Tumgik
#thực đơn 3 tháng cuối cho bà bầu
suckhoemebe · 7 months
Text
Gợi ý thực đơn ăn vào con không vào mẹ trong 3 tháng cuối
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối sẽ góp phần quyết định đáng kể đến thể trạng của cả mẹ và bé. Ở giai đoạn này, thai phụ phải có thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ nhiều, đảm bảo an toàn, lành mạnh, khoa học. Có như thế, mẹ bầu mới duy trì được nền tảng sức khỏe ổn định, sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời.
Nhu cầu dinh dưỡng trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” thành công, chuyên gia khuyến khích mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bao gồm:
Nhu cầu năng lượng: phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ cần cung cấp khoảng 2180 – 2500 calo/ ngày Glucid: 355 – 450gr/ ngày. Đây là chất cung cấp nguồn năng lượng chính yếu cho cơ thể. Chất đạm: 91gr/ ngày. Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên tế bào, giúp thai nhi phát triển tối đa. Lipid: 60 – 72gr/ ngày. Đây là các chất béo tham gia vào sự hình thành, phát triển não bô của thai nhi. Sắt: 27,4 – 41,1mg/ ngày. Khoáng chất này sẽ tạo ra hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở mẹ bầu. Canxi: 1200mg/ ngày. Canxi là nguyên tố tham gia vào cấu trúc chính của hệ xương và răng. Đồng thời nó cũng hỗ trợ quá trình đông máu diễn ra bình thường; đảm bảo sự phát triển của hệ thân fkinh. Vitamin D: (20mcg/ ngày). Đây là vi chất giúp mẹ tăng cường sự hấp thụ canxi và phốt pho. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, bé sẽ mắc phải chứng còi xương, suy dinh dưỡng. Folate: 600mcg/ ngày. Đây là chất tham gia vào quá trình phân chia, phát triển tế bào. Từ đó hạn chế tình trạng dị tật ở thai nhi. Iod: 220mcg/ ngày. Sự tăng trưởng của não bộ thai nhi rất cần tới sự góp mặt của iod. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất này sẽ giúp thai nhi giảm thiểu nguy cơ mắc phải chưng đần độn, các bệnh về thần kinh…
Xem thêm: thuốc sắt và acid folic cho bà bầu ngừa thiếu máu dị tật thai nhi
Gợi ý thực đơn ăn vào con không vào mẹ trong 3 tháng cuối
Dưới đây là những gợi ý một số thực đơn cho 7 ngày đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ có thể tham khảo để áp dụng chế độ ăn vào con không vào mẹ hiệu quả.
Thứ 2:
Bữa sáng: Phở bò viên; trà hoa cúc
Bữa trưa: Cải ngọt xào gan lợn; canh cua nấu bí xanh; thịt heo kho trứng; chè đậu đỏ nước cốt dừa.
Bữa tối: Đậu phộng xào tỏi; canh mồng tơi nấu tôm khô; đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua; dưa hấu.
xem thêm: viên canxi không gây táo bón cho bà bầu
Thứ 3:
Bữa sáng: Bánh bao trứng muối; nước cam
Bữa trưa: Rau hẹ xào; giò lợn kho kim chi; canh măng chua cá rô phi; sinh tố mãng cầu.
Bữa tối: Thịt ba chỉ xào giá đỗ; canh bắp cải nấu tôm; cá bống dừa kho cà chua; táo.
Thứ 4:
Bữa sáng: Miến gà; sữa đậu nành
Bữa trưa: Bông cải xào nấm cà rốt; canh cải bó xôi mọc viên; đậu phụ non sốt thịt bò bằm; nước ép cà chua.
Bữa tối: Rau muốn xào tỏi; canh bí đỏ óc heo; cá lóc kho tộ; dưa lê.
Thứ 5:
Bữa sáng: Nui xào thịt xá xíu; nước ép bưởi
Bữa trưa: Canh sườn non củ cải muốn; su hào luộc; ếch kho cà ri; chè long nhãn hạt sen.
Bữa tối: Rau cần xào bao tử heo; canh cá diêu hồng nấu rau ngót; thịt ba chỉ heo rang cháy cạnh; dừa xiêm.
Xem thêm: gold dha bầu có tốt không
Thứ 6:
Bữa sáng: Bánh mỳ trứng pate; nước ép dứa.
Bữa trưa: Bò lá lốt cuốn bánh tráng rau sống; chè khúc bạch.
Bữa tối: Ngó sen xào tôm; canh rong biển sườn non; mực rán nước mắm; quýt đường…
Thứ 7:
Bữa sáng: Bánh cuốn thịt bằm chả lụa; nước chanh dây
Bữa trưa: Bông bí xào dầu hào; cá thu kho tiêu; canh khoai mỡ nấu tôm; măng cụt.
Bữa tối: Su hào xào nấm đông cô; canh chua cá basa; chả lụa kho tiêu; thanh long.
Chủ nhật:
Bữa sáng: Mỳ vằn thắn, nước ép nho.
Bứa trưa: Mỳ nào thịt xá xíu; rau sống; chè mè đen.
Bữa tối: Thịt bê xào hành tây; canh khế nấu cá cơm; thịt heo nướng riềng mẻ; sầu riêng.
Xem thêm: cách chuyển dạ nhanh ở tuần 38
Trên đây là những gợi ý về thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng được thực đơn hàng ngày để bé yêu phát triển.
0 notes
Ăn lá lốt khi mang thai tháng cuối được không?
Lá lốt được coi là một loại lá gia vị có mùi thơm đặc biệt, hấp dẫn. Lá lốt được chế biến cùng với nhiều món ăn tạo nên vị thơm ngon đặc trưng khiến nhiều người thích thú. Các mẹ bầu cũng khó bỏ qua những món ăn được chế biến cùng lá lốt. Thế nhưng bà bầu tháng cuối có ăn được lá lốt không, có ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khoẻ không?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Ăn lá lốt khi mang thai tháng cuối được không?
Mẹ hoàn toàn có thể ăn được lá lốt trong thời gian mang thai. Bà bầu tháng cuối ăn lá lốt và các món ăn có lá lốt mang đến những lợi ích như:
Giảm nguy cơ táo bón thai kỳ: Khi mang thai, rất nhiều phụ nữ phải đối mặt với tình trạng táo bón nhất là vào 3 tháng cuối. Để khắc phục tình trạng táo bón, mẹ có thể bổ sung một lượng lá lốt vừa đủ trong thực đơn hàng ngày. Giảm ho cho mẹ bầu: Thay vì dùng thuốc, thai phụ có thể sử dụng lá lốt để trị ho. Lá lốt cũng được đánh giá là phương thuốc trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu. Làm đẹp da: Một số hoạt chất trong lá lốt có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn, đồng thời có thể giảm viêm sưng tại các nốt mụn. Bên cạnh đó, các vitamin trong lá lốt có thể thẩm thấu vào da và giúp da được cân bằng độ pH, từ đó giúp thông thoáng lỗ chân lông và làm đẹp da. Chống chảy máu chân răng: Thành phần oxy hoá có trong lá lốt có khả năng làm giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng thường gặp ở mẹ bầu. Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt: Tính ấm và hơi nồng của lá lốt giúp giảm đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt hơn ở phụ nữ mang thai.
Xem thêm: vitamin bầu không gây táo bón
Gợi ý một số món ăn từ lá lốt dành cho mẹ bầu
Trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, dưới đây là một số món đảm bảo các chất dinh dưỡng từ lá lốt:
Món thịt bò xào lá lốt
Nguyên liệu:
200g thịt bò 100g lá lốt Tỏi băm, hành tây. Gia vị: muối, mì chính, đường, dầu ăn, hạt nêm, dầu hào
Cách làm:
Thịt bò sau khi mua về thì rửa sạch, rồi cắt thành từng lát mỏng vừa ăn. Rửa sạch lá lốt dưới vòi nước, rồi cắt thành từng miếng tùy sở thích. Hành tây lột vỏ, rửa sạch rồi cắt múi cau. Cho thịt bò vào trong một cái tô, sau đó cho vào một ít muối, hạt nêm, dầu hào, tỏi băm và một ít dầu ăn. Ướp trong khoảng 15-20p Sau đó, cho chảo lên bếp và phi thơm tỏi. Khi tỏi đã có mùi thơm, cho thịt bò vào xào đến khi chín thì cho hành tây vào xào. Khi hành tây đã gần chín, cho lá lốt vào xào chín và tắt bếp.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Chả lá lốt
Nguyên liệu:
400g thịt lợn xay 20-30 lá lốt to đẹp Hành lá, hành tím, tỏi Gia vị: Bột canh, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, nước mắm, dầu ăn
Cách làm:
Thịt xay đem đi trộn đều cùng hành tím, tỏi, hành lá và lá lốt băm nhỏ. Tiếp theo, nêm 1 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê nước mắm. Hành tím, tỏi đập dập rồi băm nhỏ. Hành lá rửa sạch với nước, sau đó cắt khúc. Lá lốt sau khi rửa sạch, khô ráo, cắt b��� cuống lá và sống lá để lá lốt thành những khổ hình chữ nhật để dễ cuốn. Trải mặt trái của miếng lá lốt đã cắt vuông vức ra, dùng thìa xúc một lượng nhân vừa đủ lên trên rồi cuốn lại. Cứ thế, cuốn cho đến khi hết nhân. Bắc chảo lên bếp, sau khi chảo nóng, đổ dầu vào láng mặt chảo. Lưu ý không nên đổ quá nhiều dầu, cho dầu ngập ⅓ cuốn thịt là được nhé. Cho chả vào chảo và chiên. Nên chiên phần chả có mép lá chìa ra trước nhé để chả được cố định trong lúc chế biến. Lật đều chả khoảng 10-15 phút cho đến khi toàn bộ bề mặt lá lốt chuyển sang màu vàng nâu là chả đã chín và có thể gắp ra đĩa.
Tháng cuối thai kỳ là thời điểm bé tích lũy sắt để dự trữ cho những tháng đầu đời. Mẹ cũng cần nhiều sắt hơn để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Do đó, giai đoạn này, mẹ bầu đừng quên bổ sung sắt đầy đủ qua chế độ ăn với các thực phẩm giàu sắt kết hợp sử dụng các viên uống, thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối. Bổ sung đủ sắt giúp mẹ bầu tháng cuối ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong quá trình vượt cạn và giúp mẹ hồi phục sau sinh được dễ dàng hơn. Bé cũng có đủ nguồn sắt cần thiết, hạn chế nguy cơ thiếu máu giai đoạn sơ sinh!
Mang thai là thời điểm rất quan trọng nên chế độ ăn uống khoa học và giữ gìn sức khỏe cần được quan tâm. Cần bắt đầu lối sống lành mạnh để quá trình mang thai đến khi em bé chào đời luôn được khỏe mạnh. Do đó, trước khi ăn món gì lạ hay thắc mắc bầu tháng cuối ăn lá lốt được không hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.
0 notes
Liệu bà bầu ăn hạt hạnh nhân có tốt không?
Tumblr media
Liệu bà bầu ăn hạt hạnh nhân có tốt không?
Theo các chuyên gia tại bệnh viện Vinmec, các loại hạt đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của các bà bầu, và đặc biệt là hạnh nhân. Vì vậy, các mẹ bầu có thể yên tâm rằng việc tiêu thụ hạt hạnh nhân sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho cả mẹ và thai nhi của mình.
Hạnh nhân chính là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. Dưới đây là 6 lợi ích của hạnh nhân:
Sức khỏe tim mạch: Hạnh nhân chứa chất béo không bão hòa đơn và đa, giúp giảm cholesterol LDL và nguy cơ mắc bệnh tim. Chúng cũng cung cấp chất xơ tốt, giúp giảm nguy cơ bệnh tim.
Chức năng não: Vitamin E trong hạnh nhân là chất chống oxi hóa mạnh, bảo vệ não khỏi stress oxi hóa. Hạnh nhân cũng cung cấp riboflavin và L-carnitine, giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Sức khỏe xương: Hạnh nhân cung cấp canxi, magiê và phốt pho, quan trọng cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.
Kiểm soát đường huyết: Trong hạnh nhân, lượng carbs thấp, giàu protein và chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Ngoài ra, hạnh nhân cung cấp magiê, giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Sức khỏe da: Hạt hạnh nhân giàu vitamin E, bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và môi trường. Chúng cũng giúp cải thiện độ đàn hồi và giảm lão hóa da.
Kiểm soát cân nặng: Mặc dù trong hạnh nhân chứa hàm lượng calo cao nhưng hạnh nhân giúp cảm giác no lâu hơn và giảm lượng calo tổng thể. Chúng ít carbs, giàu protein và chất xơ, giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
>> Xem thêm: Cách massage bầu giúp giảm đau nhức, giảm stress hiệu quả!
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn hạt hạnh nhân để đảm bảo an toàn hiệu quả Hạnh nhân được xem là nguồn dinh dưỡng dồi dào tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều hạnh nhân cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho cả mẹ và thai nhi
Đầu tiên, hạnh nhân chứa mangan có thể tương tác với một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng thuốc và đồng thời cũng ăn hạnh nhân có thể xảy ra một số tác dụng phụ.Thứ hai, việc ăn quá nhiều hạnh nhân có thể dẫn đến tăng cân do hàm lượng calo và chất béo cao. Chú ý đối với những người đang trong quá trình giảm cân hoặc bị bệnh tiểu đường.
Cuối cùng, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều hạnh nhân sẽ gây ra các vấn đề về đường tiêu hoá như đầy hơi, khó tiêu và táo bón vì hạnh nhân chứa hàm lượng chất xơ cao. Hãy đảm bảo uống đủ nước khi ăn hạnh nhân để tránh khỏi những tác dụng phụ.
Tumblr media
Thật vậy, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc chăm sóc dinh dưỡng và sinh hoạt là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu. Sau giai đoạn này, mẹ bầu có thể xem xét việc thêm liệu trình chăm sóc massage bầu tại spa chăm sóc bầu uy tín vào lịch trình của mình để tăng cường sức khỏe toàn diện hơn. Đến spa chăm sóc bầu uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage bầu chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, đến spa chăm sóc bầu uy tín mẹ được tận hưởng các bước chăm sóc da cho bà bầu đúng cách và bước ngâm chân cho bà bầu bằng thảo dược chuyên nghiệp giúp lưu thông khí huyết, giảm phù nề và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
0 notes
Text
Cần tây có tốt cho bà bầu không?
Thèm ăn rau cần là tình huống thường gặp ở nhiều bà bầu. Thế nhưng liệu bà bầu có được ăn rau cần tây không?
Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất
Cần tây có tốt cho bà bầu không?
Theo chuyên gia, rau cần tây có khả năng phòng chống tiền sản giật nên bà bầu ăn rau cần tây rất tốt, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, rau cần tây còn chưa nhiều dinh dưỡng khác, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:
Ngừa cảm cúm
Đó là nhờ thành phần vitamin C dồi dào có chứa trong cần tây. Thường xuyên uống nước ép cần tây giúp mẹ đẩy lùi các triệu chứng cảm cúm do thời tiết. Các thành phần có trong thức uống giúp bạn tăng sức đề kháng. Nhờ đó mà mẹ bầu ít nhiễm cảm cúm hơn. Mẹ thường xuyên ăn rau cần tây như xào, nấu canh hoặc ăn sống cùng với cháo nóng.
Xem thêm: cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tỏi
Tốt cho dạ dày
Những chất khoáng từ nước ép cần tây có tác dụng cân bằng pH máu trong cơ thể và trung hòa lượng axit trong dạ dày. Trong cần tây có chứa nhiều các chất alkaloids, volatile, flavonoids và tannins. Đây là những chất giúp cho chất nhầy dạ dày được tiết ra đều đặn và bảo vệ dạ dày khỏi lượng axit mà hệ thống tiêu hóa tự tiết ra.
Tăng cường thể lực
Nước ép cần tây giống như thuốc bổ giúp gia tăng chất điện phân và nước cho cơ thể do trong cần tây chứa nhiều khoáng chất. Vào những ngày hoạt động nhiều mất sức, mệt mỏi mẹ hãy uống một cốc nước ép cần tây để nhanh chóng được bổ sung natri và kali vào cơ thể. Cần tây còn là chứa chất điện giải giúp cho các tế bào được hoạt động bình thường, phục hồi năng lượng đã bị hao tổn.
Giảm mụn nhọt và viêm nhiễm
Trong cần tây có chứa nhiều chất chống viêm, nếu thường xuyên ăn rau cần tây tình trạng viêm nhiễm các bộ phận trên cơ thể sẽ được hạn chế. Đối với các vị trí bị mụn nhọt, mẹ xay nhuyễn cần tây và đắp lên. Tình trạng sưng tấy sẽ giảm và chóng lành hơn.
Chữa mất ngủ
Trong nước ép cần tây có các thành phần làm giảm căng thẳng, giúp cơ thể thư giãn, dễ đi sâu vào giấc ngủ. Thiếu magie cũng là một phần nguyên nhân gây ra mất ngủ. Cần tây lại có thể giúp bạn bổ sung loại chất này. Mẹ ép nước cần tây rồi pha thêm mật ong và uống trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn.
Giúp nhuận tràng
Rau cần tây giúp nhuận tràng tốt do chứa nhiều nước và chất xơ. Muốn cải thiện hệ tiêu hóa thì mẹ bầu nên ăn cần tây xào hoặc uống nước ép để các dưỡng chất giúp nhuận tràng tự nhiên. Uống nước ép cần tây vào buổi sáng giúp thức ăn trong dạ dày dễ dàng được tiêu hóa hơn.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu
Một số vấn đề cần lưu ý khi ăn rau cần tây
Mặc dù lợi ích sức khỏe của rau cần tây mang lại cho bà bầu là điều không thể phủ nhận nhưng muốn đạt được tối ưu những công dụng nêu trên, mẹ cần chú ý những điều sau đây khi ăn cần tây mẹ nhé:
Bà bầu không nên ăn cần tây với dưa chuột. Rau cần này chứa một lượng lớn vitamin C. Tuy nhiên, dưa chuột lại có một loại enzyme phân giải vitamin này. Bà bầu không ăn cần tây cùng sò lông, nghêu, sò và hàu. Các loại sò và nghêu có chứa chất phân giải vitamin B1, khiến hàm lượng vitamin này trong rau bị phá hư nghiêm trọng. Những loại hải sản này và cần tây đều mang tính hàn và tính mát. Kết hợp cùng nhau sẽ làm tổn thương dương khí trong cơ thể, gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bà bầu không ăn cần tây với hàu. Điều đó không làm suy giảm lượng vitamin B1, nhưng lại sinh ra các chất gây cản trở cơ thể trong việc hấp thu kẽm.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên xây dựng cho mình một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất kết hợp bổ sung vitamin tổng hợp không gây táo bón giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất tốt nhất cho mẹ.
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu uống tối được không
Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết được công dụng hiệu quả của rau cần tây đối với các bà bầu để có thể kết hợp loại rau này vào thực đơn bổ sung thêm dinh dưỡng cho bà bầu nhé.
0 notes
spachamsocbau · 1 month
Text
Phụ nữ mang thai ăn tỏi đen được không?
Mang bầu có nên ăn tỏi đen tỏi đen hay không? Như chúng ta đã biết tỏi đen là một bài thuốc phổ biến giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, trị ung thư. Do đó không chỉ với người bình thường, bà bầu ăn tỏi đen cũng rất tốt, mẹ cùng xem nhé!
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu
Phụ nữ mang thai ăn tỏi đen được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn tỏi đen sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ. Nếu ăn tỏi đúng cách, mẹ bầu có thể nhận được một số lợi ích sức khỏe như sau:
Ngăn ngừa rụng tóc
Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen bao gồm một hợp chất có tên là allicin – một hợp chất dựa trên lưu huỳnh. Hợp chất này có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tóc mới. Bà bầu ăn tỏi đen sẽ giúp mẹ giảm được tình trạng rụng tóc khi mang thai và sau sinh.
Ổn định huyết áp
Ngoài tác dụng giúp ngăn ngừa rụng tóc, chất allicin này còn có khả năng giảm mức cholesterol xấu trong máu. Bà bầu ăn tỏi đen thường xuyên trong thai kỳ sẽ giúp ổn định được huyết áp. Từ đó, ngăn ngừa được một số bệnh về tim mạch như: đau cơ tim, đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi đen còn có tác dụng giảm các vi khuẩn có hại trong hệ thống. Bà bầu ăn tỏi đen giúp tăng hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa các nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cảm lạnh và cúm. Là một thực phẩm kháng khuẩn hiệu quả, mẹ bầu nên cho chúng vào danh sách những thực phẩm tốt cho thai kỳ.
Xem thêm: cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tỏi
Chống ung thư
Chất chống oxy hóa có trong thực phẩm này là một liều thuốc chống lại căn bệnh ung thư hiệu quả. Bổ sung tỏi đen vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp mẹ giảm thiểu được khả năng mắc bệnh ung thư. Không riêng gì mẹ bầu mà tác dụng này phù hợp cho tất cả mọi người.
Điều trị nhiễm trùng âm đạo
Ngoài những công dụng trên, tỏi đen còn có khả năng điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn vùng âm đạo. Một số bệnh liên quan hay gặp ở phụ nữ như: candida tiền liệt, hội chứng quá mẫn của men. Bà bầu ăn tỏi đen thường xuyên sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.
Xem thêm: sắt canxi chela có tốt không
Những trường hợp bà bầu không nên ăn tỏi đen
Dưới đây là 3 trường hợp mẹ không nên dùng tỏi đen:
Bà bầu bị huyết áp thấp
Tỏi đen có tác dụng ổn định và điều hòa huyết áp, tuy nhiên nó không được khuyên dùng cho những người mắc bệnh huyết áp thấp. Đây là một thực phẩm dành cho những người huyết áp cao.
Bà bầu có tiền sử về sảy thai hay lưu thai
Các mẹ bầu có tiền sử về sảy thai, lưu thai do ảnh hưởng ngoại lực gây nên như: tai nạn, va đập, có các vết thương hở liên quan đến ổ bụng và bộ phận sinh sản. Đây là những trường hợp không được sử dụng tỏi đen, nó sẽ gây ra một số tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu trước khi sinh 2 tuần
Trước khi sinh 2 tuần, mẹ bầu cũng không nên ăn tỏi đen. Bởi thực phẩm này sẽ làm loãng máu, không tốt cho quá trình sinh mổ hay đẻ thường. Bà bầu nên thận trọng khi ăn những thực phẩm liên quan đến tỏi đen.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai, mẹ cũng cần chú ý bổ sung đa dạng các thực phẩm dinh dưỡng kết hợp với viên uống vitamin bầu không gây táo bón giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất tốt nhất cho mẹ và thai nhi mẹ nhé.
Tỏi đen là một loại thực phẩm kỳ diệu cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Nếu không ăn tỏi có chừng mực, tỏi có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi mang thai. Hơn nữa, nếu mẹ bầu tiêu thụ tỏi với lượng lớn, nguy cơ sảy thai có thể xảy ra. Vì vậy, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn tỏi trong thai kỳ.
0 notes
0021102 · 5 months
Text
CÔNG TY TNHH CỐ VẤN ĐẦU TƯ HIGH DIGITS-Thị giá HAG tăng 66% từ đáy, con gái bầu Đức muốn nâng tỷ lệ sở hữu.
BÙI THỊ PHƯƠNG LY -  Chuyên gia phân tích tại CÔNG TY TNHH CỐ VẤN ĐẦU TƯ HIGH DIGITS
Con gái ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) - là bà Đoàn Hoàng Anh vừa đăng ký mua 1 triệu cp HAG, nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
 
Giao dịch dự kiến được thực hiện theo hình thức khớp lệnh, từ ngày 25/12/2023-23/01/2024.
Nếu thương vụ thành công, số lượng cổ phiếu HAG do bà Hoàng Anh nắm giữ sẽ tăng từ 10 triệu cp (tỷ lệ 1.08%) lên 11 triệu cp (tỷ lệ 1.19%).
Bà Hoàng Anh muốn tăng tỷ lệ sở hữu dù giá HAG đang ở mức rất cao, tăng vọt từ đáy 7,510 đồng/cp vào cuối tháng 9/2023 lên 12,500 đồng/cp vào phiên chiều 20/12, tương đương tăng hơn 66%. Chiếu theo mức giá này, bà Hoàng Anh cần chi khoảng 12.3 tỷ đồng để mua vào.
Tại hội Nghị gặp gỡ nhà đầu tư của HAG diễn ra chiều 15/12, bầu Đức cho biết HAG sẽ tập trung xử lý nợ trong năm 2024. Ông Đức nói: “HAG phấn đấu là một trong những doanh nghiệp niêm yết lớn trên sàn không có nợ, kể cả vốn lưu động”.
Tumblr media
Về khoản nợ 2,100 tỷ đồng của Thaco (thực ra của HNG) đối với HAGL, ông Đức cho rằng Thaco là đơn vị lớn và thực hiện rất đúng cam kết như thỏa thuận ban đầu. Năm 2022, Thaco đã trả 600 tỷ đồng, từ đầu năm 2023 đến nay trả được 400 tỷ đồng, còn 100 tỷ đồng theo kế hoạch sẽ trả vào tháng 12/2023. Đến quý 3/2024 sẽ trả dứt điểm 1,000 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh quý 4/2023, lãnh đạo HAG ước tính không thua kém quý 3, dao động từ 200-300 tỷ đồng, còn lợi nhuận cả năm 2023 có thể đạt tối thiểu 2,150 tỷ đồng, gồm cả lợi nhuận kinh doanh và lợi nhuận đột biến.
Ông Đức dự kiến xây dựng lợi nhuận năm 2024 cao hơn khoảng 25% so với năm 2023, dựa trên kỳ vọng vào chuối và sầu riêng, mảng heo có thể không tăng sản lượng nhưng hy vọng giá tăng lại trong 2024.
Bài viết này được viết bởi BÙI THỊ PHƯƠNG LY, Chuyên gia phân tích tại CÔNG TY TNHH CỐ VẤN ĐẦU TƯ HIGH DIGITS. Hy vọng bài viết của tôi sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, xin vui lòng gửi cho tôi.
0 notes
Text
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối uống gì để sinh con trắng?
Với các bà mẹ tương lai, vấn đề dinh dưỡng là điều cốt lõi để con yêu được phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một sự thật ít ai để ý rằng việc lựa chọn thực phẩm tiêu thụ cũng góp phần quyết định nước da của trẻ nữa đấy. vậy bầu 3 tháng cuối uống gì để sinh con trắng?
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
Những yếu tố quyết định màu da của trẻ
Trên lý thuyết, màu da của em bé sơ sinh phần lớn sẽ di truyền từ bố mẹ. Da sáng hay tối sẽ được quyết định bởi mật độ sắc tố melanin của làn da, càng nhiều sắc tố melanin thì da của em bé sẽ càng sẫm màu. Nói cách khác, nếu cả bố và mẹ đều có làn da ngăm thì việc sinh con da trắng chiếm tỷ lệ thấp.
Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, sắc tố melanin của cơ thể có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Chế độ ăn uống của các bà bầu cũng ảnh hưởng tới sự phát triển trí não thai nhi, thể lực, màu da và vóc dáng của em bé. Do đó, các mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng để bé yêu phát triển toàn diện nhất.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối uống gì để sinh con trắng?
Bất kỳ mẹ bầu nào cũng luôn mong sinh con ra sẽ được trắng trẻo, thông minh. Vì thế, trong dân gian cũng như nhiều mẹ vẫn hay truyền miệng nhau những bí kíp và những thực phẩm giúp bé yêu da trắng, môi đỏ ngay từ trong bụng mẹ. Sau đây, là một số chia sẻ được đúc rút và tổng kết từ nhiều nguồn chia sẻ, các mẹ thử áp dụng xem sao nhé.
Nước nho ép: Nước nho ép có chứa một lượng lớn axit alpha hydroxy tự nhiên (AHAs), là dưỡng chất có mặt trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc làm sáng da. Nếu mẹ muốn em bé sinh ra có làn da trắng thì hãy thường xuyên bổ sung thức uống này. Dùng nước nho ép còn giúp mẹ chống táo bón, chống oxy hóa rất tốt. Nước trái cây giàu vitamin C: Nếu bố mẹ có làn da ngăm thì mẹ hãy tích cực dùng nhiều nước ép các loại trái cây giàu vitamin C, bởi các loại trái cây này không chỉ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của mẹ nhanh chóng mà còn giúp phòng ngừa sắc tố đen sạm da, giúp em bé có làn da trắng hồng mịn màng khi chào đời. Một số loại nước ép mẹ có thể dùng gồm nước cam, nước chanh, nước quýt.. Sinh tố bơ: Bầu 3 tháng cuối uống gì để sinh con trắng? Hãy thêm ngay sinh tố bơ vào thực đơn của mẹ. Loại quả này giàu vitamin E, C rất tốt cho quá trình sản sinh collagen của cơ thể. Hàm lượng chất béo cao trong quả bơ cũng rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nước dừa tươi: Nước dừa là thức uống giải khát tự nhiên hỗ trợ phòng ngừa tình trạng mất nước của cơ thể, và đây cũng là thức uống mẹ nên dùng thường xuyên trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Uống nước dừa giúp làm tăng lượng nước ối và là bí quyết của nhiều bà bầu sinh con da trắng. Nước đậu đen: Tuy là đậu đen nhưng tác dụng của nước đậu đen lại giúp làm trắng da rất tốt. Mẹ nên rửa sạch đậu đen, rang thơm và đổ nước vào ninh để uống. Mỗi ngày uống nước đậu đen không chỉ giúp thải độc cơ thể mà còn làm da mịn màng, ngừa mụn, giảm táo bón và khi làn da mẹ trắng thì em bé sinh ra cũng xinh đẹp như mẹ.
Xem thêm: uống canxi với nước mía được không
Những lưu ý cần tránh trong thai kỳ để con có da trắng môi đỏ
Bên cạnh những thực phẩm cho bé một làn da trắng sáng và môi đỏ thì vẫn còn đó những món ăn ảnh hưởng xấu đến ngoại hình của bé khi sinh ra. Hãy cùng theo dõi những thực phẩm nên tránh để đứa bé của chúng ta khi sinh ra xinh xắn như một thiên thần.
Thực phẩm có hàm lượng muối, đường, chất béo cao: Những loại thực phẩm này gây viêm, mất nước, làm rối loạn sắc tố da và ảnh hưởng tới màu da, màu môi em bé. Thực phẩm cay, chua, đắng: Dùng những thực phẩm này kích thích sự sản sinh axit dạ dày và mật, gây ợ nóng, tiêu chảy, buồn nôn, ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn lưu thông máu và cung cấp oxy cho da và môi của trẻ. Thực phẩm gây dị ứng hoặc không dung nạp: Sử dụng thực phẩm này làm tăng nguy cơ bị viêm, ngứa, phát ban, nổi mề đay, làm tổn hại tới làn da và môi của bé. Rượu, cà phê, thuốc lá: Những chất này gây ra tác động tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng, gây mất nước, co huyết quản, thay đổi huyết áp, mất cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, các mẹ nên tăng cường đều đặn vi chất qua viên uống đặc biệt là viên canxi, DHA, axit folic, sắt cho bà bầu để cung cấp đủ các dưỡng chất mà cơ thể cần, giúp em bé phát triển toàn diện trong bụng mẹ.
Xem thêm: thời gian uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, do đó các mẹ nên chú ý bổ sung thực phẩm lành mạnh, an toàn, giàu giá trị dinh dưỡng để con yêu chào đời khỏe mạnh, thông minh.
0 notes
Text
Khám Phá TÒA THÁNH TÂY NINH Tâm Linh Đạo Cao Đài
Tumblr media
Nổi danh là địa điểm tâm linh, Tòa Thánh Tây Ninh thu hút hàng triệu tín đồ mỗi năm. Độc đáo từ kiến trúc, thiêng liêng trong lịch sử, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh chắc chắn là một trong những công trình tôn giáo – nghệ thuật hàng đầu tại Châu Á mà du khách không thể nào bỏ lỡ. Bài viết sau đây của Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình sẽ chia sẻ đôi nét về nguồn gốc tôn giáo cội nguồn này của Tây Ninh, ngoài ra Như Bình còn có rất nhiều bài viết khác giới thiệu về những địa điểm du lịch Tây Ninh nổi tiếng khác TẠI ĐÂY.
Giới Thiệu Tòa Thánh Tây Ninh
Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc tôn giáo – nghệ thuật, được xây dựng trên diện tích khoảng gần 12 km2, rộng hơn 2.000 m2, nổi bật với hai lầu chuông và trống cao khoảng 25m. Nơi đây có hàng rào bao bọc xung quanh và đa dạng các công trình: Tòa Thánh, bửu tháp, đền thờ Phật mẫu với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1933, chính thức hoàn thành vào năm 1955. Một điều đáng nói là Tòa Thánh được xây dựng từ cõi Siêu Nhiên. Trong những ngày lập đạo, các đệ tử Cầu Cơ Thông Linh cùng Thượng Đế. Và việc xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh được hướng dẫn qua các bài cơ, từ bản thảo chi tiết đều được hướng dẫn cụ thể. Việc còn lại là các đệ tử quyên góp vật liệu xây dựng rồi ra công sức thực hiện Tòa Thánh. 
Tumblr media
Đường Đi Đến Tòa Thánh Tây Ninh
Cách trung tâm Thành phố Tây Ninh chưa đầy 5km về phía Đông Nam, đường đến Tòa Thánh rất nhanh chóng và thuận tiện cho khách du lịch. “Đất Thánh” Tây Ninh cách Sài Gòn chỉ khoảng 100km. Chính vì thế nên nhiều gia đình, hội nhóm lựa chọn tận hưởng cuối tuần với nhiều trải nghiệm độc đáo tại nơi đây, di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy đều rất đơn giản. Thời gian di chuyển từ Sài Gòn đến Tây Ninh chỉ mất khoảng 2-3 tiếng tùy phương tiện.
Sơ Đồ Tòa Thánh Tây Ninh
Nổi bật nhất ở Toà Thánh là 2 tháp vuông lớn, cao vút, song song nhau. Đó là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài, thường gọi là Lầu Chuông và Lầu Trống. Mỗi tháp của Tòa Thánh Tây Ninh đều có 6 tầng, có mái ngắn bao quanh để phân chia các tầng. Khu chính điện là nơi thờ Thiên Nhãn – biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấu tất cả những hành vi thiện, ác trên khắp nhân gian, để khen – phạt một cách công minh. Đồng thời, nơi đây cũng được thiết kế và bài trí một quả Càn Khôn khổng lồ, là biểu trưng thiêng liêng cho vũ trụ với Thiên Nhãn nằm trên vì sao Bắc Đẩu. Còn xung quanh là 3.072 vì tinh tú, biểu trưng cho 72 hành tinh địa cầu và 3.000 thế giới trong truyền thuyết của đạo Cao Đài. Tầng trệt của 2 tháp này có 2 khuôn hoa lớn hình chữ nhật, thiết kế ở giữa có 2 chữ Nho lớn trong hình bầu dục, bên Lầu Trống là chữ CAO và bên Lầu Chuông là chữ ĐÀ. Tầng kế bên trên Lầu chuông có đắp tượng Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay cầm quyển Thiên thơ. Còn ở  Lầu Trống thì có đặt một bức tượng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, mang Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay phải cầm một nhành hoa, tay trái xách giỏ hoa lam. Tầng thứ ba ở ngay bên trên nổi bật với kiến trúc mỗi bên có gắn 2 bông gió để thông hơi. Lên tầng thứ tư với kiến trúc độc – lạ hình chữ T rất lớn cùng màu trắng thanh thoát, đắp hình một bó hoa lớn, màu sắc sặc sỡ dưới ánh bình minh. Tầng thứ năm và thứ sáu của Tòa Thánh Tây Ninh có 4 góc đều gắn các khuôn bông thông gió, trang trí với nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt. Tầng thứ sáu là tầng cao nhất, được làm lan can bao quanh, để du khách có thể lên đứng trên đó chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng Thánh địa.
Tumblr media
Hội Yến Tòa Thánh Tây Ninh
Nếu đến đây vào ngày 14 và 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham dự Đại lễ Yến Tòa Thánh Tây Ninh, hay còn gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung. Một trong hai ngày lễ lớn nhất chốn Cao Đài. Đại Lễ được Hội Thánh Cao Đài được long trọng tổ chức duy nhất tại Báo Ân Từ – toạ lạc tại nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh ở thị trấn Hòa Thành. Ngoài tưởng nhớ đến Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương, đây còn là dịp để các tín đồ tĩnh tâm, suy niệm về đời mình. Đến với lễ hội một lần, du khách sẽ hòa mình vào đêm hội tâm linh tưng bừng, đầy hoa nến, tận hưởng niềm an lạc của các đạo hữu Cao Đài.
Tumblr media
Bên cạnh đó, du khách khi đến đây cũng cần nắm được một số lưu ý nho nhỏ: Giờ lễ chính là 12h00 trưa, các tín đồ có thể tranh thủ tham quan khuôn viên Cao Đài hoặc các danh thắng gần đó vào buổi sáng hoặc chiều sau khi hành lễ tại Toà thánh Tây Ninh. Ngoài ra, du khách có thể tham quan Tòa Thánh vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Du khách lưu ý không mang giày vào bên trong Tòa Thánh, đặc biệt giữ gìn vệ sinh chung. Lối vào Đại Điện duy nhất là từ hai bên cửa, nam giới đi vào từ cửa bên phải, nữ giới đi cửa bên trái. Ngoài việc tham quan Tòa Thánh, ở Tây Ninh còn hút hồn du khách với các món ăn ngon được ăn kèm với Bánh Tráng Như Bình như bánh xèo rừng, thịt heo cuốn… hay đơn giản chỉ là món ăn vặt bánh tráng sa tế, bánh tráng muối tôm…  Cứ mỗi chiều đến, Tòa Thánh Tây Ninh trở thành nơi thư giãn vô cùng bình yên, dạo mát của người dân trong vùng cũng như du khách thập phương. Đến du hí Tây Ninh, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan nơi đây.  Read the full article
1 note · View note
jesserhousetion · 1 year
Text
Một số lưu ý khác về thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần uống đủ nước. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ cần uống từ 1,5-2 lít nước/ ngày là đủ. Bên cạnh đó, cho dù bị cơn nghén hành hạ, mẹ bầu cũng tuyệt đối không bỏ bữa, ăn kiêng hay nhịn đói đều không tốt cho thai nhi.
Mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ, cứ khoảng 4 giờ lại ăn một lần, với khẩu phần ăn nhỏ nhưng đầy đủ dưỡng chất. Thực đơn hàng ngày trong giai đoạn 3 tháng cuối dành cho bà bầu về cơ bản phải đảm bảo các nhóm chất sau:
Buổi sáng bà bầu có thể ăn phở, bún, bánh mì, bánh nậm, cháo, súp, bánh canh,… tùy theo khẩu vị mà mình muốn, nhưng tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng. Bữa chính trong ngày gồm bữa trưa và tối, nhu cầu trong ngày mẹ bầu cần: từ 4 – 6 chén cơm (hoặc mì, khoai, sắn, ngô để đổi bữa…), 50- 60 gram thịt bò, heo hay gà…
0 notes
suckhoemebe · 7 months
Text
Nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh 3 tháng cuối?
Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi tăng cân? Tham khảo ngay danh sách những thực phẩm tốt cho cân nặng của bé con trong bụng và bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày của mẹ nhé.
Xem thêm: viên canxi không gây táo bón cho bà bầu
Nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh 3 tháng cuối?
Sau đây là những món ăn giúp mẹ giải đáp thắc mắc ăn gì để thai nhi tăng cân từ trong bụng mẹ:
Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn các thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần tham gia vào hầu hết các cấu trúc, phản ứng bên trong cơ thể. Nó bao gồm điều chỉnh gen, xây dựng cấu trúc tế bào, kiểm soát hệ miễn dịch, hình thành nên da và cơ bắp. Nếu không có protein, thai nhi sẽ thậm tăng trưởng; mẹ bầu cũng trở nên suy nhược cơ thể.
Theo khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, protein là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ nên bổ sung tối thiểu khoảng 91gr protein vào khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này sẽ đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho cả mẹ và bé. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm như sữa, trứng, thịt lợn, thịt gà, cá, tôm, đậu hũ… để cung cấp thêm lượng protein mà cơ thể cần.
Xem thêm: cách chuyển dạ nhanh ở tuần 38
Mẹ mang bầu 3 tháng cuối nên ăn thực phẩm giàu sắt
Cơ thể mẹ bầu cần hàm lượng sắt nhất định để tạo ra huyết sắc tố hemoglobin – một loại protein có trong các tế bào hồng cầu. Nó có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi để nuôi dưỡng mọi tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần sắt để tạo ra một số hormone nhất định, thúc đẩy em bé trong bụng tăng cân mạnh mẽ hơn.
Nếu mẹ thiếu sắt, bé sẽ bị chậm tăng trưởng; tăng cao tỉ lệ mắc bệnh và tử vong trong những năm đầu đời. Ngoài ra, mẹ sẽ thường xuyên gặp những triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó ngủ… Do đó, ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên được bổ sung khoảng 41.1mg sắt mỗi ngày. Điều này sẽ cung cấp đầy đủ nhu cầu sắt mà cơ thể cần. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ nên ăn là thịt đỏ, hàu, sò, các loại rau xanh đậm, các loại đậu…
Xem thêm: uống sắt và axit folic cùng lúc được không cho bà bầu ngừa thiếu máu dị tật thai nhi
Thực phẩm giàu folate tốt cho mẹ mang bầu 3 tháng cuối
Các thực phẩm giàu folate cũng là những món ăn mẹ bầu nên bổ sung để giúp bé tăng cân nhanh chóng. Đây là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng với sức khoẻ của cả thai nhi lẫn mẹ bầu. Bổ sung đủ folate sẽ giúp bé giảm thiểu các nguy cơ bị dị tật ống thần kinh; dị tật hở hàm ếch; bệnh tim; rối loạn não bộ và tuỷ sống…
Chính vì thế, việc bổ sung đầy đủ acid folic trong thai kỳ là điều mẹ bầu cần chú ý thực hiện. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần chú ý bổ sung cho cơ thể ít nhất 600mcg folate/ ngày. Các thực phẩm giàu folate có thể kể tới như bông cải xanh, đậu Hà Lan, dâu tây, cam, chanh dây, việt quất, hạnh nhân, đậu nành, cá hồi, sò điệp….
Xem thêm: uống axit folic vào thời gian nào trong ngày
Trong suốt thời gian thai kỳ, nguồn dinh dưỡng mà mẹ bầu nạp vào là rất quan trọng cho thai nhi. Hy vọng qua bài viết trên sẽ phần nào giúp các mẹ bầu có thêm những thực đơn đa dạng.
0 notes
spachamsocbauhanoi · 9 days
Text
Cách chữa trị tình trạng mẹ bầu bị ngứa khắp người
Trong suốt thai kỳ mẹ thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và bị ngứa khi mang thai là tình trạng rất khó chịu mà không ít mẹ bầu gặp phải. Vậy, bà bầu bị ngứa khắp người phải làm thế nào?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Ngứa khắp người khi mang thai do đâu?
Bị ngứa khi mang thai là tình trạng phổ biến ở nhiều bà bầu bởi đây là lúc cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi về thể chất và tâm lý, cụ thể:
Viêm da bọng nước
Ban đầu, viêm da mọng nước là những mảng mề đay và mụn nước mọc quanh rốn, đùi của mẹ . Sau đó, những mụn nước này có thể lan ra nhiều bộ phận như tay, lưng gây ngứa ngáy khó chịu cho mẹ. Viêm da bọng nước xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ.
Ứ mật khi mang thai
Ứ mật khiến dịch mật không lưu thông được như bình thường. Từ đó muối tích tụ dưới da, gây ngứa cho mẹ.
Sự phát triển của thai nhi
Thai càng phát triển, tử cung của mẹ phải to ra để thích ứng với kích thước của thai. Điều này dễ gây rạn da và gây ngứa đối với mẹ bầu. Đây được xem là nguyên nhân gây ngứa thai kỳ thường gặp nhất.
Thay đổi hormone
Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng cao khiến cho các mạch máu của mẹ bị giãn và gây ngứa ngáy. Tình trạng này thông thường sẽ biến mất sau khi sinh do nồng độ estrogen trở về trạng thái bình thường.
Tăng cân nhanh
Trong suốt quá trình mang thai, phụ nữ ăn nhiều hơn để có thể cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển dẫn đến tăng cân nhanh. Tăng cân chủ yếu tập trung vào 3 tháng cuối thai kỳ và tập trung ở khu vực ngực, mông, đùi… dẫn đến tình trạng rạn da và gây ngứa ngáy cho mẹ bầu.
Viêm nang lông
Tình trạng này thường dễ gặp ở bất kì đối tượng nào nhưng hay gặp ở bà bầu với biểu hiện gồm ngứa và nổi sần đỏ. Viêm nang lông thường sẽ xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Cách chữa trị tình trạng mẹ bầu bị ngứa khắp người
Dưới đây là những gợi ý đơn giản, dễ thực hiện giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu bị ngứa toàn thân:
Chú ý chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng ngứa của mẹ bầu. Nếu ăn uống đúng cách sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng ngứa ngáy này cũng như hạn chế tình trạng viêm da có thể xảy đến. Theo đó mẹ cần:
Uống đủ nước mỗi ngày, uống nước lọc, nước hoa quả hoặc trà thảo mộc có tác dụng thanh nhiệt. Ăn thêm rau xanh trái cây tươi để giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc; làm dịu các nốt mẩn ngứa. Ăn sữa chua có tác dụng ngăn chặn nhiễm khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn thực phẩm giàu vitamin E, DHA, vitamin D như cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, dầu ô liu… giúp cấp ẩm cho da. Tránh các loại thức ăn cay nóng, muối, đường, dầu mỡ và dễ gây dị ứng và gia tăng tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất ngày càng cao khi mang thai thì các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên có chế độ ăn uống cân đối, bổ sung các món ăn, thức uống giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đừng quên thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu đúng đủ, hợp lí để mẹ khỏe mạnh hơn, em bé có dồi dào dưỡng chất để phát triển.
Chú ý chế độ sinh hoạt
Ngoài chế độ bị ngứa, mẹ bầu nên áp dụng theo những cách sau:
Vệ sinh cá nhân hàng ngày, mặc trang phục thông thoáng… Tránh tắm nước nóng lâu sẽ khiến da nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn. Nên dùng sữa tắm có độ pH vừa phải, chọn sữa tắm chiết xuất từ thiên nhiên an toàn với da. Sử dụng kem dưỡng ẩm, lotion lành tính với da bà bầu, chiết xuất tự nhiên, độ pH đạt chuẩn Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với da bà bầu Nên tránh xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ cồn cao, dễ gây kích ứng. Thi thoảng mẹ có thể sử dụng bột yến mạch để tẩy da chết. Đây là cách giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn trên da cực kì tốt. Nhờ đó mà hạn chế cũng như cải thiện tình trạng ngứa cho mẹ hiệu quả, an toàn. Có thể dùng khăn mát để chườm vào vùng da bị ngứa. Đây là một trong số những mẹo trị ngứa da cho bà bầu được nhiều mẹ bầu áp dụng.
Xem thêm: uống sắt bị buồn nôn là do đâu
Trên đây là những chia sẻ về thông tin về tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người, hy vọng rằng những kiến thức này sẽ hữu ích cho các bà bầu trong hành trình làm mẹ.
0 notes
Những điều cần biết khi bà bầu bị ngứa bụng tháng cuối
Điều này nghe có vẻ kỳ cục nhưng chỉ có phụ nữ mang thai mới hiểu được những khó khăn khi phải kiểm soát thói quen gãi bụng bầu do bị ngứa. Vậy nguyên nhân gây ngứa bụng bầu tháng cuối là gì? Làm sao để xử lý tình trạng này?
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu
Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa bụng tháng cuối
Ngứa bụng trong thai kỳ có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân sau:
Do biến đổi về sinh lý, sự căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần trong bụng mẹ. Ngoài bụng thì mẹ còn sẽ gặp tình trạng ngứa ở các vị trí như bầu vú, cánh tay, mông, đùi… do vùng này tích tụ nhiều mỡ. Đổ mồ hôi nhiều ở mẹ gây rôm sảy, thường ở vùng nếp gấp da như là bẹn, ngực, cổ, gáy, lưng… Do cơ thể mẹ bầu tháng cuối tăng nồng độ Estrogen và tăng sinh mạch máu ngoài da. Tình trạng viêm nang lông thai kỳ xuất hiện trong tháng cuối thai kỳ cũng dễ gây ngứa bụng cho mẹ. Do bệnh lý như bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm sinh dục… Các bà bầu tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm, bị dị ứng thức ăn cũng khiến tình trạng ngứa ở bụng tồi tệ hơn. Thai phụ mắc chứng ứ mật cũng có thể bị khô da và ngứa. Đi kèm với ngứa là các dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, vàng da, mệt mỏi…
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu
Cách chữa trị tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng
Dưới đây là những gợi ý đơn giản và dễ thực hiện giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu bị ngứa ở bụng:
Tuyệt đối không gãi ngứa
Khi mẹ bầu bị ngứa bụng thì nên hạn chế việc gãi ngứa vì nếu càng gãi thì da mẹ sẽ càng bị kích ứng và gây ngứa ngáy nhiều hơn.
Dùng kem dưỡng ẩm
Nếu tình trạng ngứa ở vùng bụng do da khô ráp, bên cạnh lựa chọn sữa tắm phù hợp, mẹ bầu cũng cần dưỡng ẩm vùng da bụng bằng kem dưỡng ẩm, lotion nhé. Mẹ bầu nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có dán nhãn an toàn cho bà bầu hoặc dùng các loại dầu thực vật như dầu dừa, olive để cải thiện tình trạng khô da ở bụng. Nên sử dụng thường xuyên để có hiệu quả tốt hơn.
Ngoài kem dưỡng ẩm thì mẹ cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để dưỡng ẩm da như gel nha đam, sữa chua, bột yến mạch…
Xem thêm: mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Uống nhiều nước
Nước có khả năng cân bằng độ ẩm cho làn da. Vì thế mẹ bầu bị ngứa bụng khi mang thai muốn da bụng bớt ngứa thì nên uống nhiều nước lọc, trà để chống khô da.
Giữ quần áo khô ráo
Nếu mẹ bầu đang ngứa bụng hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể thì cần giữ quần áo luôn khô ráo. Nếu chẳng may quần áo bị dính nước ướt thì các mẹ nên thay quần áo khô ngay sau đó. Mẹ bầu nên chọn quần áo bằng chất liệu cotton sẽ ít gây kích ứng da hơn.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
Sử dụng máy tạo độ ẩm có thể sẽ giúp làn da của mẹ bầu tháng cuối khỏi bị khô. Tuy nhiên, máy tạo độ ẩm có thể lan tỏa vi khuẩn và khiến mẹ bị dị ứng nếu sử dụng không đúng cách. Vì thế, mẹ bầu hãy đọc kỹ và làm theo hướng dẫn khi sử dụng loại máy này nhé.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung các vi chất thiết yếu: sắt, canxi, DHA, axit folic … qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi!
Xem thêm: lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp mẹ bầu biết cách xử lý khi bị ngứa bụng trong thai kỳ. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để tận hưởng khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa này.
0 notes
Text
Ăn ghẹ khi mang thai 12 tuần được không?
Ghẹ được coi là một loại hải sản rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nhưng với người có cơ địa nhạy cảm như mẹ bầu thì ăn nhiều ghẹ dễ bị rối loạn tiêu hóa, đau đầu.
Thậm chí có nhiều quan niệm xưa nói rằng mẹ bầu ăn ghẹ có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Vậy bầu 12 tuần ăn ghẹ được không?
Xem thêm: mang bầu tuần thứ 12 nên ăn gì
Ăn ghẹ khi mang thai 12 tuần được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn ghẹ trong thai kỳ để bổ sung các dưỡng chất dồi dào có trong thực phẩm này. Mẹ ăn ghẹ đúng cách, đúng lượng sẽ mang lại những công dụng sau đây:
Ngăn ngừa chứng thiếu máu ở đầu thai kỳ
Theo PubMed Central, nhu cầu máu của mẹ tăng 50% trong quá trình mang thai do phải cung cấp cho thai nhi, kéo theo đó nhu cầu sắt cũng tăng cao. Vì vậy thiếu sắt là trường hợp thường gặp ở các mẹ bầu. Trong ghẹ chứa hàm lượng sắt giúp đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé trong 12 tuần đầu thai kỳ.
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu
Tăng cường hệ miễn dịch
Các axit amino, vitamin C và chất chống oxy hóa không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu. Vì vậy khi ăn ghẹ, mẹ và bé sẽ được bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng.
Tốt cho thai nhi
Một trong những lợi ích quan trọng khi mẹ bầu ăn ghẹ đó là tốt cho sự phát triển của em bé. Trong ghẹ có chứa lượng canxi dồi dào, giúp nâng đỡ cho sự hình thành và phát triển xương của bé. Ngoài ra, lượng axit béo Omega-3 trong ghẹ sẽ cung cấp nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe tim mạch của bé. Axit béo Omega-3 sẽ làm giảm đông máu và giảm nguy cơ tim đập bất thường. Bên cạnh đó nhóm các vitamin A, vitamin D cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Cách ăn ghẹ khoa học, an toàn cho mẹ bầu
Ghẹ là loại hải sản bổ dưỡng nhưng cũng mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều trong cách chế biến và ăn để vừa bổ sung dưỡng chất nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ khi ăn ghẹ trong thai kỳ:
Không ăn nội tạng và ruột: Tuy rằng hàm lượng thủy ngân trong ghẹ sẽ không gây nguy hiểm nhưng đây là phần có chứa nhiều chất độc hại này nhất. Mẹ nên tránh ăn nội tạng và ruột nhé. Chế biến kỹ trước khi ăn: Ghẹ sống trong môi trường tự nhiên nên dễ bị nhiễm các vi khuẩn có hại. Vì thế ghẹ đã qua chế biến hoàn toàn sẽ là lựa chọn tốt hơn cho mẹ. Hạn chế khẩu phần ăn: Theo khuyến cáo khẩu phần ăn phù hợp với mẹ bầu là không quá 200 gram/1 lần và không quá 1 lần/tháng. Nên mua ghẹ còn tươi sống: Ghẹ còn tươi sống sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm hơn. Một mẹo cho mẹ khi mua đó là nhấn nhẹ vào phần ức ghẹ. Nếu ghẹ còn tươi thì phần này sẽ chắc tay, còn nếu tay lõm xuống thì mẹ không nên mua nhé.
Xem thêm: bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy thì dừng
Cách làm món ghẹ thơm ngon cho mẹ
Một số món ăn thơm ngon từ ghẹ cho mẹ bầu thơm ngon, mẹ hãy tham khảo ngay:
Cháo ghẹ
Để làm món này mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu: Gạo, ghẹ, hành lá, gừng, muối, dầu ăn.
Cách làm món này khá đơn giản:
Bước 1: Mẹ cần ngâm gạo trong khoảng 1 tiếng. Trong thời gian đó mẹ có thể sơ chế các nguyên liệu khác: làm sạch ghẹ và tách riêng các bộ phận, gừng cạo vỏ, thái sợi, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Cho gạo vào nồi nước. Đun như vậy cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh trong vòng 3 phút. Sau đó cho ghẹ và gừng vào ninh cùng.
Bước 3: Nêm gia vị cho vừa với khẩu vị của gia đình mẹ nhé.
Bước 4: Khi cháo chín, mẹ có thể cho hành lá vào, múc ra bát và thưởng thức.
Ghẹ hấp lá chanh
Để làm món này mẹ cần chuẩn bị: ghẹ tươi, nước lọc hoặc nước dừa, đường, muối, hạt tiêu, ớt tươi, nồi hấp chuyên dụng
Quy trình chế biến cụ thể như sau:
Bước 1: Làm sạch ghẹ. Mẹ có thể sử dụng bàn chải và ngâm với chút rượu để khử mùi tanh.
Bước 2: Mẹ cho ghẹ vào nồi hấp và cho lá chanh cắt nhỏ vào. Tùy theo số lượng và kích thước của hẹ, mẹ có thể hấp ghẹ trong khoảng từ 10 đến 15 phút.
Bước 3: Mẹ sử dụng đường, ớt, bột me, nước dừa để pha chế nước chấm tùy theo khẩu vị của gia đình.
Bước 4: Khi ghẹ đã có màu đỏ au và mùi lá chanh thơm lừng, món ghẹ hấp lá chanh đã xong. Mẹ có thể lấy ra và thưởng thức.
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng th��t khoa học cùng với bổ sung thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ sẽ giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Như vậy câu trả lời cho thắc mắc đang có bầu 12 tuần ăn ghẹ được không. Bạn có thể thay đổi các món này để ăn trong tuần. Mỗi tuần bạn có thể ăn từ 1-2 phần hải sản như thế này. Chúc mẹ bầu dưỡng thai khỏe mạnh với mọi món ăn mình thích nhé.
0 notes
spachamsocbau · 2 months
Text
8 loại nước ép tốt cho bà bầu và thai nhi 3 tháng cuối
Nước ép trái cây có lẽ không còn là một loại thức uống quá xa lạ đối với mọi người, nhất là các bà mẹ trong giai đoạn thai kỳ. Nước ép tốt cho bà bầu không chỉ thể hiện ở vai trò thanh lọc cơ thể mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Bật mí 8 loại nước ép tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thơm ngon bổ dưỡng mà các mẹ có thể thêm vào thực đơn mỗi ngày
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu
8 loại nước ép tốt cho bà bầu và thai nhi 3 tháng cuối
Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên uống các loại nước ép giàu dinh dưỡng vitamin và khoáng chất như:
Nước ép lựu
Mẹ bầu uống nước ép lựu giúp bổ sung sắt, vitamin C vô cùng tuyệt vời cho thai kỳ. Ngoài ra, nước ép lựu còn giảm thiểu tình trạng tiền sản giật hay sinh non có thể xảy ra. Thức uống này đem lại nguồn kali dồi dào, giúp chống lại tình trạng chuột rút luôn khiến cho nhiều bà mẹ vô cùng mệt mỏi.
Nước ép cam
Nước ép cam là một trong những loại nước ép tốt cho bà bầu 3 tháng cuối cực kỳ phổ biến. Nhắc đến nước ép cam thì không thể thiếu thành phần vitamin C dồi dào góp phần tăng cường hấp thu sắt đồng thời cải thiện chức năng miễn dịch của mẹ bầu. Ngoài ra, lượng kali có trong nước ép cam giúp điều hòa huyết áp cơ thể, phát triển chức năng cơ bắp.
Xem thêm: có nên uống canxi với nước cam
Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi chứa nhiều beta caroten, vitamin A, kali, magie, canxi, axit folic, chất xơ,… Nhờ vậy, nước ép cà rốt giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, tăng cường thị giác, hay ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh có thể xảy ra cho thai nhi.
Nước ép táo
Nước ép táo là loại thức uống bổ dưỡng khi chứa các loại vitamin như A, C, E, K và B6, hay axit folic, canxi, kali,…Nước ép hỗ trợ tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi, góp phần bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cũng như giúp mẹ bầu giảm đi nguy cơ táo bón thai kỳ.
Nước ép dưa chuột
Nước ép dưa chuột chứa hàm lượng cao canxi và kali, là những khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương cho mẹ bầu và xây dựng hệ xương thai nhi .Nước ép dưa chuột còn rất giàu chất chống ô xy hóa như vitamin A và C, lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol, giúp ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón cho bà bầu
Nước ép ổi
Trong ổi chứa hàm lượng cao vitamin C nhờ vậy giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho người mẹ tạo nên hàng rào bảo vệ cơ thể tránh được các bệnh dễ lây lan như cảm cúm, sốt, đậu mùa,… Ngoài ra, uống nước ép ổi còn giúp giảm đi tình trạng đầy hơi thường gặp khi mang thai.
Nước ép đu đủ
Tỷ lệ kali có trong nước ép đu đủ sẽ giúp điều hòa thần kinh của mẹ bầu, giảm tình trạng căng thẳng, chóng mặt và đau đầu. Hệ tiêu hóa của mẹ cũng sẽ được tăng cường để tránh các bệnh như táo bón, khó tiêu. Ngoài ra, nước ép đu đủ còn cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và thai nhi.
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua cung cấp cho cơ thể mẹ vitamin C, vitamin A, sắt, canxi, muối khoáng,… mà không chứa chất béo hay cholesterol có hại. Do vậy, uống loại nước ép này giúp mẹ và bé tăng cường được sức khỏe, hạn chế được nguy cơ bị tiểu đường hay ngăn ngừa mắc bệnh ung thư sau thai kỳ.
Xem thêm: uống sắt xong ăn hoa quả được không
Trên đây là các loại nước ép cho bà bầu 3 tháng cuối đơn giản dễ thực hiện. Hy vọng có thể giúp bà bầu xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh khi mang thai. Chúc bà bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh!
0 notes
Text
Những cách trị sổ mũi cho bà bầu
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng nghẹt mũi vô cùng khó chịu. Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây ra mà có các cách trị sổ mũi cho bà bầu khác nhau. Theo dõi bài viết sau đây để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhé!
>>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối loại nào tốt
Nguyên nhân gây sổ mũi cho bà bầu
Sổ mũi thường kèm theo nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu... khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do:
Dị ứng thai kỳ
Bà bầu bị dị ứng thai kỳ thường có hiện tượng:
Tumblr media
Bị sổ mũi, hắt hơi từng cơn dài, diễn ra trong nhiều giờ
Mũi nghẹt và chảy nhiều nước mũi trong suốt
Có thể xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu
Đầu bị đau nhứ
Có cảm giác vùng xoang mặt bị căng lên.
Dị ứng thai kỳ có diễn biến khó dự đoán, có thể sẽ giảm nhẹ hoặc trở nặng, hay là triệu chứng của một bệnh dị ứng nào đó mà thai phụ chưa từng mắc trước khi mang thai. Nếu da bị ngứa mẹ bầu chỉ nên xoa nhẹ hoặc tìm các biện pháp làm giảm cơn ngứa nhẹ nhàng và nhanh chóng đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị hiệu quả.
Một số mẹ bầu bị hắt hơi theo chu kỳ, thường gặp vào buổi sáng khi thức dậy, giảm dần trong ngày. Khi thời tiết thay đổi, tiếp xúc với bụi bẩn hay gặp luồng gió thổi trực tiếp vào mũi sẽ bị sổ mũi trở lại. Nước mũi chảy thành từng đợt, ban đầu là dịch lỏng trong suốt, sau đó đặc dần, có thể có màu xanh hoặc vàng như mủ.
>>Xem thêm: chỉ số thiếu máu ở bà bầu
Bà bầu bị thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng cao khiến lượng chất nhầy được sản xuất nhiều hơn, bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi. Estrogen tăng cao cũng có thể khiến xoang mũi bị viêm, sưng gây khó thở và làm bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Bà bầu bị cảm lạnh hoặc bị cúm
Hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau họng, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong suốt hoặc là dịch đặc có màu vàng/xanh cũng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị cúm hoặc cảm lạnh. Khi này thai phụ cần đi khám để được điều trị đúng cách, kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi.
>>Xem thêm: các loại thuốc canxi tốt cho bà bầu giảm đau nhức xương khớp
Sổ mũi khi mang thai khắc phục thế nào?
Các mẹ có thể áp dụng những cách trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu dưới đây để nhanh chóng khắc phục triệu chứng. Từ đó tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Tumblr media
Dùng nước muối sinh lý xịt, rửa mũi: Nước muối sinh lý phù hợp với mọi lứa tuổi, bà mẹ mang thai và nuôi con bú, thường được dùng để súc miệng, nhỏ mắt, rửa mũi. Nước muối sinh lý có tác dụng kháng viêm, rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng, giúp đường thở thông thoáng để bà bầu hô hấp dễ dàng hơn.
Súc miệng bằng nước muối: Mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối loãng để súc miệng. Khi súc miệng bằng nước muối nên ngửa cổ để nước muối có thể khử khuẩn sâu dưới cổ họng, tiêu diệt nhiều tác nhân gây dị ứng, loại bỏ dịch nhầy trong cổ họng và có tác dụng kháng viêm, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng sổ mũi khi mang thai.
Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu: Bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây như cam, ổi, chanh,… và sử dụng các sản phẩm thảo dược tăng sức đề kháng cho bà bầu, phòng ngừa và cải thiện cảm cúm hiệu quả.
Xông mũi họng trị sổ mũi khi mang thai: Xông hơi vùng mũi họng là cách trị sổ mũi đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả nhanh chóng. Bà bầu chỉ cần đun sôi một nồi nước với vài hạt muối hoặc các loại lá có tinh dầu như bưởi, sả, hương nhu, gừng,… Sau đó đặt nồi nước xông xuống một bề mặt bằng phẳng, lấy khăn trùm đầu trùm kín gương mặt và nồi nước rồi hít hơi nước bay lên. Xông mũi vài phút bà bầu sẽ thấy nước mũi chảy ra nhanh nhiều để giảm nghẹt mũi. Đồng thời các loại tinh dầu trong nước xông cũng có tác dụng giải cảm, khử khuẩn, kháng viêm cho mũi nhằm cải thiện tình trạng sổ mũi nhanh hơn.
Uống trà gừng: Gừng là 1 trong những thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu lành mạnh, có hiệu quả cao nhờ tính chống viêm hiệu quả. Mẹ bầu có thể uống một tách trà gừng nóng với mật ong để giảm nghẹt mũi, sổ mũi và tăng sức đề kháng tốt hơn.
>>Xem thêm: uống sắt sau khi uống canxi bao lâu
Hi vọng với những cách trị sổ mũi cho bà bầu chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ yên tâm hơn. Nếu mẹ còn lo lắng về sức khỏe của mình, hãy đến gặp bác sĩ để được đánh giá và điều trị.
0 notes
sunflower6thnov · 2 years
Text
Ngày tớ 20 + 1
Tương truyền rằng những bạn nhỏ sinh vào ngày 6/11 không là trai xinh thì cũng là gái đẹp, đặc biệt rấc cute, tốt bụng và giàu tình iu thương kkkk. Nói đúng xin phép nói hơi to ạ :v
Đùa thui, lớn thêm 1 tuổi rồi mà toi cảm thấy mình cứ như con nít, vẫn háo hức sinh nhật xem ai tặng tui quà gì với bố mẹ mua bánh sinh nhật cho cơ kkk. May mắn là từ bé đến giờ không năm nào bố mẹ để lỡ sinh nhật mình cả, không mua cho cái này thì cái kia vì mình hay tủi thân lắm. À thật ra là mình lải nhải từ đầu tháng :v
Cả cái tuổi 20 tui đã tràn ngập niềm tin thay đổi cuộc sống dữ dội thế nào ta, giờ đạt đc bao nhiêu rồi nhở :">
Tuổi 20 nói thật thì hơi bị sóng gió :"> Nhưng theo lý thuyết là sau cơn mưa trời lại sáng đúng khum.....Hy vọng tuổi mới rực rỡ ạ.
Mấy cái chưa làm được - Chưa trưởng thành, vẫn ngáo ngáo non nớt kiểu gì á để bố mẹ lo quài - Chưa đạt học bổng lần nào -.- - Chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành - Chưa thi xong TOEIC - Chưa chịu khó tập thể thao để béo lên 60 cân rùi nè -.- - Chưa chăm chỉ đọc sách, ngủ sớm, sống tích cực - Chưa đi thêm đc chỗ nào mới cả - Chưa tặng được bố mẹ cái gì đó để bố mẹ vui, kiểu toàn bảo thui ko cần tặng con ngoan là đc nhưng biếc thừa hồi nào con có tiền mà z thì đẻ quả trứng ăn cho xong :v - Chưa làm gương đc cho thằng em, hic, để nó dạy lại mình luôn. Mất uy tín quá - Chưa biết quan tâm, thấu hiểu người thân của mình, vẫn còn để cảm xúc chi phối và hành động thiếu suy nghĩ...
=> Nháp -.- Lại là 1 tuổi nháp ạ. Nhìn xem tuổi trẻ có thắm lại ko mà để nó trôi vô nghĩa vậy má.
Mấy cái trên trời rơi xuống ko lường trc đc - Đầu tiên chắc là vướng vào 1 công việc như ....gặp 1 ông sếp hãm đếu chịu đc hựa hựa - Mất điện thoại đúng sinh nhật chị gái làm mình buồn, mẹ lo lắng,mng nháo nhào tìm cho cũng buồn lây huhu - Thiếu 0,1 là đc học bổng == À mà cx k phải do đen, do mình chưa cố gắng hết sức thui - Yêu sai người ...... Từ bỏ 1 thứ tốt để đến với thứ tốt hơn nhưng thực ra không phải vậy - Mẹ bị sỏi thận, vào viện mổ tận 2 lần, thương mẹ lắm. Nhìn mẹ tiều tụy đi nhiều, 2 tháng ko đi làm được. - Bố bị tiểu đường, gầy đi bao nhiêu, muốn ăn ngon cũng phải kiêng chút 1, nhìn bố có nếp nhăn rồi. - Bà ốm 1 trận rất nặng, bà ở nhà rất cô đơn, nhiều lúc bà hay càu nhàu cũng chỉ vì muốn có ng lắng nghe bà thôi . Mình đi học, chẳng làm được gì. - 2 chị gái thân thiết với mình lấy chồng cùng 1 năm, vậy là tết năm nay cô đơn rồi. À mà 2 chị cùng có bầu, bà dì này thật vất vả quá đi. Mấy cái làm được - Đã đi học Toeic nhé -.- đây cũng là thành tựu r, delay mãi - Đi du lịch xa cùng người ấy, ko ngờ chuyến đi ấy lại là chuyến đi khiến tình cảm sứt mẻ tột cùng........ - Kết nạp thêm vài người bạn giúp đỡ mình khá nhiều thứ - Biết photoshop cơ bản :v chỉnh bay từ đất nước này sang đất nước khác :) - Đi làm việc liên quan đến chuyên ngành dù chả học đc mấy - Học 2 khóa kĩ năng, cơ mà hơi ảo ma kkkk - 2 kì học đều trên 3. GPA. Kéo điểm mình lên phết - Mua đc vài thứ cho thằng em, tốn tiền phết :v nhưng nó vui Ngoài ra thì chẳng biết đã làm thêm đc gì, nhỏ lẻ ko đáng kể....
Nhìn qua nhìn lại toàn mấy điều nhỏ bé thôi, hy vọng năm sau mấy cái không làm được sẽ làm được và mấy cái làm được sẽ diễn biến khả quan hơn. Tuổi mới tự hứa với bản thân mấy thứ
Ra trường đúng hạn
TOEIC đạt 700+
Mua 1 chiếc máy ảnh, mua điện thoại mới
Đi Hà Giang, đi Sapa, đi Mù Cang Chải, Đi mộc châu
Tạo 1 dự án cá nhân cho riêng mình: Viết blog, làm tiktok....
Đọc tối thiểu 1 cuốn sách 1 tuần (ko biết làm đc ko cứ hứa vậy )
Tham gia vài lớp kĩ năng
Biết photoshop (ko phải chỉ biết bay qua bay lại các nước nhé má), Biết canva.
Học 1 khóa tin học văn phòng cơ bản
Mỗi tháng tích cóp 1 triệu để cuối năm tổ chức sinh nhật cho bố mẹ ở nhà hàng :v
Yêu bản thân hơn, tập thể dục, ngủ sớm và yêu đúng người. Không ăn uống bừa bãi tránh ảnh hưởng sức khỏe
Lược bỏ mấy mối quan hệ không cần thiết, không phải cả nể hay chịu đựng mấy thứ ko đáng.
Nói chuyện với bà nhiều hơn, thành thật với bố mẹ mọi thứ.
Làm gương cho thằng em, cố gắng khi nào nó vào đại học có thể phụ tiền ăn mỗi tháng cho nó giúp bố mẹ.
Đi hiến máu 2 lần
Cuối cùng thì gửi cô gái cùng tên, cùng tuổi, cùng hình hài. Hôm nay là sinh nhật của hai chúng ta, cùng mạnh khỏe, vui vẻ và hành phúc nhé! Chúc cô sẽ đạt được những mong muốn của mình, tôi cũng vậy!
Tumblr media
0 notes