Tumgik
#đặc trị viêm ruột chó mèo
hoantovet · 2 years
Text
BIO-SCOUR W.S.P
ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY CHÓ, MÈO THUỐC BỘT HÒA TAN HOẶC TRỘN THỨC ĂN THÀNH PHẦN:Neomycin (as Sulfate)Streptomycin (as Sulfate)Atropine (as Sulfate)Lactose, Dextrose vừa đủCÔNG DỤNG:Đặc trị bệnh viêm ruột, tiêu chảy, ói mửa ở chó, mèo.LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:Chó, mèo: 1 g / 5 kg thể trọng. Pha thuốc vào một ít nước và bơm vào miệng cho thú cưng uống, ngày 2 lần.BẢO QUẢN: Nơi khô thoáng, nhiệt độ không…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
bootpet · 2 years
Text
Top 5 thuốc chống nôn cho chó tốt nhất
. Thuốc chống nôn cho chó : Doxy-sul-trep
 Nguyên nhân :
Chó bị nôn do sự mẫn cảm hệ thần kinh đối giao cảm gây tăng nhu động hệ cơ trơn dạ dày và ruột. Loại thuốc đầu tiên là sản phẩm thuốc kháng sinh Doxy-sul-trep được dùng cho chó chống nôn. Thuốc được dùng để đặc trị cún cưng đi ỉa ra máu tươi, bị nôn mửa. Thuốc chống nôn cho chó này còn có tác dựng trị các bệnh về bỏ ăn, viêm mũi, viêm phổi, viêm xoang, móng khớp, viên tử cung và nhiễm trùng sau khi sinh. Thành phần chính của thuốc từ Doxycyclin HCL và Sulfadimidin sodium. Là một trong những loại thuốc chống nôn cho chó tốt nhất
Thuốc chống nôn cho chó Doxy-sul-trep
Cách sử dụng cũng rất đơn giản:
Bạn hãy trộn đều thuốc cùng thức ăn của cún. Hay hòa thuốc cùng với nước rồi cho chó uống. Dùng 2 lần mỗi ngày và liên tục trong vòng 3-5 ngày để hiệu quả nhất có thể. Liều dùng thực hiện là 1 gói dùng từ 5-10 kg thể trọng mỗi ngày.
Mua thuốc tại đây : thuốc 
Doxy-sul-trep
2.Thuốc chống nôn cho chó Atropin
Tumblr media
Thuốc chống nôn cho chó atropin sulphat
Thuốc atropin cũng là một loại thuốc chống nôn cho chó tốt nhất được tin tưởng sử dụng hiện nay. Thuốc này có chưa kháng acetylcholin sẽ ngăn chặn kích thích thần kinh tới tuyến và các cơ sẽ giúp cún làm giản các cơ trơn giảm nôn hiệu quả.
Atropin có tác dụng giảm tình trạng tiết dịch nhầy và co thắt trong đường hô hấp. Từ đó giảm rất nhiều tình trạng co thắt gây buồn nôn ở cún, giảm hội chứng ruột bị kích thích. Thuốc chống nôn cho chó được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạnh cho chó mèo, định lượng tùy theo thể trọng của cún con nhà bạn. Lưu ý thuốc này sẽ có thể gây ra tác dụng phụ là giảm tiết dịch, giãn đồng tử và gây khô niêm mạc tại vùng miệng gây khó chịu cho cún cưng. Bạn nhớ theo dõi thú cưng để chăm sốc tốt nhất nhé
Mua thuốc tại đây : thuốc 
Atropin
3. Thuốc chống nôn cho chó do nhiễm khuẩn : Phar-moxicla
Tumblr media
Thuốc chống nôn cho chó Phar-moxycla
Nhắc tới các loại thuốc chống nôn cho chó tốt nhất, không thể bỏ qua Phar-Moxicla. Đây là loại kháng sinh dùng để chữa trị một số chứng nhiễm trùng ở chó mèo do vi khuẩn. Thành phần chính của thuốc được bào chế từ Amoxicilin trihydrat: 700 mg và Clavulanic Acid: 175 mg. Thuốc chống nôn cho chó Phar-Moxicla được dùng để điều trị một số bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên ở chó mèo như chứng loét ở dạ dày, sốt cao, nôn ra , viêm phổi, viêm cổ tử cung và nhiễm trùng huyết. Bên cạnh đó, còn dùng thuốc Phar-Moxicla để điều trị bệnh bí tiểu, rối loạn đại tiện ra dịch vàng, viêm dạ dày tá tràng và viêm não do virus gây nên. Thuốc Phar-Moxicla được dùng bằng cách chích tại hậu môn. Về liều dùng với chó dưới 5kg là tiêm 1 lọ khoảng 3 – 5 ml. Đối với chó trên 5kg cần tiềm từ 6 – 8kg. Quy cách gói sản phẩm là 5ml.
Mua thuốc tại đây : thuốc 
Phar-moxicla
4. Thuốc Phar-complex C
Tumblr media
Thuốc chống nôn cho chó Phar-complex C
Phar-complex C là dạng thuốc chuyên cung cấp vitamin cần thiết cho chó mèo đặc biệt là những con chó nuôi lâu lớn. Bên cạnh đó, thuốc chống nôn cho chó này cũng có tác dụng làm giảm tình trạng nôn mửa cho chó mèo giúp tăng cường sức đề kháng. Thành phần chủ yếu của thuốc gồm các loại vitamin C, vitamin B1 bên vitamin B6, vitamin B2, vitamin PP và Ca pantothenat.
Cách dùng thuốc Phar-complex C bằng cách tiêm tĩnh mạch trong vòng 3 – 5 ngày, liều là 1ml cho 5 – 10kg thể trọng mỗi ngày. Quy cách đóng gói sản phẩm là 5ml. Uống đúng liểu để thuốc chống nôn cho chó có thể đạt hiệu quả cao
Mua thuốc tại đây : thuốc 
Phar-complex C
5. Kháng sinh tổng hợp Phar-Combido
https://bootpet.com/wp-content/uploads/2023/02/ada96e7056b79af28a8d0574458ec593-min-400x400.jpg
Thuốc chống nôn cho chó phar-moxila
Đây là thuốc kháng sinh tổng hợp dành cho chó mèo, cũng được liệt vào thuốc chống nôn cho chó tốt nhất, đặc biệt các trường hợp tiêu chảy cấp tính. Thành phần chủ yếu của Phar-Combido bao gồm: Tylosin tartrat, Gentamicin sulfat và Chlorpheniramin maleat. Chuyên chứng viêm phổi, nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm dạ dày, kiết lỵ, tiêu chảy ra tươi, nôn mửa, viêm đường tiết niệu. ..Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp, viêm gan, viêm thận và viêm đa dây thần kinh cho chó mèo. Cách sử dụng tiêm bắp 1 lần/ngày và sử dụng liên tục trong vòng 2 ngày. Liều sử dụng cho mèo dưới 10kg là 1 ml/2,5 kg và trên 10kg là 1 ml/5 kg. Quy cách thể tích sản phẩm là 5ml và 10ml.
Mua thuốc tại đây : thuốc 
Phar-Combido
Trên đây là top 5 loại thuốc chống nôn cho chó tốt nhất an toàn và hiệu quả hiện nay. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích nhất và giúp bạn dễ dàng chọn được đúng loại thuốc thích hợp để đặc trị tình trạng này cho cún cưng của mình đấy.
Tham khảo chăm sóc cún : Khi chó bị bệnh, nó sẽ cần một chế độ ăn uống đặc biệt hay thực phẩm bổ sung giúp phục hồi tốt hơn, do đó bạn có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ thú y về những loại thực phẩm và chất dinh dưỡng bổ sung nên được cho chó sử dụng khi bị ốm đau. Tuy nhiên, một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tự tìm hiểu và xây dựng kế hoạch nhằm bảo vệ chú chó bị bệnh của mình tốt hơn nữa. Thông thường, khi một con chó không khoẻ mạnh( ví dụ với các triệu chứng như tiêu chảy hoặc sốt cao), nó sẽ chọn giải pháp bỏ ăn khoảng một hoặc hai ngày. Nếu chó của bạn thực sự không thèm ăn gì trong một vài ngày thì đừng nên bắt chúng ăn. Đây có thể xem như cách cơ thể chó hấp thụ những chất độc hại và chất thải. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng bên cạnh chỗ ngủ của chó luôn có một bát nước sạch đầy sẽ cung cấp đủ độ ẩm và ngăn ngừa việc cơ thể chó bị thiếu nước. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chú chó bị bệnh của bạn tiếp tục không ăn sau nhiều ngày bỏ ăn và nó đang dần trở nên yếu ớt và bắt đầu giảm cân? Trong tình huống này, bạn cần kích thích chó ăn bằng cách cho nó ăn nhiều những thức ăn bổ dưỡng, có hương thơm quyến rũ và đặc biệt là các món ăn khoái khẩu thường ngày của chúng. Chú ý là chế độ ăn cần phải có đầy đủ chất dinh dưỡng( protein, chất béo, chất xơ, tinh bột) hơn ngày thường nhằm bồi bổ sức khoẻ cho chó vfa và cơ thể chó cũng sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Người nuôi có thể làm bữa ăn ngon hơn bằng cách bổ sung thêm các loại thảo dược vào thực phẩm khi chế biến món ăn dành cho chó. Các loại thảo dược như bạc hà, hẹ, gừng, cây linh lăng sẽ giúp kích thích cảm giác thèm của chó, vừa tạo thêm hương vị cho món ăn. Các tuyệt đối không được thêm ớt, tỏi hay hành vào trong thức ăn của chó. Ăn hành, tỏi, hẹ sẽ gây kích ứng hệ tiêu hoá của chó và nặng có thể dẫn đến tổn thương hồng cầu. Bạn cũng có thể thêm vài muỗng canh nước ninh xương( nước hầm xương) nhằm bổ sung thêm dưỡng chất có trong xương khi chó bị ốm. Nước hầm xương không những bổ sung thêm dưỡng chất vào bữa ăn, kích thích chó ăn ngon còn góp phần làm mềm thức ăn khô và thức ăn dạng bột cho chó dễ dàng nuốt hơn. Mua thống chống nôn cho chó tốt nhất để giảm thiểu cảm giác khó chịu của cún.
Xem thêm ở đây để có nhiều tip chăm sóc cún cưng một cách tốt nhất nhé!
https://bootpet.com/top-5-thuoc-chong-non-cho-cho-tot-nhat/
0 notes
pethealth · 3 years
Text
BỆNH GÂY ỈA CHẢY TRÊN MÈO – MÈO BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Mèo bị tiêu chảy và nôn là những biểu hiện cho thấy mèo bị rối loạn tiêu hóa. Điều này không chỉ gây sức khỏe yếu cho bé mèo mà còn làm bạn mệt mỏi khi dọn dẹp hộp cát cho thú cưng.
Trong bài viết này, Pethealth xin giúp bạn giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề tiêu hóa của boss mèo để bạn có thêm thông tin, kiến thức cho các vấn đề sức khỏe của thú cưng.
Tìm hiểu mèo bị rối loạn tiêu hóa
Cũng giống như con người chúng ta, chó, mèo hoặc thậm chí là gia cầm cũng có thể mắc phải nhiều loại bệnh rối loạn tiêu hóa khác nhau. Trong đó rối loạn tiêu hóa ở mèo được phân loại thành dạng cấp tính (đột ngột với mức độ nặng). Hoặc mãn tính (tồn tại trong thời gian dài và tái phát liên tục).
Nguyên nhân khiến mèo bị rối loạn tiêu hóa thường xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên vẫn có tương ứng các phương pháp chữa trị an toàn và hiệu quả cho tình trạng này.
Tiêu chảy ở mèo là gì?
Tiêu chảy được định nghĩa là phân mềm hơn, lỏng hơn hoặc nhiều nước hơn mức cần thiết. Mèo bị tiêu chảy có thể đi đại tiện thường xuyên hơn bình thường, không kịp chạy vào hộp cát mà đi lỏng ngay ra sàn. Phân có thể có máu, chất nhầy hoặc thậm chí ký sinh trùng.
📷Mèo bị rối loạn tiêu hóa – mèo bị tiêu chảy và nôn
Khi phát hiện ra điều này bạn hãy bỏ thời gian quan sát một chút. Nếu việc đi phân nát chỉ kéo dài vào giờ hoặc 1-2 ngày thì bạn không cần quá lo lắng.
Đường tiêu hóa của mèo sẽ tự khắc phục được sự rối loạn này. Nhưng những con mèo mắc bệnh này trong hơn một vài ngày. Hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn (như nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, phân có máu, phân lỏng hoặc mệt mỏi).
Với những trường hợp trên, mèo cần được bác sĩ thú y khám thì tốt hơn vì vấn đề có thể phức tạp. Chúng có thể cần một phác đồ hợp lý để giải quyết.
Cần lưu ý rằng mèo sơ sinh và mèo nhỏ mà bị tiêu chảy đặc biệt dễ bị mất nước. Vì vậy bạn không nên thử tự điều trị hoặc chờ đợi. Chúng cần được bác sĩ thú y đánh giá luôn.
Triệu chứng tiêu chảy ở mèo
Cùng với việc có phân trông không khỏe mạnh (thường có hình dạng lỏng lẻo hoặc chảy nước). Mèo bị tiêu chảy có thể có các triệu chứng sau:
Chất nhầy hoặc máu trong phân
Giun trong phân
Đi phân ra nhà do không kịp vào hộp cát
Đại tiện với tần suất tăng
Căng thẳng mỗi khi đi phân
Ăn mất ngon
Mệt mỏi hoặc yếu đuối
Đau bụng
Giảm cân
Mèo bị tiêu chảy và nôn
Mèo bị tiêu chảy và nôn chính là một triệu chứng thường gặp nhất khi mèo bị rối loạn tiêu hóa. Khi đó nó thường có các biểu hiện như bụng phình to lên, nôn mửa ra mật có bọt, ra phân có mùi thối khắm hoặc có lẫn cả máu. Kết hợp với đó đi ngoài có phân dạng lỏng, thậm chí chứa cả thức ăn chưa kịp tiêu hóa.
Điều này khiến cho mèo mất sức và sức khỏe suy yếu dần. Đáng chú ý có những trường hợp mèo tiêu chảy ra máu do bị nhiễm ký sinh trùng từ môi trường xung quanh. Từ đó có thể dẫn đến tử vong.
Mèo bị tiêu chảy và nôn phải làm sao?
Khi phát hiện mèo bị tiêu chảy và nôn thì điều đầu tiên bạn cần làm chính là xác định tình trạng thông qua các biểu hiện. Từ đó mới đưa ra hướng chữa trị phù hợp nhất.
Mèo tiêu chảy, nôn ít và vẫn sinh hoạt bình thường: Có thể mèo bị rối loạn tiêu hóa mức độ nhẹ hoặc là bị dị ứng. Do vậy bạn nên kiểm tra lại khẩu phần ăn, chất lượng món ăn của mèo. Hoặc có thể cho chúng ngừng ăn khoảng 24h để quan sát bệnh. Bổ sung thêm nước sạch.
Mèo tiêu chảy kèm máu, nôn: Dấu hiệu này chính là do hệ tiêu hóa của mèo đã bị tổn thương. Chính vì vậy bạn nên dừng việc cho mèo ăn, kiểm tra xem chúng có ăn thức ăn nào không tốt hay không. Sau khoảng 24h ngừng ăn thì bạn hãy cắt thịt nạc cho mèo, chia nhỏ khẩu phần ăn. Vệ sinh khay sạch sẽ.
Mèo bị tiêu chảy và nôn, bỏ ăn: Nếu mèo của bạn đang gặp dấu hiệu này thì có thể chúng đang mắc căn bệnh giảm bạch cầu hoặc viêm đường ruột rất nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên mang thú cưng ra các phòng khám thú ý để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
📷Luôn quan tâm và để ý kỹ các biểu hiện mắc bệnh của mèo.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở mèo
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, mèo tiêu chảy và nôn. Thường thì nó xảy ra khi một con mèo ăn thứ gì đó bất thường hoặc khi thành phần bữa ăn của chúng thay đổi đột ngột.
Khi chuyển từ loại thức ăn cho mèo này sang loại thức ăn khác. Tốt nhất là chuyển từ từ trong một tuần. Dần dần trộn vào nhiều loại thức ăn mới và ít thức ăn cũ hơn. Sự chuyển đổi này cho phép hệ thống tiêu hóa của thú cưng điều chỉnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Các nguyên nhân tiềm ẩn khác của tiêu chảy bao gồm:
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn)
Virus
Ký sinh trùng ruột (giun, sán …)
Dị ứng thực phẩm
Bệnh viêm ruột
Phản ứng phụ của kháng sinh và các loại thuốc khác
Ngộ độc
Viêm tụy
Viêm kết hợp gan – tụy – ruột (triaditis)
Bệnh gan
Bệnh cường giáp
Retrovirus mèo (FeLV hoặc FIV)
Ung thư
Phải làm gì khi mèo bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy
Bạn hãy đánh giá đúng mức triệu chứng của con mèo của bạn.
Chúng có vẻ cảm thấy bình thường hoặc hành động mệt mỏi hơn bình thường?
Chúng có giảm ăn hay bỏ ăn không?
Có phải mèo bị tiêu chảy và nôn hay không?
Nếu mèo của bạn gặp một sự cố về thức ăn. Sau khi đi ỉa và có thể nôn nó sẽ trở về trạng thái bình thường, không còn các triệu chứng khác. Thì nó thường không được coi là một trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên, tiêu chảy trong một thời gian dài (hơn một ngày), cũng như tiêu chảy kèm theo thay đổi đáng kể về thái độ hoặc các triệu chứng khác. Nên được coi là một trường hợp khẩn cấp. Máu đỏ tươi hoặc phân màu sẫm hơn cũng được coi là một trường hợp khẩn cấp. Lúc này đi khám bác sĩ thú y sẽ phải chăm sóc chú mèo cho bạn với đầy đủ các biện pháp khám và chữa bệnh.
Lịch sử y tế của con mèo
Khám sức khỏe
Công việc phòng thí nghiệm cơ bản (công việc máu, xét nghiệm phân)
X-quang
Siêu âm
Xét nghiệm chức năng đường tiêu hóa (xét nghiệm máu)
Nội soi / nội soi và sinh thiết (để lấy mẫu mô)
Thử nghiệm thuốc (đánh giá đáp ứng với thuốc)
Thử nghiệm thực phẩm (đánh giá phản ứng với một số loại thực phẩm)
Điều trị tiêu chảy do mèo bị rối loạn tiêu hóa
Mẹo bị rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của nó. Dưới đây là một số phương pháp điều trị có sẵn mà bác sĩ thú y của bạn có thể sử dụng và lý do của chúng:
Điều trị ký sinh trùng: Nếu ký sinh trùng được cho là có vai trò, ký sinh trùng (thuốc diệt ký sinh trùng) có thể được khuyến nghị. Theo dõi điều trị, chương trình phòng chống ký sinh trùng được áp dụng chặt chẽ.
Kháng sinh: Trong một số trường hợp, thuốc kháng sinh được kê đơn để tiêu diệt một số vi khuẩn không lành mạnh trong đường tiêu hóa của mèo bị bệnh.
Điều trị nguyên nhân chính: Nói chung, phương pháp lý tưởng để điều trị tiêu chảy khắc phục nguyên nhân cơ bản của nó. Ví dụ, những con mèo bị tiêu chảy do cường giáp sẽ thấy tiêu chảy của chúng được giải quyết sau khi bệnh tuyến giáp của chúng được kiểm soát
📷Nhân viên Pethealth đang thăm khám mèo bị rối loạn tiêu hóa
Trên đây là một số chia sẻ về mèo bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất. Để từ đó có cách phòng ngừa cũng như chữa trị kịp thời mỗi khi mèo bị rối loạn tiêu hóa. Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ bệnh viện thú y PetHealth. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Nguồn: https://pethealth.vn/benh-gay-ia-chay-tren-meo/
1 note · View note
Text
Bệnh hay mắc ở chó mèo
Bệnh hay gặp ở chó mèo và cách phòng tránh hiệu quả nhất
Trong quá trình chăm sóc chó mèo, bạn thường bắt gặp một số loại bệnh thường phát sinh ở trên cơ thể chúng. Có những bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của chúng. Bài viết dưới đây noithatthucung.com sẽ chia sẻ tới các bạn một số căn bệnh hay gặp phải ở chó mèo và cách phòng tránh hiệu quả nhất. Cùng theo dõi và tham khảo nhé.
Tumblr media
1. Bệnh rận ký sinh trên lông, tai.
Chấy, rận ký sinh là bệnh hay gặp ở chó mèo.
Cơ thế của những chú chó hay mèo đều được bao bọc bởi bộ lông khá dày, là nơi thích hợp cho các loài ký sinh trùng sống bám. Những loài sinh vật như: Trichodectes canis, Trichodectes latus Heterodoxus spiniger,.. thường sống ký sinh trên da, lông, tai của thú cưng. Chúng chích vào ống tai, ăn trụi lông, gây chảy máu, lở loét ở da, chân, tai,..
Đặc biệt, khi cơ thể của thú cưng không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cơ hội cho chúng hoạt động. Những cá thể lớn, bé cứ trải qua một chu trình vòng đời trên cơ thể vật chủ. Đẻ trứng, lột xác và trưởng thành. Gây ra nhiều hậu quả đối với các bé cưng.
Khi bị các loại rận, chấy ký sinh gây ra sự khó chịu cho boss. Gây ngứa ngáy, kém ăn, chậm lớn, rụng lông và đặc biệt cơ thể của các bé chó, mèo ngày càng gầy hơn. Ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mĩ cho các bé.
Biện pháp phòng tránh bệnh rận hay gặp ở chó, mèo:
– Trong quá trình nuôi dưỡng, bạn cần thường xuyên vệ sinh cơ thể cho các bé thật sạch sẽ. Bên cạnh đó, cũng đừng quên làm sạch môi trường sống của chúng nhé. Loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn cho các loại ký sinh trùng có hại phát sinh.
– Nếu chẳng may, các bé chó mèo mắc phải bệnh rận ký sinh. Cần tiến hành sử dụng thuốc Bayticol (flumethrin 6%), pha loãng và tắm cho chúng nhé. Quá trình này có thể được lặp lại sau 14 ngày để triệu tiêu sạch mầm bệnh nhé.
– Nếu vi khuẩn ký sinh, gây ra bệnh ghẻ trên cơ thể, bạn nên tiến hành mang chúng tới cơ sở thú y để được chữa trị cách tốt nhất. Cho các bé uống bravecto để triệt tiêu và đề phòng tái phát nhé.
2. Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản hay còn gọi là ho cũi, là một loại bệnh thường xuất hiện ở các giống chó. Vào những thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi cách đột ngột, làm cho cơ thể các bé không kịp thích nghi. Những chú chó dễ dàng mắc bệnh này, nhất là lứa tuổi dưới 1,5 tuổi.
Cách phòng tránh:
– Trong những ngày giao mùa, tuyệt đối không cho chó ra ngoài. Bố trí không gian ấm áp, tránh lộng gió để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.
– Hạn chế đưa các bé cưng tới khu vực đông động vật khi giao mùa, để tránh lây nhiễm.
– Theo dõi và mang bé tới ngay cơ sở thú y gần nhất để khám, chữa khi bé có biểu hiện sốt, ho, yếu và biếng ăn.
3. Bệnh lepto
Lepto là loại bệnh do loại vi xoắn khuẩn leptospirosis gây ra. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng sốt cao kéo dài, ho và cơ thể yếu dần. Nó đặc biệt nguy hiểm bởi có khả năng lây lan từ động vật sang người, gây ra hiện tượng viêm màng não vô cùng nguy hiểm.
Biện pháp phòng tránh:
– Chăm sóc, vệ sinh chó, mèo sạch sẽ, an toàn.
– Mang các bé đi tiêm phòng đầy đủ, đúng định kỳ.
4. Bệnh viêm ruột, viêm dạ dày – căn bệnh hay gặp ở chó, mèo
Suy nhược cơ thể nghiêm trọng sau khi mắc bệnh viêm ruột
Khi thời tiết nóng nực, mưa ẩm, áp suất không khí thấp, bệnh viêm ruột có nguy cơ xảy ra cực nhiều. Bệnh này xuất hiện bởi tác nhân virus Felien Parvovirus gây ra. Nó làm rối loạn hệ tiêu hóa chó, mèo, gây ra triệu chứng sốt, suy nhược, khát nước, nôn, bỏ ăn và lượng bạch cầu suy giảm nghiêm trọng. Căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm và dễ dẫn tới tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng tránh:
– Tiêm vacxin Leucorifelin định kỳ cho các bé nhằm giúp giảm bạch cầu và bệnh hô hấp do VIRUS gây ra. Thời gian bắt đầu tiêm khi mèo được 6 tuổi, và tiêm định kỳ hằng năm đầy đủ.
– Tiến hành tẩy giun sán định kỳ cho các bé. Bạn có thể đến tại các cơ sở thú y để được hướng dẫn kỹ nhất về quá trình này.
– Chăm sóc thú cưng hợp lý, bổ sung các loại thức ăn dễ tiêu hóa cho chúng. Nấu chín thức ăn khi cho các bé ăn. Tuyệt đối không cho ăn thịt và trứng sống nhằm ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại cho đường ruột. Tuyệt đối không cho chúng ăn thực phẩm ôi thiu, các đồ bị nhiễm bẩn.
Nên cho các bé ăn thực phẩm đã nấu chín để bảo vệ an toàn cho hệ tiêu hóa, phòng tránh một số bệnh hay gặp ở chó, mèo
5. Bệnh đi vệ sinh ra máu, nôn mửa liên tục ở các bé cún con.
Trong quá trình chăm sóc, có rất nhiều trường hợp các bé cưng đang khỏe mạnh tự dưng lăn đùng ra ốm, bỏ ăn, ủ rũ và nôn mửa cực nhiều. Sau đó, chúng thường xuyên đi vệ sinh và xuất hiện hiện tượng xuất huyết, vệ sinh ra máu nhiều. Cơ thể suy nhược, yếu ớt và hao mòn. Nếu không điều trị kịp thời, các bé sẽ nhanh chóng tử vong ngay sau vài lần xuất máu quá nhiều.
Biện pháp phòng tránh:
– Tiêm phòng vắc-xin tổng hợp theo định kỳ cho chó, mèo. Chăm sóc chúng tốt, hạn chế ăn các loại thực phẩm sống, bẩn, ôi thiu.
– Nếu chó, mèo mắc phải bệnh này, cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Bằng cách sử dụng trứng gà (gà ta), bơm vào cho chúng. Tuyệt đối phải buộc chúng ăn khoảng 1 – 2 quả/ngày. Hơn nữa, hái cây nhọ nồi kết hợp với một ít lá mơ lông (mọc dại rất nhiều), rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Sau đó, vo nhuyễn, lọc lấy nước cốt và cho các bé uống ngày 2 – 3 lần nhé.
– Bạn có thể đến tại cơ sở thú y gần nhất để được tư vấn kỹ hơn về thuốc bổ sung cho chúng nhé. Thông thường, đối với bệnh này, bạn cần sử dụng các loại: Atropin+ gentamycin+ lincomycin+ VB1+VB12 tiêm cho chó ngày 1 – 2 lần.
Trên đây là 5 căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó. Noithathucung mong rằng các bạn đã có những thông tin hữu ích để chăm sóc boss yêu của mình cách tốt nhất.
Ghé thăm website noithatthucung.com để cập nhật thêm nhiều thông tin về chăm sóc chó mèo các bạn nhé.
1 note · View note
ninh8391 · 3 years
Text
Sleeping with a pet 11
Hiện nay xu hướng nuôi thú cưng ngày càng phổ thông tại thành phố và cả nông thôn. Trong ấy, có rất nhiều người nuôi chó mèo thường có thói quen để thú cưng ngủ chung với chủ. Tuy nhiên, những chuyên gia y tế lại khuyến cáo chủ nuôi không nên tiếp tục thói quen này.
Một cuộc khảo sát vừa qua cho thấy, gần một nửa trong tổng số các chú chó cưng đã được ngủ trên giường với chủ nhân của mình. Trong đó, có 62% chó con, 41% chó cỡ trung và 32% chó lớn, 62% mèo ngủ với người lớn và 13% mèo ngủ cùng với trẻ em. Tuy ngủ chung với thú cưng không phải là một thói quen quá nguy hiểm, nhưng nó vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, bệnh tật.
- Một số tác hại lúc ngủ chung với thú cưng
Bệnh hắc lào: Nấm tinea ciroinata trên da mèo có thể lây bệnh hắc lào. Vi khuẩn salmonella trên người chúng gây bệnh thương hàn, tiêu chảy.
Bệnh hen: Theo những thầy thuốc nhi khoa, đã có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ lên cơn hen cấp tính, nguy hiểm tới tính mạng do tiếp xúc và dị ứng với lông chó, mèo.
Bệnh giun móc: Đây cũng là một loại ký sinh trùng thường sinh sống trên rất nhiều con vật nuôi như chó, mèo… Chúng rất dễ lây sang cơ thể người lúc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với trứng giun hay ngủ chung với thú cưng của mình.
Bệnh dại của chó: khi thú cưng bị dại, virus bệnh dại thường có ở trong nước bọt của chó. Lúc bị chó cắn, dù không rõ chúng có bị dại hay không, bạn cũng nên đi tiêm phòng, bởi vì tỷ lệ sống sót lúc đã nhiễm căn bệnh này thường rất thấp.
Nhiễm vi khuẩn Toxoplasma: Toxoplasma là một loại trùng bào tử sống ở ruột mèo, gây ra những triệu chứng giống với bệnh cúm. Trứng của chúng thường có trên mặt chó, mèo và có thể lây lan trực tiếp sang người. Nếu bà bầu bị nhiễm Toxoplasma sẽ gây ra dị tật bẩm sinh cho em bé.
Nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae: Nếu mèo đang có bọ chét và vô tình cào xước da bạn thì bạn sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae từ vết thương tưởng chừng đơn giản này. Ban đầu, Bartonella henselae chỉ gây sốt, phình những hạch bạch huyết và mệt mỏi, nếu để nặng hơn, bạn sẽ phải đến bệnh viện để được điều trị.
Bệnh dị ứng: Lông vật nuôi cũng là nguyên do khiến cho nhiều người bị dị ứng da. Tại bệnh viện da liễu trung ương, rất nhiều bệnh nhân tới khám có biểu hiện nổi mề đay, sần phù, đỏ tấy và ngứa dữ dội do dị ứng với lông chó mèo. Nếu bạn không gặp các vấn về dị ứng, việc ngủ chung với thú cưng, miễn là chúng không làm phiền đến giấc ngủ của bạn.
Tumblr media
Bệnh sán dây: sán dây có thể lây từ những con bọ chét khi thú cưng liếm lông hay cắn, nuốt con bọ chét nhiễm sán. Nếu để da của bạn tiếp xúc với vùng mông của vật nuôi, đi chân không hoặc ngồi lên khu đất nhiễm bẩn, bạn có nguy cơ nhiễm sán dây rất cao. Các triệu chứng trước tiên là rối loạn tiêu hóa, sụt cân nhanh, sau dần sẽ có những biến chứng hiểm nguy hơn.
Bệnh giun đũa: Đa số chó mèo khi sinh ra trong thân thể đã sẵn giun đũa rồi. Hơn nữa, trứng trong giun đũa có khả năng tồn tại hơn một tháng trong môi trường ẩm ướt như đất, cát. Nếu bạn vô tình dọn cát vệ sinh của thú cưng có nhiễm giun đũa mà không rửa tay trước khi ăn thì trứng giun đi vào đường tiêu hóa có thể gây ra triệu chứng ở mắt, tim, phổi, đặc biệt là hệ thần kinh.
Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: Ngáy, đạp, dành chăn, dậy sớm là những hành động mà chủ nhân thường gặp phải khi ngủ chung với thú cưng của mình. Điều này có thể gây phiền nhiễu đến giấc ngủ của bạn như thức giấc nửa đêm, ngủ không sâu giấc,... Bác sĩ khuyến cáo rằng các người gặp khó khăn về giấc ngủ nên cân nhắc giữ vật nuôi tránh xa khỏi phòng ngủ của mình.
Nhiễm virus Lymphocytic Choriomeningitis: Đây là một loại virus gây ra hiện tượng viêm não. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân hoặc chuồng của động vật gặm nhấm bị bệnh, bạn có thể cũng bị nhiễm và có những triệu chứng nòi cúm. Trường hợp nặng hơn, có thể gây viêm não và khiến bạn phải nhập viện. Mẹ bầu nếu vô tình nhiễm phải virus này có khả năng lây sang cho thai nhi, gây ra những dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí óc.
- Ngủ chung với thú cưng an toàn hơn
Việc cho thú cưng ngủ cùng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chủ nhân, cách tốt nhất nên chuẩn bị cho thú cưng ở một vị trí cách bạn không quá xa để bạn vẫn có thể theo dõi chúng, nhưng cũng không quá sắp để tránh tiếp xúc với lông hay nước bọt gây dị ứng.
Đại đa số các người yêu quý động vật sẽ không nỡ để chúng ra khỏi giường. Do vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh lúc ngủ chung và tiếp xúc gần gũi với thú cưng, bạn nên đưa thú cưng đi thăm khám thầy thuốc thú y để được tiêm chủng, điều trị bệnh ngay khi phát hiện dấu hiệu thất thường. Dưới đây là một số phương pháp săn sóc thú cưng an toàn bạn nên biết:
Tiêm phòng đầy đủ vắc xin từ khi chúng đã 2 tháng tuổi. Tắm cho thú cưng thường xuyên bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông. Nơi ngủ của thú cưng cần được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày, lúc dọn cần đeo găng tay. Tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần, kiểm tra sức khỏe thú nuôi thường xuyên.
Rửa sạch tay với xà phòng sau khi chơi đùa với thú cưng, sau khi chăm sóc chúng và trước khi ăn. Phụ nữ có thai, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh…không nên tiếp xúc với thú nuôi quá nhiều. Kỹ càng khi cho trẻ nhỏ chơi đùa với chúng. Giảm thiểu ôm hôn, âu yếm và ăn chung với thú nuôi. Không cho thú nuôi ăn thịt sống.
youtube
>>> Danh mục liên quan:
giá đệm bông ép
nệm sông hồng siêu nảy mới
đệm bông ép everhome khuyến mại
0 notes
hoantovet · 1 year
Text
SỐC NHIỆT DO NẮNG NÓNG Ở CHÓ MÈO VÀ CÁCH XỬ LÝ
Những chú pet cưng đã bị sốc nhiệt do thời tiết quá nắng nóng gây ra trong những ngày qua. Nhiều pet nhẹ thì chảy máu cam, nặng thì lên cơn co giật rồi chết.Theo Bệnh viện Thú y, Viện Thú Y Hà Nội cho biết, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận hơn 100 trường hợp thú cưng đến chữa trị các bệnh liên quan đến nắng nóng như viêm hô hấp, viêm da, viêm ruột, đặc biệt là sốc nhiệt… đa phần là chó và mèo có lớp…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
pethealth · 3 years
Text
CHÓ BỊ TIÊU CHẢY: PHẢI LÀM SAO MỚI KHÔNG CHẾT?
Chó bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến ở chó, đặc biệt xuất hiện nhiều trên chó nhỏ. Bệnh lý này khiến chó bị nôn bỏ ăn, nôn ra máu.
Đây có thể là biểu hiện ban đầu của rất nhiều bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cho chó. Chính vì vậy, các bạn không nên chủ quan khi chó bị tiêu chảy.
Bạn đã biết có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiêu chảy này hay không? Hãy cùng PetHealth, tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa triệu chứng này nhé.
Tìm Hiểu Về Chó Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Gây Tiêu Chảy
Chó bị rối loạn tiêu hóa chính là một trong những căn bệnh thường gặp ở chó và đặc biệt là chó bị rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy. Hiện tượng này xảy ra khi chủ nuôi cho chúng ăn quá no, ăn vồ vập hoặc để quá đói, chất lượng đồ ăn không được đảm bảo, thực ăn để lâu bị ôi thiu,…
Nếu như chó bị rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của chúng.
Triệu Chứng Chó Bị Tiêu Chảy
Thông thường, chó con bị tiêu chảy nhiều hơn chó trưởng thành. Nhiều nhất là khoảng dưới 8 tháng tuổi, đặc biệt là giai đoạn 2 đến 4 tháng tuổi. Đây là thời kỳ hệ tiêu hóa của chó chưa phát triển đầy đủ, rất dễ mắc các bệnh về đường ruột.
Thêm vào đó, một số chủ nuôi chưa ý thức được việc tiêm phòng, tẩy giun sớm và chăm sóc cún con. Dẫn tới việc chó bị rối loạn tiêu hóa, bị nhiễm ký sinh trùng. Các dấu hiệu rõ rệt nhất là:
Chó bị nôn bỏ ăn
Khi chó bị nôn ra dịch vàng thì có nghĩa là cún cưng của bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến sức đề kháng như nuốt phải vật cứng, thực đơn hàng ngày thiếu dinh dưỡng, ăn phải thực ăn để lâu ngày. Và đặc biệt chó bị nôn bỏ ăn, nôn dịch vàng có thể là do chúng bị rối loạn tiêu hóa.
Thêm vào đó chó cũng có thể bị nôn ra bọt trắng kèm việc bỏ ăn. Khác với nguyên nhân gây bọt vàng thì bọt trắng thường xuất phát từ bản thân nhiều hơn. Cụ thể như chứa ký sinh trùng hoặc vi khuẩn có hại. Ngoài ra chó bị nôn bỏ ăn, nôn bọt trắng còn có thể do chó bị rối loạn tiêu hóa nữa.
Chó bị nôn ra máu
Bạn nhận thấy trong bãi nôn của chó có sự xuất hiện của máu thì đây chính là triệu chứng điển hình của việc chó bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. Máu có thể là dạng máu đông, máu tươi hoặc máu đã tiêu hóa trông giống bã cà phê.
Ngoài ra việc chó bị nôn ra máu còn có thể do các nguyên nhân khác như chó bị suy gan, tiếp xúc với các chất độc từ kim loại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ hoặc ăn phải bả chó, thuốc chuột,…
Bên cạnh đó chó bị nôn ra máu còn có các dấu hiệu như chó bị đi ngoài ra máu hoặc trong phân sẽ có lẫn máu, đi ngoài có mùi tanh rất khó chịu hay tần suất đi ngoài của chó rất nhiều và liên tục,…
Nguyên Nhân Chó Con Bị Tiêu Chảy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở chó. Một số nguyên nhân thông thường của tiêu chảy như: nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, thuốc, thức ăn…(Wikipedia)
1. Nguyên nhân môi trường: Chó của bạn bị thay đổi môi trường sống dẫn tới căng thẳng quá độ. Ví dụ như cún stress do thay đổi chỗ ở, hoặc do thay đổi thời tiết …
2. Nguyên nhân thức ăn: Chó ăn phải đồ ăn bị hỏng, hoặc các thức ăn không dành cho chó dẫn tới ngộ độc, chó bị nôn bỏ ăn. Một lý do khác là chó ăn phải thức ăn không tiêu hóa được nên chó bị ỉa chảy.
Mặc dù chó có thể gặm xương. Nhưng bạn cần hạn chế tối đa cho chó nhai hoặc nuốt các loại xương nhỏ như xương gà hoặc xương cá. Sự thay đổi đột ngột chế độ hoặc do lượng thức ăn cũng có thể chính là tác nhân gây bệnh.
Xem thêm: Chó mang thai bao nhiêu ngày
📷Sự thay đổi đô ngọt chế độ ăn cũng alfm chó bị rồi lọa
3. Nguyên nhân bệnh: Chó nhiễm phải bệnh nào đó, có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Làm chó bị nôn bỏ ăn, chó bị nôn ra máu,… Nguy hiểm nhất là các bệnh do virus như: Care, Parvo, Viêm gan (Hepatitis),… Đây là các bệnh gây tử vong cao nhất ở chó. Chó bị tiêu chảy ra máu rất nhiều và rất khó điều trị.
Tiếp đến là bệnh do vi khuẩn như: Leptospira, E.coli, Salmonella… Những bệnh này mặc dù dễ chữa hơn nhưng vẫn để lại di chứng. Cuối cùng là bệnh do ký sinh trùng như giun, sán. Chó bị tiêu chảy và nôn khan liên tục.
Các Dấu Hiệu Của Bệnh Nguy Hiểm
Vì an toàn cho chó nhà các bạn, chúng tôi chân thành khuyến cáo các bạn đọc kỹ phần này. Việc đầu tiên khi thấy cún con bị tiêu chảy là phải tìm ra được nguyên nhân của nó.
Nếu như loại trừ được hai nguyên nhân đầu, các bạn cần đưa chó đến phòng khám thú y ngay lập tức. Các bệnh do virus có thời gian phát bệnh ngắn, chỉ chậm trễ 1-2 ngày bệnh tình đã tiến triển nặng lên.
Chúng tôi nghĩ rằng rất dễ để bạn loại trừ nguyên nhân đầu tiên. Đối với nguyên nhân thứ hai, các bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng (cả đồ ăn lẫn thức uống) trong vài ngày vừa qua. Nếu như bạn không chắc chắn hoặc không biết? Không sao cả! Hãy dừng toàn bộ khẩu phần ăn uống của chó và theo dõi trong vòng 24h.
Nếu là do đồ ăn, việc này sẽ sớm ngừng lại. Nếu không hãy đưa đi kiểm tra. Thú y PetHealth hiện đang cung cấp dịch vụ khám và kiểm tra bệnh miễn phí. Hãy đến để nhận lời khuyên từ các chuyên gia.
Tuy nhiên, nếu chó có các biểu hiện sau, kèm theo việc tiêu chảy, thì đừng chờ đợi đến 24h. Chắc chắn là chó nhà bạn đã mắc một trong những căn bệnh nguy hiểm mà chúng tôi vừa kể tên:
Chó bị nôn ra máu
Chó bị nôn bỏ ăn
Chó bị ốm và sốt cao
Chó nôn mửa nhiều
Chó kêu la và tỏ vẻ rất đau đớn khi đi vệ sinh
Chó có dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt, phờ phạc
Cách Chăm Sóc Chó Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Trước khi chia sẻ, đội ngũ bác sĩ chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa: chỉ áp dụng những điều này khi bạn chắc chắn nguyên nhân gây bệnh là loại thứ 2 (trong 3 loại kể trên).
Xem ngay: Chó biếng ăn phải làm sao – giải pháp
📷
Chó bị tiêu chảy nên ăn và uống gì?
Quan trọng nhất, cần kiêng cho chó ăn từ 12-24h sau khi phát hiện ra tình trạng tiêu chảy. Bất kể là do nguyên nhân nào, thì lúc này ruột của chó đang có vấn đề.
Các bạn hãy liên tưởng tới tình trạng đi ngoài ở người vậy. Chúng ta cần hạn chế ăn uống để hệ tiêu hóa bình ổn lại đã. Tiếp sau đó, mới áp dụng cách chăm sóc dưới đây
Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến ở chó. Nhiều trường hợp tiêu chảy không nghiêm trọng và có thể khỏi nếu chó được chăm sóc đúng cách tại nhà. (Wikihow.vn)
Một số chủ nuôi hỏi chúng tôi rằng: chó bị tiêu chảy có nên cho uống sữa? Chó bị tiêu chảy nên ăn gì? Câu trả lời là không gì cả, không sữa không thức ăn.
Sữa là một trong những nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy ở chó. Nhiều giống chó bị rối loạn tiêu hóa khi ăn những thực phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua,…
Cách Xử Lý Và Theo Dõi Tạm Thời
Nước và muối khoáng là 2 yếu tố cần quan tâm nhất lúc này. Mỗi 1 lần đi ngoài, chó sẽ mất đi một lượng nước đáng kể trong cơ thể. Kèm theo đó là rất nhiều chất điện giải và khoáng chất.
Nếu để kéo dài, chó sẽ ngày càng mỏi mệt. Đối với các giống chó có thể trạng yếu, có thể bị khô miệng và trũng mắt do mất nước và rối loạn điện giải.
Khi chó con bị tiêu chảy phải làm sao để nó uống nước. Chính vì không thể ăn gì nên nước là nguồn bổ sung năng lượng tốt nhất lúc này. Hãy cho chó uống nước đường Glucose ấm/ E-lectrolytes. Nếu dụng cụ đựng nước bị bẩn, hãy vệ sinh sạch sẽ hoặc thay bằng dụng cụ mới. Chú ý quan sát lượng nước trong bát xem chó có uống không, và không để nước đường Glucose cho chó uống cả ngày, nửa buổi sẽ thay nước mới.
Về phần muối khoáng, các bạn có thể đi mua C-Electrolytes về cho chó uống. Đây là thuốc dạng bột hòa tan, chuyên dùng khi chó bị tiêu chảy bỏ ăn. Tác dụng chính của thuốc là bổ sung thêm các chất điện giải cho chó. Ngoài ra, còn bình ổn tâm trạng stress khi thời tiết thay đổi hoặc vận chuyển (say tàu xe).
Nếu chó không chịu uống nước có hòa tan C-Electrolytes, bạn hãy dùng xi lanh hút dung dịch rồi bơm vào miệng chó. Hoặc trong nhà có đường Glucose bột thì hãy pha loãng với nước ấm cho cún uống. Liều lượng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến của người bán và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tính toán cụ thể.
Cách Chữa Chó Bị Đi Kiết
Đối với bệnh chó bị rối loạn tiêu hóa thông thường (do thức ăn hoặc stress). Bạn chỉ cần làm các bước kể trên là đủ. Ngoài ra, theo dân gian lưu truyền, một số loại lá cây như là nhọ nồi, lược vàng, lá ổi… có khả năng chữa bệnh tiêu chảy cho chó.
Với cách trên các chuyên gia của PetHealth không khuyến khích các bạn làm theo cách này. Phương pháp dân gian và các bài thuốc nam thường xuyên đem lại hiệu quả bất ngờ. Nhưng không có thống kê chính xác về hiệu quả và không đảm bảo 100% thành công. Chưa kể tới việc môi trường và khí hậu bây giờ khác xa ngày xưa. Trong khi đó, chất lượng của các bài thuốc này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lá cây và cách thức giã thuốc.
Đối với bệnh chó bị nôn bỏ ăn lâu ngày hay chó bị nôn ra máu thì các bạn cần các dịch vụ thú y ngay lập tức. Các bệnh do virus và vi khuẩn cần khá nhiều quy trình để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Do loại virus nào? Đang ở giai đoạn thứ mấy? Còn cứu chữa được không? Đồng thời, quá trình chữa bệnh cũng cần theo dõi và uống thuốc (tiêm thuốc) theo chỉ định.
Đa phần chó, mèo rơi vào tình trạng này phải điều trị nội trú tại bệnh viện. Một số bệnh có khả năng lây nhiễm sang người. Tuyệt đối không được chủ quan và tự chữa ở nhà. Cho chó bị tiêu chảy uống thuốc gì, là việc của các bác sĩ. Đừng tự mình quyết định khi không có chuyên môn.
Phòng ngừa bệnh chó bị rối loạn tiêu hóa
Việc phòng bệnh còn hơn chữa bệnh luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Đối với phòng ngừa chó bị rối loạn tiêu hóa cũng tương tự. Do vậy ngay hôm nay bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa chó bị nôn bỏ ăn, chó bị nôn ra máu bằng một số cách dưới đây:
Tiêm vòng vacxin: Nên tiêm phòng mũi 7 bệnh 3 lần, mỗi lần nên cách nha 21 ngày.
Chế độ ăn cùng thức ăn: Cho chó ăn đủ chất, ăn chín uống sôi
Tẩy giun thường xuyên: Cứ 2 – 4 tháng tẩy 1 lần
Vệ sinh nơi ở: Cọ rửa hết nơi ở, lồng trại của thú cưng để tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Hy vọng, các bạn đã biết được rằng chó bị tiêu chảy nên cho ăn gì và cách chữa chó bị đi kiết. Đây là hai điều quan trọng nhất để bảo vệ và yêu thương chú chó của mình. Mọi ý kiến thắc mắc hay cần tư v���n hỗ trợ, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Nguồn: https://pethealth.vn/cho-bi-tieu-chay/
0 notes
suckhoenguoicaotuoi · 4 years
Text
HẠT ĐẬU LÀO: HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG HÚT NỌC ĐỘC DO RẮN CẮN
Hạt đậu lào là vị thuốc được dân gian lưu truyền sử dụng từ bao đời nay để hút nọc độc của rắn và làm thuốc sổ giun đũa. Mặc dù, dược liệu này có rất nhiều tác dụng quý giá nhưng bên cạnh đó nó cũng ẩn chứa khá nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe. Chính vì thế mà bạn nên theo dõi bài viết này để tìm hiểu những tác dụng cũng như cách sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả nhất nhé!
hạt đậu lào
hạt đậu lào
Hạt đậu lào là gì? Hạt đầu lào còn được dân gian gọi là đậu mèo dại, móc mèo, cây đậu ngứa, ma niêu, sắn dây rừng, khau khắc nón hay đậu mèo lông bạc. Đây là loại cây đặc sản của vùng Tây Bắc và được người dân tộc H´mong sử dụng rất nhiều.
Ngoài ra, dược liệu này còn có tên khoa học là Mucuna Gigantea (Willd. DG) thuộc bộ và họ Đậu.
Hình ảnh hạt đậu lào Cây đậu lào là thuộc loài cây thân leo thường sinh trưởng và phát triển ở những nơi có nhiệt độ cao. Giống cây này sống dựa vào những cây bụi khác. Thân cây có thể dài tới 80m, các khía dọc thân có nhiều lông màu đỏ hung gây ngứa.
Lá cây đậu có hình trái xoan gồm có 3 lá chét. Mặt trên của lá có rất nhiều lông tơ trắng nhỏ mềm và mặt dưới lại có nhiều lông hơn mặt trên. Hoa đậu có màu tím thường mọc thành từng cụm và trĩu xuống dưới đất. Quả đậu lào thuộc quả dẹt, bao quanh là lớp lông tơ màu đỏ hung. Bên trong chứa nhiều hạt hình trứng thuôn có màu nâu của hạt dẻ.
Xem thêm: BỘT QUẾ[TÁC DỤNG, CÁCH SỬ DỤNG CHỮA BỆNH]MUA BỘT QUẾ Ở ĐÂU TẠI TP. HCM
hình ảnh hạt đậu lào
hình ảnh hạt đậu lào
Nguồn gốc hạt đậu lào Cây đậu lào là loài cây ưa sáng, chúng thường sống bám vào những cây bụi cao to để tìm ánh nắng ở khu rừng kín hoặc những nương rẫy hoang.
Đậu lào có nguồn gốc từ những quốc gia ở vùng Đông Nam Á và Tây Á như Indonexia, Thái Lan, Maylaysia, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, giống cây này được trồng khá nhiều ở tỉnh Quảng Bình và một số tỉnh miền núi phía Tây Bắc.
Thu hái và chế biến hạt đậu lào làm thuốc chữa bệnh Để làm dược liệu chữa bệnh, người dân miền núi chỉ dùng phần hạt bên trong quả. Khi đến mùa thu hái, người ta thường thu lấy những quả đã già mang về.
Tiếp đến người ta sẽ tách đôi quả để thu lấy phần hạt màu nâu hạt dẻ bên trong. Sau đó, đem tất cả phần hạt đem phơi khô và bảo quản sử dụng
Lưu ý: khi tách lấy hạt bên trong, bạn cần phải cẩn thận vì quả cây đậu lào có lông dễ gây ngứa da.
Thành phần hóa học của hạt đậu lào Các chuyên gia khoa học cho biết rằng, bên trong dược liệu này có chứa alcaloid, protein, canxi, photpho, magie, dopa, acid gallic, glucosid.
Tất cả các hợp chất trên đều có khả năng chống viêm, sát khuẩn, chống độc rất tốt.
hạt đậu lào
nguồn gốc hạt đậu lào
Hạt đậu lào có tác dụng gì? Các chuyên gia y khoa của y học hiện đại cho biết rằng, ngoài những tác dụng hút nọc độc của rắn hay bò cạp và làm thuốc sổ giun thì dược liệu này còn có khá nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta như:
- Hạt đậu lào có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh Parkinson, chứng tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu.
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm khớp, các khớp cơ và xương
- Có khả năng điều trị nhiễm ký sinh trùng
- Tác dụng của hạt đậu lào giúp giảm đau và hạt sốt hiệu quả
- Có công dụng chữa ói mữa và buồn nôn
tác dụng của hạt đậu lào
tác dụng của hạt đậu lào
- Có tác dụng kích thích sự lưu thông máu huyết trên cơ thể khi đang trong tình trạng bị tê liệt
- Hạt đậu lào có công dụng hút nọc độc của rắn, bò cạp hoặc các loại côn trùng có độc khác và điều trị vết thương mau lành nhanh chóng
- Có khả năng ngăn ngừa và làm xẹp mụn nhọt, mụn đinh râu hiệu quả
- Đậu lào có thể chữa các trường hợp bị chó dại hoặc mèo hoang cắn
- Người xưa thường dùng rễ cây đậu lào sắc nước hoặc ngâm rượu để trị đau nhức hoặc mất ngủ kéo dài.
Công dụng của hạt đậu lào Tại một số nước trên thế giới, dược liệu này ngoài sử dụng cho con người nó còn được dùng cho cả gia súc như:
- Tại Ấn Độ và Nhật Bản, vị thuốc này được dùng làm thuốc kích dục
- Nông dân Nepal dùng đậu lào trộn vào thức ăn của gia súc để làm tăng khả năng sinh sản của chúng.
- Ở Việt Nam, các dân tộc thiểu số thường dùng hạt để nấu cháo, nấu xôi, làm nhân bánh hoặc làm tương và làm thức ăn cho vật nuôi.
Ngoài ra, nhờ đặc tính dễ sinh trưởng và phát triển mà nó còn được người dân trồng để chống xói mòn và lở đất, phủ xanh đồi núi.
công dụng của hạt đậu lào
công dụng của hạt đậu lào
Cách sử dụng hạt đậu lào an toàn, hiệu quả Theo các chuyên khoa, trong hạt đậu lào có chứa độc tố nếu không sử dụng đúng liều lượng có thể gây hại đến sức khỏe của người bệnh.
Trong dân gian, dân tộc Mèo (người H´mong) dùng dược liệu để hút độc của rắn chỉ cần bẻ đôi hạt ra rồi đắp một nửa lên trên vùng da bị rắn cắn để chất độc được hút ra hết.
Xem thêm: CÂY VỐI CÓ MẤY LOẠI? CÂY VỐI RỪNG VÀ NẾP CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Theo y học cổ truyền, hạt đậu lào thường được sử dụng ở dạng bột mịn để uống cùng nước ấm hoặc kết hợp với một số dược liệu khác. Và y học hiện đại, lại bào chế dược liệu thành các viên nang để làm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh.
Hạt đậu lào có thể ở dạng bột hoặc sắc uống với liều thông thường 5g/ngày. Lưu ý: Liều lượng trên có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào từng căn bệnh, từng bài thuốc cũng như từng đối tượng sử dụng.
Hạt đậu lào chữa bệnh gì? Khi đọc đến đây, bạn đang thắc mắc rằng tóm lại hạt đậu lào chữa bệnh gì? Và câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong phần dưới đây.
Với những tác dụng đã được nêu chi tiết ở phần trên thì ở đây sẽ luôn có những bài thuốc chữa bệnh đi kèm. Dưới đây là một số phương thuốc được lưu truyền lâu đời từ vị thuốc này.
Hạt đậu lào chữa rắn cắn Nếu chẳng may bạn bị rắn cắn khi đi vào những đồng cỏ hoang hoặc nơi ẩm ướt hãy dùng đậu lào để hút nọc độc của rắn ra ngay.
Bạn chỉ cần sử dụng 2 – 3 hạt đậu mèo tách làm đôi, rồi dùng chúng đắp lên vùng da bị rắn cắn để hạt đậu hút hết chất độc ra bên ngoài rồi đi đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Ngoài ra, bạn có thể dùng phương pháp này để chữa các vết côn trùng đốt hoặc bọ cạp cắn và các vết thương khác.
Hạt đậu lào làm thuốc tẩy giun đũa Bạn chỉ cần sử dụng một ít bột đậu lào nghiền mịn cho vào một chút mật ong để làm thành hỗn hợp dẻo, ngọt rồi cho vào lọ bảo quản sử dụng dần.
Mỗi lần xổ giun đũa, bạn chỉ cần lấy 15g thuốc uống cùng với nước ấm, đối với người trưởng thành và 4g đối với trẻ nhỏ. Uống liên tục trong vòng 5 ngày để loại bỏ hoàn toàn giun đũa trong khoang bụng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng phương thuốc này để sổ giun định kì 6 tháng/lần.
hạt đậu lào hút độc rắn cắn
hạt đậu lào hút độc rắn cắn, làm thuốc tẩy giun
Một số lưu ý khi sử dụng hạt đậu lào Vì là dược liệu có chứa độc tố cho nên những trường hợp sau được khuyến cáo không nên sử dụng
- Người hay dị ứng với các thành phần có trong dược liệu hoặc các loại thảo dược khác.
- Người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày và viêm loét đường ruột
- Người bị hạ huyết áp
- Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường, các vấn đề về tim mạch và bệnh nhân ung thư.
- Đặc biệt, phụ nữ đang trong thời kì mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng
- Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và người có chuyên môn cao trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải các triệu chứng lạ nên dừng ngay.
Hạt đậu lào mua ở đâu chất lượng tốt nhất tại TPHCM? Đậu lào là vị thuốc không khó tìm nên nó được bán phổ biến khắp nơi. Nhưng để đảm bảo dược liệu chất lượng và tốt nhất vẫn là câu hỏi lớn trong suy nghĩ của nhiều khách hàng hiện nay. Đặc biệt đối với vị thuốc này, người mua cần phải thận trọng hơn cả.
Để giải tỏa nỗi lo lắng này, quý khách hàng có thể tham khảo địa chỉ mua hạt đậu lào uy tín, chất lượng tại Caythuoc.vn
Mọi thắc mắc về sản phẩm xin vui lòng liên hệ qua:
Hotline:  0902743250 (Mobi)- 0961744414(Viettel)
Hoặc mua trực tiếp tại: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Caythuoc.vn là trang thông tin sức khỏe thuộc quyền sở hữu của Thảo dược An Quốc Thái. Đây hiện là nơi chia sẻ và phân phối thảo dược chất lượng số 1 tại TPHCM.
Hạt đậu lào giá bao nhiêu 1 kg? Mức giá bán dược liệu này tại nhà thuốc luôn bán đúng giá so với mặt bằng chung trên thị trường. Giá bán dược liệu chỉ thay đổi theo mùa vụ, không lên xuống thất thường vì đã được niêm yết.
Trên đây là tất cả những thông tin về hạt đậu lào m�� bạn có thể thảm khảo. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ rộng rãi đến mọi người xung quanh nhé!
Xem thêm: CÂY DỀN GAI CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH GÌ? CÁCH DÙNG CHỮA GAI CỐT SỐNG
0 notes
doisongsuckhoeyhoc · 4 years
Text
Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa là hiện tượng thường gặp trong những năm đầu đời, khiến cho trẻ nhỏ luôn cảm thấy khó chịu, biếng ăn, quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Các bà mẹ cần trang bị cho mình thông tin về nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị để không quá lúng túng khi thấy trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người.
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa do đâu? Trong những năm đầu đời, sức đề kháng của đứa trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đồng thời làn da cũng rất nhạy cảm và mỏng manh nên trẻ nhỏ rất dễ bị kích ứng, mẩn ngứa,…
Xem thêm: Thoái hoá khớp: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương bên ngoài gây ra triệu chứng ngứa rát, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Hiện tượng này có nhiều biểu hiện khác nhau như trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở cổ, trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở mặt hoặc nghiêm trọng hơn là khắp người,… Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh có thể gây ra bởi một số nguyên nhân như:
Do côn trùng đốt: Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dễ phản ứng với nọc độc hoặc dịch tiết trong vòi hút của côn trùng. Vì vậy khi bị côn trùng đốt, trẻ hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Thời tiết thay đổi thất thường: Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột trong thời điểm giao mùa, hoặc trời quá nóng hay quá lạnh đều là nguyên nhân phổ biến khiến cho làn da trẻ sơ sinh bị dị ứng. Khi thời tiết nóng bức, da trẻ dễ bị bí bách dẫn đến hăm và phát ban. Còn khi trời lạnh hanh khô, làn da của bé cũng sẽ bị khô và dễ mẩn ngứa.
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa do đâu? Môi trường có tác nhân gây dị ứng: Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa có thể do làn da bị tiếp xúc với những chất gây kích ứng trong môi trường như lông chó, mèo, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong nước xả vải, bột giặt,… Không chỉ gây mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh, các chất này còn làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn rất yếu ớt của trẻ nhỏ. Mẩn ngứa do bệnh lý: Bên cạnh các tác nhân bên ngoài thì mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh còn có thể do các bệnh về da như chàm sữa, nấm, rôm sảy, mụn sữa, phát ban, hăm da,… Với nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng thường có xu hướng lan rộng và khiến trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người nếu người mẹ không có biện pháp xử lý đúng cách. Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa có nguy hiểm không? Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, tình trạng này chỉ gây ra một số tổn thương ngoài da, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc trong một thời gian nhất định rồi  tự biến mất mà không cần can thiệp biện pháp y tế. Tuy nhiên phụ huynh không nên vì vậy mà chủ quan, không điều trị. Bởi trẻ nhỏ có cơ địa khá nhạy cảm, hệ miễn dịch còn non nớt nên chỉ với một vài tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể gây ra các hậu quả khôn lường.
Rất nhiều trường hợp nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt của trẻ, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc. Lâu ngày, trẻ sơ sinh có thể mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của bé.
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người có nguy hiểm không? Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở dạng nặng, tái đi tái lại, đặc biệt là đối với các nguyên nhân do bệnh lý có thể sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh, thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như:
Nhiễm trùng máu: Khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa chúng thường sẽ gãi ngứa theo bản năng để giảm cảm giác khó chịu. Các nốt mẩn đỏ bị trầy xước sẽ trở thành “con đường” để vi khuẩn xâm nhập sâu trong cơ thể và có thể gây nhiễm trùng máu. Đây là biến chứng nguy hiểm với nguy cơ gây tử vong lên đến 50%. Viêm mủ màng phổi hay viêm phổi do tụ cầu: Khi gặp phải biến chứng này, phổi sẽ là cơ quan bị tổn thương nặng nhất do hiện tượng dịch tiết nhiều, tạo nhiều bóng khí khiến trẻ khó thở. Tình trạng này rất khó điều trị dứt điểm, có thể để lạo di chứng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển bình thường của trẻ. Tràn mủ màng tim: Đây là hiện tượng vi khuẩn ăn sâu vào máu khiến cho màng tim bị viêm, dẫn đến tim bị chèn ép và co bóp khó khăn. Tình trạng này làm thiếu hụt các dòng máu đi nuôi các bộ phận trong cơ thể, khi kéo dài sẽ gây suy tim, gan và thận. Viêm màng não mủ: Biến chứng này được xếp vào loại đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cực cao do hệ thần kinh của trẻ gồm màng ngoài bao quanh não và tuỷ sống bị vi khuẩn trong máu thâm nhập và gây nhiễm trùng nặng nề. Sốc phản vệ: Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người do nguyên nhân dị ứng có thể gặp biến chứng sốc phản vệ. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vậy nên khi thấy trẻ gặp những biểu hiện liên quan đến hô hấp như thở khò khè, khó thở, khó nuốt, mê man, sưng phù mặt, lưỡi,… thì cần phải được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời. Cách điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh Để điều trị hiệu quả cũng như an toàn khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa, điều trước hết người mẹ cần làm là đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định được nguyên nhân cụ thể. Với từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cách chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh thích hợp. Thông thường mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh sẽ có các hướng điều trị sau đây:
Điều trị trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa bằng phương pháp dân gian Từ xa xưa, ông bà ta đã lưu lại nhiều bài thuốc dân gian giúp chữa mẩn ngứa cho trẻ. Ưu điểm của những bài thuốc này là sử dụng thảo dược tự nhiên nên khá an toàn cho cơ thể trẻ nhỏ. Cho tới ngày nay, đây vẫn là cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh vừa rẻ tiền, vừa an toàn được nhiều bà mẹ tin tưởng.
Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh bằng tắm lá trà xanh Một số phương pháp dân gian có thể cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở mặt, cổ hoặc toàn thân mẹ có thể tham khảo như:
Đắp nha đam: Nha đam có có nhiều thành phần dưỡng ẩm, làm dịu và cải thiện tình trạng ngứa ngáy ở da hiệu quả. Mẹ có thể lấy phần ruột trắng của nha đam, sơ chế qua rồi đắp trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương của trẻ trong 5 – 10 phút. Đắp bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng giảm kích ứng, cân bằng độ ẩm cho da, giúp da nhanh chóng hồi phục tổn thương. Mẹ có thể trộn hỗn hợp yến mạch và sữa chua theo tỷ lệ thích hợp rồi thoa lên vị trí nổi mẩn trên da. Thực hiện liên tục mỗi ngày khoảng 30 phút cho đến khi tình trạng nổi mẩn đỏ của trẻ  thuyên giảm. Tắm lá thảo dược: Một số loại thảo dược như lá trà xanh, lá khế, lá tía tô, lá hẹ, mướp đắng… có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở mức độ nhẹ. Mẹ cần lưu ý, các bài thuốc dân gian này chủ yếu có khả năng sát khuẩn và làm dịu triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khi trẻ sơ sinh mẩn đỏ. Chúng chỉ phù hợp với trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở thể nhẹ, còn khi bệnh diễn tiến nặng thì cách này hầu như không có tác dụng.
Xem thêm: Hoạt động vì cộng đồng và bảo vệ môi trường
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa dùng thuốc gì? Khi áp dụng cách chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh bằng Tây y, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống/ bôi thuốc mà cần sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, các loại thuốc thường được dùng để điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh gồm có:
Nhóm thuốc kháng Histamine H1: Nhóm thuốc này có thể sử dụng ở dạng uống trong như diphenhydramin hoặc bôi ngoài như hydroxyzin. Tác dụng chính là nhằm ngăn chặn thụ thể H1, ức chế diễn ra hiện tượng dị ứng, giảm mẩn ngứa nhưng không giúp triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh. Nhóm thuốc Corticosteroids: Nhóm thuốc này bao gồm prednisone, betamethason,… với tác dụng chống viêm, giảm ngứa thường được bác sĩ chỉ định nếu như cơ thể trẻ không có phản ứng với nhóm thuốc trên. Tuy nhiên, vì Corticosteroid tiềm ẩn nguy cơ làm rối loạn hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương nên các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn. Thuốc crotamiton: Thuốc này thường được chỉ định sử dụng ở dạng mỡ với liều lượng crotamiton 10% giúp làm dịu triệu chứng ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm da cho trẻ. Điều trị trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa bằng phương pháp Đông y: Với trẻ sơ sinh thì việc sử dụng thuốc Tây thường được hạn chế đến mức tối đa để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về lâu dài. Vì vậy, nếu không trong trường hợp bắt buộc, các mẹ có thể tham khảo cách chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp Đông y, vừa lành tính, an toàn mà hiệu quả cũng rất cao.
Điều trị trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa bằng phương pháp Đông y an toàn và cho hiệu quả lâu dài Điều trị trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa bằng phương pháp Đông y an toàn và cho hiệu quả lâu dài Phương pháp Đông y điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh bằng nguyên tắc giải quyết từ căn nguyên gây bệnh ở bên trong cơ thể. Nghĩa là các bài thuốc trước hết sẽ giúp điều trị triệu chứng, thanh nhiệt, giải độc để trẻ bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời sẽ tăng cường chức năng gan thận, điều hòa cơ thể, tăng sức đề kháng để chữa dứt điểm từ bên trong và ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm.
Chữa trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người bằng Đông y là phương pháp đã được kiểm chứng và được các bác sĩ nhận định là cách điều trị an toàn cho trẻ sơ sinh. Khi áp dụng theo phương pháp này, người mẹ cần tìm đến các cơ sở nhà thuốc Đông y uy tín, chất lượng đảm bảo để tránh ảnh hưởng không mong muốn.
Chăm sóc và phòng tránh mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh Song song với phương pháp điều trị, người mẹ cũng cần biết chăm sóc, phòng tránh đúng cách để nhanh chóng đạt được hiệu quả:
Chăm sóc trẻ sơ sinh mẩn đỏ Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Hằng ngày, mẹ cần tắm gội cho bé sạch sẽ bằng nước ấm sau đó thấm khô người bằng khăn sạch để giúp bé dễ chịu hơn, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Trong thời gian này cũng nên hạn chế sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội, hoặc nếu muốn thì cần phải lựa chọn sản phẩm chuyên biệt có khả năng kháng khuẩn, không gây kích ứng cho da trẻ sơ sinh. Thoa kem dưỡng ẩm: Da khô sẽ khiến cho tình trạng ngứa ngáy càng trầm trọng hơn nên mẹ cần giúp trẻ duy trì độ ẩm cho da suốt cả ngày. Trước khi sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm nào, người mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đồng thời thử trước trên một vùng da nhỏ để đề phòng hiện tượng kích ứng. Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày để chăm sóc trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày để chăm sóc trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa Cắt móng tay, chân cho bé: Móng tay, móng chân của trẻ nên được cắt thường xuyên để tránh việc gãi hoặc chà xát quá mức gây tổn thương da. Mặc cho bé quần áo thoáng mát: Chất liệu quần áo, tã lót nên chọn loại bông mềm mịn hoặc cotton, thấm hút mồ hôi tốt và không gây bí bách cho trẻ. Phòng tránh mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh Cùng với việc sử dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa nổi mề đay khó chịu trên da, cha mẹ cũng cần chủ động có phương pháp phòng tránh bệnh ở trẻ. Một số biện pháp cần làm để hạn chế nguy cơ trẻ bị mẩn ngứa có thể kể đến như:
Xem thêm: Da nhiễm corticoid nên dùng gì? Các sản phẩm chăm sóc và phục hồi da
Luôn chú ý đảm bảo làn da trẻ luôn được giữ khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Cách ly trẻ với các tác nhân gây mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh như côn trùng, chó, mèo,… Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Người mẹ khi đang cho con bú cũng cần chú ý tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Cho trẻ ngủ đủ giấc, bổ sung đủ dinh dưỡng để giúp trẻ tăng sức đề kháng. Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa tuy không quá nguy hiểm nhưng người mẹ luôn cần chú ý quan sát biểu hiện của trẻ một cách sát sao để có biện pháp xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp cha mẹ hiểu rõ và biết cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa.
0 notes
Text
Bệnh sán chó: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị
Bệnh sán chó (giun đũa chó mèo) là một dạng nhiễm trùng xảy ra do ký sinh trùng Toxocara canis. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 – 10 tuổi và hầu như không có triệu chứng đặc hiệu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây tổn thương gan, suy giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ hoặc thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn.
bệnh sán chó là gì Bệnh sán chó là gì?
Bệnh sán chó là gì? Bệnh sán chó là một dạng nhiễm trùng xảy ra do ký sinh trùng Toxocara canis thuộc giống Echinococcus. Loại ký sinh trùng này lây nhiễm vào cơ thể người qua đường truyền trung gian là chó hoặc mèo. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 3 – 10 tuổi và rất hiếm khi ảnh hưởng đến người trưởng thành.
Toxocara canis ký sinh trong ruột non của chó con từ 3 – 6 tháng tuổi. Sau đó, loại giun sán này được đào thải qua đường phân và có khả năng sinh sống bên ngoài môi trường trong thời gian dài. Nếu tiếp xúc với đất cát hoặc vật nhiễm giun sán, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh sán chó.
Nguyên nhân – Đường lây của bệnh sán chó Như đã đề cập, bệnh sán chó xảy ra do nhiễm ký sinh trùng Toxocara canis (giun đũa chó mèo). Tuy nhiên, Toxocara canis chỉ lây nhiễm vào cơ thể người khi tiếp xúc trực tiếp với chó, mèo, đất cát hoặc các vật dụng có chứa trứng sán.
Trứng sán nhanh chóng xâm nhập vào đường tiêu hóa và phát triển thành nang sán (sau khoảng 5 tháng). Nang sán chứa rất nhiều đầu sán và khi vỡ ra có thể giải phóng hàng triệu đầu sán vào cơ thể. Lúc này, ký sinh trùng di chuyển theo tuần hoàn máu đến các cơ quan như lách, gan, phổi và não bộ.
Nguyên nhân bệnh sán chó Thường xuyên tiếp xúc với chó mèo là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán chó Một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sán chó:
Xem thêm: Đau thần kinh tọa khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
Thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo,… Không vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với đất cát Không rửa sạch rau sống và nấu chín thực phẩm trước khi ăn Sinh sống trong điều kiện kém, không khí, đất và nguồn nước ô nhiễm Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó (kèm hình ảnh) Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán chó phụ thuộc vào vị trí và số lượng nang sán trong cơ thể. Bệnh lý này gây ra các triệu chứng không điển hình và không có tính đồng nhất. Triệu chứng bắt đầu khởi phát khi nang sán xuất hiện và gây tổn thương cơ quan bị nhiễm trùng. Vì vậy, biểu hiện của bệnh sán chó ở mỗi trường hợp là hoàn toàn khác nhau.
Điều trị bệnh sán chó Ban đầu, bệnh sán chó chỉ biểu hiện qua một số dấu hiệu như nổi mề đay, mẩn đỏ, da ngứa ngáy,… Dấu hiệu ban đầu của bệnh sán chó:
Nổi mề đay mẩn ngứa Da ngứa ngáy, nổi đỏ Ngứa dai dẳng không rõ nguyên nhân Khi ký sinh trùng xâm nhập, hệ miễn dịch có xu hướng đối kháng bằng cách phóng thích histamine vào da. Histamine làm giãn mao mạch trung bì và dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa. Đây là dấu hiệu sớm của các bệnh nhiễm giun sán nói chung và bệnh sán chó nói riêng. Tuy nhiên, rất ít trường hợp nhận biết và phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
Điều trị bệnh sán chó Một số trường hợp có thể nhìn thấy rõ ký sinh trùng qua bề mặt da Khi ấu trùng được phóng thích vào máu, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Ký sinh trùng hiện rõ trên bề mặt da Triệu chứng giả hen suyễn Viêm phế quản Viêm phổi Sốt Đau bụng, khó tiêu Gan to (biểu hiện đau hạ sườn phải) Sốt nhẹ nhưng dai dẳng Động kinh Viêm màng bồ đào Viêm kết mạc Sụt cân bất thường Viêm võng mạc Viêm nhãn cầu Một số trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường.
Nếu không kịp thời điều trị ở giai đoạn này, các đầu sán có thể tràn ra các cơ quan khác và tạo thành nang sán thứ phát. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể bị tử vong do suy kiệt.
Các thể bệnh sán chó thường gặp Bệnh sán chó được chia thành nhiều thể dựa vào đường di chuyển của nang sán. Các thể thường gặp, bao gồm:
1. Thể ấu trùng di chuyển nội tạng Thể ấu trùng di chuyển nội tạng gặp nhiều ở trẻ dưới 4 tuổi với đặc điểm khởi phát chậm. Thể bệnh này biểu hiện qua triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau nhức cơ, khớp, sốt nhẹ, người gầy yếu, tiêu chảy và ăn ít. Xét nghiệm cận lâm sàng ở bệnh nhân bị bệnh sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng sẽ nhận thấy gan to, tăng bạch cầu ái toàn kèm theo lách to do viêm.
Người trưởng thành mắc thể bệnh này có thể không phát sinh triệu chứng hoặc chỉ khởi phát một số biểu hiện nhẹ như nổi mề đay, ngứa, suy nhược, mệt mỏi, sốt nhẹ, khò khè, viêm phổi và khó thở tương tự bệnh hen suyễn.
nguyên nhân nhiễm sán chó Thể ấu trùng di chuyển nội tạng ảnh hưởng trực tiếp đến gan và lách Thể ấu trùng di chuyển nội tạng có thể tự khỏi khi ấu trùng chết. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị viêm dạ dày, báng bụng, viêm cơ và khối u giả ở tim gây tử vong. Ngoài ra, nguy cơ tử vong cũng có thể tăng lên nếu giun đũa chó mèo xâm nhiễm qua nhiều cơ quan, lan tỏa ra toàn bộ cơ thể và gây suy giảm miễn dịch.
2. Thể ấu trùng di chuyển ở mắt Thể ấu trùng di chuyển ở mắt là một trong những thể phổ biến. Thể bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ lớn (khoảng 8 – 10 tuổi) và có thể đi kèm với thể ấu trùng di chuyển nội tạng.
Toxocara canis di chuyển lên mắt dẫn đến tổn thương cơ quan này (thường là 1 bên mắt) dẫn đến viêm kết mạc, viêm nội nhãn, u hạt trong mắt và viêm hạt ở võng mạc. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến suy giảm thị lực và mù vĩnh viễn.
3. Thể ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh Thể ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh là thể bệnh nhỏ của ấu trùng di chuyển nội tạng. Thể bệnh này ít gặp ở trẻ nhỏ mà chủ yếu ảnh hưởng đến người trong độ tuổi trung niên với các biểu hiện điển hình như rối loạn đại tiểu tiện, suy nhược cơ, rối loạn giấc ngủ, yếu chi, yếu cơ,… Nếu không được điều trị, ký sinh trùng Toxocara canis có thể dẫn đến co giật, động kinh, rối loạn cảm giác, yếu cơ và hôn mê.
Xem thêm: Mụn trứng cá dạng nang: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
4. Thể ấu trùng không điển hình (thể ẩn) Bệnh sán chó thể ẩn có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Thể bệnh này khởi phát các triệu chứng không đặc hiệu và gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán. Biểu hiện thường gặp của bệnh sán chó thể ẩn là triệu chứng chán ăn, sốt, khò khè, buồn nôn, đau đầu, suy nhược, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, xuất hiện các triệu chứng bất thường ở phổi kèm sưng hạch lympho.
Ngoài những thể thường gặp, bệnh sán chó còn có một số thể bệnh khác bao gồm thể ấu trùng di chuyển đến dạ dày – ruột (đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa), thể ấu trùng di chuyển tim mạch (viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim,…).
Bệnh sán chó có nguy hiểm không? Thực tế, bệnh sán chó gây ra các triệu chứng không điển hình và dễ bị nhầm lẫn với nhiễm giun thông thường. Các triệu chứng của bệnh có xu hướng tái đi tái lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất học tập, chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra khi các nang sán vỡ, đầu sán sẽ được phóng thích vào tuần hoàn máu và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. D��a vào vị trí ảnh hưởng, bệnh sán chó được nhiều thể, trong đó thể ấu trùng di chuyển mắt và ấu trùng di chuyển nội tạng là các thể phổ biến nhất.
Ở nội tạng, bệnh sán chó gây viêm gan với biểu hiện sốt nhẹ, đau hạ sườn phải, lách to và xuất hiện các triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn. Thể bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp kịp thời.
Đối với thể ấu trùng di chuyển mắt, bệnh nhân có thể bị giảm thị lực hoặc bị lực. Nếu tình trạng nhiễm trùng nhẹ, thị lực chỉ bị suy giảm không đáng kể. Tuy nhiên trong trường hợp giun đũa chó mèo gây tổn thương điểm vàng, võng mạc, bệnh nhân có thể bị mù lòa vĩnh viễn.
Ngoài ra, bệnh sán chó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như suy nhược thần kinh, suy kiệt, suy giảm hệ miễn dịch và tử vong. Vì vậy ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thực hiện các biện pháp chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.
Chẩn đoán bệnh sán chó bằng cách nào? Bệnh sán chó không khởi phát các triệu chứng điển hình nên gây ra nhiều bất lợi trong quá trình chẩn đoán. Hơn nữa, việc xác định bệnh thông qua xét nghiệm mô chứa ấu trùng gặp khá nhiều khó khăn và thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, hiện nay bệnh lý này chủ yếu được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm máu:
Xét nghiệm sán chó Xét nghiệm máu là một trong những kỹ thuật chẩn đoán bệnh sán chó Thăm khám lâm sàng: Thăm khám lâm sàng có thể giúp bác sĩ xác định một số biểu hiện thường gặp như sốt, đau nhức, thở khò khè, đau bụng, khó tiêu, da ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Xét nghiệm tìm kháng thể (xét nghiệm máu): Xét nghiệm máu là kỹ thuật chẩn đoán có giá trị nhất đối với bệnh sán chó. Qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể tìm được kháng thể tương ứng với giun đũa chó mèo. Ngoài ra, bệnh nhân bị sán chó còn có hiện tượng tăng bạch cầu eosin mãn tính. Elisa test: Elisa test là kiểm tra huyết thanh miễn dịch có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh sán chó. Kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán xác định và loại trừ một số bệnh lý có các các triệu chứng tương tự. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm chức năng gan, test da, xét nghiệm công thức máu, khai thác tiền sử lâm sàng,… để đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên trên thực tế, chẩn đoán bệnh sán chó gặp nhiều bất lợi do triệu chứng không đặc hiệu và việc xác định sự hiện diện của nang sán còn gặp nhiều khó khăn.
Các biện pháp điều trị bệnh sán chó Điều trị bệnh sán chó chủ yếu là sử dụng thuốc tiêu diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe, độ tuổi và khả năng đáp ứng.
Điều trị bệnh sán chó Điều trị bệnh sán chó bao gồm sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng, thuốc chống dị ứng và corticoid Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh sán chó:
Thuốc diệt ký sinh trùng: Các loại thuốc diệt ký sinh trùng như Thiabendazole, Albendazole và Diethylcarbamazine được sử dụng để điều trị bệnh sán chó. Thuốc được sử dụng liên tục trong 2 – 3 tuần để tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng và ngăn ngừa tái nhiễm. Để đảm bảo hiệu quả của thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Hạn chế tối đa tình trạng quên liều hoặc ngưng thuốc quá sớm. Thuốc chống dị ứng: Các loại thuốc chống dị ứng (Loratadine, Cetirizine) được sử dụng để giảm ngứa ngáy và cải thiện một số triệu chứng ngoài da do bệnh sán chó gây ra. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng phối hợp thuốc diệt ký sinh trùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Corticoid: Đối với trường hợp bị thể ấu trùng di chuyển mắt, bác sĩ có thể chỉ định thuốc diệt ký sinh trùng kết hợp với corticoid để giảm viêm. Tuy nhiên nếu bệnh có mức độ nặng, bệnh nhân có thể phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ nang sán và bảo toàn thị lực. Phòng ngừa sán chó bằng cách nào? Bệnh sán chó có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy, cần chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý này bằng một số biện pháp đơn giản sau:
Điều trị bệnh sán chó Cần vệ sinh cho thú nuôi thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm giun sán, virus và nấm men
Không tiếp xúc và chơi đùa với chó, mèo hoang. Cần kiểm tra sức khỏe của thú nuôi và xổ giun đều đặn. Rửa sạch tay với xà phòng sau khi dọn phân chó. Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay với xà phòng sau khi vui chơi – đặc biệt là khi tiếp xúc với đất cát. Ngâm rửa thực phẩm với nước muối pha loãng và cần ăn chín uống sôi. Thói quen ăn uống bừa bãi không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh sán chó mà gây ra một số vấn đề tiêu hóa khác.
Xem thêm: Viên uống Hebora tạo mùi thơm cơ thể của Nhật Bản có tốt không? Thường xuyên tắm cho thú nuôi để hạn chế ký sinh trùng và vi khuẩn ký sinh trên da và lông. Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để được kiểm tra sức khỏe và kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường. Ngoài bệnh sán chó, một số bệnh lý nguy hiểm cũng có thể không biểu hiện qua các triệu chứng điển hình. Bệnh sán chó là một dạng nhiễm trùng khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và có mức độ nguy hiểm. Vì vậy, nên chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần hoặc tìm gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Phát hiện và can thiệp sớm có thể điều trị bệnh lý này dứt điểm và phòng ngừa các biến chứng nặng nề.
0 notes
hoantovet · 2 years
Text
BIO FLOR-DOXY ORAL
ĐẶC TRỊ THƯƠNG HÀN, VIÊM PHỔI THÀNH PHẦN:FlorfenicolDoxycycline CÔNG DỤNG: Trị thương hàn, viêm ruột tiêu chảy, E.coli; Tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm khớp, sưng phù đầu, viêm tử cung, viêm vú trên heo, bê, nghé, dê, cừu, gia cầm, chó, mèo.LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:Trị bệnh:Gà, vịt, cút, chó, mèo: 1 ml / 5 kg thể trọng / ngày hoặc 2 ml / lít nước, trong 3 – 5 ngày.Heo, bê, nghé: 1 ml / 7-10 kg…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
muoigentis · 3 years
Text
Bị sán chó khi mang bầu nguy hiểm như thế nào ?
Bị sán chó khi mang thai là căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Bệnh có những triệu chứng cực kỳ khó chịu, gián tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi! cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây của
trung tâm xét nghiệm gentis nhé !
Bị sán chó khi mang thai nguy hiểm thế nào ?
Bệnh sán chó là do loài giun tròn sống ký sinh ở ruột non của chó. Loài này phát triển, đẻ trứng. Trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường, sau 1-2 tuần trứng phát triển thành phôi. Người ăn nhầm trứng trong giai đoạn này sẽ bị nhiễm bệnh.
Sau khi vào cơ thể người, trứng nở ra ấu trùng, xuyên qua thành ruột, theo máu di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương. Ấu trùng sẽ di chuyển khắp nơi trong cơ thể (do người không phải là vật chủ chính nên ấu trùng sẽ không phát triển đến giai đoạn trưởng thành). Ấu trùng có thể tồn tại trong thời gian dài tới nhiều năm và gây tổn thương tại những nơi mà chúng hiện diện.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị sán chó khi mang thai
Thông thường, nguyên nhân bà bầu bị nhiễm sán chó khi mang thai chủ yếu là do các yếu tố sau đây:
Tiếp xúc với chó, mèo bị nhiễm sán chó
Tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm phân chó, mèo có phôi sán chó
Ăn trái cây, rau củ không được nấu chín vốn trồng trên nguồn đất hoặc được tưới bằng nước nhiễm phân chó mèo có phôi sán chó
Dấu hiệu bệnh sán chó ở bà bầu
Biểu hiện bệnh sán chó ở bà bầu rất dễ được nhận biết, cụ thể là:
Thường bị sốt
Cơ thể bị ngứa ở vùng bị nhiễm sán
Nổi mề đay, ngứa châm chích kéo dài
Ho nhiều và đau ngực
Thường bị đau bụng, khó tiêu dù đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ đường tiêu hóa
Bị giảm cân dù có chế độ ăn uống đầy đủ
Nghiêm trọng hơn, nếu sán chó ký sinh nhiều trong cơ thể, bạn có thể còn bị:
Tăng bạch cầu
Viêm phổi
Rối loạn thần kinh khu trú
Viêm màng bồ đào
Tình trạng bà bầu bị nhiễm sán chó ra sao?
1. Bệnh sán chó có chết không?
Mẹ đừng hoảng hốt trước câu hỏi bệnh sán chó có chết không? Lý do là nếu phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng cách, mẹ bầu bị nhiễm sán chó khi mang thai vẫn sinh nở một cách bình thường như những người khỏe mạnh khác. xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy ?
2. Bà bầu bị bệnh sán chó có nguy hiểm không?
Bà bầu bị nhiễm sán chó có nguy hiểm không là câu hỏi cần bạn quan tâm. Lý do là bà bầu bị sán chó khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
3. Bà bầu bị nhiễm sán chó có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Bệnh sán chó có lây không? Nếu bị sán chó khi mang thai, mẹ bầu sẽ không truyền bệnh này cho thai nhi. Song có khoảng 15-60% mẹ bầu bị nhiễm sán chó có thể gặp các biến chứng như hư thai, sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị dị tật, tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là mắt và não bộ. Đây là những trường hợp mẹ nhiễm sán chó với mật độ dày, bệnh không được kiểm soát tốt,
Trong trường hợp nhẹ hơn, mẹ bầu bị nhiễm sán chó phải thường xuyên trải qua cảm giác ngứa ngáy khó chịu, giảm cân, sốt, ảnh hưởng đến nội tạng… Tình trạng này sẽ gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé yêu trong thai kỳ.
Cách điều trị bị nhiễm sán chó khi mang thai
Nếu mẹ bầu thấy có các biểu hiện bị sán chó khi mang thai như trên, hãy lập tức:
1. Gặp bác sĩ chuyên môn
Bị nhiễm sán chó khi mang thai, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị kịp thời, giúp bạn tránh được các nguy cơ biến chứng.
2. Có thực đơn và lối sống khoa học
Bên cạnh phương pháp điều trị của bác sĩ, để điều trị bệnh sán chó ở bà bầu, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng. Bà bầu nên ăn gì lúc này? Một thực đơn khoa học cùng với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tốt cho bà bầu được đặt lên hàng đầu trong quá trình trị bệnh sán chó.
Đồng thời, trong lúc này, mẹ bầu cũng nên có chế độ nghỉ dưỡng phù hợp để tăng cường sức đề kháng chống lại sự phát triển của bệnh.
Cách phòng ngừa bị sán chó khi mang thai
Để đề phòng bệnh sán chó, mẹ bầu nhớ lưu ý những vấn đề sau đây:
Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo. Nếu lỡ bồng bế chó mèo, bạn nên rửa tay và thay đồ ngay
Nhờ người thân vệ sinh môi trường, không để chó mèo phóng uế bừa bãi
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn
Chỉ ăn thực phẩm được nấu chín, không ăn rau sống
Không đi chân đất
Thực đơn cho bạn cần đủ chất dinh dưỡng khi mang thai, không cần kiêng khem quá mức.
Đặc biệt, những bạn đang chuẩn bị mang thai nên làm kiểm tra để xem xét bản thân có bị nhiễm sán chó hay không nhằm điều trị dứt điểm, tránh gây hại cho bé trong quá trình bầu bí.
Mẹ bầu hãy tham khảo thêm : xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không ?
0 notes
bloghealthcom · 3 years
Text
Trẻ sơ sinh và thuốc kháng sinh: Nguy cơ hen suyễn? Blog-Health.com
Bài viết Trẻ sơ sinh và thuốc kháng sinh: Nguy cơ hen suyễn? Blog-Health.com được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
<!-- -->
Ngày 11 tháng 6 năm 2007 một nghiên cứu của Canada cho thấy trẻ sơ sinh dùng thuốc kháng sinh trong năm đầu đời có nhiều khả năng bị hen suyễn hơn ở tuổi 7 và nhiều đợt dùng thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Tuy nhiên, cuộc tranh luận liệu kháng sinh có làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn cho trẻ hay không vẫn còn chưa đi đến kết luận cuối cùng.
Tiến sĩ - Nhà nghiên cứu Anita Kozyrskyj, cho biết: “Ở những trẻ em dùng 5 đợt thuốc kháng sinh trở lên trong năm đầu tiên, nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp 1,5 lần so với trẻ em không dùng thuốc kháng sinh [trong năm đầu tiên]. Kozyrskyj là phó giáo sư Dược và Y học tại Đại học Manitoba ở Winnipeg, Canada. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Chest số tháng 6.
Kozyrskyj nói: “Mối liên hệ giữa thuốc kháng sinh và bệnh hen suyễn đã được nhìn thấy ở những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ không mắc bệnh hen suyễn, những người được coi là có nguy cơ thấp. Và mối liên kết vẫn được duy trì ngay cả sau khi các yếu tố rủi ro khác đã được tính đến. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc nuôi chó trong nhà khi trẻ còn nhỏ mang lại tác dụng bảo vệ. Theo Viện Hàn lâm Dị ứng Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ, bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến gần 5 triệu trẻ em dưới 18 tuổi ở Hoa Kỳ, bao gồm 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.
1. Kháng sinh và nguy cơ mắc hen suyễn
Nghiên cứu mới đã “châm dầu” cho cuộc tranh luận đang diễn ra trong những năm gần đây về ảnh hưởng của thuốc kháng sinh sớm có thể có, đối với nguy cơ mắc bệnh hen suyễn của trẻ. Kozyrskyj nói rằng, các kết quả nghiên cứu là chưa thống nhất, một số nghiên cứu của bà công bố cho thấy mối liên hệ (nhưng không nhất thiết là nguyên nhân và kết quả), trong khi các nghiên cứu khác thì không. Một báo cáo được công bố vào năm 2006 đã phân tích 5 nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng trẻ sơ sinh chỉ dùng một đợt thuốc kháng sinh trong năm đầu tiên của chúng có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh hen suyễn sau này khi còn nhỏ so với trẻ không được dùng thuốc kháng sinh trong 12 tháng đầu.
Kozyrskyj và các đồng nghiệp của bà đã sử dụng cơ sở dữ liệu kê đơn từ Đại học Manitoba và Đại học McGill ở Montreal để theo dõi việc sử dụng kháng sinh của 13.116 trẻ em từ sơ sinh đến 7 tuổi. Họ đặc biệt lưu ý về việc sử dụng kháng sinh trong năm đầu tiên và liệu đứa trẻ có mắc bệnh hen suyễn khi 7 tuổi hay không. Khi dùng kháng sinh, người ta đã ghi nhận lý do bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp dưới (như viêm phế quản), nhiễm trùng đường hô hấp trên (như nhiễm trùng tai) hoặc nhiễm trùng ngoài đường hô hấp (chẳng hạn như nhiễm trùng tiết niệu hoặc da). Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý các yếu tố nguy cơ mắc bệnh hen suyễn của từng đứa trẻ, chẳng hạn như có mẹ bị hen suyễn.
Tumblr media
Sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh hen suyễn sau này
Bên cạnh việc xem xét các hồ sơ, "chúng tôi cũng gửi một bản khảo sát dài một trang để đặt thêm các câu hỏi khác", Kozyrskyj nói. Các nhà nghiên cứu yêu cầu các bậc cha mẹ lưu ý xem trẻ em có tiếp xúc với khói thuốc khi còn nhỏ hay không và gia đình có nuôi chó hay mèo hay không. Trong nhóm này, 6% trẻ em bị hen suyễn ở độ tuổi 7. Việc sử dụng kháng sinh phổ biến, với 65% số trẻ em được kê đơn ít nhất một đợt thuốc trong năm đầu đời.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đối với những trẻ dùng thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng ngoài đường hô hấp, nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở tuổi 7 cao gần gấp đôi so với những trẻ không dùng thuốc kháng sinh từ sơ sinh đến 1 tuổi. Phát hiện này củng cố ý tưởng rằng việc sử dụng kháng sinh sớm và bệnh hen suyễn có mối liên hệ với nhau, Kozyrskyj nói.
Bà nhận thấy, nếu gia đình có trẻ em dùng nhiều thuốc không nuôi chó, thì nguy cơ mắc bệnh hen suyễn của trẻ tăng gấp đôi. Và điều đó có thể tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.
2. Giải thích mối tương quan
Kozyrskyj nói nguyên nhân chính xác tại sao việc sử dụng kháng sinh sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn sau này vẫn không chắc chắn. Cô ấy suy đoán rằng, vì thuốc kháng sinh có thể giết chết hệ vi sinh (vi khuẩn tự nhiên) trong đường ruột của bạn, "nó có thể thay đổi hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị hen suyễn hơn." Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, hen suyễn là một căn bệnh phức tạp. "Nó cũng do di truyền. Chúng tôi đã xác định được một yếu tố." Nhưng còn nhiều yếu tố làm cần xác định cho tình trạng này.
3. Lời khuyên cho phụ huynh khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh
Khi con bạn bị nhiễm trùng và bác sĩ đề nghị dùng thuốc kháng sinh, điều gì là tốt nhất? Anderson nói: “Một phụ huynh có thể đặt câu hỏi về sự cần thiết của một loại thuốc kháng sinh và hỏi về các lựa chọn khác. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, "có những trường hợp một đứa trẻ thực sự cần một loại thuốc kháng sinh." Kozyrskyj đồng ý rằng kháng sinh đôi khi rất quan trọng, mặc dù cô lưu ý rằng xu hướng giữa các bác sĩ và các nhóm nhi khoa là khuyến khích sử dụng kháng sinh một cách thận trọng hơn do tình trạng kháng kháng sinh và các vấn đề tiềm ẩn khác. Tuy nhiên, Kozyrskyj nói, nếu con bạn cần dùng kháng sinh, bạn có thể hỏi bác sĩ xem có thể sử dụng kháng sinh phổ hẹp hơn là phổ rộng (hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn) cephalosporin (một loại thuốc kháng sinh). Trong nghiên cứu của mình, cô cũng phát hiện ra rằng kháng sinh cephalosporin phổ rộng (như Ceftin và Cefzil) làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hơn các loại kháng sinh khác.
Thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh như “con dao 2 lưỡi” khi chúng giúp điều trị bệnh hiệu quả nhưng cũng có thể làm sức khỏe bị ảnh hưởng nếu dùng thuốc không theo chỉ dẫn và lạm dụng thuốc. Đó chính là lý do vì sao chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh tình trạng trạng kháng kháng sinh.
Tumblr media
Cha mẹ chỉ nên dùng kháng sinh sau khi đã tham vấn bác sĩ chuyên khoa Nhi
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong những đơn vị chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ, trong đó có các bệnh về đường hô hấp như: ho, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên....
Do đó, khi trẻ có những dấu hiệu khởi phát bệnh ban đầu, thay vì tự ý mua thuốc về dùng cho con, cha me có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ, dược sĩ giàu chuyên môn, luôn tận tâm vì khách hàng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo: webmd.com
source https://blog-health.com/tre-so-sinh-va-thuoc-khang-sinh-nguy-co-hen-suyen-blog-health-com/
0 notes
thongtinthuoc · 4 years
Text
Hoàng cầm và 23 bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ, rong kinh, chảy máu, đau đầu… hiệu quả
Hoàng cầm còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Hủ trường (Bản Kinh), Không trường, Túc cầm (Biệt Lục), Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục (Ngô Phổ Bản Thảo),.. Đây là vị thuốc đông y quý hiếm được sử dụng rất nhiều. Cây này có trong các bài thuốc chữa bệnh như đau bụng, tiêu chảy, lỵ, rong kinh, chảy máu, đau đầu.
Thông tin, mô tả cây hoàng cầm
Tên gọi khác: Hủ trường (Bản Kinh), Không trường, Túc cầm (Biệt Lục), Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ đốc bưu (Ký Sự), Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm (Đường Bản Thảo), Điều cầm (Bản Thảo Cương Mục), Khô cầm, Bắc cầm, Phiến cầm, Khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ cân thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm, Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tâm hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georg
Họ: Hoa môi (Lamiaceae)
Thông tin, mô tả cây hoàng cầm
1. Đặc điểm thực vật
Cây thảo sống dai, cao 30-60cm, có thể tới 50cm, có rễ phình to thành hình chùy, vỏ ngoài màu đen. Thân mọc đứng hình 4 cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc đối cuống rất ngắn hoặc có cuống, cuống lá hình mác hẹp gợn sóng, đầu hơi tù, dài 1,5-3cm, rộng 2-7mm, lá nguyên. Hoa mọc thành bông ở đầu cành nằm về một bên, màu lam tím, tràng hoa gồm 2 môi 4 nhị, 2 nhị lớn dài hơn tràng, màu vàng, bầu có 4 ngăn.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây này nước ta không có hiện phải nhập của Trung Quốc. Cây thường sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi về hướng mặt trời mọc, nơi khô ráo. Có nhiều ở Thiểm Tây, Diên An. Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Nam Trung Quốc.
Bộ phận dùng : Rễ (Radix Scutellariae). Loại bên trong cứng đầy chắc mịn ngoài màu vàng trong xanh, thịt đầy rỗng ruột ít là loại tốt, loại thô hoặc nhỏ không đều, lõi có khe bộng màu đen là loại xấu, loại sau khi gặp ẩm biến thành màu đen thì không dùng làm thuốc.
Thu hái: Thu hái vào mùa xuân thu
Sơ chế: Rửa sạch đất cát phơi hơi khô, cạo bỏ vỏ thô rồi phơi tiếp
Bào chế:
Hoàng cầm dùng rượu sao thì khí nó đi lên, sao với nước tiểu thì khí nó đi xuống, sao với nước mật Lợn thì tả hỏa ở can đởm. Chữa những chứng nóng thường thì dùng sống (Bản Thảo Cương Mục).
Thứ Khô cầm (có tác dụng tả phế hỏa), làm tiêu khí nóng ở da thịt) thì bỏ đầu, bỏ ruột đen rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, bào mỏng, 1-2 ly. Phơi khô dùng sống. Sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ sao qua (cách này thường dùng) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Hấp chín bào mỏng phơi khô, dùng sống, sao với rượu, sao với Muối, sao với nước Gừng, sao với mật Heo tùy theo phái của Thầy thuốc.
Trị bệnh ở phần trên thì sao với rượu. Tả hỏa ở Can, Đởm thì sao với nước mật heo (Đông Dược Học Thiết Yếu).
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị đắng, tính bình (Bản Kinh). Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục). Vị đắng, ngọt (Dược Tính Luận). Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển). Vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).
Quy kinh: Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu dương Tam tiêu, túc Thiếu dương Đởm (Bản Thảo Cương Mục). Vào kinh Phế, Đại trường, Bàng quang, Đởm (Lôi Công Bào Chích Luận). Vào kinh Tâm, Phế, Đại trường, Đởm (Trung Dược Đại Từ Điển). Vào kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường (Trung Dược Học). Ung Trung Dược Thủ Sách).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm vì dễ mốc, để lâu bị mọt ăn.
4. Thành phần hóa học
Baicalei, Baicalin, Wogonin, Wogonoside, Neobaicalein, b-Sitosterol, Benzoic acid (Trung Dược Học).
Baicalein, Neo Baicalein skullcapflavone, Baicalin, Wogonin, Wogonoside (Vieenj Nghiên Cứu Trung Y, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1973, 7: 417).
Oroxylin Oroxylin A, Methoxylbaicalei Popova T P và cộng sự, A A, 1975, 82: 28553z).
Skullcapflavone (Chương Hộ Đạo Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1975, 95 (1): 108).
Dihydrooroxylin A, Chrysin, 2’,5,8-Trihydroxy-7-Methoxyflavone, 2’, 5, 8-Trihydroxy-6,7-Dimethoxyflavone, 4’5, 7-Trihydroxy-6-Methoxyflavanone Cao Mộc tu Cáo, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1980, 100 (12): 1220).
Tác dụng dược lý của cây hoàng cầm
Tác dụng miễn dịch: Tác dụng chống dị ứng của Baicalein liên hệđếnsự ức chế khả năng giải phóng enzym ra khỏi các tế bào, có lẽ do thủ thể ức chế. Tác dụng ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ dãn rathuốc có tác dụng đối với da của heo được gây dị ứng và chất Histamin. Chất Baicalein và Baicalin có tác dụng gĩan phế quản đối với tiểu phế quản của heo bị gây dị ứng suyễn. Cả hai chất nàycó tác dụng ức chế phù co thắtvà giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột. Chất Baicalin cũng ngăn ngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có kháng phổ rộng. Trong thí nghiệm, nó có tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria. Có báo cáo cho thấy Tụ cầu khuẩn vàng kháng Peniciline lại rất nhậy ở trong Hoàng cầm.. nhiều thí nghiệm báo cáo cho thấy thuốc có tác dụng kháng lại trực khuẩn lao. Trong khi thuốc có dấu hiệu tốt đối với chuột thì lại không có tác dụng đối với heo Hà Lan. Cho chuột bị nhiễm virus dùng Hoàng cầm, không có dấu hiệu giảm tổn hại ở phổi và tăng thời gian sống hơn so với với nhóm đối chứng. Trong thí nghiệm cũng thấy có tác dụng kháng lại với nấm da và có khả năng diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Từnăm 1935, có báo cáo cho biết rễ Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng đối với huyết áp: nước sắc, cồn chiết, dịch truyền, kể cả nước và cồn trích Hoàng cầm đều có tác dụng hạ áp đối với chó, thỏ và mèo được gây mê. Cho uống hoặc chích đều làm hạ áp đối với chó có huyết áp bình thường hoặc Huyết áp cao do thận. Một nghiên cứu về tác dụng hạ áp cho thấy: chất trích từ loại cây ở Vân Nam có tác dụng mạnh nhất, kế đến là loại của Hà Bắc, còn những chất trích từphía Đông Bắc Trung Quốc thì yếu nhất. Đa số các nghiên cứu cho thấy tác dụng giáng áp của Hoàng cầm tùy thuộc vào tác dụng gĩan mạch (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc Hoàng cầm có tác dụng lợi tiểu đối với chó và người bình thường (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng chuyển hóa lipid: Nước sắc hỗn hợp Hoàng cầm, Hoàng liên và Đại hoàng không gây ảnh hưởng đối với Cholesterol/Phospholipid ở thỏ bình thường nhưng làm hạ lipid nơi ngườithực hiện chế độ cao ăn kiêng Cholesterol trong 7 tuần hoặc nơi người đã được trị bằng Thyroid (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng đối với mật: nước sắc hoặc cồn chiết xuất Hoàng cầmlàm tăng lượng mật ở chó và thỏ. Ảnh hưởng này do Baicalei mạnh hơn là Baicalin. Thỏ bị thắt ống mật cho thấy Bilirubin tăng sau 1-6 giờ và giảm trong khoảng 24-48 giờ so với nhóm đối chứng (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng đối với vết vị trường: Nước sắc và cồn chiết xuấtHoàng câmg có tác dụng ức chế nhu động ruột. Cồn chiết xuất ức chế tác dụng của chất Pilocarpin, tác dụng này không ảnh hưởng bởi thần kinh phế vị (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Chất Baiclin làm giảm sự di chuyển và phản xạ của chuột (Chinese Herbal Medicine).
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng cầm
Cây hoàng cầm chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ, rong kinh, chảy máu, đau đầu
1. Hoàng cầm trị mình nóng, miệng đắng, Kiết lỵ, bụng đau, chất lưỡi hồng, mạch Huyền Sác
Hoàng cầm 12g, Cam thảo, Thược dược, mỗi thứ 8g, Đại táo 3 trái. Sắc uống (Hoàng Cầm Thang – Thương Hàn Luận).
2. Trị huyết ra lai rai do nhiệt từ hoàng cầm
Hoàng cầm 40g sắc uống nóng (Thiên Kim Dực phương).
3. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, lúc có lúc không, do tích nhiệt mà gây ra
Hoàng cầm 40g, bỏ ruột đen, tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén nước còn 6 phân uống nóng (Hoàng Cầm Tán – Thánh Huệ phương).
4. Trị trẻ nhỏ giật mình kinh sợ, khóc đêm
Hoàng cầm, Nhân sâm, đều 0,4g, tán bột. Mỗi lần uống một ít với nước sắc trúc diệp (Hoàng Cầm Tán – Thánh Tế Tổng Lục).
5. Hoàng cầm trị thương hàn, tiêu tích nhiệt, tả hỏa ở ngũ tạng
Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá, các vị bằng nhau tán bột, chưng thành bánh, làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước (Tam Bổ Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
6. Trị trong Phế có hỏa từ cây hoàng cầm
Phiến cầm sao, tán bột, trộn nước làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước (Thanh Kim Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
7. Bài thuốc trị Đầu đau ở đầu lông mày, phong nhiệt có đờm từ hoàng cầm
Hoàng cầm ngâm rượu, Bạch chỉ, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).
8. Hoàng cầm trị trẻ nhỏ giật mình kinh hoảng, khóc đêm
Hoàng cầm, Nhân sâm, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước (Phổ Tế phương).
9. Trị gan nóng sinh mờ mắt, không kể người lớn hay trẻ con từ hoàng cầm
Hoàng cầm 40g, Đạm đậu xị 120g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g, bọc trong gan heo, chưng chín mà ăn, uống với nước nóng, ngày 2 lần. Kiêng rượu và Miến (Vệ Sinh Gia Bảo).
10. Trị Đầu đau thuộc Thiếu dương kinh hoặc Thái dương kinh, có thể ở chính giữa hay một bên
Phiến cầm, ngâm mềm với rượu, phơi nắng, tán bột. Mỗi lần uống 4g với rượu hoặc trà (Tiểu Thanh Không Cao -Lan Thất Bí Tàng).
11. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, Rong kinh
Hoàng cầm 120g, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng rưỡi, mỗi lần uống 4g, uống nóng (Thốt Bệnh Loại phương).
12. Hoàng cầm trị Rong kinh, phụ nữ tuổi sau 49 (rối loạn tiền mãn tính)
Điều cầm tâm 80g, ngâm với nước giấm gạo 7 ngày, sao khô rồi tẩm tiếp, làm như vậy cho được 7 lần, rồi tán bột. Hồ với giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 70 viên, lúc đói với rượu nóng, ngày 2 lần (Cầm Tâm Hoàn – Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
13. Cây hoàng cầm và bài thuốc trị Rong kinh
Hoàng cầm tán bột, mỗi lần uống 4g với Rượu tích lịch (dùng quả cân bằng Đồng đốt nóng rồi bỏ trong Rượu). Hứa Học Sĩ ghi rằng, khi bị Rong kinh dùng thuốc bổ huyết và cầm máu, nhưng bài này trị dương thừa ở âm, cái gọi là trời nắng làm cho đất nóng, kinh nguyệt nóng tràn ra ngoài cũng là vì lẽ đó (Bản Sự phương).
14. Bài thuốc giúp An thai, thanh nhiệt từ hoàng cầm
Điều cầm, Bạch truật, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, trộn với nước cơm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước hoặc thêm Thần khúc. Hễ khi có thai muốn điều lý thì dùng bài Tứ Vật bỏ Địa hoàng, thêm Bạch truật, Hoàng cầm, tán bột, uống luôn rất tốt (Đan Khê Tâm Pháp).
15. Trị sau khi sinh huyết ra nhiều, uống nước không dứt
Hoàng cầm, Mạch môn đông, các vị bằng nhau, sắc uống nóng (Dương Thị Gia Tàng).
16. Trị ra máu không cầm, tay chân lạnh ngắt muốn chết
Ly 8g Hoàng cầm, sao rượu, tán bột, uống với rượu thì cầm (Quái Chứng Kỳ phương).
17. Hoàng cầm trị đơn độc, hỏa độc
Hoàng cầm tán bột, trộn với nước đắp vào (Mai Sư Tập Nghiệm).
18. Trị thấp nhiệt làm tiêu chảy, bụng đau từ cây hoàng cầm
Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích cam thảo, Xa tiền tử, Phòng phong, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
19. Bài thuốc trị bạch đới đau bụng
Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích cam thảo, Hoạt thạch, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
20. Trị ho nhiệt do đàm ủng tắc
Hoàng cầm 18g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
21. Bài thuốc trị ho do phế nhiệt
Hoàng cầm, Liên kiều, Chi tử mỗi thứ12g, Đại hoàng, Hạnh nhân, Chỉ xác mỗi thứ 8g, Cát cánh, Bạc hà, Cam thảo, mỗi thứ 4g. Sắc uống (Hoàng Cầm Tả Phế Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
22. Trị bụng đau do nhiệt lỵ, mót rặn
Hoàng cầm, Thược dược, mỗi thứ 12g, Hoàng liên 4g, Hậu phác 6g, Quảng trần bì 6g, Mộc hương 3,2g, Sắc uống (Gia Giảm Thược Dược Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
23. Trị huyết nhiệt, thai động không yên
Hoàng cầm, Thược dược, Bạch truật, mỗi thứ 12g, Đương quy 8g, Xuyên khung 4g. Sắc uống (Đương Quy Tán – Lâm Sàng Thường.
Trên đây là những thông tin liên quan cây hoàng cầm và bài thuốc chữa bệnh của nó. Có thể nói, đây là v�� thuốc quý được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Tuy nhiên, người dùng cần sử dụng theo đúng liều dùng của thầy thuốc mới có hiệu quả
Xem thêm: Cây dừa cạn và 8 bài thuốc trị ung thư, tiểu đường, huyết áp hiệu quả
source https://thongtinthuoc.org/hoang-cam.html
0 notes
hdkoreaclinic · 4 years
Text
Detoxherb mua, bán ở đâu? giá bao nhiêu? có tốt không?
Hiện tại môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề cùng với đó là chế độ sinh hoạt, ăn uống chưa hợp lý khiến cho bạn bị nhiễm ký sinh trùng nhưng không hề hay biết và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hàng trăm bệnh lạ cho con người mà thế giới vẫn chưa có lời giải đáp.
Vì thế hiểu được những nguy hiểm, khó khăn mà mỗi người đang gặp phải nên các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất một sản phẩm diệt ký sinh trùng với thành phần đặc biệt chưa từng có, công nghệ hiện đại của châu âu…
Hôm nay blog hd korea clinic sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắt liên quan đến sản phẩm này để đưa ra những quyết định có nên mua hàng hay không hoặc hiểu chính xác hơn về sản phẩm:
Mua detoxherb ở đâu? detoxherb bán ở đâu? ai nên dùng detoxherb? công dụng của detoxherb? thành phần tạo nên detoxherb….
Khi nào bạn biết mình đã nhiễm ký sinh trùng
Theo các chuyên gai đầu nghành thì thông thường ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua 2 đường là tiêu hóa và qua da.
MUA DETOXHERB GIẢM GIÁ 50%
Nguyên nhân gây ký sinh trùng
Giun móc: loài này thường đi vào cơ thể thông qua các loài hoa quả, rau củ bị nhiễm bẩn hoặc có thể qua nguồn nước sau đó chúng sẽ ký sinh trong nội nạng và lấy máu của động vật chủ để nuôi sống bản thân.
Giun đũa: đây là một loài cực kỳ nguy hiểm đối với con người nó xâm nhập qua cơ thể bằng đường ăn uống và sau đó đẻ trứng sinh sôi chúng sẽ thâm nhập khắp cơ thể thông qua đường máu đến phổi, tim, gan và cư ngụ tại đây.
Sán dây: đây là loài ký sinh trùng có thể nói dài nhất và tồn tại đến hơn 20 năm trong cơ thể sau nó được thải ra ngoài và ký sinh trên thực vật, động vật… và bắt đầu quy luật mới.
Trùng ghẻ: chúng sẽ lây qua da khi bị nhiễm bẩn rồi từ đó gây ra ghe, lỡ…
Giun kim sẽ xâm nhập thông qua vết thương trước xước bên ngoài cơ thể sau đó chúng sẽ đẻ trứng và ký sinh vào cơ thể thông thường chúng sẽ có ở hậu môn gây ngứa ngáy.
Dấu hiệu bạn đã nhiễm ký sinh trùng
Theo các bác sĩ của trung tâm nghiên cứu ký sinh trùng Hoa Kỳ thì có rất nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đã nhiễm ký sinh trùng nhưng sẽ có những dấu hiệu sau chứng tỏ rằng có đến 99% bạn đã nhiễm ký sinh trùng và cần xem lại để đến các trung tâm y tế hoặc sử dụng sản phẩm diệt ký sinh trùng ngay lập tức.
Tiêu hóa không tốt
Trong một giai đoạn nào đó nếu bạn cảm thấy mình liên tục bị đau bụng, ăn không ngon, ít ăn hơn mặc dù công việc vẫn như thế thì cần xem xét lại có phải là vấn đề về bao tử hay không.
Nếu không phải các vấn đề bệnh bao tử hay bất cứ thứ gì thì khả năng cực cao là bạn đã nhiễm một trong những loại ký sinh trùng phía trên vì thế cần đến các bệnh viện lớn để kiểm tra kỹ hơn nhé, không được chủ quan với vấn đề này đâu.
Mệt mỏi
Nếu vẫn ăn uống và sinh hoạt một cách bình thường nhưng cơ thể lại có dấu hiệu mệt mỏi liên tục trong một thời gian dù không làm gì quá nhiều hoặc không có vấn đề nào trong cuộc sống hoặc công việc.
Lúc này nên xem lại vì có thể lượng chất dinh dưỡng có thể đã do ký sinh trùng lấy hết để nuôi chúng và bạn cần xem lại có biện pháp loại bỏ chúng kịp thời.
Thèm ăn kinh người
Đây có thể nói là dấu hiệu rõ nhất mà bạn có thể phát hiện ra được rằng đang có một sinh vật nào đó giành ăn với mình vì ăn bao nhiêu cũng không thấy no cùng với đó là cơ thể không tăng về cân nặng.
Lúc này rất có thể là trong cơ thể bạn đang có một trong các loại sán nguy hiểm và ký sinh lâu dài ở thành ruột để hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể vì thế nên đi khám ngay nhé.
Nghiến răng
Trong những năm đầu của thể kỷ 21 thì các nhà khoa học của Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chỉ ra sự tương quan khá chặt chẽ giữa việc nghiến răng và nhiễm ký sinh trùng ở trẻ em trong lúc ngủ.
Mặc dù chưa có thật nhiều bằng chứng nào xác thực cho vấn đề này nhưng nó cũng là một vấn đề rất đáng lưu tâm mà bạn cần phải xem xét.
Ngứa hậu môn
Cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề này nếu bạn đang bị ngứa hậu môn với tần xuất liên tục và càng khó chịu những ngày nắng nóng nhé vì thời điểm đó chính là lúc giun kim đẻ trứng.
Nếu bị ngứa với tần xuất liên tục thì nên đi khám hoặc sử dụng các sản phẩm diệt ký sinh trùng ngay nhé.
Thay đổi tính cách đột ngột
Đây là vấn đề đã được các nhà khoa học chứng minh vì ở trong cơ quan tiêu hóa có những nơ ron thần kinh ảnh hưởng đến tâm lý vì thế khi các ký sinh trùng sống, sinh sản tại đây sẽ tác động mạnh mẽ lên các nơ ron này và gây ra vấn đề cáu gắt, dễ bực, khó chịu…
Detoxherb là gì
Detoxherb là sản phẩm diệt ký sinh trùng có thể nói là hàng đầu trong thời điểm hiện tại có nguồn gốc từ New Zeland vì thế về độ chất và oan toàn là không cần phải bàn khi nó đã được sửu dụng rộng rãi bên Châu Âu trước khi đưa về Việt Nam.
Đây là một sản phẩm diệt ký sinh trùng được chiết xuất với thành phần bao gồm hai nhóm chính là phức hợp gồm thảo dược giải độc cho gan và phức hợp thảo dược tiêu diệt ký sinh trùng.
Sản phẩm đã vượt qua hàng tá quy trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng việt nam trước khi được lưu thông trong nước vì thế khá oan toàn.
Với chiết xuất từ 100% thành phần hoàn toàn thiên nhiên nên sản phẩm cực lành tính và không hề gây ra các phản ứng phụ như các thuốc thông thường.
Ngoài công dụng chính là tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng trong cơ thể thì sản phẩm còn giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể, giúp cơ thể trả về trạng thái ban đầu và vận hành trơn tru hơn.
Cơ chế hoạt động của detoxherb
Giai đoạn 1: Tạo ra một mỗi trường kiềm cực mạnh mẽ trong đường ruột khiến cho giun, sáng hoặc bất cứ loài ký sinh trùng nào cũng không thể sinh sống, sinh sản thêm được nữa và bắt đầu chết dần.
Giai đoạn 2: Các phức hợp thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể giúp đẩy sạch sẽ các tế bào, xác của ký sinh trùng ra khỏi cơ thể.
Giai đoạn 3: Khôi phục lại hệ thống đường ruột khỏe mạnh như chưa từng có vấn đề gì và vẫn duy trì trạng thái bảo vệ 24/24 đối với hệ vi sinh đường ruột trong thời điểm nhạy cảm này.
Detoxherb có tốt không
Bất cứ sản phẩm nào cũng sẽ có những điểm tốt và xấu vì thế với sản phẩm detoxherb cũng không có ngoại lệ.
Ưu điểm
Đây là sản phẩm đã được đông đảo các chuyên gia và nhà khoa học thực chứng rằng có thể dùng tại nhà.
Có thể dùng cho con cái của bạn mà không gặp bất cứ trở ngại nào đây là điểm cộng cực cao cho sản phẩm vì không nhiều sản phẩm có thể đáp ứng được yêu cầu này.
Sản phẩm được tinh chế với thành phần 100% từ thiên nhiên nên cực oan toàn.
Không gây ra các tác dụng phụ làm cho cơ thê có những phản ứng lâm sàng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn…
Đây là sản phẩm sử dụng độc lập nên không cần kê đơn hoặc chuyên gia chỉ định và cực oan toàn.
Nó có tác dụng gần như là tất cả các loại ký sinh trùng lây từ người sang người trong bối cảnh mà việc xác đinh được 100% ký sinh trùng là điều bất khả thi.
Làm cho tóc và da đẹp một cách lạ thường, không gây ngứa ngáy, khó chịu như trước nữa.
Trả lại trạng thái ban đầu cho tất cả các cơ quan trên cơ thể.
Nhược điểm
Nếu bạn dị ứng với một trong những thành phần của sản phẩm thì cũng không nên sử dụng.
Rất khó mua tại việt nam thời điểm này khi mà xuất nhập khẩu khan hiếm, số lượng có hạn…
Thành phần tạo nên detoxherb
Những ưu điểm phía trên của sản phẩm chính là việc có những thành phần sau:
Cây cỏ thi
Đây là loài cây thảo mộc có ở ngoài tự nhiên với mùa hoa nở tầm tháng 6-9 và có thân cao khoảng 20-40 cm, cây thường mọc trên các vùng núi cao ở tây bắc hoặc xuất hiện trên đà lạt.
Cây có vị ngọt, tính đắng, cay, tính hàn nên có tác dụng mạnh mẽ trong việc tiêu độc, thanh nhiệt…
Nó có khá nhiều tác dụng nhưng chủ yếu giúp chữa mệt mỏi toàn thân, ăn không ngon, bụng trướng và tiêu chảy.
Theo các bác sĩ bên tây y thì loài cây này được đánh giá cao trong việc kháng viêm, giảm nhanh những cơn co thắt vì thế giúp điều trị cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt.
Cây thùa
Đây là một loài cây có thể nói thường xuyên gặp tại các chậu hoa, cây cảnh nhưng có kích thước khá lớn thường là tán rộng đến 1m và nhiều lá dày như nha đam, thường có 40-50 lá.
Nó bao gồm ba thành phần chính là Tigonin (0,03%), hecogenin, chlorogenin (0,25%) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và chống viêm một cách hiệu quả.
Không những thế cây thùa còn giúp làm lành cực nhanh các tổn thương do ký sinh trùng gây ra trong hệ đường ruột.
Đinh hương
Đây là một loài cây thân gỗ có xuất cứ từ indonesia nổi tiếng với các vị thuốc của người hồi giáo vì thế cây này được sử dụng cực rộng rãi trong các vị thuốc đông y.
Nó chứa thành phần tinh dầu lên đến 16-19% vì thế có tác dụng kích thích mạnh mẽ dạ dày hoạt động và kích thích tiêu hóa mạnh mẽ hơn.
Nó còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, gây ức chế đối với các khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu dung huyết, trực khuẩn bạch cầu, trực khuẩn phó thương hàn…
Đánh giá detoxherb từ người dùng, chuyên gia
Ai nên dùng detoxherb
Những người thường xuyên làm việc trong các môi trường bị ô nhiễm, hóa chất…
Những người tiếp xúc nhiều với các loài động vật như chó, mèo, thỏ, trâu, bò…
Những người thường xuyên ăn uống các loại rau sống, thịt tái, và các món gỏi…
Người đang hoặc đã gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khiến năn không ngon, ngủ không yên, tâm lý lúc nào cũng lo lắng, tính tình thay đổi một cách bất thường, khó đoán.
Những người có cần nặng không nhiều những bụng hay to và phình trướng vì họ đang nhiễm ký sinh trùng.
Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với các môi trường như đất cát nơi có cực nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi, nảy nở và đang cần tìm môi trường ký sinh mới.
Những người có hệ nội tạng như gan, thận bị tổn thương gây các hiện tượng vàng da, ăn không ngon, ngủ không ngon…
Những người có triệu chứng hôi miệng lâu năm hoặc hôi miệng giai đoạn gần đây nhưng mức độ nặng dần.
Những người thường dùng rượu, bia và các chất kích thích khác.
Công dụng của detoxherb
Giúp loại bỏ các loại ký sinh trùng như sán, giun đũa, giun móc, tóc, kim một cách triệt để, đẩy chúng ra khỏi cơ thể nhưng vẫn giữ được độ oan toàn ở mức cao nhất đối với cơ thể.
Phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể một cách triệt để nhất như hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, máu trả lại trạng thái hoạt động bình thường.
Cũng cố sức khỏe như cải thiện tim, gan, mật giúp cơ thể tươi tắn, khỏe mạnh.
Giúp cải thiện giấc ngủ một cách nhanh chóng, ngủ sâu, lâu, giảm căng thẳng, mệt mỏi…
Thải độc gan và thanh lọc cơ thể một cách tự nhiên dưới tác động của ký sinh trùng và các tác nhân khác từ bên ngoài.
Dứt hẳn mùi hôi miệng dai dẳng và là nguyên nhân của biết bao vấn đề trong cuộc sống.
Detoxherb có gây tác dụng phụ không
Như đã nói ở trên thì đây là sản phẩm đã được sản xuất và lưu hành bên châu âu đặc biệt là phổ biến trong bối cảnh có dịch Covid19 nên độ oan toàn là không cần phải bàn cải.
Cùng với đó chính làn bảng thành phần từ hương liệu thiên nhiên 100% nên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này.
Với cả hiện tại từ thống kê của nhà sản xuất thì chưa ghi nhận bất cứ người dùng nào thông báo là có phản ứng phụ với sản phẩm detoxherb vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
Mua detoxherb (bán) ở đâu chính hãng
Hiện tại sản phẩm đang cực nổi tiếng và được khá nhiều người quan tâm, tin dùng cũng như nhiều chuyên gia khuyên dùng nên việc có hàng giả, hàng nhái là chuyện không thế tránh khỏi vì thế bạn nên cẩn trọng để tránh tiền mất tật mang.
Hiện tại sản phẩm chỉ được bán duy nhất trên website của nhà sản xuất vì thế bạn có thể đặt hàng trên website của nhà sản xuất.
ĐẶT HÀNG TRÊN WEBSITE NHÀ SẢN XUẤT
Sau khi vào đường dẫn bên dưới để đến trực tiếp website bán sản phẩm của nhà sản xuất.
Bạn sẽ kéo thẳng xuống ô để nhập tên, số điện thoại để nhà sản xuất sẽ gọi điện lại tư vấn và xác nhận thông tin trước khi đặt mua hàng.
Khoảng tầm 10~15 phút sau khi đặt hàng qua webiste thì sẽ có nhận viên gọi lạ tư vấn và giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về sản phẩm, chính sách gia hàng, đổi trả… và nếu xác nhận mua hàng thì sẽ nhận hàng sau đó tầm khoảng 2~4 ngày.
Lưu ý: Không nhất thiết là bạn phải mua hàng sau khi nhân viên tư vấn nhé vì thế bạn có thể không mua nếu thấy không phù hợp.
Detoxherb giá bao nhiêu
Hiện tại sản phẩm đang được nhà sản xuất niêm yết với giá 1.380.000 VND/Hộp và hiện tại để hổ trợ kích cầu sau dịch bệnh nhà sản xuất đang áp dụng giảm giá sốc đến 50% chỉ còn 690.000 VNĐ/Hộp vì thế bạn nên tận dụng cơ hội này.
MUA DETOXHERB GIẢM GIÁ 50%
Cách dùng detoxherb hiệu quả
Sản phẩm đang được bào chế dưới dạng viên nang vì thế rất tiện lợi cho việc sử dụng những bạn nên lưu ý là phải dùng theo đúng chỉ định của nhà sản xuất để hiệu quả cao nhất. Không nên cắn các viên này ra mà nên nuôt cả viên vì như thế có thể làm hư răng, tác dụng không còn cao nữa…
Mỗi ngày nên dùng 2 lần là tốt nhất và mỗi lần nên dùng 1 viên.
Nên dùng sản phẩm sau mỗi bữa ăn và dùng với 100ml nước lọc.
Không nên sử dụng chất kích thích quá nhiều trong thời gian này cũng như không tự ý thay đổi cách dùng so với yêu cầu của nhà sản xuất.
Thông tin detoxherb lừa đảo
Theo điều tra của blog hd korea clinic thì hiện tại đang có hai vấn đề liên quan đến thông tin này như sau:
Do một số đối thủ cạnh tranh với sản phẩm không lại nên sử dung phương thức tung tin sản phẩm lừa đảo để hạ thấp uy tín và bán sản phẩm của mình.
Một số người dùng thấy sản phẩm tốt nhưng tiết tiền nên tìm mua các sản phẩm trôi nổi trên các chợ, shop online với giá chỉ bằng khoảng 1/4 giá sản phẩm chính hãng và sau khi dùng không hiệu quả nên phản ánh với nhà sản xuất.
Sau những thông tin trên hy vọng bạn sẽ phân biệt được đâu là thông tin chính xác nhất và hiểu đúng về sản phẩm hơn.
Cách phân biệt detoxherb thật và giả
Với độ hot của sản phẩm thì có hiện tượng làm giả sản phẩm là điều không thể tránh khỏi và sau đây sẽ là một vài điểm phân biệt sản phẩm thật và giả:
Bao bì được in với chất liệu cực tốt, cứng nên không nhàu, nhăn, có dòng chữ detoxherb rõ ràng, không lem mực.
Trên hộp có tem chứng nhận của bộ công an.
Trên võ hộp có mã QR code nên khi sử dụng sản phẩm sẽ quét ngay được nguồn gốc sản phẩm.
Chai đựng sản phẩm là lọ thủy tinh nhé, chất liệu bóng, xanh rất tự nhiên.
Lưu ý khi dùng detoxherb
Nên sử dụng sản phẩm thường xuyên theo đúng liệu trình yêu cầu và đều đặn.
Không nên dùng cho người có tiền sử dị ứng với thành phần của sản phẩm.
Thay đổi chế độ ăn uống một cách hợp lý.
Không nên ăn các thức ăn còn sống như gỏi, rau… dễ có nguy cơ tái lại ký sinh trùng.
Tóm lại
Trên đây chính là tất cả những thông tin về sản phẩm detoxherb một sản phẩm diệt ký sinh trùng thế hệ mới và được giới khoa học đánh giá cực cao vì thế nếu bạn đang có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thì nên tính đến việc sử dụng ngay sản phẩm này nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!!!
FAQ câu hỏi thường gặp về detoxherb mua ở đâu
Một hộp detoxherb có bao nhiêu viên
Hiện tại nhà sản xuất chỉ sản xuất duy nhất một loại với số lượng 20 viên trong mỗi hộp.
Bà bầu hoặc cho con bú có dùng được sản phẩm không
Để chắc chắn thì nên hỏi bác sĩ đang theo dõi trực tiếp cho bạn tránh việc ảnh hưởng đến thai nhi và em bé.
Dùng bao lâu sẽ thấy hiệu quả
Bạn nên cần nhắc dùng ít nhất một liệu trình sẽ thấy hiệu quả cực kỳ rõ ràng nhưng nên dùng theo đúng yêu cầu nhà sản xuất nhé.
Hiện tại sản phẩm có bán tại các nhà thuốc không
Không nhé và nó chỉ được bán trên website của nhà sản xuất mà không có bên thứ 2 nào phần phối cả vì thế bạn nên cẩn thận khi mua hàng.
Tham khảo:
Từ khóa tìm kiếm liên quan đến mua detoxherb (bán) ở đâu chính hãng:
Detoxherb la gì
Detox Herb có tác dụng gì
Cách dụng Detoxherb
Detoxherb nga
Thuốc diệt ký sinh trùng
Detoxherb bao nhiêu Viên
Detoxherb Shopee
source https://hdkoreaclinic.com.vn/detoxherb-mua-ban-o-dau-gia-bao-nhieu/
0 notes
blogtintonghop24h · 4 years
Text
Thủ phạm bất ngờ khiến bé trai sốt cao, nôn nhiều
Bệnh nhi N.D.Đ. (hơn 4 tuổi, ở Xuân Huy, Lâm Thao, Phú Thọ) được đưa đến Trung tâm Sản Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ - trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều và đau đầu vùng trán đỉnh.
Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ đánh giá trẻ có hội chứng não - màng não. Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng tăng bạch cầu ái toan, dương tính với giun đũa chó mèo và sán lá gan lớn. Bệnh nhi đã được chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI) và thực hiện chọc dò dịch não tủy làm xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm não - màng não.
Các bác sĩ thực hiện chọc dò dịch não tủy làm xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm não màng não ở bệnh nhi Đ. Ảnh: BSCC.
BSCKI Bùi Thị Đến - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Sản Nhi - cho biết trẻ em là đối tượng dễ nhiễm giun sán nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát - nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.
Với trường hợp bệnh nhi Đ., kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy có tình trạng biến đổi dịch não tủy, nên được áp dụng phác đồ điều trị tích cực bằng kháng sinh kết hợp thuốc tẩy giun.
Sau khoảng 3 tuần điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhi ổn định, xét nghiệm cho kết quả chỉ số bạch cầu ái toan trong máu giảm, dịch não tủy bình thường nên được xuất viện.
Theo bác sĩ Đến, tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần, các trứng này sẽ hoá phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng.
Trứng giun thường có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó, mèo. Ngoài ra, ấu trùng giun còn có thể có trong thịt chó, mèo. Nếu người bệnh ăn phải mà chưa được chế biến kỹ cũng sẽ bị lây bệnh. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương.
Để hạn chế nguy cơ nhiễm giun đũa chó mèo, bác sĩ khuyến cáo người dân cần vệ sinh môi trường, tẩy giun cho vật nuôi thường xuyên.
Hiện nay, việc chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng nói chung và giun, sán nói riêng không còn là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện các triệu chứng gợi ý bệnh nhiễm ký sinh trùng cần đến khám tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện để xét nghiệm chẩn đoán và được điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Theo Zing
Nguồn https://ift.tt/3d0KlKT
0 notes