Tumgik
#Thực tập chánh niệm
banmaihong · 8 months
Text
Ngăn bạo lực học đường bằng thực tập chánh niệm trong trường học
Ảnh: Wikipedia Do đã được chia sẻ từ trước về vấn đề bạo lực học đường, kể cả với học sinh rất nhỏ như lớp mẫu giáo mà con tôi đang theo học nên nội gọi điện báo tin ngay cho tôi. “Ở trường của Minh (con trai tôi – NV) có bạn hay đánh bạn lắm, giờ phải làm sao?”. Tôi trao đổi và dặn dò nội của Minh, bảo trước tiên phải theo dõi tình hình đánh bạn của B và việc Minh bị đánh có thường xuyên không.…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
chuyen-cua-gio · 7 months
Text
Tumblr media
Mục tiêu của năm 2024: 1: Tham gia trọn vẹn khóa học Sư Giác Nguyên. 2: Tham gia ít nhất một khóa thiền từ 7-10 ngày. 3: Chăm sóc bản thân tốt hơn: + Ngủ trước 10.30PM. + Đọc sách ít nhất 30 phút/ngày. + Ngồi thiền ít nhất 30 phút/ngày. + Tăng dần thời gian thiền. + Tập trung vào các đề mục thiền: . Thiền chỉ (10): Đất, nước, lửa, gió; xanh, vàng, đỏ, trắng; hư không, ánh sáng. . Thiền quán (4): Thân, thọ, tâm, pháp. Tập và ghi chú lại diễn biến, quá trình. + Thể dục ít nhất 30 phút/ngày. 4: Tập xả ly, buông bỏ. 5: Bố thí, cúng dường hàng tháng 6: Ít hưởng thụ: Không mua những gì không thật sự cần thiết, ít tụ tập, xem giải trí,... 7: Tìm một công việc mới. 8: Tập chánh niệm, từng chút, từng chút một. 9: Tập phụng sự vô điều kiện: Nhặt rác,... 10: Nghe pháp: Mỗi ngày. 11: Chia sẻ giáo pháp đến mọi người. 12: Tập tha thứ, rải tâm từ, quán niệm sự vô thường, lòng biết ơn trước khi đi ngủ. 13: Thi chứng chỉ tiếng Anh. 14: Viết nhật ký. 15: Xuất gia học đạo. Thời gian và sức lực ngày càng bị thu hẹp lại, phải chú ý dành thời gian cho những việc thực sự thiết thực, quan trọng.
3 notes · View notes
chandoannghiem · 11 months
Text
Hãy giữ lấy sự thực tập chánh niệm trong đời sống hằng ngày
Hỏi: Con chào sư cô 🙏
Con đi chùa học Phật nhưng con không hiểu nhiều cho lắm, ngoài việc nhân quả và về Đức Phật. Lần đầu tiên con đi tu học ở Tu viện Bích Nham con rất bỡ ngỡ, chưa mở lòng được với mọi người mà vẫn c���m nhận được sự bình an, an lạc trong cách thực tập của quý thầy quý sư cô. Lần thứ 2,3 con đi lại khóa tu học tại Mộc Lan và Bích Nham, con đã cảm nhận được sự hạnh phúc an lạc sâu sắc nhất trong con từ trước đến nay con chưa từng có. Thế là con đã rơi lệ vì biết mình đã tìm được con đường bấy lâu nay con đã tìm kiếm. Từ đó sự mong muốn đi Tu trong con trỗi dậy 1 cách mãnh liệt. Cũng từ đó con thích xem pháp thoại và thực tập pháp môn của Sư Ông nhiều hơn. Khi con lướt Facebook thấy video quý thầy quý sư cô thiền hành, hay những video Phật tử cạo tóc đi tu tự nhiên tâm con cảm giác rất lạ, đôi mắt của con thì chảy nước mắt, những lúc như thế thì con chỉ muốn lên Tu viện để đi Tu thôi, con không cần gì nữa cả. Ba mẹ con thì không đồng ý cho con đi Tu bây giờ, nên con đã nói với ba mẹ là con sẽ ở với ba mẹ 1 năm nữa rồi con sẽ đi Tu, mẹ con miễn cưỡng tạm thời đồng ý. Con không biết nếu con chờ đợi sau 1 năm như thế thì sự mong muốn đi Tu của con có bị xói mòn không ạ. Trong lúc chờ đợi như thế thì con cần làm gì để tăng trưởng nuôi dưỡng chí nguyện đi Tu 🙏 Và trước khi đi Tu thì mình cần làm gì, và mang theo gì ạ?  
Con xin cảm ơn sư cô đã lắng nghe sự ưu tư của con ạ.
Đáp: Giống như một người trồng cây, muốn cây lớn mạnh thì phải biết thức ăn mà cái cây đó cần, hơn nữa phải có đủ không gian cho cây lớn mạnh và biết cách che chắn cho cây trước giông bão để tránh cây có thể bị tróc gốc rễ, chỉ có như vậy cây mới dần lớn lên, mạnh mẽ, kiên cố. Vì vậy để không bị xói mòn tâm tu học, em phải thường xuyên nên giữ lấy sự thực tập chánh niệm trong đời sống hằng ngày dù chỉ có 5, 10 phút. Ngoài ra, em còn phải nên thường xuyên ‘tắm mình’ trong dòng giáo pháp của Bụt trong khi nghe băng, trong khi đọc kinh sách. Ngày nay, có những loại sách nói dành cho những người bận rộn không có thời gian để đọc từng trang sách, em cũng có thể lên mạng tìm kiếm và tải xuống máy để nghe mỗi khi có giờ nghỉ giải lao trong công việc chẳng hạn. Phải ‘ngâm mình’ trong dòng giáo pháp, chẳng những em không bị xói mòn tâm tu học của mình mà còn tăng trưởng chí nguyện tu học của mình nữa. Đó là những gì em cần làm trước khi đi tu. 
Trước khi bước chân vào Làng Mai để được nhận cho xuất gia, em phải viết thư cho các sư cô ở trung tâm địa phương (Mộc Lan, Bích Nham hay Lộc Uyển là 3 trung tâm của Làng Mai tại Mỹ, thì tuỳ em chọn) và bày tỏ ước muốn trở thành một sư cô của em và xin phép được về tu học tại đó. Em cũng nên có một tờ khai báo tình trạng sức khoẻ của em, vì ở trung tâm nào của Làng Mai cũng sẽ đòi hỏi tờ chứng nhận tình trạng sức khoẻ của vị tập sự. Khi được chấp nhận cho về trung tâm địa phương tu học, em chỉ cần chuẩn bị 2 cái áo tràng lam để mặc khi đi thời khoá công phu, mấy bộ đồ vạt hò, màu lam và màu nâu đều được, ít nhất nên có ba bộ đồ (nếu ở nước ngoài) màu nâu để mặc làm việc. Em sẽ học sống với các sư cô trong vài tháng trước khi được hội đồng các sư cô thọ giới Lớn quyết định cho xuất gia hay không. Ở Làng Mai, người được nhận vào xuất gia đều là người phải có khả năng sống hoà hợp với những người khác. Trình độ học vấn tuy cần nhưng không phải là thiết yếu mà chính sự hoà hợp của em với mọi người trong tăng thân sẽ giúp em được sự đồng thuận của các sư cô trong hội đồng tỳ kheo ni để em trở thành một thành viên của chúng xuất sĩ Làng Mai. 
Sư cô hy vọng với những lời chia sẻ này sẽ giúp em chuẩn bị hành trang thật tốt trong thời gian một năm cho đến khi bước vào tu viện Làng Mai, em sẽ có những bước đi thật vững chãi, mạnh mẽ, tự tin. 
5 notes · View notes
reallicy2510 · 2 years
Text
Đi để biết mình chẳng bằng ai
Khởi đầu năm mới bằng một chuyến đi trải nghiệm đong đầy ý nghĩa và an lạc. Gặp những con người mới, chiêm nghiệm những điều mới mẻ mà có lẽ suốt 20 năm cuộc đời chưa từng biết tới...
Tại sao mình lại nói đây là chuyến đi khiến mình nhận ra giữa cuộc sống này “Mình chẳng bằng ai"?
“Bằng” ở đây không phải chỉ sự so sánh về nhan sắc, tiền bạc hay năng lực và tài năng. Bằng ở đây chính là bằng cái TÂM. Có lẽ chúng ta đều hiểu rất rõ về ý nghĩa của chữ TÂM nhưng dường như chẳng ai có thể đong đếm hay định lượng về nó. Nhất là việc chỉ ngang qua một người hay gặp gỡ thông thường thì làm sao có thể thấy được cái tâm của đối phương nó như thế nào.
Mình vẫn luôn nhận thấy bản thân là người sống rất tình cảm, mình không ngại việc thể hiện tình cảm với những người mình chân trọng, yêu thương. Thậm chí mình hay tự ngầm so sánh mình với những người xung quanh và tự nhận thấy bản thân sâu sắc và tràn trề tình yêu thuơng hơn họ. Vậy mà khi lên đến Thiền viện trúc lâm, mình đã nhận ra mình chẳng bằng ai cả. Cái tâm của mình nó nông cạn vô cùng, làm sao mà so sánh được với những người đang ở trước mắt mình, những người mang trái tim ấp áp, tình yêu thương và lòng hiếu thảo không thể diễn tả hết qua lời nói. Những dòng nhắn nhủ ẩn danh “Con mong bà nội sẽ sống thật lâu mạnh khỏe, bà phải sống đến khi con lấy vợ bà nhé!", "Cầu cho những em bé đỏ hỏn đã mất của mẹ con được siêu thoát và tái sinh trong một cơ thể xinh đẹp và khoẻ mạnh", "Con mong em trai con năm mới sẽ ngoan ngoãn và nghe lời mẹ" đã khiến mình lần đầu cảm nhận được tình yêu thương của những người lạ dù nó không dành cho mình. Thật là thiêng liêng và đáng nể bởi mình nhận thấy bản thân chưa từng dành tình yêu thương lớn cho bất kì ai dù là người thân yêu. Phải chăng, à không chắc chắn là mình đã sống quá ích kỷ, dù có bao biện thế nào thì thực ra mình đã nuôi dưỡng sự ích kỉ cùng khả năng bao biện cho bản thân rất tốt trong suốt bao năm qua.
Tình yêu thương có một sức mạnh rất lớn nhưng không phải ai cũng có khả năng để sử dụng sức mạnh ấy. Người có tính yêu thương dành trao thì người được yêu thương lại chẳng thể cảm thấu, người lại sống và yêu mình hơn yêu người, người lại hờ hững chẳng yêu mình cũng chẳng yêu người. Theo mình hiểu và cũng là ý hiểu của mình theo lời dạy của Phật, thì việc yêu bản thân và sống với bản ngã của mình chính là rào cản lớn nhất trong con đường tìm về với bản chất vốn có của con người. Những cái nguyên sơ và những thứ nằm sâu nhất trong tâm hồn mỗi người mang vẻ đẹp và ý nghĩa rất lớn - tự mình không thể gọi tên. Nhưng chắc chắn đa phần loài người sẽ không thể tìm về được bản chất ấy bởi mọi người vẫn nghĩ hạnh phúc là đích đến chứ không hiểu được rằng hạnh phúc chỉ là hành trình để ta đi đến các đích của cuộc đời, của giá trị khi được sinh ra là một con người.
Cuộc đời vô thường có nghĩa là không bình thường bởi vì nó luôn biến động theo không gian và thời gian ngay cả với những chi tiết nhỏ nhất. Ví dụ như từng cử chỉ của tay chân, thời tiết, hay thậm chí là hơi thở. Vậy nên điều quan trọng nhất là chánh niệm - tập trung vào thực tại nhất có thể. Nhưng không đồng nghĩa với việc mình không có sự tính toán và kế hoạch cho tương lai và nhìn nhận quá khứ ( thầy Phó chủ trì dặn ). 
“- Phải biết mình sinh ra để làm gì?
- Để kiếm tiền à? Thế mình có làm ra tiền được nhiều bằng cái máy in tiền không?”
Một số điều mình nhận ra: 
Không phải ai đi tu cũng là từng khổ, chỉ là họ nhận ra được lý tưởng của bản thân và nơi họ thật sự thuộc về. Trong đạo phật chữ Hiếu rất được coi trọng, nhưng nhiều người nghĩ sư không làm trọn chữ hiếu bởi vì không thể ở bên chăm sóc hay cũng cấp vật chất cho cha mẹ. Tuy nhiên, thực tế những người tu hành lại là những người làm trọn chữ hiếu nhất “nhà có người đi tu thì bảy đời người nhà khi mất đều được thăng thiên" - không bị giáng địa ngục, không thành quỷ, ma. Việc tu hành không hẳn cho bản thân mà còn cho cả cha mẹ, chúng sinh. Hiện nay, người có tiền thì cho cha mẹ vật chất đầy đủ hưởng thụ đi du lịch sang trọng, ăn sơn hào hải vị nhưng lại không tích đức với đời và cũng là gián tiếp để cha mẹ phạm tội sát sinh, gián tiếp để cha mẹ xuống địa ngục và không được hoá kiếp làm người. Người có tài cho cha mẹ, dòng họ vẻ vang bằng tai tiếng. Người tu hành lại cho cha mẹ có cơ hội làm người vào kiếp sau, khi chết được lên trời thay vì vất vưởng và thành ma quỷ.
Tâm bình thường là đạo. 
4 notes · View notes
brc-land · 7 hours
Text
Tumblr media
8 CÁCH GIÚP BẠN RÈN LUYỆN TRÍ NÃO GIỎI HƠN MỖI NGÀY
Ngoài dành thời gian ĐỌC SÁCH ,thì Giang xin mách bạn 8 cách để thông minh hơn mỗi ngày nhé.
Đầu tiên, hãy tự nhận thức hiểu biết của chính mình vẫn còn rất hạn hẹp. Từ đó, tâm trí của bạn sẽ rộng mở để đón nhận mọi hình thức học tập.
Hãy chơi cờ mỗi ngày. Chỉ với 2 ván, 10 phút mỗi ngày, bạn sẽ kích thích trí não theo hướng tư duy chiến lược.
Nhảy dây. Đây là một trong những bài tập thể dục tốt nhất đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận, do đó, nó không chỉ giúp bạn giữ được vóc dáng mà còn cả trí óc của bạn nữa.
Thiền chánh niệm là giữ tâm trí luôn ở hiện tại, thay vì suy nghĩ về quá khứ hay lo lắng tương lai. Nó sẽ giống như việc bạn sắp xếp lại tâm trí của mình và giải phóng nó để làm những việc hữu ích hơn.
Nói chuyện với mọi người, ngay cả khi bạn không biết họ. Ví dụ như nhân viên thu ngân siêu thị, tài xế taxi, thợ cắt tóc,… Giao tiếp với người lạ sẽ kích thích tư duy rất nhiều.
Viết mỗi ngày. Viết cũng kích thích sự sáng tạo và giúp bạn thông minh hơn.
Học một ngôn ngữ mới. Nhiều thí nghiệm đã được thực hiện với những người trên 80 tuổi cho kết quả, trí óc chúng ta sẽ hoạt động tốt hơn nhờ học một ngôn ngữ mới.
Học một kỹ năng mới. Có hàng nghìn khóa học online về mọi chủ đề như vẽ, nấu ăn, thiết kế… cho bạn tha hồ lựa chọn.
0 notes
phtrtr · 1 day
Text
muốn tìm ra chính mình, tìm ra con đường mình muốn đi
hãy "làm" cực độ, làm tất cả những mình gì "thấy" và nghĩ rằng mình nên làm.
tuyên chiến với chính mình.
thắng mình-ngày-hôm-qua
___
những ngày 30
Tôi thấy Tâm mình mở ra. Dường như, có một sự kết nối với bên trong mình ngày càng rõ rệt.
Chưa chắc điều mà mình đang thấy là điều mình tìm kiếm, hay là mình thật sự. Phía trước luôn không thể đoán định quả quyết được. Tuy nhiên, tôi nhận ra, điều đó ko quan trọng. Quan trọng, trước mắt, mình biết mình cần làm gì, và toàn tâm toàn ý làm thôi. Còn lại đi đến đâu, phía trước chuyện gì xảy ra, không còn là mối lo nữa.
...
Yêu thương chính mình,
Không phải tuyên chiến là bất cần, ko quan tâm và nhẫn tâm. Ngược lại, tuyên chiến trong sự yêu thương, thấu cảm với chính mình. Gắt gao với những thói quen cũ trước đây, những thói quen đó làm suy nhược và buông thả bản thân. Thay vào đó, kỷ luật, quyết liệt, cứng rắn trong thực hiện những thói quen mới giúp mình mạnh mẽ và khoẻ khắn hơn. Để thay từ trật từ này sang trật tự khác, đòi hỏi một ý chí kiên bền để duy trì nhất quán liên tục. Nguyên lý cuộc sống là đã lột xác tất nhiên phải đau đớn đến cùng tận. Một khi không chịu sự đau đớn ấy đến cùng thì khó có thể dứt điểm được. Trên quá trình đó, cụ thể hành động yêu thương là động viên khi chán nản, thất bại --- "à lại ủ dột, tâm cảm rồi, không sao tụi nó đến rồi đi ấy mà. Kệ tụi nó đi, làm công việc của mình đi. Nó chơi gì nó chơi, công việc mình mình làm, nó chơi chán rồi nó đi. Đừng ham vui rồi bị tụi nó kéo theo á nha!"---- ; nghiêm khắc khi có dấu hiệu buông lơi, dễ dãi; tức là vừa cương vừa nhu. ----"này này, không là không, không lăn tăn gì cả. không nghĩ tới nghĩ lui gì cả. công việc mình mình làm cho xong trước đã. Tụi nhỏ yên lặng coi, chơi thì chơi, nhưng phải trật tự, không được ồn ào. Để bố làm việc, nghe không?" ----
Hiểu thì hiểu như vậy, nhưng sâu thẳm thì một khi cánh cửa Tâm mở ra, nhận thức tiến lên một tầng mới, ở đó ta sẽ có trạng thái toàn tâm toàn ý. Một khi vào trạng thái đó sẽ không còn lan man, nghĩ ngợi điều gì khác. Song, không nên chủ quan, vì thời gian đầu bao giờ những tập khí (hình ảnh, tiếng...) vẫn sẽ lãn vãn trong mình. Lúc đó, cần hết sức thận trọng và cần làm cho năng lượng Chánh niệm, tỉnh thức mạnh lên để không đồng nhất và bị chúng kéo đi. Chỉ cần 1 lần trật xích (liên tục 2-3 ngày) là quay về trật tự cũ liền. Thời gian đầu rất vất vả để "xoay chuyển", "lăn" hòn đá đi. Nhưng, một khi viên đá có đà lăn rồi thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Lúc đó, chúng ta đã sống một cuộc đời mới hoàn toàn. Theo cả nghĩa đen, lẫn nghĩa sâu xa.
0 notes
mayniemphattuhuyen · 10 days
Text
ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT (VISVABHADHRA BODHISATTVA)
Tumblr media
PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG
Mười đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát là Đại Nguyện Vương, mười đại nguyện này tất cả Phật tử đều tôn sùng.
Nguyện thứ nhất: Lễ kính chư Phật — Kính lễ tất cả các vị Phật.
Nguyện thứ hai: Khen ngợi — Tán dương tất cả Như Lai, tán dương các vị đến cảnh giới tối cao, là các bậc Chí Tôn
Nguyện thứ ba: Thực hành hạnh cúng dường rộng rãi.
Nguyện thứ tư: Sám hối nghiệp chướng — Mỗi ngày chúng ta cần sám hối nghiệp chướng của chính mình, bản thân đã phạm vào nghiệp gì tự mình biết, bạn nhất định phải sám hối nghiệp chướng đã phạm phải ngày hôm nay.
Nguyện thứ năm: Tùy hỉ công đức — Bạn nhìn thấy người ta đang làm công đức, đang làm bố thí, bạn phải vui mừng và tham gia cùng họ mới là đúng.
Nguyện thứ sáu: Thỉnh chuyển pháp luân — Ý nghĩa của điều này là người biết thuyết pháp, hoặc người tu pháp rất tốt, họ có chính pháp thì phải mời họ chuyển bánh xe chính pháp, mời chuyển pháp luân, mời họ thuyết pháp, quảng độ chúng sinh.
Nguyện thứ bảy: Thỉnh Phật trụ thế — Thỉnh Phật trụ tại thế gian này, chúng ta phải thường xuyên làm thỉnh Phật trụ thế.
Nguyện thứ tám: Thường theo Phật học — Cùng theo đồng môn học Phật, mọi người cùng học Phật, không thể tu một ngày dừng ba ngày, hoặc vào ngày nghỉ thì không tu nữa, như thế không được. Hoặc bản thân một tháng mới tu một lần, hoặc là một tuần lễ mới tu một lần, hoặc là ba ngày mới tu một lần đều không được.
Nguyện thứ chín: Hằng thuận chúng sinh — Rất quan trọng, phải thuận theo chúng sinh, gọi là tạo sự thuận tiện. Một câu nói “hằng thuận chúng sinh” này có kiến thức rất lớn ở trong đó.
Nguyện thứ mười: Hồi hướng đều khắp — Điểm này rất quan trọng, bạn làm những việc này phải tập trung thành một dòng chảy pháp chảy đến Tây phương Cực Lạc thế giới tịnh
Trong Hiển giáo, ngài là Phổ Hiền Bồ Tát, còn trong Mật giáo ngài là Kim Cang Tát Đỏa, Kim Cang Tâm Bồ Tát, Kim Cang Thủ Bồ Tát, là một vị vô cùng vĩ đại. Tất cả Kim Cang Thần chính là từ chỗ của Phổ Hiền Bồ Tát hóa sinh mà ra.
Tương truyền rằng, vào một kiếp xa xưa, trong quốc độ của Đức Bảo Tạng Như Lai, tiền thân Ngài là Thái tử Mẫn Đồ luôn hết lòng cung kính Tam Bảo. Trước Đức Thế Tôn, Ngài đã quỳ xuống đảnh lễ, phát lên lời thệ nguyện:
- Kinh bạch Đức Thế Tôn, nay con nguyện ở nơi thế giới bất tịnh này tu hạnh Bồ Tát. Con nguyện sẽ làm cho tất cả thế giới bất tịnh trở nên thanh tịnh. Nếu chúng sinh tùy chỗ sinh ra mà có những hình tướng khác nhau, con cũng nguyện sẽ hóa thân giống họ, nói ngôn ngữ của họ, cùng làm những nghề nghiệp như họ, cùng thọ nhận những nỗi khổ, niềm vui giống như họ để thân cận gieo duyên giáo hóa. Cho đến khi nào tất cả chúng sinh đều không còn thoái chuyển nơi chánh Pháp, phát tâm vô thượng Bồ Đề thời con mới thành Chánh Giác.
Đức Bảo Tạng Như Lai dùng đạo nhãn quán sát công đức của Thái tử. Người ấn chứng:
- Lành thay! Này Thái tử Mẫn Đồ, bởi tâm lượng rộng lớn vô cùng của con, Như Lai đặt danh hiệu con là Phổ Hiền. Vào đời vị lai, con sẽ cúng dường được các Đức Phật trong vô biên cõi nước, giáo hóa được vô lượng chúng sinh và cuối cùng sẽ đắc thành Phật quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hiệu là Trí Cang Hống Tự Tại Tướng Vương Như Lai.
Đức Như Lai vừa dứt lời, các tầng trời chấn động, nhạc trời trỗi dậy vang lừng, hoa trời tỏa bay khắp không gian.
Về hạnh nguyện phát tâm
-Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã Phát Nguyện gìn giữ hộ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa(Pháp Hoa) những ai đang đọc,tụng,giảng nói Kinh Pháp Hoa thì hãy Niệm Danh hiệu Đức Ngài sẽ được Gia hộ cảm ứng Giác Ngộ Phật Pháp vì Phổ Hiền Bồ Tát chính là hộ vệ, thị giả của người giảng Pháp và đại diện cho bình đẳng tính trí.
Trì tâm chú Phổ Hiền Bồ Tát
Tâm chú 1: Ôm sô-sha ga-ya sô-ha. (21-108 biến)
Tâm chú 2: Na-mô sa-man-tô wa-zư-la sat-tô ơ. (21-108 biến)
0 notes
ynghiacuocsong60 · 12 days
Video
youtube
5 Phương Pháp Hữu Hiệu Để Đối Phó Với Tâm Ma Và Bản Ngã | Lời Phật Dạy |... Trong cuộc sống hiện đại, việc kiểm soát bản ngã đóng vai trò quan trọng để đạt được sự bình yên và hạnh phúc. Bản ngã thường gây ra những cảm xúc tiêu cực như ghen tị, lo âu và tự ti, khiến chúng ta mất kiểm soát và trở nên căng thẳng. Để vượt qua, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Thực hành chánh niệm giúp bạn tập trung vào hiện tại, giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực. Tự quan sát và tự vấn là cách để bạn nhận diện và loại bỏ những suy nghĩ sai lệch. Đừng quên rèn luyện lòng biết ơn mỗi ngày, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc với những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Quan trọng nhất, hãy học cách chấp nhận và buông bỏ những gì không thể thay đổi để giải phóng tâm trí. Việc kiểm soát bản ngã không chỉ mang lại sự bình yên trong tâm hồn mà còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người xung quanh. Bằng cách áp dụng các phương pháp này, bạn sẽ sống một cuộc sống an nhiên, không còn bị ràng buộc bởi bản ngã và những cảm xúc tiêu cực.
0 notes
vhtechsworld · 12 days
Text
Chúng ta đang theo đuổi hạnh phúc quá nhiều nhưng lại khó đạt được điều đó, thay vì thế chúng ta nên tìm kiếm sự " Hài lòng"/ "Contentment" nhiều hơn để cải thiện tinh thần:
Để nuôi dưỡng contentment, có thể áp dụng các cách chính sau:
Chấp nhận hiện tại: Hài lòng với những gì đang có.
Thực hành lòng biết ơn: Nhận ra và biết ơn điều nhỏ bé.
Giảm so sánh: Tập trung vào bản thân, tránh so bì với người khác.
Đặt mục tiêu thực tế: Kỳ vọng phù hợp với khả năng.
Thực hành chánh niệm: Sống trong hiện tại, giảm lo âu.
Từ bỏ khát vọng không thực tế: Hiểu đâu là đủ.
Đơn giản hóa cuộc sống: Loại bỏ những điều không cần thiết.
Nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực: Ở cạnh những người ủng hộ.
Chăm sóc sức khỏe: Thể chất và tinh thần khỏe mạnh.
Chia sẻ và giúp đỡ: Tìm niềm vui qua việc hỗ trợ người khác.
0 notes
buddhistbooks · 12 days
Text
Tumblr media
Ngày nay đã qua
Đời sống ngắn lại
Hãy nhìn cho kỹ
Ta đã làm gì?
Đại chúng hãy cùng tinh tấn
Thực tập hết lòng
Sống cho sâu sắc và thảnh thơi
Hãy nhớ vô thường
Đừng để tháng ngày trôi qua oan uổng.
(Kinh Quán Chiếu Vô Thường)
---
Kính mời Đại chúng cùng lắng lòng nhắc nhau về vô thường thường hằng để luôn chánh niệm, tỉnh thức. Đồng thời, thực tập rải tâm từ, hướng về miền Bắc, cầu siêu cho đồng bào tử nạn do bão lũ vừa qua và cầu an cho người còn sớm vượt thoát nỗi đau, chuyển hóa nỗi khổ mất mát do thiên tai kinh hoàng gây ra. Nam mô A Di Đà Phật.
0 notes
khonsonkhiem · 22 days
Text
Optimal Protocols for Studying & Learning(2)
Tuy nhiên, cũng có những người không có khả năng tập trung và chú ý cao. Và tất nhiên, có những công cụ dược lý. Tôi khuyên bất kỳ ai được chẩn đoán mắc chứng ADHD nên trao đổi với bác sĩ về việc có nên sử dụng thuốc theo toa hay không, hoặc các phương pháp khác. Giấc ngủ ngon luôn là nền tảng quan trọng cho sự tập trung và chú ý của bất kỳ ai, nhưng đặc biệt là với những người mắc chứng ADHD. Tôi thực sự khuyên những ai muốn nâng cao khả năng tập trung và chú ý của mình cũng nên xem xét các phương pháp không dùng thuốc. Điều này không liên quan đến việc bạn có cần dùng thuốc hay không. Uống đủ nước, lượng caffeine phù hợp giúp bạn tỉnh táo nhưng không bị run rẩy hay kích động có thể rất hữu ích. Tuy nhiên, dữ liệu khoa học cũng ủng hộ việc thực hiện một buổi thiền chánh niệm ngắn, khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày. Đây là dữ liệu từ phòng thí nghiệm của Wendy Suzuki tại Đại học New York, cho thấy những người thực hiện thiền định 10 phút mỗi ngày, chỉ cần ngồi hoặc nằm xuống, nhắm mắt lại, tập trung vào hơi thở, khi tâm trí xao lãng thì nhẹ nhàng đưa sự chú ý trở lại hơi thở, những người thực hiện điều đó một cách thường xuyên sẽ cải thiện mức độ tập trung, cải thiện trí nhớ và khả năng hồi tưởng, và tất nhiên còn có rất nhiều tác động tích cực khác của công cụ miễn phí đơn giản này.
"Vì vậy, nếu bạn muốn cải thiện khả năng tập trung và chú ý của mình vì mục đích học tập, tôi thực sự khuyến khích bạn khám phá công cụ quý giá của thiền chánh niệm, chỉ cần 5 hoặc 10 phút mỗi ngày, thực hiện thường xuyên. Nếu bạn bỏ lỡ một ngày, không sao cả, chỉ cần quay lại vào ngày hôm sau. Việc bạn thực hiện vào buổi sáng, buổi chiều hay buổi tối có quan trọng không? Không. Một số người thấy rằng thực hiện quá muộn vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ. Nhưng nếu bạn coi thiền định theo cách tôi vừa mô tả như một bài tập nhận thức, thậm chí bạn không cần gọi nó là thiền định. Bạn chỉ đang dạy bản thân cách tập trung. Bạn thậm chí có thể thực hiện với đôi mắt mở bằng cách tập trung vào một mục tiêu trực quan, cho phép bản thân chớp mắt. Cũng có nhiều dữ liệu tốt về phương pháp này. Sau đó, chỉ cần đảm bảo rằng sự chú ý bằng mắt và sự chú ý của bạn quay trở lại mục tiêu trực quan đó hết lần này đến lần khác. Đó là một quá trình đưa sự chú ý của bạn trở lại một vị trí cụ thể một cách có chủ ý, điều này rất có giá trị trong việc cải thiện mức độ tập trung của bạn. Trên thực tế, nó được biết là tạo ra những cải thiện đáng kể về khả năng tập trung, điều này rất quan trọng đối với khả năng học tập của bạn.
"Tôi biết rằng nhiều người quan tâm đến việc nên uống gì, nên làm gì ở cấp độ của những thực hành bí truyền hoặc những thứ để mua. Có rất nhiều thứ ngoài kia, tôi đã đề cập đến việc uống đủ nước, caffeine, ngủ ngon, v.v. Nhưng việc thực hành thiền chánh niệm đơn giản hoặc những gì tôi mô tả là bài tập nhận thức tập trung, đưa sự chú ý của bạn trở lại cùng một vị trí nhiều lần một cách có chủ ý, sẽ rèn luyện cho bạn, rèn luyện hệ thống thần kinh của bạn để đưa sự chú ý của bạn trở lại bất cứ điều gì bạn đang cố gắng học. Tôi đã thực hiện các podcast khác về cách tập trung, về sự chú ý, đặc biệt là chứng ADHD. Một lần nữa, bạn có thể tìm thấy tất cả những điều đó tại hubmanlab.com, chỉ cần nhập ADHD hoặc Focus hoặc tools for focus vào chức năng tìm kiếm và nó sẽ đưa bạn đến chính xác dấu thời gian trong các tập đó có liên quan.
Tuy nhiên, bây giờ tôi muốn nói về phần thứ hai của dẻo dai thần kinh, đó là những thay đổi thực tế trong hệ thống thần kinh, sự củng cố và suy yếu, chủ yếu là các kết nối giữa các tế bào thần kinh làm nền tảng cho việc học, không xảy ra trong quá trình tập trung và học tập, hay đúng hơn là tiếp xúc với tài liệu, mà thay vào đó là trong giấc ngủ sâu và trạng thái giống như ngủ. Và một lần nữa, tôi đã thực hiện rất nhiều podcast và nói rất nhiều về các công cụ để có giấc ngủ ngon hơn. Nhưng tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng việc sắp xếp lại các kết nối, sự củng cố các kết nối giữa các tế bào thần kinh làm nền tảng cho việc học, sự suy yếu của các kết nối đó xảy ra trong giấc ngủ, đặc biệt là trong giấc ngủ REM, thường chiếm ưu thế trong nửa sau của giấc ngủ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc, đối với một số người là 6 giờ, đối với một số người là 8 giờ. Và vâng, có một thứ gọi là hiệu ứng đêm đầu tiên. Hiệu ứng đêm đầu tiên là hiện tượng được quan sát bằng thực nghiệm, theo đó thông tin bạn học được trong một ngày nhất định chủ yếu được củng cố trong giấc ngủ đêm đầu tiên sau khi bạn tiếp thu thông tin đó.
Điều này có nghĩa là nếu bạn ngủ không ngon giấc vào đêm đầu tiên sau khi học một điều gì đó, bạn sẽ mãi mãi quên thông tin đó, rằng nó không thể được củng cố vào các mạch thần kinh của bạn? Không. Tuy nhiên, rõ ràng là đêm đầu tiên sau khi học, bạn muốn có giấc ngủ ngon nhất có thể. Vì vậy, nếu bạn đang học tập, bạn đang học đến khuya và bạn đang uống nhiều caffeine, hãy lưu ý rằng giấc ngủ mà bạn có được sau khi uống caffeine vào cuối ngày, những đêm thức trắng mà bạn đang trải qua, những điều đó không phục vụ cho việc học tập tốt của bạn. Vì vậy, bạn cần sắp xếp lại cuộc sống của mình như một học sinh, sinh viên của bất kỳ loại hình nào, để bạn có thể tập trung và chú ý vào những gì bạn muốn học và bạn có thể ngủ ngon nhất có thể. Và tất nhiên, những người đang nuôi con nhỏ hoặc những người đang gặp căng thẳng trong cuộc sống vì bất kỳ lý do gì có thể sẽ không thể tối ưu hóa giấc ngủ của họ vào đêm đầu tiên hoặc thậm chí những đêm sau đó. Nhưng hãy cố gắng hết sức để có giấc ngủ ngon. Đó là điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và cho việc học tập và hiệu suất của bất kỳ loại hình nào, và nó thực sự xứng đáng với nỗ lực.
Bây giờ, với sự hiểu biết về cơ chế, sự tập trung, tỉnh táo và giai đoạn ngủ của dẻo dai thần kinh, bạn có thể làm gì khác để nâng cao bất kỳ việc học tập nào mà bạn đã có được? Tôi đã nói về một công cụ, một công cụ hành vi để tăng cường sự tập trung. Vậy còn công cụ hành vi để tăng cường dẻo dai thần kinh thì sao? Nếu bạn ngủ ngon, hoặc đặc biệt là nếu bạn ngủ không ngon, tôi thực sự khuyên bạn nên khám phá giấc ngủ sâu không ngủ, hoặc NSDR. Có một kịch bản cho việc này trong phần mô tả video. NSDR, đôi khi được gọi là Yoga Nidra, mặc dù chúng giống nhau nhưng khác nhau, là một bài tập 10 hoặc 20 phút mà bạn có thể thực hiện để phục hồi sức khỏe tinh thần và thể chất nếu bạn ngủ không đủ giấc. Vì vậy, bạn có thể thực hiện nó ngay khi thức dậy vào buổi sáng nếu bạn cảm thấy mình ngủ chưa đủ giấc, bạn có thể thực hiện vào buổi chiều, bạn có thể thực hiện vào giữa đêm nếu bạn không thể ngủ và bù đắp một phần nào đó cho giấc ngủ bị mất mà lẽ ra bạn đã có được. NSDR là một công cụ rất mạnh mẽ để tăng cường dẻo dai thần kinh và tôi sẽ nói thêm về điều này trong tập tiếp theo. Có rất nhiều dữ liệu thú vị về NSDR và Yoga Nidra. Nhưng nếu bạn ngủ ngon, và ngay cả khi bạn không ngủ ngon, tôi thực sự khuyên bạn nên kết hợp NSDR từ 10 đến 20 phút vào lịch trình của mình ở đâu đó. Một lần nữa, việc bạn đặt nó ở đâu trong lịch trình không quan trọng bằng việc bạn thực hiện nó để tăng cường dẻo dai thần kinh, đó là việc sắp xếp lại các kết nối giữa các tế bào thần kinh để phục vụ cho việc học tập mà bạn đang thực hiện.
Bây giờ, chúng ta hãy nói về cách những học sinh giỏi nhất sắp xếp một ngày của họ. Hóa ra có rất nhiều nghiên cứu tuyệt vời về điều này. Trên thực tế, có một bài báo thực sự hay đã khảo sát gần 700 sinh viên. Đây là những sinh viên y khoa, số lượng nam và nữ sinh viên gần như bằng nhau, và phân tích những thói quen học tập hữu ích nhất, đó là những thói quen học tập gắn liền với những sinh viên thành công nhất. Bất cứ khi nào bạn thực hiện một nghiên cứu như thế này, nơi mọi người tham gia khảo sát, luôn có vấn đề về quan hệ nhân quả. Trên thực tế, chúng ta gần như có thể gạt bỏ bất kỳ khả năng nào về quan hệ nhân quả. Ví dụ, tôi sắp nói với bạn rằng những sinh viên học giỏi nhất có xu hướng học khoảng ba hoặc bốn giờ mỗi ngày. Nhưng bạn có thể dễ dàng nói rằng: 'Họ là những học sinh giỏi nhất vì họ học ba hoặc bốn giờ mỗi ngày. Họ không học ba hoặc bốn giờ mỗi ngày vì họ là những học sinh giỏi nhất'. Và bạn hoàn toàn đúng. Chúng ta có thể đi sâu vào tất cả các cuộc thảo luận về mối tương quan so với quan hệ nhân quả, về quan hệ nhân quả ngược, v.v. Tuy nhiên, tất cả những điều đó không phải là vấn đề ở đây. Vấn đề ở đây là thiết lập những thói quen mà những học sinh thành công nhất dường như kết hợp lặp đi lặp lại bất kể họ đang học lớp nào, bất kể họ đang ở đâu trong quỹ đạo học tập của mình.
Và vì vậy, những gì chúng ta biết dựa trên nghiên cứu này, và tôi sẽ cung cấp một liên kết đến nó trong phần mô tả video, là có ít nhất 10 thói quen học tập mà những học sinh có hiệu quả cao sử dụng. Tôi sẽ tập trung vào năm hoặc sáu điều hàng đầu, chỉ vì thời gian có hạn, bởi vì hóa ra hầu hết hiệu quả, dường như là một học sinh giỏi hơn, có thể được quy cho năm hoặc sáu thói quen hàng đầu này. Trước hết, họ dành thời gian để học. Họ lên lịch thời gian để học một cách có chủ ý. Điều này có lẽ phục vụ một số vai trò. Điều đầu tiên là họ có thể loại bỏ những phiền nhiễu khác. Và trên thực tế, đó là điều thứ hai mà họ làm. Họ rất hiệu quả, hoặc họ coi trọng việc cất điện thoại và cách ly bản thân. Đúng vậy, họ không học với người khác. Họ học một mình. Điều đó không có nghĩa là những người học chung với người khác không thể học hiệu quả, nhưng những học sinh học giỏi nhất dường như học một mình. Họ cất điện thoại đi. Họ nói với bạn bè và gia đình rằng họ sẽ không thể liên lạc được trong thời gian đó. Và vâng, họ học ba hoặc bốn giờ mỗi ngày, nhưng họ chia nhỏ thành một vài buổi khác nhau, thường là hai hoặc ba buổi. Vì vậy, họ không học ba hoặc bốn giờ liên tục. Vì vậy, họ quản lý thời gian, họ loại bỏ phiền nhiễu và họ học trong một khoảng thời gian nhất quán, ít nhất 5 ngày một tuần. Được rồi, có lẽ họ đang nghỉ ngơi vào một số ngày cuối tuần, mặc dù điều đó không được nêu rõ ràng từ bài báo này.
Điều khác mà họ làm, và điều này rất quan trọng, là sau đó họ cố gắng dạy cho bạn bè, dạy cho các học sinh khác trong lớp. Bây giờ, một số bạn có thể đang nghĩ, và tôi đang nhớ lại thời đại học ở đây, chủ yếu là nếu bạn dành toàn bộ thời gian để học thông tin và bạn đang trong một cuộc cạnh tranh với các học sinh khác, thì việc dạy họ thông tin đó giống như một món quà cho họ, và điều đó khó khăn hơn cho bạn, có nghĩa là bạn đang tự đặt mình vào thế bất lợi trong cạnh tranh hoặc bạn đang cho họ một lợi thế không công bằng vì họ không phải làm việc. Mặc dù bài báo này không phân tích xem liệu những học sinh đóng vai trò là người học từ các học sinh khác có được lợi thế không công bằng hay không, nhưng rõ ràng là những học sinh coi trọng việc học tài liệu một cách độc lập, sau đó mang tài liệu đó đến cho các học sinh khác trong cùng một khóa học và dạy họ, thì học tập cực kỳ tốt so với các học sinh khác. Vì vậy, đừng ngại trở thành người dạy cho bạn bè của bạn. Để kiểm tra, điều này là chìa khóa để kiểm tra và phát triển sự thành thạo tài liệu. Trong phòng thí nghiệm của tôi trong nhiều năm, chúng tôi thường có một câu nói mà tôi chỉ đơn giản là học được từ các phòng thí nghiệm mà tôi được đào tạo. Tôi đã không tự nghĩ ra câu nói đó, đó là: 'Xem một, làm một, dạy một'. Và đó là đề cập đến việc phẫu thuật hoặc khâu hoặc thực hiện phản ứng kháng thể hoặc xét nghiệm máu hoặc những thứ mà bạn làm trong phòng thí nghiệm. 'Xem một, làm một, dạy một'. Tất nhiên, 'Xem một, làm một, dạy một' chỉ nên được dành cho bất cứ điều gì mà không ai bị nguy hiểm bởi quy trình 'Xem một, làm một, dạy một'. Đúng vậy, một số quy trình, đặc biệt là trong phòng thí nghiệm, có thể nguy hiểm do các vật liệu bạn sử dụng, v.v. Và tất nhiên, hôm nay chúng ta đang nói về việc học tập và học tập nói chung. Vì vậy, miễn là an toàn, 'Xem một, làm một, dạy một' là một phương tiện tuyệt vời để học hỏi, để nghiên cứu tài liệu mới, để phát triển sự thành thạo và thậm chí là sự tinh thông, và theo thời gian, có lẽ thậm chí là sự tài năng. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề đó sau. Những điểm khác biệt đó.
0 notes
banmaihong · 4 months
Text
Sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu -Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Khi truyền thông bị cắt đứt hay bị bế tắc, chúng ta khổ đau. Khi không có ai lắng nghe và hiểu ta, ta sẽ trở thành một trái bom sắp nổ. Lắng nghe với tâm từ bi mang đến cho ta nhiều trị liệu. Thiền sư Thích Nhất Hạnh Đôi khi, chỉ cần mười phút lắng nghe sâu là chúng ta có thể được chuyển hóa và có lại nụ cười trên môi. Continue reading Sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu -Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
dieuthuyenvtt · 24 days
Text
Những phương pháp sống khỏe theo lời Phật dạy
- Đức Phật luôn khuyến khích con người sống một lối sống lành mạnh, bằng cách thay đổi tư duy về ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc để có một thân thể quân bình cả thân lẫn tâm.
Đức Phật dạy phải quán Năm uẩn là vô thường, là khổ đau, là trống rỗng, từ đó sẽ đưa đến vô ngã. Bởi nếu “không liễu tri ngũ uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau”
>> Xem chi tiết: https://adidaphat.gn.com.vn/dao-phat
Về ăn uống
Ăn uống một cách vô độ không những không giúp ích gì mà là nguyên nhân chính đưa đến tàn phá cơ thể, như người xưa có câu: “Bệnh tùng khẩu nhập”. Thời Phật tại thế, bữa ăn của vua Pasenadi rất thịnh soạn, nhưng không được Đức Phật đánh giá cao về vấn đề cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, dẫn đến sức khỏe không được tốt. Đức Phật dạy vua Pasenadi về cách ăn uống rằng:
“Con người thường chánh niệm
Được ăn, biết phải chăng
Chừng mực, cảm thọ mạnh
Già chậm, tuổi thọ dài.”
Sau khi nghe lời chỉ dạy của Đức Phật, vua biết tiết chế trong ăn uống. Sau một thời gian, thân thể nhà vua trở nên khỏe mạnh và nói lên lời cảm hứng như sau: “Ôi, thật sự Thế Tôn đã thương tưởng nghĩ đến lợi ích cho ta, cả hai đời hiện tại và vị lai.
Qua câu chuyện đó, có thể thấy bữa ăn của vua chúa xưa nay tuy rất thịnh soạn nhưng không đồng nghĩa với việc tốt cho sức khỏe. Vì vậy, những bậc Quân vương ngày xưa tuổi thọ ngắn. Ngày nay, thời đại có phát triển hơn, việc nhận thức trong ăn uống được quan tâm hàng đầu qua những tin tức phổ cập trên các phương tiện truyền thông, nhưng hầu như ít người quan tâm đến vấn đề này.
Thực hành thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách ăn uống với số lượng chừng mực nhằm duy trì sự quân bình giữa tứ đại, sự trao đổi chất và hấp thu dễ dàng, cho phép sinh lực lưu hành không chút cản trở qua toàn cơ thể. Hãy xem thực phẩm như thuốc chữa bệnh, để hỗ trợ cơ thể, trị cơn đói, dịu cơn khát và ngăn ngừa bệnh tật. Giống như con ong hút nhụy, chúng chỉ tiêu thụ những gì cần thiết, nhưng không phạm đến toàn bộ cánh hoa.
Từ đó, ngăn ngừa các chứng bệnh về tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác, giúp cho tinh thần sáng suốt, minh mẫn, tuổi thọ được kéo dài. Đặc biệt, Đức Phật còn lưu ý sau khi ăn cần phải đi kinh hành, bởi một trong năm lợi ích của kinh hành là: “Đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các đồ được ăn, được uống, được nhai, được nếm”. Kinh hành đơn giản là đi bộ một cách chánh niệm. Việc kinh hành sau khi ăn vừa giúp cho cơ thể tiêu hóa sau khi ăn, tránh các căn bệnh về đường ruột, vừa giúp cho chúng ta rèn luyện tính kiên nhẫn, điều hòa cơ thể, bền bỉ, dẻo dai.
Về ngủ nghỉ
Ngủ nghỉ cũng là một trong những nhu cầu quan trọng trong đời sống hằng ngày. Ngủ đủ giấc rất quan trọng, nhưng ngày nay, chứng thiếu ngủ đang xảy ra trầm trọng trên mọi lứa tuổi. Chứng thiếu ngủ đến từ việc chúng ta quá mải mê vào công việc hoặc áp lực từ cuộc sống với cái tâm đổ đầy những mối lo toan về học tập, mưu sinh, công việc,… và đem những toan tính đó vào trong tận giấc ngủ của mình, khiến tâm thức phải làm việc quá sức dẫn đến khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon.
Đức Phật đã gợi ý muốn có một giấc ngủ an lành thì cần phải trú niệm tỉnh giác qua câu kinh sau: “Này các Tỳ kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm? Ngủ một cách ngon lành; thức dậy một cách ngon lành; không thấy ác mộng; được chư Thiên phòng hộ; bất tịnh không chảy ra. Trú niệm tỉnh giác là nếp sống với tâm hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, rõ biết về các hoạt động của thân thể. Ví dụ, khi ăn biết rõ đang ăn, khi ngồi biết rõ đang ngồi, khi làm việc biết đang làm việc,… mà không để lọt vào tư tưởng tà vạy.
Cũng vậy, trước khi đi ngủ, trú niệm tỉnh giác giúp cho chúng ta biết sắp đi ngủ mà gác lại những lo toan nhằm mục đích thư giãn đầu óc, làm trong sạch nội tâm, khiến cho tâm thức trở nên định tĩnh, vắng lặng, quân bình, không dao động, từ đó mà ta có một giấc ngủ nhẹ nhàng. Nếu liên tục thực hành thói quen biết trú niệm tỉnh giác trước lúc ngủ thì sẽ ngăn ngừa sự gia tăng bệnh tật và tăng chất lượng cuộc sống. “Trước ngủ tâm, sau ngủ mắt”, chính là đạo lý về giấc ngủ của Phật giáo.
Ngoài ra, tư thế nằm trong khi ngủ cũng được Đức Phật chú trọng, bởi nó liên hệ đến sự an ổn của thân tâm và sức khỏe. Đức Phật dạy có 04 cách nằm ngủ: Nằm ngửa, nằm nghiêng trái, nằm nghiêng phải và cách nằm của Như Lai trú bốn tầng thiền. Trong các kinh điển Ngài thường nằm theo dáng nằm nghiêng phải: “Rồi Thế Tôn, sau khi đã đi kinh hành ngoài trời một phần lớn của đêm, khi đêm đã gần mãn, Ngài rửa chân, bước vào tịnh xá và nằm xuống phía hông bên phải theo thế nằm của con sư tử, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác và nghĩ đến lúc thức dậy”.
Ngày nay, tư thế nằm nghiêng bên phải cũng được khoa học giải thích rằng tư thế này có tác dụng giúp hạ huyết áp, nhịp tim ổn định, rất tốt cho những người mắc các bệnh về tim mạch. Còn theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Stony Brook ở Mỹ, việc ngủ nghiêng người về bên phải sẽ giúp giải phóng chất thải trong vỏ não, tủy sống, hệ thần kinh, có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và các bệnh về thoái hóa thần kinh khác.
Bên cạnh đó, theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ được đăng tải trên Tạp chí Sleep and Hypnosis phát hiện 40,9% những người có thói quen ngủ nghiêng về bên trái thường xuyên gặp ác mộng, trong khi đó chỉ có 14,6% cảm thấy như vậy trong số những người nằm nghiêng về bên phải.
Với phương pháp về việc ngủ nghỉ mà Đức Phật đã dạy, đây là cách nhanh chóng xóa tan mệt mỏi, sức khỏe được phục hồi nhanh chóng và chúng ta sẽ có tâm trạng vui vẻ, tươi tắn, tạo ra sảng khoái, làm thăng hoa tinh thần.
Khi làm việc
Sau hai vấn đề quan trọng là ăn uống và ngủ nghỉ thì làm việc là một trong những sinh hoạt cần thiết trong đời người. Phương pháp làm việc hiệu quả, giúp người làm việc luôn duy trì trạng thái khỏe mạnh và gia tăng tuổi thọ được Đức Phật khuyên: “Làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng”. Trong đoạn kinh trên, Đức Phật khuyên hãy làm việc thích đáng, tức Ngài đề cập đến Chánh mạng trong Bát chánh đạo.
Chánh mạng là sinh sống với tài năng chân chánh, nghề nghiệp lương thiện, không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác. Khi làm việc vừa với khả năng, chúng ta mới có thể tập trung vào những điều quan trọng mà thỏa sức sáng tạo, chứ không nên làm việc một cách quá sức rồi xem công việc như gánh nặng.
Bởi thái độ gánh nặng sẽ khiến mình mệt mỏi, căng thẳng tinh thần, chỉ khiến công việc thêm muộn phiền, bề bộn hơn mà thôi. Người làm việc thích đáng và biết vừa phải trong công việc là người đó có sự tỉnh thức. Nhờ sự tỉnh thức này mà giúp ta giải quyết công việc một cách ổn thỏa, chính xác, làm cho công việc ngày một phát triển.
Trong xã hội hiện đại, con người phải làm việc rất áp lực, lo lắng, suy ngẫm về rất nhiều vấn đề, nhằm tránh những sai lầm không đáng có. Nhưng không phải lúc nào lo lắng cũng là tốt, bởi có những mối lo lắng không cần thiết. Để tăng khả năng tập trung hoàn thành tốt công việc được giao, tránh xao lãng tạo điều kiện cho các phiền não, lậu hoặc kéo theo tăng trưởng, Đức Phật khuyên: “Không lo lắng những việc không đáng lo lắng và lo lắng những việc đáng lo lắng.
Ở đây, Ngài muốn nhấn mạnh vào sự tập trung khi làm việc. Trong lúc làm việc, ta hãy chú tâm vào công việc được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tránh vừa làm việc này lại xao lãng vào những việc khác. Nhờ vậy kịp thời giải quyết những khó khăn, bất trắc, năng suất lao động nâng cao và công việc được hoàn thành đúng thời gian hoặc trước thời hạn.
Việc duy trì thói quen lo lắng những việc đáng lo lắng và không lo lắng những việc không đáng lo lắng sẽ dạy cho chúng ta chánh niệm trong giây phút hiện tại. Chính chánh niệm bảo vệ bản thân chúng ta kiểm soát được công việc, khoanh vùng những điều phải tập trung giải quyết và không đi ngoài những điều đó. Nhờ vậy sẽ giúp cho ta giảm bớt căng thẳng, quá tải khi làm việc, nâng cao bình an nơi tâm hồn.
>> Xem thêm: https://adidaphat.gn.com.vn/nu-duc
0 notes
chandoannghiem · 1 year
Text
Phối hợp hơi thở và việc làm
Hỏi: Thưa Sư cô, con muốn hỏi là trong thực tập để nuôi dưỡng chánh niệm, mỗi ngày con ở nhà rửa chén, lau chùi, giặt đồ, nấu và ăn uống ... khi làm những việc hằng ngày đó, con nên chú ý đến hơi thở của mình trong lúc làm việc hay là con chú ý việc con đang làm. Con nên chọn đối tượng nào mới đúng cho việc thực tập ạ?
Đáp: Em nên phối hợp hơi thở và việc làm như phối hợp hơi thở và bước chân khi đi thiền hành vậy. Hãy tưởng tượng một con chó bị cột dưới gốc cây. Khi chủ cho nó ăn, nó chỉ có thể ăn trong vòng chiều dài của sợi dây, nó không thể chạy loạn ra những nơi khác. Cũng vậy, hơi thở giúp mình giữ lại tâm mình không để tâm phóng đi những nơi khác ngoài đối tượng của sự chú tâm như đi, như ăn hay làm việc. 🙏
4 notes · View notes
levantu · 2 months
Video
youtube
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG GỒM NHỮNG NỘI DUNG NÀO? LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
  Tư vấn tâm lý giải quyết khủng hoảng không chỉ là một công việc, mà còn là một sứ mệnh cao cả, giúp đỡ những người đang trải qua thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời. Vậy những hoạt động chính của một nhà tư vấn tâm lý giải quyết khủng hoảng là gì?
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một nhà tư vấn tâm lý, và bạn được gọi đến để hỗ trợ một gia đình vừa trải qua một vụ biến cố tồi tệ.
Đầu tiên, bạn sẽ đánh giá tình hình và lắng nghe câu chuyện của gia đình. Bạn sẽ cố gắng hiểu hoàn cảnh của họ, những cảm xúc và nhu cầu của họ.
Sau đó, bạn sẽ giúp họ ổn định cảm xúc và xử lý cú sốc. Bạn sẽ sử dụng các kỹ thuật như chánh niệm và thở sâu để giúp họ bình tĩnh và tập trung vào hiện tại.
Tiếp theo, bạn sẽ hỗ trợ họ giải quyết vấn đề. Bạn sẽ giúp họ xác định những gì cần phải làm ngay lập tức, chẳng hạn như liên hệ với các dịch vụ  thiết thực, tìm kiếm những giải pháp hoặc sắp xếp công việc cần thiết cho người được tư vấn.
Bạn cũng sẽ giúp họ xây dựng sức mạnh để đối mặt với những ngày tháng sắp tới. Bạn sẽ dạy họ các kỹ năng đối phó lành mạnh, chẳng hạn như cách giải quyết xung đột, kiểm soát căng thẳng và tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội.
Cuối cùng, bạn sẽ theo dõi tình hình của gia đình và cung cấp sự hỗ trợ liên tục. Bạn sẽ kiểm tra với họ thường xuyên để đảm bảo rằng họ đang ổn và có những nguồn lực cần thiết để phục hồi.
   HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG GỒM NHỮNG CÔNG VIỆC NÀO?
LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
 ***
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG GỒM NHỮNG NỘI DUNG NÀO? LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
 #tuvantamly
#giaiquyetkhunghoang
#noidungnao
#phattrienbanthan
#laogiangabaysaigon
#tslevantucantho
#facebooklevantu
#kenhyoutubetslevantu
#kenhtiktoktslevantu
#hoasinhtanhd.com
0 notes
mypotsotoso · 2 months
Text
やりたいからやってるんだ
Mô tả và phân loại trò chơi
Target group: Single player, for everyone
Game genre: Puzzle game
Visual perception
Different architectural landscapes/stairs that can be rotated, flipped, moved by handles
Color changes, bumps resembling the connectors on lego bricks
Categorization: Educational
Precision/motor skills: players must shift, rotate, flip things, change perspective with an accurate and concise touch
Applying concepts/rules: of perception, isometry and optical illusions
Decision making (strategy, problem solving): where to go, what to rotate.
Visually appealing, Optical illusions, Perspectives
Stimulates the brain and concentration, learn how to see things from a different angle.
- Thông điệp rõ ràng về sức khỏe tinh thần của các trò chơi thu hút sự quan tâm của thanh thiếu niên có triệu chứng tâm lý. Nhóm này có xu hướng lựa chọn game được quảng cáo là tốt cho tinh thần nhiều hơn khi game được quảng cáo chỉ tập trung vào yếu tố giải trí (nghiên cứu với hai trailers khác nhau của game Monument Valley).
- Trải nghiệm chơi game không bị ảnh hưởng bởi thông điệp quảng cáo.
- Sự chủ động trong việc tìm kiếm những giải pháp cải thiện sức khoẻ tinh thần của bản thân sẽ ít nhiều đem lại kết quả tích cực cho mỗi cá nhân.
- Gợi ý về việc bổ sung yếu tố có lợi cho tinh thần và cho hoạt động chánh niệm của người chơi trong các chiến dịch quảng cáo.
- Chơi monument valley còn khuyến khích khám phá sự kì diệu của toán học và vẻ đẹp của nó :D
Trò giải đố Monument Valley đưa người chơi vào một thế giới ảo ảnh quang học với đồ hoạ đẹp đẽ, âm thanh hấp dẫn. Game cho một người chơi, không giới hạn tuổi và có thể xếp loại Educational vì đòi hỏi các kỹ năng vận động chính xác của người chơi khi họ phải chuyển, xoay, lật các objects trong game, ngoài ra người chơi còn được áp dụng các khái niệm nhận thức, tri giác về hình học, được kích hoat trí tưởng tượng không gian và học cách quan sát với những góc nhìn khác nhau . Xuyên suốt quá trình chơi game, các quá trình ra quyết định được hình thành và thực hiện để giải quyết các level: người chơi phải nghĩ xem nên đi đâu, nên xoay object nào để qua bàn.
Đã có nghiên cứu chỉ ra lợi ích của những loại game kiểu Monument Valley trong quá trình học tập chánh niệm.
0 notes