Tumgik
#trái cây tốt cho mẹ sau sinh
spachamsocbauhanoi · 2 days
Text
Chuối tiêu có tốt cho mẹ sau sinh không?
Sau sinh ăn chuối tiêu được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, chuối mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ cần phải ăn đúng cách thì mới mang lại hiệu quả.
Xem thêm: khâu tâng sinh môn có được ăn chuối không
Mẹ sau sinh ăn chuối tiêu có tốt không?
Câu trả lời là có. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, chuối mang lại cho phụ nữ sau sinh nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, cụ thể:
Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào
Trong chuối tiêu có chứa nhiều vitamin, carbohydrat, đường cùng protein thực vật và chất xơ hoà tan. Ngoài ra, thực phẩm này còn bổ sung thêm nhiều khoáng chất thiết yếu. Do đó, chuối tiêu cung cấp đầy đủ năng lượng giúp mẹ bỉm sữa nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Không những vậy, những chất dinh dưỡng được truyền sang bé yêu qua đường sữa mẹ.
Chữa lành vết thương nhanh chóng
Bên cạnh tác dụng trên, chuối tiêu còn có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng và giúp vết thương nhanh lành hơn do chứa hàm lượng vitamin B6 lớn. Việc sử dụng loại quả này giúp nâng cao hệ miễn dịch cho bà đẻ. Đối với mẹ sinh mổ, những dưỡng chất trong loại quả nhiệt đới này giúp vết thương nhanh liền miệng.
Ngăn ngừa việc thiếu máu
Các mẹ ăn chuối giúp bù đắp lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở. Bởi loại quả này có chứa hàm lượng sắt phong phú giúp kích thích sản sinh Hemoglobin. Từ đó, các khoáng chất quan trọng giúp tăng cường sản sinh hồng cầu nhanh chóng. Đối với các mẹ mới sinh thì đây loại quả không nên bỏ qua.
** Lưu ý cho mẹ: chỉ chế độ ăn có thể không cung cấp đầy đủ lượng sắt mẹ cần sau sinh. Do đó, ngoài các thực phẩm giàu sắt, mẹ cũng đừng quên bổ sung sắt canxi dha cho mẹ sau sinh qua viên uống giúp đảm bảo nhu cầu vi chất này cho cơ thể nhé!
Giúp xương chắc khỏe
Hàm lượng canxi trong chuối tiêu rất phong phú nên khi mẹ ăn loại quả này giúp xương khớp của bà đẻ thêm chắc khỏe. Đồng thời, bé yêu có thể hấp thụ khoáng chất quan này thông qua việc bú sữa mẹ. Khi đó, xương khớp của trẻ sơ sinh được đảm bảo và phát triển một cách tốt nhất.
Có tác dụng lợi sữa
Việc ăn chuối thường xuyên giúp tăng cường khả năng tiết sữa cho sản phụ. Bên cạnh đó, chất lượng sữa mẹ được nâng cao do chứa nhiều Enzyme. Bổ sung chuối vào thực đơn giúp sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Khi đó, bé yêu phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện. Đó cũng chính là lời giải đáp cho việc mẹ sau sinh ăn chuối tiêu được không.
Hạn chế tình trạng táo bón
Trong chuối tiêu rất giàu chất xơ giúp tăng cường trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Do chứa hàm lượng Fructooligosaccharides lớn giúp lợi khuẩn trong đường ruột phát triển nhanh. Nhờ đó, chức năng đường ruột của mẹ hoạt động tốt hơn.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Cách ăn chuối đúng cách và an toàn cho phụ nữ sau sinh
Có thể ăn chuối sau sinh , tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt cho sức khỏe, cần tuân thủ một số quy định sau:
Để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ hãy lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mẹ nhé. Mẹ chỉ nên ăn 2 quả/ngày để tránh bị thừa chất. Khi ăn đúng lượng, cơ thể mẹ dễ dàng hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất tốt hơn. Bà đẻ không nên ăn chuối khi đói do hàm lượng Vitamin C cao sẽ dẫn tới bị đau dạ dày. Điều đó cũng khiến cho lượng Magie tăng đột ngột trong máu khiến cho các mẹ có thể gặp các vấn đề liên quan tới sức khỏe.
Xem thêm: Uống canxi có hại dạ dày không
Mong rằng qua bài viết này, mẹ đã biết được mẹ sau sinh ăn chuối tiêu được không và nhớ được các lưu ý khi ăn chuối tiêu. Ngoài chuối mẹ có thể bổ sung thêm các loại quả khác như cam, táo, dâu tây,…để giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ sức khỏe.
0 notes
Text
Phụ nữ sau sinh mổ nên ăn quả gì tốt?
Sau sinh, cơ thể có nhiều thay đổi, do đó sản phụ cũng không thể tùy tiện ăn uống. Để đảm bảo an toàn cho bản thân lẫn em bé, thức ăn, nước uống hay hoa quả mẹ sau sinh mổ nên ăn cần được chỉ dẫn từ bác sĩ. Vậy mẹ sau sinh mổ nên ăn quả gì tốt cho sức khỏe?
Xem thêm: nước ép cho mẹ sau sinh mổ đẹp da đẹp dáng
Vì sao phụ nữ sau sinh mổ nên ăn trái cây?
Các loại hoa quả tươi là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của sản phụ. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho các bà mẹ sau sinh mổ như:
Vết thương mau lành: Sau sinh mổ ăn hoa quả sẽ bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Những chất này sẽ tăng hệ miễn dịch giúp vết thương được chống nhiễm trùng và mau lành lại hơn. Đẩy nhanh sản dịch: Một loại quả giúp kích thích sự vận động của tử cung tốt hơn. Khi tử cung dần được ổn định, sản dịch cũng sẽ được tống ra và mau hồi phục sức khỏe hơn. Tốt cho tiêu hóa: Ăn hoa quả cho mẹ sau sinh còn mang lại lợi ích đối với hệ tiêu hóa. Chất xơ từ hoa quả sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ táo bón và trĩ sau sinh. . Ngăn ngừa thiếu máu: Các loại hoa quả giàu sắt có thể giúp mẹ tăng cường bổ sung sắt, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu sau sinh.
Xem thêm: nên uống sắt và canxi loại nào sau sinh
Phụ nữ sau sinh mổ nên ăn quả gì tốt?
Trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ gồm những loại nào? Dưới đây là những loại quả mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày
Quả họ cam quýt
Sau sinh mổ ăn hoa quả gì tốt đó chính là các loại quả họ cam quýt. Những loại quả này rất giàu vitamin C, giúp cơ thể chống lại tình trạng oxy hóa và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, tăng cường sức đề kháng. Không những vậy, vitamin C dồi dào trong các loại quả này giúp tăng cường hấp thu sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu sau sinh.
Quả sung chín
Nếu các mẹ vẫn đang băn khoăn hoa quả nào tốt cho mẹ sau sinh mổ, các mẹ bỉm có thể thử ăn quả sung chín. Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng. Theo y học hiện đại, quả sung chín chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón, hỗ trợ ổn định đường huyết, rất phù hợp với những mẹ bị tiểu đường sau sinh.
Chuối chín
Chuối là một trong những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ vì chứa nhiều kali – khoáng chất quan trọng cho giai đoạn phục hồi sau sinh mổ. Kali giúp cân bằng chất lỏng và điện giải, đồng thời giữ huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Bên cạnh đó, vitamin A, C và kẽm có trong chuối cũng giữ vai trò quan trọng đối với việc phục hồi mô và da, tăng cường miễn dịch, kiểm soát tình trạng viêm, trực tiếp chữa lành vết thương.
Xem thêm: uống sắt xong ăn hoa quả được không
Vú sữa
Vú sữa là loại hoa quả lợi sữa cho mẹ sinh mổ khác. Đây là loại quả có đặc tính chống oxy hóa mạnh góp mặt trong thực đơn bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ. Không chỉ giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và virus, vú sữa còn giảm viêm, giảm mẫn cảm do dị ứng, thúc đẩy quá trình lành thương và hỗ trợ điều chỉnh khả năng hấp thụ chất béo.
Hơn nữa, các dưỡng chất như protein, sắt, canxi, vitamin C, vitamin B… có trong vú sữa cũng góp phần tạo ra nguồn sữa mẹ chất lượng và dồi dào.
Quả bơ
Nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà quả bơ cũng nằm trong danh sách những loại hoa quả tốt cho mẹ sau sinh mổ. Bơ chứa nhiều folate, kali, hàm lượng lớn chất xơ, chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo. Những chất này đều góp phần cải thiện sức khỏe mẹ sau sinh mổ cũng như nâng cao chất lượng sữa mẹ.
Quả na
Không phải ai cũng biết na là loại quả chứa nhiều kali, carbohydrate, vitamin C và chất xơ. Chính vì thế, na rất có ích trong việc chống táo bón, ổn định tim mạch, giảm cholesterol, bảo vệ ruột. Đặc biệt, na rất tốt cho não bộ, có khả năng điều trị hiệu quả chứng trầm cảm sau sinh.
Dù sinh thường hay sinh mổ, sức khỏe của sản phụ đều bị giảm sút và cần được chăm sóc tốt để có thể phục hồi. Do đó, mẹ cần chú ý chăm sóc cơ thể bằng chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng khoa học. Bên cạnh xây dựng một thực đơn hàng ngày đa dạng, đủ chất, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh để hỗ trợ cơ thể sớm được phục hồi một cách toàn diện nhé!
Mỗi loại trái cây đều có những công dụng đặc biệt và mang lại lợi ích cho phụ nữ sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, việc chọn lựa đúng loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ rất là quan trọng. Với những gợi ý và thông tin đã được chia sẻ ở trên, chúng tôi hy vọng rằng các bà mẹ sẽ tìm thấy câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi "Sau sinh mổ ăn được trái cây gì?"
0 notes
Text
Ăn quả đào sau sinh được không?
Đào là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng, có nhiều vào mùa hè. Mẹ sau sinh ăn quả đào giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại quả này cũng có thể gây một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vậy sau sinh ăn đào có tốt không, ăn như thế nào mới đúng cách?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu loãng xương
Ăn quả đào sau sinh được không?
Đào là loại quả thơm ngon, mọng nước được rất nhiều người ưa thích. Mẹ sau sinh có thể ăn được đào, vậy lợi ích của nó là gì?
Thành phần có trong thịt quả đào giàu sắt, giúp tái tạo máu, phòng ngừa thiếu máu, tốt cho mẹ sau sinh. Sau sinh ăn đào giúp bổ sung canxi, bé bú sữa mẹ tránh được tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Hàm lượng kali, sắt, photpho, kẽm có trong quả đào giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Những mẹ muốn lấy lại vóc dáng sau sinh thì ăn đào cũng giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả vì quả đào có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ, tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân, kích thích tiêu hóa. Quả đào cũng chứa thành phần phenolic, giúp tăng lượng cholesterol có lợi, tốt cho sức khỏe tim mạch. Sau sinh ăn quả đào tốt cho mắt nhờ có thành phần vitamin A, giúp duy trì sức khỏe đôi mắt, tránh các bệnh về mắt và bị đục thủy tinh thể. Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong quả đào giúp tăng cường sức khỏe làn da, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Tác hại khi ăn đào quá nhiều sau sinh
Bên cạnh những lợi ích trên, nếu mẹ ăn quá nhiều đào trong thời gian sau sinh có thể gây những tác hại sau đây:
Theo Đông y, quả đào có tính phá huyết, khử tích trệ. Mẹ sau sinh sức khỏe còn yếu, đặc biệt lớp niêm mạc tử cung chưa phục hồi hoàn toàn nên nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng xuất huyết, ra máu dai dẳng rất nguy hiểm Vốn có tính nóng nên ăn đào nhiều có thể gây nóng trong người, sữa mẹ cũng bị nóng theo khiến bé không muốn uống, có cảm giác khó chịu thậm chí là quấy khóc, rôm sảy, phát ban… Vì vậy chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Vỏ đào có nhiều lông, nếu không rửa sạch có thể khiến rát, ngứa cổ họng Vì chứa hàm lượng dinh dưỡng thực vật cao nên ăn nhiều đào khiến mẹ đầy bụng, khó tiêu hóa. Hơn nữa, đào cũng chứa lượng đường cao rất dễ gây bệnh tiểu đường Đào có nhiều loại trên thị trường nên nếu lúc chọn mua không cẩn thận có thể mua phải đào Trung Quốc, nguồn gốc và chất lượng không được đảm bảo, ăn vào có thể gây ngộ độc, tiêu chảy…
Xem thêm: các loại trái cây gây mất sữa
Một số lưu ý khi mẹ bỉm ăn đào sau sinh
Như vậy, sau sinh bạn không những được ăn đào mà còn nhận được nhiều lợi ích sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi ăn đào:
Ăn đào đúng mùa: Mẹ nên ăn đào tầm tháng 6 đến giữa tháng 7 bởi đây là mùa đào chín rộ. Một số giống đào nổi tiếng ở nước ta như đào Lào Cai, Sapa… ngon, ngọt, bổ dưỡng Mẹ cần lưu ý trước khi ăn đào phải rửa sạch lông hoặc gọt vỏ bên ngoài, nếu không ăn sẽ bị ngứa, rát lưỡi. Mẹ sau sinh ăn đào với lượng vừa phải, không nên ăn quá 2 quả/ ngày hay ăn liên tục để tránh tình trạng nóng trong, đầy bụng, khó tiêu. Nếu mẹ thắc mắc sau sinh ăn quả đào được không, mẹ hãy để ý bé bú xong có dấu hiệu dị ứng thì nên dừng lại ngay, tuyệt đối không ăn nữa. Không ăn những quả bên ngoài vẫn bóng đẹp nhưng bên trong mềm, thối vì những quả này có thể bị ngâm thuốc.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối cùng với bổ sung sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ sau sinh và bé yêu.
Xem thêm: Sắt và canxi uống cách nhau bao lâu
Mong rằng, sắt bà bầu đã có thể giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn đào được không? Mẹ dù thích ăn đào như thế nào cũng nên chú ý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
0 notes
Quả mít có tốt cho mẹ sau sinh không?
ác mẹ thường cho rằng ăn mít trong thời gian cho con bú sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé vì mít rất nóng. Tuy nhiên, thực hư thông tin này là thế nào? Liệu bà đẻ có ăn được mít không? Câu trả lời có thể khiến bạn phải ngạc nhiên đấy.
Xem thêm: thuốc sắt sau sinh ngừa thiếu máu
Quả mít có tốt cho mẹ sau sinh không?
Mẹ sau khi sinh em bé cũng có thể ăn mít nếu ăn số lượng vừa phải. Dưới đây là những lợi ích mẹ sẽ nhận được khi ăn mít:
Cung cấp năng lượng
Bên trong quả mít có thể cung cấp cho cơ thể mẹ một lượng lớn năng lượng, Protein. Các dưỡng chất Fructose và sucrose có trong loại quả này còn giúp cho cơ thể phụ nữ sau mang thai tích trữ được nguồn năng lượng cần thiết.
Tăng sức đề kháng
Ngoài ra mít còn là loại trái cây có chứa hàm lượng sắt phong phú. Đây là chất quan trọng đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh trong quá trình giúp cơ thể sản sinh hồng cầu để nuôi dưỡng cơ thể và não bộ. Hàm lượng vitamin C cần thiết có trong quả mít cũng giúp cơ thể của các mẹ lúc này nâng cao được sức đề kháng.
Tốt cho xương khớp
Mít cũng là loại quả chứa nhiều các khoáng chất magie, kali, canxi và photpho đặc biệt tốt cho hệ thống xương khớp trong cơ thể. Sau khi sinh, đây là những dưỡng chất cần thiết mà các mẹ cần phải bổ sung cho cơ thể để giúp hệ xương khớp được phục hồi.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh
Giúp bổ máu cho mẹ sau sinh
Mẹ ăn mít có tác dụng bổ máu cho mẹ. Bởi mít là loại quả chứa nhiều sắt cùng những hàm lượng chất dinh dưỡng khác như photpho, magie,… giúp sản sinh máu tốt. Đây chính là loại quá giúp mẹ phục hồi lại lượng máu đã mất sau khi sinh bé.
Tốt cho hệ tiêu hoá mẹ sau sinh
Trong mít có nhiều chất xơ nhuận tràng, giúp mẹ cải thiện chức năng tiêu hoá sau sinh vốn rất yếu ớt. Đồng thời, khi bé bú sữa mẹ, các loại đ��ờng đơn trong mít như fructozo, saccarozo còn là nguồn dự trữ năng lượng tốt, giúp tăng thêm sức đề kháng, thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hoá ở bé.
Xem thêm: nước ép gì tốt cho mẹ sau sinh
Mẹ sau sinh ăn mít chín cần lưu ý gì?
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và chất lượng sữa mẹ, sản phụ lưu ý ăn mít đúng cách như sau:
Vì hàm lượng đường trong mít chín cao, mẹ sau sinh cần lưu ý ăn với liều lượng vừa đủ mỗi ngày. Mỗi lần mẹ chỉ cần ăn từ 60 đến 80 gam và cách 3,4 ngày ăn 1 lần. Tránh ăn cùng lúc quá nhiều bởi lượng đường trong mít có khả năng làm mẹ tăng đường huyết, nóng gan, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng sữa của mẹ. Mẹ đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, suy thận mạn tính, bị suy nhược, cơ thể yếu, thì không nên ăn. Bởi mít có khả năng làm trầm trọng thêm những loại bệnh mẹ đang có. Trong trường hợp này, mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng mít một cách khéo léo trong món ăn hàng ngày. Không ăn mít khi bụng đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu tăng đột ngột, gây nên cảm giác chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu. Thời điểm ăn mít thích hợp nhất là sau những bữa chính từ 1 đến 2 tiếng. Tuy trong mít có khá nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng nhưng vẫn chưa trọn vẹn thành phần giúp mẹ khoẻ mạnh hơn. Vì vậy, mẹ hãy ăn mít cùng với các loại trái cây khác để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhé!
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần có một chế độ dinh dưỡng sau sinh thật khoa học và cân đối, kết hợp cùng với viên uống bổ sung vi chất sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé yêu.
Xem thêm: uống sắt và canxi sau sinh đến khi nào
Trên đây là những thông tin về những tác dụng của mít với bà đẻ. Bạn hãy chia sẻ cho nhiều người để cùng nhận biết và tham khảo nhé. Mong bạn thấy những thông tin này hữu ích.
0 notes
zorodn · 10 months
Text
Tumblr media
Lạc lõng là khi người ta chợt nhận ra bản thân mình không còn hứng thú để tiếp tục cuộc hành trình đời mình, theo một đường ray đã được vạch sẵn. Mà đường ray ấy do chính tay mình, trong những giấc mộng tuồi trẻ đã kỳ công vẽ nên bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết. Vậy mà... Hẳn là ta đã chẳng hiểu hết chính mình!
Lạc lõng là khi một người nào đó sau khi đã hiểu gần hết ta thì quyết định rời xa ta mãi mãi. Dẫu rằng trước đó cả hai đã vượt qua biết bao nhiêu thăng trầm sướng khổ để có những giây phút giây bình yên bên nhau. Vậy mà... Hẳn là ta chưa bao giờ là một con người tốt bằng con người mà ta đã tưởng về mình!
Lạc lõng là khi ngoài mối quan hệ giữa ta với bản thân mình, với căn phòng chật hẹp, với những vật dụng phục vụ cuộc "tồn tại" của bản thân mình, quanh ta không còn nữa những mối bận tâm đến một ai khác nữa. Dẫu rằng đó là những người thân nhất như mẹ, cha, anh chị... mà thường khi ta vẫn bảo rằng ta thương họ nhất trên đời. Vậy mà... Hẳn là ta vẫn ích kỷ khi chỉ thương bản thân ta hơn bất kỳ ai!
Lạc lõng là khi xách xe chạy dòng dòng quanh phố, hết cả nửa bình xăng mà không tìm được một người bạn, kiếm một chỗ được chỗ dừng chân lý tưởng để cùng hàn huyên đôi ba câu chuyện trên trời dưới đất như cái thời sinh viên vẫn thế. Mặc dù ngày chia tay với lớp ai cũng bảo: "Mày cứ phone một tiếng là tao tới liền". Vậy mà... Hẳn là tình bạn thiêng liêng nhưng chưa có nhiều hấp dẫn bằng tình đồng nghiệp và các đối tác làm ăn!
Lạc lõng là khi đêm về chứng kiến những cặp tình nhân tíu tít chất chồng bên nhau trên một chiếc xe dựng bên vệ đường hoặc gốc cây, còn ta vùi đầu vào tiệm nét nhưng không biết cần đánh chữ gì để search trên Google, cũng chẳng biết chọn bản nhạc mang giai điệu gì cho khỏa lấp tâm hồn, và ta thấy buồn thực sự. Dù trước giờ ta đã luôn tự nhủ với bản thân mình là khi chưa có đủ điều kiện vật chất để nghĩ đến chuyện yêu đương, hoặc vì một lý do cực kỳ chính đáng khác nữa. Vậy mà... Hẳn là ta đang sai lầm khi cố vùi lấp trái tim mình vào dòng sông lạnh băng mang tên tiền tài và danh vọng!
Lạc lõng là khi bật máy tính lên giữa lúc 12 giờ khuya, hý hoáy viết lách được đôi dòng rồi bỗng nhận ra cái đó chẳng có ý nghĩa gì hết nên bôi đen tất cả rồi nhẹ nhàng nhấn delete mà không mảy may hối tiếc. Mặc dù trước trước giờ vẫn cứ tâm niệm mỗi ngày sẽ cố chọn một niềm vui để sống, và đêm về sẽ cố nhớ và ghi lại một điều gì đó để post lên Blog cho bạn bè vào đọc sẽ biết rằng ta đang còn sống chẳng hạn. Vậy mà... Hẳn là cũng có những ngày mà ta trải qua cuộc sông bằng một cách gần với chữ delete nhẹ nhàng như thế đấy!
Và lạc lõng là một lúc nào đó không định trước, chúng ta buộc phải ra đi như quy luật luân hồi của tạo hóa, nhưng còn bỏ lại quá nhiều thứ. Bỏ lại tất cả những gì đáng yêu thương chưa kịp trở thành miền ký ức yêu dấu; bỏ lại tất cả những gì đáng cười cợt chưa kịp trở thành niềm vui vẻ mỗi ngày; bỏ lại tất cả những con người thân thương khi chưa kịp trở nên một chỗ dựa đáng tin cậy và thông hiểu lẫn nhau; bỏ lại tất cả tiền bạc châu báu nhưng lại không mang theo nổi một giọt nước mắt của kẻ tiễn đưa. Vậy... hẳn là ta đã sống hời hợt và lạc lõng quá chằng?
Và lạc lõng là kẻ thù vô hình của niềm tin và cố gắng... Nếu bạn lạc lõng, bạn hãy nghĩ rằng, bạn còn được lạc lõng là bạn còn thời gian để trì trệ, nhưng khi bạn nhìn thấy ai đó đang hấp hối, cận kề cái chết... hẳn bạn sẽ thấy mình nên trân trọng những gì mình đang có...dẫu rằng nó chẳng bao giờ trọn vẹn như mọi ước muốn...
Bởi lẽ đó là cuộc sống mà...
Cứ mỗi lần tâm trạng tồi tệ, mình lại không muốn sống ở thế giới thật
Một chút...
Tumblr media
79 notes · View notes
blogsaigon · 5 months
Text
Tumblr media
Tôi là tiến sĩ, vợ tôi trung cấp.
Những lời tôi nói ra thì cô ấy thường không hiểu. Những thứ tôi thấy rất hay thì cô ấy lại không hứng thú, những thứ cô ấy thích thì tôi lại cảm thấy rất ngớ ngẩn. Ví dụ, tôi thích xem quần vợt và các giải thi đấu. Cô ấy thích xem phim truyền hình, đặc biệt là xem phim truyền hình HQ, mỗi lần xem đều cười khúc khích.
Tôi đi làm về thường đọc sách và rất lười. Cô ấy thì siêng năng, mỗi ngày đều giặt quần áo, làm việc nhà, mua trái cây, mua đồ ăn nhẹ, cắt trái cây, nấu ăn và dọn dẹp ở nhà. Tôi không thích ăn bên ngoài, cô ấy sẽ chuẩn bị bữa trưa và đồ ăn nhẹ + trái cây cho tôi vào mỗi buổi sáng.
Cô ấy cảm thấy tôi làm việc bên ngoài quá vất vả, nhưng thật ra cũng không vất vả lắm, vì cô ấy cảm thấy vậy nên tôi cũng giả vờ là bản thân rất vất vả. Sáng thứ bảy tôi không phải đi làm nên thức dậy muộn, cô ấy sẽ rón rén dậy đi ra ngoài, đến dép cũng không mang.
Quan niệm về tiêu dùng cũng khác, tôi nghĩ bản thân kiếm tiền cũng ổn. Tôi thường đưa cô ấy đến các cửa hàng để mua quần áo, mỗi lần như vậy cô ấy đều chê đắt. Vợ tôi cảm thấy trong nhà có mỗi mình tôi đi làm, cô ấy cũng không kiếm ra tiền, dưới có con nhỏ, trên có ba mẹ già. Cô ấy thích mua hàng trên Pinduoduo, Taobao để được giảm giá và miễn phí vận chuyển. Có lần, tôi mua cho cô ấy một chiếc váy moda, cô ấy nói nó rất dễ nhăn và mặc rất bất tiện. Thế là từ đấy tôi không mua quần áo cho cô ấy nữa, để cô ấy tự xem rồi mua.
Lúc còn học nghiên cứu sinh, tôi thường thích sưu tầm giày, nhưng vợ tôi lại thấy nó rất vô nghĩa. Thế là tôi từ từ cũng bị cô ấy thay đổi một cách vô tri vô giác, tôi bắt đầu cảm thấy nó thật sự rất vô nghĩa, vậy nên cũng bỏ luôn.
Tôi muốn đi Tây Tạng, tôi muốn đi du lịch nước ngoài, cũng muốn đưa cô ấy đi mọi nơi. Cô ấy nghĩ Tây Tạng nguy hiểm quá, cứ đi Tây An chơi là được, không cần phải đi xa như vậy.
Tôi thích đi xa, ngắm nhìn thế giới bên ngoài. Nhưng cô ấy dọn dẹp nhà cửa quá thoải mái rồi, và từ từ tôi cũng trở thành 1 người chỉ thích ở nhà, ăn rồi nằm chờ ch.ết, không còn tinh thần chiến đấu như xưa.
Sở thích của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Tôi thích Vương Phi, cô ấy lại thích các tiểu thịt tươi. Tôi nghĩ rằng khi rảnh cô ấy có thể nghe nhạc và đọc sách, nhưng cô ấy không, cô ấy thích xem TV mỗi khi rảnh.
Về việc dạy dỗ con cái thì rất tốt, cô ấy sẽ nghe lời tôi về mọi thứ, cũng rất nguyện ý trao đổi ý kiến với người khác.
Cả hai chúng tôi đều không có tài nghệ gì. Mỗi ngày, vợ tôi rất sẵn sàng đưa bọn trẻ đến các lớp học theo sở thích của chúng. Tuy nhiên, cô ấy vẫn thường nói với các con rằng, “Sau này phải học nhiều hơn, giống như ba của con vậy.” Tuy nhiên nghe nhiều thì thấy rất áp lực.
Nếu tôi đang đọc sách thì cô ấy sẽ không làm phiền tôi.
Nhiều khi tâm trạng khó chịu, về nhà cũng cảm thấy rất phiền. Không muốn quan tâm đến cô ấy, cũng không muốn để ý tới tụi nhỏ, tôi thường trốn vào phòng đọc sách chơi vi tính, cô ấy sẽ nghĩ là tôi đang giải quyết công việc và không để bọn trẻ vào quấy rầy tôi.
Cô ấy học không cao, từng làm kế toán cho một công ty màng chống thấm, sau khi kết hôn thì tập trung ở nhà chăm con.
Gia đình vợ tôi cũng bình thường. Lúc chúng tôi mới yêu mẹ tôi cũng có ý kiến, thái độ đối với cô ấy cũng không tốt. Vậy nên sau khi tụi tôi kết hôn, tôi là người phản đối kịch liệt nhất về việc sống chung giữa mẹ chồng nàng dâu. Mẹ tôi có tính cách rất mạnh mẽ, dẫn đến tôi thì thích nổi loạn. Chỉ cần là việc mẹ tôi phản đối thì tôi càng phải làm cho bằng được.
Tất nhiên là tôi rất thích kiểu người dịu dàng như vợ tôi vậy.
Ở nhà bố mẹ vợ, tôi cũng rất được cưng. Nếu vợ tôi kêu tôi đi tưới cây cho bố vợ thì chắc chắn mẹ vợ sẽ mắng cô ấy, tại sao lại bắt tôi làm cái này cái kia… mặc dù việc tưới cây rất là đơn giản. Bố vợ xách đồ ăn từ trên gác mái xuống đất, vợ tôi sẽ mắng tôi là đồ không có mắt, không biết chạy ra giúp bố à. Thật ra là do tôi không để ý, nhưng chỉ cần thấy được là tôi sẽ nhanh chóng chạy ra đỡ ngay.
Vợ tôi tuy có trình độ học vấn thấp nhưng bố mẹ cô ấy rất hòa thuận, cô ấy từ nhỏ đã siêng năng, nề nếp. Nói thật là cuộc sống tinh thần của cô ấy tốt hơn tôi rất nhiều.
Ngày xưa lúc tôi còn đi học, nhân duyên không tốt, tính tình lại rất tr.ầm. Cuộc sống cũng bị kìêm chế rất nhiều, mặc dù gia cảnh khá giả nhưng bố mẹ tôi lại quan niệm con trai thì nên cho nó sống cuộc sống nghèo khó. Kết quả là khi học cấp 3 và đại học, vì vấn đề tiền bạc mà tôi đã sống khá là t.ự t.i.
Vì chênh lệch về trình độ nên gia đình chúng tôi có truyền thống là đàn ông thì lo chuyện bên ngoài, còn phụ nữ thì phụ trách trong nhà. Thỉnh thoảng tôi giúp lau nhà, rửa bát, phơi quần áo, vợ tôi đều sẽ đến và đòi làm. Tôi hỏi cô ấy, “Em tính làm bảo mẫu của anh hả? Sao cái gì cũng tự mình làm hết vậy?”
Cô ấy sẽ cười tôi, “Bảo mẫu làm việc cho anh có chu đáo như em không? Không nói nhiều, việc nhà cứ để em làm thì hơn.”
Ngoài việc cô ấy phụ thuộc tài chính vào tôi, còn lại thì đều là tôi phụ thuộc cô ấy, bao gồm cả thể xác và tinh thần. Có thể là do tôi từ nhỏ đã thiếu tình thương của bố mẹ, cô ấy lại rất có bản năng của người mẹ, vậy nên vợ tôi cũng không thấy phiền mỗi khi tôi dính lấy cô ấy.
Đôi khi tôi kể cho cô ấy nghe về công việc ở đơn vị, thí nghiệm không suôn sẻ, ngân sách không được duyệt hết lần này tới lần khác, nhà trường chèn ép giáo viên mới và gây nhiều áp lực cho nghiên cứu khoa học, không cần biết là chuyên ngành gì mà cứ áp đặt tất cả. Cô ấy sẽ nghe không hiểu mà chỉ ngồi đó bĩu môi.
Có lúc tôi đang làm việc, cô ấy sẽ hỏi tôi, “Anh đang làm gì vậy? Thí nghiệm diễn ra tốt đẹp chứ?” Mặc dù biết là nói với cô ấy rồi cô ấy cũng sẽ không hiểu, nhưng tôi vẫn cứ thích nói cho cô ấy nghe.
Bởi vì luận văn cần làm mô phỏng, nên tôi gọi cho cô ấy và nói rằng tôi định sử dụng phần mềm nào, tôi bla bla nói liền tù tì 10 phút không ngừng nghỉ. Nói xong tôi đùa, “Em xem, nói với em cũng chả có ích gì, nói xong em cũng không hiểu.”
Vợ tôi ở đầu dây bên kia sẽ cười khúc khích. Tôi đoán nếu tôi là cô ấy, tôi sẽ cảm thấy rằng tôi cứ nói những thứ cô ấy không hiểu như vậy chính là gh.ét bỏ cô ấy. Nhưng cô ấy lại cảm thấy rằng tôi đang chia sẻ cuộc sống của mình.
Vậy nên có rất nhiều chuyện làm tôi phát hiện, tâm lý của tôi không tốt bằng một phần mười của cô ấy.
Có lần tôi quên mang chìa khóa, gọi điện cho cô ấy cũng không nghe máy, thang máy không có thẻ thì không lên được, lại đang có việc rất gấp. Cuối cùng, đến được nhà tôi rất tức giận nên đã bảo cô ấy điện thoại mà không dùng thì vứt luôn đi. Rồi chiều đi làm về, thấy vợ tôi dọn dẹp trong nhà sạch sẽ, làm 1 bàn toàn mấy món ăn ngon.
Thật sự tôi cũng áy náy lắm. Tôi có nói với cô ấy, “Đừng nói tới vợ chồng cãi nhau, những cặp đôi rất ân ái thì cũng có lúc sẽ bất hòa. Em không cần phải dè dặt như vậy, anh vẫn còn đang nghĩ chiều về sẽ dỗ em như thế nào đây.”
Tôi từng nghĩ sau khi kết hôn hai người có thể không có tiếng nói chung, sau này mới biết không chỉ là phạm vi cuộc sống khác nhau. Trình độ học vấn cao hay thấp không thể hiện được sự thú vị của 1 người. Cô ấy sẽ kể cho tôi nghe một số chi tiết nhỏ trong cuộc sống, chẳng hạn như vợ tôi đã đến công viên nhỏ nào, hoa rất đẹp, cô ấy đã gặp những điều vui gì, đã nấu món gì ngon, bé con của 2 chúng tôi có chuyện gì vui, mua quần áo mới cho con, làm sao để phối đồ, rồi nào là ngày mai sẽ dắt con đi đâu chơi, lập kế hoạch thời gian dành cho cha mẹ – con cái vào cuối tuần. Dù sao, cô ấy rất sẵn sàng chia sẻ với tôi.
Tôi nghĩ công việc của tôi rất nhàm chán đối với cô ấy.
Có lần tôi nói với cô ấy là có thể sau này tiền lương của tôi vẫn sẽ ít như vậy thôi. Cô ấy có vẻ không hiểu, cô ấy cảm thấy tiền tôi kiếm được rất nhiều rồi, cuộc sống bây giờ trôi qua rất tốt. Phô trương quá thì không tốt, mỗi người có 1 cách sống riêng.
Một lần khác, tôi muốn nuôi một con chó. Cuối cùng cô ấy đã từ chối tôi, lý do từ chối không phải vì gì to tát cả, không phải vì cô ấy dọn dẹp phiền phức hay chó khó nuôi. Lý do từ chối là cô ấy sợ cô ấy tốn nhiều tâm tư chăm sóc cho chó và vợ tôi lo lắng rằng con chó sẽ chia bớt tình yêu của cô ấy dành cho tôi. Tôi không có cách nào để phản đối lại lý do này, vì vậy tôi đã hỏi là ai đã dạy cô ấy những lời này.
Nói chung là mỗi người có cách sống riêng, bố mẹ tôi tuy có trình độ học vấn như nhau nhưng đã sống mà đề phòng nhau cả đời. Hiện tại, cả 2 ông bà cũng không biết tiền tiết kiệm của nhau là bao nhiêu, mẹ tôi thì cá tính mạnh, bà luôn nghi ngờ bố tôi ngoại tình bên ngoài. Bố tôi cảm thấy rằng trong nhiều năm nay mẹ tôi không quan tâm tới nhà cửa, suốt ngày chỉ đầy cảnh giác và ác ý với ông. Tôi luôn không thích cuộc hôn nhân của hai người họ, và họ đã ảnh hưởng rất xấu đến tính cách của tôi.
Vợ tôi từng kể: Tuổi thơ của cô ấy trôi qua rất hạnh phúc. Điều tôi ấn tượng nhất là bên ngoài trời đang mưa, bố và mẹ đang làm bánh bao, cô và em trai đang chơi bên cạnh. Cô ấy cũng kể với tôi về những lần bị bố trêu lúc còn nhỏ. Ngoài ra, vợ tôi và em trai của cô ấy đã cùng nhau nuôi những chú nhím nhỏ và những chú gà con, còn rất nhiều điều thú vị mà tôi chưa từng trải qua.
Nếu cha mẹ là những người giáo viên, thì cô ấy đã được giáo dục tốt hơn tôi rất nhiều, tôi như 1 người mù chữ trước mặt cô ấy vậy.
Tôi cảm thấy bất kể là kết hôn với ai, cô ấy chắc chắn đều sẽ trôi qua 1 cuộc sống rất hạnh phúc. Nhưng nếu tôi kết hôn với người khác, chắc là đã sớm ly hôn rồi.
Nguồn FB: Nỗi nhớ đầy vơi.
6 notes · View notes
tapnhan · 2 years
Photo
Tumblr media
Hôm nào lỡ mang cuốn này ra ngoài đọc là cứ phải thậm thụt che bớt cái bìa đi ko người đời lại đánh giá tuổi làm mẹ thiếu nhi được rồi mà lại đi mê truyện khủng long. Nếu tính trên lịch sử 4.5 tỷ năm từ thời điểm hình thành thì hơn 2 tỷ năm trong đó Trái Đất là thuộc về loài vi khuẩn. Chỉ khoảng 1.8 tỷ năm về trước lũ đơn bào này mới biết hợp thể thành các Siêu Xay-da. Ở mức độ Siêu Xay-da cấp 1 thì chúng mới hoá được thành con Spongebob hay lũ sứa bầy nhầy thôi. Mãi đến lúc tiến hoá ra được cái sống lưng với cái vỏ thì tạm gọi là lên nấc cuối level Full Power Siêu Xay-da cấp 1, trạng thái nói chung so với hồi đầu ko khác biệt là mấy nhưng tạm thời cho như là đã tốt nghiệp. 
Mãi đến khoảng tầm 540 triệu năm trước trong kỷ Cambri thì bọn nó mới bùng nổ thăng cấp được level cấp 2, từ vây và xương sống cũ chúng trăm biến vạn hoá thử sai các kiểu để đẻ ra hàng trăm thực thể sinh vật phức tạp khác, con thì mọc tay mọc tóc mọc răng, thậm chí nghe nói có con còn mọc chân bò tử biển lên đất liền đòi gả vào hào môn vào hoàng cung lấy quàng tử nữa kìa. Những Siêu Xay-da cấp 2 này chính là tổ tiên của tất cả các loài động vật có xương sống từng tồn tại trên Trái đất cho đến tận nay : từ con cóc, con kỳ giông, con cá sấu, con giáp thứ 13 à nhầm con người, và đương nhiên là có cả con khủng long (lên được level thằn lằn chúa tạm gọi cấp độ Super Saiyan God. Tiếc là level huyền thoại này chỉ mạnh nhất trên quả đất thôi nên nó đã bị một thế lực siêu nhiên ngoài vụ trụ đánh bại đó chính là thiên thạch. Cụ thể trận chiến này diễn ra ra sao mọi người có thể coi lại review cuốn Cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 trong post cũ của mình viết cũng khá là cụ thể).
Hoá thạch là tàn tích còn sót lại của các sinh vật huyền bí xa xưa và là vật liệu vô cùng quan trọng để chúng ta có thể nhìn thấy được phần nào quá khứ thời tiền sử khi trong tay ko có cả Đô rê mon lẫn cỗ máy thời gian. Hoá thạch nói chung có thể chia thành 2 loại: 1 là body fossil - bộ phận của động hoặc thực vật phổ biến nhất là xương, răng, vỏ ốc .. những phần cứng tạo thành bộ xương của giống loài đó sau khi được vùi xuống cát hoặc bùn qua thời gian sẽ chuyển hoá thành khoáng vật và dần dần biến thành đá. Một số tissue mềm như là lá hoặc vi khuẩn cũng có thể hoá thạch nếu nó được lằn trên đá, hoặc ví dụ như da, lông, tim gan phèo phổi nội tạng của chúng. Loại thứ 2 gọi là trace fossil (hoá thạch dạng dấu vết). Loại này lưu lại sự tồn tại hoặc hành vi của một sinh vật vd như là dấu chân, vết cắn, trứng, tổ .. dựa vào đó chúng ta có thể biết được những sinh vật trong quá khứ tương tác với nhau và với môi trường xung quanh như thế nào - chúng di chuyển ra sao, ăn những gì, sống ở chỗ nào rồi sinh sản đẻ đái ra sao. Nói đơn giản như nếu chỉ khai quật được bộ xương vật lý của tapnhan thì chỉ biết đồng chí ấy cao bao nhiêu nặng mấy ký chân dài tay ngắn ra sao chứ nếu muốn biết cuộc sống cá nhân của nó như thế nào thì phải nhìn vào digital footprints ví dụ như cái tumblr này mới biết thi thoảng nó hay lên mạng làm gì tán nhảm những cái ra sao.
Tuy nhiên bất kể loại hoá thạch loại nào đi nữa cũng chỉ được hình thành trong một số điều kiện vô cùng cụ thể đó chính là sinh vật đó phải lịm ngay tức lị và lập tức được vùi dưới trầm tích để các lớp mô chưa kịp phân huỷ hay bị những con vật khác đem làm mồi nhậu. Những sinh vật sống trên cạn, vd khủng long mà nói, vì thời kỳ chúng tồn tại hệ sinh thái trên trái đất chủ yếu bao gồm rừng rú rậm rạp gần như bao phủ toàn lục địa nên sau khi một con chết thường xác của chúng sẽ bị phân huỷ nhanh chóng tác động dưới thềm rừng và về ngay với đất hay bị những con kền kền khác xâu xé tan tành nên chỉ trừ một số trường hợp vô cùng đặc biệt (vd như có con muỗi đang mảỉ bò trên cây kiếm ăn bỗng có một cục sáp cây to rớt trúng người hẹo ngay tức lị sau thành quan tài hổ phách luôn) đa phần hoá thạch có được là do một phần nhỏ những con loạng quạng chết gần nguồn nước như đại dương, sông, hồ .. xác bị vùi dưới bùn đất dư��i đáy hồ nên có thể còn giữ được nguyên vẹn. Ngược lại thì xác của những sinh vật ở biển thường rất dễ hình thành hóa thạch bởi vì xác sinh vật biển chết sau khi lắng xuống đáy biển bị cát phủ lấp ngay, ko có gì mấy làm tổn hại đến xác của sinh vật.
Chính vì hiếm như vậy nên mặc dù ngành khảo cổ học khủng long bắt đầu từ thế kỷ 19 và có nhiều tiến bộ cũng như phát triển nhất định và đem lại cho chúng ta bức tranh nói chung của đế chế 150 triệu năm của chúng vẫn có rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ vd như khủng long thực sự trông như thế nào nè: hoá thạch mới cho thấy bên ngoài của khủng long ko phải là một lớp da xù xì trăm năm không được skincare như thằn lằn mà một số con tỷ như T-rex một lớp lông có dài có ngắn có lúc còn màu sắc thiên biến vạn hoá vui mắt như chim - hậu duệ duy nhất còn sót lại của khủng long sau thảm hoạ tuyệt chủng 66 triệu năm về trước. Do trái đất vận động thường xuyên, từ từ và có sự tách biệt các lục địa, các vận động nội chất ở bên trong tác động ko chỉ đẩy lớp mới của đất đá bao phủ lên bề mặt cũ mà còn ụn cả lớp cũ ra ngoài lớp mới nữa nên thi thoảng Trái Đật lại ụn ra thêm ít xương hoá thạch, lâu lâu chúng ta lại có một phát kiến mới về các ông lớn này. Vậy nên hy vọng trong tương lai sẽ càng có thêm nhiều thông tin mới hơn để loài người lấy đó mà soi mình vào: sự tồn tại và hưng vong của một loài sinh vật vẫn luôn diễn ra và trôi đi như thực thể của thời gian. So với đế chế 150 triệu năm của Siêu xay-da khủng long, loài người mới nhõn tồn tại có 300.000 năm mà đã tưởng mình là bá chú thế giới, chuẩn bị nắm vận mệnh vũ trụ trong tay đến nơi rồi. 
Cuốn này khá là dài, tác giả chia làm 9 chương kể tuần tự thời những phát kiến dẫn đến sự ra đời của khủng long, sự tiến lên trong nấc thang địa vị thế giới của chúng cho đến thời điểm đỉnh cao thống trị mặt đất, rồi tập cả bay thống trị bầu trời cho đến ngày lỡ va vào một cục thiên thạch ngoài vịnh Mexico rồi chết thảm trong tức tưởi chỉ còn sót lại lũ chim chíu chít phong tình vạn chủng lưu lại đến tận ngày nay. Nhiều đoạn tác giả kể lan man gặp gỡ người này người kia trong ngành vv đúng kiểu fanboy gặp idol đọc hơi bị ngán tý còn các phân đoạn liên quan đến khủng long đọc vẫn rất bánh cuốn. Mình tạm đánh giá 3.9/5 điểm tạm gọi là cao, recommend đến những bạn nào quan tâm đến thuyết tiến hoá và sinh học nói chung. 
13 notes · View notes
thptngothinham · 5 days
Text
[Văn mẫu 9] Tuyển tập văn nghị luận hay suy nghĩ về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người. Nghị luận về vai trò của người thầy do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn gồm tổng hợp những bài văn mẫu hay và ý nghĩa nhất bàn về vai trò, tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi con người. Đề bài: Trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người. *** Top 3 bài nghị luận hay nhất bàn về vai trò của người thầy Bài số 1: Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn, truân chuyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế ta có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng. Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn: Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau. Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la, một học sinh không thể nào tự nắm bắt chọn lọc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn, họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy, tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến. Chính vì nhờ thầy cô, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh, tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh, khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng. Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy. ​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô: học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta, giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Tóm lại, ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu. Bài số 2: Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng đội ngũ trí thức, người ví tri thức như là “tài sản quý hiếm của dân tộc”. Trong đó Người đặc biệt đề cao vai trò của các thầy cô giáo – những người tham gia chủ yếu và trực tiếp vào sự nghiệp trồng người. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Còn gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang, ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa”. Tuy vậy, không phải ai học trường Sư phạm ra cũng có thể trở thành giáo viên tốt, không phải cứ có kiến thức hơn người khác là có thể làm giáo viên tốt, không phải cứ được Nhà nước xét tuyển và trả lương theo mã ngành là có thể làm giáo viên tốt, không phải cứ đứng trên bục giảng là có thể làm giáo viên tốt… Làm giáo viên là nghề rất “dễ” theo quan niệm của một số người, bởi họ chỉ cần đứng trên bục "chém gió”, hoặc ngồi vào bàn giáo viên đọc giáo trình cho học trò nghe, hết giờ thì về, không cần quan tâm đến học trò có nghe không, có nghe được gì không, có hiểu gì không, những điều nghe được có bổ ích không, có đúng không. Bởi vì học trò có em không biết thật, có em biết thầy, cô nói sai, nói dở mà không dám phản đối, vì tôn trọng thầy cô, vì sợ bị trù dập, vì muốn yên thân… Thậm chí có những người đọc nguyên những lời trong sách cho học trò nghe rồi đệm vài từ ậm à cửa miệng theo thói quen, hoặc kể những câu chuyện tào lao để gây cười là chủ yếu, còn chính họ cũng không hiểu về điều mình vừa đọc để có thể giảng dạy cho học trò hiểu. Có người rất “dũng cảm” có thể giảng bài bất cứ khi nào, môn nào. Hễ có người nhờ lên lớp thay vì bận là họ nhận lời liền, làm liền. Họ không biết hoặc cố tình không biết một điều hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng là: những hành động của mình đã góp phần không nhỏ, hoặc trực tiếp xóa đi niềm tin, sự hào hứng nhiệt thành – một trong những thứ quý giá nhất của những người trẻ tuổi - những người họ gọi là “học trò” trên con đường khám phá muôn màu của cuộc sống, tìm kiếm tri thức của nhân loại. Thật sự, nếu làm đúng yêu cầu, trách nhiệm mà xã hội giao phó thì nghề giáo là một nghề không hề đơn giản. Bởi vì nó đòi hỏi người giáo viên phải có cả đức và tài, thật sự giỏi cả về chuyên môn cũng như có năng lực sư phạm, đồng thời phải luôn luôn gương mẫu về đạo đức và có tình thương yêu học trò, tận tâm tận lực với nghề. Không những thế, giáo viên để làm tốt công việc của mình đòi hỏi phải luôn rèn luyện, cập nhật, bổ sung thêm tri thức để có thể hướng cho học trò của mình khi vào đời không trở nên lạc lõng, xa lạ với xã hội, để giúp các em tiến lên bắt kịp với thời đại và luôn luôn giữ được niềm tin, tạo dựng lại niềm tin vào những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống. Trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành Giáo dục ngày 21-2-1956, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: “Các cô, các chú là những thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều phải luôn luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi thì sẽ không theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu”. Trong bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên năm 1959, Người cũng nhắc nhở: “giáo viên ngày nay không phải là "gõ đầu trẻ kiếm cơm", mà là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc.
Nhiệm vụ ấy rất là vẻ vang. Các cô, các chú phải ngày càng tiến bộ để dạy cho con em ngày càng tiến bộ, nếu không thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến con em. Nên Người căn dặn: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, lời Hồ Chủ tịch dạy chúng ta như một chân lý của thời đại. Nhưng muốn giúp cho các thế hệ học sinh có thể góp công để xây dựng đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”, ngoài sự nỗ lực của các em còn phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của cả các thầy cô giáo. Đừng chỉ biết trách thế hệ trẻ bây giờ thế này thế nọ, trước hết các thầy cô cũng cần phải nhìn lại chính mình, soi xét chính mình để sống, lao động và học tập sao cho xứng với danh hiệu cao quý mà xã hội đã tôn vinh, để xứng đáng là “nhà giáo”, là thầy cô yêu kính của học trò. >>> Đọc thêm: Văn mẫu nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo Bài số 3: Comenxki từng viết: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Nói như thế mới biết được vai trò của nghề giáo là quan trọng như thế nào. Bởi họ nắm trong tay sứ mệnh giáo dục, chỉ dẫn mỗi con người,ảnh hưởng đến cả một thế hệ tương lai sau này. Chính vì vậy, cả thầy và trò đều có mối quan hệ mật thiết và để cá nhân có thể phát triển được thì cần phải tôn trọng lẫn nhau. Nhưng điều đáng buồn là trong xã hội hiện nay, hình ảnh người thầy đang dần xuống cấp nghiêm trọng. Chắc hẳn các bạn vẫn chưa quên vụ việc cô giáo Lê Na xúc phạm học viên và mới đây thôi, dư luận vẫn còn đang bàn tán về việc: “Cô giáo Tiếng anh chửi học viên là con lợn”. Những vụ việc như vậy có thể xuất phát từ sự nóng tính, dễ mất bình tĩnh và dễ bị kích động của những người thầy giáo, cô giáo. Xét ở góc độ khách quan mà nói, họ cũng là con người bình thường, họ cũng có nhữg khiếm khuyết và không thể kiềm chế được bản thân. Và không chỉ có những người thầy sai, ngay cả học viên cũng có lỗi. Nhưng dù thế nào, để những sự việc như vậy xảy ra, hình ảnh người thầy vô tình mất điểm. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cô giáo dạy tôi lớp 4, lớp 5. Cô vẫn nói là: “Sự nghiêm khắc của tôi đến sau này các anh các chị mới hiểu được.” Nhưng trải qua từng ấy năm, chúng tôi vẫn hoàn toàn không hiểu. Xin thưa, đó không phải là sự nghiêm khắc mà là quát nạt, mắng mỏ và chà đạp cả về thể xác và tinh thần. Chúng tôi vẫn nhớ như in sự sợ hãi năm nào, khi cả lớp đang mải nói chuyện thì cô lườm một cái, rồi ném thước vào bạn nào cười to nhất. Tôi cũng từng bị cô xúc phạm là: “Cái loại môi dày”. Đến bây giờ, chuyện đó vẫn khiến tôi cảm thấy khá là khó chịu khi nhớ về. Cô nói là cô như thế chúng tôi mới học hành chăm chỉ được, nhưng không, chúng tôi càng sợ hãi, càng tìm cách lẩn trốn vấn đề thay vì đối mặt với nó.Lúc ôn thi học sinh giỏi, chúng tôi phải ngồi quanh thành cái bàn tròn, từng người từng người lên bảng chữa một. Chúng tôi sợ cái cảm giác không làm được bài rồi bị miệt thị khủng khiếp. Nên đứa nào đứa nấy, đếm xem bài nào vào mình rồi mở đáp án ra học thuộc, xong lên bảng chữa. Mỗi kì thi, không còn là một sân chơi nữa, mà là áp lực, là nỗi sợ. Sợ điểm kém, sợ thua bạn thua bè, nhưng sợ tất cả những thứ ấy là vì sợ cô. Ngay từ khi còn bé, tôi đã phải gặp một người giáo viên như thế nên thực sự không tránh khỏi sự đánh đồng rằng tất cả mọi giáo viên đều như thế. May mắn rằng sau khi lên cấp hai, tôi thực sự không phải trải qua cảm giác ấy một lần nào nữa. Tất cả các thầy cô đều khá thoáng và thoải mái. Một vài người hơi khó tính, một vài người hơi nghiêm khắc nhưng tất cả họ đều thú vị, cá tính và làm đa dạng những khía cạnh của một giáo viên. Cho dù thế nào thì không ai xúc phạm học sinh cả. Những năm cấp hai, tôi cảm thấy vai trò của người thầy có tác động thực sự rất mạnh mẽ, họ có thể truyền cảm hứng hoặc giập tắt nó. Tôi biết được điều ấy thông qua cô chủ nhiệm đồng thời là giáo viên dạy Văn, rồi cô Hằng dạy Toán… Tôi phát hiện mọi khoảng cách giữa giáo viên và học sinh hóa ra có thể gần đến thế. Sau
mỗi tiết học hay giờ ra chơi, chúng tôi có thể lên bàn giáo viên, hỏi họ mọi vấn đề và được giải đáp. Thậm chí họ còn rất vui khi được hỏi và nhiệt tình trả lời. Và chúng tôi không còn sợ, cũng không còn giấu dốt, chúng tôi không sợ bị chê cười vì mình không hiểu những điều đơn giản đến thế. Điều mà trước đây mỗi khi nói ra lại sợ: “Bài này mà không biết làm à?”. Thầy cô không chỉ là thầy cô, họ còn là bạn, là bè. Trường tôi có cô L, cô rất teen. Đứa nào thích đứa nào, cô biết hết. Cô không ngăn cấm, mà chỉ nói lên làm thế nào cho đúng, để không ảnh hưởng học hành. Cô cùng chúng tôi chia sẻ tất tần tật mọi khúc mắc trong cuộc sống, ở cái độ tuổi mà sớm nắng chiều mưa với tư cách là một người từng là học sinh, một người cũng từng trải qua những cảm giác như thế. Đối với tôi, từ khi vào cấp hai, bản thân đã nhận sự tác động của thầy, cô và đã thay đổi rất nhiều. Phải kể đến đó là cô giáo chủ nhiệm, cũng là giáo viên dạy Ngữ Văn của tôi. Trước kia, tôi không mặn mà gì với môn Ngữ văn cho lắm. Tôi cảm thấy sự phân tích các văn bản một cách kĩ càng quá là không cần thiết. Nhiều khi, tôi chán ngấy cái cảnh phân tích từng từ ngữ một, từ nào đặc sắc, biện pháp tu từ nào hay hay đủ thứ cảm nhận trời ơi đất hỡi. Tôi cũng tự hỏi, liệu tác giả khi viết có nghĩ nhiều như thế không? Nhưng dần dần, dưới cách dạy của cô, tôi nhận ra học văn không hẳn chỉ như mình nghĩ. Văn học cũng có nhiều điều thú vị. Đọc được câu chuyện hay, nó có tác động đến nhận thức của mình không? –Có chứ. Cũng nhờ có cô, tôi không còn cảm thấy mình học Văn tệ nữa. Cô là người giới thiệu cho tôi cái hay của việc đọc sách và những quyển sách cô đọc. Nhờ có cô, tôi bắt đầu đọc những cuốn đầu tiên, và đọc trở thành một thói quen cho đến hiện tại. Tôi cố gắng cảm nhận những điều mình đọc, và bây giờ nếu cầm trên tay những cuốn sách về chủ đề Hiện thực, tôi không còn cảm thấy nó quá khô khan nữa. Bằng cách nào đó, tôi biến việc học Văn, học cách viết và học cách diễn đạt trở nên tự nhiên và cần thiết đối với mình. Cũng có một chuyện, tôi cảm thấy rất biết ơn cô, đó là cô chưa bao giờ tạo bất cứ áp lực gì trong các kì thi của tôi cả. Lần tôi thi Học sinh giỏi Văn, tôi khá sợ. Một phần là do dư chấn trước đây nên tôi sợ điểm kém, rồi sợ không có giải gì thì sao, xấu hổ chết. Cô bảo đừng có lo, cứ thi hết sức. Rồi cô dặn cả bọn: “Các em không có giải, không sao. Nhưng cô không cần các em tiểu xảo”. Rồi kì thi cũng hoàn thành tốt hơn tôi nghĩ và may mắn hơn là tôi còn vào được vòng trong. Nhưng lần thi này lại quá sức tệ hại. Ở bài nghị luận xã hội, tôi xác định sai thông điệp của câu chuyện. Tôi đã viết nó theo một hướng khác đi, một hướng tôi cảm nhận và nó hoàn toàn lạc đề. Tôi cứ ngỡ là cô sẽ mắng nhưng mà cô cười, bảo không sao, thế là ổn rồi. Có thể là cô còn hy vọng nhiều hơn thế nhưng cô không nói, sợ tôi buồn, hoặc vì lí do gì khác. Viết ra những điều này, tôi chỉ muốn khẳng định rằng làm thầy, không phải là gõ đầu trẻ. Làm thầy không chỉ đơn giản là việc dạy bằng khối óc mà còn dạy bằng trái tim nhiệt thành. Thầy không đơn giản là thầy mà còn là bạn, là người truyền cảm hứng cho học sinh đến tận tương lai sau này. Và bắt đầu của tất cả những điều ấy là sự thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, sự nghiêm khắc đúng mực chứ không phải bằng bạo lực hay những lời nhục mạ, miệt thị các em. Và các bạn học sinh, hãy tôn trọng thầy cô và hiểu cho sự vất vả, hi sinh của họ! -/-    Nghị luận về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người có khá nhiều quan điểm khác nhau. Trên đây chỉ là một số ít những bài nghị luận trình bày quan điểm rõ ràng và khách quan nhất, các em có thể tham khảo, chọn lọc những ý mà mình cho là hợp lí để triển khai vào bài viết của mình. Chúc các em làm bài tốt và đạt kết quả cao ! Sưu tầm và tuyển chọn Văn mẫu lớp 9 hay nhất / THPT Ngô Thì Nhậm
0 notes
spachamsocbauhanoi · 3 days
Text
Sau sinh giảm cân có ảnh hưởng đến sữa mẹ?
Theo các chuyên gia, để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng, mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý. Vốn dĩ cơ thể người phụ nữ khi mới sinh nở vô cùng yếu ớt, vậy giảm cân có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Xem thêm: các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh mổ dinh dưỡng không sợ béo
Giảm béo sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Ăn kiêng giảm cân quá sớm sau sinh có thể làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe và tác động xấu tới nguồn sữa mẹ. Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo đủ chất, cơ thể sẽ phải sử dụng nguồn chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo ra sữa mẹ và làm cho người mẹ bị suy dinh dưỡng.
Trong những tháng đầu mới sinh em bé, mẹ không nên giảm cân quá nhanh bởi việc giảm cân không đúng cách không những ảnh hưởng tới chất và lượng sữa mẹ mà còn có thể giải phóng các độc tố hoàn tan trong chất béo sang máu, đi vào sữa mẹ. Do đó, nếu đang cho con bú, mẹ cần đợi tới khi em bé được ít nhất 2 tháng tuổi mới bắt đầu thực hiện giảm béo với phương pháp khoa học không ảnh hưởng tới nguồn sữa.
Xem thêm: uống sắt và sữa cách nhau bao lâu
Cách thông minh nhất để giảm cân trong thời gian cho con bú
Để vừa đảm bảo nguồn sữa tốt về nhiều dồi dào, đặc, mát, thơm, giầu dinh dưỡng nhưng lại không tăng cân, không béo, nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn thì mẹ nên:
Ăn ít trong mỗi bữa và ăn nhiều bữa trong ngày, không nhịn bữa sáng. Nghỉ ngơi và ngủ khi có thời gian rảnh rỗi để tránh làm tăng cảm giác thèm ăn khi thiếu ngủ. Tranh thủ chợp mắt với các giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút khi bé ngủ. Tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập cơ bản và ăn kiêng hợp lý để có cơ thể khỏe mạnh. Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất sữa mẹ.
Xem thêm: uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Cắt giảm lượng tinh bột
Cần cắt giảm lượng tinh bột xuống khoảng 50gr mỗi ngày. Thay thế cơm trắng với các thực phẩm chứa ít tinh bột như yến mạch, gạo nâu, gạo lứt, mì Ý..
Cung cấp đủ protein
Lượng protein cần thiết cho mẹ sau sinh khoảng 60-70gr mỗi ngày. Bổ sung đạm từ các loại đậu, hạt sen, thịt nạc, ghịt gà, nấm, tôm, cá, trứng..
Chất xơ
Bữa ăn cần đảm bảo cung cấp khoảng 300-400gr rau xanh để hỗ trợ tiêu hóa. Thực phẩm nên tăng cường gồm có các loại rau như cải ngọt, mồng tơi, rau ngót, bí đỏ, cải bó xôi cùng các loại trái cây tươi như táo, bưởi, dưa hấu..
Chất béo
Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa. Lượng chất béo nên bổ sung khoảng 10gr dầu ăn với khoảng 25gr tổng lượng chất béo trong ngày. Thêm vào thực đơn các thực phẩm chứa chất béo tốt như cá hồi, hạnh nhân, quả bơ, hạt bí..
Bên cạnh việc tăng cường thực phẩm dinh dưỡng tươi ngon hàng ngày, các mẹ bỉm sữa nên duy trì sử dụng các viên uống bổ sung vi chất hàng ngày. Bổ sung viên sắt, canxi dha cho mẹ sau sinh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, hỗ trợ sự phục hồi sau sinh hiệu quả và tạo ra dòng sữa mẹ chất lượng, tươi mát cho bé bú, tạo điều kiện cho em bé phát triển toàn diện.
Tóm lại, có nhiều cách giảm cân sau sinh mà vẫn nhiều sữa cho bé. Tuy nhiên, quan trọng là nên nhận tư vấn từ bác sĩ và tuân thủ các chỉ định cụ thể cho từng trường hợp. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để đạt được mục tiêu giảm cân một cách an toàn và hiệu quả.
0 notes
Text
Ở cữ ăn quả na được không?
Na là một loại quả ngon miệng, rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Mọi người đều có thể ăn na để bổ sung những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng với mẹ sau sinh, liệu có tốt không?
Xem thêm: những loại trái cây gây mất sữa mẹ nên tránh
Ở cữ ăn quả na được không?
Với lượng dinh dưỡng dồi dào mà quả na mang lại, nó đã được các chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ bỉm sữa nên ăn sau sinh. Với hàm lượng cao vitamin A, B, C các loại cùng với canxi, photpho và magie, đã khiến na trở thành một loại quả vô cùng tốt cho bà bầu. Mẹ hãy yên tâm rằng quả na không hề làm cho tuyến sữa của mẹ bị tắc, mà nó còn giúp mẹ lợi sữa trong giai đoạn cho con bú nữa đấy nhé. Cụ thể:
Tăng cường sức đề kháng
Giai đoạn sau sinh, cơ thể mẹ còn yếu cần tăng cường sức đề kháng để nhanh hồi phục. Vitamin C cần thiết cho giai đoạn này và nó có nhiều trong quả na. Vitamin C ở đây là một chất chống oxy hóa mạnh có nguồn gốc tự nhiên. Vì vậy, ăn quả na chín có lợi ích giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Tốt cho hệ tim mạch
Cân bằng natri và kali có tác dụng điều hòa huyết áp và nhịp tim mà các thành phần này lại có nhiều trong quả na chín. Chất chống oxy hóa và vitamin C trong trái na chín còn có tác dụng mạnh trong việc ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn cholesterol có hại, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong quả na cũng rất cao. Nếu mẹ đang bị táo bón, ăn na thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả. Chất xơ trong quả na chín còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống lại tế bào ung thư hình thành trong ruột già, bảo vệ niêm mạc ruột khỏe mạnh.
Cải thiện hoạt động não bộ
Vitamin B6 có trong quả na chín giúp kiểm soát và loại bỏ căng thẳng, làm dịu thần kinh. Điều này cũng cần thiết trong việc chống trầm cảm, giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Ngăn ngừa ung thư
Ung thư hình thành khi có sự bất thường trên gen khiến cho sự phát triển của tế bào bị rối loạn. Mà trong quả na chứa các hợp chất có giá trị chống oxy hóa cao như polyphenol, asimicin và bullatacinare… Các chất này đặc biệt có lợi trong quá trình chống lại sự hình thành các gốc tự do, chống lại sự phát triển của tế bào gây ung thư, bảo vệ sức khỏe của mẹ.
Xem thêm: uống sắt xong ăn hoa quả được không
Hướng dẫn mẹ sau sinh khi ăn na
Na tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên khi ăn na sau sinh các mẹ cũng cần chú ý một số điểm sau:
Không làm vỡ hạt: Bên trong hạt na có chứa độc tố gây hại cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Do vậy, các mẹ tuyệt đối không được cắn vỡ hạt na khi ăn. Tuy nhiên nếu lỡ nuốt hạt khi ăn thì mẹ đừng lo quá, vì vỏ của hạt khá dày, ngăn chặn hoàn toàn độc tố. Không ăn na khi còn xanh: quả na khi còn xanh chứa hàm lượng tanin rất cao, chất này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây tích tụ độc tố trong cơ thể. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không được ăn na khi còn xanh. Không ăn quá nhiều na: Na thuộc loại quả có tính nóng, tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng ăn nhiều sẽ dễ gây đầy bụng, nóng trong người, nổi mụn và táo bón. Mẹ bị tiểu đường không nên ăn na: Na có hàm lượng đường cao nên dễ làm tăng huyết áp và đường huyết. Chính vì vậy, mẹ có tiền sử tiểu đường nên hạn chế ăn na, chỉ nên ăn tối đa 150g/ngày.
Ngoài việc ăn các loại trái cây, mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cùng với bổ sung sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé yêu.
Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu loãng xương
Sau sinh ăn na được không thì câu trả lời cho các mẹ là có nhé, từ những lợi ích mà na mang lại thì các mẹ hãy cứ yên tâm ăn na nhé. Bên cạnh đó, để chăm sóc bản thân và em bé được toàn diện hơn, các mẹ hãy kết hợp nhiều dưỡng chất cần thiết và có chế độ ăn uống hợp lý, để trẻ có thể phát triển tốt nhất.
0 notes
tintucsuckhoecom · 21 days
Link
0 notes
Text
Top 5 loại trái cực tốt cho sữa mẹ sau sinh
Mẹ cho con bú nên và không nên ăn trái cây gì để vừa khỏe cho mẹ, vừa lợi sữa cho con có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa. Bài viết này mách mẹ vài loại bỏ túi nhé!
Xem them: những loại trái cây gây mất sữa mẹ cần tránh
Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì
Đối với người bình thường, họ có thể ăn bất kỳ loại trái cây nào vì hầu hết chúng đều được xem là loại quả cung cấp lượng nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu bạn đang cho con bú, bạn sẽ cần phải hết sức cẩn thận. Dưới đây là những trái cây lợi sữa cho mẹ sau sinh được khuyên dùng khá tốt cho sức khỏe:
Ăn chuối giàu vitamin và khoáng chất
Chuối là loại quả lành tính mà các bà đẻ nên ăn, bởi không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, chuối còn giàu calo, giúp duy trì dòng sữa mẹ tốt. Hàm lượng lớn sắt và xenlulozo có trong chuối giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt, ngăn ngừa táo bón sau sinh cũng như hỗ trợ tiêu hóa cho các mẹ ở thời điểm ở cữ.
Xem thêm: thuốc sắt tốt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt
Trái đu đủ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Đu đủ chín là loại quả giàu vitamin và các khoáng chất đa dạng, giàu chất xơ, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ăn đu đủ giúp sản phụ bổ máu, nhuận tràng, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm nhiễm. Đặc biệt đu đủ xanh hầm móng giò lợi sữa, giảm tình trạng suy nhược cơ thể cho mẹ sau sinh.
Quả bơ giàu axit béo tốt cho não bộ em bé bú mẹ
Những loại trái cây tốt cho bà mẹ cho con bú không thể bỏ qua quả bơ bởi đây là hoa quả lành tính, có giá trị dinh dưỡng cao rất thích hợp bổ sung cho các mẹ sau sinh. Các axit béo cần thiết cho sản phụ như omega-3, omega-6, omega-9 đều có trong quả bơ, không chỉ giúp chống oxy hóa mà còn kích thích tiết sữa mẹ nhiều hơn. Bơ cũng giúp cân bằng lượng đường và cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Xem thêm: các loại dha cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Quả sung chứa nhiều nguyên tốt vi lượng quan trọng
Sau sinh mẹ có thể ăn thêm quả sung, bởi đây là loại quả giàu nguyên tố vi lượng và các vitamin cần thiết như kali, photpho, vitamin C.. giúp thông huyết, tiêu viêm, bổ máu, nhuận tràng và kích thích tiêu hóa, giúp các sản phụ tăng tiết sữa và hỗ trợ giảm béo an toàn. Quả sung cũng rất dễ chế biến, được kết hợp với nhiều món ăn như sung hầm chân giò, canh sung hầm xương, sắc nước từ lá sung..
Hồng xiêm giàu canxi, sắt bồi bổ sức khỏe mẹ sau sinh
Hồng xiêm là loại quả tính ngọt, mát, nhuận tràng và giàu canxi, sắt nên rất tốt cho các sản phụ sau sinh. Ăn 1-2 quả hồng xiêm chín/ngày giúp mẹ tăng cường năng lượng, kích thích sản xuất sữa mẹ và mang tới dòng sữa đặc, thơm mát, phòng ngừa táo bón trong giai đoạn cho con bú.
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm và trái cây tươi ngon, các mẹ cũng nên đảm bảo uống đầy đủ viên sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh để cơ thể luôn đủ chất, giúp mẹ phục hồi nhanh chóng sau sinh cũng như tạo ra nguồn sữa mẹ dồi dào, mát lành cho bé bú.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh giảm đau nhức loãng xương
Có hàng ngàn món ăn kết hợp từ rau – củ – quả mà phụ nữ sau sinh có thể ăn. Mẹ hãy lựa chọn những thực phẩm mà mình thích nhất để tạo ra những mon ăn ngon và bổ dưỡng.
0 notes
Những loại hoa quả mát sữa mẹ
Giai đoạn cho hậu sinh cũng là khoảng thời gian mà các mẹ bỉm sữa cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất từ thịt, cá, rau xanh và cả trái cây tươi. Nếu mẹ đang chưa biết nên ăn trái cây gì để mát sữa, tốt sữa cho bé thì hãy đọc ngay bài sau đây.
Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu loãng xương
Những loại trái cây có tác dụng mát sữa
Cùng với các loại rau củ thì trái cây là thực phẩm tự nhiên an toàn dành cho mẹ đang cho con bú. Không chỉ lợi sữa mà những loại hoa quả tươi này còn giúp mẹ cải thiện chất lượng sữa.
Bổ sung chuối để tăng cường dinh dưỡng
Một trong những loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, lại rất lành tính với các mẹ bỉm sữa là quả chuối. Chuối có thành phần acid folic lớn hỗ trợ phát triển trí não của em bé bú mẹ. Hàm lượng sắt và xenlulozo của chuối cũng dồi dào, giúp bổ máu, tái tạo hồng cầu, hỗ trợ tiêu hóa hệu quả. Ngoài ăn trực tiếp, các mẹ có thể làm sinh tố chuối cùng các loại quả khác hoặc làm bánh chuối, chuối ngào.. để đa dạng hơn các món ngon từ loại quả này.
Xem thêm: uống axit folic vào thời gian nào trong ngày
Vú sữa là loại quả giàu vitamin giúp tăng tiết sữa mẹ
Nếu mẹ đang băn khoăn ăn trái cây gì để mát sữa, tốt sữa cho bé thì hãy thêm ngay vú sữa vào khẩu phần ăn. Vú sữa có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, sắt, glucid, lipid.. tăng bài tiết sữa mẹ tự nhiên. Ăn vú sữa còn giảm tình trạng sạm da, đồng thời kháng khuẩn rất tốt.
Quả bơ giàu các loại acid béo Omega tăng cường trí não trẻ
Mẹ đừng băn khoăn ăn trái cây gì để mát sữa mà hãy thêm ngay quả bơ vào bữa phụ trong ngày. Bơ là loại quả lành mạnh và giàu các chất dinh dưỡng cần thiết, bổ sung acid béo Omega 3-6-9 cùng các vitamin C, B5, B6, giàu kali cùng các acid amin hỗ trợ sự phát triển của em bé. Ăn bơ cũng giúp mẹ duy trì cholesterol và hàm lượng đường huyết.
Xem thêm: viên uống DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Đu đủ xanh lợi sữa hàng đầu mẹ sau sinh nên dùng
Ngược lại với khi mẹ bầu bí không nên ăn đu đủ xanh, sau sinh, đu đủ xanh lại là trái cây dinh dưỡng và lợi sữa hàng đầu các mẹ nên thêm vào chế độ ăn của mình. Thành phần của đu đủ xanh có chứa galactagogue thúc đẩy việc sản xuất sữa mẹ. Lượng chất xơ trong đu đủ xanh cũng góp phần như thuốc nhuận tràng tự nhiên ngăn ngừa táo bón sau sinh. Với đu đủ xanh, các mẹ có thể hầm với xương, hầm móng giò, hầm với cá..
Hồng xiêm rất tốt cho các mẹ đang cho con bú
Hồng xiêm là loại quả tuyệt vời mẹ sau sinh nên ăn bởi chúng rất giàu năng lượng. Ăn hồng xiêm cung cấp cho mẹ năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Hồng xiêm chín cũng giúp mẹ sản xuất nhiều sữa hơn, sữa đặc và mát hơn. Loại quả này cũng giúp mẹ phòng ngừa táo bón trong giai đoạn cho con bú.
Xem thêm: tư thế nằm đẩy sản dịch ra nhanh
Qua bài viết trên đã thông tin đến các mẹ những loại trái cây mát sữa giúp tăng sức đề kháng và đảm bảo nguồn sữa cho trẻ. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có câu trả lời đúng nhất.
0 notes
debetquest · 23 days
Text
Triệu chứng cảm cúm và cách chăm sóc trẻ nhỏ mắc cúm (phần 2)
Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Khi bé yêu bị cảm cúm, bố mẹ nào cũng lo lắng, tìm cách chữa trị cho con nhanh khỏi. Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn các mẹo dân gian được lưu truyền từ xa xưa.
Hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh, a.care Việt Nam xin chia sẻ những thông tin hữu ích về cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa cảm cúm ở trẻ bằng phương pháp dân gian, kết hợp với lời khuyên từ chuyên gia để giúp bé yêu khỏe mạnh.
1. Nhận biết dấu hiệu cảm cúm ở trẻ:
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc cảm cúm. Để có biện pháp xử lý kịp thời, bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng:
Sốt: Thường là dấu hiệu đầu tiên, sốt cao từ 39.5 - 41 độ C. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị cúm nhưng không sốt.
Các biểu hiện khác: Ớn lạnh, run rẩy, ho khan, đau họng, sổ mũi/nghẹt mũi, mệt mỏi, kém ăn, đau tai, quấy khóc, cáu gắt.
Trường hợp nặng: Nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ.
Lưu ý: Cảm cúm và cảm lạnh đều là bệnh đường hô hấp nhưng do virus khác nhau gây ra. Cúm thường khiến bé mệt mỏi, khó chịu hơn cảm lạnh.
2. Mẹo dân gian hạ sốt nhanh chóng, an toàn:
Khi trẻ bị sốt, điều quan trọng là hạ sốt kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả:
Lau người bằng nước ấm: Dùng nước ấm khoảng 33-35 độ C (thử bằng khuỷu tay), lau nhẹ nhàng khắp cơ thể bé, tập trung vào trán, nách, bẹn. Thay khăn thường xuyên và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ hạ xuống.
Cho trẻ uống nhiều nước: Bù nước cho cơ thể, giúp hạ sốt hiệu quả. Nên cho bé uống từng ngụm nhỏ, nước ấm hoặc nước trái cây.
Mặc quần áo thoáng mát: Giúp cơ thể bé tỏa nhiệt tốt hơn. Không nên ủ ấm quá mức khi trẻ đang sốt.
3. Bài thuốc dân gian trị ho, sổ mũi hiệu nghiệm:
Húng chanh: Chứa tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm, giảm ho. Giã nát lá húng chanh, thêm nước ấm, chắt lấy nước cho bé uống.
Tỏi: Tính ấm, kháng khuẩn, long đờm. Nướng tỏi, giã nhuyễn, thêm nước ấm cho bé uống hoặc cho tỏi vào cháo.
Mật ong (trên 1 tuổi): Kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Cho bé ngậm 1/2 thìa cà phê mật ong hoặc pha với nước ấm.
Hấp quất mật ong/đường phèn: Giúp long đờm, giảm ho. Quất rửa sạch, thái lát mỏng, hấp với mật ong/đường phèn, cho bé uống nước và ăn cả quất.
4. Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian:
Tham khảo ý kiến bác sĩ/lương y: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn.
Theo dõi phản ứng của trẻ: Ngưng sử dụng ngay lập tức nếu bé có dấu hiệu bất thường và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin C từ rau củ quả, nghỉ ngơi đầy đủ.
5. Phòng ngừa cảm cúm cho bé:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để tăng cường sức đề kháng cho bé, hạn chế nguy cơ mắc cảm cúm:
Cho bé bú mẹ đầy đủ: Sữa mẹ là nguồn kháng thể tự nhiên quý giá.
Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm vắc xin cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên cho bé, vệ sinh đồ chơi, môi trường sống sạch sẽ.
Hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh: Tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh, nơi đông người.
Tăng cường sức đề kháng: Cho bé ăn uống đủ chất, vận động hợp lý, ngủ đủ giấc.
a.care Việt Nam hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. Hãy là những bậc cha mẹ thông thái, lựa chọn phương pháp phù hợp và an toàn nhất cho con!
👉 >> Xem thêm thông tin chi tiết và lời khuyên từ chuyên gia trong bài viết: https://www.acare.abbott.vn/trieu-chung-cam-cum-va-cach-cham-soc-tre-nho-mac-cum-phan-2/
Tumblr media
0 notes
coachtrangmommy · 1 month
Text
Trái cây bổ dưỡng cho mẹ sau sinh thường - Cẩm nang cần biết
0 notes
nobinobivn · 1 month
Text
Tổng hợp danh sách các thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh và ngược lại
Việc bổ sung đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn sẽ giúp lợi sữa cho mẹ rất tốt. Một số loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh rất quen thuộc và dễ mua mẹ nên lưu lại như: 
Quả chuối
Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6, C và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và giúp mẹ no lâu. Nếu mẹ chuối hàng ngày sẽ giúp tăng chất sắt trong cơ thể, khi bé bú có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. 
Tumblr media
Chuối hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch rất tốt
Quả vú sữa
Vú sữa là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, vú sữa còn được xem là "thần dược" lợi sữa cho mẹ sau sinh chứa dồi dào vitamin C, vitamin nhóm B, kali, canxi, sắt, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu khác. 
Tuy nhiên, vú sữa có tính nóng nên mẹ không nên ăn nhiều vì dễ nổi mụn và làm cho bé nóng trong người, khó chịu. 
Thịt bò, Móng giò
Thịt bò và móng giò cung cấp protein, sắt, kẽm, vitamin B12 và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác, giúp mẹ sau sinh nhanh chóng hồi phục thể lực, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chất lượng sữa.
Tumblr media
Móng giò là thực phẩm hỗ trợ lợi sữa hiệu quả cho các mẹ
Protein trong thịt bò và móng giò là nguyên liệu để sản xuất sữa mẹ. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất cũng hỗ trợ tuyến sữa hoạt động hiệu quả, giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn. 
Xem thêm bài viết tại đây: https://nobinobi.vn/goc-nho-cua-me/cham-me-sau-sinh/thuc-pham-loi-sua-cho-me-sau-sinh
0 notes