Tumgik
#tổng hợp những bài thơ hay cho thiếu nhi
thptngothinham · 16 days
Text
[Văn mẫu 10] Tham khảo bài hướng dẫn nghị luận về bài Thuật Hoài: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì hay biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Nghị luận về bài Thuật Hoài có hai luồng ý kiến trái chiều. Cùng tham khảo bài hướng dẫn nghị luận về tác phẩm này để thấy được sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì hay đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. >> Tham khảo: Phân tích bài thơ Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão Đề bài: Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị). ------------ Dàn ý nghị luận về bài Thuật Hoài: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì Dàn ý ngắn gọn 1. Mở bài - Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài. - Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân. 2. Thân bài - Giải thích ý kiến thứ nhất. - Giải thích ý kiến thứ hai. - Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục). 3. Kết bài - Tổng hợp các luận điểm đã triển khai. - Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học. Dàn ý chi tiết 1. Mở bài - Sống phải có ước mơ và ước mơ đó phải gắn khát vọng của bản thân với lợi ích của quốc gia - dân tộc. Chúng ta có thể gặp lí tưởng sống cao đẹp ấy ở mọi thời đại. - Nếu Nguyễn Khuyến “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” thì Phạm Ngũ Lão lại “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Có bạn cho rằng sự hổ thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão là quá kiêu kì, thái quá; ngược lại có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước. Vậy, ý kiến nào đúng? 2. Thân bài - Thuật hoài là một trong những tác phẩm của văn học thời Lí Trần, với thể Đường luật ngắn gọn, súc tích, bài thơ đã nói lên được ước mơ của trang nam nhi trong xã hội phong kiến. - Hai câu thơ đầu bày tỏ nỗi lòng tác giả, cũng là cái chí, cái tâm của người anh hùng. Đối với ý kiến chê bai, cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì cũng có lí do của nó. - Nhưng ý kiến thứ hai mới là ý kiến đúng: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước. + Quan niệm “nợ công danh” đã trở thành lí tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa. + Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình còn chưa trả xong nợ công danh là bởi vì cái chí ông quá lớn và cái tâm ông đẹp quá. + Nghĩ đến Vũ Hầu là ước mơ muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước, ở đây Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để trừ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi quân tử. + Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông. Ông có ước mơ lớn và đã cố gắng thực hiện hoài bão ấy. 3. Kết bài - Bài thơ nói lên quan niệm sống trong thời kì phong kiến của những người quân tử. Vì vậy mà cái thẹn của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dần tộc Bài văn mẫu nghị luận Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì trong bài Thuật hoài Bài văn mẫu 1 Đi-đơ-rô từng nói: "Không có khát vòng lớn thì cũng không có sự nghiệp lớn". Sống phải có ước mơ và ước mơ đó phải gắn khát vọng của bản thân với lợi ích của quốc gia - dân tộc. Chúng ta có thể gặp lí tưởng sống cao đẹp ấy ở mọi thời đại. Đó có thể là lòng căm thù giặc sâu sắc, cũng có thể là lòng tự hào dân tộc, nhưng lí tưởng sống được thể hiện qua "nỗi thẹn" thì thật khác thường. Nếu Nguyễn Khuyến "Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào" thì Phạm Ngũ Lão - một danh tướng đời Trần - lại "Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu".
Có bạn cho rằng sự hổ thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão là quá kiêu kì, thái quá; ngược lại có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước. Vậy, ý kiến nào đúng? "Thuật hoài" là một trong những tác phẩm của văn học thời Lí Trần, với thể Đường luật ngắn gọn, súc tích, bài thơ đã nói lên được ước mơ của trang nam nhi trong xã hội phong kiến. Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. (Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu). Học bài thơ này, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Vậy, ý kiến nào đúng? Hai câu thơ trên bày tỏ nỗi lòng tác giả, cũng là cái chí, cái tâm của người anh hùng. Ý kiến chê bai cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì cũng có lí do của nó. Vũ Hầu là ai? Là Gia Cát Lượng (tức Khộng Minh), một nhân vật thời tam quốc nổi tiếng về mưu lược, tài trí hơn người. Ông đã hi sinh trọn đời cho nhà Hán, là vị quân sư - cố vấn tài ba của Lưu Bị, giúp Lưu Bị đánh bại bao đối thủ tài giỏi, góp công lớn trong việc tạo lập và cùng cố nhà Hán. Có thể coi Gia Cát Lượng là một "chính quân tử", là tấm gương trung nghĩa kiệt xuất điển hình, một tài năng quân sự. Mơ ước như Gia Cát Lượng là đúng nhưng hổ thẹn vì mình không được như Gia Cát Lượng là không tự lượng sức mình, là quá kiêu căng, thái quá, đề cao mình chăng? Nếu các bạn có suy nghĩ như vậy thì chỉ là cách nhìn một phía, mang nặng ý thức chủ quan. Đúng là không có ai có thể trở thành Khổng Minh (Gia Cát Lượng), nhưng Khổng Minh là người thông minh xuất chúng, không phải là thần linh nên ai cũng có thể cố gắng để noi gương. Hơn thế nữa, noi gương Khổng Minh là noi gương những gì? Đó là lòng trung thành, trung quân, ái quốc, là lập công giúp vua, giúp nước. Đây cũng chính là lí tưởng của những đấng nam nhi trong xã hội phong kiến. Có thể khẳng định rằng, ý kiến thứ hai mới là ý kiến đúng: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước. Công danh nam tử còn vương nợ Quan niệm "nợ công danh" đã trở thành lí tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa. Thời đại Phạm Ngũ Lão, chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà xây dựng lợi ích của giai cấp phong kiến, "công danh" là một khát vọng lập công, lập danh, hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước. Sau này, Nguyễn Công Trứ cũng đã khẳng định: Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. "Công danh" được xem là dấu hiệu của thành đạt, là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với đời, với dân-, với nước. Đồng thời chí làm trai thời bấy giờ có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sần sàng hi sinh cuộc đời cho sự nghiệp lớn lao, sự nghiệp cứu nước, cứu dân để cùng trời đất muôn đời bất hủ. Phạm Ngũ Lão đã cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình chưa trả xong nợ công danh là bởi vì cái chí ông quá lớn và cái tâm ông đẹp quá. Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. Nghĩ đến Vũ Hầu là ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. Ở đây Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để từ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi quân tử. Theo tư tưởng Nho giáo, có thể thấy Phạm Ngũ Lão rất có ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Đó cũng là biểu hiện khát vọng muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung. Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông. Ông có ước mơ lớn và đã cố gắng thực hiện hoài bão ấy. Từ một chàng trai không tiếng tăm nơi thôn xóm, ông trở thành một tướng tài, ông trả xong nợ công danh với lịch sử, lịch sử đã gọi tên ông. Thế hệ sau nhớ mãi đến ông cùng với Thuật hoài và tiếp bước lí tưởng sống của tổ tiên.
Thanh niên Việt Nam ngày nay phải biết xác định con đường, ước mơ và cố gắng thực hiện ước mơ đó. Tuy nhiên, cần đặt sự tồn tại và phát triển của đất nước lên hàng đầu, rèn luyện đạo đức, tài năng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ kiên trì với mục đích đúng đắn của mình. Mặc dù ra đời cách chúng ta tám thế kỉ song Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão vẫn luôn mới mẻ và hấp dẫn. Bài thơ có tác dụng giáo dục về nhân sinh quan, về lẽ sống đôì với thanh niên. Đặc biệt, qua nỗi thẹn của mình, Phạm Ngũ Lão đã cho chúng ta thấy hoài bão lớn lao và cao đẹp của cuộc đời ông. "Khi lẽ sống thiết tha đến mức trở thành tình cảm, người ta sẽ thực hiện được ước mơ của mình cho dù khó khăn đến đâu". Bài thơ nói lên quan niệm sống trong thời kì phong kiến của những người quân tử. Bài thơ chịu ảnh hưởng ý thức hệ phong kiến và mang rõ tính chất "thi dĩ ngôn chí", đồng thời mang tính chất thời sự: Khi đất nước lâm nguy, vai trò của người anh hùng vô cùng quan trọng. "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", Người anh hùng chính là người góp phần làm nên lịch sử luôn trọng danh dự và bảo toàn danh tiết với non sông đất nước, với xã tắc, sơn hà. Vì vậy mà cái thẹn của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dân tộc. Bài văn mẫu 2 Thuật hoài là một trong những tác phẩm của văn học thời Lí Trần, với thể Đường luật ngắn gọn, súc tích, bài thơ đã nói lên được ước mơ của trang nam nhi trong xã hội phong kiến. Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. (Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu). Học bài thơ này, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Vậy, ý kiến nào đúng? Hai câu thơ trên bày tỏ nỗi lòng tác giả, cũng là cái chí, cái tâm của người anh hùng. Ý kiến chê bai cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì cũng có lí do của nó. Vũ Hầu là ai? Là Gia Cát Lượng (tức Khổng Minh), một nhân vật thời tam quốc nổi tiếng về mưu lược, tài trí hơn người. Ông đã hi sinh trọn đời cho nhà Hán, là vị quân sư - cố vấn tài ba của Lưu Bị, giúp Lưu Bị đánh bại bao đối thủ tài giỏi, góp công lớn trong việc tạo lập và cùng cố nhà Hán. Có thể coi Gia Cát Lượng là một “chính quân tử”, là tấm gương trung nghĩa kiệt xuất điển hình, một tài năng quân sự. Mơ ước như Gia Cát Lượng là đúng nhưng hổ thẹn vì mình không được như Gia Cát Lượng là không tự lượng sức mình, là quá kiêu căng, thái quá, đề cao mình chăng? Nếu các bạn có suy nghĩ như vậy thì chỉ là cách nhìn một phía, mang nặng ý thức chủ quan. Đúng l�� không có ai có thể trở thành Khổng Minh (Gia Cát Lượng), nhưng Khổng Minh là người thông minh xuất chúng, không phải là thần linh nên ai cũng có thể cố gắng để noi gương. Hơn thế nữa, noi gương Khổng Minh là noi gương những gì? Đó là lòng trung thành, trung quân, ái quốc, là lập công giúp vua, giúp nước. Đây cũng chính là lí tưởng của những đấng nam nhi trong xã hội phong kiến. Có thể khẳng định rằng, ý kiến thứ hai mới là ý kiến đúng: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước. Công danh nam tử còn vương nợ Quan niệm “nợ công danh” đã trở thành lí tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa. Thời đại Phạm Ngũ Lão, chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà xây dựng lợi ích của giai cấp phong kiến, “công danh” là một khát vọng lập công, lập danh, hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước. Sau này, Nguyễn Công Trứ cũng đã khẳng định: Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. “Công danh” được xem là dấu hiệu của thành đạt, là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với đời, với dân-, với nước. Đồng thời chí làm trai thời bấy giờ có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sần sàng hi sinh cuộc đời cho sự nghiệp lớn lao, sự nghiệp cứu nước, cứu dân để cùng trời đất muôn đời bất hủ. Phạm Ngũ Lão đã cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình chưa trả xong nợ công danh là bởi vì cái chí ông quá lớn và cái tâm ông đẹp quá.
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. Nghĩ đến Vũ Hầu là ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. Ở đây Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để từ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi quân tử. Theo tư tưởng Nho giáo, có thể thấy Phạm Ngũ Lão rất có ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Đó cũng là biểu hiện khát vọng muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung. Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông. Ông có ước mơ lớn và đã cố gắng thực hiện hoài bão ấy. Từ một chàng trai không tiếng tăm nơi thôn xóm, ông trở thành một tướng tài, ông trả xong nợ công danh với lịch sử, lịch sử đã gọi tên ông. Thế hệ sau nhớ mãi đến ông cùng với Thuật hoài và tiếp bước lí tưởng sống của tổ tiên. Thanh niên Việt Nam ngày nay phải biết xác định con đường, ước mơ và cố gắng thực hiện ước mơ đó. Tuy nhiên, cần đặt sự tồn tại và phát triển của đất nước lên hàng đầu, rèn luyện đạo đức, tài năng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ kiên trì với mục đích đúng đắn của mình. Mặc dù ra đời cách chúng ta tám thế kỉ song Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão vẫn luôn mới mẻ và hấp dẫn. Bài thơ có tác dụng giáo dục về nhân sinh quan, về lẽ sống đối với thanh niên. Đặc biệt, qua nỗi thẹn của mình, Phạm Ngũ Lão đã cho chúng ta thấy hoài bão lớn lao và cao đẹp của cuộc đời ông. “Khi lẽ sống thiết tha đến mức trở thành tình cảm, người ta sẽ thực hiện được ước mơ của mình cho dù khó khăn đến đâu”. Bài thơ nói lên quan niệm sống trong thời kì phong kiến của những người quân tử. Bài thơ chịu ảnh hưởng ý thức hệ phong kiến và mang rõ tính chất “thi dĩ ngôn chí”, đồng thời mang tính chất thời sự: Khi đất nước lâm nguy, vai trò của người anh hùng vô cùng quan trọng. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, Người anh hùng chính là người góp phần làm nên lịch sử luôn trọng danh dự và bảo toàn danh tiết với non sông đất nước, với xã tắc, sơn hà. Vì vậy mà cái thẹn của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dân tộc. *********** Trên đây là hướng dẫn làm bài Nghị luận về bài Thuật Hoài: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì bao gồm dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu chọn lọc hay nhất. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ việc học tập của các em. Ngoài ra, các em hãy truy cập doctailieu.com để tham khảo những bài văn mẫu 10 phong phú khác mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
riviuphim · 1 year
Text
Phim hoạt hình Việt Nam hay nhất
Những bộ phim hoạt hình Việt Nam luôn là những bộ phim gắn liền với tuổi thơ trẻ em và nhận được thu hút từ người lớn vì nhiều bộ phim có thông điệp vô cùng ý nghĩa. Phim hoạt hình được ưu thích vì có hình ảnh tươi mới, đáng yêu. Hôm nay Riviu Phim sẽ tổng hợp Top 15 phim hoạt hình thiếu nhi Việt Nam hay hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
#phimhoathinhvietnam #xemphimhoathinhvietnam #phimhoathinhvietnammoinhat
Phim hoạt hình Việt Nam: Con Rồng cháu Tiên
Phim hoạt hình Việt Nam được sản xuất và sáng tạo bởi Hãng Phim Trẻ, Redder Advertising, Red Cat Motion, Freaky Motion, Digipost, cùng Novel Production, và được cố vấn nội dung bởi nhà sử học Dương Trung Quốc.
Bộ phim được lấy cảm hứng từ truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Chuyện phim kể về nước Việt thuở sơ khai với nước non đầy thú dữ, yêu tinh rình rập con người.
Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau trong tình cảnh đó và kết duyên, sinh ra bọc trứng trăm con và phải tìm cách đối phó với những con yêu tinh gây hại dân làng cũng như bọc trứng.
Xem phim hoạt hình Việt Nam: Tít và Mít
Bộ phim hoạt hình này được chuyển thể từ bộ truyện tranh Tý Quậy của tác giả Đào Hải. Bộ phim cho thấy cách nhìn về thế giới xung quanh thông qua nhân vật chính là hai cậu học trò tên Tít và Mít, đều là học sinh Tiểu học. Sự nghịch ngợm và phá phách của cả hai cậu bé dù ở trường hay ở nhà, đã mang đến cho người xem nhiều tràng cười sảng khoái.
“Tít và Mít ” đã vẽ nên cả một thế giới trẻ thơ với những ý nghĩ và ứng xử đời thường, những bài học rút ra từ lỗi lầm thông qua các tình huống hài hước trong ngày khai giảng, buổi cắm trại, thi nấu cơm…
Với lối kể chuyện tự nhiên, những sự việc được đưa ra đã cho các em nhỏ có thể tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình.
Xem hoạt hình Việt Nam: Giấc mơ của Ếch Xanh
Đây là một bộ phim hoạt hình Việt Nam kể về gia đình nhà ếch. Nhân vật ếch bố là nhân vật sống bảo thủ và suy nghĩ hạn hẹp. Nhân vật này thường hay lo sợ về những tai họa có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng ông lại luôn tự cao và vỗ ngực xưng tên là chúa tể của muôn loài.
Khi sống dưới đáy giếng thì Ếch bố nhìn lên trời chỉ bé bằng miệng giếng nên ông cứ nghĩ cuộc sống thế là quá mãn nguyện và không cần phải tranh chấp với bất kỳ loài động vật nào khác.
Ếch bố cũng đã tìm cho con của mình một cái giếng và gọi đó là giang sơn hoành tráng của hai bố con. Chính điều này đã khiến cho ếch con cũng suy nghĩ như vậy.
Tuy nhiên thực tế thế giới xung quanh bao la rộng lớn mà hai bố con không thể ngờ tới. Từ đó dẫn tới những sự kiện chuốc họa vào thân.
Câu chuyện này cũng được coi là bài học khuyên mọi người xung quanh đừng tự vỗ ngực cho là mình đúng. Xung quanh mình có rất nhiều người giỏi giang và thông minh hơn. Chính vì thế cần phải biết sống khiêm nhường và cố gắng thật nhiều.
Tumblr media
0 notes
bvtmngomonghunghcm · 4 years
Text
TIỂU SỬ CA SĨ SƠN TÙNG M-TP
Bài này viết về ca sĩ sinh năm 1994. Đối với Sơn Tùng khác, xem Sơn Tùng. Đối với Nguyễn Thanh Tùng khác, xem Nguyễn Thanh Tùng. Sơn Tùng M-TP Son Tung M-TP 1 (2017).png Sơn Tùng M-TP trong một video quảng cáo của Viettel vào tháng 10 năm 2017. Thông tin nghệ sĩ Tên khai sinh Nguyễn Thanh Tùng Nghệ danh Sơn Tùng M-TP M-TP Sinh 5 tháng 7, 1994 (26 tuổi) Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Việt Nam Thể loại V-popPopR&BEDM Nghề nghiệp Ca sĩNhạc sĩDiễn viên Nhạc cụ HátPianoOrgan Năm hoạt động 2009 – nay Hãng đĩa M-TP Entertainment Hợp tác với Over BandYoung PilotsSnoop Dogg Chữ ký của Sơn Tùng M-TP Nguyễn Thanh Tùng (sinh ngày 5 tháng 7 năm 1994), thường được biết đến với nghệ danh Sơn Tùng M-TP, là một nam ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Việt Nam. Sinh ra ở thành phố Thái Bình, thời thơ ấu, Tùng thường đi hát ở Cung văn hoá thiếu nhi tỉnh Thái Bình và học chơi đàn organ. Sau đó, Tùng cùng với các bạn trong lớp thành lập nên một nhóm nhạc, lấy tên là Over Band, bắt đầu sáng tác và đăng tải các bài hát của mình lên một trang web chuyên về lĩnh vực âm nhạc có tên là LadyKillah. Tùng bắt đầu nổi tiếng khi phát hành hai đĩa đơn “Cơn mưa ngang qua” và “Em của ngày hôm qua”, đánh dấu mốc khởi đầu cho sự nghiệp của mình. Album đầu tiên trong sự nghiệp của anh là album nhạc phim Chàng trai năm ấy OST được phát hành vào năm 2014, bao gồm hai đĩa đơn là “Chắc ai đó sẽ về” và “Không phải dạng vừa đâu” đạt được những thành công lớn về mặt thương mại. Vào năm 2017, Sơn Tùng M-TP được sự công nhận thiện chí hơn từ cộng đồng mạng sau khi phát hành hai đĩa đơn nằm trong album tổng hợp đầu tiên là “Lạc trôi” và “Nơi này có anh”. Sơn Tùng M-TP cho ra mắt album tổng hợp m-tp M-TP vào cùng năm. Album phòng thu đầu tay của Sơn Tùng, Chúng ta (2020) bao gồm hai đĩa đơn gồm: “Hãy trao cho anh” (2019) hợp tác cùng rapper người Mỹ Snoop Dogg gây tiếng vang và lập kỷ lục, được truyền thông quốc tế đánh giá cao; và “Chạy ngay đi” (2018). Album nhạc phim thứ hai của Sơn Tùng, Sky Tour (Original Motion Picture Soundtrack) phát hành vào năm 2020 đạt vị trí thứ 83 trên bảng xếp hạng iTunes toàn cầu. Tùng đã có hơn bốn năm gắn bó với các hãng thu âm Văn Production và WePro Entertainment cho đến khi lập ra hãng thu âm M-TP Entertainment của mình vào cuối năm 2016. Sơn Tùng M-TP khởi động chuyến lưu diễn hòa nhạc đầu tiên, mang tên M-TP Ambition – Chuyến bay đầu tiên, vào năm 2015 và kết thúc vào năm 2016. Tùng còn đóng vai chính trong bộ phim chiếu rạp năm 2014 Chàng trai năm ấy và nhận được một Giải Cánh diều vàng ở hạng mục Diễn viên trẻ triển vọng cho vai diễn của mình. Năm 2015, Tùng xuất hiện với vai trò thí sinh trong chương trình âm nhạc Hòa âm Ánh sáng. Vào tháng 7 năm 2018, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cùng Biti’s Hunter hợp tác ra mắt bộ phim ngắn Chuyến đi của thanh xuân với Sơn Tùng M-TP đảm nhận một vai khách mời. Bộ phim tài liệu đầu tiên của Sơn Tùng, Sky Tour ra mắt năm 2020, kể lại quá trình hình thành và sản xuất chuyến lưu diễn cùng tên. Được mệnh danh là “Hoàng tử V-pop”, Sơn Tùng M-TP nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, bao gồm một giải thưởng Âm nhạc Cống hiến, một giải Âm nhạc châu Âu của MTV, một giải Mnet Asian Music Awards, bảy giải Làn Sóng Xanh và được xếp vào danh sách 30 Under 30 của tạp chí Forbes Vietnam.[1] Mục lục 1 Tiểu sử và sự nghiệp 1.1 1994–2012: Những năm thiếu thời và khởi đầu sự nghiệp 1.2 2013–15: Đột phá, tranh cãi về vấn đề bản quyền, Chàng trai năm ấy và Hoà âm Ánh sáng 1.3 2016–17: m-tp M-TP và Chạm tới giấc mơ 1.4 2018–2019: Chúng ta và Sky Tour 1.5 2020: Album “Chúng ta”, ra mắt Sky Tour Movie 2 Phong cách nghệ thuật 2.1 Ảnh hưởng 2.2 Phong cách âm nhạc và chủ đề 2.3 Giọng hát 3 Hình tượng công chúng 3.1 Tranh cãi 4 Thành tựu 5 Danh sách đĩa nhạc 6 Lưu diễn 7 Sự nghiệp điện ảnh 8 Sách 9 Ghi chú 10 Tham khảo 11 Liên kết ngoài Tiểu sử và sự nghiệp 1994–2012: Những năm thiếu thời và khởi đầu sự nghiệp Tùng từng theo học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2014. Nguyễn Thanh Tùng sinh ngày 5 tháng 7 năm 1994 tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, là con trai của Nguyễn Đức Thiện và Phạm Thị Thanh Bình.[2][3] Mẹ Tùng là thành viên của đoàn ca múa nhạc chính thức của tỉnh và cũng là một nghệ sĩ biểu diễn ở Nhà hát chèo Thái Bình.[3][4] Bà gặp ông Thiện khi ông còn làm nghề lái xe buôn chuyến.[4] Sau khi mang thai anh, bà Bình mở một tiệm làm tóc và sau này trở thành một cửa hàng quần áo.[3][4] Bà cũng đã từng có thời điểm làm nghề trang điểm cho cô dâu trong các đám cưới.[5] Nam ca sĩ đã miêu tả cuộc sống đầu đời của mình là “bình yên”.[6] Anh còn có một người em trai nữa, tên là Nguyễn Việt Hoàng (sinh năm 2000).[3][7] Cả gia đình đã phát hiện khả năng ca hát của Tùng khi anh mới 2 tuổi.[3] Lên 8 tuổi, anh tham gia sinh hoạt ở Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Thái Bình và học chơi đàn organ.[3] Mẹ anh có thể chơi guitar, còn bố anh thì có thể chơi thành thạo bảy loại nhạc cụ khác nhau.[3] Tuy nhiên, họ lại phản đối việc theo đuổi con đường âm nhạc của Tùng và muốn anh tập trung hơn vào chuyện học hành.[3][8] Bố anh muốn anh theo học chuyên ngành kinh tế trong trường đại học.[8] Bỏ qua những lời ngăn cản của bố, Tùng vẫn thường xuyên tham gia vào hoạt động văn nghệ ở trường.[9] Anh từng học ở Trường trung học cơ sở Kỳ Bá, Trường trung học cơ sở Tây Sơn và Trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn.[9] Năm 2009, anh cùng với bạn cùng lớp đã thành lập một nhóm nhạc, lấy tên là Over Band, bắt đầu sáng tác và đăng tải các bài hát của mình lên một trang web độc lập chuyên về lĩnh vực âm nhạc có tên là LadyKillah.[5][8] Nam rapper Hoàng Kê, một trong những thành viên của trang web, đã có ý định mời Tùng tham gia nhóm nhạc hip hop Young Pilots của anh vào năm 2011. Nhóm Young Pilots đã thu âm nhiều bài hát và biểu diễn chúng trên khắp Thái Bình, gặt hái nhiều thành công ở chính quê nhà của họ và cả trên mạng trực tuyến.[8] Trong khoảng thời gian này, Tùng đã lấy nghệ danh M-TP, có nghĩa là “music” (âm nhạc), “tài năng” và “phong cách”.[4] Cái tên này được thành viên của LadyKillah, bạn của Tùng, nam rapper Mr. J đặt cho anh.[4][10] Tùng lúc đầu viết bài hát “Cơn mưa ngang qua” cho nhóm Over Band và Young Pilots trước khi tự mình thu âm bài hát.[4][8] Anh chia sẻ bài hát trên trang web nghe nhạc trực tuyến Zing MP3 vào tháng 8 năm 2011. Chỉ trong vòng 2 tháng sau khi phát hành, bài hát đã đạt được 1,7 triệu lượt nghe trực tuyến.[11] Thành công của “Cơn mưa ngang qua” đã vượt xa dự kiến của Tùng. Tên tuổi của Tùng được biết đến rộng rãi từ đây.[11] Bài hát đoạt được hạng mục Bài hát của tháng của chương trình truyền hình xếp hạng âm nhạc Bài hát yêu thích vào tháng 10 năm 2012, và một Giải Zing Music Awards cho hạng mục Bài hát R&B của năm.[12][13] Hai phiên bản chỉnh sửa lại của bài hát được phát hành vào tháng 2 năm 2012.[14] Cũng trong năm này, nam ca sĩ đậu thủ khoa Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh với số điểm đầu vào là 25,5 thuộc thang điểm cao nhất của nhạc viện.[2] Anh rời khỏi nhạc viện vào tháng 6 năm 2014, trong khoảng thời gian anh tham gia đóng phim Chàng trai năm ấy, vì những mâu thuẫn liên quan đến lịch làm việc và vì mong muốn được tập trung vào sự nghiệp tương lai của anh.[15][16][17] Vào tháng 7 năm 2012, anh tham gia buổi thử giọng của mùa thứ tư của chương trình Thần tượng Âm nhạc Việt Nam: Vietnam Idol và bị loại ở ngay vòng đầu tiên.[18] Tháng 11 năm 2012, với việc ký hợp đồng có thời hạn 5 năm và trở thành ca sĩ độc quyền của hãng thu âm Văn Production, anh đổi nghệ danh thành Sơn Tùng M-TP, sau lời đề nghị của đạo diễn âm nhạc của công ty, Huy Tuấn và nhạc sĩ Hà Quang Minh, rồi bước vào con đường hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.[19][20][21][a] 2013–15: Đột phá, tranh cãi về vấn đề bản quyền, Chàng trai năm ấy và Hoà âm Ánh sáng Sơn Tùng M-TP phát hành ba đĩa đơn nữa vào tháng 8 và tháng 12 năm 2013, “Nắng ấm xa dần”[22], “Đừng về trễ”[23] và “Em của ngày hôm qua”.[24] “Em của ngày hôm qua” đã bắt đầu sự nghiệp chính thống của nam ca sĩ và đã kiếm được hơn 100 triệu lượt phát trực tuyến trong vòng 3 tháng trên Zing MP3.[25][26][27] Chương trình âm nhạc Bài hát yêu thích đã bình chọn bài hát là “Bài hát của tháng” vào tháng 2 năm 2014.[12] Tuy nhiên, “Em của ngày hôm qua”, “Cơn mưa ngang qua” và nhiều bài hát khác của Tùng bị cho là đạo nhạc.[28] Vào tháng 6 năm 2014, Huy Tuấn và các nhà sản xuất chương trình Bài hát yêu thích quyết định loại bỏ 3 bài hát của nam ca sĩ ra khỏi chương trình.[29] Giải Làn Sóng Xanh đồng thời đã loại bỏ “Em của ngày hôm qua” ra khỏi danh sách các đề cử của năm đó.[30] Trước cuộc tranh cãi, Sơn Tùng M-TP đã sớm viết bài hát “Gió cuốn em đi”, sau này được Quốc Thiên trình bày và phát hành vào tháng 4 năm 2014.[31] Tháng tiếp theo, Sơn Tùng cùng với 9 nghệ sĩ Việt Nam khác đã cùng nhau quay một video âm nhạc hát từ thiện cho bài hát “Sống như những đóa hoa” của nam ca sĩ Tạ Quang Thắng và đã hủy bỏ nhiều buổi biểu diễn vì phải phẫu thuật loại bỏ một khối u ở chân.[32][33] Tháng 6 năm 2014, có nguồn tin cho rằng nam ca sĩ sẽ đóng vai chính trong Chàng trai năm ấy, một bộ phim chiếu rạp lấy cảm hứng từ cuộc đời của cố nam ca sĩ Wanbi Tuấn Anh.[34] Quang Huy, nhà sáng lập và tổng giám đốc điều hành của công ty WePro Entertainment, là đạo diễn của bộ phim.[34][35] Phần nhạc phim của bộ phim bao gồm hai đĩa đơn thành công của Sơn Tùng: “Chắc ai đó sẽ về” và “Không phải dạng vừa đâu”.[36] Chàng trai năm ấy đã thu về hơn 60 tỷ đồng doanh thu phòng vé và trở thành một trong những bộ phim Việt Nam ăn khách nhất mọi thời đại.[36][37] Diễn xuất của Sơn Tùng M-TP đã mang về cho anh một Giải Cánh diều vàng ở hạng mục Diễn viên trẻ triển vọng, và một giải WeChoice Awards cho bài hát “Chắc ai đó sẽ về”.[38][39] Vào tháng 11 năm 2014, công ty Văn Production đình chỉ hoạt động biểu diễn của nam ca sĩ trong vòng 6 tháng vì đã vi phạm hợp đồng, bao gồm việc không tuân thủ thời gian biểu của công ty và tự ý hủy các buổi diễn mà không có sự đồng ý của công ty.[40] Sơn Tùng M-TP sau đó đã chấm dứt hợp đồng với công ty, cáo buộc việc công ty đã xâm phạm quyền lợi cá nhân và không làm tròn nghĩa vụ của mình (bao gồm việc đào tạo thanh nhạc và kỹ năng vũ đạo).[41] Một cố vấn pháp lý đã giải thích với báo VnExpress rằng hợp đồng mà nam ca sĩ và công ty quản lý đã kí kết chỉ là hợp đồng dịch vụ, không quy định ràng buộc về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, và nam ca sĩ vẫn có quyền đơn phương chấm dứt.[17] Đầu năm 2015, có nguồn tin báo cáo rằng Tùng đã kí kết với công ty WePro trong khi vẫn phải chịu sự quản lý bởi công ty cũ.[41] Tháng 1 năm 2015, Sơn Tùng M-TP tham gia chương trình âm nhạc thực tế Hòa âm Ánh sáng và chung đội thi với DJ Trang Moon và nhà sản xuất thu âm SlimV.[42][43] Đội của anh phải đua tài với các nghệ sĩ đáng chú ý như Đông Nhi và Tóc Tiên, để tạo ra những bản nhạc remix hay nhất trong chương trình.[42] Những màn trình diễn của Sơn Tùng vào mỗi tuần đều nhận được sự chú ý đáng kể của truyền thông. Nhưng sau 6 tập, anh phải rời khỏi chương trình vì vấn đề sức khỏe.[44][45][46] Anh giới thiệu hai tác phẩm mới của mình trong chương trình, “Thái Bình mồ hôi rơi” và “Khuôn mặt đáng thương”.[47] Cả hai bài hát đều được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào tháng 2 và tháng 3 cùng năm.[45][48][49] Sơn Tùng M-TP đang ngồi và cầm micro trên tay Sơn Tùng M-TP tại một sự kiện quảng bá đĩa đơn “Âm thầm bên em”, tháng 8 năm 2015. Tháng 6 năm 2015, Sơn Tùng M-TP thu âm ca khúc “Tiến lên Việt Nam ơi!” nhằm ủng hộ đội tuyển Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á.[50] Anh phát hành thêm ba đĩa đơn nữa, “Ấn nút nhớ… Thả giấc mơ” (sáng tác cho một chiến dịch quảng cáo của hãng sản xuất bột giặt Omo),[51] “Âm thầm bên em”[52] và “Buông đôi tay nhau ra”[53] từ tháng 6 đến tháng 12 cùng năm. Dù chúng có những thành công về mặt thương mại khá khiêm tốn so với các bài hát trước kia của anh, nhưng “Âm thầm bên em” vẫn đoạt Giải Làn Sóng Xanh ở hạng mục Đĩa đơn của năm.[54][55] Tháng 7 năm 2015, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 21 của mình, Sơn Tùng M-TP đã tổ chức một buổi hòa nhạc mini-show kết hợp buổi fan-meeting đầu tiên trong sự nghiệp mang tên M-TP and Friends tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ trong vòng 2 tuần sau khi mở bán, 8.000 vé đã được bán hết.[52] Bạn diễn của nam ca sĩ trong bộ phim Chàng trai năm ấy, gồm Hari Won và Phạm Quỳnh Anh, biểu diễn mở đầu cho buổi hòa nhạc.[56] Đầu tháng 8 năm 2015, Sơn Tùng M-TP tổ chức buổi ra mắt ca khúc pop ballad mới mang tên “Âm thầm bên em” bằng hình thức trình diễn trực tiếp cùng ban nhạc và được truyền streaming trực tiếp thông qua kênh YouTube chính thức của nam ca sĩ. Buổi giới thiệu tuy chỉ diễn ra trong 20 phút nhưng đã thu hút hơn 15.000 người theo dõi trực tuyến. Ngay sau đó, video âm nhạc “Âm thầm bên em” ra mắt và lập tức thu về hàng triệu lượt xem.[57][58] Cũng trong tháng 8, sau khi nhận được số phiếu bình chọn cao nhất của khán giả, Sơn Tùng M-TP trở thành gương mặt đại diện của Việt Nam tham gia vòng bình chọn Nghệ sĩ quốc tế xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á (Best Southeast Asia Act) trong khuôn khổ Giải Âm nhạc châu Âu của MTV 2015. Anh tiếp tục vượt qua 5 đại diện của các nước trong khu vực và bước vào hạng mục bình chọn tiếp theo là Nghệ sĩ châu Á xuất sắc nhất (Best Asian Act). Tuy nhiên, anh đã không giành chiến thắng ở hạng mục này.[59][60][61] Tháng 12 năm 2015, Sơn Tùng M-TP lần đầu tiên có mặt tại Giải Mai Vàng 2015 với đề cử vào hạng mục “Nam ca sĩ nhạc nhẹ” với bài hát “Âm thầm bên em” nhưng anh đã không giành được chiến thắng.[62] Tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh 2015 diễn ra tối ngày 18 tháng 12 năm 2015 tại sân khấu Lan Anh, thành phố Hồ Chí Minh, Sơn Tùng M-TP đã đạt được 3 giải thưởng: Top 10 nhạc sĩ được yêu thích, Top 5 ca sĩ được yêu thích trong bảng Top Hit, và Đĩa đơn của năm cho đĩa đơn “Âm thầm bên em”. Anh cũng đã có một màn trình diễn bài hát trong đêm trao giải.[55] Vào cuối năm 2015 đầu năm 2016 anh đã tổ chức chuyến lưu diễn đầu tiên trong sự nghiệp của mình, với hai buổi diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với tên gọi M-TP Ambition – Chuyến bay đầu tiên. 2016–17: m-tp M-TP và Chạm tới giấc mơ Tùng xuất hiện trong một video quảng cáo của Viettel vào tháng 10 năm 2017 Ngày 24 tháng 1 năm 2016, Sơn Tùng M-TP ra mắt video âm nhạc “Một năm mới bình an”. Tại lễ trao giải Cống hiến lần thứ 11 diễn ra vào ngày 24 tháng 4 năm 2016 tại Trung tâm hội nghị Quốc tế – Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn (Hà Nội), Sơn Tùng M-TP có tới 4 đề cử ở các hạng mục là MV của năm, Bài hát của năm, Chương trình của năm và Ca sĩ của năm. Dù để vuột mất 3 giải thưởng trước nhưng nam ca sĩ gốc Thái Bình đã được xướng tên ở hạng mục quan trọng nhất – Ca sĩ của năm[63]. Ngày 2 tháng 8 năm 2016, Sơn Tùng M-TP ra mắt video âm nhạc “Chúng ta không thuộc về nhau”. Bài hát này đã nhận được nhiều sự phản ứng tích cực từ giới trẻ với lời bài hát cuốn hút và lối làm nhạc bắt tai của anh. Tuy vậy, “Chúng ta không thuộc về nhau” bị dính nghi án đạo nhạc. Cụ thể, giai điệu phần điệp khúc của ca khúc này giống hệt với “We Don’t Talk Anymore” của Charlie Puth và Selena Gomez, phần rap của “Chúng ta không thuộc về nhau” khá giống với “Fire” của nhóm nhạc BTS. Ngoài âm nhạc, hình ảnh trong MV cũng bị tố đạo nhái các nghệ sĩ nổi tiếng Hàn Quốc. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi của nền âm nhạc Việt Nam như Hoàng Tôn, Tùng Dương, Cao Thái Sơn,… đều lên tiếng tố cáo nam ca sĩ gốc Thái Bình đạo nhạc, tạo nên làn sóng tranh cãi nảy lửa ngay khi bài hát vừa ra mắt. Thậm chí, vụ việc đi xa hơn khi DJ Heyder – chủ nhân của bản phối lại “We Don’t Talk Anymore” chia sẻ trên trang cá nhân khẳng định “Chúng ta không thuộc về nhau” là “phiên bản tiếng Việt” của “We Don’t Talk Anymore”. Mặc dù gây nhiều tranh cãi, chỉ sau hơn 1 ngày ra mắt, video âm nhạc “Chúng ta không thuộc về nhau” của anh đã đạt gần 4,5 triệu lượt xem trên YouTube. Tháng 12 năm 2016, Sơn Tùng M-TP tiếp tục được đề cử vào hạng mục “Nam ca sĩ nhạc nhẹ” với bài hát “Chúng ta không thuộc về nhau” tại Giải Mai Vàng 2016[64], tuy nhiên một lần nữa anh không giành được chiến thắng. Ngày 1 tháng 1 năm 2017, Sơn Tùng M-TP ra mắt video âm nhạc cho đĩa đơn mở đường trích từ album tổng hợp đầu tiên của Sơn Tùng M-TP là m-tp M-TP, “Lạc trôi”.[65] Bài hát đã lọt top 10 những video âm nhạc nhiều lượt xem nhất trong 24 giờ tại YouTube với 4,4 triệu lượt xem. Đây là ca khúc đầu tiên Tùng ra mắt khi hoạt động ở công ty M-TP Entertainment. Ngày 14 tháng 2 năm 2017, để kỷ niệm ngày lễ tình yêu, Sơn Tùng M-TP phát hành đĩa đơn thứ hai trích từ album “Nơi này có anh” với nhiều cảnh quay ở Hàn Quốc. Ca khúc tiếp tục đứng thứ nhất trong top 10 những video nhiều lượt xem nhất trong 24 giờ tại YouTube với hơn 9 triệu lượt xem. Tuy nhiên “Nơi này có anh” lại tiếp tục bị nghi đạo bài “I’ll Give You Galaxy” trong một bộ phim hoạt hình Nhật Bản.[66] Ngày 22 tháng 4 năm 2017, anh ra mắt đĩa đơn độc lập “Bình yên những phút giây” để quảng cáo cho nhãn hiệu Trà xanh 0 độ, đĩa đơn cuối cùng được anh thu âm khi hoạt động trong WePro. Sau ngày đầu tiên, ca khúc đã đạt hơn 1 triệu lượt xem mặc dù không có các hoạt động quảng bá trước đó. Ngày 1 tháng 4 năm 2017, anh chính thức ra mắt album tổng hợp đầu tay m-tp M-TP bao gồm 18 ca khúc, tổng hợp lại toàn bộ các ca khúc được phát hành trong suốt sự nghiệp của Tùng. Ngoài ra, giọng ca quê Thái Bình cũng làm mới một vài ca khúc mà anh tâm đắc nhằm tạo nên sự bất ngờ cho khán giả. Đặc biệt, nam ca sĩ sẽ tổ chức hai buổi gặp mặt, ký tặng fan tại Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 1 tháng 4) và Hà Nội (ngày 8 tháng 4). Không chỉ vậy, trước khi giới thiệu album đầu tay, Sơn Tùng M-TP cũng sẽ tổ chức buổi họp người hâm mộ tại Hàn Quốc với sự góp mặt của 300 người hâm mộ. Đây cũng là lần đầu tiên một ca sĩ Việt Nam đầu tư tổ chức buổi gặp gỡ fan hoành tráng tại nước ngoài. Lý giải về tên của album, Sơn Tùng M-TP cho biết: “ Tên album m-tp M-TP thể hiện quá trình phát triển của tôi qua năm tháng, Sơn Tùng M-TP ngày hôm nay đã trưởng thành. Trên bìa album, chữ m-tp đầu tiên với nền màu tối là Sơn Tùng M-TP của thuở mới vào nghề với nhiều sóng gió. Những khó khăn, thử thách đó đã giúp Sơn Tùng M-TP trưởng thành, mạnh mẽ. Đó cũng là lý do có chữ M-TP sáng bóng phía sau. Không chỉ vậy, bầu trời phía sau tên album chính là tượng trưng cho sky (cộng đồng người hâm mộ của Sơn Tùng), những người đã đồng hành và góp phần tạo nên sự thành công của Sơn Tùng M-TP ngày hôm nay. ” Ngày 8 tháng 7 năm 2017, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 23, Sơn Tùng tổ chức một buổi họp người hâm mộ mang tên “M-TP and Friends” với hơn 5.000 fan ở Cung Thể thao Quần Ngựa, Hà Nội. Ngày 22 tháng 8 năm 2017, Sơn Tùng kết hợp với SlimV ra bản phối lại mới của “Remember Me” mang tên gọi “Remember Me (SlimV Mix)”, bài hát là đĩa đơn thứ ba được phát hành từ album m-tp M-TP. Ngày 30 tháng 9 năm 2017, Sơn Tùng ra mắt tự truyện Chạm tới giấc mơ, bán được 10.000 bản chỉ trong 2 ngày. 2018–2019: Chúng ta và Sky Tour Sơn Tùng M-TP trong một đoạn quảng cáo của Viettel vào tháng 10 năm 2017 Chỉ với 2 video âm nhạc ra mắt vào đầu năm 2017, Sơn Tùng có mặt tại nhiều giải thưởng âm nhạc năm 2017 được bầu chọn và công bố đầu năm 2018: Dẫn đầu số lượng đề cử tại Top 10 của Zing Music Awards 2017 với 10 đề cử;[67] Sau thời gian bình chọn của khán giả và hội đồng thẩm định, tại lễ trao giải ZMA 2017 tổ chức tại Nhà hát Hòa Bình – Thành phố Hồ Chí Minh tối ngày 24 tháng 1 năm 2018, anh chỉ nhận được duy nhất một giải Nam ca sĩ được yêu thích. Trong cuộc bình chọn We Choice Awards 2017, Sơn Tùng cũng có tới 4 đề cử và đã giành 3 giải thưởng là Top 10 nhân vật truyền cảm hứng, Ca sĩ có hoạt động đột phá và video âm nhạc “Lạc trôi” của anh giành giải Video âm nhạc được yêu thích nhất.[68] Tại giải thưởng Làn Sóng Xanh 2017 Sơn Tùng có đề cử tại 5 hạng mục và đã giành 3 giải thưởng là Top 10 bài hát (nhạc sĩ) được yêu thích nhất và Top 5 ca sĩ được yêu thích – Bảng Top Hit cho bản thân; Giải Đĩa đơn của năm cho tác phẩm “Lạc trôi”.[69] Tại Giải Mai Vàng 2017, Sơn Tùng được đề cử ở hạng mục “Nam ca sĩ nhạc nhẹ” và tác phẩm “Lạc trôi” được đề cử ở hạng mục “Video ca nhạc”.[70] Tuy nhiên ở lần thứ 3 tham gia Giải Mai Vàng này, anh vẫn chưa nhận được một giải thưởng nào. Tại Keeng Young Awards 2017 do Keeng và Imuzik đồng tổ chức lần đầu tiên nhằm tôn vinh các nghệ sĩ dưới 30 tuổi đạt được những thành tựu hay đóng góp mang tính sáng tạo, dẫn dắt xu hướng âm nhạc trong năm, Sơn Tùng cũng được đề cử ở 4 hạng mục “Nghệ sĩ xuất sắc nhất”, “Ca khúc nhạc Dance” (ca khúc “Lạc trôi”), “Nam ca sĩ được yêu thích nhất” và “Nhạc sĩ có nhiều tác phẩm được yêu thích nhất”. Anh chỉ giành được giải Nam ca sĩ được yêu thích nhất do độc giả bình chọn. Video âm nhạc “Lạc trôi” được đề cử Giải thưởng âm nhạc Cống hiến 13 – 2018 ở hạng mục Video âm nhạc của năm. Ngày 29 tháng 1 năm 2018, Sơn Tùng M-TP được vào danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất của Việt Nam năm 2018 (Forbes Vietnam 30 Under 30), lĩnh vực Nghệ thuật – Sáng tạo.[71] Ngày 12 tháng 5 năm 2018, anh ra mắt ca khúc “Chạy ngay đi” (tựa tiếng Anh là “Run Now”) đánh dấu sự trở lại sau hơn một năm vắng bóng. Teaser của video âm nhạc này được công bố lúc 20:00 ngày 2 tháng 5 năm 2018 đã phá kỷ lục của teaser “Nơi này có anh”, đạt 3,7 triệu lượt xem trên Youtube sau 4 ngày công bố.[72] Video âm nhạc chính thức được ra mắt lúc 00:00 ngày 12 tháng 5 năm 2018 đã thiết lập và phá hàng loạt kỷ lục của nhạc Việt, thu hút 17,6 triệu lượt xem sau 24 giờ đầu tiên, là Video âm nhạc thu hút lượt xem lớn thứ hai trên toàn cầu, lượt xem lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2018; đứng đầu trong danh sách Xu hướng xem của Việt Nam trong nhiều ngày; nằm trong top của các quốc gia như Úc, Canada, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan,…[73] Sự thành công của “Chạy ngay đi” đã giúp kênh YouTube của anh đạt 3 triệu lượt theo dõi vào ngày 21 tháng 5 năm 2018, sau hơn 3 năm tạo kênh. Anh cũng là nghệ sĩ V-pop đầu tiên có được thành tích này.[74] Tại giải Cống hiến 2019, “Chạy ngay đi” được đề cử ở hạng mục Video âm nhạc của năm. Ngày 4 tháng 4 năm 2019, Sơn Tùng chính thức trở lại V-pop với phiên bản phối lại bài hát “Nắng ấm xa dần” hợp tác cùng Onionn, người sản xuất âm nhạc chính cho “Chạy ngay đi”. Sản phẩm đánh dấu sự trở lại của nam ca sĩ sau gần 1 năm vắng bóng trên thị trường âm nhạc Việt, thỏa mãn phần nào sự chờ đợi một phần của người hâm mộ và là bước đệm cho bài hát sẽ ra mắt trong năm 2019 của anh. Tối ngày 17 tháng 6 năm 2019, Sơn Tùng M-TP công bố dự án âm nhạc lớn là chuyến lưu diễn Sky Tour chặng đầu tiên vào năm 2019 với sự xuất hiện hàng loạt tên tuổi nhà sản xuất đình đám thông qua trailer trên kênh YouTube chính thức của mình.[75] Tròn một ngày sau đó, tối ngày 18 tháng 6, Sơn Tùng đã chính thức công bố 3 địa điểm đầu tiên diễn ra Sky Tour 2019 là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Trong đó, đêm diễn mở màn được tổ chức vào ngày 28 tháng 7 tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (Thành phố Hồ Chí Minh). Tiếp đó vào ngày 4 tháng 8, tour sẽ dừng chân tại Cung Thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng). Và ngày 11 tháng 8 sẽ gặp khán giả Hà Nội tại Cung Thể thao Điền Kinh.Vé của mỗi đêm diễn có ba loại: VVIP (2.145.000), VIP (1.485.000) và GA (715.000). Vào ngày 10 tháng 7, Sơn Tùng họp báo về Sky Tour 2019, buổi diễn sẽ có dự góp mặt của dàn nghệ sĩ JustaTee, Ryhmastic, Tiên Tiên, Kimmese, Kay Trần, Producer Onionn, được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh (28 tháng 7), Hà Nội (11 tháng 8) và Đà Nẵng (4 tháng 8).[76] Tối ngày 24 tháng 6, Sơn Tùng M-TP đã chính thức đăng tải teaser đầu tiên của video âm nhạc “Hãy trao cho anh” (tựa tiếng Anh là “Give It to Me”). Cùng thời điểm đó, poster chính thức của sản phẩm âm nhạc mới này cũng được nam ca sĩ gốc Thái Bình đăng tải lên trang Instagram cá nhân. Đúng 20 giờ tối ngày 28 tháng 6, Sơn Tùng M-TP bất ngờ “đánh úp” người hâm mộ khi đăng tải đoạn trailer dài 27 giây của “Hãy trao cho anh” lên kênh YouTube của chính mình. Trong sản phẩm âm nhạc mới này, với mục tiêu tiếp cận thị trường âm nhạc Mỹ và châu Âu, anh đã hợp tác với rapper và diễn viên người Mỹ Snopp Dogg và Madison Beer.[77][78] Lần đầu tiên sử dụng tính năng công chiếu trên YouTube, video âm nhạc “Hãy trao cho anh” được công chiếu đúng 20 giờ ngày 1 tháng 7 đã gây tiếng vang lớn và liên tục lập hàng loạt kỷ lục Việt Nam và thế giới,[79][80][81] được giới truyền thông đánh giá cao.[82][83][84] Ngày 18 tháng 12 năm 2019, Sơn Tùng M-TP đã tổ chức buổi họp báo công bố chiến lược phát triển và ra mắt sản phẩm của M-TP Entertainment trong năm 2020 với tư cách là chủ tịch công ty. Tùng cho biết sẽ phát hành lần lượt ba đĩa đơn mới với ba thể loạt nhạc khác nhau, thậm chí sẽ cố gắng cho ra mắt nhiều ca khúc hơn nữa nếu có thể. Bên cạnh đó, Sơn Tùng M-TP dự kiến phát hành album Chúng ta, đây là album phòng thu tiếp theo của nam ca sĩ kể từ m-tp M-TP được phát hành vào năm 2017. Ngoài các dự án về sản phẩm âm nhạc, Sky Tour 2020 cũng được Sơn Tùng công bố sớm hơn mọi năm và sẽ có thêm một Year End Concert riêng vào cuối năm 2020.[85] 2020: Album “Chúng ta”, ra mắt Sky Tour Movie Ngày 31 tháng 5 năm 2020, Sơn Tùng M-TP công bố và đăng tải đoạn trailer ngắn trên YouTube về bộ phim tài liệu về chuyến lưu diễn Sky Tour, Sky Tour Movie. Bộ phim dự kiến khởi chiếu tại các rạp phim trên toàn quốc ngày 12 tháng 6 năm 2020. Trailer phim ghi lại những “hình hào nhoáng trên sân khấu của nam ca sĩ trước sự tung hô của người hâm mộ tại Sky Tour 2019″[86] và khắc họa lại quá trình chuẩn bị cho chuyến lưu diễn này. Ở cuối video, Sơn Tùng M-TP chia sẻ: “Là tuổi trẻ, là nhiệt huyết, là đam mê”.[87] Chiều ngày 11 tháng 6 năm 2020, Sky Tour Movie lập kỷ lục khi đạt 10.000 vé bán sớm sau 48 giờ chính thức mở bán[88]. Sau khi công chiếu tại Việt Nam, nền tảng xem phim trả phí Netflix phát hành bộ phim tài liệu Sky Tour Movie của Sơn Tùng M-TP trên 190 quốc gia vào ngày 2 tháng 9. Lần hợp tác này một lần nữa khẳng định cam kết của Netflix trong việc giới thiệu những nội dung bản địa xuất sắc tới với người dùng toàn cầu, Qua đó, tạo điều kiện để họ được truyền cảm hứng bởi hoạt động sáng tạo nghệ thuật của một ngôi sao Việt Nam đầy hứa hẹn, và đồng hành cùng nghệ sĩ Sơn Tùng M-TP trong nỗ lực đưa âm nhạc V-pop ra thế giới. Khán giả toàn cầu có thể tận hưởng những màn biểu diễn của nghệ sĩ Sơn Tùng M-TP với 10 lựa chọn ngôn ngữ phụ đề. Ông Raphael Phang, Phụ trách Nội dung khu vực Đông Nam Á của Netflix cho biết: “Âm nhạc của nghệ sĩ Sơn Tùng M-TP có sức lan tỏa ngoài biên giới. Tài năng nghệ thuật của anh ấy gây được tiếng vang lớn không chỉ đối với người hâm mộ Việt Nam mà còn cả tại các thị trường khác bên ngoài Đông Nam Á. Sơn Tùng M-TP cho biết: “Việc Sơn Tùng M-TP quyết định mang Sky Tour Movie phát hành trực tuyến trên mạng là vì mong muốn mang bộ phim này đến với nhiều người hơn, những người chưa có cơ hội trải nghiệm thực tế tại buổi diễn, hoặc tại rạp chiếu phim. Bên cạnh đó, nền tảng chiếu phim mà Sơn Tùng M-TP chọn lựa cũng cho phép khán giả có thể chủ động bắt giữ những khoảnh khắc ấn tượng của riêng họ bằng cách tua đến những câu nói, đoạn giai điệu hay hình ảnh đẹp mà họ ấn tượng, muốn xem kỹ lại. Tôi cũng rất vui và tự hào khi lần đầu tiên một bộ phim tài liệu về âm nhạc Việt Nam được phát cùng lúc trên 190 quốc gia, vùng lãnh thổ”.[89][90] Tùng phát hành album nhạc phim Sky Tour (Original Motion Picture Soundtrack) dưới định dạng tải kỹ thuật số và cho đặt trước vào ngày 8 tháng 6 năm 2020.[91] Album được phát hành cùng thời điểm khởi chiếu Sky Tour Movie. Album đạt vị trí 83 của bảng xếp hạng iTunes toàn cầu. Ngày 28 tháng 6 năm 2020, Sơn Tùng M-TP xác nhận “Có chắc yêu là đây” là đĩa đơn mở đường cho album phòng thu đầu tiên của anh, Chúng ta. Đĩa đơn này sẽ được phát hành chính thức vào ngày 5 tháng 7 năm 2020.[92] Ngày 15/12, anh chính thức tung ra poster đầu tiên giới thiệu sản phẩm âm nhạc thứ hai trong năm 2020. Cụ thể, nam ca sĩ sẽ chính thức trở lại đường đua Vpop vào ngày 20/12 , lúc 20 giờ 20 phút với ca khúc mang tên Chúng ta của hiện tại. MV chính thức của ca khúc sẽ có sự tham gia của nữ diễn viên Hải Tú – người vừa mới ký hợp đồng với công ty quản lý MTP Entertainment.[93] Phong cách nghệ thuật Ảnh hưởng Trong Chạm tới giấc mơ, Tùng kể lại rằng anh thường nghe ông bà hát Quan họ (một dòng nhạc dân gian của Việt Nam có nguồn gốc từ Hà Nội) khi còn bé; phong cách hát đặc trưng của dòng nhạc này đã ảnh hưởng đến cách hát các nốt trầm của anh và âm nhạc dân gian của Việt Nam đã truyền cảm hứng đến phong cách âm nhạc của anh sau này.[94] Tùng sau này lớn lên thường nghe các ca khúc của Quang Vinh, Chris Brown, Rihanna và Justin Bieber. Tùng cũng bị ảnh hưởng bởi nền hip hop thuộc giới “underground” của Việt Nam và các nhóm nhạc K-pop, bao gồm Big Bang, Super Junior và TVXQ.[95] Sau sự ra đi của nhà soạn nhạc An Thuyên vào năm 2015, anh nói rằng An Thuyên là người có ảnh hưởng lớn nhất đến phong cách nghệ thuật của anh và bày tỏ sự cảm kích khi nhà soạn nhạc đã bảo vệ anh trong cuộc tranh cãi tác quyền ca khúc “Chắc ai đó sẽ về” vào năm 2014.[96] Cùng xem nhiều hơn về TIỂU SỬ CA SĨ SƠN TÙNG M-TP .
1 note · View note
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes
thochothieunhi-blog · 7 years
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes
thonhatre-blog · 7 years
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes
thomamnonbe-blog · 7 years
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes
thochobe-blog · 7 years
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes
daycattocgiare · 3 years
Text
Tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh: "Tôi luôn thấy hình bóng nhạc sỹ Hoàng Vân bên cạnh"
Nhân kỷ niệm bốn năm ngày mất của nhạc sĩ Hoàng Vân, gia đình nhạc sĩ mới cho ra mắt hai cuốn sách về cuộc đời và âm nhạc của ông. Cuốn thứ nhất mang tên "Nhạc và Đời" (Viện Âm nhạc) bao gồm mười lăm bài lý luận phân tích về các ca khúc và tác phẩm khí nhạc tiêu biểu do các nhà lý luận âm nhạc, nhạc sĩ, nhạc trưởng nổi tiếng viết và gần một chục các bài nổi bật của nhiều nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ… viết về con người, cuộc đời của ông được tổng hợp từ nhiều năm. Phần phụ lục bao gồm danh sách tổng tập tác phẩm của ông hiện đã tìm được cũng như thư mục báo chí, sách, luận văn xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Tumblr media
Nhạc sĩ Hoàng Vân. (Ảnh: HG)
Cuốn thứ hai "Cho muôn đời sau" (Nhà xuất bản Kim Đồng) là một cuốn hồi ký - tiểu sử về cha mình thông qua các tác phẩm để đời của ông do con gái cả của nhạc sĩ Hoàng Vân – Tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh chắp bút.
PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với tác giả Lê Y Linh về cuốn sách này, cũng như những tình cảm chị dành cho cha.
Tôi lần giở từng kỷ vật cha để lại
Nguồn cảm hứng nào khiến chị quyết định viết cuốn sách "Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau" ?
- Cha tôi tạm biệt trần thế trong giấc ngủ ngày 4/8/2018 (19 tháng chạp âm lịch, vài ngày trước ông Táo). Khi ông mất đi, phải rất lâu sau tôi mới có đủ can đảm mở lại những ngăn kéo ở dưới giường ông nằm, nơi chứa những di vật của ông những năm cuối đời.
Mấy chiếc ngăn kéo rất lớn, nên mất cả ngày mới sắp xếp được lại gọn gàng.
Tôi lần giở từng kỷ vật cha để lại. Ba bốn cuốn tiểu thuyết cổ điển tiếng Pháp và tiếng Anh trong đó có Je suis compositeur (Tôi là một nhà soạn nhạc) của Arthur Honneger mà tôi tặng ông vài tháng trước khi mất và ông đang chép lại những chương, những đoạn đắc ý. 
Ba cuốn từ điển Hán − Việt, Anh − Việt, Pháp − Việt. Cuốn Thú chơi cổ ngoạn của Vương Hồng Sển. Một số bài báo viết về ông được các nhà báo gửi biếu, một cuốn tạp chí Âm Nhạc nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Nhạc sĩ. Một chiếc hộp nhạc mà lúc lên dây cót, mở ra có tiếng nhạc thánh thót phát ra ông mua cho tôi khi vào Sài Gòn cuối những năm 1970, trong hộp có hàng tập ảnh đen trắng bé tí tẹo của tôi ngày còn thơ bé.
Tumblr media
Vợ chồng nhạc sỹ Hoàng Vân cùng con trai Lê Phi Phi và con gái Lê Y Linh. (Ảnh: GĐCC)
Tôi lên dây cót và nghe lại bài Người tình Lara sau hơn bốn mươi năm, bài hát chủ đề của bộ phim Bác sĩ Zhivago, ông mua cho tôi bản dịch cuốn này cùng bao cuốn khác hồi còn niên thiếu. Số tạp chí Âm Nhạc có bài báo khi tôi bảo vệ luận án và một tập ảnh tôi ông đưa đi phóng ra từ chiếc ảnh nhỏ in trong bài báo. 
Những bài báo viết về buổi hòa nhạc tháng 6 năm 2005, khi Lê Phi Phi, em tôi, chỉ huy các tác phẩm khí nhạc của ông trong đó có Điện Biên Phủ. Rất nhiều bút và giấy nhưng không còn giấy nhạc nữa. Một cái triện và hộp mực cùng mấy cuộn giấy cổ dành cho việc viết thư pháp. Một tập nhạc thiếu nhi và thiếu niên khoảng 30 bài để riêng, 2 bài thơ.
Không có nhật ký, không có chuyện kể, chỉ có những bài báo, những bản thảo nhạc, những cuốn sổ tay sáng tác mà tôi dần dần tìm thấy ở các tủ trong căn nhà cổ mang màu thời gian từ hơn thế kỷ này. Ông không viết gì khác ngoài sáng tác nhạc, thơ và thư pháp. 
Ngay cả khi gần mất, ông không còn sáng tác nữa, ông cũng không bao giờ có dự định viết hồi ký. Khi ông còn sống, sau khi thu thập các tác phẩm của ông, mỗi lần định hỏi ông, định biên tập, định in, định công bố… thì ông đều từ chối. Chúng tôi chỉ thật sự có thể bắt tay được vào công tác lưu trữ sau khi ông mất.
Cuối năm 2020, tôi tạm coi là qua được một bước đầu tiên trong việc tìm kiếm, sưu tầm và phân loại các tác phẩm của nhạc sĩ và có ý định cho nó một hình hài nào đó, nhưng ý tưởng viết một cuốn sách về cha chưa thật sự hình thành. 
Một ngày cuối tháng 11/2020, trên đường về thăm mẹ giữa đại dịch, tôi đang cách ly y tế tại một khách sạn ở TP Hồ Chí Minh. Sáng đó tôi nói chuyện với cô bạn cùng phòng là nằm mơ thấy bố về nói chuyện rất vui. Đến trưa, sau một vài trao đổi, ý tưởng của cuốn sách dần hình thành và nhờ duyên ấy với NXB Kim Đồng, tôi đã có cơ hội để viết mặc dù lúc bắt tay vào viết tôi chưa hề có ý tưởng gì về bố cục và đường dẫn.
Chị xếp cuốn sách này vào thể loại nào?
- Bản thảo đầu tiên tôi đã thử viết như một người chấp bút viết lại hồi ký của ông, nhưng khi viết xong tôi không thấy bằng lòng. Đưa cho một hai người bạn quý đọc qua, họ cũng thấy cấu trúc có nhiều trúc trắc. Bởi vì đúng là phần đời tư "thật sự" chưa được đề cập nhiều, nếu viết về ông như ở ngôi thứ nhất e không thể hợp, tôi cũng không tin tưởng là mình có thể hiểu ông đến thế. 
Chính vì vậy tôi đổi lại hoàn toàn bố cục, nội dung và đường dẫn chủ đạo của cuốn sách theo như bản in này. Thú thật tôi cũng không nghĩ rằng độc giả chờ đợi được biết nhiều chi tiết hơn về đời tư của ông và đây có lẽ là một khiếm khuyết của cuốn sách, vì việc viết và kể chuyện cùng với đời tư không phải là một việc dễ dàng đối với khả năng của tôi.
Chúng ta có thể coi cuốn sách này như một công trình khảo cứu điểm lại những tác phẩm chủ chốt của nhạc sĩ Hoàng Vân được đặt vào hoàn cảnh lịch sử ra đời của chúng, với kỳ vọng là sẽ diễn tả được một phần nào sự hiện diện và vai trò của âm nhạc nói chung trong giai đoạn lịch sử liên quan. 
Qua những hồi ức được nghe bố, mẹ, và em tôi kể lại, qua việc đọc hàng trăm bài báo viết về tác phẩm và sự nghiệp của ông, tôi cố gắng dựng lại một phần môi trường gia đình và giáo dục, lịch sử và hoàn cảnh đã cho phép ông sáng tác những tác phẩm đã được ghi nhận. Sự ghi nhận ấy chủ yếu sẽ được trích dẫn qua lăng kính của các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu, nhà báo, đồng môn, đồng nghiệp của nhạc sĩ.
Nhạc sĩ Hoàng Vân như chị chia sẻ không viết hồi ký, nhật ký, chị đã bằng cách nào để có được những thông tin về sáng tác, về cuộc đời của ông?
- Vào năm 1994, tôi đề nghị ông chép lại một số bài được ưa chuộng nhất để phục vụ cho mấy buổi hòa nhạc tại Paris (10 ca khúc). Cũng năm đó, ông có liệt kê cho tôi một danh sách gồm khoảng 20 bài với tựa đề "Những tình khúc Hoàng Vân 1991-1994", nhưng rồi tôi đã không làm được gì hơn.
Tới năm 2000, tư tưởng học đường thôi thúc, tôi đã lên kế hoạch sưu tầm tác phẩm của ông và đã nhờ các bạn tới Đài Tiếng nói Việt Nam tìm lại tất cả các bản ghi âm tác phẩm của ông (hơn 100 bản thu). Nhưng sau đó trong vòng hơn mười năm, vì quá bận rộn cho việc hoàn thành luận án cũng như công cuộc mưu sinh ở nước ngoài nên tôi cũng chỉ giữ ở đó. Đến năm 2015, ngày ông ốm nặng, tôi tập hợp được một thùng tổng phổ, đưa đi scan (khoảng 150 ca khúc, trong đó có khoảng một nửa chưa công bố).
Tôi đã xa nhà gần ba mươi năm nên việc đầu tiên là phải tới gặp rất nhiều người đã làm việc, đã sống, đã có dịp gặp gỡ nhạc sĩ để xác định các nguồn tư liệu, lượm lặt thông tin, và tôi vô cùng cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp, người hâm mộ của ông suốt bao năm qua đã giúp tôi những công đoạn quan trọng. 
Cũng rất may mắn nữa là nhờ các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đã có được thêm những đầu mối khác để tiếp tục tìm kiếm tư liệu. Sau đó là việc, đọc báo, đọc sách, đọc tư liệu, khảo chứng… để phân tích và tổng kết các nguồn, đối chiếu thông tin, xác minh chéo, phân loại, sắp xếp bản viết, bản in, bản thu, truy tìm những tài liệu, những nhạc phổ, những bản thu còn thiếu. 
Em tôi, nhạc trưởng Lê Phi Phi, chuyên trách việc khôi phục và thậm chí phải nghe lại các bản thu để ghi âm lại thành nhạc phổ, hiệu đính, chỉnh sửa để bổ sung hoàn thiện kho tư liệu.
Sau ba năm, hiện chúng tôi đã thống kê được 700 tác phẩm dưới nhiều hình thức: hàng trăm video về nhạc sĩ và về tác phẩm, 170 bản thu, hơn 500 bản nhạc viết tay, hơn 200 bản nhạc đã được in, hơn 10 phim truyện, hơn 200 bài báo và sách viết về ông… 
Chúng tôi nghĩ rằng số tư liệu này có lẽ đã tập hợp được khoảng 70-80% số lượng tác phẩm của ông để lại. Hiện các tư liệu này đang dần dần được đưa trên trang web, bảo tàng số của ông, để bảo quản và vẫn tiếp tục được bổ sung đều đặn.
Tumblr media
Hai cuốn sách về nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được ấn hành. (Ảnh: GĐCC)
Cha tôi luôn đáp ứng những yêu cầu nhỏ nhặt của con gái
Xa nhà đã 30 năm để đi du học, ký ức nào về cha trong những năm tháng còn ở bên ông khiến khi nghĩ lại, chị thấy hạnh phúc và trân trọng nhất?
- Đó có lẽ là việc ông luôn có câu trả lời cho những câu hỏi của tôi, mặc dù tôi thuộc loại rất tò mò, điều gì tôi cũng hỏi. Ông như cuốn từ điển bách khoa đầu tiên tôi có trong cuộc đời.
Điều thứ hai là ông luôn đáp ứng các yêu cầu của con gái, từ những gì nhỏ nhặt. Ví dụ, ông đi công tác về được tặng chiếc bút rất đẹp, khi tôi hỏi xin ông lập tức lấy cho luôn. Thời gian công tác tại miền Nam, chỉ vì tôi muốn ăn chè Sài Gòn, ông đã từng mua mấy cốc, mang lên máy bay để về đưa cho con ăn thử.
Cuối cùng, có lẽ là việc ông mua cho tôi rất nhiều cuốn sách. Ngày bé, tôi là đứa mọt sách. Cha rất khuyến khích điều này và khi có sách mới lại tìm mua cho tôi. Đến bây giờ, trong tủ, tôi vẫn giữ rất nhiều đầu sách mà cha tặng.
Trong những lời cha dặn, tôi nhớ và áp dụng những câu sau đây mỗi ngày: "Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay", "Việc hôm nay chớ để ngày mai", "Khi có hai con đường, nên luôn luôn chọn con đường khó hơn", "Tái ông mất ngựa", "Vouloir c'est pouvoir" (nếu quyết tâm thì sẽ làm được), "Tout excès est mauvais" (cái gì quá cũng không tốt), "Khiêm tốn là một trong những ưu điểm lớn nhất ", "Tầm sư học đạo", "Không thầy đố mày làm nên".
Người ta thường nói con gái với cha có một sợi dây gắn kết đặc biệt. Chị có bao giờ cảm nhận được sự gắn kết này?
- Với tôi, ông lúc nào cũng hiện diện trong cuộc đời. Trong đó, có một ký ức mà tôi nhớ mãi, đó là đúng lúc ông lìa xa cõi đời, tôi đang sắp xếp vali để về Việt Nam thì bất chợt nói với chồng: "Em lo quá, nhà có hai ông bà, nếu bây giờ ông đi, bà chắc sẽ buồn lắm". Đúng một tiếng sau thì Lê Phi Phi (nhạc trưởng Lê Phi Phi, con trai nhạc sĩ Hoàng Vân – pv) gọi cho tôi, em nói rằng cha đã qua đời.
Tại Pháp, tôi có nhiều công việc, đôi khi cũng tồn tại khó khăn, vướng mắc. Từ lúc ông qua đời, mỗi lần như vậy, tôi lại nhắm mắt và lẩm nhẩm: "Bố ơi, bố giúp con với". Vậy là dường như mọi thứ tự nhiên lại thuận lợi, may mắn hơn… Tôi nghĩ có lẽ giữa tôi và cha, luôn tồn tại một sự giao cảm đặc biệt nào đó.
Nghĩ đến cha, có điều gí khiến chị thấy tiếc nuối?
- Cũng có những tiếc nuối, tiếc nuối là ông đã không được nhìn thấy danh sách và biết (vì lúc sinh thời ông không bao giờ tìm hiểu và cần biết) mình đã sáng tác hơn 700 tác phẩm. Tiếc là ông đã không được nghe bản thu của những tác phẩm viết cuối đời. 
Tiếc là ông đã không còn thời gian hoàn thành được một dự án về một bản giao hưởng lớn về loài người, về thời lập quốc như ông có mong khi đã ngoại tuổi tám mươi. Tiếc là nền giao hưởng và âm nhạc hàn lâm nước nhà với bao công sức và thành tựu của các đồng môn thế hệ ông và thế hệ sau đó hiện đã không bắt kịp nhịp phát triển của nước nhà trong những năm trở lại đây.
Cảm ơn những chia sẻ của chị!
Nhạc sĩ Hoàng Vân (tên khai sinh là Lê Văn Ngọ) sinh năm 1930 ở Hà Nội. Ông sáng tác từ năm 1951 và sớm nổi tiếng với các ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như Chiến thắng Hòa Bình, Tin chiến thắng, Chiến thắng Tây Bắc... Năm 1954, ông sáng tác bài hát nổi tiếng Hò kéo pháo. Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với nhiều ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, chèo, cải lương. Ông được trao Giải th��ởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
0 notes
thptngothinham · 1 month
Text
[Văn mẫu 7] Cảm nghĩ của em về Cuộc chia tay của những con búp bê hay nhất dành cho học sinh lớp 7 tham khảo, có kèm dàn ý cảm nghĩ về Cuộc chia tay của những con búp bê. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài. *** Dàn ý cảm nghĩ của em về Cuộc chia tay của những con búp bê 1. Mở bài – Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992. – Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài * Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn: + Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý. – Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. – Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy. – Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn. – Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình. – Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm. – Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. – Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh… – Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau. – Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh h��a không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. * Ao ước của hai anh em Thành và Thủy: – Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc. – Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau. 3. Kết bài – Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu. – Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó. – Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động. Trên đây là dàn ý cảm nghĩ về Cuộc chia tay của những con búp bê, cùng tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây được THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp với đề văn này em nhé! Bài văn mẫu hay nhất trình bày cảm nghĩ về Cuộc chia tay của những con búp bê Trong xã hội hiện nay, nhiều trẻ em đang bị bạo hành, không có một mái ấm gia đình đúng nghĩa. Không được đảm bảo quyền lợi của mình. Chính vì vậy, tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một câu chuyện vô cùng cảm động, là tiếng chuông cảnh tỉnh người lớn, khi đối xử với trẻ nhỏ Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Thành và Thủy hai em rất yêu thương và che chở cho nhau từ khi còn thơ bé. Họ có nhiều kỷ niệm chung gắn bó với nhau hồi lớp năm khi áo Thành bị rách Thủy đã đem kim chỉ ra sân khâu vá cho Thành. Một biểu hiện giản dị, những thể hiện tình cảm gắn bó của hai anh em. Đi học đi chơi hai anh em cũng đều có nhau. Nhưng rồi sóng gió gia đình xảy ra, bố mẹ ly hôn, hai em mỗi người một nơi. Sự đau khổ hằn lên khuôn mặt của hai đứa trẻ vô tội. Thủy thì chỉ biết khóc nức nở, trong khi đó anh trai Thanh thì cắn chặt môi để tiếng khóc nén lại trong lòng không bật lên thành tiếng. Những giọt nước mắt khi cha mẹ chia lìa đôi ngả, anh em ly tán, tan nát Tác giả đã dùng những lời lẽ chân thành của mình để miêu tả cuộc chia ly
ấy, khiến cho người đọc không khỏi nghẹn ngào, xúc động vì những tình cảm chân thành, mộc mạc mà trẻ thơ dành cho nhau. Khi bố mẹ chia tay nhau, mọi thứ trong gia đình cũng đều chia đôi. Đến cả những món đồ chơi của hai anh em cũng được mẹ bảo chia đôi, khiến cho hai anh em vô cùng buồn khổ. Thành muốn “nhường”  lại hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ cho cô em gái của mình là Thủy. Nhưng Thủy lại sợ anh chia đôi hai con búp bên nên vội nói ”Sao anh ác thế? Anh định chia rẽ chúng sao?”. Nhưng rồi cô bé lại sợ không có vệ sĩ thì không có người canh gác cho anh ngủ. Điều này thể hiện tình cảm của Thủy dành cho anh trai mình vô cùng sâu sắc, một cô em gái nhỏ giàu tình cảm luôn lo lắng cho những người thân yêu của mình. Nghĩ thế nên Thủy quyết định để lại hết hai con búp bê lại cho Thành anh trai của mình. Hai con búp bê mãi mãi sẽ không phải rời xa nhau như Thủy và Thành. Hành động này của cô bé khiến người đọc vô cùng cảm động, cảm thấy em dường như lớn hơn tuổi thực của mình biết suy nghĩ vô cùng sâu sắc, thấu tình đạt lý, biết hy sinh chịu thiệt thòi cho người mình yêu thương. Cuộc chia tay của Thủy với mái trường, thầy cô, bạn bè thân thiết, cũng khiến cho người đọc không ngăn được dòng lệ của mình, khi cô bé nói “Mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Câu nói của Thủy khiến cô giáo bàng hoàng, mặt tái đi vì đau đớn. Một cô bé đang tuổi ăn tuổi chơi nhưng từ nay không được tới trường, đánh mất tuổi thơ vui vẻ để bước vào cuộc sống, mưu sinh vất vả. Tác giả Khánh Hòa với những câu văn đầy nhân văn, giàu cảm xúc của mình đã khiến người đọc cảm nhận được sự mất mát quá lớn của những đứa trẻ khi gia đình tan vỡ, khiến các em phải trưởng thành sớm, và đánh mất đi tuổi thơ vui vẻ, thơ ngây hồn nhiên của mình. Qua tác phẩm của mình tác giả muốn gửi gắm tới những người lớn hãy biết sống tích cực hơn đừng để trẻ con phải gánh chịu những hậu quả do gia đình ly tán. Bởi trong bất kỳ cuộc chia ly nào thì trẻ nhỏ luôn là người gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất. Tham khảo thêm bài văn mẫu Cảm nghĩ của em về nhân vật Thành Một số bài làm tham khảo khác cùng chủ đề Bài mẫu 1 Cảm nhận của em sau khi đọc tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện. Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em. Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”. Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này. Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dường như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa.
Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặt Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành. Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Hai con búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ. Khi tác giả kể về khoảnh khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. Cũng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa. Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng. Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ��ơm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc. Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào? Bài mẫu 2 Bài học rút ra từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê Cuộc chia tay của những con búp bê nằm trong hệ thống văn bản nhật dụng với chủ đề chính về quyền trẻ em. Văn bản làm người đọc vô cùng xúc động trước cuộc chia tay đầy nước mắt của hai anh em hơn thế còn cho thấy vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với trẻ thơ. Trong tác phẩm diễn ra ba cuộc chia tay: cuộc chia tay của Vệ Sĩ và Em Nhỏ (hai con búp bê của anh em Thành Thủy), cuộc chia tay của hai anh em Thành Thủy, cuộc chia tay với lớp học. Nguyên nhân của tất cả các cuộc chia tay này đều xuất phát từ sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân của cha mẹ Thành Thủy. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi” – người anh là người trong cuộc chứng kiến và chịu những đau khổ, bất hạnh của cuộc chia li này nên câu chuyện diễn ra vô cùng chân thực, cảm động. Trước khi hai anh em chia li là những lời tâm sự thẫm đẫm nước mắt, đọc đến đây có lẽ không ai có thể cầm được nước mắt trước tình cảnh đau lòng của chúng. Thủy khóc cả đêm trước ngày lên xe theo mẹ về quê, “đôi mắt tuyệt vọng”, “buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều”. Người anh cũng chẳng thể khá hơn, dù đã cố gắng kìm nén sự đau khổ nhưng “nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo”. Làm sao có thể không đau đớn, xót xa cho được khi giây phút chia tay của hai anh em mỗi lúc một gần hơn. Việc cha mẹ li hôn như một tai họa nặng nề giáng xuống đầu hai anh em. Thành lo sợ sẽ phải xa em mãi mãi, em không muốn tin điều ấy và chỉ mong đó chỉ là một giấc mơ thôi. Thành kinh ngạc khi thấy cảnh vật, con người vẫn như hôm qua, hôm kia, vẫn diễn ra đông vui tấp nập, nắng vẫn vàng ươm mà cuộc sống của hai em lại tăm tối ảm đảm khôn cùng. Sự đối lập giữa ngoại cảnh và tâm cảnh càng thể hiện rõ hơn tâm trạng bơ vơ, thất vọng của em. Nhưng đọng lại trong tâm trí người đọc còn là tình cảm anh em thắm thiết sâu nặng, sự quan tâm, chăm sóc của hai đứa trẻ tội nghiệp với nhau. Thủy quan tâm đến anh từ những việc nhỏ nhất như vá áo cho anh để mẹ khỏi mắng, lấy con Vệ Sĩ đặt lên đầu giường nhằm canh giấc ngủ cho anh, khi chia đồ chơi cũng nhường hết cho anh, và kiên quyết để lại con búp bê để canh cho anh giấc ngủ.
Em quả là một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, có tâm hồn vị tha, tấm lòng yêu thương cao cả. Thủy không những thương anh mà còn thương cả những con búp bê, không muốn chúng bị chia lìa. Thành sau khi nhận ra sự quan tâm, chăm sóc ân cần của em, cậu đã hiểu những sai lầm của mình, mải chơi mà ít quan tâm đến em. Bởi vậy, từ đó chiều nào Thành cũng đón em từ trường về, nhường tất cả đồ chơi cho em,… Những cử chỉ, suy nghĩ của hai anh em đã cho thấy tình cảm yêu thương, sự quan tâm săn sóc nhau của chúng thật đẹp đẽ, nồng ấm. Cuộc chia tay của Thủy với lớp và cô giáo cũng khiến người đọc vô cùng xúc động. Trong lần chia tay này có lẽ chi tiết xúc động nhất chính là khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút nhưng em không dám nhận vì: “em không được đi học nữa” “nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”, đọc đến đây có lẽ chúng ta không thể cầm được nước mắt về lời chia sẻ chân thật mà cũng hết sức đau lòng của em. Thủy không chỉ bị tước đi quyền được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc mà còn bị tước đi quyền học tập, vui chơi. Em buộc phải lao mình vào vòng xoáy cuộc sống kiếm tiền ngay từ khi còn nhỏ. Sau những giờ phút chia tay bạn bè, lớp học thời khắc đau đớn nhất của Thành và Thủy cũng đến. Thủy như ngươi mất hồn, leo lên xe, theo mẹ về quê. Những lời em dặn dò thật xúc động biết bao “bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…” và hành động đầy lòng vị tha: Thủy tụt xuống xe, chạy về chiếc giường đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ. Chi tiết làm người đọc thắt lòng. Dù hai anh em phải chia tay nhưng tình cảm của họ thì mãi không thể chia cắt, để hai con búp bê cạnh nhau cũng thể hiện mơ ước mãi mãi không chia lìa của Thủy. Tác phẩm không chỉ hay về nội dung mà con hấp dẫn ở nghệ thuật. Trước hết văn bản xây dựng tình huống truyện độc đáo, mượn cuộc chia tay của hai con búp bê để nói về cuộc chia tay đầy cảm động, xót xa của hai anh em Thành, Thủy. Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc, lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, chân thành, giọng kể tự nhiên nên có sức lay động lớn. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn khá sâu sắc, khai thác tâm trạng của hai anh em qua những tình huống khác nhau. Bằng những nét đặc sắc về nghệ thuật tác giả đã cho thấy tình cảm anh em thắm thiết, sâu nặng. Đồng thời qua câu chuyện éo le, đầy xúc động này Khánh Hoài cũng gửi gắm đến người đọc thông điệp sâu sắc: gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là với trẻ em. Mọi người cần có ý thức, trách nhiệm giữ gìn và vun đắp tổ ấm gia đình để trẻ em được sống và phát triển trong môi trường tốt nhất. » Tham khảo thêm: Phân tích nhân vật hai anh em Thành và ThủyHướng dẫn soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn nhất
0 notes
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes
thochobe-blog · 7 years
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes
daycattocgiare · 3 years
Text
Tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh: "Tôi luôn thấy hình bóng nhạc sỹ Hoàng Vân bên cạnh"
Nhân kỷ niệm bốn năm ngày mất của nhạc sĩ Hoàng Vân, gia đình nhạc sĩ mới cho ra mắt hai cuốn sách về cuộc đời và âm nhạc của ông. Cuốn thứ nhất mang tên "Nhạc và Đời" (Viện Âm nhạc) bao gồm mười lăm bài lý luận phân tích về các ca khúc và tác phẩm khí nhạc tiêu biểu do các nhà lý luận âm nhạc, nhạc sĩ, nhạc trưởng nổi tiếng viết và gần một chục các bài nổi bật của nhiều nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ… viết về con người, cuộc đời của ông được tổng hợp từ nhiều năm. Phần phụ lục bao gồm danh sách tổng tập tác phẩm của ông hiện đã tìm được cũng như thư mục báo chí, sách, luận văn xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Tumblr media
Nhạc sĩ Hoàng Vân. (Ảnh: HG)
Cuốn thứ hai "Cho muôn đời sau" (Nhà xuất bản Kim Đồng) là một cuốn hồi ký - tiểu sử về cha mình thông qua các tác phẩm để đời của ông do con gái cả của nhạc sĩ Hoàng Vân – Tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh chắp bút.
PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với tác giả Lê Y Linh về cuốn sách này, cũng như những tình cảm chị dành cho cha.
Tôi lần giở từng kỷ vật cha để lại
Nguồn cảm hứng nào khiến chị quyết định viết cuốn sách "Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau" ?
- Cha tôi tạm biệt trần thế trong giấc ngủ ngày 4/8/2018 (19 tháng chạp âm lịch, vài ngày trước ông Táo). Khi ông mất đi, phải rất lâu sau tôi mới có đủ can đảm mở lại những ngăn kéo ở dưới giường ông nằm, nơi chứa những di vật của ông những năm cuối đời.
Mấy chiếc ngăn kéo rất lớn, nên mất cả ngày mới sắp xếp được lại gọn gàng.
Tôi lần giở từng kỷ vật cha để lại. Ba bốn cuốn tiểu thuyết cổ điển tiếng Pháp và tiếng Anh trong đó có Je suis compositeur (Tôi là một nhà soạn nhạc) của Arthur Honneger mà tôi tặng ông vài tháng trước khi mất và ông đang chép lại những chương, những đoạn đắc ý. 
Ba cuốn từ điển Hán − Việt, Anh − Việt, Pháp − Việt. Cuốn Thú chơi cổ ngoạn của Vương Hồng Sển. Một số bài báo viết về ông được các nhà báo gửi biếu, một cuốn tạp chí Âm Nhạc nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Nhạc sĩ. Một chiếc hộp nhạc mà lúc lên dây cót, mở ra có tiếng nhạc thánh thót phát ra ông mua cho tôi khi vào Sài Gòn cuối những năm 1970, trong hộp có hàng tập ảnh đen trắng bé tí tẹo của tôi ngày còn thơ bé.
Tumblr media
Vợ chồng nhạc sỹ Hoàng Vân cùng con trai Lê Phi Phi và con gái Lê Y Linh. (Ảnh: GĐCC)
Tôi lên dây cót và nghe lại bài Người tình Lara sau hơn bốn mươi năm, bài hát chủ đề của bộ phim Bác sĩ Zhivago, ông mua cho tôi bản dịch cuốn này cùng bao cuốn khác hồi còn niên thiếu. Số tạp chí Âm Nhạc có bài báo khi tôi bảo vệ luận án và một tập ảnh tôi ông đưa đi phóng ra từ chiếc ảnh nhỏ in trong bài báo. 
Những bài báo viết về buổi hòa nhạc tháng 6 năm 2005, khi Lê Phi Phi, em tôi, chỉ huy các tác phẩm khí nhạc của ông trong đó có Điện Biên Phủ. Rất nhiều bút và giấy nhưng không còn giấy nhạc nữa. Một cái triện và hộp mực cùng mấy cuộn giấy cổ dành cho việc viết thư pháp. Một tập nhạc thiếu nhi và thiếu niên khoảng 30 bài để riêng, 2 bài thơ.
Không có nhật ký, không có chuyện kể, chỉ có những bài báo, những bản thảo nhạc, những cuốn sổ tay sáng tác mà tôi dần dần tìm thấy ở các tủ trong căn nhà cổ mang màu thời gian từ hơn thế kỷ này. Ông không viết gì khác ngoài sáng tác nhạc, thơ và thư pháp. 
Ngay cả khi gần mất, ông không còn sáng tác nữa, ông cũng không bao giờ có dự định viết hồi ký. Khi ông còn sống, sau khi thu thập các tác phẩm của ông, mỗi lần định hỏi ông, định biên tập, định in, định công bố… thì ông đều từ chối. Chúng tôi chỉ thật sự có thể bắt tay được vào công tác lưu trữ sau khi ông mất.
Cuối năm 2020, tôi tạm coi là qua được một bước đầu tiên trong việc tìm kiếm, sưu tầm và phân loại các tác phẩm của nhạc sĩ và có ý định cho nó một hình hài nào đó, nhưng ý tưởng viết một cuốn sách về cha chưa thật sự hình thành. 
Một ngày cuối tháng 11/2020, trên đường về thăm mẹ giữa đại dịch, tôi đang cách ly y tế tại một khách sạn ở TP Hồ Chí Minh. Sáng đó tôi nói chuyện với cô bạn cùng phòng là nằm mơ thấy bố về nói chuyện rất vui. Đến trưa, sau một vài trao đổi, ý tưởng của cuốn sách dần hình thành và nhờ duyên ấy với NXB Kim Đồng, tôi đã có cơ hội để viết mặc dù lúc bắt tay vào viết tôi chưa hề có ý tưởng gì về bố cục và đường dẫn.
Chị xếp cuốn sách này vào thể loại nào?
- Bản thảo đầu tiên tôi đã thử viết như một người chấp bút viết lại hồi ký của ông, nhưng khi viết xong tôi không thấy bằng lòng. Đưa cho một hai người bạn quý đọc qua, họ cũng thấy cấu trúc có nhiều trúc trắc. Bởi vì đúng là phần đời tư "thật sự" chưa được đề cập nhiều, nếu viết về ông như ở ngôi thứ nhất e không thể hợp, tôi cũng không tin tưởng là mình có thể hiểu ông đến thế. 
Chính vì vậy tôi đổi lại hoàn toàn bố cục, nội dung và đường dẫn chủ đạo của cuốn sách theo như bản in này. Thú thật tôi cũng không nghĩ rằng độc giả chờ đợi được biết nhiều chi tiết hơn về đời tư của ông và đây có lẽ là một khiếm khuyết của cuốn sách, vì việc viết và kể chuyện cùng với đời tư không phải là một việc dễ dàng đối với khả năng của tôi.
Chúng ta có thể coi cuốn sách này như một công trình khảo cứu điểm lại những tác phẩm chủ chốt của nhạc sĩ Hoàng Vân được đặt vào hoàn cảnh lịch sử ra đời của chúng, với kỳ vọng là sẽ diễn tả được một phần nào sự hiện diện và vai trò của âm nhạc nói chung trong giai đoạn lịch sử liên quan. 
Qua những hồi ức được nghe bố, mẹ, và em tôi kể lại, qua việc đọc hàng trăm bài báo viết về tác phẩm và sự nghiệp của ông, tôi cố gắng dựng lại một phần môi trường gia đình và giáo dục, lịch sử và hoàn cảnh đã cho phép ông sáng tác những tác phẩm đã được ghi nhận. Sự ghi nhận ấy chủ yếu sẽ được trích dẫn qua lăng kính của các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu, nhà báo, đồng môn, đồng nghiệp của nhạc sĩ.
Nhạc sĩ Hoàng Vân như chị chia sẻ không viết hồi ký, nhật ký, chị đã bằng cách nào để có được những thông tin về sáng tác, về cuộc đời của ông?
- Vào năm 1994, tôi đề nghị ông chép lại một số bài được ưa chuộng nhất để phục vụ cho mấy buổi hòa nhạc tại Paris (10 ca khúc). Cũng năm đó, ông có liệt kê cho tôi một danh sách gồm khoảng 20 bài với tựa đề "Những tình khúc Hoàng Vân 1991-1994", nhưng rồi tôi đã không làm được gì hơn.
Tới năm 2000, tư tưởng học đường thôi thúc, tôi đã lên kế hoạch sưu tầm tác phẩm của ông và đã nhờ các bạn tới Đài Tiếng nói Việt Nam tìm lại tất cả các bản ghi âm tác phẩm của ông (hơn 100 bản thu). Nhưng sau đó trong vòng hơn mười năm, vì quá bận rộn cho việc hoàn thành luận án cũng như công cuộc mưu sinh ở nước ngoài nên tôi cũng chỉ giữ ở đó. Đến năm 2015, ngày ông ốm nặng, tôi tập hợp được một thùng tổng phổ, đưa đi scan (khoảng 150 ca khúc, trong đó có khoảng một nửa chưa công bố).
Tôi đã xa nhà gần ba mươi năm nên việc đầu tiên là phải tới gặp rất nhiều người đã làm việc, đã sống, đã có dịp gặp gỡ nhạc sĩ để xác định các nguồn tư liệu, lượm lặt thông tin, và tôi vô cùng cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp, người hâm mộ của ông suốt bao năm qua đã giúp tôi những công đoạn quan trọng. 
Cũng rất may mắn nữa là nhờ các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đã có được thêm những đầu mối khác để tiếp tục tìm kiếm tư liệu. Sau đó là việc, đọc báo, đọc sách, đọc tư liệu, khảo chứng… để phân tích và tổng kết các nguồn, đối chiếu thông tin, xác minh chéo, phân loại, sắp xếp bản viết, bản in, bản thu, truy tìm những tài liệu, những nhạc phổ, những bản thu còn thiếu. 
Em tôi, nhạc trưởng Lê Phi Phi, chuyên trách việc khôi phục và thậm chí phải nghe lại các bản thu để ghi âm lại thành nhạc phổ, hiệu đính, chỉnh sửa để bổ sung hoàn thiện kho tư liệu.
Sau ba năm, hiện chúng tôi đã thống kê được 700 tác phẩm dưới nhiều hình thức: hàng trăm video về nhạc sĩ và về tác phẩm, 170 bản thu, hơn 500 bản nhạc viết tay, hơn 200 bản nhạc đã được in, hơn 10 phim truyện, hơn 200 bài báo và sách viết về ông… 
Chúng tôi nghĩ rằng số tư liệu này có lẽ đã tập hợp được khoảng 70-80% số lượng tác phẩm của ông để lại. Hiện các tư liệu này đang dần dần được đưa trên trang web, bảo tàng số của ông, để bảo quản và vẫn tiếp tục được bổ sung đều đặn.
Tumblr media
Hai cuốn sách về nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được ấn hành. (Ảnh: GĐCC)
Cha tôi luôn đáp ứng những yêu cầu nhỏ nhặt của con gái
Xa nhà đã 30 năm để đi du học, ký ức nào về cha trong những năm tháng còn ở bên ông khiến khi nghĩ lại, chị thấy hạnh phúc và trân trọng nhất?
- Đó có lẽ là việc ông luôn có câu trả lời cho những câu hỏi của tôi, mặc dù tôi thuộc loại rất tò mò, điều gì tôi cũng hỏi. Ông như cuốn từ điển bách khoa đầu tiên tôi có trong cuộc đời.
Điều thứ hai là ông luôn đáp ứng các yêu cầu của con gái, từ những gì nhỏ nhặt. Ví dụ, ông đi công tác về được tặng chiếc bút rất đẹp, khi tôi hỏi xin ông lập tức lấy cho luôn. Thời gian công tác tại miền Nam, chỉ vì tôi muốn ăn chè Sài Gòn, ông đã từng mua mấy cốc, mang lên máy bay để về đưa cho con ăn thử.
Cuối cùng, có lẽ là việc ông mua cho tôi rất nhiều cuốn sách. Ngày bé, tôi là đứa mọt sách. Cha rất khuyến khích điều này và khi có sách mới lại tìm mua cho tôi. Đến bây giờ, trong tủ, tôi vẫn giữ rất nhiều đầu sách mà cha tặng.
Trong những lời cha dặn, tôi nhớ và áp dụng những câu sau đây mỗi ngày: "Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay", "Việc hôm nay chớ để ngày mai", "Khi có hai con đường, nên luôn luôn chọn con đường khó hơn", "Tái ông mất ngựa", "Vouloir c'est pouvoir" (nếu quyết tâm thì sẽ làm được), "Tout excès est mauvais" (cái gì quá cũng không tốt), "Khiêm tốn là một trong những ưu điểm lớn nhất ", "Tầm sư học đạo", "Không thầy đố mày làm nên".
Người ta thường nói con gái với cha có một sợi dây gắn kết đặc biệt. Chị có bao giờ cảm nhận được sự gắn kết này?
- Với tôi, ông lúc nào cũng hiện diện trong cuộc đời. Trong đó, có một ký ức mà tôi nhớ mãi, đó là đúng lúc ông lìa xa cõi đời, tôi đang sắp xếp vali để về Việt Nam thì bất chợt nói với chồng: "Em lo quá, nhà có hai ông bà, nếu bây giờ ông đi, bà chắc sẽ buồn lắm". Đúng một tiếng sau thì Lê Phi Phi (nhạc trưởng Lê Phi Phi, con trai nhạc sĩ Hoàng Vân – pv) gọi cho tôi, em nói rằng cha đã qua đời.
Tại Pháp, tôi có nhiều công việc, đôi khi cũng tồn tại khó khăn, vướng mắc. Từ lúc ông qua đời, mỗi lần như vậy, tôi lại nhắm mắt và lẩm nhẩm: "Bố ơi, bố giúp con với". Vậy là dường như mọi thứ tự nhiên lại thuận lợi, may mắn hơn… Tôi nghĩ có lẽ giữa tôi và cha, luôn tồn tại một sự giao cảm đặc biệt nào đó.
Nghĩ đến cha, có điều gí khiến chị thấy tiếc nuối?
- Cũng có những tiếc nuối, tiếc nuối là ông đã không được nhìn thấy danh sách và biết (vì lúc sinh thời ông không bao giờ tìm hiểu và cần biết) mình đã sáng tác hơn 700 tác phẩm. Tiếc là ông đã không được nghe bản thu của những tác phẩm viết cuối đời. 
Tiếc là ông đã không còn thời gian hoàn thành được một dự án về một bản giao hưởng lớn về loài người, về thời lập quốc như ông có mong khi đã ngoại tuổi tám mươi. Tiếc là nền giao hưởng và âm nhạc hàn lâm nước nhà với bao công sức và thành tựu của các đồng môn thế hệ ông và thế hệ sau đó hiện đã không bắt kịp nhịp phát triển của nước nhà trong những năm trở lại đây.
Cảm ơn những chia sẻ của chị!
Nhạc sĩ Hoàng Vân (tên khai sinh là Lê Văn Ngọ) sinh năm 1930 ở Hà Nội. Ông sáng tác từ năm 1951 và sớm nổi tiếng với các ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như Chiến thắng Hòa Bình, Tin chiến thắng, Chiến thắng Tây Bắc... Năm 1954, ông sáng tác bài hát nổi tiếng Hò kéo pháo. Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với nhiều ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, chèo, cải lương. Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
0 notes
thptngothinham · 2 months
Text
Giới thiệu về một nhân vật em yêu thích gồm tuyển tập những đoạn văn mẫu hay kể về một nhân vật mà em yêu thích (có thể là nhân vật văn học, nhân vật cổ tích, truyền thuyết, nhân vật hoạt hình,...) Bài tổng hợp những đoạn văn giới thiệu về nhân vật em yêu thích hay và độc đáo nhất dành cho các em tham khảo nắm được cách làm và tích lũy vốn từ ngữ cho nội dung bài văn của mình thêm phong phú. Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo ngay nhé ! Những đoạn văn giới thiệu về nhân vật em yêu thích của học sinh lớp 6 Một số đoạn văn giới thiệu về nhân vật văn học Mẫu số 1: Trong những nhân vật mà em đã học, em ấn tượng nhất là nhân vật Dế Mèn trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên". Đối với em, Dế Mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dế Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”. Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Mẫu số 2: Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi". Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt. Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải. Một số đoạn văn giới thiệu về nhân vật hoạt hình Mẫu số 1: Tuổi thiếu nhi chúng ta là cái tuổi thần tiên và cần phải mơ mộng về những điều tốt đẹp nhất và nhờ những bộ phim hoạt hình dí dỏm, đầy nhân văn mà thiếu nhi lại được hoà mình cùng với thế giới thần tiên lung linh, huyền ảo, tăng thêm sức sáng tạo. Khi còn nhỏ, tôi được xem qua rất nhiều bộ phim hoạt hình nhưng có lẽ thích nhất là được xem bộ phim dí dỏm Đô-rê-mon. Cái tên này có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn nhỉ? Đô-rê-mon là một chú mèo máy đến từ thế kỉ 22, cái nơi mà mọi thứ tối tân đều được sáng tạo đặc biệt là rô-bot. Có rất nhiều rô-bot nhưng phổ biến hơn cả là những chú rô-bot mèo máy. Không may thay, Đô-rê-mon là một chú mèo bị lỗi và bị vứt bỏ nhưng một cậu bé đã mua nó về.
Xui xẻo hơn, khi ở nhà, Đô-rê-mon bị chuột cắn rách tai nên có lẽ đây là chú mèo đầu tiên cụt tai. Về sau, Đô-rê-mon dùng cỗ máy thời gian để đến thế kỉ 21 để giúp Nô-bi-ta, cụ cố của cậu bé đã mua Đô-rê-mon và cuộc hành trình bắt đầu. Đây là một bộ phim rất ăn khách và Đô-rê-mon rất ấn tượng. Đây là một chú mèo mập ú nhưng lại rất dễ thương. Do khóc nhiều nên cậu từ màu vàng chuyển thành màu xanh nhưng Đô-rê-mon rất dễ thương. Yêu Đô-rê-mon quá! Mẫu số 2: Nếu như nói đến phim hoạt hình thì chúng ta không thể không nhắc đến vương quốc của phim hoạt hình đó chính là Walt Disney, và nhân vật mà em yêu thích chính là chú chuột Mickey vô cùng thông minh và dễ thương. Chuột Mickey là chú chuột với ngoại hình khác với các loài chuột khác, lúc nào chú cũng đeo một chiếc bao tay màu trắng, mặc chiếc quần màu đỏ và đi đôi giày màu vàng. Hình ảnh Chuột Micky nhanh nhẹn, hoạt bát, dễ thương in đậm trong lòng khán giả bao thế hệ. Micky thường vào vai nhân vật khôn ngoan, chỉn chu, điềm tĩnh, không bao giờ nổi giận mất khôn. Vì vậy, chú ít khi vướng vào những rắc rối bị đánh đập, bị quăng quật như Donal hay những nhân vật ngốc nghếch khác. Tuy nhiên, hình ảnh dễ thương của Mickey tung hứng với nhiều nhân vật khác khiến khán giả có những tràng cười bể bụng. Mẫu số 3: Nàng tiên cá là một nhân vật được xây dựng lên bằng trí tưởng tượng của con người. Họ là những mĩ nhân ngư vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Nửa thân trên mang hình dáng con người, nửa dưới là một chiếc đuôi lớn của loài cá. Chiếc đuôi của các nàng dát đầy vảy xanh óng ánh, tỏa hào quang trong nắng mặt trời. Các mĩ nhân ngư sở hữu những mái tóc dài, mềm như rong biển. Cặp mắt của các nàng xanh thẳm và sâu hun hút như đáy biển. Còn đôi môi luôn đỏ mọng đầy quyến rũ. Vẻ đẹp của các nàng đủ sức làm nghiêng ngả cả một thành trì, một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Theo truyền thuyết, nàng tiên cá là con gái vua Thuỷ Tề ngự trị dưới đáy biển sâu. Các nàng sống trong Cung điện bằng ngọc trai và san hô lộng lẫy. Chỉ thỉnh thoảng, vào những buổi sáng tinh sương hay chiều hoàng hôn muộn, các nàng lại rủ nhau ngoi lên mặt nước, tìm các đảo nhỏ chơi đùa, hát ca. Mỗi khi tiếng hát của các nàng vang lên, mặt trời cũng nghiêng mình lắng nghe, mây ngừng trôi, gió ngừng thổi, chim ngừng hót, ngất ngây trước sự réo rắt, ngân nga của tiếng hát. Tiếng đàn lia của vị thần nghệ thuật A-pô-lông cũng không thể sánh bằng. Một số đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong truyện cổ tích, truyền thuyết Mẫu số 1: Có lẽ ai đã đọc truyện "Thạch Sanh" đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Anh ấy không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quý và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Vì thật thà lắm nên bao lần anh bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, anh đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chàng trai ấy cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ gian nguy. Thạch Sanh đã giết được chằn tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ. Và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ. Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình.
Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh, anh đều sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ. Thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, anh tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hòa giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng. Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí em. Mẫu số 2: Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất. Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có. Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua. Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người. Mẫu số 3: Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện "Nàng tiên Ốc" được học trong chương trình Kể chuyện ở lớp Bốn. Nàng tiên hóa thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi khiến ai ai cũng yêu thích và có sự liên tưởng đến cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị giúp bà lão trong truyện "Tấm Cám". Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng. Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn.
Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt. Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau. Câu chuyện thật hay phải không các bạn, cuối cùng nàng tiên xinh đẹp cũng trở thành người con của bà cụ và được sống hạnh phúc bên mái ấm yêu thương rồi. -/- Vậy là Đọc Tài Liệu đã vừa giới thiệu tới các em những đoạn văn thú vị kể và giới thiệu về một nhân vật mà em yêu thích của các bạn học sinh lớp 6 trên cả nước. Hi vọng, qua việc đọc và tham khảo những bài viết ấy, các em sẽ nắm được cách làm và tích lũy được vốn từ vựng thật phong phú khi trình bày bài văn của mình.
0 notes
bloghealthcom · 3 years
Text
Hệ thống miễn dịch của mẹ có thể ảnh hưởng đến não của trẻ Update 06/2021
Bài viết Hệ thống miễn dịch của mẹ có thể ảnh hưởng đến não của trẻ Update 06/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Nghiên cứu cho thấy hoạt động hệ miễn dịch của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Các chuyên gia đã phát hiện ra chức năng não bộ của trẻ ngắn và dài hạn có thể chịu tác động bởi kích hoạt hệ thống miễn dịch trong tam cá nguyệt cuối cùng.
1. Nghiên cứu về hệ miễn dịch của mẹ và não bộ của trẻ
Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Khoa học Thần kinh ngày 26/02/2018 cho thấy hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi trong bụng. Nhiều yếu tố có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch - chẳng hạn như nhiễm trùng, căng thẳng, bệnh tật và dị ứng - dẫn đến phản ứng viêm và làm giải phóng các protein. Trước đây, nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra một số loại protein như thế có thể ảnh hưởng đến con cái của chúng. Tuy nhiên, ít người biết về tác động này ở con người.
Để tìm hiểu thêm, các nhà nghiên cứu đã theo dõi quá trình phát triển não bộ của trẻ trong tử cung, cho đến khi sinh và trong suốt quá trình mới biết đi. Phụ nữ trẻ mang thai (độ tuổi từ 14 - 19) là đối tượng được chọn, bởi họ có nguy cơ cao bị căng thẳng tâm lý xã hội và dẫn đến phản ứng viêm nhiễm. Kết quả phát hiện ra rằng chức năng não ngắn hạn và dài hạn của một đứa trẻ có thể bị ảnh hưởng nếu hệ miễn dịch của mẹ bị kích hoạt trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Cụ thể, sức khỏe của mẹ có dấu hiệu viêm nhiễm sẽ làm thay đổi nhịp tim thai nhi. Tiếp tục xem xét mối liên hệ giữa nhịp tim của thai nhi và hệ thần kinh, các nhà nghiên cứu cho biết phản ứng viêm ở hệ miễn dịch của mẹ đã bắt đầu có ảnh hưởng đến bé ngay cả trước khi sinh.
Trong vài tuần đầu tiên sau khi bà mẹ trẻ mang mức protein cao trong thai kỳ (báo hiệu tình trạng viêm nhiễm) sinh con, tiến hành quét MRI cho thấy kết nối giữa các vùng khác nhau trong não bộ của trẻ có sự gián đoạn. Những vùng não này được gọi chung là mạng lưới phục hồi, có nhiệm vụ lọc các kích thích đi vào não và xác định vùng nào cần được chú ý.
Theo giải thích của chuyên gia, bộ não của chúng ta liên tục tiếp nhận thông tin từ cơ thể và thế giới bên ngoài. Mạng lưới trên sẽ sàng lọc thông tin quyết định điều gì là quan trọng để hành động. Những xáo trộn hoạt động của mạng lưới này, cũng như các loại nhiễm trùng khác nhau và các tác nhân khác gây ra phản ứng miễn dịch của phụ nữ mang thai, có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt và rối loạn phổ tự kỷ.
Mối tương quan này không chỉ giới hạn ở thời kỳ sơ sinh, mà tiếp tục tồn tại cho đến thời kỳ trẻ mới biết đi. Khi trẻ được 14 tháng tuổi, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm và thấy sự khác biệt về kỹ năng vận động, phát triển ngôn ngữ cũng như hành vi của các bé có mẹ bị kích hoạt hệ miễn dịch khi mang thai.
Mặc dù các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh điều này, nhưng phát hiện mới trên đây đã chỉ ra rằng các dấu hiệu viêm trong máu của người m�� có thể liên quan đến những thay đổi ngắn hạn và dài hạn trong não của con cái. Từ đây, các chuyên gia sẽ xác định những cách để ngăn chặn tác động này và đảm bảo trẻ em phát triển theo cách lành mạnh nhất có thể - bắt đầu từ trong bụng mẹ và tiếp tục trong suốt thời thơ ấu cũng như khi trưởng thành.
Tumblr media
Hệ miễn dịch của mẹ đã bắt đầu có ảnh hưởng đến bé ngay cả trước khi sinh.
2. Cách tăng cường miễn dịch khi mang thai
Sau đây là những lời khuyên cơ bản để tăng cường sức khỏe của mẹ trong thai kỳ mà bạn có thể tham khảo:
Tuân thủ các khuyến cáo chung để tự bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát. Ví dụ như hạn chế đến nơi đông đúc, thường xuyên sát khuẩn tay, đeo khẩu trang đúng cách, ăn chín uống sôi...
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C (cam, ớt chuông, ổi...), chất sắt (thịt đỏ, rau lá xanh đậm, đậu,...) và các vitamin khác như A, B, D cũng như khoáng chất kẽm, axit béo,... để ngăn ngừa trạng thiếu máu và tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường, nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh. Lưu ý, thai phụ nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh để tránh hệ miễn dịch bị tổn thương.
Uống nhiều nước là một cách giúp tăng cường sức khỏe của mẹ trong thai kỳ vô cùng đơn giản và hiệu quả, nhưng lại ít được chú ý. Bổ sung đủ chất không chỉ giúp giải độc cơ thể qua việc bài tiết mồ hôi và nước tiểu, mà còn giữ ẩm, làm đẹp da. Thai phụ nên uống từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
Thai phụ nên vận động thể chất 20 phút/ ngày và duy trì 5 ngày/ tuần để giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh vặt trong thời tiết giao mùa. Hơn thế nữa, nỗ lực này còn giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức chịu đựng, thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Dừng tập luyện ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu bất thường.
Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Mẹ bầu nên ngủ đúng giờ và đủ giấc vì chất lượng giấc ngủ có thể giúp tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ, bởi căng thẳng hay buồn phiền có thể làm tăng hormone cortisol, khiến chức năng miễn dịch suy yếu. Tránh sử dụng các chất kích thích, thay vào đó là tập yoga cho bà bầu, thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc.
Tumblr media
Uống nhiều nước là một cách giúp tăng cường sức khỏe của mẹ trong thai kỳ vô cùng đơn giản và hiệu quả
Mặc dù phát hiện mới về mối tương quan giữa hệ miễn dịch của mẹ và não bộ của trẻ là rất có giá trị, tuy nhiên vẫn cần phải nghiên cứu thêm để hiểu đầy đủ về cơ chế kích hoạt hệ thống miễn dịch của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào. Nhìn chung trong giai đoạn sức khỏe của mẹ vốn bị suy giảm do thay đổi nội tiết tố, bà bầu càng phải cẩn trọng và tự chủ động bảo vệ mình tốt hơn.
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Ngoài ra, các thai phụ cũng được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai cũng như một số cách để hạn chế các bệnh lý thường gặp.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Nguồn tham khảo: webmd.com
source https://blog-health.com/he-thong-mien-dich-cua-me-co-the-anh-huong-den-nao-cua-tre/
0 notes