Tumgik
#Tưởng nhớ Cha
banmaihong · 9 months
Text
Hoài niệm những mùa Giáng Sinh xưa! ( Huỳnh Phương - Huệ Hương)
Huỳnh Phương – Huệ Hương 
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
bibianxx · 3 months
Text
#1602
Hôm nay mình đọc được một bài viết đại khái là “Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi bạn nhận ra rằng bạn không cần phải tốt bụng.“
Tumblr media
Từ thuở còn thơ bé - khoảng thời gian mình ở Nhà Thờ nhiều hơn là ở nhà, khi ấy lời giảng mà mình vẫn luôn được nghe từ Cha là tình yêu thương, lòng tốt và sự tha thứ.
Mình lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, mình nhìn thấy sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người thân yêu. Từ ấy trong mình luôn sinh ra suy nghĩ rằng tình yêu thương hay lòng tốt là điều không thể thiếu cũng như đức tin mà mỗi người cần có trong cuộc đời này.
Khi mình yêu một ai đó hay khi mình giúp đỡ một ai đó - giá trị của những điều ấy không nằm ở việc mình cần đối phương đáp trả hay họ cần phải sống cùng lòng biết ơn đối với mình - vì đó là lẽ sống của mình, là điều mà mình nghĩ rằng “mình cần làm nó trong khoảnh khắc này”.
Kinh Thánh viết rằng “Nên bây giờ còn có ba điều này: Đức tin, hi vọng, và tình yêu thương. Nhưng điều cao trọng hơn cả là tình yêu thương.” (I Cô-rinh-tô 13:13)
Tình yêu ấy, ngay cả khi không được hồi đáp - lòng tốt ấy, ngay cả khi không được coi trọng… Mình vẫn luôn dùng tình yêu thương, lòng tốt và cả sự tha thứ để đối đãi.
Một câu trong Kinh Thánh mà mình nhớ mãi “Các con muốn người ta làm cho mình thể nào, hãy làm cho người ta thể ấy.” (Lu-ca 6:31)
Mình tin rằng khi mình yêu thương - mình sẽ được yêu thương, khi mình tốt bụng - mình sẽ được đối tốt, khi mình tha thứ - mình sẽ được bình yên. Đức tin ấy - vì mình tin tưởng nên cuộc sống của mình dễ dàng hơn biết bao nhiêu.
@bibianxx
57 notes · View notes
zorodn · 10 months
Text
Tumblr media
Lạc lõng là khi người ta chợt nhận ra bản thân mình không còn hứng thú để tiếp tục cuộc hành trình đời mình, theo một đường ray đã được vạch sẵn. Mà đường ray ấy do chính tay mình, trong những giấc mộng tuồi trẻ đã kỳ công vẽ nên bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết. Vậy mà... Hẳn là ta đã chẳng hiểu hết chính mình!
Lạc lõng là khi một người nào đó sau khi đã hiểu gần hết ta thì quyết định rời xa ta mãi mãi. Dẫu rằng trước đó cả hai đã vượt qua biết bao nhiêu thăng trầm sướng khổ để có những giây phút giây bình yên bên nhau. Vậy mà... Hẳn là ta chưa bao giờ là một con người tốt bằng con người mà ta đã tưởng về mình!
Lạc lõng là khi ngoài mối quan hệ giữa ta với bản thân mình, với căn phòng chật hẹp, với những vật dụng phục vụ cuộc "tồn tại" của bản thân mình, quanh ta không còn nữa những mối bận tâm đến một ai khác nữa. Dẫu rằng đó là những người thân nhất như mẹ, cha, anh chị... mà thường khi ta vẫn bảo rằng ta thương họ nhất trên đời. Vậy mà... Hẳn là ta vẫn ích kỷ khi chỉ thương bản thân ta hơn bất kỳ ai!
Lạc lõng là khi xách xe chạy dòng dòng quanh phố, hết cả nửa bình xăng mà không tìm được một người bạn, kiếm một chỗ được chỗ dừng chân lý tưởng để cùng hàn huyên đôi ba câu chuyện trên trời dưới đất như cái thời sinh viên vẫn thế. Mặc dù ngày chia tay với lớp ai cũng bảo: "Mày cứ phone một tiếng là tao tới liền". Vậy mà... Hẳn là tình bạn thiêng liêng nhưng chưa có nhiều hấp dẫn bằng tình đồng nghiệp và các đối tác làm ăn!
Lạc lõng là khi đêm về chứng kiến những cặp tình nhân tíu tít chất chồng bên nhau trên một chiếc xe dựng bên vệ đường hoặc gốc cây, còn ta vùi đầu vào tiệm nét nhưng không biết cần đánh chữ gì để search trên Google, cũng chẳng biết chọn bản nhạc mang giai điệu gì cho khỏa lấp tâm hồn, và ta thấy buồn thực sự. Dù trước giờ ta đã luôn tự nhủ với bản thân mình là khi chưa có đủ điều kiện vật chất để nghĩ đến chuyện yêu đương, hoặc vì một lý do cực kỳ chính đáng khác nữa. Vậy mà... Hẳn là ta đang sai lầm khi cố vùi lấp trái tim mình vào dòng sông lạnh băng mang tên tiền tài và danh vọng!
Lạc lõng là khi bật máy tính lên giữa lúc 12 giờ khuya, hý hoáy viết lách được đôi dòng rồi bỗng nhận ra cái đó chẳng có ý nghĩa gì hết nên bôi đen tất cả rồi nhẹ nhàng nhấn delete mà không mảy may hối tiếc. Mặc dù trước trước giờ vẫn cứ tâm niệm mỗi ngày sẽ cố chọn một niềm vui để sống, và đêm về sẽ cố nhớ và ghi lại một điều gì đó để post lên Blog cho bạn bè vào đọc sẽ biết rằng ta đang còn sống chẳng hạn. Vậy mà... Hẳn là cũng có những ngày mà ta trải qua cuộc sông bằng một cách gần với chữ delete nhẹ nhàng như thế đấy!
Và lạc lõng là một lúc nào đó không định trước, chúng ta buộc phải ra đi như quy luật luân hồi của tạo hóa, nhưng còn bỏ lại quá nhiều thứ. Bỏ lại tất cả những gì đáng yêu thương chưa kịp trở thành miền ký ức yêu dấu; bỏ lại tất cả những gì đáng cười cợt chưa kịp trở thành niềm vui vẻ mỗi ngày; bỏ lại tất cả những con người thân thương khi chưa kịp trở nên một chỗ dựa đáng tin cậy và thông hiểu lẫn nhau; bỏ lại tất cả tiền bạc châu báu nhưng lại không mang theo nổi một giọt nước mắt của kẻ tiễn đưa. Vậy... hẳn là ta đã sống hời hợt và lạc lõng quá chằng?
Và lạc lõng là kẻ thù vô hình của niềm tin và cố gắng... Nếu bạn lạc lõng, bạn hãy nghĩ rằng, bạn còn được lạc lõng là bạn còn thời gian để trì trệ, nhưng khi bạn nhìn thấy ai đó đang hấp hối, cận kề cái chết... hẳn bạn sẽ thấy mình nên trân trọng những gì mình đang có...dẫu rằng nó chẳng bao giờ trọn vẹn như mọi ước muốn...
Bởi lẽ đó là cuộc sống mà...
Cứ mỗi lần tâm trạng tồi tệ, mình lại không muốn sống ở thế giới thật
Một chút...
Tumblr media
79 notes · View notes
n-u-o-c · 4 months
Text
Hôm nay mẹ lại nhắc lại chuyện cũ, chuyện về người đàn bà đó, một giai đoạn tăm tối và vô vọng nhất của gia đình mình. Mẹ cũng đã khám phá ra nhiều điều, từ chuyện này đến chuyện khác, cũng đã trải nghiệm qua những ngày tuyệt vọng, thất vọng, muốn buông tay mà chính vì còn các con, còn những dang dở chưa trả hết với cuộc đời mà đã kiên cường ở lại.
Tròn 10 năm tốt nghiệp cấp 3, mình cũng nhớ lại 10 năm đó là khoảng thời gian tồi tệ nhất của nhà mình. Mất đi từng thứ từng thứ một không có cơ hội lấy lại từ vô hình đến hữu hình. Cuộc đời này đúng là có nổi bao nhiêu lần 10 năm? Mình lặng lẽ mở lại lá số của mình, Cá Rô, ngậm ngùi nhìn những năm tháng đã qua. Cá Rô cũng đã trải qua hơn 30 năm sóng gió, 30 năm đầu đời thực sự nhiều gian nan mà mình không thể cảm hiểu được hết cả. Hôm rồi đi xem bói, thầy bói nói những năm khó khăn của nó đã qua rồi, lòng mình cũng nhẹ nhõm theo.
Đêm qua hai chị em đều mất ngủ, bọn mình có kể chuyện về những người bạn của nhau, bởi vì những khiếm khuyết trong gia đình mà dẫn tới những hiện tượng tâm lý tất yếu. Những điều ấy đã thúc đẩy lối sống, cách yêu đương, cách đối mặt với sóng gió có những tiêu cực riêng.
Mình tiếp tục suy nghĩ miên man về những lần 10 năm của mình. Cảm ơn bố mẹ đã cho thân xác này có trí óc không tệ với sự dạy dỗ cẩn thận. Nhưng trong quá trình sống mình cũng đã tự mình làm mất đi những giai đoạn quan trọng để rèn luyện và học tập, điều có thể thay đổi cục diện của nhiều lần 10 năm. Mình cũng tự hỏi bản thân liệu mình có còn tham vọng như trước hay ảo tưởng về những điều mà bản thân vì thiếu rèn luyện mà không bao giờ có được?
Những ngày qua mình cũng nghĩ về vụ cháy ở Cầu Giấy. Không thể nói là mình không hoảng sợ và có một chút lo âu nhẹ vì hiện tại tài chính của mình ở Hà Nội không đáp ứng được những nơi ở đủ tốt. Nhưng mình nghĩ nhiều hơn về việc còn cảm thấy vất vả hay còn cảm giác được những khó khăn trong đời vẫn là một điều may mắn. Người cha mới 51 tuổi của một chị đồng nghiệp ở viện sau một thời gian ngắn ngủi cố gắng chống chọi với bệnh tật ở xứ người đã qua đời mà không gặp được người thân. Những số phận trong vụ cháy với nhiều điều hứa hẹn với cuộc đời nay đã hoá tro tàn theo đúng nghĩa cả đen lẫn bóng. Những lần 10 năm sẽ liên tục gối nhau đi đến và may mắn chính là có thể từng ngày từng ngày được cùng với thời gian trải nghiệm một kiếp sống này.
Cô giáo dạy Triết nói, Phật giáo là hướng tới hạnh phúc ngay tại kiếp này, và mình thường được nghe đến một từ rất hay là "an lạc". Tuy nhiên hạnh phúc của nhà Phật với hạnh phúc của phần đông chúng ta đang theo đuổi dường như là không giống nhau. Mình cũng như tất cả mọi người vẫn lao ra ngoài kia kiếm sống, kiếm lấy đồng tiền để mua sự yên tâm, mua sự tận hưởng, và "mua" rất nhiều thứ mà trông có vẻ mang lại hạnh phúc. Mình cũng biết rằng đó không thật sự là điều mà Phật giáo hướng đến, mình không phải một Phật tử chân chính, nhưng cũng hiểu được rằng cái hạnh phúc từ việc "mua" đó không bền vững. Mình cũng từng đọc về việc những niềm vui khi tạo ra rất rất nhiều tiền của những người ở giới thượng lưu là không đáng kể sau khi họ đã thành công kiếm nhiều tiền từ trước đó.
Mình cũng tự hỏi chính mình về hạnh phúc nhiều lần. Ngay lúc này, trong 3 tháng qua, trong 1 năm qua, trong 10 năm qua, trong những năm tháng đã qua? Thời gian gần đây mình thậm chí không thể tìm ra được động lực cho chính mình, chỉ sống và học qua ngày không cố gắng, không vui vẻ, không hi vọng. Việc học tập không hiệu quả, không vừa ý, không thuận lợi, cũng đã có đến khoảng 50% là ở mình, nhưng khắc phục một nửa chủ quan đó vẫn là khó khăn và khiến mình càng trượt dài trong mọi thứ. Mình lại lặng lẽ nhìn vào lá số và thấy những 10 năm không bình yên dày đặc vẫn đang đợi mình ở trước mắt. Và mình nghĩ có lẽ chỉ cố gắng sống được một cuộc đời bình thường thôi cũng tốt lắm rồi. Mình càng muốn sống yên ổn ít phải lo toan hơn nhưng dường như với những dòng suy nghĩ chưa bao giờ ngừng trong đầu thì mình khó có thể chạm được tới 2 chữ yên bình.
Người không thể sống thì chỉ cần sống. Người còn được sống thì sẽ có nhiều mong muốn hơn cho cuộc sống.
Mình thật lòng mong có thể sống một cuộc sống ít sóng gió. Mình cảm thấy sức khoẻ tinh thần của mình là không đủ, và những khó khăn mình chứng kiến của gia đình, của người khác cũng đủ khiến mình lo âu và bất an về cuộc đời, cho dù có cố gắng thả lỏng đến đâu.
Mình cũng ngầm tự nhận với bản thân rằng mỗi con người đều đã được số phận an bài, có khi là an bài về cả cái nhìn với chính cuộc sống họ. Cả những đổi thay và đột phá trong đời, có lẽ cũng đặt trong vòng luân hồi đã được định sẵn, những cú hích để thay đổi động lực cũng nằm trên con đường và bánh xe đó rồi...
Bao lâu nay stress của mình quẩn quanh trong tiền, trong nỗi lo tương lai chưa ổn định, trong việc học tập mất động lực trầm trọng tăng dần kể từ ngày nhập học chuyên khoa 1. Mình chưa từng thôi học hỏi và luôn cố gắng nghe giảng vì kiến thức luôn vô tận và mình không từ chối việc phải nghe giảng những điều cũ kĩ lặp lại. Nhưng sự bất mãn kinh khủng về cách dạy học của bộ môn chuyên ngành và thực tế thực hành quá chán nản khiến mình chán ghét việc học. Chưa từng có giai đoạn nào trong hai mấy năm học tập trở nên tệ hại như giai đoạn này... Thực lòng nhìn thấy các bạn phát triển và học được những điều mới khiến mình cũng ghen tị rất nhiều. Nhưng mình vẫn vùng vẫy trong những ngày đi bệnh viện với sự chán nản và thất vọng.
Trên vòng bánh xe đã được định trước từng đoạn đường gập ghềnh đó, liệu mình có thể thoát ra được và tìm lại động lực học tập hay không? Mình cầu ước là có. Và cũng vì cho rằng cuộc đời đã an bài mà mình nghĩ mọi cố gắng của mình lúc này sẽ không khiến mình hạnh phúc hơn, nhưng khiến mình không có cơ hội nuối tiếc. Mình đã tự bảo bản thân rằng cuộc đời yên bình ít sóng gió là mơ ước của rất nhiều người, trong đó có mình, vậy thì mình cũng cứ duy trì sự cố gắng một cách ổn định, thì cách mình đối diện với sóng gió có lẽ cũng được ổn định.
Lần nào cũng vậy, mình mong mình kiên định. Lần này mình mong mình kiên định, nhưng phải kiên định ở trạng thái nhiều động lực hơn, chứ không phải tình trạng như bây giờ. Liệu mình làm được hay không?
Tumblr media
8 notes · View notes
ryul-babo · 3 months
Text
NGOẠI TÌNH !
Bạn tôi kể, bạn có một người chị họ xa, kết hôn hơn hai mươi năm là chừng ấy thời gian sống trong hạnh phúc. Chồng chị yêu thương chiều chuộng chị, chăm sóc các con chu đáo vô cùng. Với họ hàng nội ngoại hai bên, anh là hình mẫu để cô nọ bác kia đem ra so sánh với con mình.
Rồi anh không may bị bạo bệnh. Suốt thời gian anh ốm đau nằm viện, chị dốc hết lòng chăm sóc anh. Khi biết rằng mình chẳng thể chống nổi mệnh trời, chồng chị mới rụt rè thú nhận đã từng phản bội chị qua lại suốt bốn năm trời với một người bạn thân cũ đã góa chồng. Anh nói thật ra anh thương cô ấy nhiều hơn là yêu. Tuy nhiên, vì biết đó là điều sai trái, cả hai đã quyết định dừng lại từ mấy năm trước. “Anh biết, anh có thể không nói, nhưng lừa dối em như vậy, anh thật lòng không nhắm mắt nổi. Lần đầu cũng là lần cuối, xin em hãy tha thứ cho anh”.
Lời trăn trối xót đau như vậy, lẽ nào chị nói không tha thứ mà được sao. Nhưng chị đau lòng vì anh ích kỉ quá. Cho đến khi chết anh cũng muốn chết một cách nhẹ nhàng, chẳng cần biết sự thật kia sẽ như một vết cứa trong lòng dẫu cho mai này anh không còn nữa.
Bạn bảo tôi: “Mày thấy đàn ông che đậy giỏi không? Anh ấy “ăn vụng” bao nhiêu năm vậy mà vẫn làm tròn vai một người cha mẫu mực, một người chồng xuất sắc. Anh ấy từng yêu thương một lúc hai người đàn bà, vậy mà chị tao thì cứ tưởng chị ấy là một, là duy nhất”.
Đàn ông có thể có quan hệ luyến ái cùng lúc với hai người, thậm chí là nhiều người, nhưng mấy ai bỏ vợ, bỏ gia đình để đến với tình nhân. Họ chỉ có thêm chứ không bớt, ra ngoài có hư cỡ mấy, chơi cỡ mấy, về nhà vợ vẫn như là nhất, không có nhì.
Đổi lại nếu đàn bà ngoại tình - họ ít khi lắm, nhưng một khi đã làm vậy, tình yêu dành cho người gọi là chồng hầu như đã không còn. Đàn bà ngoại tình như bước vào mê cung yêu đương mù quáng không muốn thoát ra.
C�� lẽ bởi đàn ông ngoại tình bằng lý trí, đàn bà lại ngoại tình bằng con tim. Con tim của họ dường như được sinh ra để chỉ yêu duy nhất một người tại một thời điểm. Họ ngã lòng khi lòng họ cảm thấy bất an chông chênh. Một sự vô tâm, một chút vô tình, một chút thiếu tôn trọng, thiếu đồng cảm sẻ chia của chồng sẽ khiến họ dễ bị những lời ngọt ngào dụ dỗ.
Nếu đàn ông có thể lên giường với bất cứ phụ nữ nào mà không cần tình cảm thì phụ nữ lại chỉ có thể lên giường với người mà họ yêu. Rất ít phụ nữ ngoại tình vì tình dục. Thứ họ cần là cảm xúc. Ai cho họ cảm giác được chở che, được yêu thương, coi như người đó đã nắm được trái tim của họ rồi.
Đàn ông ngoại tình, qua cơn mê đắm đều muốn trở về nhà. Đàn bà ngoại tình, họ chỉ muốn rời đi. Đàn ông ngoại tình, về nhà là bỏ nhân tình sau cánh cửa, vẫn nhẹ nhàng với vợ, vẫn yêu chiều với con. Đàn bà một khi đã ngoại tình, họ đặt hình bóng nhân tình ở trong đầu, ở trong tim, ngày nhớ, đêm mong, rồi suốt ngày đem ra để liên tưởng so sánh với bạn đời. Thật lạ là so sánh kiểu gì cũng thấy nhân tình hơn chồng mình về mọi mặt.
Tại sao cũng là ngoại tình, nhưng đàn ông ngoại tình thì gia đình ít nguy cơ tan vỡ nhiều hơn là phụ nữ? Bởi thường thì đàn ông ngoại tình rồi mới dẫn đến những đổ vỡ, còn đàn bà đổ vỡ trong lòng rồi mới đi.
Đàn ông đi ra phiêu lưu ở đâu rồi cũng muốn về nhà vì đó là chốn bình yên, đàn bà một khi quyết định bước ra khỏi nhà tức là nơi đó không cho họ cảm giác bình yên nữa. Đàn bà khi yêu thì quên cả lối về, đã không còn yêu thì vô cùng tàn nhẫn.
Vậy nên, muốn một người đàn ông chung thủy rất khó vì chinh phục với họ dường như là một thứ bản năng, nhưng muốn một người phụ nữ hết lòng với mình, dành trọn tâm tư cho mình - chỉ cần yêu thương họ thật nhiều là đủ.
Chỉ tiếc rằng, đàn bà thì yếu mềm mà đàn ông lại quá đỗi vô tâm.
Sưu Tầm
7 notes · View notes
eleven28th · 2 years
Text
Một trích đoạn trong tác phẩm mà có thể nói xem một lần, nhớ cả đời.
“Tiểu Hiểu,
Gần Tết rồi, chú vừa làm hai đĩa bánh bao nhân đậu. Khi lấy chúng ra khỏi nồi, khói mờ hết mắt chú. Năm nay chú vẫn để dành một đĩa cho cháu. Chú luôn bảo hai đứa, đồ ăn nấu tại nhà là ngon nhất, đồ ăn tiệm không so được đâu. Chú luôn muốn gửi đồ ăn cho cháu nhưng chú không dám hỏi Kiến Thanh. Gần đây Kiến Thanh có vẻ chín chắn hơn. Chú biết việc đó là nhờ cháu.
Về duyên phận, miễn hai đứa không phụ lòng nhau là đủ rồi. Sống cùng nhau trọn đời rất khó.
Có thể cháu phải già đi mới hiểu những cảm xúc đó. Là bậc cha mẹ, người cháu chọn làm chồng hay cháu có thành đạt hay không không thật sự quan trọng. Chú chỉ mong cháu có cuộc đời cháu mong muốn và sống khoẻ mạnh.
Giờ chú già rồi, mắt lại loà, Kiến Thanh cứ nói chú chả biết gì. Năm đó ở ga tàu, chú cứ tưởng chú đang nắm tay cháu, hoá ra không phải. Sau đó chú nhận ra, dù hai đứa không thành đôi, ta vẫn là một gia đình.
Tiểu Hiểu, phải tự chăm sóc mình. Lúc nào thấy mệt hãy về đây.”
Credit: us and them (2018)
87 notes · View notes
yukidaro · 5 months
Text
TMNT - Bản chất con người là thiện hay ác?
Từ nhỏ đến lớn, nhiều điều chúng ta học được đều nói rằng bản chất con người là tốt, vì vậy chúng ta đã định nghĩa con người: con người là tốt bụng, biết ơn, trọng tình trọng nghĩa, biết ơn và đền đáp, có phẩm hạnh cao thượng.
Thế giới của tuổi thơ, thực sự hầu hết mọi người đều là hóa thân của sự hoàn hảo, chẳng hạn như tình cảm giữa thầy và trò, bạn bè, và tình yêu đầu đời. Bởi vì vào thời điểm đó, mối quan hệ của chúng ta cơ bản không liên quan đến lợi ích, vì vậy bạn đã bị ảo tưởng che mắt.
Nhưng khi bạn bước vào xã hội, mối quan hệ của bạn bắt đầu liên quan đến lợi ích, bạn sẽ phát hiện ra hành động của họ hoàn toàn trái ngược với những gì bạn đã học trước đây, bạn bè mượn tiền không trả, người yêu ngoại tình, đối tác kinh doanh phản bội, đồng nghiệp đâm sau lưng bạn, anh chị em tranh giành tài sản, không quan tâm đến sự sống chết của cha mẹ.
Khi hành vi của họ không giống như những gì bạn đã học hồi nhỏ, bạn bắt đầu bị họ tổn thương, và nỗi đau của bạn bắt đầu tiếp diễn.
Bản chất con người là tốt hay xấu?
Chúng ta có thể nhìn từ một số góc độ, nếu bản chất con người sinh ra đã là tốt, vậy tại sao ba tôn giáo lớn (Nho, Phật, Đạo) lại phải đặt ra nhiều quy tắc như vậy để hạn chế hành vi của con người? Chúng ta đều biết Phật giáo có rất nhiều giới luật, chẳng hạn như không được giết hại, không được ăn thịt, không được chạm vào phụ nữ, v.v.
Nếu bản chất con người thực sự là tốt, tại sao chúng ta lại cần phải coi “Nhân chi sơ, tính bản thiện” như một kinh điển? Nếu bản chất con người thực sự là tốt, vậy tại sao mỗi quốc gia lại cần có luật pháp để hạn chế hành vi của con người?
Vì vậy, hãy nhớ rằng bản chất con người không phải là tốt, chính vì vậy chúng ta mới cần những cuốn sách kinh điển về đạo đức và pháp luật, để cùng nhau duy trì sự ổn định của xã hội.
Nhìn vào bản chất con người qua góc độ di truyền: 
Mọi người đã từng làm cha mẹ đều biết, khi đứa trẻ của bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, ngoài việc trông có vẻ hiền lành và đáng yêu, bạn sẽ phát hiện ra rằng đôi khi hành vi của chúng không hề có bóng dáng của lòng tốt, niềm tin của trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ gồm tám chữ: “Thuận ta là bạn, nghịch ta tức thù”, nghĩa là trẻ sơ sinh sinh ra đã tự coi mình là trung tâm, chúng không hề đặt mình vào vị trí của bạn để suy nghĩ cho bạn.
Chỉ cần chúng muốn thứ gì đó, chúng sẽ lấy nó. Nếu không lấy được, chúng sẽ khóc, nếu khóc mà vẫn không lấy được, chúng sẽ khóc to hơn, cho đến khi giành được thứ mình muốn mới thôi. Tư tưởng ích kỷ này của trẻ nhỏ không cần ai truyền dạy, nó bẩm sinh.
Vậy bản chất con người là tốt hay xấu?
Tôi sẽ nói cho bạn biết, bản chất con người không phải là tốt, cũng không phải là xấu, mà là ích kỷ! 
Mọi lời nói hay hành động của một người, đều chỉ là để thỏa mãn lợi ích của bản thân mình mà thôi.
Ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, giả sử tôi và Tiểu Mỹ đã yêu nhau 5 năm, thực tế trong 5 năm đó tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, tôi chỉ là không có bạn gái, dù sao tôi cũng độc thân, có người chăm sóc luôn tốt hơn là không có ai, vì vậy tôi miễn cưỡng yêu Tiểu Mỹ.
Ngược lại, Tiểu Mỹ yêu tôi đến chết đi sống lại, tôi là người đàn ông cô ấy yêu nhất trong đời, không có ai khác, chỉ cần cô ấy nhìn thấy tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc vô cùng, chỉ cần ở bên tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc như một vị thần. Vì vậy, trong 5 năm yêu nhau với Tiểu Mỹ, mọi người có thể tưởng tượng được, không cần nói, chắc chắn là Tiểu Mỹ đã chăm sóc tôi.
Cô ấy có thể đi bộ hàng km để mua canh gà hầm cho tôi uống, cô ấy có thể tiết kiệm chi tiêu để mua quần áo cho tôi, cô ấy thậm chí có thể lừa tiền của bố mẹ mình để giúp tôi khởi nghiệp, nói chung trong 5 năm đó, thế giới của Tiểu Mỹ chỉ có mình tôi, và cô ấy đã hy sinh tất cả cho tôi.
Kết quả sau 5 năm, vì một số lý do, tình yêu của chúng tôi không thể tiếp tục, tôi và Tiểu Mỹ chia tay, và vì tôi là người đề xuất chia tay trước, vào thời điểm đó, cả thế giới, bao gồm cả Tiểu Mỹ, đều chửi tôi là kẻ xấu, nói rằng tôi không phải là đàn ông, có người nói tôi không xứng đáng là con người, thậm chí có người chửi tôi là thú vật, và Tiểu Mỹ chửi tôi còn ác hơn.
Cô ấy nói:
“Anh còn nhớ không? Từng có lần vì muốn nấu một nồi súp cho anh uống, tôi đã đi bộ hàng ki lô mét; Anh còn nhớ không? Từng có một năm tôi không mua một món đồ nào cho mình, nhưng lại sẵn lòng mua cho anh cả tủ quần áo; Anh còn nhớ không? Tôi đã lừa lấy tiền của bố mẹ mình để giúp anh khởi nghiệp, khiến tôi và gia đình mình trở mặt, anh không phải là một người đàn ông…”.
Dù sao thì tôi cũng đã trở thành một con chuột chạy qua đường, bị mọi người la ó, không thể ra khỏi nhà, bị mắng chửi đến mức không thể chịu nổi.
Chúng ta hãy phân tích nghiêm túc vấn đề này, từ góc độ đạo đức thông thường, thực sự tôi đã làm sai, tôi là một kẻ tồi, một con thú, tôi bị cả thế giới khinh bỉ, tôi không có gì để nói. 
Chúng ta hãy phân tích từ góc độ bản chất con người:
Đầu tiên, tôi và Tiểu Mỹ đã ở bên nhau 5 năm, tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, nhưng Tiểu Mỹ lại yêu tôi đến chết đi sống lại. Mọi người có thể tưởng tượng, tôi đã ở bên một người mà tôi không hề yêu trong 5 năm. Trong khi đó, Tiểu Mỹ đã ở bên người cô ấy yêu nhất trong 5 năm, rõ ràng trong 5 năm đó, tôi phải đối mặt với một người mà tôi không yêu mỗi ngày, tôi đã sống trong đau khổ như thế nào, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu nhất mỗi ngày, tôi có thể chắc chắn rằng Tiểu Mỹ đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó.
Thứ hai, như Tiểu Mỹ đã nói, cô ấy đã hy sinh rất nhiều vì tôi, cô ấy đã đi bộ hàng km để mua gà, chỉ để có thể nấu một nồi súp gà cho tôi uống. Vậy lúc cô ấy đưa nồi súp cho tôi, ai là người hạnh phúc, ai là người đau khổ? Đối với tôi, đó chỉ là một bát súp gà, dù ai nấu cũng như nhau, nhưng đối với Tiểu Mỹ thì khác, cô ấy thấy người cô ấy yêu nhất uống súp gà, cô ấy đã cười rất hạnh phúc, lòng cô ấy ngọt ngào biết bao, cô ấy cảm thấy mọi hy sinh đều xứng đáng, cô ấy làm mọi việc mà không hối tiếc.
Mọi người hãy nhận ra một sự thật, đừng quên rằng trong 5 năm đó, tất cả những gì cô ấy đã làm cho tôi, tôi chưa bao giờ ép buộc cô ấy làm, tất cả đều do cô ấy tự nguyện. Tại sao cô ấy lại tự nguyện làm? Bởi vì khi cô ấy hy sinh cho người mình yêu, cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Mọi người chú ý, câu này, tất cả những gì cô ấy hy sinh có thể khiến cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vì vậy từ góc độ ích kỷ của bản chất con người, tất cả những gì cô ấy hy sinh chỉ là để làm cho chính mình hạnh phúc mà thôi, bề ngoài cô ấy đã làm rất nhiều cho tôi, nhưng thực chất cô ấy chỉ làm vì hạnh phúc của chính mình.
Vì vậy, về mặt đạo đức, cô ấy là một người tốt, tôi là một kẻ tồi, nhưng sự thật là trong 5 năm đó, tôi đã sống trong đau khổ, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu, và còn có thể hy sinh cho người mình yêu nhất, cô ấy đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó, vì vậy sự thật là tôi đã chịu đựng 5 năm đau khổ để cô ấy có được 5 năm hạnh phúc.
Mặc dù tôi không phải là một kẻ tồi như vậy, tôi cũng không ủng hộ hành vi như vậy của đàn ông, nhưng qua câu chuyện này tôi tin rằng mọi người có thể lần đầu tiên nhìn thấy sự thật của vấn đề, tại sao Tiểu Mỹ lại đau khổ, tại sao mọi người lại chửi tôi là một kẻ tồi, bởi vì đa số mọi người trên thế giới này đều sống trong một thế giới ngọt ngào hàng ngày, không biết gì về sự thật của bản chất con người.
Bản chất con người là ích kỷ, người nào hiểu được bản chất ích kỷ của mình thì có thể hiểu được bản chất con người, và chỉ khi hiểu được bản chất con người thì mới có thể đứng vững trên đỉnh.
Để đánh giá sự thay đổi giữa thiện và ác trong bản chất con người, ta cần dựa vào lợi ích. Khi không có mối quan hệ lợi ích, bản chất con người là thiện. Chỉ cần có lợi ích xuất hiện, bản chất con người là ích kỷ. Nếu lợi ích đủ lớn, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Hãy kể một câu chuyện, mẹ tôi có sáu anh chị em, một chị gái, một em trai và ba em gái, và mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi. Trong số họ, có bốn chị em đã mua một mảnh đất ở quê nhà để xây một tòa nhà, với hy vọng sống cùng nhau và tận hưởng niềm vui gia đình.
Nhưng họ cũng có một nỗi lo lớn, đó là sợ rằng việc sống chung lâu dài sẽ dẫn đến mâu thuẫn vì những chuyện nhỏ nhặt.
Mẹ tôi đã hỏi ý kiến của tôi, và tôi đã nói với mẹ rằng, các chị em đều sinh ra từ cùng một bào thai, và ngay cả người nhỏ nhất cũng đã qua tuổi không còn hoài nghi, vì vậy những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày, mọi người đều sẽ thông cảm cho nhau, và mẹ nên yên tâm sống hạnh phúc với họ trong những năm tháng cuối đời.
Khi tôi nói điều này với mẹ, bà ngoại của tôi đã mất vài năm và tài sản của bà đã được giải quyết. (Mặc dù bà ngoại không giàu có, nhưng một ngôi nhà cùng một số tiền mặt ở nông thôn vẫn là đáng kể), chính vì tài sản của bà ngoại đã được giải quyết, tôi tin rằng các chị em sẽ không gặp phải xung đột lợi ích lớn khi sống cùng nhau.
Nếu bà ngoại và tài sản của bà vẫn còn, tôi sẽ khó có thể dự đoán hậu quả, có thể họ sẽ xảy ra xung đột lớn vì điều đó. Thực tế, khi bà ngoại tôi qua đời vài năm trước, việc chia tài sản đã khiến họ không hạnh phúc, và một số chị em đã có mâu thuẫn, nhưng may mắn là không quá nghiêm trọng. Người gây ra mâu thuẫn nhiều nhất là chú tôi, vì chú là con trai.
Theo tư tưởng phong kiến của nông thôn, chú tôi nghĩ rằng tất cả tài sản của bà ngoại nên thuộc về chú. (Lưu ý: Bà ngoại tôi đã chia đều tài sản, và chú tôi chỉ nhận được một chút nhiều hơn), bà ngoại tôi đã nằm trên giường bệnh hơn một năm, và chú tôi không bao giờ đến thăm, cho đến khi bà qua đời, chú mới xuất hiện.
Các cô tôi rất tức giận, nhưng tôi biết rằng hành động của chú tôi phù hợp với bản chất con người, đó là bản chất tìm kiếm lợi ích và tránh tổn thất trong con người (Lưu ý: Hiện tại mối quan hệ đã được hàn gắn)
Vì vậy, dù là người thân, bạn bè, hay người yêu, dù họ có tốt đến đâu, bạn cũng không thể hoàn toàn tin tưởng họ, bởi vì một khi xảy ra xung đột lợi ích, những người này chắc chắn sẽ làm tổn thương bạn sâu sắc nhất. Càng có lợi ích lớn, bản chất con người càng trở nên ích kỷ, và khi sự ích kỷ đạt đến một mức độ nhất định, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Nhìn vào tất cả các vị vua cổ đại tranh đấu, bạn không thể thấy bóng dáng của thiện, như cuộc đảo chính Huyền Vũ Môn của Lý Thế Dân, giết chết anh trai và em trai của mình, thậm chí Võ Tắc Thiên còn giết chết con đẻ của mình.
Triết lý sống “cửu tử nhất sinh”
Vào năm 1993, hai cậu bé 10 tuổi không học hành gì cả, quyết định bắt cóc một cậu bé 2 tuổi để chơi đùa, và cuối cùng đã tàn nhẫn giết chết cậu bé 2 tuổi đó. Sau đó, họ bị cảnh sát bắt giữ, trong đó một người tên là Jon đã thừa nhận không chối cãi về việc giết chết đứa trẻ.
Người kia lại đổ tất cả trách nhiệm lên Jon, tự mình thoát khỏi mọi tội lỗi, và thể hiện rõ ràng bản chất ích kỷ của con người, luôn tìm lợi ích và tránh hại.
Đây là vụ án giết người gây chấn động Liverpool, Anh, và sau đó câu chuyện này đã được chuyển lên màn ảnh, quay thành một bộ phim ngắn có tên “Detainment” và còn được đề cử giải Oscar.
Mọi suy nghĩ về thiện và ác của loài người đều bắt đầu từ ý niệm. Khi bạn cho rằng bản chất con người là thiện, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người tốt. Khi bạn cho rằng bản chất con người là ác, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người xấu.
Chẳng hạn, bạn biết 10 người bạn, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người họ đều là người tốt, bạn sẽ mong đợi họ đối xử tốt với bạn mỗi ngày. Nếu một ngày nào đó trong số 10 người bạn đó, có một người phản bội bạn, bạn chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi nỗi đau, và cuộc sống như vậy sẽ khiến bạn sống trong đau khổ. Triết lý sống này được gọi là “cửu sinh nhất tử”.
Ngược lại, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người bạn đó đều không phải là người tốt, bạn sẽ không có bất kỳ kỳ vọng nào vào họ (Tôi đang nói về giả định trong lòng). Nếu một ngày nào đó bất ngờ có một người đối xử tốt với bạn, bạn sẽ cảm thấy như mình đã trúng số, và niềm vui bất ngờ này sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc. Triết lý sống này được gọi là “cửu tử nhất sinh”.
Tôi nhận thấy rằng đại đa số mọi người thích sống theo triết lý “cửu sinh nhất tử”. Giống như nhiều cặp vợ chồng khi kết hôn, họ thường giả định trước rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ hạnh phúc, và cũng hứa hẹn với nhau về một tình yêu đẹp, sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, không bao giờ chia ly. Nếu một ngày nào đó họ ly hôn, cặp vợ chồng này rất dễ trở mặt thành thù, ghét đối phương đến chết, và không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Tôi khuyến khích những người kết hôn nên giữ tâm thế “cửu tử nhất sinh”, đừng để những câu chuyện tình yêu cổ tích làm mờ trí tuệ của bạn. Nếu ngay từ đầu bạn không giả định rằng mọi thứ sẽ hoàn hảo, thì việc ly hôn sẽ nằm trong dự đoán của bạn, và bạn sẽ không cảm thấy đau khổ. Nếu có thể sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, đó sẽ là một điều bất ngờ, phải không?
Nhưng nói thật lòng, trên thế giới này không có mấy người có loại trí tuệ đó!
Người càng ích kỷ, cuộc sống càng hạnh phúc
“Bạn thật là ích kỷ”, câu nói này có quen thuộc không? Từ nhỏ đến lớn, mọi người xung quanh đều dạy chúng ta không được ích kỷ, trong tâm trí chúng ta đã gieo một hạt giống rằng ích kỷ là không tốt, là một từ mang nghĩa tiêu cực, khiến cho nhiều người không sống thật với bản thân mình suốt đời. Nhiều người làm mọi việc chỉ để người khác nhìn thấy, và còn nhiều người sống chỉ để làm vui lòng người khác.
Ví dụ, có người cười một cái cũng phải tự nhủ, không biết nụ cười đó có làm người khác cười không, nụ cười đó có đẹp không, có phạm phải điều gì không đúng đắn không. Làm ơn, hãy cười cho chính mình một lần, nếu không một ngày nào đó rời khỏi thế giới này, bạn sẽ không còn cơ hội nữa. Còn một câu nói nữa, “chết vì danh dự, sống trong đau khổ” là hình ảnh của đa số mọi người, muốn danh dự là sống vì người khác, sống trong ánh mắt của người khác.
Hãy kể cho mọi người nghe một ví dụ, một lần tôi về quê, có một buổi họp lớp, mọi người cùng nhau ăn một bữa cơm, chúng tôi chọn một nhà hàng. Lúc đó, có một bạn học lập tức lấy điện thoại ra gọi điện đặt chỗ ở nhà hàng, cả quá trình gọi điện diễn ra như thể bạn ấy có mối quan hệ kinh doanh lớn với chủ nhà hàng vậy. Lúc đó, nhiều bạn học đã bị bạn ấy thu hút, trong lòng nghĩ rằng bạn học này có mối quan hệ rộng lớn, tùy tiện tìm một nhà hàng nào cũng quen biết, thật là có uy tín. Khi chúng tôi đến nhà hàng, cả nhà hàng trống trải, chỉ có một bàn của chúng tôi ăn, bạn nói bạn học đó không phải là làm việc vô ích sao?
Nói thật lòng, trong thế giới của tôi, người như vậy sống thật mệt mỏi, hoàn toàn sống vì người khác, tôi là người rất đơn giản, muốn cười thì cười, muốn khóc thì khóc. Tôi cười hay khóc đều là để làm cho mình thoải mái, tôi không quan tâm người xung quanh có thoải mái hay không.
Cấp độ cao nhất của Phật giáo nói rằng “minh tâm kiến tánh” , ý chỉ là sự hiện hữu của bản tánh tự thân. Chẳng hạn, khi bạn từ 1-3 tuổi, gần như chưa hề bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh, mọi hành động của bạn đều xuất phát từ suy nghĩ của chính mình, đó chính là sự hiện hữu của bản tánh tự thân.
Bạn có thể nhớ lại một chút, 3 tuổi của bạn tuyệt vời như thế nào, không sợ trời, không sợ đất, cảm thấy thế giới này là của bạn, bạn có thể làm được mọi thứ. Khi lớn lên, sau khi trải qua sự giáo dục sau khi sinh, bạn không còn là bạn của trước kia nữa, bạn đã trở thành một robot, làm bất cứ điều gì người khác làm, mỗi ngày lặp lại, bởi vì bản tánh ích kỷ đã nhạt nhòa.
Các bạn có biết tại sao con người sợ chết không?
Lý do con người không nỡ từ giã cõi đời này là bởi vì họ còn lưu luyến những điều tiếc nuối. Nếu một người sống cả đời không có điều gì tiếc nuối, khi họ rời đi chắc chắn sẽ là với tâm trạng thanh thản; nếu còn tiếc nuối, làm sao bạn có thể buông bỏ?
Vì thế, người sống vì người khác không thể không có tiếc nuối. Mọi người ạ, cuộc đời này như một chuyến tàu đơn hành trong hành lang của cuộc sống, ích kỷ một chút và sống thật tốt cho chính mình một lần, khi rời đi không để lại tiếc nuối, bởi bản chất con người là ích kỷ, bạn chỉ cần thể hiện nó một cách hoàn hảo hơn một chút là được.
Lý thuyết tiến hóa về bản chất ích kỷ của loài người
Hãy để tôi chia sẻ một câu chuyện, một bà mẹ đơn thân nghèo khó nuôi hai đứa trẻ, một đứa 9 tuổi, một đứa 8 tuổi. Hai đứa trẻ co ro trong nhà chờ mẹ, chúng lạnh và đói, ôm chặt lấy nhau để sưởi ấm. Mẹ của chúng đã đi ra ngoài cả một ngày, chúng rất nhớ mẹ, và càng nhớ hơn là thức ăn mà mẹ mang về.
Kể từ lần cuối cùng ăn uống, đã là 2 ngày trước đó, khi ấy mẹ mang về hai quả lê. Hai anh em nhường nhịn nhau một vài lần, hai quả lê được chuyền qua lại giữa hai bàn tay của chúng, cuối cùng anh trai ăn quả to hơn và em trai ăn quả nhỏ hơn. Mẹ của chúng ngồi bên cạnh, nở nụ cười trên khóe miệng, bà luôn dạy bọn trẻ phải nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau, và bọn trẻ cũng vâng lời, ngay cả khi rất đói, chúng cũng không tranh giành đồ ăn.
Bất ngờ, cậu con trai lớn đưa quả lê cho mẹ và nói: “Mẹ ơi, mẹ cũng ăn một miếng đi”, cậu con trai nhỏ cũng giơ quả lê lên. Đôi mắt người mẹ ướt đẫm, mẹ nói: “Con yêu, mẹ không đói, các con cứ ăn đi”. Hai đứa trẻ nhìn nhau và tiếp tục ăn, ăn với những miếng to hơn.
Mẹ của chúng quay đi, nước mắt rơi xuống, nhớ lại mẹ mình cũng luôn giữ những điều tốt nhất cho mình, nhớ lại tất cả những gì mẹ đã làm cho mình. Bên ngoài gió lạnh thổi, và lúc này mẹ trở về, đứa trẻ nhìn chằm chằm vào chiếc bánh mì trên tay mẹ, và kêu to:“Mẹ…!”
Câu chuyện ấm áp này, bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của con người không? Bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của trẻ khi nhìn thấy bánh mì không? Dù được giáo dục như thế nào đi nữa, bản chất con người không bao giờ thay đổi.
Phân tích tiếp theo có thể sẽ rất khắc nghiệt, nhưng đó là sự thật, sự ích kỷ của con người có hai loại: vật chất và tinh thần. Sự ích kỷ về vật chất là “người chết vì tiền, chim chết vì mồi,” còn sự ích kỷ về tinh thần, bạn có thể thường xuyên nghe thấy câu nói “Bạn chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình, bạn có bao giờ nghĩ đến cảm xúc của tôi không!” Sự ích kỷ về tinh thần là việc tận hưởng niềm vui nội tâm của bản thân.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, từ phút đầu tiên nhìn thấy mẹ, điều đầu tiên hai anh em nhìn thấy là thức ăn, bởi vì họ thực sự rất đói, và sự nhường nhịn của họ chỉ là do sự giáo dục của mẹ và đạo đức xã hội. Có người sẽ nói, đó là bản năng sinh tồn khi đói, bạn nói không sai, điều đó càng chứng minh bản chất con người là ích kỷ. Con người sinh ra là để ích kỷ, dù là bản chất con người hay bản năng sinh tồn, để tồn tại, chúng ta sẽ tự nhiên loại bỏ đối thủ.
Có người sẽ nói, hai đứa trẻ trong câu chuyện cũng nhường nhịn lẫn nhau, cũng đưa lê cho mẹ ăn, nếu bản chất họ là ích kỷ, thì qua giáo dục không phải cũng đã thay đổi sao? Sai rồi, bản chất ích kỷ của con người không thể thay đổi, sự thay đổi chỉ là: từ sự ích kỷ cấp thấp chuyển sang sự ích kỷ cấp cao hơn! Qua giáo dục, họ đã nhận ra giá trị của sự nhường nhịn và tình yêu, hành động của họ chỉ là nhu cầu tình cảm nội tâm của họ, làm như vậy khiến họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Sự thoải mái và hạnh phúc này chính là sự ích kỷ mà họ muốn thỏa mãn nội tâm, dù bạn có nghĩ cho người khác đến đâu, cũng đều dựa trên một số nhu cầu và mục đích của bản thân, chỉ là mức độ che giấu khác nhau.
Một người giúp đỡ người khác, ngoài việc làm điều tốt cho người khác, thực chất là đang thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân là một người tốt. Bạn còn nhớ câu nói này không, “Giúp người là cội nguồn của niềm vui!” Điều đó có nghĩa là, khi bạn giúp đỡ người khác, bạn sẽ cảm thấy vui, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ mà bạn nhận được.
Hãy lấy một ví dụ, khi bạn thấy một người lãnh đạo có tầm nhìn lớn, người đó cũng rất tốt, luôn nghĩ cho người khác. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao anh ta lại tốt với người khác như vậy không?
Anh ta tốt với người khác, chính là vì mong muốn những người này có thể đền đáp lại anh ta sau này, phải không?
Bạn có thể nói rằng có người làm việc tốt mà không để lại tên tuổi, không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào. Nếu bạn dám nói như vậy, tôi muốn hỏi bạn làm thế nào bạn biết về những người này.
Chẳng hạn, bạn giúp đỡ một người hôm nay, bạn không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào từ họ, nhưng khi bạn giúp đỡ họ, bạn cảm thấy rất vui trong lòng, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ của bạn, cũng là phần thưởng lớn nhất cho bạn.
Nhiều người cho rằng tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô tư. Là cha của hai đứa trẻ, tôi sẽ nói về cảm xúc của mình. Con gái thứ hai của tôi đã chào đời, chúng tôi chăm sóc cô bé mỗi ngày mà không mong đợi bất cứ điều gì, nhưng tất cả mọi người trong gia đình đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Chú ý rằng, chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, và niềm hạnh phúc đó chính là sự ích kỷ về cảm xúc khi chúng tôi dành tất cả cho cô bé. Yêu con gái tôi không phải vì cảm xúc của cô bé, mà vì cảm xúc của chính chúng tôi. Tất nhiên, tình yêu “ích kỷ” này có lợi cho con cái, điều này không cần phải nghi ngờ.
Gần đây tôi đã trải qua một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi, tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng học hỏi.
Con trai của một người bạn tôi bị bệnh, không phải là bệnh nhẹ mà khá nghiêm trọng. Là bạn, tôi chắc chắn phải đến thăm. Khi tôi đến, người bạn của tôi liên tục khóc. Là bạn, tôi chắc chắn phải an ủi cô ấy, tôi nói: “Không ai muốn con mình như vậy, nhưng việc bạn khóc cũng không giải quyết được vấn đề, khóc quá nhiều cũng làm tổn thương cơ thể của bạn, tôi tin rằng con bạn cũng không muốn thấy kết quả như vậy”.
Có người tin vào bản chất tốt của con người, có người tin vào bản chất xấu, nhưng tôi luôn tin vào bản chất ích kỷ của con người. Khi tôi thấy người mẹ này khóc vì đứa trẻ, tôi cảm thấy cô ấy hoàn toàn không có bất kỳ yếu tố ích kỷ nào, tôi còn nghi ngờ liệu lý thuyết về bản chất ích kỷ của con người có chút vấn đề không?
Và rồi người mẹ đó đã trả lời một câu khiến tôi giật mình, nếu tôi nói ra, chắc chắn cũng sẽ làm bạn giật mình, cô ấy nói: “Lão Hạo, tôi hiểu những gì bạn nói, nhưng khi tôi khóc ra, tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút…”
Mọi người, hãy suy ngẫm về câu nói này, đây là lời cô ấy tự nói, cô ấy nói rằng khi cô ấy khóc ra, cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Cô ấy khóc ra để cảm thấy dễ chịu hơn, vẫn có yếu tố vì bản thân. Bản năng con người tự động sẽ giúp bạn ích kỷ, yêu thương con cái là thật, làm cho bản thân dễ chịu hơn cũng là thật.
“Làm cho bản thân dễ chịu hơn” – câu nói này bạn hãy suy ngẫm, khi nào bạn hiểu được câu nói này, bạn đã có khả năng kiểm soát bản chất con người rất mạnh.
Tất nhiên, sự ích kỷ cũng có nhiều cấp độ khác nhau, không phải chỉ quan tâm đến bản thân là ích kỷ, làm tốt cho người khác, mong đợi sự đền đáp trong tương lai cũng là sự ích kỷ, hy vọng bạn có thể có sự ích kỷ ở cấp độ cao hơn!
8 notes · View notes
baosam1399 · 2 years
Text
〔Bài dịch số 1022〕 ngày 20.01.2023 :
Tumblr media
1// - 这就是聚光灯效应 你总觉得所有人都在盯着你 其实根本没有人在意。再轰动的事 过几天也就忘了,每天发生那么多事 你能记住几件
Đây chính là hiệu ứng sân khấu, em luôn cảm thấy tất cả mọi người đều đang nhìn vào em, nhưng thật ra là không có ai quan tâm em cả. Chuyện dù có to lớn đến đâu, qua vài ngày thì cũng sẽ quên thôi, mỗi ngày xảy ra nhiều chuyện như vậy, em có thể nhớ được mấy chuyện chứ? - Tạ Chi Dao
2 // -风的本质呢就是空气的里流动,冷空气向热空气流动 就形成了风,世间防物呢就有了生机,没有风呢就是死水一潭,鸟都要去南方过冬 人在感到疲寒冷的时候啊,也需要向温暖的地方流动,寻找宰福的力量 快乐的力量,或者说 重新出发的力量
Bản chất của gió là sự lưu động của không khí, không khí lạnh lưu động sang không khí nóng hình thành nên gió, vạn vật trên thế gian đều có sức sống cả, không có gió thì vạn vật sẽ không còn sức sống, chim đều phải bay về phương nam tránh rét. Con người ấy à, khi cảm thấy mệt mỏi hoặc lạnh lẽo, cũng cần phải đi tới những nơi ấm áp tràn đầy, tìm lại sức mạnh của hạnh phúc, sức mạnh của vui vẻ, hoặc là nói; sức mạnh của việc bắt đầu lại mọi điều. - Tạ Chi Dao
Tumblr media
3// -这人的大脑啊 受到刺激会产生强烈的反应 兴奋阈值会越来越高 情绪控制力却越来越差, 当你放下手机 你就会觉得空虚 无聊 随之你的情绪 就会亢奋 易怒久而久之你这个人 就废了
Đại não của con người ấy à, nếu như gặp phải đả kích thì sẽ sản sinh phản ứng mãnh liệt, ngưỡng hưng phấn sẽ càng ngày càng cao, việc kiểm soát lấy cảm xúc sẽ càng ngày càng kém, khi cô buông điện thoại xuống, cô sẽ cảm thấy vô vị, trống rỗng, từ đó ngưỡng hưng phấn sẽ không còn, cả người trở nên cáu kỉnh cáu gắt. Lâu dần lâu dần, con người sẽ thành phế nhân hết thôi. - Mã Gia
4// -之前想放下 现在不想放下也不能放下我们心里珍视的东西都有重量的要习惯带着这个重量好好生活
Trước kia muốn buông bỏ, bây giờ không muốn buông bỏ, cũng không thể buông bỏ. Những thứ chúng ta trân quý đều có trọng lượng cả, phải quen với việc đem theo nó mà sống thật tốt. - Hứa Hồng Đậu
Tumblr media
5// - 如 果总是低着头 按着父母的脚印往前走的话永远走不出新路来 你得走出一条属于自己的路 这条路可能会兖满荆棘 布满坎坷 还有有才狼虎豹 对你處视耽耽但没关系啊 也不总会是这梯你也会有幸运的时候你也会看到鲜花满地牛羊成群 你也可以策马奔腾 驰骋高歌
Con người ấy à, nếu cứ mãi cúi đầu rồi đi theo bước chân của cha mẹ thì sẽ không bao giờ tìm thấy con đường mới đâu. Cậu phải tự có một con đường thuộc về mình, con đường ấy có thể sẽ ngập đầy gai nhọn, ngập đầy thăng trầm, ngập đầy thú dữ , sẽ có người xem thường cậu, nhưng đâu có sao, vì cũng không phải lúc nào cũng như vậy mà. Cậu cũng sẽ có lúc may mắn, cậu cũng sẽ nhìn thấy hoa rơi ngập tràn, trâu bò thành đàn, cậu có thể thúc ngựa lao nhanh, rong ruổi hát vang. - Mã Gia
Tumblr media
6// - 做人可太难了 好想退休 没房 没车 没男朋友 好迷茫. 哪迷茫了呀 目标很明确呀买房 买车 找男朋友
“Làm người khó muốn chết, muốn nghỉ hưu quá đi. Không nhà, không xe, không bạn trai, bế tắc vô tận.”
“Bế tắc gì chứ, mục tiêu rõ ràng vậy còn gì. Mua nhà, mua xe, tìm bạn trai” - Trần Nam Tinh
Tumblr media
7// - 为什么一定要 当老板呢 就算你当了老板亿万富翁赚了很多很多的钱 多的连这个院子 都放不下 花都花不完 但是我又要间你了 有天你走了呢 这些东西 你可带得走?人死了好打发得很 纸糊的东西 车子 房子 别墅金童玉女天地银行几千几百个亿 你要多少响你的 后辈花不了多少钱 全部置备齐 统统烧给你
Tại sao nhất định phải làm ông chủ chứ? Cho dù cậu có làm ông chủ tỷ phú, kiếm được rất nhiều tiền, nhiều tới nỗi mà cả cái sân vườn này cũng không chứa nổi. Tiêu cũng tiêu không hết. Nhưng tôi hỏi cậu nhé, ví như có ngày cậu chết rồi, những thứ này cậu có mang theo được không? Người chết rồi dễ tan biến lắm, những điều phù du như xe, như nhà, kim đồng ngọc nữ, ngân hàng thiên đường, mấy chục vạn mấy triệu vạn, cậu muốn bao nhiêu? Con cái cậu không tiêu được nhiều tiền như thế đâu, muốn bao nhiêu, họ đốt bấy nhiêu cho cậu. - Thím A Quế
8// - 你的理想是什么?有钱"
那你有钱以 后呢? 退休"
“Vậy lý tưởng của cô là gì” - “Có tiền”
“Có tiền rồi thì sao?” - “Về hưu” - Trần Nam Tinh, Đại Mạch
☃ (Vũ Thu Hoài/baosam1399 dịch) ☃
87 notes · View notes
diracsea · 11 months
Text
Trích dẫn: Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng, 2010)
(Đánh dấu lúc nửa đêm, bởi một mình giữa tột cùng đa cảm)
"Chúng tôi tan vào nhau vì nỗi buồn làm nhoà hết những đường biên giới giữa người này và người kia, nơi này và nơi kia, thời này và thời kia." (Chương 2: Tám nghìn đêm)
"Tôi không có quê hương, và tôi chẳng cần." (Chương 3: Ngọc Lan)
"Một câu chuyện không có lời giống như một cơn mưa không có giọt nước từ trời." (Chương 3: Ngọc Lan)
"Cái đẹp nằm ở sự muộn màng. Nếu đến sớm hơn, nó chỉ là một bức thư tỏ tình như nghìn vạn bức thư tỏ tình khác, không có một cuộc đời đã dâng hiến cho tình yêu, hay sương khói, một cuộc đời đã bỏ đi và không còn lấy lại được. Cái đẹp nằm ở sự bâng khuâng yên lành của người đọc thư khi không còn gì ông ta có thể làm được nữa cho người đã yêu mình. Cái đẹp nằm ở sự câm lặng. Lá thư của tôi không thể có cái đẹp đó, vì tôi còn sống, đầy những đợi chờ và run sợ, lời nói của tôi là tiếng kêu chứ không phải sự câm lặng. Tự nhiên, tôi thấy tất cả đều dễ vỡ. Tôi không thể nào mở đầu lá thư cho cha vì không có lời lẽ nào mênh mang như nỗi thương nhớ rất mơ hồ và rất dài của tôi. Tôi không thể nào viết xong lá thư cho cha, vì nó không bao giờ đủ hoàn hảo, đủ đằm thắm và đẹp đẽ, và bất cứ một lỗi lầm nào trong lá thư đầu tiên cũng có thể gây ra một vết rạn trên chiếc bình vô hình." (Chương 4: Lá thư của đứa con gái chưa bao giờ gặp)
"Trời lạnh như trong một giấc mơ về một nơi trăm năm rồi không có mặt trời." (Chương 4: Lá thư của đứa con gái chưa bao giờ gặp)
"Từ ngày xa mẹ, tôi không biết một điều gì êm ái." (Chương 6: Đầu mùa mưa)
"Có những người chỉ khi chết mới trở về được với mình. Chỉ khi trái tim không còn đập, nó mới thuộc về cái lồng ngực của người mang nó. Khi họ còn sống, trái tim họ lặng lẽ, không được phép có tình yêu." (Chương 8: Ngọn đèn dầu nhỏ)
"Ngày tôi thơ ấu, Chi không ở với tôi. Hoặc là có, nhưng nhịp của tim nó và tim tôi đồng nhau nên tôi không nhận ra chúng tôi là hai người. Chúng tôi chưa biết mình, chưa biết cô đơn, chưa nghe tiếng rạn nứt chạy suốt sống lưng của một thứ gì đó sắp bị tách làm đôi. Tôi chưa biết tôi, và Chi cũng vậy. Trong ký ức tuổi thơ của tôi có mẹ và những người khác, có gian phòng, có những hạt mưa hắt qua cửa sổ, có những con đường, những đám cỏ, nhưng không có tôi hay Chi. Ngày đó không có con bé nào đứng bên trong mình nhìn ra bên ngoài, và hiểu rằng thế giới chỉ là hình ảnh, cảm giác và ý niệm của nó về thế giới. Khi tôi khóc, thì tôi là câu chuyện buồn; khi tôi ốm, thì tôi là cơn sốt; khi tôi mát, thì tôi là làn gió. Và Chi cũng vậy." (Chương 8: Ngọn đèn dầu nhỏ)
"Khóc xong, tôi chẳng muốn nghĩ gì nữa về chuyện vừa xảy ra. Tôi chỉ muốn về nhà, chỉ muốn ngủ hoài, khi thức dậy nửa nhớ cuộc đời nửa đã quên nó đi." (Chương 11: Những ngọn nến)
"Tôi ngủ. Mỗi khi thức giấc, mỗi khi nhớ lại cuộc đời mình đang sống, tôi ước gì cuộc đời ấy ngưng lại, đừng có chuyện gì xảy ra nữa. Tôi không muốn tự tử, chỉ muốn bỏ đi một ngày, một nghìn ngày, một vạn ngày. Tôi muốn ở một nơi không có thời gian, không có tiếng động, không có đàn bà và đàn ông. Tôi muốn ngủ, chỉ ngủ thôi. Ở giữa những giấc ngủ tôi không làm gì khác ngoài nằm chờ giấc ngủ trở lại." (Chương 12: Vị mặn đầu tiên)
"Tôi không biết khi tôi ngủ, linh hồn tôi lắng xuống - chết một cái chết hững hờ - hay lặng lờ trôi qua những vùng đất tối nào tôi không biết. Có đôi lần tôi tưởng như tôi đã đánh mất sự liên lạc của ý thức, có những khi thức giấc tôi không biết tên mình. Tôi nằm nhớ lại ngày hôm trước, nhớ lại những câu chuyện, nhớ lại nỗi buồn dở dang mà tôi đã đặt qua một bên khi nhắm mắt ngủ. Về lại với đoạn nối tiếp, nhớ lại những cảm giác của mình, tôi nhớ lại mình là ai, biết mình vẫn còn đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện của tôi, nhưng câu chuyện đó không liền lạc. Có những khoảng tối chen vào giữa, những câu chuyện, những kinh nghiệm không có tiếng nói và không len được vào trí nhớ, nhưng chúng vẫn có đó. Những câu chuyện nằm trong vùng đất tối có còn là của tôi hay không? Tôi không biết." (Chương 12: Vị mặn đầu tiên)
"Lúc thai chúng ta chớm trong bụng mẹ, trên trời có một ngôi sao băng. Một tia lửa từ cái đuôi của nó đã rơi vào vũ trụ riêng của chị em mình, và nó bay mãi, rơi mãi, bởi vì nó rơi ra từ một mặt trời đã tan vỡ, nó không thể ngừng rơi, không còn nơi để trở về." (Chương 13: Những con đường lạ)
"Tôi hỏi người dẫn đường, địa ngục là đây sao? Sao không có tiếng người kêu thương vì đoạ đày, ân hận, đau đớn? Người dẫn đường nói không, em thấy rồi mà, ở địa ngục không có một nỗi buồn khổ nào hết. Địa ngục là nơi con người không có ý chí. Chỉ với một chút ánh sáng thôi, một bóng đèn 500W có thể điều khiển cho vài nghìn người ngả qua nghiêng lại. Thế ai rọi những ngọn đèn đó? Không ai cả. Không cần lính canh hay quỷ sứ nơi con người không có ý chí." (Chương 14: Vội vàng hoa rơi)
"Tôi chỉ nhớ mỗi lần tôi mở mắt ra tôi đều thấy trời mưa. Mưa suốt ba ngày, hay một tuần, và tôi mênh mang chìm nổi trong một thứ ý thức mong manh, thời gian trôi đi rất chậm, hoặc là không trôi nữa." (Chương 18: Chia lìa)
"Chỉ có tình yêu mới có sức tàn phá đó, mới là thứ keo sơn nghiệt ngã dán chặt con người vào nỗi đau đớn mê muội này." (Chương 19: "Hồn bướm mơ tiên")
"Chi đi rồi, tôi buồn hơn, buồn hơn nước mưa, buồn hơn thinh không, buồn hơn khói. Tôi không biết làm sao đi tiếp cuộc đời mình, cuộc đời không có Chi." (Chương 19: "Hồn bướm mơ tiên")
"Dường như người chết cần một quê hương hơn người sống. Tôi cũng không biết quê hương là gì và tại sao chết ở quê người lại buồn hơn sống ở quê người." (Chương 20: Niềm im lặng của hoa)
"Tôi muốn được khóc, được kể lể như một đứa con gái úp mặt vào lòng mẹ trút hết mọi nỗi niềm. Nhưng tôi không làm được. Tôi khóc, nhưng không kể lể được, giữa mẹ và tôi vẫn là sự im lặng. Mẹ chết rồi, tôi vẫn không phá vỡ nó được. Mẹ vẫn yêu tôi, tôi biết, và tôi yêu mẹ, hơn tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng tôi hoang mang, mẹ chết rồi nỗi hoang mang vẫn còn đó, lớn thêm lên từng ngày. Làm sao cho mẹ hiểu tôi, cho tôi hiểu mẹ. Làm sao cho tôi hiểu tôi, cho mẹ hiểu mẹ. Còn có nơi chốn nào, thời khắc nào? Hai mươi hai năm tôi sống với mẹ. Và bây giờ, tôi mong một lần, úp mặt vào lưng mẹ, thôi đã trễ rồi." (Chương 21: Vô minh)
"Tôi khóc, và trong lúc khóc, tôi cầu xin Đức Phật Bà đến với tôi. Tôi buồn và tôi sợ. Sao tôi có một mình, nhỏ bé và lạc đường. Tôi sẽ tan thành nước, thành gió đêm nay, tôi biết như vậy, tôi không còn gánh vác được nỗi buồn này nữa. Tôi khấn vái, van nài, xin Đức Phật đến với con, một lần, trong giờ phút con cần nhất, để con không tan rã trong nỗi khổ đau này. Hãy cho con biết là Phật Bà nghe thấy tiếng khóc của con, hãy làm cho xào xạc một chiếc lá trong phòng, hay bừng cháy một đốm nhỏ nơi chân hương, hay vẳng lại một tiếng chuông rất nhẹ từ thỉnh không, hãy cho con một dấu hiệu của sự huyền diệu, và nghìn lần từ bi." (Chương 21: Vô minh)
"Tôi mất cảm nhận về thời gian. Tâm tưởng tôi là một chiếc lá khô vừa rơi xuống mặt đất. Mưa xuống và nắng lên, ngày đi và đêm tới, trí nhớ tôi dần vùi tan vào mặt đất ẩm mục." (Chương 22: Quỳnh hoa)
"Tình yêu đổ đầy mỗi phân không khí, nó ngọt lịm vào một đêm rất buồn." (Chương 22: Quỳnh hoa)
"Có thể sự an bình và vô ưu không phải là điều chúng ta đi tìm. Chúng ta đi tìm những mối dây gắn mình với một thứ gì đó rất bao la tôi không biết tên. Tên nó là cội nguồn? Tên nó là duyên kiếp? Nó ánh sáng của một mảnh vỡ từ cái đuôi sao chổi đã rơi vào vũ trụ của tôi ngày mẹ tôi đậu thai. Nó là ánh sáng, hay chỉ là ký ức của ánh sáng từ một cái mặt trời đã vỡ? Dù thế nào, ký ức đó cũng đã gắn liền tôi với một Ngân hà ngoài xa. Cội nguồn của tôi, duyên kiếp của tôi. Hình như đó là một linh cảm về sự thật." (Chương 24: Đi trong thung lũng)
"Biết được sự thật không phải là biết được câu chuyện gì, nó xảy ra như thế nào. Biết được sự thật là biết được mình sẽ làm gì khi câu chuyện đó đẩy mình đến vách núi giữa biển lúc những cơn sóng đang chuyển động trên đường đi của nó đập vào vách núi. Trong cả hai lần ở Muôn Hoa tôi đều đã cảm thấy mình sẽ không chịu được sức va chạm giữa những làn sóng và vách đá. Lần đầu tôi thoát ra ngoài bằng cách để máu của mình thoát ra khỏi thân mình. Lần thứ hai tôi muốn quay đầu lại ngăn ngọn nhưng, nhưng có ai đó, những nhân duyên trùng điệp nào đó, nhấc tôi ra khỏi chỗ đứng giữa những cơn sóng và vách núi. Tôi đã không chạm được những mảnh của mặt trăng khi nó vỡ ra. Sự thật, cuối cùng, vẫn còn ở bên trên những đám mây trời. Vẫn còn một khoảng cách từ đây tới đó. Và có lẽ, tôi man mác nhận ra, cái khoảng cách đó giữ tôi còn sống. Tôi còn sống và còn ngước nhìn. Ngày tôi hoà vào ánh sáng, cũng là ngày tôi chết. Sự thật chỉ đến, toàn vẹn và trinh nguyên, cùng với cái chết. Còn sống là còn bước đi - đặt bàn chân này đàng trước bàn chân kia - trong vô minh, trong thung lũng sương giăng, với linh cảm về sự thật như những ánh chớp trong bầu trời phía trên." (Chương 24: Đi trong thung lũng)
16 notes · View notes
diudangmotnua · 2 years
Text
Có rất nhiều con đường đưa chúng ta ra đi
Và vô vàn những lần ta gặp mặt
Nhưng chỉ có duy nhất một tin yêu chân thật
Và một vòng tay ôm khi ta muốn trở về.
Có phải em đã từng hỏi anh yêu thương là gì ?
Mà những người xa lạ đến bên nhau rồi tạo thành số phận
Mà niềm vui của người này khiến người kia không phải nói ân hận
Vì đã cố gắng hết mình cho cả hai…
Em à,
Anh đã từng hoang mang suốt những tháng ngày dài
Khi đảo lộn cả trái đất này mà em không ở đó
Khi đã lục lọi cả trái tim mình mà dường như chẳng có
Một người nào cho anh biết yêu thương
Anh cứ ngỡ hôn nhân là chuyện rất hoang đường
Mà anh đã già rồi nên không còn tin vào những câu chuyện cổ
Bọn trẻ vẫn nói với nhau về tình yêu bằng ánh mắt ngưỡng mộ
Anh đã không muốn nghe
Cuộc sống trong anh là những ngày buồn bã lê thê
Chỉ có bạn bè người thân và hàng trăm công việc
Chẳng có nụ cười nào làm lòng anh tha thiết
Chẳng có ánh mắt nào níu kéo bước chân anh
Chỉ có những ngày bình thường và trời rất trong xanh
Hay những ngày gió mưa và anh đi ngủ sớm
Không phải nắng mai, không phải hoàng hôn, không điều gì ghê gớm
Làm cho anh ghi nhớ trong tim
Chúng ta cứ sống cạnh nhau mà thảng thốt kiếm tìm
Một bức tranh gia đình có con thơ và bàn tay nắm chặt
Một tổ ấm đón ta về sau những bon chen tất bật
Một giọng nói thân quen hỏi ta:”Có mệt không ?”
Anh đã sống đủ lâu để cảm thấy mông lung
Những cuộc vui không còn khiến cho anh hân hoan được nữa
Giữa tiếng thở dài của mẹ cha và những lời nhắc nhở
Anh đã tìm thấy em !
Chỉ cần anh đi nhanh hơn một chút và em bước chậm thêm
Có lẽ cõi đời này vẫn còn hai kẻ cô đơn chẳng bao giờ gặp mặt
Em vẫn sẽ lủi thủi một mình cuối buổi chiều nắng tắt
Và sẽ chẳng có ai để anh đón anh đưa
Nhiều lúc anh tưởng tượng nếu chúng mình gặp nhau khi anh còn đắm chìm giữa những giấc mơ
Mà em bận yêu thương một người đàn ông khác
Thì sẽ nhiều hơn cả nỗi cô đơn
Đó là sự mất mát
Vì chúng ta đã bỏ lỡ mất nhau
Nếu hạnh phúc là một chuyến tàu
Thì mình đã gặp nhau ở sân ga định mệnh
Để bước đi mà không còn chống chếnh
Bởi bên ta đã có một bờ vai
Em nhé, đừng lo lắng về tương lai
Đừng hoài nghi và cũng đừng run sợ
Đừng băn khoăn và hãy đừng than thở
Cứ nắm lấy tay anh
Có phải em vẫn hỏi:” Tình yêu là gì hả anh?”
Mà những người xa xôi bỗng nhiên thành thân thuộc
Mà khiến cho anh say, tôn thờ, tin tưởng
Tình yêu của anh cũng chính là em
Hãy vững tin và hãy yêu thêm !
Tumblr media
88 notes · View notes
krellatotti · 1 month
Text
𝗧𝗥𝗔́𝗜 𝗡𝗚𝗢̣𝗧 𝗩𝗔̀ 𝗟𝗢̣ 𝗬𝗘̂𝗨
“Bạn học Ngọc Mai, hôm nay cậu trực phòng tự học cùng anh Minh Quân nhé.”
Nghe đến tên anh, em liền tìm thấy tâm trí của chính mình. Nó chạy theo anh từ lúc nào mà em cũng chẳng rõ. 
“À được rồi, các cậu cứ về trước đi, đi đường cẩn thận nha.”
Hoàng Minh Quân, tên anh có ba từ, nhưng cho phép em được gọi anh hai tiếng “dấu yêu".
Mỗi lần nghe thấy ba từ vô cùng đặc biệt ấy, em lại bất giác nhìn về anh. 
Anh là dấu vết ái tình được viết lên tim em bằng xúc cảm đầu tiên của tình yêu tuổi học trò. Em chắt chiu từng cơ hội để được đến gần anh, cùng anh đi trên hành lang lớp học, nghe giọng anh nói trầm ấm dịu dàng. Thứ lỗi cho em nếu có đôi lần em tỏ ra ngờ nghệch trước những lời anh nói, vì em đương ngắm nhìn khuôn quan mỹ miều của người em thương. Em muốn nhìn thật kĩ để ghi nhớ tất cả những gì là của anh, anh à. 
Nếu em là một nhà văn, em sẽ chẳng ngần ngại mà tham lam miêu tả từ đôi mắt, sống mũi cho tới khuôn miệng. Tất thảy những nét đẹp ấy xứng đáng được ngợi ca bằng những câu từ hoa mỹ nhất. Em đã thương thầm nhớ trộm anh suốt ba năm trời. Thứ tình cảm này đã được em nuôi lớn đến nỗi chảy tràn ra khỏi tim em. Thật lòng em chỉ muốn nó chảy sang của anh mà đâm chồi nảy nở trong đó. 
“Anh dọn bàn học đi. Để em lau bảng cho.”
“Bảng cao thế kia em lau làm sao được. Con gái cứ làm việc nhẹ nhàng thôi. Việc khác cứ để anh nhé.” Anh đến gần rồi nói.
Mùi hương của anh làm em phát nghiện đến mức quyến luyến không thôi. 
“Ngọc Mai nhớ học hành cẩn thận đấy, sắp thi cuối kì rồi.”
“Vâng em nhớ rồi.”
Đưa ánh mắt lên lấm lét nhìn rồi lại vội vàng quay đi vờ như đang tập trung vào việc của mình. Em sợ bắt gặp cái nhìn của anh và trở nên bối rối trước mặt người mình thầm thương. 
“Em học ở trên trường có gì không hiểu có thể hỏi anh nhé, nếu anh giúp được sẽ giúp.”
“Dạ dạ.”
Khi ở gần anh thì em như hóa người câm. Em chỉ biết nhìn, mà không dám thốt lên một tiếng nào. Chắc đây là điều ám chỉ rằng tình cảm này chỉ nên được giấu nhẹm đi thôi. 
“Ngọc Mai thích học nhóm không? Nào rảnh thì qua học cùng anh với mọi người nhé. Bạn bè của anh cũng học giỏi lắm đấy, tốt hơn anh nhiều luôn.”
Anh Minh Quân vậy mà lại mời mình đi học nhóm? Thật đấy phải không?
“Để em xem hôm nào rảnh ạ, xong em sẽ nhắn tin cho anh.”
Ôi cha mẹ ơi, người con thích rủ con đi học nhóm!
Những thứ rung cảm ấy đến một cách tự nhiên nên tình cảm của em là thực sự trong sáng. Nó tìm tới em vào một ngày nắng hạ. 
Từ lúc em bắt gặp chàng trai tên Minh Quân, khi ấy đang chơi bóng rổ trong sân trường, em đã biết thế nào là tương tư một bóng hình. Hình ảnh chàng thiếu niên với nụ cười rạng rỡ, căng tràn sức sống tuổi trẻ khiến em nhung nhớ không thôi. 
“Này mày ơi, anh trông cao cao áo đen kia chơi bóng hay nhỉ? Mày biết đấy là ai không?” Em gọi hỏi đứa bạn thân đang ngồi bên cạnh.
“À, là anh Minh Quân lớp mười hai đấy. Nghe nói học giỏi lắm, đa tài, hát hay, biết chơi đàn nè, lại còn đẹp trai nữa. Thế nên anh ấy được nhiều người để ý lắm mày ạ.”
“Mày thích anh ấy à?” 
Bị nói trúng tim đen, em giật mình thảng thốt, nhưng cố gắng không để lộ cảm xúc của mình lên gương mặt. 
“Đâu nào, sao mày nói thế, tao chỉ hỏi để biết thôi. Tao bị… Ấn tượng ấy!” Em vội vã thanh minh, vì em đã thề với lòng mình rằng sẽ không ai biết đến sự tồn tại của một trái tim đang bắt đầu rung rinh thổn thức.
“À thế hả? Tưởng mày thích anh Quân thì tao cho phương thức liên lạc.”
Cái con nhỏ này thật khéo dụ dỗ người. Nhưng mà không sao cả, chưa ai biết ai hơn ai đâu.
“Mày cho tao xin đi, mày biết tao học không tốt môn Lí mà. Có người học giỏi thì phải nhờ vả một tí chứ. Mày cho tao rồi tao sẽ bao mày một chầu trà sữa, được không?”
“Nói thế còn nghe được.” Đứa bạn thân em bĩu môi.
Não con người là nơi nhặt nhạnh và lưu giữ những mảnh ký ức, nhưng đối với em và thứ tình cảm trẻ con trong sáng này, em nguyện chứa đựng bằng tim. 
Em biết bản thân có cơ hội, nhưng em không dám tận dụng. Em sợ đến gần anh, nhưng cũng vô cùng muốn điều ngược lại. Em sợ rằng đến tâm trí em đã bị lấy đi mất rồi, không biết bản thân liệu sẽ còn làm gì quá phận, vượt ra khỏi lằn ranh vô hình mà chính em đã vạch ra. 
Đôi mắt em ngước lên tìm người anh từng giây. Chỉ là bất giác làm vậy. Nhưng chỉ cần nhìn thấy anh, lập tức lòng em mừng rỡ. 
Thích nhiều đến nỗi em đã nhìn thấy anh ở mọi nơi.
Anh là ngọn gió mùa hè lướt nhanh trên mặt nước, mang những ước mơ bay cao bay xa tới những phương trời hoằng viễn. Em là bọt biển trắng trên những đợt sóng cuộn trào, dù sóng có đánh cao tới đâu cũng chẳng thể nào với tới được gió.  
Anh là nét thiên chương nơi bầu trời xa xăm, là những điều rực rỡ nhất trên trần thế này, sáng chói và vời vợi. 
Anh là điều mà em chỉ có thể ngước đôi mắt long lanh tràn đẩy vẻ ao ước lên nhìn, đưa cánh tay lên trên cao nhất có thể để đo khoảng cách giữa hai ta, tự hỏi làm gì để đưa em đến gần anh hơn. 
Anh là vầng trăng vàng ánh ngọc ngà, soi bóng vạn vật trên thế gian. Anh hút hồn em. Không phải nửa hồn, mà là cả hồn, một cách trọn vẹn. Nhưng cũng có thể nói, em nguyện trao hồn của mình cho anh. 
Đó là cách em kiếm tìm anh giữa dòng đời vô tận. Không biết anh có nhìn thấy chính bản thân mình trong đáy mắt em hay không? 
Thích nhiều mà đau cũng nhiều. 
Tình cảm được gói chặt trong tim bằng những lần em e sợ tìm cách trốn tránh. Mối tình này từ đầu chí cuối là một màn kịch câm hoàn hảo. Em biết đôi mình là nhân vật chính, em biết tất cả mọi thứ, từng tình tiết một và cũng hiểu thấu kết cục đau lòng không thể tránh khỏi. Nhưng thà rằng phải chịu một nỗi đau và khao khát dài đằng đẵng, còn hơn là nhận lấy một vết cứa lòng giết chết em ngay tức khắc. 
Em thích anh từ rất lâu rồi, và chỉ muốn hét thật lớn như vậy cho anh biết và cho cả thế giới biết tình cảm của mình. 
Càng giữ chặt thì càng đau. 
Tim đôi mình đập lệch nhịp. Tâm đôi ta hát không chung một bài ca. Em biết vậy nhưng mà em vẫn cố. Em phải cố để có thể gần anh, dù chỉ một chút, dù có tốn cả tầng sức lực và tâm can. 
Em loay hoay giữa những khuông nhạc dài vô tận dẫn sâu vào đáy lòng. Đôi tay cầm những nốt nhạc trầm bổng không chắc chắn. Ngước lên nhìn những giai điệu tràn đầy xúc cảm mà tươi sáng của anh, em lại vội vàng cúi xuống, e dè sửa lại bài hát của chính mình. Một chút giao thoa giữa hai ta, em sẵn sàng đánh đổi. 
Trái tim anh hướng đồ nam sáng rực với chí lớn vẫy gọi. Như một chú cá Côn hóa chim bằng một lần sải cánh liền bay chín vạn dặm, kiếm tìm những thử thách giữa thế gian. Em là chú cá nhỏ rụt rè trước bão giông, chỉ đành lòng đưa mắt nhìn anh rời xa mình mà không thể níu kéo. 
Hiện thực bao giờ cũng đau lòng, em chỉ biết đứng nhìn và chịu đựng. 
Em không từ bỏ, nhưng cũng không tiến xa hơn. Là vì em đang đứng giữa yếu đuối và bất lực. Em không đủ dũng cảm và mạnh mẽ để buông bỏ thứ tình cảm này, nhưng cũng đành bó tay trước thời cuộc, em không nỡ lòng nào chỉ vì một lần tỏ tình thất bại mà vô ý đẩy anh ra xa em. Tình yêu này từ đầu đã chẳng vẹn nguyên, em không muốn vì thế mà để nó vỡ tan thành nhiều mảnh hơn nữa. Mảnh vỡ càng nhỏ và càng nhiều, em càng khó nhặt, lại còn dễ dàng làm xước tim em thành nhiều vết thương. Làm sao em chữa lành cho hết?
Cứ để mọi chuyện bình lặng như thế thôi, không mong chờ sự đáp lại và sẽ không có sự đáp lại. Đâu phải tình yêu nào cũng cần hai nửa hồn. Em thương thay phần của anh, em ôm lấy mối tình nhỏ này, tự mình bao bọc và chở che lấy nó. Yêu thầm đẹp chính là ở chỗ đó. Dốc cạn tâm can của mình ra để yêu. 
Tình yêu thì có nhiều kiểu. Người này yêu một cách cuồng nhiệt, luôn có những cử chỉ đong đầy tình cảm. Người kia thì thầm lặng, không nói lời tình tứ, nhưng lại hành động gói trọn sự yêu thương. Yêu thầm lại đặc biệt hơn. Yêu thầm là chuyện của một người, không phải một đôi. Tình cảm này với người kia cũng khó mà nhận ra, nhưng điều ấy đâu có quan trọng bằng việc em thỏa mãn với những điều khiến em hạnh phúc. 
Có những mối quan hệ lúc tình cảm đậm sâu, lúc thì lại nhạt nhòa rồi bị phủi sạch; hay những cuộc tình chóng vánh khi con người ta chỉ đến với nhau để thỏa mãn một điều gì đó. 
Thật tồi tệ em đã nghĩ như vậy. Tình cảm của em thì khác, em cho đi nhưng không đòi hỏi bất cứ điều gì. Đôi khi yêu là một niềm hạnh phúc, và nhìn thấy người mình thích hạnh phúc sẽ vui vẻ trong lòng cả ngày. Nó đẹp như cơn mưa rào bất chợt tới của mùa hạ, khiến cho em phải chịu một trận ốm nhớ đời, nhớ tới mức không thể nào quên. Nhưng sau khi tất cả mọi thứ qua đi, lắng đọng lại sẽ là cầu vồng rực sáng cả một khoảng trời. Là khoảng trời thanh xuân. Bầu trời ấy trong vắt, không một gợn mây, trong ánh mắt của kẻ biết yêu thì đó là tình yêu. Nhìn gì cũng thấy yêu. 
Những dòng em viết ra không phải là nặng tình. Đấy chính là tình yêu của em. Màu mực tuổi học trò đâu chỉ là những câu kiến thức khô khan, mà còn là đôi ba dòng “tỏ tình ngầm” lãng mạn nữa. 
Chùm phượng đỏ cũng nhìn thấy những điều giấu kín trong lòng em rồi. Nó rung rinh theo nhịp đập trái tim của em đó. 
Rung cảm của thầm thương nó kỳ lạ nhưng cũng cuốn hút, nó thôi thúc người ta làm những trò kì quặc và ngớ ngẩn. 
Tối đến, điện thoại cầm trên tay mà không biết có nên nhấn cái nút “Thêm bạn” hay là không. 
“Hay là mình cứ gửi đi.” 
Chưa đầy một phút, đã có phản hồi. Trong lòng em khi ấy vui sướng không thể tả. Chuyện gì đang diễn ra vậy? Anh Minh Quân đồng ý lời mời kết bạn của mình rồi! Không ngờ có một ngày lại có thể có cơ hội nói chuyện gần gũi thế này.
Với người khác thì cái chuyện này là điều bình thường, không có gì đáng mừng lắm. Nhưng với anh, mọi chuyện là một mặt khác hoàn toàn.
Em chào anh, em là Ngọc Mai, rất vui được làm quen với anh.
“Nhắn người ta thế này có ổn không nhỉ? Không được rồi, anh ấy sẽ nghĩ mình khó gần mất.”
Em chào anh Minh Quân ạ, em là Ngọc Mai lớp 10A1, em rất vui được làm quen với anh. Nghe nói anh học rất giỏi môn Lí nên em nhắn để xin kinh nghiệm học tập ạ.
“Thêm cái icon mặt này nữa nhỉ, cả nhãn dán nữa.”
Phải mất một hồi lâu mới sửa xong dòng tin nhắn chào hỏi, giờ lại mất thêm thời gian để quyết định xem có nên gửi hay không.
“Không biết anh ấy có trả lời mình không nhỉ, anh ấy đang online mà, nhỡ không thì phải làm sao.”
Rồi cuối cùng em vẫn gửi, chỉ là dòng tin nhắn thôi mà, đâu có gì to tát đâu miệng em nói vậy để tự trấn an bản thân, chứ bên trong từ sớm đã không còn bình tĩnh được nữa. 
Một phút, hai phút, rồi mười phút đồng hồ trôi qua, vẫn không có hồi âm. Em khẽ thở dài thất vọng, vứt điện thoại qua một bên rồi tính đi ngủ. Việc gì mà mình cứ phải đợi người ta hoài như thế, thật là mất giá!
Đôi mắt lim dim nặng trĩu vì cả ngày cắm mặt vào sách vở đột nhiên mở to. Một tiếng “ting" phát ra từ điện thoại. Anh ấy trả lời rồi!
Từ lúc thầm thương trộm nhớ, cảm xúc trong em lên lên xuống xuống một cách bất thường. Lúc vui vẻ, lúc lại buồn chán chẳng muốn làm gì. Nhận thông báo tin nhắn tới, em suýt chút nữa đã không nhịn được mà hét lên một tiếng. Vừa trùm chăn kín mít vừa nhắn tin cho người mình thích, cảm giác lạ lẫm này lần đầu tiên em trải qua. Vừa có chút hạnh phúc, thêm một xíu phấn khích và háo hức trong lòng.
Chào em, anh là Minh Quân.
Thời gian anh có hạn nên có thể sẽ không giúp em được nhiều. Em thông cảm giùm anh nhé.
Rồi bằng một cách thần kì nào đó, em và anh trò chuyện tới quá nửa đêm. Từng dòng chữ anh gửi cho em, em đều nhớ rõ mồn một. 
Ngọc Mai ngủ ngon nhé em.
Nhớ chú ý sức khỏe, thức đêm nhiều không tốt đâu em.
Cố gắng lên, sau này sẽ phải cảm ơn bản thân đấy.
Nếu em có gì khó khăn thì cứ bảo anh nhé, anh sẽ giúp đỡ nếu trong khả năng.
Vốn chỉ là những những câu quan tâm xã giao đơn giản thôi, vì cớ gì mà lại khiến em phải đọc đi đọc lại đến hàng trăm lần rồi tự cười một mình, khiến em thao thức mãi không chịu chìm vào giấc ngủ như thế?
Những buổi chiều được cho tan học sớm, em không về thẳng nhà mà lại đợi anh đi qua con ngõ sau trường, lấm lét nhìn anh từ phía đằng xa, trong lòng thấy rối bời vì chẳng biết có nên chào anh một tiếng hay không. Hai bàn tay nắm chặt gấu áo, lén lút trốn sau cột điện, trống ngực đập thình thịch, thi thoảng lại ló đầu ra nhìn. 
Nếu không quyết định nhanh thì anh ấy sẽ đi về mất.
“Em chào anh Minh Quân". Vừa nói em vừa cảm thấy mặt mình nóng ran, không biết là do cái nắng của hạ về hay do cái tình nồng cháy. 
“Ngọc Mai đó hả, đang về nhà hả em.” Anh nhìn sang em vẫn đang đứng bên kia đường.
��Dạ, hôm nay em được cho tan sớm. Anh cũng thế ạ?” Em vừa nói vừa vội bước tới chỗ anh.
“Đúng rồi, ai xong việc trước thì cứ về trước thôi. Nhà em cũng gần đây à, hay sao lại đi cung đường này vậy?”
Em bỗng chột dạ. Nhà mình đâu ở hướng này, nó ở hướng ngược lại.
“À cũng gần đây thôi anh ạ. Anh có thích ăn gì đó không? Nay vô tình thấy anh nên em mời nhé?” Em luống cuống tìm cách dời sự chú ý của anh sang việc khác. 
“Cũng được đấy, đang mùa hè nên ăn kem là tuyệt nhất.”
“Em biết chỗ này bán ngon lắm, mua rồi ra ngoài công viên bên sông chơi nhé anh.”
Lại một buổi chiều tràn ngập nắng vàng. Không gian xung quanh khiến người ta chỉ muốn dừng lại chìm vào một giấc ngủ thật sâu. Cảm giác nơi đây yên bình đến lạ. Những tán lá cây dập dìu theo từng đợt gió thoảng. Làn nước lóng lánh hững hờ trôi, soi muôn vật trên thế gian trên mặt gương tuyệt diệu của nó. Suốt một ngày bận rộn với hàng tá công việc dồn lên đôi vai nhỏ, chỉ cần một khoảng lặng yên bình thế này thực sự rất thoải mái. Ngồi trên chiếc ghế gỗ, nhắm mắt lại và khẽ ngả đầu ra đằng sau mà cảm nhận cái ấm áp của nắng hắt lên mặt, thật không gì tuyệt vời bằng. 
Còn có anh Minh Quân ở bên cạnh nữa. 
“Ngọc Mai thích nắng hả? Trông em thư giãn chưa kìa.”
“Dạ, học nhiều quá chỉ cần như này là hết mệt rồi.” 
“Anh Minh Quân sau này có ước mơ gì không? Đi du học chẳng hạn?”
“Có chứ, anh có dự định đi du học, học y ấy em. Anh vẫn đang cố gắng kiện toàn hồ sơ xin học bổng. Nhiều việc lắm! Nhưng lúc nào cũng tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng vì tương lai của bản thân. Hiện tại hi sinh nhiều điều, sau này sẽ nhận được thứ mình mong muốn!”
“Anh mong cô gái Ngọc Mai hãy tự đặt ra mục tiêu nhé. Hết mình vì nó, em sẽ cảm thấy hạnh phúc vì bản thân đã cố gắng. Tuổi trẻ của chúng ta chỉ một thôi, đừng bỏ lỡ điều gì. Hãy cứ thử đi, nếu không sau này sẽ hối hận đấy. Không ai có khả năng quay ngược thời gian sửa chữa những điều nuối tiếc đâu.”
“Ở trường lớp, em vẫn luôn cố gắng mà. Từng chút một thôi ạ. Em biết mình không giỏi nên vẫn cần mẫn từng ngày học hỏi từ những người giỏi giang hơn. Như anh Minh Quân chẳng hạn.” Em khéo trêu. 
Anh cười. Một nụ cười khiến em lạc lối, lạc bước, lạc cả tâm trí mình.
“Cảm ơn em. Anh cũng là người bình thường mà. Nhiều cái em giỏi mà anh không biết ấy chứ.”
Ngày nào cũng êm đềm trôi qua như thế này thì vui biết mấy. 
Yêu thầm là những bước đi chậm rãi và dè dặt, ngày ngày đến gần nhưng không có sự gắn kết hoàn toàn và chặt chẽ. Chúng ta không giống như một đôi tình nhân đã xác nhận một mối quan hệ. Nhưng như vậy em cũng bằng lòng. 
Thoắt cái đã đến buổi học nhóm, em đứng trước gương hàng giờ đồng hồ để ngắm nhìn và tự hỏi bản thân xem mình mặc bộ váy hôm nay đã xinh hay chưa, lớp trang điểm em lóng ngóng vẽ lên mặt hôm nay liệu có đủ gây ấn tượng với anh. “Ngọc Mai hôm nay đi đâu mà ăn diện thế cháu? Trông xinh gái lắm cơ.” Bà bán nước ở đầu ngõ gọi lại hỏi.
Được khen như vậy, em củng cố lại sự tự tin trong lòng. Như vậy anh Minh Quân nhất định sẽ thích diện mạo ngày hôm nay của mình. 
“Cháu chào bà. Nay cháu có hẹn với nhóm bạn nên sửa soạn một tí ạ.”
Sáng hôm ấy là một ngày đẹp trời, chim hót líu lo trên những cành cây cao. Nắng vàng hắt lên những bức tường sơn vàng phủ đầy rêu xanh khiến người ta mơ về những thời xưa cũ. Xung quanh vắng vẻ ít người qua lại, dường như chỉ có mình em rảo bước trên con đường,
tiện ghé qua cửa hàng mua chút đồ ăn nhẹ cho đỡ đói.
Rất nhanh đã tới nhà anh rồi. 
“Ngọc Mai tới rồi đó hả, vào nhà đi em.”
Chưa kịp chào, anh đã nói tiếp.
“Xin lỗi em nhé, hôm nay mấy đứa bạn anh bận hết nên không có qua được, chỉ có tụi mình thôi.”
Nghe đến mấy chữ “chỉ có tụi mình thôi" làm em hoảng hốt. Cặp má và hai vành tai ngay lập tức đỏ ửng cả lên. Hai chân như mềm cả ra, không bước tiếp nổi. Trong đầu hoang mang quay cuồng, đây có tính là hẹn hò không nhỉ?
“Em cứ tự nhiên như ở nhà nhé, không phải ngại đâu.”
“Ngồi xuống đây, anh pha trà cho em rồi.”
“Dạ em cảm ơn.”
Em một lần nữa gần như không thốt ra được lời nào. Cứ đến gần anh thì miệng lưỡi cứ líu cả lên, cứ như một lời nguyền vậy.
Cả buổi cả hai ngồi với nhau suốt ba tiếng đồng hồ. Anh chăm chú giảng bài, thi thoảng lại mở lời khen ngợi. 
“Ngọc Mai hiểu bài nhanh nhỉ. Giỏi lắm. Sau này cố gắng đi du học rồi vào học chung trường đại học với anh nhé.” 
Em gật đầu rồi khẽ nói “Em không chắc đầu, nhưng em sẽ cố gắng".
Làm sao mà mình đủ khả năng lấy học bổng đi ra nước ngoài được chứ? Biết bao nhiêu tài năng ở ngoài đó cạnh tranh như vậy. Anh ấy là thủ khoa, lần nào khảo sát cũng đứng đầu danh sách, căn bản là mình không có cơ hội. 
“Hôm nay cô bé Ngọc Mai xinh lắm, xinh hơn mọi ngày nhiều.” Từ lúc vào nhà đến giờ, em vốn đã bối rối, nay lại càng rối hơn khi nhận được lời khen như vậy. Ánh mắt cúi xuống né tránh, đôi tay đẫm mồ hôi nắm chặt vào nhau. Cả người mơ màng nóng ran, cứng đờ cả ra, khó khăn lắm mới lắp bắp được mấy từ:
“À à… Dạ… dạ! Anh đói không? Em có mua bánh này.” Em cuống quýt tìm cách xua đi cái cảm xúc ngượng ngùng xấu hổ này, hai tay vội vã đưa lấy cái bánh tiramisu được đóng gói một cách xinh xắn đưa cho anh.
Tất cả những gì em nhìn thấy và cảm nhận em đều trân quý vô cùng. Em biết những thứ này chỉ đến một lần, và sau này dù em có trải qua nhiều mối tình khác, nó cũng sẽ không thể lặp lại được nữa. Nó là “tình đầu" mà tình đầu thì là chỉ có một. 
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, những ngày cuối cùng của năm học đã đuổi kịp bước chạy của các sĩ tử. Dường như ai cũng đầu tắt mặt tối lao đầu vào học. Vì thế mà em không còn thường xuyên gặp mặt và nói chuyện với anh nữa. Tin nhắn đến cũng thưa thớt dần đi, cũng không còn nhìn thấy anh ở ngã ba đường nữa. Cảm giác nhớ nhung khó diễn tả. Hàng vạn câu hỏi bủa vây tâm trí em.
Không biết bây giờ người ta đang làm gì nhỉ?
Anh Minh Quân học nhiều vậy có đổ bệnh không?
Khi nào thì anh ấy trả lời tin nhắn của mình?
Càng cố gắng xua tan những thứ ấy ra khỏi đầu, em càng bứt rứt khó chịu. Tay cứ cầm điện thoại chờ tin nhắn rồi lại đặt xuống, tự nhủ rằng chờ đợi cũng là một loại hạnh phúc. Ngày qua ngày, nỗi nhớ vẫn thường trực ở đấy. Chỉ là người mãi vẫn không thấy đâu. 
Hiếm hoi lắm mới có cơ hội gặp mặt anh, là đêm dạ hội mà toàn bộ học sinh đều mong đợi. Lần này nhà trường quyết định tổ chức thật hoành tráng, dựng sân khấu ngay trên bãi biển, để ăn mừng cho một năm học thành công trọn vẹn và một lứa học sinh đem về nhiều thành tích. Anh là người đứng lên phát biểu đại diện cho ban học sinh năm nay. Dưới ánh sáng sân khấu, trông anh vẫn đẹp và hoàn hảo như vậy, khiến nhiều nữ sinh phải xuýt xoa tán thưởng. Em chỉ có thể đứng từ xa, cố gắng kiễng chân lên để ngắm anh cho rõ. Nhỏ người phiền phức thật đấy! Làm sao mà nhìn người mình thương tỏa sáng trên sân khấu trong khi ngay trước tầm mắt mình là mấy trăm cái đầu đứng chắn ngang được. Được khoảng một tiếng thì tiệc tàn, mọi người tản ra đi chơi với bạn bè hết. 
“Hôm nay là đêm hội trải nghiệm, đối với khối mười hai thì đây là lần cuối cùng. Cứ thoải mái mà vui chơi hết mình các em nhé.”
Cả buổi đứng xem biểu diễn nên em cũng chẳng còn hơi sức đâu mà chơi bời nhảy nhót nữa. Đang tính quay về nhà chung để nghỉ ngơi thì nghe tiếng gọi quen thuộc từ đằng xa. 
“Ngọc Mai ơi.”
Quay đầu lại nhìn thì một bóng hình thân thương hiện lên trước mắt. Anh chạy tới chỗ em đứng, thở hồng hộc, mồ hôi nhễ nhại. 
“Sao em lại đi về, em mệt hả?”
“Anh xin lỗi, vừa rồi anh bận lo việc tổ chức sự kiện, không qua chỗ em được.”
“Ôi dào. Có gì đâu mà anh phải xin lỗi, tối nay anh nói hay lắm đó, rất truyền cảm luôn nhé. Không hổ danh là chủ tịch hội học sinh của trường.” Em mở lời khen ngợi, vì thực sự lời chia tay nghe rất xúc động. 
“Anh cảm ơn nhé. Tối nay em mệt à, hay sao mà về sớm thế. Ngọc Mai có sao không?”
“Em không sao thật mà. Anh đừng lo lắng quá.”
“Không mệt thì đi chơi với anh đi. Đêm nay là để chơi thật vui mà.”
Nói rồi anh bất ngờ cầm tay em kéo đi, hướng về phía bãi biển, nơi mà từng cơn sóng dập dìu đập nhẹ lên bãi cát. 
“Ngọc Mai thích pháo bông que không, anh đốt cho em nhé.”
Không đợi trả lời, anh đã nhanh tay lấy một que rồi đốt đưa cho em.
“Em cảm ơn.”
“Thi Trung học Phổ thông Quốc gia xong là anh đi rồi. Ngọc Mai ở lại phải cố gắng đấy nhé.”
“Dạ.”
Nhất thời em chẳng biết nói gì, phần vì ngại ngùng và cũng một phần vì luyến tiếc. Anh ra nước ngoài, lên đại học rồi thì sẽ có nhiều mối quan hệ mới, và cũng sẽ có bạn gái nhỉ. Ai mà chẳng muốn yêu và được yêu cơ chứ. Em nhìn đốm lửa sáng bật tí tách trên đầu que mà lòng nhói đau từng cơn. Mối tình của em sẽ kết thúc như cây pháo bông này. Suốt những giây phút nó cháy sáng, nó đẹp rực rỡ giữa màn đêm đen. Dẫu vậy, nếu nó tắt ngúm rồi thì chỉ còn là tàn dư nhuộm màu hồng của một thời niên thiếu nông nổi nhưng lại thành thật với trái tim mình. 
“Anh Minh Quân đã từng thích ai chưa ạ?”
“Hả, à. Đã từng.”
Hình như anh hơi giật mình vì em chuyển chủ đề quá vội, lại còn vào vấn đề này nữa. 
“Anh có tỏ tình với người ta không?”
“Anh không. Anh giữ kín trong lòng mình thôi.” 
Em thấy anh cười trừ, đôi mắt nhìn ra hướng biển đen đằng xa. Anh đang nghĩ gì nhỉ? Hay là anh còn nhớ nhung người cũ.
Dường như đọc được ý trong mắt em, anh tiếp lời:
“Nhưng chuyện qua lâu rồi, anh không còn nặng lòng nữa.”
“Nếu được quay lại khoảng thời gian lúc ấy, anh có tỏ tình với người ta không?”
Anh cười một tiếng rồi hỏi ngược lại em:
“Nếu em là anh thì em có làm vậy không?”
Em im lặng. Em không biết câu trả lời. Em cũng không biết liệu người ta có đồng ý không. Nếu đồng ý thì chính là hạnh phúc vô bờ, còn từ chối thì tổn thương không thể nào chữa lành. 
“Nếu em có thích ai thì cứ tỏ tình đi. Không thì sau này sẽ hối hận đấy. Ta nên học cách vượt qua mặc cảm của mình. Vấn đề không phải là đối phương đồng ý hay không, mà là em đã dũng cảm thổ lộ tình yêu của mình.”
“Yêu thầm rất đẹp em à. Nếu còn hái được trái ngọt nữa, em sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của nó đấy. Sẽ không bao giờ quên được đâu.” Giọng anh Quân vang lên trầm ấm. Giữa biển người đang vui chơi nô đùa ầm ĩ bên ngoài kia, em cũng chỉ nghe thấy âm thanh của anh. 
Anh nói còn em thì vẫn im lặng. Em ghét sự hèn nhát của bản thân, em không hiểu chính bản thân mình. Có khi nào vì tình em quá nặng nên nó đè nén, tự dưng cái câu “Em thích anh” tưởng chừng như nhẹ tênh lại hóa một hòn đá lớn giữa đường quang, khiến em mãi mãi không thể vượt qua không? 
“Em tỏ tình với người ta anh nhé?” Em đột nhiên cất tiếng.
“Haha, em không phải hỏi ý kiến anh đâu. Em phải tự hỏi bản thân mình chứ. Nếu em cảm thấy thực sự sẵn sàng, hãy đối diện với người ta và nói ra đi. Sau này sẽ còn nhiều điều đang chờ đón và luôn tìm cách khiến em chùn bước. Em phải học cách vượt qua từ bây giờ, từ những điều nhỏ nhất.”
“Đừng sợ hãi hay lo lắng nữa. Đừng quan tâm tới việc họ đồng ý hay từ chối em. Em tỏ tình thành công. Chỉ có một kết quả như vậy thôi, nhớ nhé.”
Lần đầu thương thầm người khác, ai mà chẳng có những lúc tiêu cực, tự làm khó bản thân mình. Hoang mang không biết âm thầm hay cứ tự do để cho tình cảm bột phát. 
“Anh Minh Quân, em thích anh.” Em nhìn thẳng vào mắt chàng trai đang ngồi bên cạnh. Chưa bao giờ em dám nhìn về phía anh như vậy, bằng ánh mắt kiên định này. Được ở gần anh, được nắm lấy đôi bàn tay, được cảm nhận hơi thở ấm nóng của anh phả vào tai, là giấc mộng hằng đêm của em. Giờ đây nó đã thành sự thật. 
Đôi ta như được kéo vào một chiều không gian khác, chỉ có hai người ở đây thôi. Tiếng nô đùa ồn ào trên bãi cát trắng bị một câu nói tiễn vào hư vô. 
“Anh đợi câu này của em lâu lắm rồi Ngọc Mai à.” 
Gương mặt của anh càng ngày càng tiến sát lại với em. Đôi môi khẽ hôn nhẹ lên gò má ửng đỏ của người con gái đương tuổi xuân thì mới tập yêu. Thời không như dừng lại, và em muốn nó dừng lại mãi mãi. Tình yêu của em được vun vén và chăm sóc giờ đã hái được trái ngọt rồi. 
Hai bàn tay anh khẽ đưa lên khéo vuốt ve làn tóc mai bóng mượt của em, tưởng chừng như có một dòng điện chạy vụt qua lên đến đỉnh đầu em, chắc là tình yêu sét đánh chăng? Anh làm vậy không khác nào dụ dỗ một đứa trẻ ngây thơ bằng một cây kẹo mút ngọt ngào. Anh biết làm như vậy nó sẽ chạy theo anh ngay tức khắc, làm theo tất cả những gì anh bảo. Em biết mình dễ yếu lòng, và em nguyện thế. 
Anh nhìn em, một cái nhìn dịu dàng và đặc biệt mà em từ bao lâu nay đã khao khát. Em biết rằng anh chưa dành ánh mắt này cho bất kì người con gái nào cả. Đây là món quà mà em luôn viết vào lá thư gửi ông già Noel mỗi dịp giáng sinh, là điều ước mà vừa nắm hai tay lại vừa nghĩ tới trong đầu trước khi thổi nến trong ngày sinh nhật. “Hoàng”, “Minh”, “Quân” sẽ mãi là ba từ em gọi tên khi ngả đầu lên gối, ngả đầu vào ánh trăng thanh mơ màng và lắng đọng tình thơ. 
Từng giọt hồn của em được nhỏ đầy vào chiếc lọ trong suốt mang tên tình yêu. Giờ nó đầy rồi, có thể hài lòng mà đậy nắp lại.
HẾT
Tumblr media
2 notes · View notes
banmaihong · 1 year
Text
Nén Hương Tưởng Niệm Về Cha Kính Yêu (Huỳnh Phương-Huệ Hương)
Kính dâng đến người Cha mà suốt đời hình bóng Người mãi luôn trong tâm tưởng con như một thần tượng. Nhà văn Phi Vân và tác phẩm “Đồng quê” được in lại năm 1987. Kính thưa Cha, Con không thể tưởng tượng đuọc có một ngày đứa con bé nhỏ ngày nào của Ba có thể ngồi viết về những tác phẩm và cuộc đời rất khiêm nhượng của một nhà văn, một nhà báo lão thành và nhất là người cha, người ông thật đáng…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
lcthbao · 10 months
Text
[Pulitzer 2023] Hua Hsu, "Stay True" (trích)
Stay True - cuốn sách vừa được trao giải Pulitzer 2023 - là cuốn hồi ký coming-of-age được viết bởi Hua Hsu, một người con trong gia đình nhập cư Đài Loan, để tưởng nhớ Ken bạn anh, một người Mỹ gốc Nhật đã thiệt mạng trong một vụ cướp xe ô tô. Với những ví dụ minh họa phong phú về âm nhạc, thời trang, điện ảnh cùng các dẫn chứng văn hóa chi tiết, tác giả đã dựng lại một câu chuyện tuyệt đẹp của ký ức, tình bạn, nỗi tiếc thương cùng bản sắc (cụ thể là sự trăn trở của anh về danh tính người Mỹ gốc Á, cuộc sống nhập cư và ý niệm về giấc mơ Mỹ của riêng mình).
đoạn trích dưới đây thuộc phần đầu của cuốn sách do mình chuyển ngữ, chỉ thuần xuất phát từ lòng yêu mến ngay tắp lự vào khoảnh khắc đâm bổ vào đoạn văn này:
"vào tuổi đó, thời gian trôi thật chậm. bạn nóng lòng trông chờ một điều gì đó xảy đến, giết thì giờ trong những bãi đỗ xe, tay đút sâu trong túi, gắng nghĩ xem tiếp đến sẽ đi đâu. cuộc sống đã diễn ra ở đâu đó, vấn đề chỉ là phải tìm cho ra tấm bản đồ dẫn đến nơi đó mà thôi. hoặc có lẽ, vào tuổi đó, thời gian trôi rất nhanh, bạn điên cuồng hành động mà quên không ghi nhớ kỹ càng những điều diễn ra. một ngày như dài vô tận, một năm là một kỷ nguyên địa chất. (...) thời đó, cảm xúc của bạn lúc nào cũng hoặc là leo thang hoặc là trượt dốc, trừ khi bạn buồn chán, và không một ai trước đây trong lịch sử nhân loại từng buồn chán đến thế. chúng tôi cười ngặt nghẽo tưởng chết đi. chúng tôi nốc rượu nhiều đến mức phát giác ra một thứ được gọi là ngộ độc cồn. tôi luôn sợ mình vướng phải ngộ độc cồn. chúng tôi thức rất khuya, mê sảng đề ra đủ thứ lý thuyết, chỉ là quên béng phải ghi chép lại. chúng tôi kinh qua hết những cuồng si lẫy lừng mà rồi đây chắc chắn sẽ hủy hoại chúng tôi suốt phần đời còn lại. trong thoáng chốc, bạn xuôi theo ý nghĩ rằng đến một ngày mình sẽ viết ra câu chuyện rầu rĩ nhất từ trước đến nay."
mong sao phiên bản "Thành Thật" này sẽ tìm được cơ hội xuất bản ở xứ mình.
Tumblr media
[...]
Khi cha tôi chuyển về Đài Loan, gia đình tôi đã sắm một cặp máy fax. Trên lý thuyết, hai chiếc máy này là để ông có thể giúp tôi làm bài tập toán. Tôi lúc ấy vừa vào trung học, nơi tất cả mọi thứ, từ nhạc cụ tôi chơi cho tới sự hoàn chỉnh trong bản xướng âm của mình, bỗng dưng đều có vẻ liên hệ mật thiết. Vài năm trước đó, hồi lớp Bảy, tôi đã làm bài kiểm tra tốt đến mức có thể học toán vượt hai năm, và lúc này đây tôi đang phải trả giá cho chuyện đó. Tôi đã đạt đến đỉnh cao quá sớm. Thực tế thì tôi siêu dở môn toán. Như rất nhiều dân nhập cư tôn vinh nền giáo dục, cha mẹ tôi một mực tin vào ưu thế của các lĩnh vực công nghệ, cũng giống như khoa học, nơi các đáp án không cần biện giải. Bạn không thể phân biệt đối xử với câu trả lời đúng. Thế nhưng tôi thích dành thời giờ mày mò nhiều thứ hơn.
Gửi fax thì rẻ hơn gọi điện thoại đường dài và cũng đỡ áp lực hơn nhiều. Không có ngắc ngứ, không có những khoảng lặng im phí phạm. Bạn chỉ cần quay số người nhận, cho một tờ giấy qua máy, thế là một bản sao sẽ được in ra ở đầu kia thế giới. Múi giờ giữa Cupertino và Tân Trúc lệch nhau đến mức tôi có thể gửi fax cho cha một câu hỏi vào buổi tối và mong chờ câu trả lời khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau. Các yêu cầu bài tập về nhà của tôi luôn được đánh dấu là khẩn cấp. 
Cha cẩn thận giải thích các nguyên tắc hình học trên lề giấy, xin lỗi nếu lỡ có chỗ nào lướt nhanh hay chưa rõ bởi ông đang rất bận khẳng định bản thân trong công việc mới. Tôi đọc lướt qua phần diễn giải rồi chép lại các phương trình cũng như dẫn chứng. Thảng hoặc, tôi thưởng cho các phản hồi nhanh chóng và kỹ càng của cha bằng một bản tóm tắt tin tức của Mỹ xen kẽ vào loạt bài tập toán tiếp theo: tôi kể cho cha nghe thông báo của Magic Johnson về việc ông ta dương tính với HIV, tường thuật lại các sự kiện dẫn đến những cuộc bạo loạn Los Angeles, cập nhật cho ông số phận của những Gã khổng lồ. Tôi nói với cha về việc giải bài xuyên quốc gia, thành thật cam kết sẽ học hành chăm chỉ hơn ở trường. Tôi liệt kê ra những bài hát mới mà tôi thích, và ông sẽ tìm nghe trong các hiệu băng cát-xét ở Đài Bắc rồi nhắn lại cho tôi những bài ông thích:
Cha thích bài November Rain của Guns N’ Roses. Nhóm Metallica cũng hay nữa. Cha không nghe nổi nhạc của Red Hot Chili Peppers và Pearl Jam. Mấy bài cũ được làm lại của Mariah Carey (I’ll be there) và Michael Bolton (To love somebody) thật tuyệt. Chương trình “unplug” của MTV hay đó!
Ở tuổi thiếu niên, căn bản mà nói tôi có nhiều thứ hay ho hơn để làm thay vì gửi fax cho cha. Ông vớ lấy ngay bất kỳ điều gì tôi nhắc tới và bủa vây tôi bằng hàng tá câu hỏi. Tôi mô tả một trong những lớp học của mình là tẻ nhạt, và ông cật vấn tôi về cách dùng từ cũng như việc quan sát “nhiều ‘thử thách’ mang cảm giác ‘tẻ nhạt’ nhưng lại ‘hữu ích’ một cách hợp lẽ.” Tôi đề cập đến chuyện chúng tôi sẽ khái quát lại thập niên 1960 trong lớp lịch sử và cha hỏi ngay, “Con tin là chỉ có mỗi Oswald giết JFK thôi sao?”
Cha luôn hỏi ý kiến của tôi về mọi sự. Có lẽ đó là nỗ lực của ông trong việc nối dài cuộc chuyện trò qua lại giữa hai cha con. Cha nhắc đến thể thao, thứ mà tôi nghĩ chẳng hấp dẫn gì với ông. Chúng tôi như hai anh chàng chuyện vãn trong một cửa hàng kim khí. 
Redskin thật quá sức với Bill!?
Còn Nicks thì sao? [Knicks]
Là trận giữa Jordan với Buckley! [Barkley]
World Series kỳ này thật ngoạn mục.
Tranh thủ những dịp được nghỉ học nguyên tuần, mẹ và tôi bay về Đài Loan thăm cha. Lắm khi tôi cố làm bộ bù đầu bù cổ với bài tập ở trường để cha có thêm cớ sang thăm mẹ con tôi ở Bay Area, thay vì hai mẹ con tôi phải vượt đường xa đến chỗ cha, song việc này chẳng bao giờ có tác dụng. Chúng tôi dành tất cả các mùa hè và mùa đông ở Tân Trúc. Nhiều tuần lễ sẽ trôi qua trong khi những người duy nhất mà tôi trò chuyện cùng là cha mẹ và những người bạn trung niên của họ.
Tôi luôn khiếp hãi những chuyến đi này. Tôi không thể hiểu được vì sao cha mẹ tôi lại muốn quay về một nơi mà họ đã chọn rời bỏ.
-
Cha tôi rời Đài Loan sang Mỹ năm 1965, khi đó ông hai mươi mốt tuổi, và trước khi đặt chân trở về thì ông gần như đã già gấp đôi tuổi ấy. Trong những ngày đó, bạn sẽ rời đi ngay khi có thể, nhất là khi bạn là một sinh viên sáng giá. Một tá sinh viên chuyên ngành vật lý đã tốt nghiệp cùng thời với cha tôi từ trường Đại học Đông Hải, mười người trong số đó rốt cuộc đã theo đuổi sự nghiệp ở hải ngoại. Cha tôi đã bay từ Đài Bắc đến Tokyo, đến Seattle rồi mới đến Boston. Ông dáo dác tìm trong đám đông người bạn đã vượt đường sá xa xôi từ tận Providence đến sân bay để đón và đưa ông về Amherst.
Song le, người bạn này lại không biết lái xe nên đã hứa đãi bữa trưa cho một anh chàng khác, người mà cha tôi không hề quen biết, đổi lại người kia sẽ lái xe đến sân bay Boston rồi đến Amherst và cuối cùng là về lại Providence. Hai chàng trai trẻ đón chào cha tôi ở cổng, trao nhau những cái vỗ vai rồi hối cha tôi lên xe, nơi họ cất tất cả của nả đời mình - hầu hết là mớ sổ ghi chép và áo len - trong cốp. Ba người khởi hành từ phố người Hoa (Chinatown) của Boston - cánh cổng trở về với một thế giới mà họ đã bỏ lại sau lưng. Tình bạn và thiện chí là hai lý do chính đáng cho hàng giờ đồng hồ lái xe đến sân bay rước một người. Điều quan trọng không kém là sân bay nằm gần nơi có những món ăn mà bạn vô phương có được trong những khu phố đại học nhỏ bé mạn đông bắc.
Trong những năm sau đó, cha tôi - một kẻ xa xứ lạc bầy tự nguyện - đã gom nhặt được kha khá đặc điểm đủ để khoác lên mình một danh tính Mỹ. Ông sống ở New York, chứng kiến, tham gia vào các phong trào phản kháng của sinh viên và, dựa theo bằng chứng ảnh chụp lại, từng có thời nuôi tóc dài và mặc quần thời thượng. Thời điểm vừa đặt chân vào đất Mỹ, cha là một người say mê nhạc cổ điển, vậy mà chỉ trong vỏn vẹn vài năm, bài bát yêu thích nhất của ông đã trở thành “House of the rising sun” của nhóm The Animals. Cha đăng ký đặt báo The New Yorker định kỳ trong chớp nhoáng, trước khi nhận ra nó không dành cho những kẻ mới đến như ông và yêu cầu được hoàn tiền. Ông khám phá ra sự hấp dẫn của bánh pizza và kem rượu rum nho khô. Hễ có sinh viên mới tốt nghiệp đến từ Đài Loan, ông và cánh bạn mình sẽ nhồi nhét vào một chiếc xe trống chỗ đang đậu gần nhất để phi đến đón. Đó là một nghi thức và là một dạng thức của tự do không thể nào bỏ lỡ: lên đường và ăn uống cho thật ra trò.
Họa hoằn lắm người Mỹ thời đó mới biết đến Đài Loan, song chỉ như một hòn đảo hẻo lánh nằm cận Trung Quốc và Nhật Bản, nơi sản xuất và xuất khẩu những thứ đồ nhựa rẻ tiền. Hồi mẹ tôi còn nhỏ, ông ngoại đã dựng một tấm bảng viết phấn trong gian bếp của gia đình để mỗi ngày viết lên đó một từ vựng tiếng Anh mới. Thế Chiến II đã làm gián đoạn con đường học y của ông, biến ông thành một cán bộ công chức. Ông muốn tương lai xán lạn hơn cho con cái mình. Ông bà ngoại đã bảo mẹ tôi và các anh chị em của bà chọn những cái tên Mỹ như Henry hoặc Carol. Đám trẻ nắm được căn bản tiếng Anh, có thể dùng thứ ngôn ngữ kỳ dị và mới mẻ này gọi mời một tương lai mới trở thành hiện thực. Họ tìm hiểu về phần còn lại của thế giới nói tiếng Anh thông qua đặt định kỳ tạp chí Life. Cũng từ những trang tạp chí ấy mà mẹ tôi đã lần đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của một thứ ở Mỹ được gọi là Chinatown.
Khi mẹ tôi đến Mỹ vào năm 1971 (từ Đài Bắc đến Tokyo rồi mới đến San Francisco), gia đình tiếp đón đã tinh ý chờ thêm một ngày cho bà khỏe lại sau chuyến đi dài trước khi đưa bà đi ăn đồ Hoa. Mẹ đang trên đường đi học y tế cộng đồng tại bang Michigan. Ngay sau khi đặt chân tới East Lansing, ký hợp đồng thuê nhà, đăng ký các lớp học và mua một chồng sách giáo khoa không hoàn trả thì bà nhận được tin nhắn từ cha mình. Hóa ra trong lúc mẹ đang trên đường tới Michigan, một lá thư đã được gửi về nhà ở Đài Bắc, thông báo bà đã đậu trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign - lựa chọn hàng đầu của bà. Vậy nên, mẹ tôi tranh thủ thu hồi được bao nhiêu hay bấy nhiêu phần học phí từ bang Michigan và nhanh chóng khởi hành đến Illinois.
Trong thập niên 1960, cộng đồng sinh viên từ khắp các vùng nói tiếng Trung đã tìm ra thêm một thành viên mới trong những khu phố đại học nhỏ bé và xa xôi này. Đa số đều thích nghi với các chuyển mùa, với một cung cách chuyện trò thú vị khác lạ, với những cánh đồng ngút ngàn và những con đường cao tốc trải dài vô tận. Trường học đã neo mẹ tôi xuống mạn Trung Tây song bà vẫn tự do rong ruổi khắp: một công việc tại một trung tâm cộng đồng ở Kankakee nơi chỉ có mỗi mình mẹ không phải người da đen - cái nhìn cận cảnh đầu tiên của bà vào sự phân chia chủng tộc của Mỹ, một mùa hè làm chân chạy bàn ở nơi bà đã ăn kem vào mỗi bữa trưa. Song le, vài người bạn cùng lớp của mẹ lại không thể đương đầu với bối cảnh hoàn toàn mới này, hoặc cũng có khi không ai thích nghi được. Bà còn nhớ một cô gái đã cúp học tất cả các lớp và đi loanh quanh khắp trường. Ngay cả lúc mùa hè bước vào đỉnh điểm, cô gái vẫn lang thang trong chiếc áo lạnh dày nhất của mình. Tất cả sinh viên Đài Loan đều giữ khoảng cách với cô. 
Đã có những bữa góp gạo thổi cơm chung với chúng bạn mà mẹ tôi sẽ làm món thịt băm viên, rồi những chuyến đi đến các địa danh nổi tiếng hay các cửa hàng bách hóa có bán cải thìa, đời sống ký túc giao thoa nhộn nhịp. Bạn có th�� nhận ra ngay một sinh viên Đài Loan bởi chiếc nồi cơm điện hiệu Tatung của họ. Mẹ tôi say mê hội họa, phần lớn tranh của bà đều trừu tượng và siêu thực, cách dụng màu không tiết lộ tâm trạng rõ ràng nào. Sau này, khi tôi hỏi có phải bà đang phê thuốc trong lúc vẽ chúng hay không, mẹ đã cam đoan thời đó bà chưa bao giờ hút cần dù vẫn nhớ rõ mùi hương của nó. 
Sau hai năm theo học tại trường Đại học Massachusetts Amherst, cha tôi chuyển đến Đại học Columbia. Từ đó ông đã theo giáo sư hướng dẫn của mình đến trường Đại học Illinois - nơi cha mẹ gặp nhau. Họ tổ chức đám cưới tại một trung tâm sinh viên trong khuôn viên trường. Phải mà phố người Hoa gần nhất không cách nơi họ sống đến ba giờ đồng hồ, cha mẹ tôi hẳn đã có thể tổ chức một bữa tiệc trong nhà hàng. Cậu tôi, anh trai của mẹ, một thương nhân hàng hải đã rời Đài Loan đến Virginia, là người duy nhất trong hai bên gia đình có thể đến dự. Ít ra cha mẹ tôi vẫn có các bạn mình. Một trong số đó là họa sĩ, người đã họa những bức vẽ Snoopy và Woodstock trên giấy cạc-tông rồi bày lên thảm cỏ bên ngoài trung tâm. Ai nấy đều mang món ăn yêu thích của mình đến chung vui. 
-
Dân nhập cư thường được luận bàn như một tương tác đẩy-và-kéo: một điều gì đó từ quê nhà thúc đẩy bạn, rồi một điều gì đó khác lại kéo bạn đi xa. Cơ hội cạn kiệt ở nơi này và nảy sinh ở nơi khác, bạn cứ đi theo lời hứa hẹn hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Các phiên bản của những cuộc hành trình này kéo dài hàng trăm năm, tỏa ra theo mọi hướng. 
Vào thế kỷ 19, Anh và Trung Quốc là hai đối tác thương mại thân tình. Người Anh đổi bạc lấy trà, lụa và đồ sứ của người Trung Quốc. Thế nhưng, dân Anh đang tìm kiếm một lợi thế. Họ bắt đầu trồng thuốc phiện ở Ấn Độ và vận chuyển sang Trung Quốc, sau đó chuyển lại cho những kẻ buôn lậu phân phối khắp đất nước. Rốt cuộc, người Trung Quốc đã phải cất công loại bỏ chất này, làm dấy lên lo ngại của người Anh về một ngày các cửa cảng Trung Quốc sẽ đóng lại với họ. Chiến tranh Nha phiến đã tàn phá miền đông nam Trung Quốc, đúng vào thời điểm miền tây nước Mỹ đang cần nguồn lao động giá rẻ. Trong các thập niên 1840 và 1850, bị thu hút bởi những lời hứa hẹn về việc làm, cánh đàn ông Trung Quốc đã thoát ly tỉnh Quảng Đông - lúc này đang bị giày xéo trong cuộc can qua - trên những chuyến thuyền dong đến xứ cờ hoa. Họ lắp đường ray, khai thác vàng, đi đến bất kỳ đâu cần mình. Tuy nhiên, đó cũng là giới hạn trong phạm vi di chuyển của họ. Bị cô lập trong những quận tồi tàn nhất của thành phố bởi những bộ luật phức tạp và áp lực xã hội, cùng việc không có phương tiện (đôi khi cả khao khát) hồi hương, họ bắt đầu dựng nên những phố người Hoa tự cung tự cấp ngõ hầu nuôi sống, bảo vệ và chăm sóc lẫn nhau. Đến thập niên 1880, nền kinh tế Mỹ không cần nhân công nước ngoài giá rẻ nữa, dẫn đến các chính sách loại trừ nhằm hạn chế dân Trung Quốc nhập cư trong nhiều thập kỷ. 
Những tương tác đẩy và kéo này vẫn tiếp diễn khi Đạo luật Nhập cư năm 1965 nới lỏng các hạn chế nhập cảnh từ châu Á, ít nhất là với những người có thể đóng góp cụ thể cho xã hội Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách ý thức được nước Mỹ đang mất dần khía cạnh khoa học và sáng chế của mình sau Chiến tranh lạnh, cho nên nhà nước chào đón các sinh viên cao học giống cha mẹ tôi. Ai biết được tương lai Đài Loan sẽ ra sao? Ở Tân thế giới, mọi thứ dường như không ngừng đi lên. Cha mẹ tôi không bị cuốn đến Mỹ bởi bất kỳ một giấc mơ nào cụ thể, chỉ bấu víu vào một cơ may thay đổi, dù ngay lúc đó họ đã ngộ ra cuộc sống ở Mỹ là lời hứa hẹn và sự giả tạo khôn cùng, là niềm tin và tham vọng, là những trường phổ mới của niềm vui và ngờ vực bản thân, là sự phóng thích bởi chính cảnh nô lệ. Là cùng lúc tất cả những điều này. 
Cha mẹ tôi đã bon bon một chuyến dài từ Illinois đến bờ Tây hưởng tuần trăng mật, họ chụp ảnh suốt dọc đường. Bản mô tả chân thực duy nhất của chuyến đi này chỉ xuất hiện trong thoáng chốc, bởi chưng những cuộn phim còn chưa kịp tráng ấy đã bị thó mất khi có kẻ đột nhập vào xe họ ở Manhattan giữa thanh thiên bạch nhật.
Tôi được sinh ra vào năm 1977 ở Urbana-Champaign. Cha tôi muốn trở thành giáo sư, song sau khi ông không thể tìm được một công việc chuyên môn học thuật, chúng tôi đã chuyển đến Texas nơi ông làm việc như một kỹ sư. Vùng ngoại ô Dallas cho chúng tôi rất nhiều không gian. Người ta có thể đi lạc trong sự thênh thang đó. Mấy năm trước, tôi tìm thấy một tờ giấy ngả vàng mỏng tang từ đầu thập niên 1980 - mẩu quảng cáo mà mẹ tôi đã cắt ra từ trang rao vặt địa phương: 
DẠY NẤU MÓN HOA - học cách nấu những món ăn mới lạ chỉ bằng những nguyên liệu và dụng cụ làm bếp sẵn có. $12 một lớp. Để biết thêm thông tin xin liên hệ bà Hsu theo số máy: 867-0712     
Không một ai gọi đến. Khi tôi bắt đầu lè nhè nài xin đôi bốt cao bồi và một cái tên Mỹ, cũng như sau khi bị nói rằng nhà hàng bít-tết địa phương không dành cho “những người như họ”, cha mẹ tôi đã quyết định thử vận ở một nơi khác.
Các địa chỉ trước đây của cha mẹ tôi có thể tập hợp lại thành một trang sử của tình bạn và những người quen: một buồng ngủ trong căn gác xép của ai đó, những cuộc viếng thăm các gia đình bạn bè mà họ chỉ mới nghe qua chứ chưa bao giờ gặp mặt, một công việc mùa hè tại một thị trấn nhỏ cách mấy giờ đồng hồ, một cơ hội việc làm trong một lĩnh vực mới nổi lạ lẫm. Họ không mơ nhiều đến thành phố lớn mà chỉ vạch ra những địa điểm gần bạn bè, gần đồ ăn Trung Quốc, gần một học khu chất lượng, gần một nhà dưỡng lão. Vậy nên, xếp sau Tesax chỉ có Delaware hoặc California, và họ đã chọn California. 
Khi chúng tôi đặt chân đến Cupertino vào năm 1986, xứ này vẫn đang trong quá trình chuyển đổi. Có một xí nghiệp khổng lồ ngay khu trung tâm, lác đác các trang trại cùng mấy tòa Apple trông như một trò đùa. Không một ai dùng máy tính của hãng. 
Vùng ngoại ô là một cuộc chinh phạt không gian nhàn hạ, thay thế cho cảnh ngột ngạt chốn thị thành. Những vùng này chừng như đã tự thân thoát ly lịch sử, mang lại cảm giác vẫn hoang sơ tự thuở nào. Thế nhưng, ảo giác bình yên ấy lại sớm lợt lạt bởi nỗi loạn thần khi phải duy trì một bãi cỏ được xén tỉa gọn gàng, những lối đi nguyên sơ chưa in dấu chân người, những cuộc thánh chiến nhằm giữ cho các đô thị tự trị không tràn lấn lên nhau. Vùng ngoại ô gợi lên sự ổn định và tuân thủ, nhưng hiếm khi nào giữ được truyền thống. Hay nói đúng hơn, đó là những phiến đá có thể lau sạch ngõ hầu đáp ứng cho những khát vọng mới.
Khi Thung lũng Silicon nở rộ vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, ngày càng nhiều dân nhập cư châu Á chuyển đến những nơi như Cupertino. Thế hệ ông bà tôi đều chuyển từ Đài Loan đến South Bay, hầu hết các anh chị em của cha mẹ tôi cũng định cư ở đó. Đài Loan chỉ còn đại diện cho một quê hương xa xôi trong trí tưởng tượng. Vùng ngoại ô Thung lũng Silicon nương theo một lối chuyển đổi dần dà và quanh co. Các doanh nghiệp đang trên đà suy sụp được làm lại bởi những làn sóng dân nhập cư mới, cùng lúc các thương xá bắt đầu chuyển mình, từng cửa hàng một, thành những ốc đảo ngập tràn món ăn Trung Quốc và những mốt tóc so le tân thời. Quán cà phê trà sữa cùng những hiệu sách Trung Quốc cạnh tranh mọc lên, bãi đỗ xe hổ lốn với những chiếc Honda “độ” lại và những bà mẹ hy vọng giữ được làn da tái nhợt của mình sau lớp mũ khẩu trang che kín mặt và bao tay dài.        
Dấu tích của một thời đã qua vẫn còn đó trong những chu trình sử dụng và tái sử dụng: một khu đất trống của Cherry Tree Lane được tận dụng triệt để thành một vườn cây ăn trái thực thụ, chái nhà cao nhất của nhà hàng Sizzler khi xưa biến thành điểm bán dimsum, toa ăn sang trọng trên xe lửa trở thành tiệm mì. Các đầu bếp từ Hồng Kông và Đài Loan đã hòa vào làn sóng kỹ sư di thân đến California. Áp lực phải thu hút thực khách và khách mua hàng không phải người Trung Quốc dần biến mất. Khái niệm “chính thống” không còn trụ vững. Xương cổ và chân gà và vô vàn những thứ sền sệt, băng VHS thâu phim bộ Đài Loan lồng tiếng mới nhất cùng sách báo tiếng Trung, tất cả đều có thể kiếm ra tiền trước khi dần dà rơi rụng.
Tôi không nhận ra cha mẹ mình đã xa Đài Loan lâu đến thế nào, cho đến khi mẹ tôi bắt đầu phàn nàn về những người nhập cư mới đến từ Trung Quốc để xe đẩy hàng lung tung khắp bãi đỗ xe của cửa hàng bách hóa châu Á. Ngoài cộng đồng Hoa Kiều ở hải ngoại, chắc khó có ai khác nhận ra được sự khác biệt giữa một người nhập cư Đài Loan đến vào thập niên 1970 và một người đến từ Trung Quốc vào những năm 1990. Họ trông chẳng khác gì nhau, ngữ điệu chắc cũng giống nhau. Song le, mối liên hệ giữa những người này với nền văn hóa Mỹ và sự tương thích của họ bên trong nó thì khác nhau. Những người nhập cư mới đến, tính khí thiếu hòa nhã này chắc còn không biết đến sự tồn tại xưa kia của một tiệm bách hóa châu Á duy nhất trong vùng, xập xệ hơn và xa đến nửa giờ đồng hồ lái xe.
-
Trong mớ đồ còn sót lại từ những năm đầu sống tằn tiện của cha mẹ tôi có hai cuốn sách bìa mềm cũ rích mà thời đó bán rất chạy là Cú sốc tương lai và Hồ sơ Lầu Năm Góc, tập tiểu luận mỏng “Cuộc đấu tranh giai cấp và nguồn gốc của chế độ nô lệ chủng tộc: Sự ra đời của chủng người da trắng” của Theodore Allen với chữ “C. HSU” được viết trên bìa, một cuốn sách về chuyến thăm Trung Quốc của Nixon cùng một cuốn khác về lịch sử người Mỹ gốc Phi. Trong một thời gian ngắn, cha tôi đã hớn hở Anh hóa tên mình và bảo mọi người gọi ông là Eric, dù đã sớm nhận ra tính đồng hóa của yêu cầu này chẳng hề phù hợp với ông. 
Có lẽ đây chính là ý nghĩa của việc sống ở Mỹ. Bạn có thể mặc sức di chuyển. Bạn được trao cho những cơ hội không có ở quê nhà. Bạn có thể tự biến mình thành một con chiên ngoan đạo, một thực khách sành pizza, một kẻ say mê nhạc cổ điển hoặc Bob Dylan, một người hâm mộ Dallas Cowboys vì mọi người xung quanh có vẻ đều như thế. Bạn được tự do đặt cho con mình theo tên các tổng thống Mỹ. Hoặc bạn có thể đặt cho chúng cái tên không thể nào phát âm được, dù gì chúng cũng sẽ không bao giờ trở thành tổng thống.
Từ Amherst đến Manhattan đến Urbana-Champaign đến Plano đến Richardson đến Mission Viejo đến Cupertino bao giờ cũng có những đĩa nhạc, một chiếc máy phát đĩa cha tôi luôn cuốn gói theo mình, cùng một cặp loa Dynatone. Ông bắt đầu gầy dựng bộ sưu tập âm nhạc của mình ngay khi đến Mỹ. Thoạt tiên, cha đặt đĩa qua thư với một câu lạc bộ đĩa than. Với kiểu này bạn phải trả cao hơn một chút, sau đó sẽ mua được thêm cả tá đĩa chỉ với giá một xu. Thời đó chủ yếu là nhạc cổ điển. Rồi ông dần quen với chất giọng the thé khiên cưỡng của Bob Dylan phát ra từ căn hộ láng giềng vào khoảng những năm 1960. Cha bắt đầu mua đĩa Dylan, học cách chiêm ngưỡng giọng ca mỏng tang và lạ lùng đó, có lẽ còn hơn cả việc hiểu được ca từ.
Nếu có thể, các đĩa nhạc của cha sẽ được giữ kỹ trong màng bọc gốc để tránh làm mòn lớp bìa áo cứng bên ngoài. Ông sẽ bóc một góc màng kính để dán tên mình lên - Hsu Chung-Shih. Sau nhiều năm, vài đĩa nhạc của ông đã được đem tặng, còn lại phần lớn vẫn được giữ nguyên: Dylan, The Beatles và Stones, Neil Young, Aretha Franklin, Ray Charles. Có mấy đĩa của Who, Jimi Hendrix, Pink Floyd, vài bộ của Motown. Rất nhiều nhạc cổ điển. Có đĩa của Blind Faith vì hồi cha mẹ tôi mới tốt nghiệp, một đàn anh khóa trên từ West Indies đã lôi cây vĩ cầm của mình ra chơi bản độc tấu trong “Sea of Joy” suốt bữa tiệc tối. Có cả các album hát đơn của John Lennon và George Harrison nhưng không có đĩa nào của Paul Mccartney, nên tôi đồ rằng sự nghiệp hậu-Beatles của ông không mấy nổi bật. Tương tự, không có đĩa nào của Beach Boys cũng đồng nghĩa với việc nhạc của họ chắc là tệ lắm. Không có nhạc jazz, trừ một album của Sonny & Linda Sharrock vẫn còn phong kín. Cha mẹ tôi nghe Thriller nhiều đến nỗi tôi ngờ rằng Michael Jackson là một người bạn thân thiết của gia đình. 
Bộ sưu tập đĩa nhạc của cha chỉ khiến tôi thấy âm nhạc có vẻ thật tẻ nhạt, là một thứ mà người lớn cứ làm quá lên. Cha nghe nhạc của Guns N’ Roses trong khi tôi chỉ nghe tường thuật bóng chày trên radio. Ông là người thâu lại mấy tiếng đồng hồ chương trình MTV trên một đầu máy VCR và cắt gọt những gì ông tìm được vào cuốn băng tổng hợp các bản hit tuyệt nhất trên một đầu máy VCR khác. Ông là người luôn muốn đến Tower Records và dạo khắp các lối đi, chọn mua tất cả dạng thức mới được làm lại của những đĩa nhạc mà ông đã yêu thích từ lâu. Ông mua tờ Rolling Stone và Spin, tỉ mẩn chép lại các danh sách nhạc của năm hoặc album hay nhất của thập kỷ, sau đó sẽ đi lùng những bản mà ông nghĩ là mình sẽ thích. 
Khi bắt đầu học cấp hai, tôi nhận ra việc mua đĩa nhạc của cha đã lót đường cho tôi bước vào các hệ thống phân cấp xã hội của giờ nghỉ. Tôi bắt đầu xem MTV và nghe nhạc trên radio, tiếp thu thật mau lẹ để không có vẻ như một kẻ đang làm màu - điều mà tôi sợ nhất. Tôi nắm được bí kíp bảng xếp hạng nhạc pop, vốn là tài sản chắc chắn nhất của tuổi thiếu niên có được nhờ nghiền ngẫm các tạp chí của cha, ghi nhớ tên các nhóm nhạc, các điểm tham chiếu cùng những câu chuyện bên lề. Lúc này, tôi đã theo cha trong những chuyến đi sau bữa tối đến hiệu băng đĩa. Hình như chúng tôi đã dành nhiều giờ đồng hồ riêng lẻ ai làm chuyện nấy, chỉ thảng hoặc đụng nhau trong một lối đi bất chợt. Mọi thứ đều có vẻ tiềm năng, đều là một manh mối, một lời mời gọi bước vào các thực tại xúc cảm mới mẻ chưa từng có. Hai cha con tôi say mê cùng một thể loại nhạc, song nó lại cho chúng tôi thấy những điều khác nhau. Tôi nghe ra trong màn độc tấu guitar vừa cường điệu vừa tinh tế của Slash ở “November rain” sự khai phóng, nghe ra trong đó một gợi ý rằng tầm nhìn cuồng nhiệt và đầy cam kết có thể đưa ta đi xa, đến một nơi khác. Còn với cha mẹ tôi, sự kiệt xuất của Slash là minh chứng cho kỹ năng điêu luyện, là kết quả của hàng ngàn giờ học tập và thực hành.
Đầu thập niên 1990, khi Thung lũng Silicon bùng nổ thì ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan cũng phất lên. Chẳng bao lâu sau, bạn bè của cha mẹ tôi bắt đầu quay về sau mấy thập kỷ xa xứ, gắng giữ nhà ở cả hai đất nước cho con cái mình có thể học hết trung học và vào đại học ở Mỹ. Khoảng cuối thập niên 1980, cha tôi lên chức quản lý cấp trung tại Mỹ, song ông đã quá mỏi mòn với những nấc thang thăng tiến của công ty, để lên được vị trí cao nhất chừng như lại phụ thuộc vào những yếu tố hết sức ngẫu nhiên như màu da và độ run rẩy trong giọng nói. Rốt cuộc, cha mẹ tôi cũng quyết định cha sẽ trở về Đài Loan. Một ghế quản trị đang chờ ông. Sẽ không bao giờ ông nhuộm tóc hay động đến bộ golf của mình nữa. Chúng tôi mua hai chiếc máy fax.
Thỉnh thoảng tôi lại gặp các bạn cùng lớp ở sân bay và nhận ra chúng tôi đều đến đó đưa cha mình đi làm. Sự sắp đặt này cũng là điều dễ hiểu ở thành phố mà chúng tôi đang sống. Nó hơi giống với “Núi vàng” - một câu chuyện dân gian Trung Quốc về cơ hội Mỹ vốn đã được truyền miệng từ thời cơn sốt vàng, ngoại trừ chi tiết trong những ngày đó, cánh đàn ông trai tráng sẽ vượt Thái Bình Dương đi tìm việc làm ở Mỹ, hoàn toàn không có chiều ngược lại.  
-
Thế hệ đầu tiên trăn trở chuyện sinh tồn, còn các thế hệ tiếp theo thì kể lại những câu chuyện đó. Tôi thường đảo các chi tiết và hiệu ứng nhỏ trong chuyện đời cha mẹ tôi thành một màn tự sự. Làm sao họ có được cảm nhận hay quyết định về những bộ phim mà mình sẽ xem? Họ có nhìn ra chính bản thân mình trong cuốn Cú sốc tương lai hay không? Người có tầm ảnh hưởng mang tên Eric kia là ai trong cuộc đời cha tôi? Mọi sự chung quanh họ đều như những chất liệu thô cấu thành các danh tính Mỹ mới xuất hiện, họ đã đi xa hết mức mà chiếc ô tô của mình hoặc đường tàu điện ngầm có thể đưa tới. Thời đó, phải có chút may mắn và nhiều tháng liền cẩn trọng lên kế hoạch thì mới có thể hồi hương. Mất nhiều tuần liền chỉ để xếp lịch một cuộc gọi đường dài và đảm bảo bên kia đầu dây sẽ có người nhà nghe máy.
Họ đã đi học tại những ngôi trường Mỹ, vượt xa các đồng môn châu Á khác dù phần thưởng cho cuộc đeo đuổi điên cuồng đó vẫn chưa được chú trọng. Họ đã chọn nỗi cô đơn thường trực, lối sống tha phương và rào cản ngôn ngữ. Thứ mà họ không chọn là danh tính người Mỹ gốc Á, một khái niệm chỉ mới xuất hiện cuối thập niên 1960. Họ ít có điểm chung với những sinh viên Trung Quốc được sinh trên đất Mỹ, những sinh viên Nhật Bản tập trung ở phía bên kia khuôn viên trường đấu tranh cho nhân quyền hoặc quyền tự do ngôn luận, họ gần như không biết gì về Đạo luật loại trừ người Trung Quốc, về Charlie Chan, hay lý do tại sao người ta nên kịch liệt phản đối những từ tục tĩu như “Oriental” hay “Chink”. Cha mẹ tôi cùng nhóm người của họ đại điện cho một “tộc người thiểu số kiểu mẫu”. Trên thực tế, họ chưa bao giờ có ý định trở thành người Mỹ. Họ chỉ đơn thuần không biết những danh tính đó đã sẵn chờ mình. Lòng trung thành của họ vẫn hướng về thế giới mà họ đã bỏ lại sau lưng. 
Những cuộc gọi kia hẳn phải du dương và ngọt ngào lắm. Cảm giác của họ ra sao khi rời quê hương, băng qua Thái Bình Dương mà không biết ngày trở lại? Trong cảnh thiếu vắng kết nối đó, họ đã bấu víu vào một Đài Loan trong trí tưởng tượng, hay nói đúng hơn là một khái niệm trừu tượng, một đốm sáng soi đường, một bến bờ ma mị, hơn là một hòn đảo thực thụ. Công nghệ sẵn có chỉ đưa họ đến đó vào những dịp đặc biệt. Vì thế cho nên, họ đã lần tìm dấu vết quê hương trên gương mặt các bạn cùng lớp, nghe nó vang vọng trong lao xao những khi bước vào các tiệm bách hóa. 
Giờ đây, cha mẹ tôi đã được mặc sức đến và đi tùy ý. Mẹ tôi dành phần lớn những năm 1990 trên các chuyến bay. Họ đã tìm hiểu Đài Loan lại từ đầu. Chúng tôi sống ở Tân Trúc, một thị tứ ven biển cách sân bay Đào Viên chừng sáu mươi phút về phía bắc. Tân Trúc được biết đến chủ yếu bởi những cơn gió giật và thịt viên hải sản. Xứ này vẫn mang dáng vẻ rề rà và ngái ngủ, bấy giờ chỉ có một khu công nghệ cao phía trên đường cao tốc, nơi đặt trụ sở tất cả công ty bán dẫn. Các thương xá khổng lồ đã bắt đầu mọc lên trong khu trung tâm. 
Cuối tuần, cha mẹ tôi lại đánh xe đến Đài Bắc tìm lại các trà quán và rạp chiếu bóng mà họ còn nhớ từ những năm 1950, 1960. Họ không cần dùng đến bản đồ. Mấy thập kỷ bãi bể nương dâu không làm lu mờ khỏi tâm trí họ những hàng bánh bao ngon nhất. Cha mẹ tôi như hồi xuân ở Đài Loan, độ ẩm và thức ăn ở đây biến họ thành những con người khác. Có đôi khi, tôi thấy mình như một kẻ ngoại cuộc khi cùng cha mẹ ngồi trên những chiếc ghế đẩu gỗ liêu xiêu, lặng lẽ ăn những tô mì bò khổng lồ mà nếu đang ngồi ở Mỹ thì hẳn sẽ gợi lên một màn độc thoại về ký ức tuổi thơ của hai người.   Mỗi năm tôi ở Đài Loan chừng hai ba tháng. Tôi luôn khăng khăng đòi bật ICRT, một đài radio tiếng Anh, để nghe chương trình American Top 40 của Casey Kasem, được phát đi hàng tuần từ một thực tế gần gũi với tôi hơn. Cha mẹ tôi có những ký ức trìu mến với việc nghe đài khi còn ở tuổi thiếu niên, thời nó còn là một phần của Mạng lưới Lực lượng Vũ trang. Theo thời gian, cha tôi đã mất dần hứng thú với tân nhạc, và việc nghe chương trình đếm ngược chào năm mới một phần là nỗ lực của tôi ngõ hầu gắn kết với ông, nhắc cho ông nhớ về sự huy hoàng của nước Mỹ mà một ngày nào đó ông có thể sẽ quay về. Mất một khoảng thời gian tôi mới hiểu ra đây mới chính là cuộc sống thực tại của chúng tôi, rằng cha mẹ tôi đã làm việc cật lực để có được nơi chốn trong cả hai thế giới. Trở thành người Mỹ vẫn sẽ là một dự án dở dang, và bộ sưu tập đĩa nhạc của cha tôi bắt đầu giống như tàn tích của một con đường không còn ai theo nữa.
[...]
7 notes · View notes
cuonglightning · 2 years
Text
Tumblr media
Này em...
Tuổi trẻ đôi khi thật viễn vông, cố chạy theo tất cả những ham muốn nhất thời, địa vị, tiền bạc, tình cảm rồi khi cơn mưa thanh xuân ngớt dần lại chỉ mong về một chút bình yên trong tâm tưởng. Hầu như tuổi trẻ nào cũng vậy, cũng đi theo một kịch bản chung, ngay cả bản thân anh cũng chẳng ngoại trừ, có khác chăng là cách ứng biến và diễn xuất trong từng số phận sẽ đưa chúng ta theo cách phát triển khác nhau. Nhưng rồi đời vẫn luôn tươi đẹp sau những ngổn ngang của dại khờ và ngờ ngệch mang đến. Con người trưởng thành theo từng năm tháng, có người chọn sống ranh mãnh hơn, có người chọn mang cho mình khuôn mặt lì lợm, hay như anh chọn cách thản nhiên mà đi qua gồ ghề từ những vui buồn trần thế. Nhưng dù là nào đi nữa chẳng ai có đủ quyền hạn để đánh giá cách em chọn đối mặt với những gồ ghề ấy cả. Đúng, sai, tốt, xấu đôi khi chỉ là một nhận định. Mọi thứ được mặc định nằm trên vạch của một danh giới mong manh, mong manh tới mức chỉ cần sẩy chân một chút là miệng đời đã cho con người ta về với một góc riêng của bản thể.
Cách tốt nhất em có thể làm là cứ kệ đời mà thản nhiên với tất thảy. Đời ta ta định, chẳng ai giúp em sống lại một kiếp, cũng chẳng ai có thể sống tiếp em những ngày sau. Có chăng vui buồn chỉ là một thoáng trong mảnh hồn phiêu bạt... còn gặp gỡ nhau trong an nhiên ngày nào thì hãy hân hoan ngày đó, hân hoan như độ cha mẹ ban cho em tiếng khóc chào đời, như nụ hôn đầu ta có được từ những ngày xa xưa đi cùng nhớ thương vụng dại... để rồi mai sau, khi nhìn lại vẫn muốn là em như hôm nay, xác thịt và tâm hồn hoà cùng nhịp thở...
Em cứ cười lên và tiếp tục hân hoan đi vì đời còn tươi đẹp lắm...
32 notes · View notes
narga · 1 year
Text
Bạn có dại không?
Câu chuyện là thế này.
Anh sống cùng nhà (khác phòng riêng, chung tiện ích, vì ở thuê mà) với một cậu ít hơn anh năm tuổi. Công việc của cậu đi từ sáng đến tối, đi về thì ăn uống, giải quyết các nhu cầu cá nhân xong thì cũng khá là muộn. Mặc dù không phải đi làm nhiều, cậu chỉ phải làm 4 ngày một tuần nên có khá nhiều thời gian nếu muốn. Anh kể như vậy là để bạn có một cái nhìn cơ bản về cậu ta.
Bây giờ mới là nội dung cần nói.
Anh ăn uống đơn giản, ít mùi, gia vị vừa phải, cái này anh có kể sơ một lần rồi. Cậu đó thì ăn uống khá là đậm về gia vị ví dụ như mắm tôm, nước mắm, mắm nêm ....
Hôm qua anh nấu đồ ăn xong, có để bên cạnh cho nguội rồi đi dọn cơm ăn, quay lại thì cậu nói:
Anh ăn nhạt vậy à, mà chỉ toàn luộc với hấp thôi nhỉ.
À, a thích ăn nhạt, với lại ăn đơn giản nhưng cảm thấy ngon là ổn.
Sống vậy thì làm sao biết được món ngon trên đời. 🤦🏻‍♂️
Anh cười, lấy đồ về phòng ăn.
Dùng thói quen ăn uống, vị giác của mình để đánh giá người khác liệu có hợp lý? Trong lúc ăn, anh nghĩ về vấn đề này và anh chợt nhận ra rằng, chúng ta thường bị người khác nhận xét một cách tiêu cực (kém, ngu, không nhanh nhẹn....) nếu như chúng ta không phù hợp với quan điểm của họ.
Hãy nhớ lại mà xem.
Bạn không làm theo ý thầy cô, họ bảo bạn ngu.
Bạn không làm theo ý cha mẹ, họ bảo bạn ngu (không phải hoàn toàn nhưng cũng thường gặp).
Bạn không làm theo ý cấp trên hay đồng nghiệp, họ bảo bạn ngu.
Bạn không làm theo ý người lạ trên mạng xã hội, họ cũng chửi bạn ngu nữa kìa.
Và khi bạn không hành động theo ý tưởng của ai đó, người đó nhất định sẽ cho bạn là đồ ngu.
Bạn thấy sao? Còn anh thì kệ chứ, miễn anh thấy thoải mái là được. 😎
P/S: Đoạn này hơi khoe một tí, cũng gọi là sân si một chút bởi anh cũng là con người thôi, nhưng có một sự thật nho nhỏ cần nói rõ là cái hộ chiếu của anh mới chỉ dùng có 5 năm thôi nhưng mà đã đóng dấu quá ⅔ cuốn rồi, còn ... thì mới chỉ có hai ba dấu cho mỗi lần đi và về VN thôi 😁
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, anh viết khá lảm nhảm về một câu chuyện đời thường vô thưởng vô phạt chỉ để chia sẻ ra cái anh cảm thấy được khai sáng khi vừa ăn vừa suy nghĩ, và anh cũng không ngần ngại kể lại với bạn.
Bằng việc nhận ra cái ngu của mình trong hành động của mọi người khắp xung quanh mà bạn có sức mạnh để dừng nó lại.
Thấy ra cái ngu của mình là bước đầu tiên của việc hết ngu.
8 notes · View notes
hieuchels · 1 year
Text
“Thúy yêu của anh.
Không hiểu anh đã xa em bao lâu. Thời gian đối với anh không có một chút gì nữa. Anh thấy anh xa cách em vô cùng tận. Em ở một cõi sống đang diễn ra ngoài kia, chung đụng hòa lẫn vào một đám đông ồn ào, với những quy luật đặt định gò bó, tù hãm. Còn anh đang đứng ở biên giới cõi chết. Tuy anh đứng ở đó nhưng anh không thể đến với em – anh chỉ còn dấn thân anh vào cõi chết chờ đợi.
Bây giờ em đang làm gì trong căn nhà yên ấm ấy? Em đang nghĩ gì? Em có nghĩ về anh không? Anh cho là có. Em đang nghĩ, đang khổ sở không phải vì anh mà vì cái bướu trên thân thể anh. Lúc anh viết những dòng này cho em, cái bướu không còn nữa. Cả cái nắm thịt bọc trong làn da có màu chàm tía cùng một ít lông đã được ngâm vào một lọ thủy tinh nơi viện ung thư, sau khi nó đã được xem xét, nghiên cứu kỹ càng. Ở trên cổ anh đây, nơi ngự trị của cái bướu – một hiện tượng quái gở kỳ lạ, anh đã cắt đi, và vị bác sĩ cắt đi một phần, nó chỉ còn lại một dấu vết – nơi khởi điểm của một chứng nan y không sao cứu chữa được: ung thư. Nó không còn là thắc mắc, nó chính ở trong cái bướu. Anh đã cắt đi, anh đã chiếm mảnh đất nó sinh sống, trưởng thành, nên nó bắt đầu di cư sang một phần thân thể khác. Nó ăn vào trong, vào trong mãi cho đến lúc anh từ giã cõi sống có em này. Bây giờ em đang làm gì, anh viết những dòng này cho em, bởi vì chỉ có em là người thân duy nhất cho anh được tâm sự, trong khi chờ đợi một sự thay đổi. Em đừng nóng giận, đừng tuyệt vọng. Anh vẫn là của em muôn đời. Nhưng em không là của anh. Buổi dạ hội vừa qua chúng ta không tham dự. Nó giúp anh nhận thức về anh, về thân phận anh. Nó không phải một sự tình cờ bỗng nhiên hiện diện. Nó là một sự thực theo đuổi lâu dài và lớn lên cho đến một lúc chúng ta nhìn nhận. Em đã không thể mang anh đến buổi dạ hội – không mang anh đến được với đám đông. Trong cái xã hội vây quanh đây, anh – một sự quái gở – một kẻ lạ mặt xa cách.
Bao nhiêu năm cô đơn của tuổi trẻ anh đã mang theo – tuổi trẻ của một đứa bé mồ côi lang thang không biết la thét với ai, chỉ biết la thét với những chuyến xe lửa chạy qua mỗi ngày hú còi và phun khói. Chỉ biết mang mình ra khoảng trống đóng lấy những vai trò lừa dối mình. Khoảng trống bao la ấy đau buốt, nhức nhối, chích vào thân thể anh từng giây, từng phút ngột ngạt, tức tưởi lay động, choáng váng tim óc.
Anh đã đánh lừa và mang anh đến với em. Em đã chịu đựng sự có mặt của anh – nhưng đến bây giờ em không còn đủ sức chịu đựng nữa – em lên tiếng, như đám đông lên tiếng cho anh nhận ra anh. Anh hốt hoảng ở giữa khoảng trống vây quanh anh đã lấp liếm che đậy. Nó hiện ra một vực thẳm sâu vắng. Anh la thét cho tiếng anh trả lại. Anh cũng như mọi người không được quyền về sự sinh ra mình. Nhưng anh không thể không được quyền với thực tại. Anh có quyền về anh nên anh đã cầu cứu mọi người giúp anh, nhận anh là một người như họ.
Anh đã cắt bỏ cái bướu để tìm về cõi sống, về đám đông bình thường. Nhưng không được. Hành động quyết định mang anh đứng vào ranh giới của sự chết im lặng câm điếc chờ mỗi chúng ta. Anh không muốn đến đó. Hôm nằm trên đường xe lửa khi cái chết tiến đến dần dần, anh đã cảm thấy, anh đã từ chối. Thế mà có người đã bảo rằng anh tự tử, như anh đã kể cho em nghe bao nhiêu lần về quá khứ – đứa trẻ muốn nuôi nấng đến đây là một kẻ trưởng thành. Nó không bao giờ nhắc nhở quá khứ, nó đòi đối diện với thực tại và tiến đến tương lai.
Trên mặt anh đây, khoảng trắng trống không của trần bệnh viện anh nhìn hoài không tránh được, người ta bắt anh nằm ngửa thế này. Anh chẳng thể xoay nghiêng để nhìn những người đang nằm bên đây, hay để ngó lấy mảng trời, khoảng sân cỏ có vòm cây. Anh chỉ có thể nhắm mắt lại tưởng tượng khung cảnh bên ngoài, sinh hoạt phố phường, nghĩ về em, cũng như nghĩ về cha, mẹ và bà anh. Những người đã chết, những người còn sống và đám đông lạ mặt xưa kia của anh bây giờ như nhau. Anh không thấy rõ em, cũng như là anh. Anh hình dung tưởng tượng bao nhiêu nó càng tan biến, mờ ảo, hư không đi bấy nhiêu. Làm sao để anh nhớ mắt em anh đã nhìn, đôi môi em anh chưa bao giờ được đặt môi anh lên đấy, cả đến bàn tay em anh cũng chưa được nắm lấy một lần. Cái sự thực hiển hiện của em nơi cõi sống là một cái bóng mơ hồ ảo ảnh nơi anh tìm đến.
Thân thể anh còn đây, cái bướu đã mất. Anh khước từ sự hiện diện vô ích của nó nên anh đã trở thành một sự không thực. Anh chẳng còn gì ngoài cái thân thể đang dần dần nhiễm độc, ung thối ra, cho những sinh vật khác sinh sống. Anh là một sự không thực nằm đây – Sự quái gở bắt đầu bay hơi ẩm mốc. Nhưng từ đó cho anh biết rằng anh là gì. Anh hơn đám đông vây quanh, bởi anh ý thức được sự có anh, mọi người coi họ có mặt – nhưng là một sự có mặt hư ảo, không thấy mình. Người ta từ khước anh – điều đó không cần thiết khi anh đối với anh đã là sự có mặt hằng cửu.
Anh biết anh là anh. Anh có toàn quyền về thân anh. Có một sức mạnh vô hình nào chi phối đời sống chúng ta? Hạn định, bày đặt từng cử chỉ, công việc chúng ta làm, nhất là cái chết. Bộ mặt nào chờ đón chúng ta ở cuối con đường này. Muốn kháng cự một sự định đặt, chúng ta có quyền chọn lựa cái chết – hành động cuối cùng. Anh không cần đến nó. Anh muốn theo dõi nó. Từ anh đã là sự đề kháng khi anh ý thức được khoảng trống bao la vây quanh anh. Thôi em đừng khóc nữa, một dạ hội không đến với chúng ta và mãi mãi. Nhưng em có thể làm lại nhiều đêm dạ hội khác không cần anh có mặt.
Anh là một quá khứ, một chứng tích của đời sống. Một hải đảo cô đơn ngàn đời – bởi nó công nhận niềm đau buốt của khoảng trống, từ khước đám đông, thức giác niềm đối kháng với một bộ mặt vô hình nhìn xuống đời sống.
Thôi em đừng hát, đừng vỗ về anh. Em là một kẻ khác đã xa lạ anh rồi. Anh đứng đây một mình với lòng kiêu hãnh của anh… Anh muốn mô tả cái bây giờ – cái sắp tới… nhưng làm sao anh có thể nói cho em hiểu được. Điều ân hận duy nhất của anh chính là điều đó… Vĩnh biệt em.”
— Niềm đau nhức của khoảng trống, Dương Nghiễm Mậu
Tumblr media
6 notes · View notes