Tumgik
#giaothongduongbo
hoclaixe12h · 2 years
Text
Một số quy tắc giao thông đường bộ
Quy tắc chung- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.Chi tiết: https://binhphuoc.gov.vn/.../mot-so-quy-tac-giao-thong...
Tumblr media
0 notes
0918180760 · 4 years
Link
New video by Vũ Phong MTL: Vì sao Bộ Giao thông vận tải đề xuất bắt buộc xe máy bật đèn vào ban ngày 🌿 Vũ Phong MTL 🌿 https://youtu.be/U5BrMj3qUVw Tại dự thảo Luật Giao thông Đường bộ (sửa đổi), Bộ GTVT đề xuất mới quy định xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn cả ban ngày, vì sao lại như vậy? Theo Điểm l, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 100/2019, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt 100.000 - 200.000 đồng nếu không sử dụng đèn chiếu sáng từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau. Xe máy là phương tiện yếu thế, cần phải bật đèn nhận diện 🌿 Vũ Phong MTL 🌿 Chào mừng các bạn đã ghé thăm Miền Tây Life để cùng trải nghiệm những điều thú vị HÃY nhấn SUBSCRIBE/ĐĂNG KÝ ngay để theo dõi những video mới nhất từ Miền Tây Life nhé! ===================== ▶ Donate Cho Kênh Tại : https://ift.tt/2CIJeQ7 ▶ YOUTUBE: https://goo.gl/qqxg81 ▶ FACEBOOK: https://ift.tt/2XtaazV ▶ FANPAGE: https://ift.tt/2sS92ai ▶ LIÊN HỆ QUẢNG CÁO: [email protected] ---------------------------------------------------------------------------------------------- Video Khác Trên Kênh: ----------------------------------------------------------------- © Bản quyền thuộc về Miền Tây Life - Cuộc Sống Miền Tây © Copyright by Miền Tây Life Channel ☞ Do not Reup #mientaylife #giaothongduongbo #luật
0 notes
quanlykenh21403 · 4 years
Link
New video by Vũ Phong MTL: Vì sao Bộ Giao thông vận tải đề xuất bắt buộc xe máy bật đèn vào ban ngày 🌿 Vũ Phong MTL 🌿 https://youtu.be/U5BrMj3qUVw Tại dự thảo Luật Giao thông Đường bộ (sửa đổi), Bộ GTVT đề xuất mới quy định xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn cả ban ngày, vì sao lại như vậy? Theo Điểm l, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 100/2019, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt 100.000 - 200.000 đồng nếu không sử dụng đèn chiếu sáng từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau. Xe máy là phương tiện yếu thế, cần phải bật đèn nhận diện 🌿 Vũ Phong MTL 🌿 Chào mừng các bạn đã ghé thăm Miền Tây Life để cùng trải nghiệm những điều thú vị HÃY nhấn SUBSCRIBE/ĐĂNG KÝ ngay để theo dõi những video mới nhất từ Miền Tây Life nhé! ===================== ▶ Donate Cho Kênh Tại : https://ift.tt/2CIJeQ7 ▶ YOUTUBE: https://goo.gl/qqxg81 ▶ FACEBOOK: https://ift.tt/2XtaazV ▶ FANPAGE: https://ift.tt/2sS92ai ▶ LIÊN HỆ QUẢNG CÁO: [email protected] ---------------------------------------------------------------------------------------------- Video Khác Trên Kênh: ----------------------------------------------------------------- © Bản quyền thuộc về Miền Tây Life - Cuộc Sống Miền Tây © Copyright by Miền Tây Life Channel ☞ Do not Reup #mientaylife #giaothongduongbo #luật
0 notes
tintuc4 · 10 years
Text
Sinh viên phạm luật ngay cổng trường
Chở ba và không đội mũ bảo hiểm
Dạo một vòng quanh làng đại học (Linh Trung, Thủ Đức) vào giờ tan trường, không đếm xuể những trường hợp sinh viên (SV) vi phạm luật giao thông với đủ hình thức: không đội mũ bảo hiểm (MBH), chở quá số người quy định hay đi trái làn đường, phóng nhanh vượt ẩu... Đường vào cổng chính trường Đại học (ĐH) Khoa học Tự nhiên (cơ sở 2) vào buổi sáng và chiều các ngày trong tuần, số SV không đội MBH, chở 3 - 4 khá đông, đặc biệt là các bạn nam. Đây là khu vực đông người qua lại, nhiều khúc cua khuất tầm nhìn, thế nhưng nhiều SV vẫn tăng ga lao vùn vụt trong tiếng pô chát chúa. Đứng trước cổng ký túc xá ĐH Quốc gia chưa đến 30 phút, chúng tôi ghi nhận hàng chục SV không đội MBH, chở 3 - 4 ra vào. Đặc biệt, trên các con đường dẫn ra hồ đá, có rất đông SV phạm luật giao thông kiểu này, nhiều bạn còn tổ chức đua xe “giải trí”.
Con đường chính dẫn vào ĐH Nông Lâm cũng tương tự. Tại vị trí giao nhau với Quốc lộ 1A, phương tiện tham gia giao thông khá lộn xộn, nhiều người vẫn thờ ơ với việc đội MBH. Khu vực này là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng người điều khiển xe máy lưu thông trái làn đường quy định, các phương tiện chen lấn ngược chiều nhau để rút ngắn khoảng cách. Dù cảnh sát giao thông (CSGT) thường xuyên tuần tra, xử phạt nhưng nơi này vẫn là điểm nóng về tình trạng vi phạm luật giao thông. Tương tự, khu Suối Tiên từ lâu cũng nhức nhối việc người tham gia giao thông chạy ngược chiều, không đội MBH, chở quá số quy định...
Thẳng hàng chạy... ngược chiều!
Việc tập trung nhiều trường ĐH với hàng ngàn SV và người lao động trong một khu vực nhỏ như làng ĐH thì tình trạng vi phạm luật giao thông là chuyện thường ngày! Vào buổi tối, CSGT thường xuyên tuần tra tại đây, nhưng việc xử lý vi phạm gặp không ít khó khăn. Mỗi khi thấy lực lượng chức năng, người vi phạm lập tức tăng ga lẩn vào các con đường nhỏ hay tấp vào lề đường, gốc cây, quán nước, trạm xe buýt... để trốn.
Ngoài việc tuần tra, kiểm soát của cơ quan chức năng thì ý thức của người tham gia giao thông, đặc biệt là giới trẻ vẫn quan trọng nhất. Bạn Bùi Thị L. (sinh viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn) chia sẻ: “Mình thấy CSGT tuần tra khá thường xuyên nhưng nhiều người vẫn ngang nhiên vi phạm luật. Ai cũng trưởng thành rồi mà ý thức kém quá!”.
Luật giao thông đường bộ quy định mức phạt cho lỗi không đội MBH đối với người điều khiển, ngồi trên môtô, xe máy (kể cả xe điện) từ 100.000 đồng - 200.000 đồng. Có lẽ mức chế tài này chưa đủ sức răn đe nên tình trạng vô tư vi phạm luật vẫn diễn ra hàng ngày?                       
Từ khoá: csgt tham gia giao thông người lao động quy định giao thông đường bộ giao thông gia vi phạm
tin tức của sao
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Text
Hội PN quận 3 tổ chức Ngày PN và pháp luật
PNO - Ngày 7/11, Hội LHPN Q.3 (TP.HCM) tổ chức tổ chức Ngày Phụ nữ và pháp luật với chuyên đề "Tránh phân biệt kỳ thị đối với người nhiễm HIV" và tọa đàm "Làm thế nào để xây dựng văn hóa giao thông".
Tọa đàm về văn hoá giao thông 
Hội nghị đã nghe bác sĩ Đặng Phi Yến - Trưởng phòng truyền thông Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM báo cáo chuyên đề "Tránh phân biệt kỳ thị đối với người nhiễm HIV".
Riêng tọa đàm "Làm thế nào để xây dựng nếp văn hóa giao thông", có 12 người phát biểu với 32 lượt ý kiến xoay quanh nội dung: thái độ ứng xử của người tham gia giao thông khi xảy ra va chạm giao thông; trách nhiệm các cơ quan chức năng khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông; giải pháp để hạn chế tình hình tai nạn giao thông; tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông...
Dịp này, Hội LHPN Q.3 đã vận động cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện "Không vi phạm Luật giao thông đường bộ" và "Gia đình hội viên phụ nữ cam kết đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông vì sự an toàn của trẻ".
Hoài An
Từ khoá: tầm quan trọng tham gia giao thông bão bảo hiểm cho trẻ em giao thông gia an toàn giao thông giao thông đường bộ bảo hiểm cho trẻ tai nạn giao thông
tin tức vnexpres
0 notes
tintuc6293 · 11 years
Text
Diễn biến mới nhất vụ tố lực lượng 141 đánh người
giao thông cảnh sát tai nạn giao thông bệnh viện vi phạm người lao động giao thông đường bộ công an người dân an toàn giao thông bão thông tin
(VnMedia)-Theo thông tin mới nhất mà VnMedia nhận được, công an TP. Hà Nội đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ người dân tố lực lượng 141 đánh gãy xương gò má người dân vào ngày 14/3.
Sáng 17/3, trao đổi với VnMedia, Đại tá Phạm Văn Hưng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Hà Nội cho biết hiện Giám đốc Công an TP. Hà Nội đang chỉ đạo để làm rõ vụ việc. Chưa biết thế nào để trả lời mà phải phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Đại tá Hưng cũng nhấn mạnh, kết quả sẽ điều tra sẽ được cơ quan điều tra công bố công khai. Được biết, tổ công tác 141/Y5 làm nhiệm vụ hôm xảy ra sự việc, có 3 chiến sỹ thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động. Cả 3 chiến sỹ tham gia tổ công tác Y5 đều phải báo cáo, giải trình sự việc lên ban Giám đốc.
Cũng trong sáng nay, trao đổi với VnMedia, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an TP. Hà Nội cho biết, hiện cơ quan cảnh sát điều tra đang tiến hành điều tra, làm rõ về sự việc, và chắc chắn là phải làm rất nhanh để có câu trả lời về tính đúng, sai của sự việc. Phòng có bộ phận điều tra giải quyết tai nạn giao thông phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra để giải quyết vụ việc.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cho rằng, với tư cách là những người thực thi nhiệm vụ Phòng đã có báo cáo với các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, ông Thắng nhấn mạnh rằng, "sự thật vẫn là sự thật, quan điểm đã báo cáo, nếu sai sẽ xử lý cán bộ vi phạm, nếu đúng thì phải xử lý người thông tin sai để góp phần động viên cán bộ chiến sỹ, động viên người dân thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông".
 CSGT đưa chiếc xe máy của anh Nghiêm Duy Hoàng khỏi hiện trường (ảnh người dân cung cấp cho báo nld.com.vn).
Được biết, trong ngày 16/3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH và Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an Hà Nội đã tiến hành dựng lại hiện trường vụ việc này.
Trước đó, vào khoảng 15h30 phút ngày 14/3, tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã xảy ra vụ va chạm giữa người vi phạm giao thông (lỗi không đội mũ bảo hiểm - MBH) với tổ cảnh sát 141 của Công an TP Hà Nội đang làm nhiệm vụ tại đây, khiến người vi phạm giao thông bị chấn thương, ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Người vi phạm giao thông là anh Nghiêm Duy Hoàng (23 tuổi, quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, hiện đang tạm trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo thông tin từ giaoduc.net, tại bệnh viện, anh Nghiêm Duy Hoàng cho biết, khoảng 15h30' ngày 14/3, khi đang điều khiển xe máy biển kiểm soát 29H1 - 048.16 lưu thông qua ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì bị một chiến sĩ trong tổ công tác 141 của Công an TP Hà Nội ra dấu hiệu yêu cầu dừng xe. Quá hoảng sợ vì lúc này trên đầu không đội MBH, anh Hoàng đã tăng ga định bỏ chạy.
Ngay lập tức có một người mặc thường phục chạy đuổi theo. Phía trước đầu xe máy của anh Hoàng cũng có một cảnh sát mặc sắc phục, trên áo có logo của lực lượng cảnh sát dùng dùi cui lao ra chặn lại.
Anh Nghiêm Duy Hoàng đang điều trị tại bệnh viện với nhiều vết thương trên người
"Lúc đó tôi định quay xe vòng lại để trốn thoát nhưng biết mình bị chặn, trên đường lại quá nhiều xe cộ nên đã dừng xe, giơ hai tay lên đầu. Tuy nhiên một trong hai người đó đã dí dùi cui điện vào mạng sườn, một người khác mặc sắc phục dùng dùi cui vụt vào mặt tôi. Khi tỉnh dậy tôi thấy mình đã nằm trong Bệnh viện Thanh Nhàn với rất nhiều vết thương ở xung quanh cổ, gẫy xương gò má", báo Người lao động online dẫn lời anh Hoàng.
"Khi chứng kiến anh Nghiêm Duy Hoàng với rất nhiều vết thương nằm bất động trên đường khoảng 15 phút, rất đông người dân đã xông vào bế anh Hoàng đưa vào Bệnh viện Thanh Nhàn gần đó cấp cứu. Một bác sĩ đang điều trị cho anh Nghiêm Duy Hoàng cho biết, ngoài những vết thương bầm tím ở phần cổ và phần lưng, thì chấn thương gẫy xương gò má bên phải là nặng nhất.
Anh Nghiêm Duy Hoàng cho biết sẽ làm đơn tố cáo một số chiến sĩ thuộc lực lượng cảnh sát 141 Hà Nội có hành vi lạm quyền, gây chấn thương nặng cho anh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc.
Trúc Dân
giao thông người lao động bệnh viện an toàn giao thông người dân cảnh sát bão vi phạm giao thông đường bộ tai nạn giao thông thông tin công an
0 notes
tinmoionline · 11 years
Link
giao thông đường bộ trường học trách nhiệm bão tham gia giao thông người dân xử phạt quan trọng an toàn giao thông triển khai quan tâm thị trường nhu cầu xử phạt nghiêm khắc thu nhập thấp nghị định quy định thí điểm kinh doanh chất lượng người lao động tuyên truyền gia giao thông
(GD&TĐ) - Bên cạnh việc xử lý mũ bảo hiểm (MBH) không đạt chuẩn, các cơ quan chức năng cũng sẽ tuyên truyền để người dân hiểu thế nào là MBH không đạt chuẩn; Chủ động tổ chức đổi mũ đạt chuẩn cho người dân. Đặc biệt, sẵn sàng đến từng trường học đổi mũ cho giáo viên, học sinh. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn báo Giáo dục và Thời đại.
Phóng viên (PV): Để chuẩn bị cho việc xử phạt nghiêm khắc người đi mô tô, xe gắn máy đội MBH không đạt chuẩn, trong hơn 2 tuần qua, các lực lượng chức năng đã triển khai các đợt ra quân truy quét việc kinh doanh buôn bán, vận chuyển MBH không đạt chuẩn. Dẫu chỉ mới là thí điểm ở một số địa phương trong thời gian ngắn nhưng ông có thể cho biết sự chuyển động trên thị trường tới thời điểm này là như thế nào? 
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Qua mấy ngày triển khai, có thể nhận định: Bây giờ người dân đi mua MBH không đạt chuẩn rất là khó. Tức người bán bây giờ đã ý thức được việc không bán loại mũ không đạt chuẩn nữa. Đây là thành công bước đầu. 
Thứ hai là sự chuyển biến rất nhanh chóng của các nhà sản xuất. Một số nhà sản xuất đã chủ động liên hệ và phối hợp với Ban ATGT của một số địa phương để sẵn sàng cung cấp MBH đạt chuẩn với giá thành thấp. Thậm chí rất nhiều đơn vị đã đề nghị và sắp tới đây, vào ngày 15/3, sẽ có một đơn vị thí điểm làm với Hà Nội mô hình đổi MBH giả lấy MBH thật, có trợ giá. Ví dụ một cái mũ thật trên thị trường khoảng 200 ngàn, nếu mang một chiếc MBH giả đến thì chỉ phải mua với giá 130 ngàn. Thí điểm này nếu thành công sẽ được mở rộng trên phạm vi cả nước. 
Còn đối với người tham gia giao thông thì có thể nói dư luận hiện nay là khá tích cực. Người dân đã quan tâm đến câu chuyện đội MBH thật. Điều này là rất quan trọng bởi sau 5 năm, từ ngày 15/12/2007 Nghị định 32 Chính thức có hiệu lực, tỷ lệ người Việt Nam đội MBH đã đạt trên 80%. Nhưng vấn đề đặt ra là lại có tới 70% MBH đang lưu hành không đạt chuẩn, ảnh hưởng đến tính mạng người tham gia giao thông. Với những khởi động vừa qua, người dân đã bắt đầu quan tâm đến việc mua một chiếc mũ thật để đội. 
Một điều nữa cũng cần quan tâm là ý kiến của người dân về việc làm thể nào để phân biệt mũ thật mũ giả. Đó là một thực tế mà các cơ quan chức năng, trong đó UBATGT QG đóng vai trò quan trọng công tác tuyên truyền cho người dân để phân biệt đâu là thật đâu là giả, loại nào được phép đội loại nào không được phép. Đây cũng là việc chúng tôi sẽ tập trung làm không phải chỉ bây giờ mà là trong 3 năm tới đây. 
PV:Chiều 11/3, trong cuộc họp do Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chủ trì, Bộ trưởng đã có nói việc xử phạt là phạt các cơ sở kinh doanh, sản xuất MBH, phải phạt nặng, chứ không phải đi phạt người dân đội MBH không đạt chuẩn. Người dân băn khoăn liệu đề xuất phạt đội MBH không đạt chuẩn từ ngày 15/4 tới có hiệu lực thực thi hay không?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Một số hành vi người dân đang quan tâm  đã được đưa ra bàn trong cuộc họp này. Riêng với hành vi đội MBH thì người dân phân vân ở chỗ "tôi mua một chiếc MBH giả, tức nó giống hệt chiếc MBH thật, cũng có tem, nhưng hoàn toàn là nhái; hay một chiếc MBH thật nhưng dùng lâu ngày, chất lượng không đảm bảo nữa hay chỉ là mờ tem, thì có bị xử phạt hay không?" Với loại mũ đó người dân không có lỗi và không bị phạt, nếu cần chỉ nhắc nhở mà thôi. Đó là ý kiến của Bộ trưởng. Những biểu hiện sau đây mà Bộ trưởng đã đề nghị đưa vào Nghị định 71 đang soạn thảo, nếu có sẽ bị xử phạt: Không đội MBH; đội MBH nhưng không đúng quy cách; đội mũ không phải MBH. 
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Trách nhiệm của chúng tôi là giúp người dân phân biệt được mũ thật, mũ giả để sử dụng đúng quy định
Thực tế, cả 3 hành vi này lâu nay lực lượng chức năng vẫn tiến hành xử phạt người vi phạm, chỉ có điều người dân vẫn phân vân là tôi đội loại nào thì bị phạt. Thống kê cho thấy, 1 năm trở lại đây CSGT đã xử phạt khoảng 600 ngàn trường hợp không đội MBH hay MBH không đạt chuẩn. Tôi khẳng định chỉ khi đội loại không phải MBH thì mới bị phạt. Trong Nghị định 71 đang dự thảo đã đưa ra những tiêu chuẩn để ai cũng có thể nhận biết được cái mũ không phải MBH là mũ không đủ cấu tạo 3 lớp, gồm có lớp nhựa, lớp xốp để giảm xung đột và quai đeo. Mũ "thời trang" bày bán tràn lan hiện nay, chỉ có lớp nhựa mà không có lớp xốp, vậy đó không phải MBH. Loại mũ giả, nhái vẫn có đủ 3 lớp thì trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý thị trường, không thể phạt người dân được. Ngoài ra còn có loại mũ nữa như dạng mũ thể thao, nhà sản xuất đã ghi rõ không dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, cũng không được đội khi lưu thông vì không phải MBH, dù vẫn được phép bán trên thị trường. Người dân phải phân biệt được rõ là những loại mũ nào sẽ bị phạt, và trách nhiệm của UB ANGT QG là giúp người dân phân biệt được điều đó. 
PV:Một chiếc MBH thật rất cần thiết, nhưng dù có giá chỉ trên trăm ngàn đồng thì vẫn là cả vấn đề đối người lao động thu nhập thấp, trong đó có cả đội ngũ giáo viên. Vậy UB ATGT QG có kế hoạch gì để hỗ trợ đối tượng này không, thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Theo điều tra xã hội học của Ủy ban tiến hành gần đây về việc người dân không sử dụng MBH đạt chuẩn, lý do đầu tiên là nhẹ và thoáng mát, thứ hai là rẻ, không chỉ tiết kiệm mà còn không lo bị mất. Nắm bắt được thực tế đó, một mặt cùng với truyền thông phân biệt mũ thật mũ giả thì UB ATGT QG cũng đã chỉ đạo Ban ATGT các địa phương sẽ thí điểm một số chương trình đổi mũ giả lấy mũ thật với giá rẻ. Trước tiên sẽ là tại Hà Nội vào ngày 15/3 này. Song hành với đó, các nhà sản xuất MBH tại Việt Nam sẽ phải ký một cam kết sản xuất mũ bảo đảm chất lượng, phù hợp tâm lý lứa tuổi, thời tiết, văn  hoá và đặc biệt là giá cả hợp lý; không được tăng giá, thậm chí còn phải giảm giá xuống so với thời điểm hiện nay. Ban ATGT các địa phương có nhiệm vụ triển khai ký kết với một số cơ sở bán mũ là "điểm bán mũ bảo đảm chất lượng". Đồng thời, chúng tôi sẽ triển khai trước hết là thí điểm tại một số thành phố lớn mô hình đổi mũ giả lấy mũ thật. 
Các điểm thu đổi này sẽ được công bố rộng rãi ở địa phương triển khai, với giá trao đổi chỉ ở mức 100 đến 130 ngàn/chiếc mũ thật đạt chất lượng. Nếu mô hình này được triển khai trên cả nước, sẽ không lo việc người nghèo gặp khó khăn khi chuyển sang mũ thật. Ngày 15/3 tới mô hình này sẽ được thí điểm làm tại Hà Nội với 10 điểm, sau đó sẽ nhân rộng toàn thành phố trước khi triển khai ở các địa phương khác. Mô hình này chúng tôi sẽ triển khai rộng từ nay đến hết năm 2013, thậm chí nếu người dân vẫn còn nhu cầu sẽ làm tiếp trong năm 2014. Đối với c��c cơ sở giáo dục, đặc biệt đối với các trường học, nếu có nhu cầu sẽ đăng ký. Chẳng hạn thời điểm này nếu trường học nào ở Hà Nội có nhu cầu, có thể đăng ký với Ban ATGT thành phố, người ta sẽ đến tận nơi để triển khai. Đây không phải là bán mũ giảm giá mà là mang mũ không đạt chuẩn đến, đổi lấy chiếc mũ thật với giá ưu đãi. 
PV:Trong Thông tư liên tịch số 06/2013 quy định việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi xe máy, xe đạp máy mới ban hành có đặt ra vấn đề bắt buộc đội MBH đối với cả người đi xe đạp điện, đạp máy. Đối tượng chính sử dụng xe đạp điện hiện nay là HSSV. Hướng quản lý như thế nào đối với những đối tượng này, công tác tuyên truyền vận động ra sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp:Có một thực tế là trước đây thì xe đạp điện không phổ biến lắm. Trong truyền thông cũng ít nhắc đến mà chỉ tập trung vào mô tô, xe máy dù Luật Giao thông đường bộ đã quy định. Đi xe đạp điện chủ yếu là HS cấp 3 và một số SV. Ở đây có mấy vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất là về mặt truyền thông, công tác tuyên truyền đã gần như bỏ quên đối tượng này. Ngay tại UB ATGT QG, những năm trước tại các khẩu hiệu đề ra cũng chỉ là đội MBH khi đi mô tô, xe gắn máy chứ không có xe đạp điện. Trong các trường học cũng vậy, chỉ tập trung vận động HS không đi xe máy đến lớp, đội MBH khi tham gia giao thông chứ không chú ý việc vận động đội MBH khi đi xe đạp điện. Ngày 11/3 vừa qua, chúng tôi đã nhận được chương trình công tác về đảm bảo trật tự ATGT năm 2913 của Bộ GD&ĐT; trong đó Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các trường nhắc nhở HS khi đi xe đạp điện phải đội MBH. 
Khởi động trong nhà trường đã có, trách nhiệm còn lại là ở các cơ quan quản lý và giới truyền thông. Thông tin phải tới được từng gia đình, từng em HS. Chắn chắn vẫn còn nhiều HS chưa biết quy định này. Cái quan trọng nhất vẫn là tác động từ gia đình, sau đó mới đến nhà trường để thay đổi hành vi và nhận thức của các em. Phải thường xuyên nhắc nhở các em tuân thủ quy định khi lưu thông để bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của mình. Còn với lực lượng chức năng, khi gặp trường hợp vi phạm thì xử phạt để răn đe là chủ yếu. Chúng tôi hy vọng chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, việc người đi xe đạp điện đội MBH sẽ trở thành điều đương nhiên trong nhận thức của người dân như đối với đi xe mô tô, xe gắn máy hiện nay.
 Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Khánh Sơn(thực hiện)
quan trọng kinh doanh gia an toàn giao thông giao thông đường bộ xử phạt giao thông trách nhiệm chất lượng thí điểm trường học quy định thu nhập thấp nghị định bão triển khai xử phạt nghiêm khắc quan tâm nhu cầu người lao động tham gia giao thông tuyên truyền người dân thị trường
0 notes
tintuc4 · 11 years
Link
(HNM) - Ngày 29-9, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (CATP Hà Nội) cho biết, tuần qua, lực lượng CSGT đã xử lý gần 15.500 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt thành tiền hơn 5,1 tỷ đồng.
CA đã tạm giữ 69 ô tô, 637 mô tô, 1 xe xích lô, 63 phương tiện khác và 5.225 bộ giấy tờ. CSGT cũng đã tước giấy phép lái xe đối với 1.230 trường hợp vi phạm.
 Ảnh: VnExpress
Tuần qua, thực hiện kế hoạch về tập trung kiểm tra, xử lý thanh, thiếu niên điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về TTATGT, Phòng CSGT đã xử lý 1.148 trường hợp, tạm giữ 57 phương tiện và 229 bộ giấy tờ; tước giấy phép lái xe 73 trường hợp. Vi phạm chủ yếu của đối tượng này là không đội mũ bảo hiểm (869 trường hợp) và vượt đèn đỏ (66 trường hợp).
Thực hiện kế hoạch xử lý nghiêm người điều khiển xe ô tô chở khách, xe taxi, xe xích lô, xe ô tô tải, xe vận tải container vi phạm, Phòng CSGT đã xử lý 2.256 trường hợp. Thực hiện kế hoạch xử lý người điều khiển xe đạp máy, xe máy điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ, CSGT đã xử lý 717 trường hợp, tạm giữ 25 phương tiện. Lỗi thường gặp cũng là không đội mũ bảo hiểm (657 trường hợp)...
Từ khoá: giấy phép lái xe csgt giao thông đường bộ xử lý nghiêm kế hoạch vi phạm phương tiện
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Link
tai nạn giao thông vận chuyển hàng hóa phương tiện doanh nghiệp an toàn giao thông hàng hóa doanh nghiệp vận tải xử phạt giao thông giấy phép lái xe khắc phục hậu quả tham gia giao thông vận chuyển kiểm tra nhà nước giao thông đường bộ hải phòng
Hàng loạt cung đường, cây cầu bị xuống cấp nhanh chóng trong khi mỗi năm ngân sách nhà nước phải chi đến vài chục tỷ đồng nâng cấp, cải tạo. Đó được xem như một hệ lụy buồn: doanh nghiệp lợi một - Nhà nước thiệt con số trăm xung quanh vấn nạn xe quá tải đang hoành hành trên địa bàn TP Cảng Hải Phòng.
Hiểm họa với những cung đường, cây cầu
Theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, toàn thành phố hiện có khoảng 200 doanh nghiệp vận tải chuyên ngành với hơn 6.000 đầu xe kéo moóc, xe container. Cộng với một số lượng lớn nữa các loại xe tải hạng nặng từ ngoại tỉnh tới lui mỗi ngày bốc dỡ hàng hóa, có thể nói, hệ thống giao thông đường bộ ở Hải Phòng đang phải gánh một áp lực chưa từng có về vấn nạn xe quá tải gây xuống cấp rất nhanh và nghiêm trọng cho từng cung đường, cây cầu.
Có thể thấy ngay, do cạnh tranh về doanh thu, tăng thu giảm chi, hầu như doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận vận chuyển quá tải. Gần như tất cả những tuyến giao thông cho phép xe tải lớn đang lưu thông như: QL5, QL10, QL10 (cũ) - giờ là tỉnh lộ 360, đường vào Cảng Đình Vũ, đường Lê Thánh Tông, tỉnh lộ 355, đường Lê Lai, đường Nguyễn Văn Linh, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đường Lê Hồng Phong... mặt bị cày xới, mấp mô, lồi lõm, ẩn họa những vụ tai nạn giao thông khó lường.
Theo cơ quan chức năng, thông thường, xe quá tải thường dính vào 2 lỗi. Đó là quá trọng tải của xe và quá trọng tải của cầu, đường. Thực tế kiểm tra cân tải trọng xe cho thấy, có tới trên 70% phương tiện vi phạm vào 2 lỗi này là những xe siêu trường, siêu trọng.
Theo Đội trưởng Đội TTGT số 1 Vũ Ngọc Văn, xe quá tải không chỉ làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông mà nguy cơ mất an toàn giao thông cao hơn bất kỳ phương tiện nào khác. Thứ nhất, xe quá tải khi đang chạy, hệ thống phanh sẽ không được đạt chuẩn như thiết kế ban đầu. Do đó, khi chạy với tốc độ cao, gặp chướng ngại vật, lái xe sẽ không dám phanh gấp vì sợ hàng hóa chở sẽ bị dồn lên. Xe quá tải theo quán tính còn trượt thêm một đoạn nữa (độ dài tùy theo tốc độ), nên người đi đường gặp nguy hiểm. Thứ hai, khi xe chở quá tải, hệ thống lái cũng không đạt chuẩn và lái xe cũng không dám đánh tay lái vì sợ lật xe. Vì vậy, họ sẽ cố gắng giữ thẳng lái để xe không bị lật, còn việc có đâm vào đâu hay không là tùy thuộc vào... ý tr��i!
Nhiều tuyến đường Hải Phòng bị "băm nát" bởi tình trạng xe quá tải hoạt động rầm rộ.
Đường đã vậy, cầu còn thê thảm hơn, những đợt rung lắc do xe quá tải gây ra khiến những cây cầu trọng điểm ở nội thành như cầu vượt Lạch Tray, cầu An Đồng, cầu Kiền, cầu Niệm... và tại khu vực ngoại thành như cầu Vàng, cầu Tiên Cựu, Quý Cao, cầu Đá bạc... cũng nằm trong tình trạng phải sửa chữa gấp. Mặt đường gồ ghề, cầu trở nên yếu, đó là thảm họa đối với người tham gia giao thông. Như vậy, việc xe chở quá tải trên địa bàn thành phố đang diễn ra cảnh "quýt làm cam chịu". Doanh nghiệp nghiễm nhiên hưởng lợi còn Nhà nước thì thiệt ngân sách vì phải đầu tư khắc phục hậu quả.
Thiếu đồng bộ, kiên quyết trong kiểm tra, xử lý?
Theo Nghị định 71/CP, lái xe chở quá tải trên 40% sẽ bị phạt 4 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe 60 ngày. Tuy nhiên, việc các vi phạm quá tải trên các cung đường ở Hải Phòng dường như vẫn không mang lại hiệu quả tích cực như trông đợi. Được biết, kiểm soát xe quá tải hiện có 2 lực lượng là Cảnh sát giao thông (CSGT) và Thanh tra giao thông (TTGT). Thế nhưng, 2 lực lượng này vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm vì cả 2 cùng có khiếm khuyết. Phía CSGT thì có người nhưng thiếu phương tiện, còn TTGT có phương tiện nhưng lại... thiếu người. Việc phối hợp chủ động với nhau không phải ngày nào, tuần nào cũng diễn ra. Đặc biệt, tại một số tuyến đường ra vào cảng biển Hải Phòng hầu như bị bỏ ngỏ, chưa được kiểm soát chặt chẽ do doanh nghiệp không chịu hợp tác. Cái khó và cũng là cái "lý" của việc kiểm tra xe quá tải là cần phải hài hòa giữa xử lý với việc giải phóng hàng hóa từ hệ thống cảng biển Hải Phòng...
Theo Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Phòng, ước tính sơ bộ, các tuyến đường trọng điểm vận chuyển hàng hóa trong toàn thành phố có tới 20-50% xe quá tải. Lúc cao điểm lên tới 80%. Đáng nói, không phải tuyến đường nào TTGT cũng có thể đặt điểm cân xe mà còn phải tùy thuộc vào những tuyến đường có đường thoát (tức là tránh bị tắc đường nếu tổ chức cân). Việc đặt cân xe có thể xử phạt được người lái và phương tiện, song vì cả thành phố không có điểm hạ tải nên xử phạt rồi vẫn phải cho đi. Vì thế, tuy có thể biết được xe quá tải nhưng không thể hạ được tải thì vẫn không thể kiểm soát được xe.
Còn theo một số doanh nghiệp, mức xử phạt tuy cao nhưng giá trị vận chuyển 1 chuyến hàng còn có thể cao hơn và vẫn có lãi. Thậm chí, nếu xử phạt lái xe này, có lái xe khách sẵn sàng thay thế và không bị dỡ hàng xuống. Thậm chí còn đối phó bằng cách, khi phát hiện có TTGT tổ chức cân xe bên ngoài, các xe sẽ ở lại trong cảng, chỉ khi nào TTGT rút, xe mới chạy. hậu quả của sự vô lương tâm này là các tuyến đường trong thành phố tiếp tục bị tàn phá, hàng năm, ngân sách bỏ ra càng lớn.
Theo Chánh Thanh tra Sở GTVT - ông Đinh Viết Hùng, ở góc độ luật pháp, hiện chưa có quy định xử phạt chủ phương tiện và chủ hàng vận chuyển xe quá tải. Điều này khiến tình trạng xe quá tải không những không giảm mà còn có chiều hướng phức tạp hơn.
Vấn nạn xe quá tải gây ra không chỉ thiệt hại cho Hải Phòng mà hệ thống giao thông của cả nước cũng đang bị tàn phá. Việc xử lý rõ ràng đang cần sự đồng bộ, quyết liệt và phải trừ tận gốc. Chỉ khi nào có quy định xử phạt xe quá tải sẽ xử phạt cả chủ hàng, chủ xe, khi ấy tình trạng xe quá tải mới chấm dứt và ngân sách nhà nước mới giảm bớt lãng phí
khắc phục hậu quả an toàn giao thông doanh nghiệp vận tải giao thông doanh nghiệp phương tiện tai nạn giao thông tham gia giao thông kiểm tra hải phòng hàng hóa giấy phép lái xe nhà nước giao thông đường bộ vận chuyển vận chuyển hàng hóa xử phạt
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Link
doanh nghiệp vận tải công ty gia giao thông an toàn giao thông an toàn csgt phương tiện người dân an toàn kỹ thuật quy định giao thông đường bộ tai nạn bão giấy phép lái xe vi phạm ôtô tai nạn giao thông công ty vận tải kiểm tra
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, chỉ trong 9 ngày Tết, cả nước xảy ra 390 vụ TNGT, làm chết 314 người, 387 người bị thương. Trung bình mỗi ngày có khoảng 40 người chết do TNGT, tăng 40% so với ngày thường.
Nguyên nhân số vụ tai nạn, số người chết và bị thương tăng do lưu lượng phương tiện đi lại tăng cao trong ngày Tết. Và sau kỳ nghỉ Tết, mùa lễ hội lại bắt đầu, nhiều người không khỏi lo ngại về vấn nạn tàu xe, cũng như an toàn giao thông khi lưu thông trên đường.
Vẫn có hàng trăm xe khách vi phạm luật mỗi ngày
Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, chỉ trong ngày 20/2, lực lượng CSGT trên toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 11.829 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; tạm giữ 9 xe ôtô, 1.322 xe môtô. Riêng trên tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình, tổ tuần tra kiểm soát đã lập biên bản 12 trường hợp (6 xe khách, 2 xe tải, 3 xe con, 1 môtô).
Còn trên các tuyến quốc lộ 1, 18, 19 qua địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đà Nẵng, TP HCM, lực lượng CSGT cũng đã lập biên bản tới 466 trường hợp trong đó có 335 xe khách. Trong đó: Chạy quá tốc độ quy định 207 trường hợp; đi không đúng phần đường, làn đường 25 trường hợp; chở quá số người quy định 152 trường hợp; vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện 4 trường hợp; dừng, đỗ không đúng nơi quy định 10 trường hợp; đón trả khách không đúng nơi quy định 10 trường hợp...
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội cũng cho biết thêm: Thời điểm này, trên cả nước đang diễn ra rất nhiều lễ hội, nên việc đi lại của người dân cũng cần được đảm bảo hơn. Chính vì thế, Phòng CSGT đã tăng cường quân số xử lý vi phạm, nhất là với xe khách. Song, cứ khi nào có mặt lực lượng chức năng thì xe lưu hành khá ổn, nhưng vắng bóng là hầu như xe nào xuất bến cũng vi phạm.
Cụ thể: chỉ trong ngày 20/2, lực lượng CSGT toàn thành phố đã kiểm tra, xử lý 884 trường hợp vi phạm Luật Giao thông; trong đó có 36 vi phạm là xe khách, 158 xe con, 19 xe taxi, 89 xe tải và 581 xe máy. Còn tính từ ngày 4/1 đến hết 20/2, CSGT Hà Nội đã xử lý 2.287 xe khách, phạt tới 1,6 tỷ, tạm giữ 15 phương tiện, 1.844 bộ giấy tờ, tước giấy phép lái xe 218 xe.
Làm gì để có những chuyến xe an toàn?!
Để đảm bảo an toàn giao thông, trước tiên là phải đi đúng luật. Vấn đề này lái xe nào cũng biết, luật họ cũng thuộc hết. Thế nhưng, trên thực tế họ vẫn cố tình vi phạm khi mà nhu cầu của người dân tăng cao, khi mà kinh doanh khó khăn, chuyện tranh thủ giành khách được coi là "miếng cơm, manh áo".
Cảnh sát giao thông xử lý một tài xế xe khách vi phạm trên đường Giải Phóng.
Và một nguyên nhân khách quan khác, là từ phía nhà quản lý, quá thờ ơ trong việc xiết chặt kỷ cương. Cụ thể, trong kỳ nghỉ Tết vừa rồi, hàng nghìn hành khách đã phải chịu cảnh nhồi nhét, chặt chém. Thế nhưng, ngoài lực lượng CSGT xử lý trên đường, khi được hỏi Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho hay từ đầu năm 2013 trên địa bàn Hà Nội, Công ty đã xử lý 28 xe khách vi phạm thể lệ vận tải trong và ngoài bến cụ thể: Tại Bến xe Mỹ Đình: Xử lý cắt 19 lốt của 13 xe do vi phạm ngoài đường đã bị Sở GTVT xử lý; tại Bến xe phía Nam: Xử lý đình tài 15 xe do vi phạm dừng đỗ đón khách sai quy định, lấy giá cao hơn giá quy định... Những con số này liệu đã phản ánh trung thực tình hình?
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Danh Liên- Chủ tịch hiệp hội vận tải Hà Nội cũng thừa nhận có không ít lái xe "ẩu", nhất là trong mùa lễ hội, hay dịp lễ tết. Để ngăn ngừa nguy cơ tai nạn giao thông, Hiệp hội đã có văn bản gửi tới các doanh nghiệp vận tải, nhất là xe khách, taxi, yêu cầu các đơn vị đảm bảo lái xe không được uống rượu bia trước lúc điều khiển ôtô, không được nhồi nhét khách. Đặc biệt, với các xe đi đến các điểm lễ hội, khi vào đường thôn xã, phải chú ý đến người đi xe máy, phải có quan sát cẩn thận vì nhiều người dân khi phóng xe trong đường làng rất chủ quan, sơ sểnh một chút là tai nạn có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Hữu Yên Giám đốc Xí nghiệp Kinh doanh tổng hợp (Tổng Công ty Vận tải Hà Nội) chia sẻ: Từ đầu năm, công ty ông cũng thường xuyên chủ động tăng cường phương tiện xe khách để phục vụ người dân. Mỗi ngày, đơn vị thường có 3-5 lượt xe đưa hàng trăm khách đi đến các điểm lễ hội như chùa Hương, Yên Tử, Đền Hùng... đấy là chưa kể xe cho thuê. Vào ngày cuối tuần, thì lượng xe có thể tăng lên là 10 lượt xe 45 chỗ.
Để có những chuyến xe an toàn, ông Yên nhấn mạnh: Việc đầu tiên mà đơn vị quan tâm, không chỉ là chất lượng xe ra sao, mà quan trọng hơn cả là chọn những tài xế có kinh nghiệm xử lý tình huống và trách nhiệm. Điều quan trọng nữa là nghiêm cấm việc lái phụ xe dừng đỗ bắt khách dọc đường.
Trước đó, để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các ngày lễ hội xuân 2013, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện yêu cầu Trưởng ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong đó tập trung kiểm tra và xử phạt tài xế xe khách, xe môtô vi phạm, trọng tâm là các tuyến quốc lộ 1, 3, 5, 14, 18, 51...
Cùng với đó, tăng cường đôn đốc, kiểm tra an toàn giao thông tại các nhà ga, bến xe, bến tàu, bến đò, kiên quyết đình chỉ phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, phương tiện chở quá số người quy định, thu gi�� vé quá mức quy định; tập trung kiểm soát hoạt động vận tải khách bằng ôtô, nhất là tuyến Bắc - Nam
bão người dân doanh nghiệp vận tải an toàn kỹ thuật kiểm tra giấy phép lái xe tai nạn giao thông quy định tai nạn giao thông phương tiện vi phạm gia ôtô công ty vận tải an toàn giao thông giao thông đường bộ công ty csgt an toàn
0 notes
tinmoionline · 11 years
Text
Thảm nạn giữa thời bình
tai nạn trách nhiệm phương tiện giao thông bị thương an toàn giao thông tai nạn giao thông giao thông csgt tngt giao thông đường bộ
Website của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia có đăng một bản tin đáng chú ý, tiêu đề: "Tai nạn giao thông giảm trong 3 ngày Tết". Theo đó, trong các ngày 29 tháng chạp, mùng 1 và mùng 2 Tết Quý Tỵ xảy ra 108 vụ tai nạn giao thông (TNGT), chết 91 người, bị thương 84 người; giảm 12 vụ, 14 người chết và 43 người bị thương so với cùng dịp năm ngoái.
"Tình hình trật tự an toàn giao thông trong 3 ngày Tết cơ bản được bảo đảm tốt (...) Nhờ làm tốt công tác tuần tra, kiểm soát, số vụ tai nạn giảm so với những ngày Tết năm 2012" - bản tin viết.
Bản tin dường như chủ yếu nhấn mạnh đến các yếu tố thành tích, như "giảm" (tai nạn, thiệt hại), "tốt" (tuần tra, kiểm soát) để làm mờ đi các con số bi thương. Cái chết oan uổng nào chẳng bi thương, dù chỉ 1 người (!).
Thực tế, thương vong vì TNGT trong dịp Tết vừa qua là rất nghiêm trọng. Theo báo cáo tổng hợp từ ngành giao thông các địa phương và những bệnh viện lớn, trong 6 ngày từ 29 tháng chạp đến mùng 5 Tết, cả nước xảy ra hơn 290 vụ TNGT, làm chết 234 người, bị thương 306 người (đây là con số thống kê chưa đầy đủ, thực tế chắc chắn nhiều hơn). Như vậy, mỗi ngày có ít nhất 39 người mất mạng, tương đương 1 trung đội (thường từ 20 đến 40 quân nhân)! Thật đáng sợ khi những thảm nạn này không phải trong thời chiến mà xảy ra giữa thời bình, lại vào những ngày tươi đẹp nhất của dân tộc, của đời người.
Những nguyên nhân gây TNGT và giải pháp ngăn chặn vấn nạn này đã được đề cập nhiều nhưng giữa nói và làm quá xa nhau nên hiệu quả còn mơ hồ. Hàng chục ngàn tỉ đồng đã được chi để sửa sang đường sá và tổ chức vô số chiến dịch tuyên truyền nhưng TNGT vẫn không bị đẩy lùi, trái lại có thể sinh sôi bất cứ lúc nào. Tiền của, mạng người cứ như luôn nằm trong tầm lưỡi hái của tử thần!
Trong hơn 290 vụ TNGT dịp Tết vừa qua, hầu hết xảy ra trên đường bộ và có liên quan đến rượu, bia. Rõ là địa chỉ trách nhiệm trước tiên thuộc về người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Trên khắp các quốc lộ, dễ dàng bắt gặp tài xế xe tải, xe khách phóng bạt mạng, liên tục lấn tuyến, vượt mặt nhau; nhiều người chạy xe máy không thèm đội mũ bảo hiểm, hễ thấy vắng bóng CSGT là phóng nhanh vượt ẩu. Những kẻ chạy xe mà không biết quý tính mạng của mình thì làm gì còn nghĩ đến tính mạng của người khác! Vì thế, TNGT không chỉ gây hậu quả đối với kẻ gây ra tai nạn mà còn tước đoạt một cách oan uổng mạng sống của nhiều nạn nhân vô can, trong đó có những cuộc đời thật đẹp, những người đáng sống đang chở đầy ước vọng tương lai...
Và không thể bỏ qua trách nhiệm của lực lượng thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. TNGT không thuyên giảm và tình trạng tham nhũng nghiêm trọng trong ngành CSGT khiến dư luận luôn hoài nghi về lương tâm, trách nhiệm của lực lượng này (theo báo cáo kết quả khảo sát xã hội học "Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức" do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố ngày 20-11-2012, CSGT tham nhũng "đầu bảng", xếp trước 3 nhóm là quản lý đất đai, hải quan và xây dựng).
Suy cho cùng, tất cả đều do con người; những hậu quả thương tâm ấy cũng xuất phát từ các khuyết tật trong ý thức, trách nhiệm và lương tâm của con người. Vậy, phải làm lành các khuyết tật đó bằng những liều thuốc thật mạnh của giáo dục và "cây gậy" luật pháp. Nếu không, mục tiêu quốc gia về kiềm chế và giảm số vụ, số người chết vì TNGT có nguy cơ sẽ phá sản.
tai nạn giao thông phương tiện giao thông an toàn giao thông bị thương tngt csgt trách nhiệm giao thông đường bộ tai nạn giao thông
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Text
Hà Nội: Tăng cường đảm bảo ATGT sau Tết
giao thông đường bộ
Tại buổi làm việc với Phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt, CATP Hà Nội, Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo đơn vị tăng cường đảm bảo tuyệt đối an toàn tại các điểm vui chơi, khu vực diễn ra các lễ hội trong TP Hà Nội...
Nguồn: ANTV
giao thông đường bộ
0 notes
tinmoionline · 11 years
Text
107 HS vi phạm luật giao thông đường bộ trong tháng 11
107 HS vi phạm luật giao thông đường bộ trong tháng 11
PN - Sở GD-ĐT TP.HCM vừa gửi danh sách 107 học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ trong tháng 11, 12/2012 về trường và yêu cầu lãnh đạo các trường phải xử lý nghiêm.  
Các học sinh đã phạm các lỗi: chưa đủ tuổi điều khiển xe trên 50cm3, không giấy phép lái xe, chở quá số người, lạng lách đánh võng... Sở GD-ĐT yêu cầu hạ bậc hạnh kiểm trong học kỳ đối với các học sinh vi phạm.
TIÊU HÀ
 Source: phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/107-hs-vi-pham-luat-giao-thong-duong-bo-trong-thang-11/a84567.html
0 notes
tinmoionline · 11 years
Text
Đón đọc Đại Đoàn Kết số 21 ra ngày 21-1-2013
Đón đọc Đại Đoàn Kết số 21 ra ngày 21-1-2013
(Nhấn F5 tiếp tục cập nhật)  
* Chuyên mục "Kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris" có bài của nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp Trịnh Ngọc Thái trả lời phỏng vấn của báo Đại Đoàn Kết về sự chỉ đạo của Bác Hồ, của Bộ Chính trị, của Trung ương Đảng đối với cuộc đàm phán cũng như việc ký kết Hiệp định Paris. Bài viết dẫn lời ông Trịnh Ngọc Thái cho rằng: "Hồ Chủ tịch đã qua đời nhưng tư tưởng ngoại giao của Người vẫn tiếp tục tỏa sáng, soi đường cho chúng ta trong suốt quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris để đi đến thắng lợi cuối cùng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".
* Thôi nuông chiều "công tử". Đó là nhan đề bài Góc nhìn ĐĐK của Trần Ngọc Trung. Tác giả cho rằng: Thay vì nuông chiều, phải bắt các "công tử" chịu áp lực cạnh tranh, vứt bỏ thế độc quyền, chấm dứt và thoái vốn đầu tư ngoài ngành... Có vậy mới có thể chấm dứt được điệp khúc lỗ, nợ, mà cứ đến hẹn, các tập đoàn, tổng công ty lại "ngân nga".
* Thông tư 30 của Bộ Y tế được coi là một "gọng kìm" nhằm siết chặt hơn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vốn đã bị thả lỏng một thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn hoài nghi về sức mạnh cũng như hiệu quả của "gọng kìm" này. Nhiều người hình dung thông tư này tương tự như quyết định bắt buộc thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt thường chỉ được bày bán trong vòng 8 tiếng rất thiếu thực tiễn đã bị dừng cách đây không lâu. Bài viết Siết thực phẩm bẩn: "Gọng kìm" yếu trên trang nhất số ra ngày mai của tác giả Duy Phương phản ánh cụ thể tình trạng này.
* Bằng việc đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt là cầu vượt và đường hầm vượt sông, hiện trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từng kéo dài suốt nhiều năm, đến nay đã cải thiện được từ 25 - 30% "điểm đen"...Vậy năm 2013 này sẽ như thế nào? Đón đọc bài Giảm ùn tắc giao thông bằng giải pháp "hầm - cầu" trên trang Kinh tế - Xã hội số ra ngày mai.
* Sau đợt thổi giá trứng gia cầm của các công ty thì thị trường trứng gia cầm cũng neo giá theo. Kể từ ngày 18-1, các công ty trứng gia cầm hạ giá bán sản phẩm và trả lại giá thị trường ban đầu. Tuy nhiên, đến thời điểm này hầu hết các chợ lẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giá trứng vẫn ở mức cao... đi tìm nguyên nhân vấn đề này trong bài viết trên trang Kinh tế - Xã hội số ra ngày mai, chắc sẽ là mối quan tâm của nhiều người tiêu dùng.
* Cần thể hiện hồn văn hóa dân tộc là nhan đề bài viết của tác giả Lê Anh Đức ghi lại những ý kiến nhiều tâm huyết của GS Trần Ngọc Đường. Theo ông Đường, Hiến pháp ngoài việc thể hiện bản chất giai cấp lãnh đạo Nhà nước, cần phải thể hiện được giá trị bản sắc văn hóa, cái hồn của dân tộc. Như vậy thì bản Hiến pháp đó sẽ có sức sống lâu dài, chứ không chỉ tồn tại mang tính lịch sử.
* Thời mà giới cầu thủ Việt và "cò" thay nhau lũng đoạn thị trường chuyển nhượng cầu thủ trong nước đã trở thành dĩ vãng. Một số cầu thủ quen được mời chào tung hô sống trong giá trị ảo bao năm qua nay dần trở về đúng với năng lực của họ. Bài viết của Khánh Vy trên trang Sức khỏe - Thể thao.
* Lại một mùa giải "sóng gió" của văn chương Việt. Thông tin trên được đưa ra trong bài viết trên trang Văn hóa - Nghệ thuật. Tác giả Nhã Anh cho biết: Đã có hai nhà văn lên tiếng từ chối nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với những lý do hết sức đơn giản.
Và nhiều bài viết hấp dẫn ở các chuyên mục khác... mời các bạn đón xem.
(Nhấn F5 tiếp tục cập nhật)
ĐĐK
 Source: daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=60343&menu=1479&style=1
0 notes
tinmoionline · 11 years
Text
Nghệ An tăng số vụ chống người thi hành công vụ
Nghệ An tăng số vụ chống người thi hành công vụ
Đối tượng chống người thi hành công vụ Nguyễn Huy Hưng bị bắt sau 19 ngày lẩn trốn.  
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, số vụ chống người thi hành công vụ năm 2012 tăng 23 vụ so với năm 2011 (135,3%). Trong đó, trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, chống người thi hành công vụ chiếm 50%. Sự gia tăng cả về số vụ và mức độ cho thấy ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao.
Đa số những đối tượng chống người thi hành công vụ khi bị lực lượng tuần tra kiểm soát phát hiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Biết mình có hành vi vi phạm, bị cảnh sát giao thông (CSGT) ra hiệu dừng xe để kiểm soát sẽ bị xử phạt nặng, do đó họ đã cố tình không chấp hành, hoặc lái xe chạy trốn, hoặc điều khiển xe đâm thẳng vào người thi hành công vụ. Trường hợp khi bị xử lý, đối tượng vi phạm có hành vi ngăn cản, chống đối việc xử phạt như chửi bới, lăng mạ, thậm chí đánh lại người đang thi hành công vụ.
Nguy hiểm hơn, với bản chất liều lĩnh côn đồ, các đối tượng này dùng cả vũ khí để chống trả lại khi bị phát hiện và truy đuổi. Thống kê của Công an tỉnh Nghệ An cho thấy, đối tượng chống người thi hành công vụ đa số là nam giới, trong đó độ tuổi chủ yếu là thanh thiếu niên và phạm tội lần đầu. Do thiếu hiểu biết về pháp luật, xem thường pháp luật hoặc có uống rượu không làm chủ được hành vi, nên khi bị vi phạm, đối tượng có hành vi chống trả khi lực lượng chức năng ngăn chặn.
Tuy nhiên, cũng từ các vụ án trên cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở cơ sở chưa được duy trì thường xuyên. Vì vậy, để ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tình trạng chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, lực lượng chức năng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho người dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. Bản thân người chiến sĩ CSGT phải giữ đúng tư thế tác phong CAND, bảo đảm nguyên tắc đúng pháp luật, nhanh chóng nắm bắt và xử lý tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất hành vi chống người thi hành công vụ có thể xảy ra.
Các cơ quan tố tụng khẩn trương hoàn tất củng cố chặt chẽ hồ sơ vụ việc và sớm đưa ra xét xử công khai, nghiêm minh các đối tượng phạm tội. Đồng thời chính quyền địa phương cần có những biện pháp răn đe, giáo dục phù hợp để ngăn chặn những vụ việc tương tự.
 Source: www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/phap-luat/2.672/ngh-an-t-ng-s-v-ch-ng-ng-i-thi-hanh-cong-v-1.386799
0 notes
tinmoionline · 11 years
Text
Bắt xe chở 5 tấn nội tạng, chân động vật đang phân hủy
Bắt xe chở 5 tấn nội tạng, chân động vật đang phân hủy
(VOV) - Lái xe không thể xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng.  
Trong khi tuần tra kiểm soát tại Km67 trên quốc lộ 37 thuộc địa phận thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tổ công tác Đội Tuần tra kiểm soát số 2 thuộc phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt công an tỉnh Hải Dương đã phát hiện xe ô tô chở hàng đông lạnh mang biển kiểm soát 72L - 3026 do lái xe Đoàn Trung Đang sinh năm 1981 thường trú tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu điều khiển, chạy theo hướng Bắc Giang - Hải Dương có biểu hiện nghi vấn.
Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra phương tiện và phát hiện trên xe có khoảng 5 tấn nội tạng, chân động vật đang phân hủy.
Lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng này. Cảnh sát giao thông tỉnh Hải Dương đã lập biên bản và bàn giao cho Phòng cảnh sát Môi trường tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật./.
 Source: vov.vn/doi-song/bat-xe-cho-5-tan-noi-tang-chan-dong-vat-dang-phan-huy/242901.vov
0 notes