Tumgik
#sao kê
mienkiuc · 2 years
Quote
Vài dòng nghĩ vội từ câu chuyện từ thiện của Phan Anh và Thủy Tiên: - Nếu là mình chắc hẳn mình sẽ không đứng ra kêu gọi nữa. Việc có thể tốt nhưng dưới áp lực của cộng đồng mạng có lẽ khó mà vượt qua được, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả tinh thần.  - Nhưng dù vậy, Phan Anh và Thủy Tiên vẫn tiếp tục công việc từ thiện của mình. Mỗi người làm theo cách riêng, khéo léo hơn, cẩn thận hơn và cũng cố gắng minh bạch nhất có thể. Họ đã đúng. Khi muốn làm và làm thứ mình cần phải làm thì chỉ cần cố gắng hết sức thì mọi thứ còn lại hãy cứ mặc kệ. Cuộc đời này, không bao giờ vừa lòng được số đông, mà đôi khi số đông đó lại là những người không liên quan đến mình. - Vẫn suy nghĩ cũ từ giấc mơ sao kê  là các nghệ sĩ làm từ thiện thì ít nhất người dân vẫn đỡ được phần nào, nhất là những người dân nghèo. Bởi họ mới thật sự là đối tượng khổ nhất trong những lúc nguy khốn như thế này. - Giả sử các nghệ sĩ có "ăn chặn" thì mình vẫn tin rằng cũng sẽ có rất nhiều người được hỗ trợ. - Vào đọc các bình luận ở các page cộng đồng mới thấy: Nhiều người cứ mặc định các nghệ sĩ ăn chặn, là bỏ túi riêng để xây nhà lầu, đổi xe mới. Thật sự không hiểu, họ dựa vào điều gì để có niềm tin mạnh mẽ như thế, và họ vẫn chửi miệt mài dù không biết có giúp được gì không.
5 notes · View notes
nganhangonlineblog · 1 year
Link
Sao kê lương là bản thông báo chi tiết các giao dịch phát sinh hàng tháng như tiền lương, chi tiêu và chỉ có chủ thẻ mới có quyền yêu cầu thực hiện sao kê bảng lương.
3 notes · View notes
hvdong · 2 years
Text
0 notes
muahexanhla204 · 4 months
Text
Tumblr media
Thú thật, trong một thời gian khá dài, tôi đã đứng từ xa ngắm nhìn cái poster Schindler’s list trôi bồng bềnh trên bảng danh sách phim Netflix của mình, và chưa bao giờ cho phép mình dừng lại ngắm nhìn quá ba giây bởi nó thuộc thể loại phim đen trắng. 
Bộ phim khơi gợi trong tôi câu hỏi về nguồn gốc chiến tranh và ý nghĩa của sự tồn tại.  Ban đầu, có lẽ cuộc chiến chỉ nằm trong đầu Adolf Hitler - một ý tưởng vừa tượng hình trong não bộ như một cơn gió thu nhẹ chỉ đủ sức làm lay động những chiếc lá vàng sắp lìa cành. Sau đó vào một ngày tháng 9 năm 1939, chẳng biết một con bướm nào đã vỗ đôi cánh để rồi tiếp sức cho cơn gió bé nhỏ kia trở thành một cơn cuồng phong quét sạch mọi nẻo đường nó đi qua. Khi đó, sinh mạng của con người Do Thái chỉ nằm vỏn vẹn một dòng duy nhất trên những danh sách mà đội quân SS thống kê để cai trị và chà đạp.
Tumblr media
Mở màng với gam màu nắng chiều vàng ấm cúng nhưng vô cùng buồn bã trong một căn phòng nhỏ, nơi các sắc màu vẫn còn hiện diện đầy đủ trên gương mặt các thành viên của một gia đình Do Thái tiêu biểu ở Ba Lan. Có lẽ đấy là buổi chiều cuối cùng trước khi người Đức tuyên bố chiến thắng và họ biết buổi lễ Sabbath này không thể kéo dài mãi. Hai ngọn nến lập loè trên bàn là linh hồn của buổi lễ. Các cảnh sau đó vẫn còn màu sắc nâu vàng nhưng không còn sự hiện diện của đại gia đình Do Thái nọ. Kết thúc khi nến đã tan chảy chỉ còn lại hai ngọn tim đèn yếu ớt mở ra trường đoạn trắng đen của bộ phim, báo động một thời kỳ đen tối chính thức bắt đầu. Màu sắc lúc này như một tấm ảnh đã bị một đàn muỗi vằn khát máu bu kín, hút sạch chỉ để lại một màu đen trắng của tan tác và mùi tanh của sợ hãi. 
Tumblr media
Nội dung phim kể về Oskar Schindler, một doanh nhân máu mặt thuộc đảng Đức Quốc xã, đã khéo léo nhận ra chiến tranh mang lại cơ hội sản xuất thương mại với chi phí nhân công vô cùng rẻ mạt. Với lợi thế sở hữu các mối quan hệ thân tín với giới chính trị, quân đội Đức, Oskar đã mua lại một xưởng sản xuất địa phương tại Krakow rồi tái thiết lại thành một đế chế sản xuất nồi và chảo phục cho quân đội. Khi vợ ông đến thăm, ông hồ hởi chia sẻ việc kinh doanh trong quá khứ là vô nghĩa khi so sánh với hiện tại. “Mỗi thương vụ anh đã từng thử giờ anh đã thấy rồi, không phải do anh thất bại”. “Nó luôn thiếu hụt một thứ gì đó”. “Dù anh biết nó là gì, anh cũng không thể tạo ra nó. Nó tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại”. Cô vợ ngây thơ thắc mắc: Là may mắn sao anh? Câu trả lời cáo già của Schindler khiến tôi sởn da gà: CHIẾN TRANH. 
Sáu triệu người dân Do Thái đã chết không kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ hay em bé sơ sinh… Một số đã bị bắn khi đang đi trên đường, hoặc đang đẩy xe lao động cật lực, hay vừa ngồi xuống cột cọng dây giày. Một số bị tống vào lò hơi ngạt tập thể. Một số nấp dưới tủ chén. Một số dán mình dính vào gầm giường. Một số nín thở dưới hầm xí. Một số tháo chạy vào đường cống. Một số chỉ run cầm cập. Một số chỉ đứng nhìn vô định. Một số chỉ có tội già nua. Một số cứ nối tiếp nhau bước vào một cánh cửa mà không biết sẽ bị giết bằng thú vui tiêu khiển nào… Đau đớn nhất là lúc tôi tưởng tượng cảnh các cháu tôi bị bọn Pháp xít thảm sát, nước mắt tôi rớt lúc nào không hay.
Tumblr media
Quan chỉ huy SS - Amon Goth - đại diện cho tất cả sự ác độc của Đức Quốc Xã. Người hầu gái Goth đã tiết lộ cho khán giả thấy được sự tuyệt vọng của mình khi sống chung với một con quái vật đội lốt người. Cô đã chứng kiến nhiều vụ việc khi nòng súng của Goth nã vô tội vạ vào người dân Do Thái. Bất lực vì đã cố tìm hiểu lý do, nhưng cô không thể nào hiểu được. Những người bị bắn, “họ không ốm cũng không gầy”, “không làm chậm mà cũng không làm nhanh hơn bất kỳ ai”. “Càng chứng kiến Ngài Chỉ huy, tôi càng hiểu chẳng có nguyên tắc nào để có thể sống sót”.  Cô đã chấp nhận việc Goth sẽ bắn cô vào một ngày nào đó. Việc sống mà nơm nớp có người giết mình bất kỳ lúc nào thì chỉ là sự tồn tại của một bóng ma.
Phẫn nộ, uất hận, bàng hoàng, thẫn thờ là một mớ cảm xúc tôi trải qua khi bộ phim kết thúc. Nếu được định nghĩa lại từ “chiến tranh” trong từ điển, thì nó phải là địa ngục. Triết gia Jean Paul Sartre nổi tiếng của Pháp ở Thế kỷ XX đã từng suy nghĩ như vậy: Con người là địa ngục của nhau. Bạn ngẩm thử xem…
Tumblr media
Trong cái địa ngục đó, Oskar Schindler đã cầm ngọn đuốc rọi sáng màn đêm. Để giải cứu gần 1,200 người Do Thái, ông chiêu mộ họ dưới vỏ bọc thợ lành nghề cho xưởng sản xuất của mình. Với mỗi người được giải cứu, ông đã tiêu tốn một phần tài sản cá nhân. Và đến một lúc khi con số lên đến 1,200 người thì đó là tất cả tài sản mà ông có được; đến nỗi có một lần kế toán công ty, Itzhak Stern, phải vội vã đến hỏi Oskar xem ông ta có giấu mình bất kỳ một khoản tiền nào không vì với "độ hào phóng" như hiện tại thì có lẽ không bao lâu sẽ chẳng còn một xu trong tài khoản.
Điều làm nên vẻ đẹp của bộ phim chính là xuất thân của Oskar - một tên Phát xít,  nhưng người xem có thể nói ngay trái tim ông không thuộc về một đảng cầm quyền nào cả.  Ông đã trao cho những người nô lệ Do Thái niềm tin vào nhân loại giữa lúc hỗn mang nhất. Phân cảnh Schindler hôn một phụ nữ Do Thái khi cô ta cầm trên tay cái bánh kem đến chúc mừng sinh nhật ông thật đẹp. Một nụ hôn như bản tuyên ngôn về tình yêu và bình đẳng. Nụ hôn cũng là lời chế nhạo đối với những kẻ nhân danh đủ thứ trên đời để có thể trưng trổ thứ quyền lực thô thiển. Nếu có một tôn giáo mà tôi theo đuổi, thì đó chính là thứ tôn giáo cho phép con người ta trao nhau những nụ hôn như thế. 
Tumblr media
Thật may mắn khi cuộc thanh trừng người Do Thái của Hitler đã chấm dứt, nhưng dường như cánh cửa địa ngục trần gian mà ông ta đã mở ra sẽ không bao giờ thực sự khép lại. Những sang chấn tâm thần, nỗi sợ hãi, sự ô nhục vẫn còn vương lại đâu đó sẽ được truyền lại bằng cách này hay cách khác cho các thế hệ tiếp theo như một màng sương không màu chứa đựng bên trong những bóng ma chực chờ đội mồ sống dậy. Một cách tự nhiên, nó sẽ  được điều chỉnh vào gene của con cái của những con bướm sống sót sau cuộc di cư vạn dặm, như Ocean Vuong đã viết trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Định kiến là một bức tường dày. Cuộc chiến tranh nào cũng bắt đầu từ một ý nghĩ lệch lạc của một ai đó. Từ đó, máu và nước mắt sẽ tụ thành hồ và được chứa bên trong những bờ kênh tường dày kiên cố. 
Giữa muôn vàng cơ hội được sống như một ông hoàng, Oskar Schindler đã chọn cho mình một thế khó. Ông đã cầm đầu những công nhân Do Thái thoát ra cánh cổng địa ngục ở các trại tập trung.  
Tumblr media
Ai dám đứng lên cầm trên tay cây búa để đập nát định kiến của chính mình sẽ tạo nên phép màu nhân gian. Schindler đã làm được điều đó. Ông tự mua cho mình một tấm vé đến thiên đàng. Nhưng trước hết ông phải tự mình bước ra khỏi cái bậc cửa nơi ông đã đi vào (hay vô tình mở ra). Tự dưng tôi có cảm giác có lẽ ông đã nhận ra bên trên cánh cổng địa ngục đó ở phía bên này lại có một cái tên khác là “thiên đàng”. 
 Long hải, 08/05/2024
Nhân Trần
Tumblr media
P.S.
Trái ngược với các bài bình luận cho rằng trước khi "thức tỉnh" thì Schindler ban đầu chỉ là một tên tài phiệt Phát xít máu lạnh và trơ trẻn tự gán cho mình cái quyền thượng đẳng, tôi nhìn thấy một Oskar từ đầu bộ phim đã bị nuốt chửng bởi nỗi cô đơn và sự kinh tởm khi cố che dấu tính người để có thể tồn tại với thời cuộc. Tấm hình bên trên là khi ông đang ngồi tiệc tùng giữa giới tinh hoa tại Krakow, bạn nói xem ánh mắt đó có phải thuộc về một người đang tận hưởng say đắm không?
7 notes · View notes
antruongnguyenthuy · 1 year
Text
Tumblr media
Những điều cũ (kỹ)…
Khoảng 15 năm trước, có một cô bé mỗi cuối tuần đều xuống thăm ông Nội. Trong lúc ông đọc sách thì ngồi cạnh rèn chữ (và ăn táo khô). Nhân lúc ông bắt mạch, khám bệnh và kê thuốc cho khách thì nó lén nhảy thọt xuống ghế, chạy vọt vào trong buồng sách cũ — nơi mà những cuốn sách chất chồng lên nhau, cao hơn cả đầu.
Số sách trong buồng ấy cứ đầy lên dần và nó luôn tò mò không biết những cuốn sách ấy có gì khác với sách giáo khoa ở trường? Trong không gian eo hẹp và ngăn nắp đó, nó từ từ mở ra từng cuốn, lật từng trang xem “ở trỏng có gì”. Có vài thứ đọc và hiểu được, có vài thứ thì không (vì chúng là chữ Hán).
./
Từ những ngày đó, mình đã biết bản thân bị thu hút đặc biệt bởi những trang giấy mang hình hài cũ nhàu, lem mốc dấu vết thời gian. Những quyển sách cũ giống như một thứ bảo chứng của thời đại, qua từng trang giấy mỏng tang, người ta thấy nhiều thứ chỉ cách 10 năm, 20 năm nhưng đã là một câu chuyện khác. Ngôn từ trong ấy khác, font chữ trong ấy khác, và tính ‘value’ sẽ mang về những điểm khác mà ở đó ta nhìn thấy rõ nét sự xoay vần của thời đại.
Có lần, mình vô tình mua chai nước hoa Another 13 (chỉ vì nó được miêu tả là hương gỗ thanh tao) nhưng khi vừa ngửi những nốt hương đầu tiên, mình liền nhận ra nó giống với mùi sách cũ, và cứ thế là bao nhiêu hồi ức dội về khiến mình bần thần không kịp vuốt mặt. Ta đều thế nhỉ, mong manh và yếu đuối trước những hồi ức của chính mình.
Mê đắm sách cũ chỉ là một trong những “note” nhỏ về tâm hồn mình, bởi ngoài sách cũ, hầu như mình luôn có khuynh hướng hoài niệm ở mọi khía cạnh.
Hôm qua gặp lại người bạn cũ, nói với nhau về những ngày còn học lớp 3, lớp 4, tức là những chuyện đã cách đây khoảng 15 năm. Có những người bạn mình đã quên mất tên, mình diễn tả lại cho bạn ấy để bản giúp mình nhớ lại những người mình đã quên xem họ là ai, bây giờ họ ra sao, họ sống thế nào,…
Bọn mình mải mê nói về ngày xưa và nhận ra, những ngày xưa sao mà thân ái quá! Những chuyện đã trôi qua cuối cùng đều trở nên đáng giá, từ nỗi đau, mất mát cho đến những tị hiềm, những gian nan và cả những lần ngốc dại vào đời. Nhìn nhau ở tuổi 25 và nhớ về thời bé dại, may thay khi ta vẫn ở một nơi nào đó nhìn nhau khôn lớn.
Trong 5,10 năm tới, mình đoán cuộc đời chúng ta sẽ bước qua những giai đoạn dần chín muồi. Có thể ta sẽ khóc nhiều hơn mà cũng có thể ta sẽ (dần) không khóc nữa, có thể ta sẽ yêu tha thiết cuộc đời mà cũng có thể sẽ dần không còn yêu nữa, có thể thế này mà cũng có thể thế kia,… Nhưng người với người thân sơ quen lạ cuối cùng chỉ là, khi người này ra sao thì người kia có còn muốn kề cận, hay không.
Chiều nay lại gặp bọn bạn thời đại học. Có bạn cũng buột miệng bảo mong rằng 3,4 năm sau ta vẫn sẽ ngồi đây ăn với nhau. Đó cũng là một kiểu người hoài niệm đấy, tương lai chưa đến đã tính chuyện biến hiện tại thành quá khứ rồi. Nhưng vâng ạ, tôi cũng mong thế.
Dù muốn hay không thì khi lớn dần, ta phải đối diện với những phép trừ. Dù có cộng thêm bao nhiêu thì vẫn phải trừ ra, và có những lần trừ không bù lại được. Nhưng biết thế nào bây giờ, cứ hoài niệm.
Và sống thôi.
— AN TRƯƠNG
34 notes · View notes
Text
Hà Nội mùa thua
vẫn là combo mùa thu Hà Nội quen thuộc.
Tumblr media Tumblr media
lần này bọn mình muốn ăn sáng cháo đậu cà nhưng bọn mình bảo nhau thế này: "ăn ở Đào Duy Từ nhiều rồi nên nay chuyển sang ăn ở số 4 Thể Giao đi!". bọn mình dậy rõ sớm đến hơn 8 giờ sáng là có mặt ở quán nhưng hôm nay quán lại không mở cửa. thế là bảo nhau "thôi đi ăn xôi Mây nhé", ây cha, mới sáng sớm mà xôi Mây xếp hàng dài siu dài. thế là lại dắt díu nhau đi. lòng vòng một hồi qua Hàng Vôi, thấy quán cháo đậu cà nên quẹo vội vào, ai ngờ đâu quán là cơ sở hai của cháo đậu cà Bà O (cơ sở 1 chính là ở Đào Duy Từ mà tụi mình đã bảo thôi) dù sao thì đậu vẫn thơm và ngon nên ô kê ô kê nhe.
Tumblr media Tumblr media
tiếp theo là đi thử cafe Mai. mặc dù cafe Mai nổi tiếng và thường xuyên được chọn làm quà cho khách hàng nhưng đây là lần đầu tiên mình uống thử. giống cháo cà đậu Thể Giao, bọn mình định vào tiệm Mai bên này thì nhân viên chỉ sang Mai bên kia (hình như địa chỉ mình định vào là chỗ bán cafe rang xay mang đi chú không phải để ngồi)
ấn tượng đầu tiên chính là giá đắt gấp 3 lần thông thường và decor của quán phù hợp với lứa tuổi u50, u60. ấn tượng thứ hai là mùi rất thơm, đặt ly xuống là ngửi thấy mùi cafe liền. ấn tượng thứ ba là vị chua, cảm giác nguyên chất chứ không có pha thêm đậu nành v.v. nói chung là ok đấy nhưng chỉ những ngụm đầu là thấy ngon thôi, để lâu một chút là mùi hương cafe đi đâu hết mất.
Tumblr media Tumblr media
tiếp theo, giống với cháo cà đậu và cafe Mai, bọn mình tính đi ăn nem nướng nhưng ... chưa đến giờ mở bán. thế là sau khi đau khổ lòng vòng quanh phố Nhà Chung thì bọn mình chốt là thôi lại món kinh điển: nộm bò khô Long Vi Dung. mình không thấy ngon cho lắm đâu nhưng cái tên dễ nhớ quá nên mỗi khi bí bí không nghĩ ra ăn gì thì cái tên này lại nảy ra.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
cuồi cùng là ... lại uống nước. ừ thì cả ngày hôm nay đã thế rồi nên điểm đến tiếp theo cũng chẳng khác được. bọn mình định gọi luôn cafe của xe Aha ngay cạnh bờ hồ với ý đồ ngồi ngắm hồ luôn. rất tiếc là lượng ghế có hạn và đoàn đến trước đã ngồi hết.
mặc dù vậy lại rất ô kê là bọn mình đã quay lại nơi lâu chưa quay lại: cafe Đinh. mình tự hỏi có phải cafe Đinh tên "Đinh" là do quán đặt ở phố "Đinh Tiên Hoàng" không?
đồ uống ngon, chỗ ngồi dễ chịu mát mẻ (có tán cây), trang trí quán xinh xẻo, nhân viên dễ thương nhiệt tình lại còn thêm hai em mòe biết đi ra mời khách và giá cả chỉ b���ng nửa cafe Mai. 10 điểm cho một quán cafe ở giữa Phố Cổ thế này.
Tumblr media
một chút nhỏ xinh ở cafe Đinh. kết thúc chuyến đi chơi nho nhỏ cuối tuần, chuyến đi mà không có gì trong kế hoạch hết. (à bọn mình còn định đi ăn chè nhưng chè giờ đó chưa bán, định đi ăn xôi cốm nhưng lỡ ăn trưa no quá cũng không ăn được nữa!)
3 notes · View notes
decemberwind · 1 year
Text
Tumblr media
BỐN GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI
Hãy đọc bài viết để biết bạn đang ở giai đoạn nào (hay đang mắc kẹt ở giai đoạn nào), nó định hình cuộc sống của bạn ra sao và suy ngẫm về chuyện liệu bạn muốn sống cuộc đời của mình như nào?
Đời không như mơ. Rồi bạn chết. Vậy nên, vài ngày trước khi đang vắt chân lên trán suy nghĩ về cuộc đời, tôi quyết định rằng đời này, nó sẽ xảy ra trong 4 giai đoạn. Và chúng là...
1⃣ Giai đoạn 1: Bắt chước người khác
Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc chắc là không thể tự kê khai thuế.
Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.
Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.
Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.
Trong một cá nhân lành mạnh "bình thường", Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm gì với bao năm tháng đã qua.
Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước. Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và các giá trị của bản thân.
Chúng ta phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.
2⃣ Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân
Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.
Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những người mới, uống những đồ mới, và thử "quan hệ" với người lạ xem sao.
Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.
Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại. Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.
Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.
Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.
Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn, nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.
Biết được những giới hạn của bạn rất quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.
Tôi biết một vài người không bao giờ cho phép mình cảm thấy giới hạn - hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.
Có những người "cứ mãi khởi nghiệp" khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những "diễn viên đầy tham vọng" vẫn đang làm bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố "lau chùi" những sai lầm như thể "giải phóng" sự tiêu cực vào vũ trụ, hoặc "thanh trừng" tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.
Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
Nhưng những người mắc kẹt trong giai đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ chỉ đang chạy tại chỗ.
Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa - cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc "Hội chứng Peter Pan" - những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.
3⃣ Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý
Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn) hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b) bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.
Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.
Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.
Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.
Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.
Đối với những người "bình thường", Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.
Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.
4⃣ Giai đoạn 4: Di sản
Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của mình xa hơn nữa.
Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.
Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.
Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết. Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.
📝 Bài học cần rút ra là gì?
Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.
Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó đoán và bất định.
Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc - tiền, sự tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.
Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4 đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng kì vọng quá nhiều.
Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.
❌ Xung đột giữa các giai đoạn
Các giai đoạn sau không thay thế các giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã đặt ra.
Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn 3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.
Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.
💔 Giá trị của chấn thương tâm lý
Phát triển bản thân thường được mô tả như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chứa đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000 người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.
Nhưng sự thật là những chuyển giao trong các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ hay sự ra đi của người yêu.
Vết thương làm chúng ta lùi lại và đánh giá lại những động lực sâu thẳm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự thành công hay không.
📌 Điều gì làm chúng ta mắc kẹt
Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.
➡ Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.
Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.
-----
Trạm Đọc (Read Station)
Theo Mark Manson
25 notes · View notes
lux-clinic · 2 months
Text
PHÂN BIỆT RỤNG TÓC SINH LÝ – RỤNG TÓC BỆNH LÝ
Tumblr media
Tình trạng rụng tóc là hiện tượng thường gặp ở bất cứ ai, xuất phát từ hai nguyên nhân là sinh lý và bệnh lý. Việc phân biệt được rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý rất quan trọng, giúp bạn hiểu rõ tình trạng rụng tóc, bớt lo lắng khi mình bị rụng tóc và có biện pháp điều trị rụng tóc kịp thời nếu tóc rụng quá nhiều. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Lux Clinic nhé.
Rụng tóc sinh lý
1. Rụng tóc sinh lý là gì?
Rụng tóc sinh lý là một hiện tượng tự nhiên, không gây hại và là phần không thể tránh khỏi trong chu kỳ sống của tóc. Trong giai đoạn này, tóc sẽ mọc lên, phát triển đến một độ nhất định thì già yếu và rụng đi theo thời gian. Lúc này, các sợi tóc mới sẽ mọc lên với một lượng tương đương với số tóc đã rụng.
Nguyên nhân rụng tóc sinh lý bao gồm: 
Yếu tố môi trường: nấm, vi khuẩn làm nấm tóc, viêm nang lỗ chân tóc,…
Yếu tố bên trong cơ thể hay chu kỳ phát triển tự nhiên của tóc.
Yếu tố thời tiết: Rụng theo mùa (mùa thu tóc rụng nhiều hơn). 
Ngoài ra, rụng tóc sinh lý cũng là một giai đoạn trong chu kỳ sinh trưởng của tóc, bao gồm:
Giai đoạn 1 (Anagen): Mầm tóc mọc lên. 
Giai đoạn 2 (Catagen): Tóc sinh trưởng (dài ra rồi già yếu dần). Theo thống kê, trung bình một ngày, tóc dài ra khoảng 0.35 mm. Con số này là 1 cm đối với thời gian 1 tháng. Một sợi tóc sẽ có tuổi thọ từ 2 đến 6 năm (tóc nữ giới sẽ tồn tại lâu hơn tóc nam giới). 
Giai đoạn 3 (Telogen): Tóc nghỉ và rụng đi.
Tumblr media
2. Dấu hiệu rụng tóc sinh lý 
Rụng tóc sinh lý là hiện tượng tự nhiên mà ai cũng có thể trải qua trong cuộc đời. Một số dấu hiệu nhận biết rụng tóc sinh lý bao gồm:
Rụng tóc đều khắp da đầu: Tóc rụng đều khắp da đầu, không tập trung ở một khu vực cụ thể. Đây là hiện tượng bình thường và không gây ra các mảng hói rõ rệt.
Số lượng tóc rụng mỗi ngày không quá nhiều: Mỗi ngày, con người có thể rụng từ 50 đến 100 sợi tóc. Nếu số lượng tóc rụng nằm trong khoảng này thì đó là dấu hiệu của rụng tóc sinh lý.
Tóc mới mọc lại khỏe mạnh: Sau khi tóc rụng, tóc mới mọc lại nhanh chóng và có chất lượng tốt, không bị mỏng hoặc yếu.
Không có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc ngứa da đầu: Da đầu không bị viêm, ngứa hoặc có những dấu hiệu bất thường khác.
Thay đổi theo mùa hoặc do thay đổi nội tiết: Rụng tóc sinh lý thường xảy ra theo mùa, đặc biệt là vào mùa thu và xuân, hoặc do các thay đổi nội tiết tố như sau khi sinh, dậy thì, hoặc mãn kinh.
3. Rụng tóc sinh lý có sao không? 
Như ở trên Lux Beauty Center chia sẻ, rụng tóc sinh lý không có gì đáng lo ngại. Đây là một quá trình tự nhiên của mái tóc, không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của mái tóc cũng như sức khỏe con người nên không cần điều trị.
Nếu bạn nhận thấy rụng tóc có những đặc điểm này, thì đó có thể là hiện tượng rụng tóc sinh lý và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tóc rụng nhiều trong khoảng thời gian dài và có dấu hiệu bất thường khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Rụng tóc bệnh lý 
1. Rụng tóc bệnh lý là gì? 
Nguyên nhân trực tiếp khiến rụng tóc bệnh lý là sự tổn thương của tế bào mầm tóc. Bất cứ điều gì tác động tiêu cực đến tế bào mầm tóc điều khiến chúng suy yếu, không thể hoạt động bình thường, dẫn đến dễ rụng tóc, tóc mọc chậm, yếu ớt và thiếu đi tính thẩm mỹ. 
Tumblr media
2. Dấu hiệu rụng tóc bệnh lý 
Bạn có thể nhận biết tóc rụng do bệnh lý với những biểu hiện đó là:
Số lượng tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày, hoặc quá 20% số tóc trên đầu trong khoảng thời gian dài. Đặc biệt là khi chải hoặc gội, tóc sẽ rụng thành từng nhúm một. Khi vuốt tóc theo chiều tóc rủ, tóc cũng rụng khá nhiều trên các kẽ tay. 
Số lượng tóc mới mọc lên ít hơn so với lượng tóc rụng hằng ngày, thậm chí tóc không mọc lại. Bạn cảm nhận được tóc ngày càng mỏng và thưa, sờ vào đuôi tóc càng ngày càng ít đi. Đặc biệt, khi vạch da đầu ra thấy rất ít tóc con hoặc xuất hiện những vùng da đầu rất thưa tóc. 
Tóc rụng thành từng mảng, tập trung ở một vị trí, lâu dần hình thành những khoảng da đầu “hói”.  
Tóc con mọc lên xoăn tít, thưa thớt. Sợi tóc khi trưởng thành cũng mỏng, dễ đứt gãy. Tình trạng này chứng minh tóc của bạn đang thiếu dưỡng chất nên không thể mọc thẳng và chắc khỏe được. Khi đó, bạn cần thăm khám chuyên gia để biết cần bổ sung dưỡng chất nào. 
Một số trường hợp tóc rụng do nấm da đầu còn kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, xuất hiện các vết hồng ban và bong tróc. Khi này, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. 
Tumblr media
3. Rụng tóc bệnh lý có sao không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Rụng tóc bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của mái tóc, khiến người bệnh không thể tạo kiểu tóc mà mình yêu thích, dẫn đến tự ti với diện mạo bản thân, . Bên cạnh đó, tóc thưa thớt cũng không đủ che chắn cho vùng da đầu, kéo theo các vấn đề về sức khỏe. 
Tumblr media
Phân biệt rụng tóc sinh lý và bệnh lý 
Tumblr media
Dưới đây là so sánh ngắn gọn về 2 kiểu rụng tóc này, giúp bạn dễ dàng phân biệt rụng tóc sinh lý và bệnh lý: 
RỤNG TÓC SINH LÝ
RỤNG TÓC BỆNH LÝSố lượng tóc rụng
50 – 100 sợi/ ngày> 100 sợi/ ngày  hoặc > 20% số tóc/ ngàyThời gian diễn ra Đều đặn Sau 1 – 2 tháng phát sinh bệnh lý, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.Kiểu rụng tócRụng đều khắp đầuRụng từng mảng, rụng theo đường chân tóc hoặc rụng toàn bộ đầu.Tốc độ mọcTương đương với tốc độ rụng tóc
Mọc lại sau vài thángCó thể không mọc lại hoặc mọc lại rất chậm.Dấu hiệu khácKhông có
Ngứa da đầu, da đầu đỏ, sưng, đau.
Cách điều trị rụng tóc bệnh lý
Rụng tóc bệnh lý cần được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ dẫn đến những hệ luỵ như mất tóc vĩnh viễn. Dưới đây là 4 phương pháp khắc phục rụng tóc mà bạn có thể tham khảo:
1. Sử dụng thuốc
Rụng tóc do di truyền: Người bị rụng tóc ở giai đoạn sớm có thể sử dụng thuốc bôi da đầu như Minoxidil hoặc finasteride. Cả hai loại thuốc này có tác dụng tăng số lượng tóc và làm giảm rụng tóc. Hiệu quả rõ rệt sau ít nhất từ 6 đến 12 tháng điều trị, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Minoxidil được chỉ định phổ biến cho người bị rụng tóc do di truyền. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có một bài tác dụng phụ như gây khô da, ngứa da, tróc vẩy nhẹ,… Ngoài ra, finasteride không được dùng cho phụ nữ mang thai hoặc sắp có kế hoạch mang thai. 
Rụng tóc từng mảng: Người bị rụng tóc từng mảng sẽ được điều điều hòa hệ miễn dịch bằng glucocorticoids, kết hợp miễn dịch tại chỗ và thuốc anthralin hoặc minoxidil. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có một số lưu ý như sau:
Glucocorticoids: Dùng trực tiếp sẽ tương tác tốt hơn với các thuốc anthralin hay minoxidil so với dùng bằng đường uống. Bạn chỉ uống Glucocorticoids khi tình trạng rụng tóc tiến triển nhanh hoặc việc dùng tại chỗ không đáp ứng hiệu quả điều trị.
Anthralin: Đây là một loại thuốc miễn dịch đặc hiệu khá an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Thuốc mang lại kết quả sau 2 – 3 tháng sử dụng và bạn nên duy trì uống trong ít nhất 6 tháng để có kết quả ưng ý. Ngoài ra, Anthralin cũng có một vài tác dụng phụ đó là đỏ da, tróc vảy, ngứa ngáy. Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên gội sạch đầu sau 20 – 60 phút sử dùng thuốc. 
Tumblr media
2.  Sử dụng biện pháp thiên nhiên
Điều trị rụng tóc bằng thiên nhiên là phương pháp tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả khá cao. Dưới đây, Lux Beauty Center sẽ mách bạn một vào mẹo trị rụng tóc hiệu quả tại nhà cực đơn giản:
Vỏ bưởi: Tinh chất trong vỏ bưởi có tác dụng kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong và ngăn ngừa rụng rất tốt. Bạn chỉ cần gọt bưởi lấy vỏ, cho vào nước đun sôi rồi sử dụng để gội đầu. 
Dầu dừa: Đây là thành phần thường thấy trong dầu xả do có đặc tính giúp tóc suôn mượt, hạn chế rối, qua đó giảm rụng tóc hiệu quả. 
Nha đam: Trong nha đam chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, D và E. Các thành phần này giúp tái tạo tế bào, qua đó kích thích mọc tóc và tóc thẳng mượt. Ngoài ra, chất vitamin B12 và acid folic trong nha đam có tác dụng giảm gàu và gãy rụng tóc.
3. Sử dụng sản phẩm kích thích tóc mọc
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được lấy bằng cách tách các thành phần khác tiểu cầu ra khỏi máu, tạo nên một chế phẩm có hàm lượng tiểu cầu cao gấp nhiều lần bình thường. PRP được nghiên cứu có khả năng tái tạo tế bào và các mô trong cơ thể. 
Chính vì vậy, PRP có tác dụng kích thích tóc mọc, đồng thời ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Đối với phương pháp này, huyết tương giàu tiểu cầu PRP sẽ được tiêm trực tiếp vào da đầu.
4. Áp dụng công nghệ tiên tiến 
Tumblr media
Haircare: Phương pháp thích hợp cho người bị rụng tóc ở giai đoạn sớm. Haircare sử dụng đèn Laser và ánh sáng sinh học để mở nang tóc, sau đó đưa dưỡng chất Exosome cùng các chất kích thích tóc mọc vào, nhằm kích thích tóc phát triển nhanh hơn.
Lux Hair: Lux Hair là liệu pháp tiêm trực tiếp các chất bao gồm huyết tương giàu tiểu cầu PRP, vitamin,… vào nang tóc, kết hợp chiếu ánh sáng sinh học để đẩy mạnh lưu thông máu, giúp các tế bào nang tóc khỏe mạnh. Qua đó kích thích tóc mọc nhanh hơn và ngăn ngừa rụng tóc. 
Điều trị rụng tóc AGA, hay còn gọi phương pháp hồi phục tóc. AGA ứng dụng khoa học tái tạo để điều trị rụng tóc do di truyền, với ưu điểm nổi bật là kỹ thuật đơn giản, không có tác dụng phụ, bổ sung dưỡng chất cho nang tóc và trị rụng tóc hiệu quả cao. 
Cấy tóc: Cấy tóc là giải pháp cuối cùng trong việc khắc phục tóc rụng. Các bác sĩ sẽ di chuyển tóc ở vùng da đầu nhiều tóc sang vùng da đầu thưa tóc. Biện pháp này có thể phải thực hiện nhiều lần mới đem lại kết quả. Bên cạnh đó, cấy tóc cũng có một vài nhược điểm như đau đơn, phải sử dụng dao kéo, chi phí cao, rủi ro cao,… 
Lux Beauty Center – Địa chỉ thăm khám và điều trị rụng tóc uy tín tại Hồ Chí Minh
Nếu bạn đang lo lắng về việc rụng tóc quá nhiều hay băn khoăn không biết mình bị rụng tóc sinh lý hay bệnh lý, hãy đến ngay Lux Beauty Center để được thăm khám và điều trị rụng tóc công nghệ cao, bao gồm Hair Care, Lux Hair và AGA.
Lux Beauty Center có đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực da liễu, đặc biệt là bác sĩ Tô Lan Phương với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu các phương pháp khắc phục rụng tóc hiệu quả. Tại đây, bạn sẽ được trị rụng tóc qua việc chẩn đoán nguyên nhân rụng tóc và tình trạng tóc của mình, qua đó thiết kế liệu trình trị rụng tóc cá nhân hoá để mang lại hiệu quả cao nhất. 
Một số câu hỏi liên quan đến rụng tóc sinh lý và bệnh lý
Tumblr media
1.Tóc rụng có mọc lại được không?
Tóc rụng có thể mọc lại được. Đây là một phần trong chu kỳ tự nhiên của tóc. Tuy nhiên, nếu bạn rụng tóc do di truyền, lão hoá, bệnh lý,… thì tóc có thể mọc chậm, mọc lại ít hoặc không mọc lại. 
2. Tại sao gội đầu khiến tóc rụng nhiều?
Quá trình gội đầu làm mở các nang tóc, khiến chân tóc dễ rụng hơn. Chính vì vậy, bạn không nên chải tóc ngay sau khi gội. Thay vào đó, hãy sử dụng lược thưa hoặc sấy tóc cho khô rồi mới thực hiện công việc này nhé. 
3. Tại sao tóc rụng có kèm hạt màu trắng ở chân tóc?
Các hạt này có hình dáng giống trứng cá, màu trắng đục. Đây chính là sự tích tụ của vi khuẩn proteus hoặc nấm trichophyton. Tình trạng trên thường xảy ra ở những người da đầu nhờn, hay đổ mồ hôi. 
4. Bị rụng tóc nên kiêng gì?
Nếu bạn bị rụng tóc nhiều, nên kiêng một số thực phẩm sau:
Đồ ăn, thức uống chứa nhiều thành phần carbohydrate: mì, ngũ cốc,…
Thịt đỏ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
Cá có thành phần thuỷ ngân cao
Trên đây là chia sẻ của Lux Clinic về cách phân biệt rụng tóc sinh lý – rụng tóc bệnh lý. Nếu bạn lo lắng về tình trạng rụng tóc của mình, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Nguồn: https://luxclinic.vn/phan-biet-rung-toc-sinh-ly-rung-toc-benh-ly/
2 notes · View notes
lcthbao · 10 months
Text
[Pulitzer 2023] Hua Hsu, "Stay True" (trích)
Stay True - cuốn sách vừa được trao giải Pulitzer 2023 - là cuốn hồi ký coming-of-age được viết bởi Hua Hsu, một người con trong gia đình nhập cư Đài Loan, để tưởng nhớ Ken bạn anh, một người Mỹ gốc Nhật đã thiệt mạng trong một vụ cướp xe ô tô. Với những ví dụ minh họa phong phú về âm nhạc, thời trang, điện ảnh cùng các dẫn chứng văn hóa chi tiết, tác giả đã dựng lại một câu chuyện tuyệt đẹp của ký ức, tình bạn, nỗi tiếc thương cùng bản sắc (cụ thể là sự trăn trở của anh về danh tính người Mỹ gốc Á, cuộc sống nhập cư và ý niệm về giấc mơ Mỹ của riêng mình).
đoạn trích dưới đây thuộc phần đầu của cuốn sách do mình chuyển ngữ, chỉ thuần xuất phát từ lòng yêu mến ngay tắp lự vào khoảnh khắc đâm bổ vào đoạn văn này:
"vào tuổi đó, thời gian trôi thật chậm. bạn nóng lòng trông chờ một điều gì đó xảy đến, giết thì giờ trong những bãi đỗ xe, tay đút sâu trong túi, gắng nghĩ xem tiếp đến sẽ đi đâu. cuộc sống đã diễn ra ở đâu đó, vấn đề chỉ là phải tìm cho ra tấm bản đồ dẫn đến nơi đó mà thôi. hoặc có lẽ, vào tuổi đó, thời gian trôi rất nhanh, bạn điên cuồng hành động mà quên không ghi nhớ kỹ càng những điều diễn ra. một ngày như dài vô tận, một năm là một kỷ nguyên địa chất. (...) thời đó, cảm xúc của bạn lúc nào cũng hoặc là leo thang hoặc là trượt dốc, trừ khi bạn buồn chán, và không một ai trước đây trong lịch sử nhân loại từng buồn chán đến thế. chúng tôi cười ngặt nghẽo tưởng chết đi. chúng tôi nốc rượu nhiều đến mức phát giác ra một thứ được gọi là ngộ độc cồn. tôi luôn sợ mình vướng phải ngộ độc cồn. chúng tôi thức rất khuya, mê sảng đề ra đủ thứ lý thuyết, chỉ là quên béng phải ghi chép lại. chúng tôi kinh qua hết những cuồng si lẫy lừng mà rồi đây chắc chắn sẽ hủy hoại chúng tôi suốt phần đời còn lại. trong thoáng chốc, bạn xuôi theo ý nghĩ rằng đến một ngày mình sẽ viết ra câu chuyện rầu rĩ nhất từ trước đến nay."
mong sao phiên bản "Thành Thật" này sẽ tìm được cơ hội xuất bản ở xứ mình.
Tumblr media
[...]
Khi cha tôi chuyển về Đài Loan, gia đình tôi đã sắm một cặp máy fax. Trên lý thuyết, hai chiếc máy này là để ông có thể giúp tôi làm bài tập toán. Tôi lúc ấy vừa vào trung học, nơi tất cả mọi thứ, từ nhạc cụ tôi chơi cho tới sự hoàn chỉnh trong bản xướng âm của mình, bỗng dưng đều có vẻ liên hệ mật thiết. Vài năm trước đó, hồi lớp Bảy, tôi đã làm bài kiểm tra tốt đến mức có thể học toán vượt hai năm, và lúc này đây tôi đang phải trả giá cho chuyện đó. Tôi đã đạt đến đỉnh cao quá sớm. Thực tế thì tôi siêu dở môn toán. Như rất nhiều dân nhập cư tôn vinh nền giáo dục, cha mẹ tôi một mực tin vào ưu thế của các lĩnh vực công nghệ, cũng giống như khoa học, nơi các đáp án không cần biện giải. Bạn không thể phân biệt đối xử với câu trả lời đúng. Thế nhưng tôi thích dành thời giờ mày mò nhiều thứ hơn.
Gửi fax thì rẻ hơn gọi điện thoại đường dài và cũng đỡ áp lực hơn nhiều. Không có ngắc ngứ, không có những khoảng lặng im phí phạm. Bạn chỉ cần quay số người nhận, cho một tờ giấy qua máy, thế là một bản sao sẽ được in ra ở đầu kia thế giới. Múi giờ giữa Cupertino và Tân Trúc lệch nhau đến mức tôi có thể gửi fax cho cha một câu hỏi vào buổi tối và mong chờ câu trả lời khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau. Các yêu cầu bài tập về nhà của tôi luôn được đánh dấu là khẩn cấp. 
Cha cẩn thận giải thích các nguyên tắc hình học trên lề giấy, xin lỗi nếu lỡ có chỗ nào lướt nhanh hay chưa rõ bởi ông đang rất bận khẳng định bản thân trong công việc mới. Tôi đọc lướt qua phần diễn giải rồi chép lại các phương trình cũng như dẫn chứng. Thảng hoặc, tôi thưởng cho các phản hồi nhanh chóng và kỹ càng của cha bằng một bản tóm tắt tin tức của Mỹ xen kẽ vào loạt bài tập toán tiếp theo: tôi kể cho cha nghe thông báo của Magic Johnson về việc ông ta dương tính với HIV, tường thuật lại các sự kiện dẫn đến những cuộc bạo loạn Los Angeles, cập nhật cho ông số phận của những Gã khổng lồ. Tôi nói với cha về việc giải bài xuyên quốc gia, thành thật cam kết sẽ học hành chăm chỉ hơn ở trường. Tôi liệt kê ra những bài hát mới mà tôi thích, và ông sẽ tìm nghe trong các hiệu băng cát-xét ở Đài Bắc rồi nhắn lại cho tôi những bài ông thích:
Cha thích bài November Rain của Guns N’ Roses. Nhóm Metallica cũng hay nữa. Cha không nghe nổi nhạc của Red Hot Chili Peppers và Pearl Jam. Mấy bài cũ được làm lại của Mariah Carey (I’ll be there) và Michael Bolton (To love somebody) thật tuyệt. Chương trình “unplug” của MTV hay đó!
Ở tuổi thiếu niên, căn bản mà nói tôi có nhiều thứ hay ho hơn để làm thay vì gửi fax cho cha. Ông vớ lấy ngay bất kỳ điều gì tôi nhắc tới và bủa vây tôi bằng hàng tá câu hỏi. Tôi mô tả một trong những lớp học của mình là tẻ nhạt, và ông cật vấn tôi về cách dùng từ cũng như việc quan sát “nhiều ‘thử thách’ mang cảm giác ‘tẻ nhạt’ nhưng lại ‘hữu ích’ một cách hợp lẽ.” Tôi đề cập đến chuyện chúng tôi sẽ khái quát lại thập niên 1960 trong lớp lịch sử và cha hỏi ngay, “Con tin là chỉ có mỗi Oswald giết JFK thôi sao?”
Cha luôn hỏi ý kiến của tôi về mọi sự. Có lẽ đó là nỗ lực của ông trong việc nối dài cuộc chuyện trò qua lại giữa hai cha con. Cha nhắc đến thể thao, thứ mà tôi nghĩ chẳng hấp dẫn gì với ông. Chúng tôi như hai anh chàng chuyện vãn trong một cửa hàng kim khí. 
Redskin thật quá sức với Bill!?
Còn Nicks thì sao? [Knicks]
Là trận giữa Jordan với Buckley! [Barkley]
World Series kỳ này thật ngoạn mục.
Tranh thủ những dịp được nghỉ học nguyên tuần, mẹ và tôi bay về Đài Loan thăm cha. Lắm khi tôi cố làm bộ bù đầu bù cổ với bài tập ở trường để cha có thêm cớ sang thăm mẹ con tôi ở Bay Area, thay vì hai mẹ con tôi phải vượt đường xa đến chỗ cha, song việc này chẳng bao giờ có tác dụng. Chúng tôi dành tất cả các mùa hè và mùa đông ở Tân Trúc. Nhiều tuần lễ sẽ trôi qua trong khi những người duy nhất mà tôi trò chuyện cùng là cha mẹ và những người bạn trung niên của họ.
Tôi luôn khiếp hãi những chuyến đi này. Tôi không thể hiểu được vì sao cha mẹ tôi lại muốn quay về một nơi mà họ đã chọn rời bỏ.
-
Cha tôi rời Đài Loan sang Mỹ năm 1965, khi đó ông hai mươi mốt tuổi, và trước khi đặt chân trở về thì ông gần như đã già gấp đôi tuổi ấy. Trong những ngày đó, bạn sẽ rời đi ngay khi có thể, nhất là khi bạn là một sinh viên sáng giá. Một tá sinh viên chuyên ngành vật lý đã tốt nghiệp cùng thời với cha tôi từ trường Đại học Đông Hải, mười người trong số đó rốt cuộc đã theo đuổi sự nghiệp ở hải ngoại. Cha tôi đã bay từ Đài Bắc đến Tokyo, đến Seattle rồi mới đến Boston. Ông dáo dác tìm trong đám đông người bạn đã vượt đường sá xa xôi từ tận Providence đến sân bay để đón và đưa ông về Amherst.
Song le, người bạn này lại không biết lái xe nên đã hứa đãi bữa trưa cho một anh chàng khác, người mà cha tôi không hề quen biết, đổi lại người kia sẽ lái xe đến sân bay Boston rồi đến Amherst và cuối cùng là về lại Providence. Hai chàng trai trẻ đón chào cha tôi ở cổng, trao nhau những cái vỗ vai rồi hối cha tôi lên xe, nơi họ cất tất cả của nả đời mình - hầu hết là mớ sổ ghi chép và áo len - trong cốp. Ba người khởi hành từ phố người Hoa (Chinatown) của Boston - cánh cổng trở về với một thế giới mà họ đã bỏ lại sau lưng. Tình bạn và thiện chí là hai lý do chính đáng cho hàng giờ đồng hồ lái xe đến sân bay rước một người. Điều quan trọng không kém là sân bay nằm gần nơi có những món ăn mà bạn vô phương có được trong những khu phố đại học nhỏ bé mạn đông bắc.
Trong những năm sau đó, cha tôi - một kẻ xa xứ lạc bầy tự nguyện - đã gom nhặt được kha khá đặc điểm đủ để khoác lên mình một danh tính Mỹ. Ông sống ở New York, chứng kiến, tham gia vào các phong trào phản kháng của sinh viên và, dựa theo bằng chứng ảnh chụp lại, từng có thời nuôi tóc dài và mặc quần thời thượng. Thời điểm vừa đặt chân vào đất Mỹ, cha là một người say mê nhạc cổ điển, vậy mà chỉ trong vỏn vẹn vài năm, bài bát yêu thích nhất của ông đã trở thành “House of the rising sun” của nhóm The Animals. Cha đăng ký đặt báo The New Yorker định kỳ trong chớp nhoáng, trước khi nhận ra nó không dành cho những kẻ mới đến như ông và yêu cầu được hoàn tiền. Ông khám phá ra sự hấp dẫn của bánh pizza và kem rượu rum nho khô. Hễ có sinh viên mới tốt nghiệp đến từ Đài Loan, ông và cánh bạn mình sẽ nhồi nhét vào một chiếc xe trống chỗ đang đậu gần nhất để phi đến đón. Đó là một nghi thức và là một dạng thức của tự do không thể nào bỏ lỡ: lên đường và ăn uống cho thật ra trò.
Họa hoằn lắm người Mỹ thời đó mới biết đến Đài Loan, song chỉ như một hòn đảo hẻo lánh nằm cận Trung Quốc và Nhật Bản, nơi sản xuất và xuất khẩu những thứ đồ nhựa rẻ tiền. Hồi mẹ tôi còn nhỏ, ông ngoại đã dựng một tấm bảng viết phấn trong gian bếp của gia đình để mỗi ngày viết lên đó một từ vựng tiếng Anh mới. Thế Chiến II đã làm gián đoạn con đường học y của ông, biến ông thành một cán bộ công chức. Ông muốn tương lai xán lạn hơn cho con cái mình. Ông bà ngoại đã bảo mẹ tôi và các anh chị em của bà chọn những cái tên Mỹ như Henry hoặc Carol. Đám trẻ nắm được căn bản tiếng Anh, có thể dùng thứ ngôn ngữ kỳ dị và mới mẻ này gọi mời một tương lai mới trở thành hiện thực. Họ tìm hiểu về phần còn lại của thế giới nói tiếng Anh thông qua đặt định kỳ tạp chí Life. Cũng từ những trang tạp chí ấy mà mẹ tôi đã lần đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của một thứ ở Mỹ được gọi là Chinatown.
Khi mẹ tôi đến Mỹ vào năm 1971 (từ Đài Bắc đến Tokyo rồi mới đến San Francisco), gia đình tiếp đón đã tinh ý chờ thêm một ngày cho bà khỏe lại sau chuyến đi dài trước khi đưa bà đi ăn đồ Hoa. Mẹ đang trên đường đi học y tế cộng đồng tại bang Michigan. Ngay sau khi đặt chân tới East Lansing, ký hợp đồng thuê nhà, đăng ký các lớp học và mua một chồng sách giáo khoa không hoàn trả thì bà nhận được tin nhắn từ cha mình. Hóa ra trong lúc mẹ đang trên đường tới Michigan, một lá thư đã được gửi về nhà ở Đài Bắc, thông báo bà đã đậu trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign - lựa chọn hàng đầu của bà. Vậy nên, mẹ tôi tranh thủ thu hồi được bao nhiêu hay bấy nhiêu phần học phí từ bang Michigan và nhanh chóng khởi hành đến Illinois.
Trong thập niên 1960, cộng đồng sinh viên từ khắp các vùng nói tiếng Trung đã tìm ra thêm một thành viên mới trong những khu phố đại học nhỏ bé và xa xôi này. Đa số đều thích nghi với các chuyển mùa, với một cung cách chuyện trò thú vị khác lạ, với những cánh đồng ngút ngàn và những con đường cao tốc trải dài vô tận. Trường học đã neo mẹ tôi xuống mạn Trung Tây song bà vẫn tự do rong ruổi khắp: một công việc tại một trung tâm cộng đồng ở Kankakee nơi chỉ có mỗi mình mẹ không phải người da đen - cái nhìn cận cảnh đầu tiên của bà vào sự phân chia chủng tộc của Mỹ, một mùa hè làm chân chạy bàn ở nơi bà đã ăn kem vào mỗi bữa trưa. Song le, vài người bạn cùng lớp của mẹ lại không thể đương đầu với bối cảnh hoàn toàn mới này, hoặc cũng có khi không ai thích nghi được. Bà còn nhớ một cô gái đã cúp học tất cả các lớp và đi loanh quanh khắp trường. Ngay cả lúc mùa hè bước vào đỉnh điểm, cô gái vẫn lang thang trong chiếc áo lạnh dày nhất của mình. Tất cả sinh viên Đài Loan đều giữ khoảng cách với cô. 
Đã có những bữa góp gạo thổi cơm chung với chúng bạn mà mẹ tôi sẽ làm món thịt băm viên, rồi những chuyến đi đến các địa danh nổi tiếng hay các cửa hàng bách hóa có bán cải thìa, đời sống ký túc giao thoa nhộn nhịp. Bạn có thể nhận ra ngay một sinh viên Đài Loan bởi chiếc nồi cơm điện hiệu Tatung của họ. Mẹ tôi say mê hội họa, phần lớn tranh của bà đều trừu tượng và siêu thực, cách dụng màu không tiết lộ tâm trạng rõ ràng nào. Sau này, khi tôi hỏi có phải bà đang phê thuốc trong lúc vẽ chúng hay không, mẹ đã cam đoan thời đó bà chưa bao giờ hút cần dù vẫn nhớ rõ mùi hương của nó. 
Sau hai năm theo học tại trường Đại học Massachusetts Amherst, cha tôi chuyển đến Đại học Columbia. Từ đó ông đã theo giáo sư hướng dẫn của mình đến trường Đại học Illinois - nơi cha mẹ gặp nhau. Họ tổ chức đám cưới tại một trung tâm sinh viên trong khuôn viên trường. Phải mà phố người Hoa gần nhất không cách nơi họ sống đến ba giờ đồng hồ, cha mẹ tôi hẳn đã có thể tổ chức một bữa tiệc trong nhà hàng. Cậu tôi, anh trai của mẹ, một thương nhân hàng hải đã rời Đài Loan đến Virginia, là người duy nhất trong hai bên gia đình có thể đến dự. Ít ra cha mẹ tôi vẫn có các bạn mình. Một trong số đó là họa sĩ, người đã họa những bức vẽ Snoopy và Woodstock trên giấy cạc-tông rồi bày lên thảm cỏ bên ngoài trung tâm. Ai nấy đều mang món ăn yêu thích của mình đến chung vui. 
-
Dân nhập cư thường được luận bàn như một tương tác đẩy-và-kéo: một điều gì đó từ quê nhà thúc đẩy bạn, rồi một điều gì đó khác lại kéo bạn đi xa. Cơ hội cạn kiệt ở nơi này và nảy sinh ở nơi khác, bạn cứ đi theo lời hứa hẹn hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Các phiên bản của những cuộc hành trình này kéo dài hàng trăm năm, tỏa ra theo mọi hướng. 
Vào thế kỷ 19, Anh và Trung Quốc là hai đối tác thương mại thân tình. Người Anh đổi bạc lấy trà, lụa và đồ sứ của người Trung Quốc. Thế nhưng, dân Anh đang tìm kiếm một lợi thế. Họ bắt đầu trồng thuốc phiện ở Ấn Độ và vận chuyển sang Trung Quốc, sau đó chuyển lại cho những kẻ buôn lậu phân phối khắp đất nước. Rốt cuộc, người Trung Quốc đã phải cất công loại bỏ chất này, làm dấy lên lo ngại của người Anh về một ngày các cửa cảng Trung Quốc sẽ đóng lại với họ. Chiến tranh Nha phiến đã tàn phá miền đông nam Trung Quốc, đúng vào thời điểm miền tây nước Mỹ đang cần nguồn lao động giá rẻ. Trong các thập niên 1840 và 1850, bị thu hút bởi những lời hứa hẹn về việc làm, cánh đàn ông Trung Quốc đã thoát ly tỉnh Quảng Đông - lúc này đang bị giày xéo trong cuộc can qua - trên những chuyến thuyền dong đến xứ cờ hoa. Họ lắp đường ray, khai thác vàng, đi đến bất kỳ đâu cần mình. Tuy nhiên, đó cũng là giới hạn trong phạm vi di chuyển của họ. Bị cô lập trong những quận tồi tàn nhất của thành phố bởi những bộ luật phức tạp và áp lực xã hội, cùng việc không có phương tiện (đôi khi cả khao khát) hồi hương, họ bắt đầu dựng nên những phố người Hoa tự cung tự cấp ngõ hầu nuôi sống, bảo vệ và chăm sóc lẫn nhau. Đến thập niên 1880, nền kinh tế Mỹ không cần nhân công nước ngoài giá rẻ nữa, dẫn đến các chính sách loại trừ nhằm hạn chế dân Trung Quốc nhập cư trong nhiều thập kỷ. 
Những tương tác đẩy và kéo này vẫn tiếp diễn khi Đạo luật Nhập cư năm 1965 nới lỏng các hạn chế nhập cảnh từ châu Á, ít nhất là với những người có thể đóng góp cụ thể cho xã hội Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách ý thức được nước Mỹ đang mất dần khía cạnh khoa học và sáng chế của mình sau Chiến tranh lạnh, cho nên nhà nước chào đón các sinh viên cao học giống cha mẹ tôi. Ai biết được tương lai Đài Loan sẽ ra sao? Ở Tân thế giới, mọi thứ dường như không ngừng đi lên. Cha mẹ tôi không bị cuốn đến Mỹ bởi bất kỳ một giấc mơ nào cụ thể, chỉ bấu víu vào một cơ may thay đổi, dù ngay lúc đó họ đã ngộ ra cuộc sống ở Mỹ là lời hứa hẹn và sự giả tạo khôn cùng, là niềm tin và tham vọng, là những trường phổ mới của niềm vui và ngờ vực bản thân, là sự phóng thích bởi chính cảnh nô lệ. Là cùng lúc tất cả những điều này. 
Cha mẹ tôi đã bon bon một chuyến dài từ Illinois đến bờ Tây hưởng tuần trăng mật, họ chụp ảnh suốt dọc đường. Bản mô tả chân thực duy nhất của chuyến đi này chỉ xuất hiện trong thoáng chốc, bởi chưng những cuộn phim còn chưa kịp tráng ấy đã bị thó mất khi có kẻ đột nhập vào xe họ ở Manhattan giữa thanh thiên bạch nhật.
Tôi được sinh ra vào năm 1977 ở Urbana-Champaign. Cha tôi muốn trở thành giáo sư, song sau khi ông không thể tìm được một công việc chuyên môn học thuật, chúng tôi đã chuyển đến Texas nơi ông làm việc như một kỹ sư. Vùng ngoại ô Dallas cho chúng tôi rất nhiều không gian. Người ta có thể đi lạc trong sự thênh thang đó. Mấy năm trước, tôi tìm thấy một tờ giấy ngả vàng mỏng tang từ đầu thập niên 1980 - mẩu quảng cáo mà mẹ tôi đã cắt ra từ trang rao vặt địa phương: 
DẠY NẤU MÓN HOA - học cách nấu những món ăn mới lạ chỉ bằng những nguyên liệu và dụng cụ làm bếp sẵn có. $12 một lớp. Để biết thêm thông tin xin liên hệ bà Hsu theo số máy: 867-0712     
Không một ai gọi đến. Khi tôi bắt đầu lè nhè nài xin đôi bốt cao bồi và một cái tên Mỹ, cũng như sau khi bị nói rằng nhà hàng bít-tết địa phương không dành cho “những người như họ”, cha mẹ tôi đã quyết định thử vận ở một nơi khác.
Các địa chỉ trước đây của cha mẹ tôi có thể tập hợp lại thành một trang sử của tình bạn và những người quen: một buồng ngủ trong căn gác xép của ai đó, những cuộc viếng thăm các gia đình bạn bè mà họ chỉ mới nghe qua chứ chưa bao giờ gặp mặt, một công việc mùa hè tại một thị trấn nhỏ cách mấy giờ đồng hồ, một cơ hội việc làm trong một lĩnh vực mới nổi lạ lẫm. Họ không mơ nhiều đến thành phố lớn mà chỉ vạch ra những địa điểm gần bạn bè, gần đồ ăn Trung Quốc, gần một học khu chất lượng, gần một nhà dưỡng lão. Vậy nên, xếp sau Tesax chỉ có Delaware hoặc California, và họ đã chọn California. 
Khi chúng tôi đặt chân đến Cupertino vào năm 1986, xứ này vẫn đang trong quá trình chuyển đổi. Có một xí nghiệp khổng lồ ngay khu trung tâm, lác đác các trang trại cùng mấy tòa Apple trông như một trò đùa. Không một ai dùng máy tính của hãng. 
Vùng ngoại ô là một cuộc chinh phạt không gian nhàn hạ, thay thế cho cảnh ngột ngạt chốn thị thành. Những vùng này chừng như đã tự thân thoát ly lịch sử, mang lại cảm giác vẫn hoang sơ tự thuở nào. Thế nhưng, ảo giác bình yên ấy lại sớm lợt lạt bởi nỗi loạn thần khi phải duy trì một bãi cỏ được xén tỉa gọn gàng, những lối đi nguyên sơ chưa in dấu chân người, những cuộc thánh chiến nhằm giữ cho các đô thị tự trị không tràn lấn lên nhau. Vùng ngoại ô gợi lên sự ổn định và tuân thủ, nhưng hiếm khi nào giữ được truyền thống. Hay nói đúng hơn, đó là những phiến đá có thể lau sạch ngõ hầu đáp ứng cho những khát vọng mới.
Khi Thung lũng Silicon nở rộ vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, ngày càng nhiều dân nhập cư châu Á chuyển đến những nơi như Cupertino. Thế hệ ông bà tôi đều chuyển từ Đài Loan đến South Bay, hầu hết các anh chị em của cha mẹ tôi cũng định cư ở đó. Đài Loan chỉ còn đại diện cho một quê hương xa xôi trong trí tưởng tượng. Vùng ngoại ô Thung lũng Silicon nương theo một lối chuyển đổi dần dà và quanh co. Các doanh nghiệp đang trên đà suy sụp được làm lại bởi những làn sóng dân nhập cư mới, cùng lúc các thương xá bắt đầu chuyển mình, từng cửa hàng một, thành những ốc đảo ngập tràn món ăn Trung Quốc và những mốt tóc so le tân thời. Quán cà phê trà sữa cùng những hiệu sách Trung Quốc cạnh tranh mọc lên, bãi đỗ xe hổ lốn với những chiếc Honda “độ” lại và những bà mẹ hy vọng giữ được làn da tái nhợt của mình sau lớp mũ khẩu trang che kín mặt và bao tay dài.        
Dấu tích của một thời đã qua vẫn còn đó trong những chu trình sử dụng và tái sử dụng: một khu đất trống của Cherry Tree Lane được tận dụng triệt để thành một vườn cây ăn trái thực thụ, chái nhà cao nhất của nhà hàng Sizzler khi xưa biến thành điểm bán dimsum, toa ăn sang trọng trên xe lửa trở thành tiệm mì. Các đầu bếp từ Hồng Kông và Đài Loan đã hòa vào làn sóng kỹ sư di thân đến California. Áp lực phải thu hút thực khách và khách mua hàng không phải người Trung Quốc dần biến mất. Khái niệm “chính thống” không còn trụ vững. Xương cổ và chân gà và vô vàn những thứ sền sệt, băng VHS thâu phim bộ Đài Loan lồng tiếng mới nhất cùng sách báo tiếng Trung, tất cả đều có thể kiếm ra tiền trước khi dần dà rơi rụng.
Tôi không nhận ra cha mẹ mình đã xa Đài Loan lâu đến thế nào, cho đến khi mẹ tôi bắt đầu phàn nàn về những người nhập cư mới đến từ Trung Quốc để xe đẩy hàng lung tung khắp bãi đỗ xe của cửa hàng bách hóa châu Á. Ngoài cộng đồng Hoa Kiều ở hải ngoại, chắc khó có ai khác nhận ra được sự khác biệt giữa một người nhập cư Đài Loan đến vào thập niên 1970 và một người đến từ Trung Quốc vào những năm 1990. Họ trông chẳng khác gì nhau, ngữ điệu chắc cũng giống nhau. Song le, mối liên hệ giữa những người này với nền văn hóa Mỹ và sự tương thích của họ bên trong nó thì khác nhau. Những người nhập cư mới đến, tính khí thiếu hòa nhã này chắc còn không biết đến sự tồn tại xưa kia của một tiệm bách hóa châu Á duy nhất trong vùng, xập xệ hơn và xa đến nửa giờ đồng hồ lái xe.
-
Trong mớ đồ còn sót lại từ những năm đầu sống tằn tiện của cha mẹ tôi có hai cuốn sách bìa mềm cũ rích mà thời đó bán rất chạy là Cú sốc tương lai và Hồ sơ Lầu Năm Góc, tập tiểu luận mỏng “Cuộc đấu tranh giai cấp và nguồn gốc của chế độ nô lệ chủng tộc: Sự ra đời của chủng người da trắng” của Theodore Allen với chữ “C. HSU” được viết trên bìa, một cuốn sách về chuyến thăm Trung Quốc của Nixon cùng một cuốn khác về lịch sử người Mỹ gốc Phi. Trong một thời gian ngắn, cha tôi đã hớn hở Anh hóa tên mình và bảo mọi người gọi ông là Eric, dù đã sớm nhận ra tính đồng hóa của yêu cầu này chẳng hề phù hợp với ông. 
Có lẽ đây chính là ý nghĩa của việc sống ở Mỹ. Bạn có thể mặc sức di chuyển. Bạn được trao cho những cơ hội không có ở quê nhà. Bạn có thể tự biến mình thành một con chiên ngoan đạo, một thực khách sành pizza, một kẻ say mê nhạc cổ điển hoặc Bob Dylan, một người hâm mộ Dallas Cowboys vì mọi người xung quanh có vẻ đều như thế. Bạn được tự do đặt cho con mình theo tên các tổng thống Mỹ. Hoặc bạn có thể đặt cho chúng cái tên không thể nào phát âm được, dù gì chúng cũng sẽ không bao giờ trở thành tổng thống.
Từ Amherst đến Manhattan đến Urbana-Champaign đến Plano đến Richardson đến Mission Viejo đến Cupertino bao giờ cũng có những đĩa nhạc, một chiếc máy phát đĩa cha tôi luôn cuốn gói theo mình, cùng một cặp loa Dynatone. Ông bắt đầu gầy dựng bộ sưu tập âm nhạc của mình ngay khi đến Mỹ. Thoạt tiên, cha đặt đĩa qua thư với một câu lạc bộ đĩa than. Với kiểu này bạn phải trả cao hơn một chút, sau đó sẽ mua được thêm cả tá đĩa chỉ với giá một xu. Thời đó chủ yếu là nhạc cổ điển. Rồi ông dần quen với chất giọng the thé khiên cưỡng của Bob Dylan phát ra từ căn hộ láng giềng vào khoảng những năm 1960. Cha bắt đầu mua đĩa Dylan, học cách chiêm ngưỡng giọng ca mỏng tang và lạ lùng đó, có lẽ còn hơn cả việc hiểu được ca từ.
Nếu có thể, các đĩa nhạc của cha sẽ được giữ kỹ trong màng bọc gốc để tránh làm mòn lớp bìa áo cứng bên ngoài. Ông sẽ bóc một góc màng kính để dán tên mình lên - Hsu Chung-Shih. Sau nhiều năm, vài đĩa nhạc của ông đã được đem tặng, còn lại phần lớn vẫn được giữ nguyên: Dylan, The Beatles và Stones, Neil Young, Aretha Franklin, Ray Charles. Có mấy đĩa của Who, Jimi Hendrix, Pink Floyd, vài bộ của Motown. Rất nhiều nhạc cổ điển. Có đĩa của Blind Faith vì hồi cha mẹ tôi mới tốt nghiệp, một đàn anh khóa trên từ West Indies đã lôi cây vĩ cầm của mình ra chơi bản độc tấu trong “Sea of Joy” suốt bữa tiệc tối. Có cả các album hát đơn của John Lennon và George Harrison nhưng không có đĩa nào của Paul Mccartney, nên tôi đồ rằng sự nghiệp hậu-Beatles của ông không mấy nổi bật. Tương tự, không có đĩa nào của Beach Boys cũng đồng nghĩa với việc nhạc của họ chắc là tệ lắm. Không có nhạc jazz, trừ một album của Sonny & Linda Sharrock vẫn còn phong kín. Cha mẹ tôi nghe Thriller nhiều đến nỗi tôi ngờ rằng Michael Jackson là một người bạn thân thiết của gia đình. 
Bộ sưu tập đĩa nhạc của cha chỉ khiến tôi thấy âm nhạc có vẻ thật tẻ nhạt, là một thứ mà người lớn cứ làm quá lên. Cha nghe nhạc của Guns N’ Roses trong khi tôi chỉ nghe tường thuật bóng chày trên radio. Ông là người thâu lại mấy tiếng đồng hồ chương trình MTV trên một đầu máy VCR và cắt gọt những gì ông tìm được vào cuốn băng tổng hợp các bản hit tuyệt nhất trên một đầu máy VCR khác. Ông là người luôn muốn đến Tower Records và dạo khắp các lối đi, chọn mua tất cả dạng thức mới được làm lại của những đĩa nhạc mà ông đã yêu thích từ lâu. Ông mua tờ Rolling Stone và Spin, tỉ mẩn chép lại các danh sách nhạc của năm hoặc album hay nhất của thập kỷ, sau đó sẽ đi lùng những bản mà ông nghĩ là mình sẽ thích. 
Khi bắt đầu học cấp hai, tôi nhận ra việc mua đĩa nhạc của cha đã lót đường cho tôi bước vào các hệ thống phân cấp xã hội của giờ nghỉ. Tôi bắt đầu xem MTV và nghe nhạc trên radio, tiếp thu thật mau lẹ để không có vẻ như một kẻ đang làm màu - điều mà tôi sợ nhất. Tôi nắm được bí kíp bảng xếp hạng nhạc pop, vốn là tài sản chắc chắn nhất của tuổi thiếu niên có được nhờ nghiền ngẫm các tạp chí của cha, ghi nhớ tên các nhóm nhạc, các điểm tham chiếu cùng những câu chuyện bên lề. Lúc này, tôi đã theo cha trong những chuyến đi sau bữa tối đến hiệu băng đĩa. Hình như chúng tôi đã dành nhiều giờ đồng hồ riêng lẻ ai làm chuyện nấy, chỉ thảng hoặc đụng nhau trong một lối đi bất chợt. Mọi thứ đều có vẻ tiềm năng, đều là một manh mối, một lời mời gọi bước vào các thực tại xúc cảm mới mẻ chưa từng có. Hai cha con tôi say mê cùng một thể loại nhạc, song nó lại cho chúng tôi thấy những điều khác nhau. Tôi nghe ra trong màn độc tấu guitar vừa cường điệu vừa tinh tế của Slash ở “November rain” sự khai phóng, nghe ra trong đó một gợi ý rằng tầm nhìn cuồng nhiệt và đầy cam kết có thể đưa ta đi xa, đến một nơi khác. Còn với cha mẹ tôi, sự kiệt xuất của Slash là minh chứng cho kỹ năng điêu luyện, là kết quả của hàng ngàn giờ học tập và thực hành.
Đầu thập niên 1990, khi Thung lũng Silicon bùng nổ thì ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan cũng phất lên. Chẳng bao lâu sau, bạn bè của cha mẹ tôi bắt đầu quay về sau mấy thập kỷ xa xứ, gắng giữ nhà ở cả hai đất nước cho con cái mình có thể học hết trung học và vào đại học ở Mỹ. Khoảng cuối thập niên 1980, cha tôi lên chức quản lý cấp trung tại Mỹ, song ông đã quá mỏi mòn với những nấc thang thăng tiến của công ty, để lên được vị trí cao nhất chừng như lại phụ thuộc vào những yếu tố hết sức ngẫu nhiên như màu da và độ run rẩy trong giọng nói. Rốt cuộc, cha mẹ tôi cũng quyết định cha sẽ trở về Đài Loan. Một ghế quản trị đang chờ ông. Sẽ không bao giờ ông nhuộm tóc hay động đến bộ golf của mình nữa. Chúng tôi mua hai chiếc máy fax.
Thỉnh thoảng tôi lại gặp các bạn cùng lớp ở sân bay và nhận ra chúng tôi đều đến đó đưa cha mình đi làm. Sự sắp đặt này cũng là điều dễ hiểu ở thành phố mà chúng tôi đang sống. Nó hơi giống với “Núi vàng” - một câu chuyện dân gian Trung Quốc về cơ hội Mỹ vốn đã được truyền miệng từ thời cơn sốt vàng, ngoại trừ chi tiết trong những ngày đó, cánh đàn ông trai tráng sẽ vượt Thái Bình Dương đi tìm việc làm ở Mỹ, hoàn toàn không có chiều ngược lại.  
-
Thế hệ đầu tiên trăn trở chuyện sinh tồn, còn các thế hệ tiếp theo thì kể lại những câu chuyện đó. Tôi thường đảo các chi tiết và hiệu ứng nhỏ trong chuyện đời cha mẹ tôi thành một màn tự sự. Làm sao họ có được cảm nhận hay quyết định về những bộ phim mà mình sẽ xem? Họ có nhìn ra chính bản thân mình trong cuốn Cú sốc tương lai hay không? Người có tầm ảnh hưởng mang tên Eric kia là ai trong cuộc đời cha tôi? Mọi sự chung quanh họ đều như những chất liệu thô cấu thành các danh tính Mỹ mới xuất hiện, họ đã đi xa hết mức mà chiếc ô tô của mình hoặc đường tàu điện ngầm có thể đưa tới. Thời đó, phải có chút may mắn và nhiều tháng liền cẩn trọng lên kế hoạch thì mới có thể hồi hương. Mất nhiều tuần liền chỉ để xếp lịch một cuộc gọi đường dài và đảm bảo bên kia đầu dây sẽ có người nhà nghe máy.
Họ đã đi học tại những ngôi trường Mỹ, vượt xa các đồng môn châu Á khác dù phần thưởng cho cuộc đeo đuổi điên cuồng đó vẫn chưa được chú trọng. Họ đã chọn nỗi cô đơn thường trực, lối sống tha phương và rào cản ngôn ngữ. Thứ mà họ không chọn là danh tính người Mỹ gốc Á, một khái niệm chỉ mới xuất hiện cuối thập niên 1960. Họ ít có điểm chung với những sinh viên Trung Quốc được sinh trên đất Mỹ, những sinh viên Nhật Bản tập trung ở phía bên kia khuôn viên trường đấu tranh cho nhân quyền hoặc quyền tự do ngôn luận, họ gần như không biết gì về Đạo luật loại trừ người Trung Quốc, về Charlie Chan, hay lý do tại sao người ta nên kịch liệt phản đối những từ tục tĩu như “Oriental” hay “Chink”. Cha mẹ tôi cùng nhóm người của họ đại điện cho một “tộc người thiểu số kiểu mẫu”. Trên thực tế, họ chưa bao giờ có ý định trở thành người Mỹ. Họ chỉ đơn thuần không biết những danh tính đó đã sẵn chờ mình. Lòng trung thành của họ vẫn hướng về thế giới mà họ đã bỏ lại sau lưng. 
Những cuộc gọi kia hẳn phải du dương và ngọt ngào lắm. Cảm giác của họ ra sao khi rời quê hương, băng qua Thái Bình Dương mà không biết ngày trở lại? Trong cảnh thiếu vắng kết nối đó, họ đã bấu víu vào một Đài Loan trong trí tưởng tượng, hay nói đúng hơn là một khái niệm trừu tượng, một đốm sáng soi đường, một bến bờ ma mị, hơn là một hòn đảo thực thụ. Công nghệ sẵn có chỉ đưa họ đến đó vào những dịp đặc biệt. Vì thế cho nên, họ đã lần tìm dấu vết quê hương trên gương mặt các bạn cùng lớp, nghe nó vang vọng trong lao xao những khi bước vào các tiệm bách hóa. 
Giờ đây, cha mẹ tôi đã được mặc sức đến và đi tùy ý. Mẹ tôi dành phần lớn những năm 1990 trên các chuyến bay. Họ đã tìm hiểu Đài Loan lại từ đầu. Chúng tôi sống ở Tân Trúc, một thị tứ ven biển cách sân bay Đào Viên chừng sáu mươi phút về phía bắc. Tân Trúc được biết đến chủ yếu bởi những cơn gió giật và thịt viên hải sản. Xứ này vẫn mang dáng vẻ rề rà và ngái ngủ, bấy giờ chỉ có một khu công nghệ cao phía trên đường cao tốc, nơi đặt trụ sở tất cả công ty bán dẫn. Các thương xá khổng lồ đã bắt đầu mọc lên trong khu trung tâm. 
Cuối tuần, cha mẹ tôi lại đánh xe đến Đài Bắc tìm lại các trà quán và rạp chiếu bóng mà họ còn nhớ từ những năm 1950, 1960. Họ không cần dùng đến bản đồ. Mấy thập kỷ bãi bể nương dâu không làm lu mờ khỏi tâm trí họ những hàng bánh bao ngon nhất. Cha mẹ tôi như hồi xuân ở Đài Loan, độ ẩm và thức ăn ở đây biến họ thành những con người khác. Có đôi khi, tôi thấy mình như một kẻ ngoại cuộc khi cùng cha mẹ ngồi trên những chiếc ghế đẩu gỗ liêu xiêu, lặng lẽ ăn những tô mì bò khổng lồ mà nếu đang ngồi ở Mỹ thì hẳn sẽ gợi lên một màn độc thoại về ký ức tuổi thơ của hai người.   Mỗi năm tôi ở Đài Loan chừng hai ba tháng. Tôi luôn khăng khăng đòi bật ICRT, một đài radio tiếng Anh, để nghe chương trình American Top 40 của Casey Kasem, được phát đi hàng tuần từ một thực tế gần gũi với tôi hơn. Cha mẹ tôi có những ký ức trìu mến với việc nghe đài khi còn ở tuổi thiếu niên, thời nó còn là một phần của Mạng lưới Lực lượng Vũ trang. Theo thời gian, cha tôi đã mất dần hứng thú với tân nhạc, và việc nghe chương trình đếm ngược chào năm mới một phần là nỗ lực của tôi ngõ hầu gắn kết với ông, nhắc cho ông nhớ về sự huy hoàng của nước Mỹ mà một ngày nào đó ông có thể sẽ quay về. Mất một khoảng thời gian tôi mới hiểu ra đây mới chính là cuộc sống thực tại của chúng tôi, rằng cha mẹ tôi đã làm việc cật lực để có được nơi chốn trong cả hai thế giới. Trở thành người Mỹ vẫn sẽ là một dự án dở dang, và bộ sưu tập đĩa nhạc của cha tôi bắt đầu giống như tàn tích của một con đường không còn ai theo nữa.
[...]
7 notes · View notes
narga · 11 months
Text
Riêng tư
Anh gắn bó với Tumblr rất rất lâu rồi, có những người quen chỉ là quen, chả biết gì về họ ngoài một vài câu chuyện đồng cảm, một vài điểm chung thú vui, sở thích, có những người anh theo dõi lâu, đọc bài họ đăng tưởng như thân quen mà họ không biết mình tồn tại...
Hôm qua, anh chợt thấy một status của anh được đăng lại trên một page Facebook. Họ đăng lại nội dung của anh và ghi chú một phần nguồn chứ không đầy đủ, như vậy là khá ok rồi. Anh không quan tâm lắm về việc họ lấy nội dung của anh làm gì. Cái anh thấy chột dạ là sự phổ biến của nội dung anh đã đăng. Ở đây, trên tumblr là nơi anh cũng như phần lớn những người khác bộc bạch tâm sự của mình mà không cần quan tâm ai biết, ai quen. Không giống như trên các mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, Twitter ... nó phổ biến quá mức cũng đồng nghĩa không có sự riêng tư bởi có quá nhiều người quen, người thân trên đó. Nói gì, đăng gì, khoe gì cũng phải cân nhắc 7769 lần mới dám đưa lên.🤓
Quay lại Tumblr, anh kiểm tra phần thống kê để rồi giật mình vì mình có hơn 500 người theo dõi.
Tumblr media
Vâng 500 người, quá nhiều, nhiều đến mức hoảng sợ. 😱
Bản thân anh là người thích một mình, không thích nơi đông người vậy mà nửa đời trước kia anh có một cuộc sống tập thể với rất nhiều người thời quân ngũ, một môi trường lao động hơn 1000 người trong một môi trường chật hẹp gần 20 năm. Cuộc sống với quá nhiều người luôn là sự ám ảnh đối với anh từ xưa, chính vì vậy con số 500 nó gây ấn tượng mạnh mẽ với anh hơn hẳn người khác.
Anh tự hỏi, mình đã, đang và sẽ viết trên Tumblr còn cho bản thân mình nữa không.
Hơn 500 người theo dõi là con số của Tumblr, còn những người không dùng tài khoản Tumblr thì sao?
Anh đang cân nhắc việc chuyển sang chế độ private. Anh dùng nick này rất lâu rồi và không muốn mất nhưng mặt khác nó cũng là dấu hiệu để người quen nhận ra anh. Dù vậy anh vẫn thích viết để cho những người lạ đọc, giống như anh vẫn đi đọc người khác, chìm đ��m vào thế giới của họ, chạm vào cảm xúc của họ...
Làm sao để cân bằng nhỉ?
10 notes · View notes
higee293 · 5 months
Text
Càng trưởng thành lại càng có nhiều thứ để cân đo. Tâm đặt nặng cái gì thì sẽ đau vì cái đó. Cái nghẹt thở của câu chuyện "làm người lớn" lúc nào cũng lơ lửng ở lưng chừng cầm, nắm và buông. Mọi vấn đề bắt đầu từ một hai câu chữ ngập ngừng và lặn đi đâu mất tăm trong tiếng ậm ừ.
Mấy hôm nay trời hanh, đầu óc mụ mị đi trong hơi thở của nắng trời. Bộ bàn phím trước mặt Du đã mờ đi gần hết, sách vở trên bàn làm việc lật trang nào cũng chi chít chữ, cô quan niệm rằng, những ai từ bỏ việc viết tay sẽ làm mất đi cái thú chơi thi vị còn sót lại từ thuở cắp sách đến trường, cô thường bảo, ai mà nghĩ được, trong lúc hí hoáy thế này biết đâu chừng lại bật ra cái gì hay.
Nhưng không phải chuyện gì cô cũng nói. Như chuyện cuối chiều tan ca, người đón cô không lúc nào là người mà cô luôn đợi. Nhiều lúc cũng phải tấm tắc khen cho cái thời hội nhập, kinh tế hoá, đến cả người đón đưa mỗi ngày cũng có thể là một người xa lạ tìm được trên những cái app đặt xe phân loại theo màu, theo giá, theo giai tầng xã hội.
Hôm qua em mới té xe. Có mấy chữ mà Du ngậm tăm chần chừ, cứ chừng suýt bật ra khỏi cổ họng là lại có cái gì đấy đủng đỉnh chắn ngang. Đã book đến chuyến xe thứ năm của cả tuần trời, sáng nào cũng lật đật dậy sớm chuẩn bị, mấy bao thuốc đỏ mua từ Pharma la liệt trên bàn trang điểm, loang lổ trong không gian lững thững tiếng thở dài thườn thượt. Chồng hỏi Du sao đi nhà thuốc mà không mua thêm cho anh ít bọt cạo râu. Hôm trước lên công ty, phờ phạc quá ai cũng hỏi. Trong lúc lơ ngơ, tiếng "dạ" mọi khi lại bật ra nơi đầu lưỡi. Thôi để lần sau rồi nói, tài xế của hôm nay đã tới rồi.
Nhưng mà đời người đâu phải cái nào cũng có lần sau. Cái lúc hoa cưới rợp trời, ngay khi nhẫn sắp đeo vào tay đã thấy tần ngần, đáy lòng cuộn trào nỗi sợ hãi gắn bó, phân vân không biết có nên nói anh thôi đợi thêm một thời gian nữa, chậm mà chắc chắn lúc nào cũng hơn quyết định vội vàng. Mà tự dưng ký ức xổng đâu ra ngày nọ dẫn anh về chơi, mẹ khen rể hiền ngoan, gia đình nề nếp, chỗ kia nhẫn cưới sáng bóng, đi đi chứ không để lâu lại lỡ làng. Thế là thành dâu.
Công ty Du có mấy mạng, công việc không tính là bận rộn, người ra kẻ vô không ít nhưng có mấy cái mặt quen không đổi chỗ là cứ ở miết đấy năm này qua tháng nọ. Không nhậu nhẹt hội hè, không cà kê quán xá, không í ới trưa vắng gọi nhau đi quán ăn này, quán cafe mới nọ. Thế giới của mọi người líu lo đâu đó trên những tờ giấy kín đặc chữ nghĩa, mang khát vọng vượt thoát khỏi cái lồng giam tâm hồn, bàng quang với tất thảy náo nhiệt xung quanh. - Đều là những người trầm tính, các phòng ban khác nhận xét như vậy mỗi lần ghé qua. Thanh âm ồn ã nhất toàn bộ khoảnh khắc trong ngày là tiếng sột soạt lật tung tài liệu, chỉ để tìm một vài chi tiết. Dưới hộc bàn Du có tờ phiếu đề xuất tăng lương còn bỏ ngỏ, không biết nằm đấy bao lâu, lật tới lật lui đã nhăn cả mép, vuốt phẳng phiu lại cất ở đấy thôi đợi kỳ tháng tư.
Mấy chuyện này có muốn tính toán cũng phải tính từ thuở thơ dại. Mới dăm tuổi đã học được im ắng, nhún nhường. "Học hành nhiều chi rồi thi không đậu để mất mặt với bà con chòm xóm", "Em con đáng lo hơn nên mẹ lo cho em trước, sau mẹ có tiền, mẹ mua cho", "Thời đại này cái gì cũng cần tiền, không kiếm được tiền ra xã hội người ta coi rẻ", "Có giỏi giang mấy đâu mà lúc nào cũng thấy bận", "Đến tuổi lấy chồng thì lấy đi chứ không người ta lại nói này nói nọ", "Đợt tới anh họ cưới, chuẩn bị trước đi, con cho nhiêu thì cho, đi đám cưới cho nhiều cũng để sau này họ trả lại cho con chứ ba mẹ nào có được gì" "Cưới rồi thì là con nhà người ta, trông mong gì đâu nữa". Ngày bé đói thì tự cắm cơm ��n, sảy chân té ngã thì ra đầu đường mua thuốc đỏ, mắt đỏ hoe vì mối tình đầu dang dở cũng đóng cửa phòng tự ngẫm, lấy đá chậm chậm lên mắt dấu diếm sợ no đòn vì yêu sớm. Những vụn vỡ tuổi thơ tạo nên vùng đất câm lặng kỳ bí theo suốt cả cuộc đời.
Đâu đó chừng mấy năm trước, vậy mà cũng có lúc tưởng chừng cái đài phát thanh hỏng hóc đã bật được nút nguồn, lần đầu tiên được ríu rít chuyện trò nhắn tin cả đêm, muối dưa cải cũng phải lách tách chụp lại gửi kèm icon khoe mẽ, có đôi tất cọc cạch trông dễ thương cũng phải làu bàu xem anh đi cùng em ra đường có thấy cưng, thấy nhí nhảnh không, hôm nay ở công ty em làm được cái này cái này, mà hay lắm anh không hiểu được đâu. Không hiểu sao sau này, không hiểu từ khi nào, băng cát sét chỉ có thể tua đi tua lại mấy câu mời gọi cơm nước với mấy câu trả lời "Ừ, anh biết rồi""Ừm" "À, vậy hả". Cơm áo gạo tiền họ nói ghì người ta sát đất, dễ khiến họ xa nhau, mà nhiều khi thấy áo có chật, tiền có túng đâu mà con người cũng hổng có gần. Sớm chiều chung đụng có nhiều vấn đề đáng nói. Kể như anh công việc bận rộn, đi sớm về khuya, việc nhà để Du cáng đánh, viết lách thôi mà có gì đâu mệt mỏi. Kể như ngày giỗ hai bên, dâu lủi thui góc bếp để anh chén chú chén anh vì hiếm khi anh được nghỉ ngơi vui vẻ. Kể như ở công ty có chuyện buồn bực, đầu bốc khói không hiểu nghĩ sao mà gọi anh nói nhớ, tiếng vọng lại từ đầu dây bên kia ậm ừ "Ừ, vậy hả, nay anh bận quá, mà kệ đi em, chắc không có gì đâu". Kể như áo anh có lỗ hổng chưa kịp vá, hôm sau đã thấy vứt xó trong thùng rác, trên bàn viết có cái áo mới tinh tươm thơm nức mũi, phủ đi mớ giấy note tay chú thích ngày tháng gọn gàng, hãng này quen quen, nghe đồn người ta hay tặng gửi người thương. Kể như sáng nọ ngủ dậy, thấy giường nệm vắng tanh, từng đợt sóng trên nếp ga có hơi ấm, sóng cũng ở đâu đâu chứ không vỗ về kề cận chỗ Du nằm. Đêm đêm ráng quay cái thế người hướng về phía anh, rồi tưởng tượng anh sẽ luồn cánh tay sang ôm ấp, làm này làm kia như hồi cũ, mà sáng dậy vẫn thấy trống không, trơ trọi, có khi nào là do mình nín thinh, không nói? Tiền điện, tiền nước cứ thế rút từ tài khoản chung lâu rồi không thấy chiều bên kia chuyển tới. Cũng tính nhắn hỏi anh ơi mà thừ người hồi lâu trước tin nhắn cuối cùng hiển thị trên khung chat nền xanh nằm đâu xa tít ngày mười một tháng mười một năm kia. Tự nhủ thôi, chắc anh quên.
Ngày vui nhất đời có lẽ là ngày trả góp xong căn chung cư tầng cao, gom góp tiền vay mua trước hôm cưới mấy ngày, tháng tháng cũng cho người ta thuê, bù thêm một ít là đóng đủ tiền lãi ngân hàng, tự dưng thấy chắc dạ, cuối cùng cũng sở hữu cái gì đó của riêng mình. Trưa nay văn phòng hỏi sao Du ngon lành, tươi mới, bộ mới được tăng lương hay sao mà bước ra khỏi phòng sếp thấy tự tin khấp khởi. Hộc bàn im lìm mọi hôm có thêm vài tờ giấy khác, thay thế cho tờ phiếu cũ cong veo chéo cạnh. Chiều tối ghé tiệm cắt phăng mái tóc đen dài đi, nhuộm nó thành nâu hạt dẻ. Bảo chủ tiệm nhuộm sao mà vẫn phải mềm mại, óng ả, đẹp như mấy sợi vương trên vai áo anh hồi hôm.
Cũng may mắn chưa tính đường con cái, chưa vướng bận và ràng buộc gì nhiều. Có lẽ bà con chòm xóm sẽ tự hỏi sao con bé nó ngộ, nhà cửa đề huề, mối ngon mà đem bỏ, hoặc bất ngờ khi con bé trên mây này tự dưng nó "lên mây" ở thật, hoặc họ sẽ vỡ oà ra ngày nâu hạt dẻ đường đường chính chính bước vào chỗ "đề huề",
nhưng có là gì, thì cũng đã là chuyện của người ta.
Tumblr media
2 notes · View notes
trongkien1008 · 5 months
Text
Ngày trẻ, người ta nghĩ bản thân là điều gì đó lớn lao, vĩ đại trong cõi sống. Và thanh xuân đó, người tiêu xài vị kỷ chơi sang. Chạy theo khát vọng của đời mình, cái đam mê của tuổi trẻ.
Để rồi mãi về sau, khi đường đời đã mòn lối và đôi chân trần đã thấm mệt, họ thinh lặng nhìn mọi thứ xung quanh.
“Ồ, sao mình bé nhỏ thế?”
Họ chỉ như con thuyền trước biển khơi vô tận, trước ánh xanh tiếng sóng nước không lời, họ nhớ về những ngày tháng xê dịch, những đam mê đưa họ tới cuối chân trời. Để nghe sóng vỗ, để đứng hiên ngang. Là một cái tôi rất khác.
Họ nghe tiếng gọi của con tim, họ nghe nhiệt huyết của tuổi trẻ. Bỏ qua hết thảy những bài học của người đi trước:
“Cuộc sống này, không màu hồng, như trái tim con mách bảo!
Sự đời mặn nhạt, con phải trả bằng niềm tin.”
Rồi họ gục ngã, trên thềm nhà đêm giá lạnh. Cuộn tròn mình dưới góc tối người thua.
Trong họ, có kẻ khóc, có người cười.
Có người lại đứng lên mà sống tiếp.
Dẫu mệt đến tận cùng, dẫu chẳng hết đơn đau. Họ lao vào sóng vỗ, họ bước qua cõi mê.
Chăm chỉ, miệt mài. Để rồi…
“Có đôi khi, đắm chìm đêm tăm tối.
Để ngày dài, kê cao gối ngủ êm…”
Nhưng mà. Mấy ai qua được cái bóng của đời mình?
Cái bóng, của cô liêu.
---------------
Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
(Trước biển - Vũ Quần Phương. Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)
Tumblr media
5 notes · View notes
jakoma · 5 months
Text
TÔI MUỐN KÊ ĐƠN THUỐC "MỘT ĐỜI CÓ NHAU"📝💊🫂
Yêu? Bạn có cảm thấy giống tôi
Bạn biết không bản thân chúng ta, chính xác là bản thân tôi sẽ có những câu chuyện của tôi, cậu có câu chuyện của cậu, phía sau chúng ta đều có những câu chuyện mà đối phương không thể hiểu. Biết yêu là sự lựa chọn nhưng không điều gì là tuyệt đối cả, để mà nói một cách diễu cợt thì có những chuyện " anh không sai, em không sai mà người sai ở đây là cái cây, ngọn cỏ" cũng là điều bình thường
Khoảng cách trong tình yêu nó không quá dài cũng không đến nỗi quá ngắn như ta tưởng? Tại sao có những chuyện tình đẹp như cổ tích cũng có những câu chuyện tình lại rơi vào kết cục bế tắc,...
Muôn màu muôn vẻ... Muôn hoa muôn sắc, tôi cũng thắc mắc giống bạn tại sao có những cuộc tình nó lại đẹp đến thế... Và rồi tôi cũng tự đưa ra câu trả lời cho mình đơn giản rằng " VÌ HỌ CÓ NHAU "
Để mà nói thì nhìn vào xã hội bây giờ ta thấy rõ phân hoá " giàu" hay "nghèo", " giỏi" hay "dở"...xuất phát điểm ở đâu... dẫn đến mưu cầu hạnh phúc của con người có thể gộp thêm nhiều điều khi đứng trước cơm, áo gạo tiền. Nhưng nếu suy nghĩ đơn giản mà xoá bỏ các khái niệm xã hội đó hay thêm những khái niệm khác nặng nề hơn mà không đạt được đích đến thật sự của " Có Nhau" thì bạn có yêu đi yêu lại ngàn lần ... Bạn có dám chắc nó ổn chứ!!!
Mà nói như tôi thì cũng nghe vô lý nhỉ? Nói thực tế đâu xa xôi tôi đang học nghề luật... Bạn biết không cưới nhau 10-20 năm con hai ba lứa... còn lôi nhau ra toà ly hôn là điều bình thường? Ngược lại có những chuyện tình lại yêu nhau đến trọn đời này là không đủ... Nếu nói như tôi thì họ đều " Có Nhau" đấy chứ ,Ừ đúng thì họ có nhau rõ ràng nhưng kết cục họ vẫn tệ nhưng bạn à ý tôi quan trọng là suy nghĩ " Có Nhau" là bao lâu là một đời hay một thời điểm, một đoạn đường... Mà nếu nói vậy thì ai đâu mà muốn có nhau một lúc hay có nhau một khoảng nghe càng thêm vô lý đúng không?
Đơn giản là vì bản chất của chữ " Có Nhau" không bao giờ thay đổi nó chỉ khác ở vị trí bạn đặt nó ở đâu? giống như bạn nghĩ bạn cũng " Có Nhau" nhưng bản chất chữ có nhau của bạn lại được đặt trên suy nghĩ của bản thân,ừ bạn nghĩ xem tình yêu lại giữa hai người, bạn không đặt nó ở vị trí chúng ta hay có nhưng không hoàn toàn, lúc bạn muốn bản thân mình có lợi bạn đặt nó ở bản thân, lúc bạn muốn họ có trách nhiệm bạn đặt ở chúng ta. CHƠI VẬY AI CHƠI LẠI BẠN!!! Rồi nói đi cũng phải nói lại lỡ bạn đặt đúng đó nhưng đối phương người bạn yêu họ đặt chữ "Có Nhau" ở bản thân họ thì sao? Sao bản thân mình đặt về lại được hay sao mà thay đổi được..Hay tôi đặt theo ý tôi đối phương đặt theo ý đối phương thì sao. Rồi lỡ không chịu nổi quỹ đạo, vị trí đặt lệch này thì sao đâu phải ai cũng giống ai???
Ừ ha. Nên câu trả lời của tôi đến đây cũng chỉ có vâng tôi xin thua đây là một lý thuyết nhưng dùng để chứng minh đúng trong mọi trường hợp sẽ không áp dụng được, dù gì đây cũng chỉ là lý thuyết của mình tôi, không điều gì là tuyệt đối cả, nhưng kết cục của cuộc tình nghiêng về một phía thì chắc bạn cũng biết rõ, đơn giản thứ tôi nói cũng chỉ là thứ tình yêu mà tôi mong muốn. Nếu biết cách thì tôi đã không thất bại trong cuộc tình chính mình... Có lẽ chúng ta cũng cần chút may mắn trong chuyện này nhỉ?
Nên có lẽ nếu ví tình yêu thì tôi xin ví như sau yêu là một liều thuốc, và cuộc tình của ta là một người thầy thuốc, một vị bác sĩ. Bởi vì tình yêu do ta quyết định kê sai một vị trong đơn thuốc thì ta mất nhau kê đúng đơn thì ta "Có Nhau" hay thậm trí là ta còn có những kiểu kê đơn khác như kê đơn theo liều lượng, hay kê theo đơn theo thời gian...
Tumblr media Tumblr media
2 notes · View notes
uyenjune12th · 5 months
Text
#không tựa 94
anh đã chịu gặp cổ chưa?
nếu chưa cũng không sao, em nghĩ là cổ sẽ ổn. cổ vẫn chăm chỉ lắm, ít hoạt bát hơn nhưng vẫn nhiệt tình và trách nhiệm. chỉ là cổ hổng trách nhiệm với bản thân mình lắm thôi.
dạo này tối tối em hay nghe cổ thở dài, cổ nói cổ cũng muốn sớm được gặp anh. mấy hôm tối trời nắng nóng và nợ đời hoành hành, cổ ít tìm tới bia rượu và thuốc lá, đúng là không dễ gì. chắc cổ muốn ở đây lâu hơn một chút để đợi anh.
có thi thoảng em thấy cổ nghĩ, giả như cổ không gặp được anh thì sao? hoặc là anh khước từ gặp cổ? nếu thế thì buồn thật anh nhỉ?!
em thấy cổ có để dành mấy câu chuyện vụn vặt để kể anh nghe, cổ sẽ tiết lộ bài hát cổ thích nhất, quán quen cổ hay đi, đồ uống cổ hay gọi mà mỗi lần uống cổ sẽ nghĩ đến anh. chắc là cổ mong anh lắm!
lúc nào đó cổ từng nói với em, nếu anh có đến thì cổ cũng hổng cần gì nhiều. cổ chỉ thiếu một bờ vai đủ rộng để kê đầu mỗi khi cổ kiệt quệ thôi.
vậy à,
anh thấy tiện thì dừng chân một chút cho cổ vui. cổ nhắn em bảo với anh là không gì bằng sức kho�� và an yên trong lòng. anh nhớ uống đủ nước cho mỗi ngày và cười nhiều hơn. cổ mong anh bình an…
Tumblr media Tumblr media
2 notes · View notes
link79kinggroup · 6 months
Text
Vảy Gà Án Thiên: Hiểu Chiến Kê Kỹ Năng Xuất Của Gà
Giới sư kê luôn tìm kiếm vảy gà Án Thiên vì chúng rất đáng giá. Một số người nói rằng đặc điểm này chỉ có ở những chú gà giỏi. Có cách nào để phân biệt loại vảy này trong chiến kê và chúng có giá trị như thế nào? Bạn nên xem bài viết dưới đây của 79King để biết câu trả lời chi tiết.
2 notes · View notes
hoangpnd · 9 months
Text
Tumblr media
Một người đi mua sách, đấy là chuyện chẳng có gì lạ, trong cả dòng người ra vào hiệu sách từ sáng cho đến tối. Ở Đinh Lễ, người bán sách kì cựu vẫn nhớ như in kỉ niệm về một lần đang lúi húi vào những con số, và khi ngẩng mặt lên thì thấy trong hiệu sách mình đứng một giai nhân lộng lẫy. Bà không thể ngăn mình tự thốt lên với người bên cạnh, sao lại có người đẹp đến thế, và rồi bà bị hỏi lại một cách đầy bất ngờ, thế cô không biết đấy là ai ư? Hoa hậu Thu Thuỷ đấy. Trong khi ấy, cô Hoa hậu vẫn đứng chăm chú trước một giá sách, suối tóc đen ấn định cả không gian. Một lúc sau, cô còn tặng thêm cho người bán sách một ấn tượng khác, không chỉ mua nhiều sách, mà cô còn chọn sách rất tinh. Thật khó tưởng tượng. Về sau, hai người họ thành bạn.
Ở Việt Nam có một nơi mà những người sưu tầm sách dẫu ở đâu cũng sẽ tìm cách đến một lần, nhiều người thì sẽ đến đó định kỳ: Bắc Ninh. Vì tính chất công việc, tôi cũng thường xuyên sang bên đó, có lần còn đi dài ngày, ở luôn tại chỗ; chính vì vậy tôi có được quan hệ với một người bán sách có tiếng và nhờ thế được nghe nhiều chuyện. Chuyện ở đây liên quan đến những người mua sách, ý là các nhà sưu tầm, “những con nghiện” theo cách gọi của anh, hơn là về những cuốn sách. Chỉ cần kể một cách hết sức chân thật thì chúng cũng khiến tôi cười muốn chảy nước mắt, không chỉ một mà rất nhiều lần. Lúc mới quen nhau, như để chứng minh sự độc đáo của mình, anh liệt kê ra tên tuổi những nhà sưu tầm, những tay buôn sách sừng sỏ nhất từng sang đây, mà nhiều người trong số họ thậm chí anh không thèm gặp. Nhưng bỗng anh hào hứng, gột bỏ hết sự mỉa mai cười cợt mà nhắc đến, trong đó có cả một cô Hoa hậu, rất xinh, mỗi lần sang là chở về cả tải. Tôi không hỏi tên, nhưng tôi biết, đấy là ai.
Tôi cũng là một người bán sách may mắn (gần) như họ, ký ức lờ mờ của tôi hồi còn là một sinh viên làm thêm ở Bookworm những ngày đầu ghi nhận một bóng hình thướt tha trong chiếc váy hồng, tay xách một chiếc túi, tất cả khiến tôi nghi hoặc, tại sao một sự dịu dàng nhường ấy lại ở đây? Nhưng, cũng như người bán sách kì cựu ở Đinh Lễ, sau đó tôi đã choáng váng với số lượng sách được mua, và cả chất lượng của chúng.
Chị Thuỷ chắc không phải là một người sưu tầm sách, đơn giản là chị đặc biệt thích sách, mà trước tiên, đấy là vì chị là người đọc nhiều, hay viết, và lại có tài kể chuyện có duyên và hài hước. Tôi hình dung chị thuộc nhóm những người không đi săn tìm những cuốn sách, mà giữa họ và những cuốn sách sẽ gửi đi những tín hiệu, để rồi chẳng hạn ở một nơi xa lạ, chân đang bước đi bỗng ánh mắt tia thấy một hiệu sách, vậy là họ sẽ rẽ luôn vào đó không cần nghĩ. Ở đó sẽ diễn ra những cuộc lần tìm, nơi họ có thể bắt gặp lại những người bạn cũ, những cuốn sách họ từng đọc hồi còn bé, có thể là đi mượn thư viện về, hoặc cuốn sách họ từng thất lạc do chuyển nhà, cho bạn mượn. Một đồ vật nhỏ bé, cũ mèm như thế có thể gợi lại cả một trời hạnh phúc ấu thơ nơi họ có khi đang ngồi bệt xuống sàn, xung quanh chỉ có sách và bụi. Những lần như thế, ra về với cả “bao tải” sách cũ, là những lần họ thấy vô cùng hạnh phúc.
Chính trong một lần khám phá hiệu sách cũ như thế ở Quy Nhơn của chị Thuỷ (chuyện đã được kể trong Một dấu hiệu của tình yêu) mà thư viện của Hộp được tặng một cuốn sách rất quý.
- Hiệu sách Hộp
3 notes · View notes