Tumgik
#giáodục
vuoncotich · 2 years
Text
Tumblr media
1 note · View note
shopcongcu · 2 months
Text
20/11 là ngày gì?
20/11 là ngày gì?
Ngày 20/11, hay còn được biết đến là Ngày Nhà giáo Việt Nam, là dịp để tri ân và tôn vinh những người thầy, người cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Vào ngày này, học sinh và phụ huynh thường tặng hoa, thiệp và những lời chúc tốt đẹp nhất để bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với các thầy cô giáo. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và lịch sử của Ngày Nhà giáo Việt Nam, hãy đọc bài viết chi tiết tại: https://shopcongcu.com/20-11-la-ngay-gi/
#NgàyNhàGiáoViệtNam #20Tháng11 #TriÂnThầyCô #GiáoDục #ShopCôngCụ #LễKỷNiệm #LòngBiếtƠn #KínhTrọngThầyCô #HoaTặngThầyCô
0 notes
bambooschool · 2 years
Text
Thế năng là gì?
Cùng tìm hiểu về thế năng, một trong những tính chất quan trọng trong Vật lý lớp 10 và những tính chất của thế năng
Tumblr media
Xem chi tiết: https://bambooschool.edu.vn/the-nang-la-gi-cong-thuc-tinh-the-nang/
#trường_quốc_tế_Bamboo_School #truong_quoc_te_bamboo_school #bambooschool #thế_năng_là_gì #the_nang_la_gi #giáodục #sàigòn #hànội #Trường #trườnghọc #internationalschool #education #hcmc #vietnam #School #Kindergarten #Primaryschool #Secondaryschool #Highschool #HoChiMinhCity #regularschool #summerschool #world #quốctế #student
0 notes
lantanidholmi · 5 years
Text
PHẢI HỌC THÔI.
Có người mẹ nghèo không đủ sức cho con đi học Đại học, mẹ đã quẩy một gánh sơn hà theo con ra phố ở trọ trong một xóm thợ lụp xụp. Ban ngày con đi học, mẹ đi thu mua đồng nát, tối về hai mẹ con cùng ngồi bán xôi ở một góc phố. Cứ thế người mẹ nuôi con, theo con suốt 4 năm giảng đường.
"Nuôi con khôn mai này giữ nước".
Nuôi con khôn mai này giúp nước. Gánh hàng cũ của mẹ có thể gọi là gánh sơn hà được không?
Có một người cha nghèo từ Đắc Lắc về Sài Gòn đạp chiếc xe của thế kỷ 21 chở thuê làm mướn cũng để nuôi hai đứa con đang theo học Đại học. Hai người con sẽ đi bằng tri thức vào thế kỷ 21 trên chiếc xe đạp của người cha. Chiếc xe này gọi là xe của thế kỷ 21 được chưa?
Tri thức là vốn quý. Người xưa gọi hiền tài là nguyên khí của đất nước. Bác Võ Văn Kiệt trong lần gặp Hội bút Hương Đầu Mùa đã nói tri thức là tài nguyên của quốc gia. Đúng vậy, và học, trước hết là để nên người, để hiểu biết điều nghĩa lý ở đời.
Chưa lúc nào tinh thần đua tiến, hiếu học phát triển mạnh mẽ như bây giờ. Đừng chờ đợi một điều kiện tốt hơn, đừng trách Bộ này Bộ nọ hay trách một chương trình quá tải. Vì đó là chuyện điều chỉnh lâu dài mà cơ hội học tập của chúng ta thì rất ngắn. Cứ học thôi, tri thức vào người không nở bề ngang cũng nở bề dọc. Nhân bất học bất tri lý. Nhỏ không học lớn lên làm... Thái úy. Đó chỉ là hài hước. Chuyện ông Cao Cầu chỉ nhờ tài đá cầu mà làm đến chức Thái úy đã qua lâu rồi.
Cho nên, phải học thôi!
.
~ Facebook: Đoàn Công Lê Huy - HHT ~
(ảnh HaiDT)
Tumblr media
46 notes · View notes
iclevercenter · 5 years
Photo
Tumblr media
😭 Lại vì "Cô Vi" - Ta lại phải nghỉ 👉Căn cứ theo công văn mới nhất của Bộ GD & ĐT,, Trung tâm ngoại ngữ I-Clever sẽ tiếp tục tạm ngưng các hoạt động dạy và học đến 15/03/2020. 💞 Nhưng mọi hoạt động tư vấn khóa học và ghi danh vẫn hoạt động bình thường. Các bạn học viên nhớ giữ gìn sức khỏe nhé! Chào thân ái & Quyết thắng (Đại dịch) 🥰 ------------------------------------------------------------------- TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ I-CLEVER 🏘 Đ/c: 14A Dương Đình Hội, Phước Long B, Q.9 📞 Hotline: (028) 22451166 📩 Email: [email protected] 👍Fanpage: https://www.facebook.com/icleverforeignlanguagecenter 🌐 Website: www.iclever.edu.vn #trungtâmngoạingữ #iclever #quận9 #trungtâmanhngữ #khaigiảng #toeic #ielts #luyệnthi #học_tiếng_anh #english #luyện_thi_ielts #luyện_thi_toeic #globallinkbrightfuture #education #giáodục #reading #writing #listening #silentletters #coronavirus (tại I-Clever Foreign Language Center) https://www.instagram.com/p/B9J4Z_xB2Tw/?igshid=127vwzpi9q524
1 note · View note
wikisecret · 3 years
Photo
Tumblr media
Nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 9: Bạo lực học đường, rác thải ô nhiễm môi trường https://wikisecret.com/nghi-luan-ve-mot-hien-tuong-doi-song-lop-9-bao-luc-hoc-duong-rac-thai-o-nhiem-moi-truong.html?feed_id=47835&_unique_id=6117ffd20b32e
0 notes
Ăn học để làm gì?
Tumblr media
“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn”
Cái sự “man mác buồn” ấy trong bài hát Nỗi buồn hoa phượng rất nổi tiếng của nhạc sĩ Thanh Sơn đương nhiên ai cũng biết là nỗi buồn chia ly khi phải xa cách bạn bè mỗi khi hè đến của các bạn học sinh tuổi mới lớn, nhất là với ai đã "lỡ dại" vương vào một mối tình học trò, nghĩ đến cảnh phải xa người mình yêu mà lòng không khỏi buồn man mác. Cái nỗi buồn ấy ở thời đại này có lẽ không còn mấy ảnh hưởng đến bầu tâm tư của tuổi học trò nữa. Giờ đây dù không gặp nhau ở trường, các cô các cậu vẫn có thể nói chuyện với nhau cả ngày, tán gẫu, chém gió, trêu đùa với nhau mọi lúc, mọi nơi vì bây giờ ai cũng có smartphone online hai bốn trên hai bốn. Hoặc đơn giản, không gặp nhau ở trường thì ta gặp nhau ở… lớp học thêm.
Song mùa hè vẫn không hết buồn, không buồn vì không được gặp nhau thì giờ đây các bạn học sinh lại buồn vì… không được nghỉ hè. Các em nhỏ thì phải đến lớp học hè học trước chương trình để năm sau đuổi kịp bạn bè, rồi lại còn phải ôn thi chuyển cấp như là thi tuyển sinh đại học, tuyển sinh lớp Mười, tuyển sinh… lớp Một. Hóa ra cái sự học đến nay cũng đã “phát triển” đến độ xâm chiếm hết gần như toàn bộ quĩ thời gian của tuổi hoa niên mà lẽ ra nên được ưu ái nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân mình. Không chỉ nghỉ ngơi thư giãn về thể chất, thể trí mà còn để các em chăm bón cho khu vườn tâm hồn bớt hoang tàn hơn vì đủ loại tri thức xa vời vợi cứ ào ạt nhồi nhét đầy trí óc của các em, không còn chỗ cho cảm xúc, thứ mà người ta chỉ cần bước ra ngoài vài giờ với một tâm thế thoải mái đã có thể nhặt đầy túi mang về.
Những năm gần đây, chủ đề giáo dục trở thành chủ đề nóng hổi trên các diễn đàn và mạng xã hội, là mục tiêu công kích và chưa bao giờ suy giảm sự lôi cuốn đối với dư luận. Người ta phẫn nộ với những thử nghiệm điên rồ mà các quan chức giáo dục gọi là cải cách. Liệu dùng từ “thử nghiệm” ở đây có quá nhẫn tâm hay không khi mà đối tượng chịu ảnh hưởng của sự thử nghiệm ấy là chính các con em của chúng ta, nó tác động lên chính nhân cách của các em sau này. Mùa hè với các em lớp dưới đã cực khổ như vậy, với các em học sinh cuối bậc phổ thông còn nặng nề hơn vì sắp vào mùa tuyển sinh, sắp đứng trước bước ngoặc quan trọng của cuộc đời, ít nhất là theo lối nghĩ của người Việt ta từ lâu nay, rằng chỉ có cánh cửa đại học mới dẫn tới thành công. Và cái bóng ma của bộ giáo dục vẫn lượn lờ đầy ám ảnh với cây gậy cải cách, chỉ đến đâu thì học sinh và các phụ huynh chỉ biết vắt dò lên cổ mà chạy đến đó. Mùa hè giờ đây không chỉ có cái buồn man mác, vẩn vơ mà xen lẫn lo âu, phập phồng pha với cái mặn đắng, cay xè của mồ hôi, nước mắt, sự mỏi mệt khi nhìn vào cánh cửa tương lai. Nỗi buồn mùa hạ giờ đã lớn đến nỗi bao trùm lên cả một hệ thống giáo dục.
Nhà giáo Giản Tư Trung viết ở ngay trang đầu dẫn vào cuốn Đúng việc, một cuốn sách đang gây chú ý mạnh mẽ trong thời gian gần đây của ông rằng: “…những thực trạng mà chúng ta nhìn thấy ngày nay của con người, của gia đình, của tổ chức và của xã hội là bắt nguồn sâu xa từ việc có quá nhiều thứ chưa được trả lại chân giá trị của nó và có quá nhiều người chưa hiểu đúng và làm tốt những “công việc” của mình…” Mùa hè của các bạn học sinh đã không còn thơ mộng như thuở ban đầu của nó phải chăng cũng là biểu hiện cho thấy rằng nó đã bị tước đi chân giá trị của một kì nghỉ mà nguyên nhân sâu xa là vì người ta đã làm mất đi một chân giá trị khác của việc học.
Học, hiểu đơn giản là tiếp thu kiến thức, kỹ năng,… từ người khác hoặc từ các phương tiện thông tin hay tự học lấy nhờ kinh nghiệm bản thân. Vì con người ta không ai được nạp sẵn kiến thức vào đầu, tất cả đều phải học nên ngay từ khi được sinh ra, người ta đã bắt đầu học từ những thứ đơn giản nhất như “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Càng lớn lên người ta lại càng có nhiều thứ phải học, biển tri thức bao la không bờ bến. Với những người đam mê tri thức, việc học không bao giờ ngừng lại và không hề giới hạn trong một không gian nào hay từ bất cứ nguồn tri thức nào. Người ta học từ người thầy cho đến người lao công, học từ người già cho đến trẻ nhỏ, học ở nhà, ở trường và cả ở lề đường,… Song, ở Việt Nam từ lâu đã có một tư duy hằn sâu trong tâm trí của các bậc cha mẹ rằng chỉ có việc học ở trường mới đáng được coi trọng. Họ bằng mọi cách phải buộc con mình đến trường một phần cũng vì chỉ có con đường đó, với những tấm bằng đó mới có thể giúp con cái họ dễ dàng tiến thân sau này, ai cũng học và bắt con cái học nhưng không ai chịu ngồi lại suy tư về giá trị và mục tiêu đích thực mà việc học hướng đến. "Học để không phải khổ như bố mẹ", "học để sau này có việc làm", "không học thì đi chăn bò",… những câu nói đu đưa hồn nhiên trên cửa miệng của các bậc phụ huynh càng làm con trẻ mù mờ hơn về giá trị của việc học, cảm thấy mang lấy tri thức như là mang lấy gánh nặng. Người ta vẫn thường truyền nhau những số liệu khiêm tốn về việc lười đọc sách của người Việt, thật không có gì mâu thuẫn hơn một dân tộc thờ ơ với tri thức như vậy lại đang bắt con em mình gồng mình lên mà học, học ở đây đơn giản chỉ là đến trường và học những gì nhà trường dạy, làm những gì thầy cô bắt phải làm. Ấy thế mà những việc ấy lại không hề rẻ tiền một chút nào.
Nghĩ về sự học ở Việt Nam, người ta không hề thấy một chút say mê nào, chỉ có những gánh nặng quằng những đôi vai bé nhỏ, những mỏi mệt, vật vờ trên ghế nhà trường, lê lết ở giảng đường rồi về nhà lại tiếp tục vật lộn với bài vở. Biển tri thức của nhân loại không chỉ chảy về các trường học nhưng với áp lực của thể chế và guồng quay xã hội mà người ta chỉ có thể đến trường để học. Ở một xã hội mà việc học trở thành tiêu chuẩn đánh giá con người, môn học làm người chỉ là môn phụ và khi bạn làm điều có lỗi người ta lại chỉ vào mặt bạn mà nhiếc mắng rằng có ăn có học mà thế này thế nọ, những thứ tréo ngoe ấy có làm trong lòng chúng ta quắt quay những câu hỏi rằng rốt cục ở cái xứ sở này người ta ăn học để làm gì? Tại sao học lại phải gắn với ăn? Hay cái sự học cuối cùng cũng chỉ vì một mục đích là để dễ kiếm ăn mà thôi?
Hãy nhìn những thực trạng ấy và liên tục đặt dấu chấm hỏi nếu thật sự bạn là một người ham hiểu biết, muốn tìm đến tận nguồn chân lý. Nếu bạn trả lời được những câu hỏi ấy, nó sẽ làm thay đổi nhận thức của bạn cho đến một lúc bạn đủ can đảm để kéo con em mình ra khỏi các trường học nhà nước và tự lo liệu lấy tri thức cho chúng cũng như dạy chúng cách để sống như một con người chứ không phải một cỗ máy hay một con thú.
Việc học ở Việt Nam có về lại với đúng giá trị chân phương của nó hay không, tất cả là tùy vào lòng can đảm, dám sống vì sự thật của mỗi người. Điều ấy có thể rất lâu sau chúng ta mới đạt được song nếu ngồi một chỗ chấp nhận thì sẽ chẳng bao giờ được cả.
Nguồn: http://benhiennha.blogspot.com/2017/05/an-hoc-e-lam-gi.html
2 notes · View notes
leofansblog-blog · 7 years
Text
Học tiếng Anh qua Video - This is the letter "A"
This is the letter ‘A’. Here are some words that start with the letter ‘A’: ant, apple, alligator, airplane, ape, astronaut, alien. Let’s put the words into a story.
0 notes
Video
youtube
Jack O Lantern | Halloween bài hát | Halloween song For Kids | Jack O La...
0 notes
vuoncotich · 2 years
Video
youtube
#giaoduc #giáodục #trítuệ #thanhly #xakho #sale #freeship #thiếtbị #thie...
1 note · View note
shopcongcu · 2 months
Text
Stem là gì?
STEM là gì?
STEM là viết tắt của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics). Đây là một phương pháp giáo dục tập trung vào việc trang bị cho học sinh những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực quan trọng này. Để hiểu rõ hơn về STEM và tầm quan trọng của nó trong giáo dục hiện đại, hãy đọc bài viết chi tiết tại: https://shopcongcu.com/stem-la-gi/
#STEM #GiáoDục #KhoaHọc #CôngNghệ #KỹThuật #ToánHọc #ShopCôngCụ #KiếnThứcCơBản #HọcTập
0 notes
bambooschool · 2 years
Text
Tumblr media
Ở bài viết này, hãy cùng Bamboo School tìm hiểu rõ hơn về cách tính giá trị biểu thức trong các trường hợp cụ thể nhé! Xem chi tiết: https://bambooschool.edu.vn/cach-tinh-gia-tri-bieu-thuc/
0 notes
kidstvvietnam · 7 years
Video
youtube
 Johny Johny Yes Papa vần điệu cho trẻ em Nhạc trẻ Bài hát trẻ em Nursery Rhyme Kids Songs  
0 notes
iclevercenter · 5 years
Photo
Tumblr media
👉 HỌC ÂM CÂM - TRÁNH LỖI PHÁT ÂM 📖 Âm câm là các chữ cái xuất hiện trong từ tiếng Anh nhưng không được đọc ra. Hơn 60% từ trong tiếng Anh xuất hiện âm câm. Hôm nay, hãy cùng I-Clever khám phá các từ có âm câm "B" và quy tắc sử dụng chúng nhé! 🎯 Âm câm "B" - Những từ tiêu biểu: Climb, Dumb, Comb, Thumb,... ⭕️Quy tắc phát âm: + Quy tắc 1: Âm câm "B" không được phát âm khi nó đứng cuối hoặc sau chữ "M" VD: Limb, Crumb, Dumb +Quy tắc 2: Âm câm "B" thường không được phát âm khi đứng trước chữ "T" ở cuối một từ gốc* VD: Subtle -> Subtleness, Doubt -> Doubtful (*) Từ gốc là dạng từ nguyên gốc không có tiền tố hay hậu tố đi kèm, Ví dụ "Subtle" là từ gốc của "Subtleness", và "ness" là một hậu tố. ------------------------------------------------------------ ❓Bạn còn biết những âm câm "B" nào khác không? 👇Hãy comment bên dưới để I-Clever & mọi người cùng biết nhé! ĐỪNG QUÊN LIKE, SHARE & ĐĂNG KÝ CÁC KHÓA HỌC CỦA I-CLEVER ĐỂ HỌC THÊM NHÉ👇 🏘 Đ/c: 14A Dương Đình Hội, Phước Long B, Q.9 📞 Hotline: (028) 22451166 📩 Email: [email protected] 👍Fanpage: https://www.facebook.com/icleverforeignlanguagecenter 🌐 Website: www.iclever.edu.vn #trungtâmngoạingữ #iclever #quận9 #trungtâmanhngữ #khaigiảng #toeic #ielts #luyệnthi #học_tiếng_anh #english #luyện_thi_ielts #luyện_thi_toeic #globallinkbrightfuture #education #giáodục #reading #writing #listening #silentletters #learnenglish #joiniclever (tại I-Clever Foreign Language Center) https://www.instagram.com/p/B9D5O8tBonB/?igshid=ai1f30msx2gr
1 note · View note
wikisecret · 3 years
Photo
Tumblr media
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự - Soạn văn lớp 6 đầy đủ hay nhất https://wikisecret.com/soan-bai-tim-hieu-chung-ve-van-tu-su-soan-van-lop-6-day-du-hay-nhat.html?feed_id=47199&_unique_id=611778cc6768e
0 notes
farmeesvietnam-blog · 7 years
Link
0 notes