà bạn có thể tra được từ bài viết này và bài viết này, còn một Đường Lâm khác ở Hà Tĩnh là khu vực then chốt để nhà Đường giao thương với các nước ở phía Tây với phía Nam và khả năng rất cao đây mới là quê gốc của Ngô Quyền chứ không phải là Đường Lâm ở Sơn Tây ngày nay. Tuyến đường này sau đó bị bỏ hoang vì những tàu hàng ở thế kỉ X đã đủ vững để đi thẳng từ Quảng Châu đến các nước phía Nam và phía Tây. Đến đây có hai câu hỏi nảy sinh: Thứ nhất, chữ lâm - 林 - trong các địa danh và từ hàn lâm (một chức quan cũng được dùng từ thời Đường) liệu có đang chỉ về cùng một thứ? Thứ hai, những binh lính gốc Tàu đồn trú ở nơi này đã đi đâu, về đâu???
0 notes
chinesenook777 · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(3)
0 notes