Tumgik
#dự ngôn thời mạt thế
thuvientamlinh · 2 years
Text
Từ Chuyện Trương Quả Lão Cưỡi Lừa Ngược, Hé Mở Dự Ngôn Chấn Động Thời Mạt Kiếp - Tâm Linh Cuộc Sống
Từ Chuyện Trương Quả Lão Cưỡi Lừa Ngược, Hé Mở Dự Ngôn Chấn Động Thời Mạt Kiếp – Tâm Linh Cuộc Sống
⭕ Ưu đãi đặc biệt cho khán giả của Tâm Linh Cuộc Sống 👉 Nhập mã ‘tamlinhcuocsong’ giảm thêm 10% khi mua dầu gội phủ bạc LACO tại Thảo Dược Bình Minh 🛒 https://thaoduocbinhminh.com/san-pham/dau-goi-phu-bac-laco/ _______________ Luyện đan tu Đạo phản quy Chân Trong động ẩn mình biết bao xuân Cỏ dại một màu non xanh ngát Hoa tươi nhàn nhã với bạch vân Gió lay khóm trúc như tiếng ngọc Nước bắn chu sa…
View On WordPress
0 notes
cuonglightning · 5 years
Text
Gửi các cháu sắp thi đại học
Các cháu thân mến,
Vài ngày nữa là các cháu lại dự một kỳ thi tuyển sinh đh đầy gian nan và vất vả như cách đây 10 năm chú Mị từng phải trải, buồi nguồi nhớ chuyện xưa chú Mị lại viết ra đây vài dòng cho các cháu như kể về một tấm gương đạo đức sáng ngời và những lời khuyên chân thành đẫm nước mắt nhất.
Các cháu ạ, Vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nhác học, chú Mị của các cháu từng là học sinh giỏi văn cấp xã và từng đứng đầu trường cấp 2 môn văn 3 năm liên tiếp, nhưng vì chữ xấu và viết sai chính tả quá nhiều nên chú không thể vươn mình ra biển lớn như bao người kỳ vọng. Thế rồi sau đó chú đỗ vào 1 trường cấp 3 hạng 2 của huyện và được sắp xếp vào một lớp chọn chuyên B của cái trường huyện nghèo nàn thuộc vùng trung du miền núi xứ Thanh đầy bất khuất ấy. Chú chắc mẩm rằng bố mẹ chú đã mơ mộng về một tương lai tươi rạng nơi cậu trai cả của họ sẽ là một bác sĩ thú y đẳng cấp chuyên chữa bệnh ỉa cứt cò cho gà hoặc một nhà sinh vật học tầm cỡ với những nghiên cứu xếp hàng thế giới đại loại như bọ xít quan hệ như thế nào với bộ phận sinh dục nhỏ như vậy hoặc hoa đít ngựa dụ lũ ruồi chui và lỗ đít mình ra làm sao mây mây và mây mây... nhưng không, Chú quyết định đạp đổ viễn cảnh tươi đẹp đó của bố mẹ chú và dồn hết sức lực vào học khối A bởi một lý do vô cùng đơn giản rằng lũ con gái khối A thông minh hơn và đéo có chuyện nhỏng nhẻo bánh bèo như bọn khối khác (mãi sau này chú mới biết rằng chú hoàn toàn sai lầm vì lũ con gái chỗ quái nào cũng đều nhõng nhẽo và có phần bánh bèo trong máu như nhau cả). Trời đất run rủi thế nào sau 3 năm học hành vất vả tiêu tốn của mẹ chú nhiều tạ gạo cùng hàng trăm nghìn đồng học thêm học nếm trường gần trường xa thì chú đã xuất sắc đậu vào một trường đại học ngoài Hà Nội bằng khối C với số điểm cao đến mức chú cũng ko bao giờ có thể tin nổi 23,75 chưa kể điểm cộng và lọt vào top 1 điểm ban C cao nhất trường chú dạo đó, oách vkl =))) 
Câu chuyện học hành cuộc đời chú tưởng chừng như êm ả tại ngôi trường đh mang tên Hà Nội iu ni vờ sờ ti ợp biu ri nít en tếch no lo ri (tên trường nên xin phép viết đậm và in nghiêng để tỏ lòng tôn kính) viết tắt là HUBT (Hay Uống Bia Tươi) một ngôi trường chuyên đào tạo những nhân tài của đất nước nằm ẩn hiện dưới gầm cầu Vĩnh Tuy đầy bụi và rác. Nhưng một lần nữa chú đã chứng minh cho nhân loại biết rằng cuộc đời này quá đỗi êm đềm và nhàm chán tới mức chú tự bóp dái mình và tạo ra khó khăn cho game thêm phầm hấp dẫn. Chú vác tấm bằng đại học cử nhân du lịch trên tay bôn ba đi khắp các nẻo đường đất nước. Từ miền Nam chú ngược ra Bắc mang theo câu hò điệu lý 9 dòng sông, làm hết tour guide, chuyển sang điều hướng, rồi chạy về làm văn phòng, xong qua quản lý khách sạn... Nhưng rồi chú thấy chán, chán tới mức chú quyết định bỏ việc vì ngấy tận cổ cái  nghề du lịch cùng viễn cảnh cuộc đời lúc nào cũng chỉ đi và đi, làm và làm chẳng có đủ time để gặp gỡ bạn bè, để về thăm gia đình, để dành thời gian cho mình... Nhưng đấy chỉ là phụ vấn đề chủ yếu là chú làm mất cmn bằng đh rồi  =)))) Chú đánh mất tấm bằng đh của mình lúc nào không biết, và thậm chí chú còn chẳng buồn đi làm lại nữa bởi khi phát hiện ra mình bị mất bằng đại học chú đã quyết định định hướng chuyển sang nghề mới làm. Chú bỏ công việc lương ổn định đều đều, đi làm không công cho một công ty truyền thông 3 tháng để học việc rồi chấp nhận ở thêm 1 năm với mức lương rẻ mạt để trau dồi kiến thức nghề bằng cách thực tế những dự án nhỏ. Hiện tại chú đã làm nghề marketing online này được 5 năm và khi nghe tới nghề của chú thì rất nhiều bạn bè, em ún cùng một vài mqh xã giao thường inbox riêng nhờ chú cài win hộ =)) Chú cũng không biết vì sao họ nghĩ tới cài win hộ nhưng với việc bỏ ngang tấm bằng đh của mình hiện nay chú đã giữ trong tay số nợ lên tới vài trăm triệu cho riêng mình :)) Định hướng tương lai của chú là tìm được một cô vợ xinh đẹp là con một của một gia đình có công ty triệu đô nào đó còn sót lại ngoài kia. Với châm ngôn “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó đó không phải là lỗi của bạn nhưng nếu bạn để bố vợ mình nghèo khó thì đó chắc chắn là lỗi của bạn” =))
Nói đúa thế nhưng chú kể ra đây không phải để cổ súy cho các cháu rằng không cần học đh cũng sống được, đm thằng nào nói thế cứ vả thẳng vào mõm cái lũ xàm lz ăn tục nói phét và sống nhờ những lời sáo rỗng đó cho chú Mị. Nhưng các cháu sẽ nhận thấy sớm thôi rằng dù các cháu có đậu đh hay không thì cuộc đời các cháu vẫn là do các cháu quyết định, có lúc chọn đi đúng, lúc chọn đi sai, nhưng vẫn là nên do các cháu quyết định, và khi quyết định rồi thì dù thế nào cũng hãy cố gắng làm hết sức với tất cả với lòng chân thành, nhiệt huyết và tôn kính dành cho lựa chọn đó, và quan trọng, cái gì lắm tiền thì làm :)). 
Chú Mị của các cháu
From chú with love :-*
18 notes · View notes
lemodo · 5 years
Text
Những người bạn đồng minh anh hùng
NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐỒNG MINH ANH HÙNG - Thưa các bạn, từ trước đến nay, đây là bài viết hay I, Trung thực, công= và lẽ phải I của một T/giả người Mỹ, nói về cuộc chiến máu lửa của VIỆT NAM.
Có bản tiếng Anh kèm theo ở dưới...xin mời đọc và nhận xét.--H.M.
NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐỒNG MINH ANH HÙNG
Đây là bản dịch từ nguyên tác có tựa Heroic Allies, Harry F. Noyes III. Tác giả là cựu chiến binh Việt Nam trong binh chủng Không Quân. Sau cuộc chiến trở về, ông lấy được văn bằng cao học về Nghiên Cứu Á Châu từ trường Đại Học Hawaii. Bài này được đăng trong tạp chí Vietnam, số tháng 8 – 1993.
Nguyễn Quân (dịch)
***
Người Lính VNCH
Họ vóc dáng nhỏ con, nói chuyện líu lo như chim hót, ưa thêm nước mắm vào mọi món ăn, và thường hay nắm tay nhau.
Không lạ gì lính Mỹ khi qua viễn chinh ở vùng Đông Nam Á - hầu hết đều là trai trẻ, học thức bình thường, được rập khuôn trong một xã hội quá cao ngạo và quá ít hiểu biết về những nền văn hóa khác – khó lòng cảm thông được với những người chiến binh Miền Nam VN.
Điều đáng tiếc hơn nữa là nhiều cựu chiến binh lúc trở về lại đi gia nhập vào hàng ngũ của những nhóm gây rối, trốn lính và hoạt đầu chính trị để bêu xấu danh dự của một đạo quân nay không còn có thể tự đứng ra bào chữa được mình. Nhục mạ một đạo quân đã mạng vong trong chiến trận do nước Mỹ bỏ rơi là một hành vi đê tiện, không xứng danh là người chiến binh Hoa Kỳ.
Chắc một số người sẽ cho rằng đìều khẳng định của tôi là quá đáng. Vậy chứ tôi phải làm thế nào để bào chữa cho họ đây? Mọi người đều 'cho' họ là một lũ bất tài, phản trắc và hèn nhát, phải như vậy không?
Không, hoàn toàn sai. Bài viết này sẽ trưng ra một vài chứng cớ hùng hồn để đánh đổ cái huyền thoại thô bỉ này, đồng thời cũng sẽ khảo sát xem do đâu phát sinh ra huyền thoại ấy.
Dĩ nhiên phải công nhận là quân lực Nam Việt không toàn hão. Người chiến binh của họ phải chiến đấu với những kẻ lãnh đạo tồi, những quân nhân hèn nhát, chịu đựng những cuộc khủng hoảng, những biến cố tai ương, bất lợi. Quân lực Mỹ ở Đông Nam Á cũng không hơn gì đâu.
Trên một số phạm vi như cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và lãnh đạo, quân lực Nam Việt thua bên phía Mỹ.Nhưng có ai trông mong gì khác hơn từ một quốc gia đang phát triển, mới vừa thoát khỏi ách thuộc địa lại phải lao đầu vào một cuộc chiến sinh tử với một quân thù hùng mạnh được cả một khối Cộng Sản hỗ trợ?
Thực tế mà nói, những nhược điểm của Nam Quân cũng hệt như của quân Mỹ thời chiến tranh Độc Lập của Hoa Kỳ (American War of Independence), dù rằng nước Mỹ hồi cuối thế kỷ thứ 18có nhiều điểm thuận lợi như: cái qui mô của cuộc Chiến Tranh Cách Mạng (Revolutionary War) nhỏ hơn và dễ chi phối hơn; quá trình thuộc địa Hoa Kỳ đã giúp hình thành được những chính quyền tự phát địa phương, cho phép đất nước này hun đúc nên những vị lãnh tụ tài ba thật sự; quân Anh không quá ngoan cố như quân BV; và quân đồng minh Pháp thời bấy giờ đã không bỏ rơi nước Mỹ non trẻ như kiểu người Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam.
Nhưng dù sao chăng nữa, cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và ngay cả lãnh đạo đi chăng nữa vẫn chưa phải là những phẩm chất để dựa vào đó mà phỉ báng quân lực Nam Việt.
Có hai câu hỏi đánh động đến đề tài tranh cãi. Phải chăng người chiến binh Nam Việt thiếu chí khí, lòng quả cảm, sự can trường và lòng ái quốc mà người Mỹ đã nêu ra trong lời miệt thị và gán lên đầu họ mọi trọng tội vì đã đánh mất cái giá tự do của vùng Đông Nam Á? Quân Mỹ có khá gì hơn đồng minh của mình để dám khinh khi họ như vậy? Trả lời cho cả hai câu hỏi, tôi xin trân trọng khẳng định là 'Không!'
Chứng cớ quá rõ ràng. Trận Tổng Công Kích Tết 68 coi như sẽ đập tan được ý chí chiến đấu của Nam Việt. Thay vì bỏ cuộc, quân NV đã kháng cự mãnh liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào tan rã hay tháo chạy. Ngay cả cảnh sát cũng chiến đấu, họ đương đầu với quân chính qui đối phương trang bị bằng vũ khí hùng hậu với chỉ bằng những khẩu súng Colts. Dựa theo báo cáo, sau trận này số người xin đăng lính cao đến nỗi chính quyền của quốc gia này phải đình hoản bớt việc thu nhận thêm tân binh.
Sài Gòn - Mậu Thân 1968
Trong cuộc Tổng Tấn Công năm 72, quân trú phòng NV bị vây hãm tại An Lộc đã giữ vững được vị trí của mình trước một lực lượng ghê gớm của quân thù cả về người lẫn hỏa lực kinh hồn của đại pháo và hỏa tiễn. Sau trận này tôi được tiếp xúc với một cố vấn Mỹ để nghe tường thuật lại mẫu chuyện một tiểu đội lính NV trong vùng được cử công tác thanh toán ba chiến xa, đã hành động như thế nào. Họ chu toàn nhiệm vụ hạ được một chiếc, rồi quyết định tìm cách bắt sống hai chiếc còn lại. Theo tôi nhớ thì họ chộp được một chiếc còn một chiếc bỏ chạy, thế là mấy người lính chạy bộ rượt theo đến cuối đường. Việc thi hành thượng lệnh của mấy người lính này có thể không đúng tác phong quân kỷ, nhưng lối hành xử cho thấy tinh thần chiến đấu cao và thế chủ động mà mọi binh sĩ NV đều có. Dĩ nhiên điều tôi kể chưa đủ để bào chữa được cho lời tố giác tội hèn nhát.
Để minh chứng hơn, hãy nhìn vào Nam Việt Nam ở thời điểm cuối cùng vào năm 1975 khi đất nước này đang trong tình trạng tuyệt vọng khi biết rõ Mỹ không ra tay cứu giúp nữa (cả nhiên liệu lẫn đạn dược). Thế mà một đơn vị NV tầm cở một sư đoàn đã cầm chân được bốn sư đoàn BV trong suốt hai tuần giao tranh ác liệt tại Xuân Lộc. Chỉ riêng một trận này thôi sự anh dũng còn nổi bật hơn bất kỳ một chiến công nào có thể tìm thấy trong chiến sử Hoa Kỳ. Quân NV sau đó đành phải lui binh vì không quân của họ không còn bom để yểm trợ chiến đấu.
Xuân Lộc - 1975
Có lần tôi xem được một phim tài liệu truyền hình do một phóng viên người Úc quay tường thuật về cuộc chiến. Khác với các phóng viên HK, anh ta dành hết thời gian bên cạnh các binh sĩ NV. Anh ta ghi rõ tinh thần chiến đấu của Nam quân bằng những thước phim của mình. Anh còn kể rằng anh từng ghé qua một làng do địch kiểm soát và nghe nói lại rằng lính CS còn sợ lính NV hơn cả lính Mỹ. Lý do chính là lính Mỹ bao giờ cũng ồn ào, nên khi nào lính Mỹ đến là họ biết ngay. Chỉ vậy thôi thì có gì họ phải kinh sợ nếu quân NV không là những chiến binh nguy hiểm.
Tuy vậy, chứng cớ quan trọng nhất chứng tỏ ý chí chiến đấu của quân nhân Miền Nam đến từ hai sự kiện hiển nhiên, những sự kiện vốn thường hay bị lãng quên hoặc che giấu để che đậy sự thất bại của người Mỹ ở Việt Nam.
Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh VN đã khởi sự đâu đó bảy năm trước khi lực lượng chính của Hoa Kỳ đổ đến và sau đó lại tiếp tục thêm chừng năm năm sau khi quân Mỹ rút ra. Trong khoảng đó phải có ai đó đang chiến đấu mà kẻ đó là người Miền Nam chứ còn ai khác hơn.
Sự kiện thứ hai: Quân đội NV thiệt mất một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Theo tỉ lệ dân số thì tương đương hai triệu lính Mỹ chết (một con số gấp đôi tỗn thất của Mỹ trong tất cả các chiến tranh gộp lại). Cho rằng người ta không chịu chiến đấu thì sao họ lại chết nhiều như vậy.
Vậy thì do đâu mà NV phải chịu mang tai tiếng xấu?
Dĩ nhiên có lúc họ tỏ ra bất tài và hoảng loạn. Lính Mỹ cũng vậy thôi. Tôi biết một câu chuyện qua một đơn vị trưởng pháo binh HK rằng khi hay tin đại đội bộ binh bảo vệ mình bị địch đánh tan tành, các pháo thủ đâm hốt hoảng bắn loạn xạ khiến đám quân yểm trợ này hoảng loạn chạy có cờ giữa hai lằn đạn.
Một biến cố đơn thuần đó không thể đem ra mà gán cho cả quân lực HK là hèn nhát thì thỉnh thoảng có sự tan hàng của người đồng minh của nước Mỹ cũng không có nghĩa là tất cả chiến binh Miền Nam là hèn. Thế mà có kẻ lại suy nghĩ như vậy, qua cách nói bởi một số cựu chiến binh, bởi những chính trị gia muốn bào chữa cho một chính quyền Mỹ đã để cho Nam VN bị suy vong.
Sự thật được minh bạch hơn qua mẫu đối thoại sau đây phát xuất từ hai thế kỷ trước, khi một phụ nữ Anh hỏi viên công tước xứ Wellington rằng lính Anh có bao giờ bỏ chạy trên chiến trường không.
Viên công tước đáp, 'Ngoài chiến trường người lính nào cũng có bỏ chạy cả, thưa bà!'
Một nghiên cứu qua loa trong quân sử cũng xác minh được điều này. Những trận đánh thời Nội Chiến (Civil War) cho thấy sự can trường lẫn sợ hãi liên tục khi lên khi xuống, cả những đơn vị phe Confederate lẫn Union thoạt đầu xông pha rất hăng hái, sau đó co cụm lại rồi bỏ chạy trước hỏa lực kinh hồn trước khi tập hợp lại tiếp tục chiến đấu. Chưa có đạo quân nào tự cho mình có nhiều hành động hy sinh anh hùng bằng hai đạo quân này, tuy nhiên họ cũng có lúc chạy tán loạn nơi một chiến trường quá đẫm máu.
Văn sĩ S. L. A. Marshall mô tả sự hoảng hốt bỏ chạy của một đơn vị bộ binh HK thời Đệ Nhị Thế Chiến khi quân cảm tử Nhật vừa tấn công vừa hò hét. Đơn vị thứ hai nằm lại quyết chiến và nhanh chóng tiêu diệt hết đám quân Nhật (chừng 10 tên) và vở lẽ ra là đa số bọn chúng không có võ khí.
Nếu sự việc tương tự xảy đến với một đơn vị Nam Việt, những tên tự xưng là học giả uyên thâm lập tức ra rả lập đi lập lại rằng ấy là chứng cớ rành rành về hành động khiếp nhược của quân đội Miền Nam.
Tại sao vậy? Chúng ta ắt đã ngầm có câu trả lời rồi. Mọi sự còn tùy là cái quân đội đó thuộc chủng tộc gì, nói thứ ngôn ngữ nào. Sự thật đốn mạt là cái quân đội Nam Việt phải chịu mang tai tiếng xấu bắt nguồn từ lòng kỳ thị chủng tộc lẫn tinh thần sô-vanh nước lớn của người Mỹ.
Tôi xin tự minh chứng về khuynh hướng bóp méo sự thật vốn tràn lan rộng khắp. Lúc vừa mới đặt chân đến Nam VN vào tháng Sáu năm 1969, lập tức tôi được chứng kiến những trường hợp bày tỏ thái độ ngu dốt và khinh miệt của một số người Mỹ dành cho người dân cũng như quân đội quốc gia này.
Các binh sĩ Mỹ trắng cũng như đen, luôn cả những người trong các dịch vụ thuộc dân sự như truyền thông báo chí thẩy đều như nhau. Thái độ căm ghét này dành cho xứ sở cùng dân tộc VN kinh khiếp thay lại có một sức mạnh truyền nhiễm kinh hồn.
Một viên đại úy Mỹ tôi được biết có trình độ tốt nghiệp đại học về ngành điện ảnh từ một trường có tiếng tăm (coi như họ được đào tạo để có cái nhìn chuyên môn hơn người thường). Có lần anh ta sau công tác tạm thời ở Thái Lan trở lại VN đã hết lời ca ngợi dân Thái.
'Dân Thái người ta họ cho con đi học đàng hoàng,' anh ta nói, 'khác với tụi nhỏ con của người Việt ở đây' . Khi tôi chỉ cho anh ta thấy không đâu xa mà ngay kế bên căn cứ còn có một trường học thì anh ta ngạc nhiên nhưng không hề tỏ ra ân hận về nhận xét của mình. Hằng trăm trẻ nhỏ trong đồng phục quần xanh áo trắng cắp sách đến trường mỗi ngày mà bất cứ ai có mắt đều nhìn thấy. Vậy mà tên làm phim này lại không.
Chua chát thay, dân VN vốn quí trọng sự học còn hơn dân Mỹ, họ đã nâng trình độ người đi học từ 20 lên đến 80 phần trăm dù chiến tranh đang dày xéo chung quanh (dù ngay cả các giáo viên vẫn thường xuyên bị sát hại bởi đối phương). Vậy mà vẫn còn bị tên làm phim này gán cho cái tội là một xứ sở không trường không lớp.
Vì phải viễn chinh nơi một xứ sở xa lạ, xa gia đình, người Mỹ này đã tự hun đúc cho mình một lòng thù ghét đất nước VN, hắn muốn tin rằng người Việt là đáng khinh. Do vậy, điều quan trọng đối với hắn là phải tin tưởng rằng người Việt không có trường học dành cho con cái họ; và chính cảm xúc đó làm mù đi thị giác của hắn.
Hãy nghĩ tưởng đến cảm tưởng của khối quân Mỹ ít học thức hơn khi phải trực diện với nền văn hóa xa lạ trong một môi trường đầy căng thẳng! Có lẽ ta không nên đổ lỗi cho các binh sĩ ấy về thái độ kém cõi của mình. Trời đất còn biết là giới chỉ huy HK chỉ nổ lực qua loa để giáo dục cho binh sĩ mình về đất nước VN và tính chất của cuộc chiến.
Tuy vậy, đó không phải là lý do để bào chữa cho các cựu chiến binh giả vờ cho là mình hiểu về những gì mình thấy ở VN. Ta phải tri ân các cựu chiến binh chiến tranh VN về đức tính quả cảm, sự hy sinh và lòng trung thành đối với tổ quốc. Nhưng tính quả cảm và sự hy sinh không đi đôi với sự hiểu biết. Chiến đấu ở VN không làm cho người lính thành những chuyên gia về đất nước hay cuộc chiến đó, cũng như có con không phải làm cho người mẹ trở thành một chuyên gia về khoa phôi thai (embryology) .
Những gì người lính Mỹ làm ở VN không dạy cho họ chi tiết hơn về nền văn hóa, xã hội, chính trị, vân vân và vân vân của Nam Việt. Một ít người Mỹ có học lỏm bõm được vài tiếng Việt; ngay cả có một vài người đọc được sách báo VN; và chẳng bao nhiêu người đọc sách vở viết về xứ sở Việt Nam bằng Anh ngữ.
Ngoại trừ các cố vấn, ít người Mỹ nào làm việc gần gũi với những người Việt, có chăng họ có chung đụng với những người làm thư ký, giặt giũ, và nữ hầu bàn do quân đội HK mướn.
Điều quan trọng hơn cả là ít quân nhân HK nào từng chứng kiến sự chiến đấu của binh sĩ NV. Ít ai có bao giờ xét đến thái độ khác biệt hiện hữu trong tâm tư những chiến binh nơi chiến trường ấy, quân Mỹ sang chiến đấu một năm rồi về, họ yên tâm là gia đình họ đều đang bình yên ở nơi chính quốc; trong khi người lính Miền Nam thì khác, hằng ngày họ phải lo lắng cho sự an nguy của gia đình mình, họ thừa hiểu rằng chỉ có cái chết hay chỉ có bị thương ở mức độ tàn phế họ mới ra khỏi được đời sống quân ngũ. Đương nhiên người Việt ắt phải dùng một thước đo riêng để quyết định cái gì là quan trọng hơn để chiến đấu.
Giới nhà báo không khá gì hơn. Thử xét xem về một cuộc tường thuật truyền hình thiên vị mà tôi đã được xem trong đó người phóng viên tố giác không quân NV mặc dù đã Việt Nam Hóa chiến tranh, đã không chịu bay, để cho KQ HK phải lãnh những sứ mạng nguy hiểm chống lại BV.
Nói cho đúng thì chính HK không chịu để cho NV bay ra Miền Bắc (ngoại trừ một vài phi vụ trong thời gian mở màn của các cuộc dội bom). Giới lãnh đạo HK muốn kiểm soát việc ném bom vì có thế HK mới có thế dùng nó như một công cụ để mặc cả trong bàn thương thảo.
Bởi không muốn NV xen vào việc ném bom, HK cố ý chuyển giao cho NV những trang bị không thích hợp cho các phi vụ đánh phá Miền Bắc. Nam Việt không có phi cơ chiến đấu, vũ khí, máy bay tiếp tế xăng trên không, hoặc cả những thiết bị điện tử cấn thiết cho những phi vụ ấy. Chính người Mỹ đã quyết định làm như vậy.
Người phóng viên nêu thắc mắc kể trên hoặc đã quá khờ khạo hoặc đã chọn sự tảng lờ để thực thi hành động báng bổ người đồng minh của HK. Căn cứ vào những lời lẽ vu khống cùng giọng điệu om sòm, tôi đi tới kết luận là sự thiếu kiến thức của anh ta hoàn toàn do cố ý.
Một dẫn dụ khác về tính thiên vị của giới truyền thông là vào thời điểm Khe Sanh bị bao vây. Nếu ta hỏi một ngàn người Mỹ có đơn vị tham chiến ở Khe Sanh, hầu hết ai nghe nhắc đến trận ấy hẳn đều biết TQLC Mỹ chiến đấu ở đó. Nhưng nếu có hơn một người trong số một ngàn người đó biết có một tiểu đoàn BĐQ NV cũng đã san sẻ sự cam khổ ấy thì quả là điều đáng ngạc nhiên. Trong khi ấy còn có những đơn vị NV khác cũng dự phần vào những cuộc hành quân yểm trợ bên ngoài căn cứ đang bị vây hãm này. Báo chí Mỹ coi đồng minh của HK như không đáng để tường thuật đến trừ khi họ phạm điều gì ô nhục, vì thế những chiến sĩ chiến đấu can trường kia trở nên những người hùng vô hình tại Khe Sanh.
Dương Đức Cung tại đồi 689 - Khe Sanh
Sự thiên vị này, lính Mỹ lẫn giới truyền thông HK đã đồng ca rõ rệt khi tường thuật về cuộc hành quân bất ngờ vào lãnh thổ Lào năm 1971.
Thử xem lại một tài liệu truyền hình được đưa ra một thập niên trước đây. Tài liệu này bao gồm cuộc phỏng vấn một số binh sĩ Mỹ trong khi chiến trận tại Lào đang diễn ra. Những quân nhân HK này, đứng bình yên bên lãnh thổ NV, có những lời nhận xét cay độc, kỳ thị dành cho các binh sĩ NV đang chiến đấu ở bên kia biên giới. Người phóng viên truyền hình này bày tỏ rằng lính Mỹ hiểu rõ tình hình hơn các tướng lãnh của họ.
Cuộc tấn công lên đất Lào dĩ nhiên là nguồn gốc của bức hình nỗi tiếng cho thấy hình ảnh một người lính NV đang đeo trên càng một phi cơ trực thăng để tìm cách vượt thoát. Hình ảnh này được liên tục tung ra trước công chúng Mỹ như là 'chứng cớ cho thấy người Miền Nam là đáng khinh tởm.
Quả thực đây là một thủ thuật xưa như trái đất để xuyên tạc sự thật bằng sức mạnh của hình ảnh. Những gì xảy ra bấy giờ đúng ra là như vầy: Quân NV gặp phải lực lượng đông đảo của đối phương trong khi quân Mỹ không yểm trợ được như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh. Có nhiều báo cáo cho biết phi hành đoàn trực thăng phải đạp những két đạn đại bác xuống đầu các đơn vị NV từ độ cao 5000 bộ trở lên chỉ với hy vọng quân NV sẽ nhận được. Các phi cơ này quả tình là không dám xuống thấp hơn.
Trong phạm vi vấn đề này, thử xem nhận xét của một sĩ quan HK, Đại Tá Robert Molinelli, người đã mục kích tận mắt, được đăng tải trong Armed Forces Journal (Tập San Quân Đội) số ngày 19 tháng Tư, 1971 như sau: 'Một tiểu đoàn NV gồm 420 người bị bao vây bởi một trung đoàn đối phương đông đến từ 2500 đến 3300 quân trong suốt ba ngày ròng. Phía HK không thể nào tăng viện cho đơn vị này. Họ phải chiến đấu đến gần cạn kiệt hết đạn dược mới bắt đầu phá vòng vây với vũ khí và đạn dược thu được của địch quân. Đơn vị này còn mang theo những đồng đội bị thương cũng như đã chết. Hình ảnh phi cơ trinh sát chụp được cho thấy rải rác chung quanh đơn vị này là xác của 637 quân địch.
Đơn vị này chỉ còn 253 người trong tình trạng khả thi chiến đấu khi họ chạy đến được một đơn vị NV khác. Một số ít trong số 17 kẻ hoảng sợ đã bám càng trực thăng để thoát thân. Số còn lại, tất cả đều không.
Giờ đây, chắc có người cho rằng đeo càng trực thăng để thoát cho nhanh, dù rằng dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không mà phi cơ lại bay cao và nhanh. Nhưng ngoài chuyện ấy ra, một trường hợp cá biệt, việc lui binh trong khi đang giao chiến ác liệt (một chiến thuật khó khăn nhất trong binh pháp) lại bị phóng đại thành một lời buộc tội cho cả một quân đội, một quốc gia và tệ hơn nữa cả một dân tộc?
Câu trả lời rằng đó là do chính lòng kỳ thị chủng tộc. Vì lẽ những người bám càng trực thăng là người ngoại chủng. Thử hỏi kẻ đó là người Mỹ hay người Anh thì sao, cam đoan không sai rằng ta sẽ cảm thông cho là người đó đang phải chịu hoàn cảnh nghiệt ngã.
Minh chứng cho điều này có thể thấy người Mỹ đã phản ứng như thế nào đối với lính Anh trước cuộc triệt thoái của họ hồi thời gian đầu Thế Chiến Thứ Hai.
Nơi đây cũng có những hình ảnh tủi hổ xảy đến cho lính Anh ở Dunkirk cũng như tại một số nơi khác. Ở Dunkirk một hạ sĩ quan để tái lập trật tự phải chĩa súng đại liên vào đồng ngũ của mình đang hốt hoảng trèo lên tàu. Trên một tàu khác, các binh sĩ dùng báng súng dộng liên hồi vào người một sĩ quan để ngăn không cho ông này leo lên tàu qua ngỏ tháp súng. Tại đảo Crete, một lữ đoàn quân Tân Tây Lan đã tạo một vòng đai an toàn với lưỡi lê chĩa ra ngoài ngăn không cho các quân Anh đang hoảng loạn tràn ngập lên được tàu mình.
Tuy thế, hình ảnh nước Anh đơn độc chống lại Hitler năm 1940 lại là một hình ảnh hào hùng. Điều này được minh chứng bởi sự kiện hoàn toàn hiển nhiên, ngay cả những biến cố đơn lẻ như vừa nêu bật ở trên vẫn không làm lu mờ được cái hình ảnh toàn cảnh về đức tính can trường và xả thân cứu nước của dân tộc này.
Quả thật quân Nam Việt đã tỏ ra xuất sắc vào những ngày cuối cùng của Miền Nam qua sự bảo vệ Xuân Lộc vô cùng anh dũng.
Tuy rằng có nhiều lý do như vậy. Thẳn hoặc có nhiều lý do để tin rằng, nếu có sự ủng hộ trung thành của phía người Mỹ ắt Nam Quân sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy thêm nhiều Xuân Lộc khác nữa, và có lẽ họ cũng đã cứu được đất nước họ không bị mất.
Vấn đề được nêu ra không phải là khả năng chiến đấu của quân Nam Việt như thế nào nhưng mà xét xem người Mỹ sẽ hành xử ra sao nếu tình huống tương tự xảy đến với họ.
Sự thật là quân Mỹ nếu bị HK bỏ rơi như chính NV đã phải chịu, có lẽ họ cũng sẽ không khá chi hơn.
Hãy nhớ rằng: năm 1974 Hoa Kỳ đã cắt viện trợ cho Nam Việt một cách thê thảm một vài tháng trước khi đối phương mở cuộc tấn công sau cùng. Kết quả của sự cắt viện trợ là chỉ một ít nhiên liệu và đạn dược gửi sang cho Miền Nam. Các phương tiện để vận chuyển cả trên không lẫn trên bộ đều phải bị bỏ xó vì không có cơ phận thay thế. Quân lính NV đi hành quân không có bình điện để liên lạc vô tuyến, y tá trên chiến trường không có đủ y dược cụ căn bản. Trong những ngày tháng sau cùng của cuộc chiến, quân Nam Việt phải chiến đấu thắt lưng buộc bụng, họ được phép bắn ba viên mỗi ngày, khẩu phần này áp dụng cho cả súng trường lẫn đại bác.
Tình trạng tồi tệ đến nỗi ngay chính Văn Tiến Dũng, người chiếm được Miền Nam cũng chấp nhận sự thật là khả năng lưu động và hỏa lực của đối thủ của mình chỉ còn phân nửa trước đây. Vậy thì ngoài sự thiếu thốn vật chất này ra, sự chiến đấu kiểu nhà nghèo này cũng tác động lớn lên tinh thần chiến đấu của người lính NV.
Quân BV với trang bị đầy ắp, với những chiến xa tối tân, với những xe cơ giới chở quân hiện đại, họ đã đánh thẳng vào Miền Nam suy sụp này bằng cuộc tấn công phủ đầu.
Phải, quân NV đã gác lại, đã vứt bỏ chiến cụ (không vứt cũng coi như vứt vì có cơ phận đâu mà thay), cả đạn dược cũng bị bỏ lại (số lượng mà họ đã chắt chiu dành dụm được, mang theo đến phút cuối cho tới lúc biết là đã quá muộn màng rồi không có cơ hội để bắn hay mang theo được nữa, họ thừa biết họ sẽ không bao giờ có thêm để mà bắn). Vậy thì lỗi nơi ai? Họ hay người Mỹ?
Phải, quân NV đã triệt thoái khỏi các tỉnh phía bắc một cách vụng về và khá muộn màng, đưa đến tình trạng hỗn loạn và suy sụp. Nhưng làm thế nào chính quyền Miền Nam có thể bỏ mặc dân chúng sớm hơn được, trước khi áp lực địch quá lớn buộc họ phải làm thế?
Đã có lúc Nam VN hy vọng B-52 trở lại để giúp họ chặn bớt làn sóng xâm lăng của Cộng Sản. Khi biết rằng điều ấy sẽ không xảy đến, tinh thần chiến đấu của họ bị suy sụp cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Không còn nhuệ khí chiến đấu, nhiều binh sĩ quay ra đào ngũ - làm thế không phải vì họ hèn nhát hay không có tinh thần hy sinh để bảo vệ đất nước mình, nhưng vì họ không muốn xả thân cho một sự nghiệp biết chắc là đang trên đà phá sản trong khi gia đình họ đang khẩn thiết cần đến mình.
Quân Mỹ liệu sẽ làm gì khá hơn được chăng nếu cũng lâm vào tình huống như Nam VN hồi 1975? Liệu quân Mỹ có chiến đấu ngon lành với quân xa, truyền tin đều hỏng, hệ thống quân y què quặc, thiếu thốn nhiên liệu và đạn dược, và không yểm thì nhỏ giọt hoặc hầu như không có. Với một tình trạng bết bát như thế mà phải đối đầu với một kẻ địch có quyết tâm cao, hùng mạnh, trang bị tối tân, sung mãn. Tôi e là không thắng nổi.
Liệu NV có thắng được trận 1975 nếu chính phủ Mỹ vẫn giữ vững sự cam kết, và tiếp tục chi viện cho NV không kém với chi viện mà khối CS dành cho Miền Bắc?
Câu trả lời là không biết được. Ít ra họ có một cơ hội để đọ sức, cái cơ may mà người Mỹ phản trắc đã tước mất của họ. Hiển nhiên là họ có thể chiến đấu hữu hiệu hơn. Cho dù họ có bại trận họ cũng ngã gục một cách hào hùng trong một trận đánh lưu danh muôn thuở cho hậu duệ, để tiếp tục chiến đấu dưới hình thức du kích chiến rập khuôn theo kiểu Afghanistan.
Cho dù NV có đại bại, sự ủng hộ hết mình của Hoa Kỳ ít ra cũng khiến họ có thể nhún vai mà nói rằng dù sao họ cũng đã giúp đỡ hết mình rồi. Đằng này người Mỹ chưa có hết mình giúp đỡ. Những kẻ nào muốn trốn tránh sự thật ấy bằng cách quay ra báng bổ NV và quân đội ấy là không phải lẽ.
Trước một tội ác tày trời bỏ mặc cho nhân dân Miền Nam rơi vào tay CS, người Mỹ sau này quay ra đi làm điều tốt kể ra đã quá muộn màng. Nhưng nếu biết nhìn lại và công nhận mình đã sai lầm khi sỉ nhục lương tâm của người Miền Nam ấy thì chưa có muộn đâu. Cũng chưa muộn màng gì nếu ta biết khởi đầu vinh danh đúng mức những thành tích họ đã đạt được cùng những hành động hào hùng họ đã tạo nên để bảo vệ cho lý tưởng tự do.
Harry F. Noyes III
Nguồn: https://hung-viet.org/a13959/nhung-nguoi-ban-dong-minh-dung-cam-heroic-allies
2 notes · View notes
vietnamidol · 3 years
Text
MC Tùng Leo: Người ta gọi nghệ sĩ là "con", là "thằng" ... tôi đau lòng lắm!
Nghệ sĩ đừng cho mình quyền dùng sức mạnh để tự mãn
MC Tùng Leo có quan điểm thế nào về vấn đề "sao kê niềm tin khi làm thiện nguyện" và "thị trường từ thiện" đang gây ồn ào dư luận?
- Quan điểm của tôi là từ thiện là từ tâm. Sống tham thì thâm. Ngay thẳng sẽ thanh thản. Không nên mắc bẫy để tự biến mình thành người phải đi minh oan khi đã không có lỗi. Còn một khi đã cần sự trong sạch, hãy nhờ pháp luật và truyền thông can thiệp ngay lập tức. Covid-19 đang đưa mọi thứ về bản chất của nó, và con người đang rất thật với cuộc sống này: bao dung, hy sinh, hám danh, mê tiền, vụ lợi, độc ác, trung trực… hiện ra rất rõ.
Cứ thế mà để cuộc sống vận động theo đúng tính triết học của nó. Trật tự mới và sự thanh lọc nào cũng có cả hiệu quả và hậu quả. Vả lại, người với người sống để yêu nhau. Ai lợi dụng con người, dù cho mục đích tham lam hay triệt hạ người khác, đều sẽ gặp "quả báo" cho mình sau này. Liệu pháp luật đã có cách nào để trừng trị những sự xấu xa đó chưa?
Tumblr media
"Trên đời, cái gì liên quan đến tiền cũng cần minh bạch cả" - MC Tùng Leo (Ảnh: NVCC)
Nhận tiền thập phương để cứu trợ trao bá tánh thì minh bạch là điều nên làm chứ không phải đợi bị công kích xảy ra mới làm, Tùng Leo nhận thấy điều này có đúng không?
- Cái này thì đúng. Trên đời, cái gì liên quan đến tiền cũng cần minh bạch cả.
Dư luận đấu tranh vì công bằng lẽ phải hay muốn nhìn thấy người khác sai lầm và ngã ngựa, theo Tùng Leo thì làm sao để nhận ra lằn ranh và không vượt qua?
- Tất cả đều đến từ quá trình hình thành tính cách và nhận thức. Lòng người, tham sân si hận luôn đủ, nhưng có người dừng lại được, có người không. Nhìn vào bức tranh lớn sẽ dễ thấy thấu đáo vấn đề: dịch bệnh tràn lan, đói kém triền miên, tương lai mờ mịt. Con người dần hoảng loạn nhưng không có cái để bấu víu, chỉ có tự mình khuyên mình cố gắng.
Dần lâu ngày, đó là thứ năng lượng "đen" bị đè nén. Và chỉ cần một ngòi nổ, người ta sẽ dồn hết cái thứ kinh khủng ấy vào để tự cân bằng. Người ta chì chiết, hạ nhục, cào xé danh dự của người khác, nhân danh sự công bằng, cũng là để tự thỏa mãn cái tôi đang hoang mang và mệt mỏi của mình, khi niềm tin của mình vào chính mình cũng không còn vững chắc. Nhìn thấy người khác ngã ngựa mà hả dạ là một tâm lý tìm kiếm sự cân bằng của những người luôn không bằng lòng với cuộc sống.
Chả phải chúng ta thích bi kịch trong các tác phẩm tưởng tượng hay sao? Phim ảnh, sân khấu, thậm chí ca nhạc cũng đã phản ánh rõ: con người thích nhìn người khác đau để bớt đau cái đau của mình, thích nhìn người khác sai lầm để bớt thấy ăn năn cho sai lầm của mình. Theo tôi, khó có thể nói đâu là giới hạn. Đủ nhận thức sẽ biết dừng lại hay tiến tới.
Tumblr media
"Người nghệ sĩ cũng phải tự nhìn lại mình. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" - MC Tùng Leo. (Ảnh: NVCC)
Gần đây, khi 1 nghệ sĩ lan tỏa tinh thần vì đồng bào, lá lành đùm lá rách phải khóa bình luận Facebook, dù người này không dính bất cứ lùm xùm gì. Đơn giản vì cư dân mạng cho rằng người này là bạn của người kia, sao không "bắt ép" người kia sao kê, mà còn làm tự thiện như thể "tát vào mặt họ"?
Rồi người ta gọi những nghệ sĩ gạo cội là "con", là "thằng". Tôi đau lòng lắm! Cuối cùng, họ cần công bằng, cần công lý hay cần giết chết người khác? Ngay cả khi 1 người không liên quan đang làm điều tốt mà còn bị "đòn oan", vậy quá rõ mục đích cuối cùng của nhóm người đó đâu phải là sự công bằng?
Rồi người ta gọi những nghệ sĩ gạo cội là "con", là "thằng". Tôi đau lòng lắm! Cuối cùng, họ cần công bằng, cần công lý hay cần giết chết người khác?
Lý do cũng một phần vì người hâm mộ thấy thất vọng về người nghệ sĩ họ từng yêu mến. Họ muốn nghệ sĩ chứng minh sự minh bạch. Bởi khi lòng tin bị mất đi thì đòi hỏi sự thật là tất yếu?
- Người nghệ sĩ cũng phải tự nhìn lại mình. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Chính lâu nay chúng ta hay xem "nghệ sĩ" là một tính từ chỉ sự lãng mạn để lơ mơ, chỉ sức mạnh cảm xúc để không dùng lý trí, để tự do mà thiếu kiểm soát, để thoải mái mà không đề cao sự chuyên nghiệp. Hàng loạt chuyện xảy ra khiến công chúng mất lòng tin thì nghệ sĩ không thể tiếp tục được yêu quý.
Một phần khác, nghệ sĩ có phần bề nổi của cuộc sống quá sung sướng, giàu có, hay khoe mẽ làm người khác một mặt khát khao, một mặt ức chế và nghi ngờ. Dậu đổ bìm leo, cái nhu cầu "san bằng hóa" khái niệm chất lượng sống đã làm cho mọi người hả hê. Giá như truyền thông nghiệp dư đừng làm cho showbiz chỉ toàn những thứ lố lăng, kệch cỡm thì người ta đã không tìm cách để hạ bệ.
Các tác phẩm như: "Cô đào hát", "Trà hoa nữ"… trước đây cũng từng cho thấy con người có khuynh hướng công kích chính những thứ họ hâm mộ, họ yêu quý hay sao? Nghệ sĩ phải quay trở về vị trí công dân trước đã, và đừng tự cho quyền mình dùng sức mạnh của sự ảnh hưởng để tự mãn.
Chính sức mạnh của sự ảnh hưởng là con dao hai lưỡi. Chẳng phải muốn chửi rủa ai, họ đều lên livestream để dùng sức mạnh của người hâm mộ dìm chết đối tượng của mình hay sao? Chơi dao thì có ngày đứt tay thôi. Tôi cảm thấy thật sự bức xúc cho các nghệ sĩ chân chính trong thời gian qua. Họ bị ảnh hưởng lây, thật không đáng.
Tumblr media
"Tham thì ai cũng tham. Quan trọng là mình có muốn bình yên không!" - MC Tùng Leo chia sẻ. (Ảnh: NVCC)
Nghệ sĩ giàu mà không bình yên thì khổ lắm!
Dẫu biết là thế nhưng sức mạnh của đồng tiền dễ khiến bản ngã con người khó trụ vững bởi có câu lòng tham không đáy?
- Tham thì ai cũng tham. Quan trọng là mình có muốn bình yên không. Chứ giàu mà không bình yên thì khổ lắm. Vả lại, tiền không phải được làm ra từ mồ hôi nước mắt, nó sẽ làm biến đổi nhân cách.
Có thông tin sẽ có Bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ được ban hành, MC Tùng Leo nghĩ gì về đề xuất này?
- Đây thực sự là điều cần thiết. Nói thật, tôi tin rất nhiều anh chị em nghệ sĩ muốn có Bộ quy tắc này để không bị đánh đồng với những người mượn danh nghệ sĩ. Vả lại, đây có thể xem là một quy định để nghệ sĩ trẻ rèn luyện, nghệ sĩ lớn tự nhắc nhở mình.
Tuy nhiên, tôi đề nghị phải mở rộng hội thảo trước khi ban hành, tránh tự mình lấy chuẩn mực đạo đức của mình áp lên người khác, mà đôi khi lại lạc hậu và tàn bạo về mặt tinh thần. Mặt trận văn hóa là mặt trận quan trọng và sai lầm trong quá khứ đã từng có chứ không phải không, nên tôi rất mong muốn phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và có cái nhìn văn minh, có kiến thức rộng về lịch sử văn hóa, bản sắc để đưa ra Bộ quy tắc này.
Bên cạnh đó, tôi kiến nghị phải ban hành song song, Bộ quy tắc ứng xử của Truyền thông. Tôi nhận được nhiều câu hỏi đều là nghệ sĩ thế này, nghệ sĩ thế kia. Thế cho xin hỏi nếu truyền thông không tham gia thì mọi chuyện có đến nông nỗi như thế này không? Hãy công bằng.
Cũng rất bất công cho các nhà báo, phóng viên, các đơn vị truyền thông chuẩn mực. Thời đại digital cào bằng tất cả. Có lúc tôi không dám nhận mình đã từng làm công tác báo chí. Nếu tôi được đối thoại với Sở thì tôi sẽ đòi hỏi cả bản "phong sát" cho truyền thông "bẩn". Tôi nghĩ chúng ta đang quá lỏng lẻo để những thứ xuất hiện trên internet, cả về ứng xử lẫn quản trị nội dung.
Cũng rất bất công cho các nhà báo, phóng viên, các đơn vị truyền thông chuẩn mực. Thời đại digital cào bằng tất cả. Có lúc tôi không dám nhận mình đã từng làm công tác báo chí. Nếu tôi được đối thoại với Sở, tôi sẽ đòi hỏi cả bản "phong sát" cho truyền thông "bẩn".
Đòi hỏi sự minh bạch hay sự quy chụp đều có giới hạn nhưng cũng dễ dẫn đến tổn thương sâu sắc?
- Rất tổn thương. Tôi đã từng xin nghỉ việc khi bị làm tổn hại đến danh dự liên quan đến những câu chuyện tiền nong. Người nghệ sĩ có trái tim mẫn cảm, nếu đã làm tổn thương họ thì sẽ rất khó lành. Tôi rất mong báo chí và mọi người hãy giúp nghệ sĩ lan tỏa những điều tốt đẹp để những con người chân chính được bảo vệ trước những tổn thương chung gần đây. Tại sao nghệ sĩ nói bậy thì công chúng phản ứng, trong khi doanh nhân chửi bậy trên livestream thì không ai lên tiếng? Cả sự bất công đó cũng đã gây tổn thương đến những người có giáo dục.
Ranh giới nào để Tùng Leo vẫn là một MC hoạt ngôn với góc nhìn đa diện mà vẫn lan tỏa được tinh thần lạc quan trong thời điểm chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 này, thưa anh?
- Trước tiên, nếu mọi người để ý kỹ, tôi không xuất hiện nhiều trong vai trò MC nữa. Tôi đã qua tuổi thích sự ồn ào và tưng bừng của danh tiếng. Những hoạt động mang tính chiều sâu và bền vững là điều tôi hướng đến: đi học, đi dạy, làm công tác quản lý… năng lượng tích cực là thứ tôi học được ở môi trường xung quanh tôi hiện tại: chính trực, hiệu quả, chuyên nghiệp.
Tôi giành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Dịch bệnh đã từng động đến bà tôi, bác tôi, nên tôi vô cùng trân quý cuộc sống. Khi không thể kiểm soát được sự vô thường, tôi sẽ cố gắng tích cực và bình tĩnh nhất có thể, để sống. Cuộc sống đang nhiều bất trắc, loài người vẫn bận mạt sát nhau, thì khi nào mới có lại "bình thường mới"?
Điều cuối cùng, tôi rất cảm ơn những câu hỏi hôm nay. Xin cho tôi được chia sẻ thật lòng mong ước chung cho cuộc sống sớm quay về bình yên, kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế được cải thiện, không còn người dân phải chịu đói khổ, ly tan. Xin cho tôi thể hiện lòng biết ơn đến các y bác sĩ và tất cả các cơ quan ban ngành, đoàn thể, cá nhân đã và đang chung tay chống dịch. Và xin cho tôi chỉ là nêu quan điểm của một công dân, không khoác thêm một tư cách nào khác. Chân thành cảm ơn quý vị.
Cảm ơn MC Tùng Leo đã chia sẻ thông tin!
Tùng Leo tên thật Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1980. Tùng Leo tốt nghiệp Đại học kiến trúc. Anh từng là giảng viên khoa Thiết kế thời trang của trường Đại học Kiến trúc trong 10 năm.
Tùng Leo được đông đảo khán giả biết đến với vai trò MC dẫn chương trình cho nhiều talkshow, chương trình ca nhạc, thời trang nổi tiếng.
Anh từng ra mắt các cuốn sách: "Tìm nhau giữa Sài Gòn", "Những con đường mang tên đừng có nhớ", "Bên này thương bên kia", "Những nụ hôn tạm biệt".
Tùng Leo là nhà sản xuất, biên kịch cho nhiều chương trình, phim sitcom trên YanTV như: "Chiến dịch chống ế 1,2" và phiên bản điện ảnh của "Chiến dịch chống ế - Bẫy ngọt ngào".
Hiện tại: Tùng Leo là Giảng viên/ Chuyên gia Media/ Truyền hình – Nhà sản xuất & dẫn chương trình.
0 notes
tuvingaynay · 3 years
Text
Đức Phật dự đoán về tương lai: Quá nhiều điều đau lòng đang diễn ra
Có những thực tế theo lời Đức Phật dự đoán về tương lai đang diễn ra mỗi ngày, thường xuyên đến nối nhiều người xem đó là bình thường, những người hiểu sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi chứng kiến sự tự hủy hoại dần mòn này trong cuộc sống.
Trong thời đại hưng thịnh của Phật Thích Ca Mâu Ni hơn 2.500 năm trước, người theo học ngày càng nhiều, nhưng trong số họ không phải ai cũng thật tâm đến để tu luyện. Lúc ấy có một người vì gia tộc bị phá sản thấy cuộc sống mưu sinh cực khổ, trong khi những người xuất gia hằng ngày đều có người cấp dưỡng, không phải lo lắng vấn đề cơm ăn áo mặc. Vì vậy, người này đã tự cạo trọc đầu, mặc tăng y, tay bưng bát, miệng nói mình là đệ tử nhà Phật đi các nơi xin ăn.
Chuyện này đến tai Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài liền nói với các đệ tử, đây gọi là “tặc trú”, là nhập môn nhưng không thụ giới, không phải là tu luyện đích thực, tương lai Phật giáo sẽ xuất hiện rất nhiều loại người phá hoại Phật giáo như thế này.
Đức Phật còn để lại cho con người tương lai nhiều dự ngôn rằng vào thời kì Mạt Pháp sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề tương tự – thời kỳ đó con người không còn tâm Pháp để câu thúc đạo đức. Thời kỳ Mạt pháp thì Phật Pháp mà ngài truyền sẽ bị phá hư, diệt vong bởi những tăng nhân giả làm thiện tri thức.
1. Mạt Pháp là thời kỳ nào?
“Kinh Pháp diệt tận” là bộ sách kinh điển của nhà Phật, theo tính toán của tiền nhân thì nó được dịch từ thời Lưu Tống (420 – 479). Nội dung của bộ sách là những dự đoán của Phật Đà về quá trình tiêu vong của Phật giáo, cũng chính là nói về thời Mạt Pháp mà chúng ta đang nói đến.
Trong kinh, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chia mốc thời gian của Pháp ra thành 3 giai đoạn: thời Chính Pháp (1.000 năm), Tượng Pháp (1.000 năm) và thời Mạt Pháp (10.000 năm).
Theo Phật lịch thì hiện nay, thời Mạt Pháp cũng có nghĩa là thời kỳ Pháp diệt tận đang trải qua ngàn năm đầu tiên, tính đến năm 2021 thì Phật lịch là năm 2564.
2. Đức Phật dự đoán về tương lai
Tì Kheo giả
“… Sau 500 năm, Chánh Pháp của ta, Thiềm Định, Tam Muội được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, đọc tụng, nghe nhiều được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta xây nhiều tháp tự được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta, tranh giành, tranh luận, ca tụng, “Pháp rõ ràng” đã ẩn kín không còn, tổn giảm kiên cố. Này những bậc thông hiểu thanh tịnh! Cứ thế về sau, ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá giới cấm, hành xử không như Pháp, là Tì Kheo giả”.
Theo đó, thời kỳ Mạt Pháp các tăng nhân trong Pháp của Ngài, có hình dáng bên ngoài như Phật tử khác nhưng đó chỉ là vỏ bọc, còn tâm địa lại khó lường, đó lại là các Tì Kheo giả. Có thể nói, thật giả khó lường, cái giả, cái tà, cái ác sẽ mượn danh cái chân, cái chính, cái thiện để lừa dối người ta, mê hoặc dẫn dụ người ta.
Hiện thực ngày này đã cho thấy có kẻ vì trốn quan trường truy xét nên nương nhờ cửa Phật, trở thành thầy tu nhưng không thể giữ được giới luật. Bề ngoài vẫn tụng niệm giới luật nhưng không thể học thuộc kinh điển, cho dù thỉnh thoảng có người đọc được nhưng lại không thể hiểu chữ nghĩa và câu cú.
Vốn chẳng đủ khả năng hiểu kinh sách mà không thể đi tham khảo ý kiến người minh trí, lại ham danh tiếng mà làm ra những trò hư ngụy, cố ra vẻ tao nhã, tự cho mình vinh quang, hy vọng người khác đến phụng dưỡng mình.
Cầu nhờ cửa Phật, không tu giới luật
Theo Kinh Pháp diệt tận: “Tự cung vu hậu bất tu đạo đức, tự miếu không hoang, vô phục tu lý, chuyển tựu hủy hoại. Đãn tham tài vật, tích tụ bất tán, bất tác phúc đức; phán mại nô tì, canh điền xung thực, phần hủy sơn lâm, thương hại chúng sinh, vô hữu từ tâm; nô vi tì khưu, tì vi tì khưu ni, vô hữu đạo đức, dâm điệt trọc loạn, nam nữ bất biệt. Lệnh đạo bạc đạm, giai do tư bối; hoặc tị huyện quan, y ỷ ngô đạo, cầu tác sa môn, bất tu giới luật, nguyệt bán nguyệt tận, tuy danh tụng giới, yếm quyện giải đãi, bất dục thính văn, sao lược tiền hậu, thiết hữu đậu giả, bất thức tự câu, vi cường ngôn thị, bất tư minh giả, cống cao cầu danh, hư hiển nha bộ, dĩ vi vinh ký, vọng nhân cung dưỡng”.
Nghĩa là Phật giáo thời tận diệt, sư sãi sau khi tạo nghiệp vẫn không dùng tâm tu đạo đức, chùa chiền thành nơi kinh doanh, buôn bán chứ không chỉ để giảng đạo. Hiện tượng này rất quan ngại khi trong thời đại này, từ người đến vãn chùa cho đến chủ trì của chùa đều đang nuôi dưỡng tâm tính không hề liên quan đến Phật pháp này.
Họ không hề mang tâm thành kính đứng trước tượng Phật mà đa số cầu được tai qua nạn khỏi, cầu được tiền tài danh vọng, cầu thuận lợi, cầu tình duyên. Những năm gần đây, nhiều ngôi chùa đang kinh doanh hóa, buôn thần bán thánh.
Rất nhiều giới luật đều bị sữa đổi, rất nhiều hòa thượng chia thành các cấp như khoa, xứ, cục,… lãnh tiền lương, nhận tiền thưởng, duy trì hình thức bề ngoài của Phật giáo như làm công tác, còn có ngày nghỉ, thậm chí ngày lễ thăm bà con thân thích, có tiền gửi về nhà, thậm chí cưới vợ dưới quê, mua nhà cửa.
Đó là sự phá hủy tàn độc nhất khi từ người bên trong cho tới bên ngoài không hiểu được chân tu và đang dần phá hủy con đường mà Phật Đà lưu lại cho thế nhân.
Phật Thích Ca Mâu Ni cũng giảng chi tiết và cụ thể về quá trình pháp mà ngài truyền bị hủy diệt. Ngài giảng rằng: “Ngô pháp diệt thì thí như du đăng, lâm dục diệt thì quang minh canh thịnh, vu thị tiện diệt. Ngô pháp diệt thì diệc như đăng diệt”.
Tức là trước khi pháp mà ngài truyền bị hủy diệt sẽ giống như ngọn đèn khi tắt, sẽ vụt lóe sáng lên trong chớp mắt. Quá trình pháp do Phật Thích Ca Mâu Ni truyền bị hủy diệt chính là: “Thủ lăng nghiêm kinh, bàn chu tam muội, tiên hóa diệt khứ. Thập nhị bộ kinh tầm hậu phục diệt. Tẫn bất phục hiện, bất kiến văn tự. Sa môn ca sa tự nhiên biến bạch”, đại ý là bộ kinh Thủ lăng nghiêm, Bàn chu tam muội bị hủy diệt trước, 12 bộ kinh bị hủy diệt sau, toàn bộ không còn chữ viết nữa, áo cà sa của các sa môn tự nhiên biến thành màu trắng.
Thiên tai, địch họa hoành hoành
Đức Phật dự đoán về tương lai: “Thủy hạn bất điều ngũ cốc bất thục, dịch khí lưu hành tử vong giả chúng” tức là, khí hậu dị thường, thiên tai nhân họa xảy ra thường xuyên, nước hạn hán, ngũ cốc không chín, bệnh dịch làm chết nhiều người.
Sự thực là ngày nay chúng ta phải đối mặt với quá nhiều thiên tai, địch họa diễn ra mỗi năm. Lũ lụt sẽ đến bất ngờ và thường xuyên hơn, không theo quy luật rõ ràng nào cả. Các nhà chức trách hiện nay cũng cho biết các quy luật khí hậu bị phá vỡ khiến ngành khí tượng thủy văn ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo, cảnh báo.
Có thể chúng ta không biết mình đang trong thời kỳ Mạt Pháp, vì thế xem là bình thường nhưng cuối cùng rồi chúng sinh sống tạp loạn cùng nhau, bất kể giàu sang hay nghèo hèn đều bị chìm trong nước chứ không nổi, làm mồi cho cá, ba ba và rùa…
Nam thọ ngắn, nữ thọ dài
“Kinh Pháp diệt tận” viết: “Kiếp dục tận cố, nhật nguyệt chuyển đoản, nhân mệnh chuyển thúc: tứ thập đầu bạch, nam tử dâm điệt, tinh tận yểu mệnh, hoặc thọ lục thập; nam tử đoản thọ, nữ nhân thọ trường, thất bát cửu thập, hoặc chí bách tuế. Đại thủy hốt khởi, thốt chí vô kỳ, thế nhân bất ngôn, cố vi hữu thường. Chúng sinh tạp loại, bất vấn hào tiện, một nịch phù phiêu, ngư miết thực đạm”.
Nghĩa là: Khi đến hạn cuối cùng của thời kỳ, mặt trăng mặt trời luân chuyển làm thời gian ngắn hơn, tuổi thọ con người cũng ngắn hơn, đến 40 tuổi đã đầu bạc, già trước tuổi.
Nam giới vì dâm dục phóng túng nên tinh lực cạn kiệt mà chết yểu, sống đến 60 là khó. Nam thọ ngắn thì nữ lại thọ dài, có thể sống đến 70, 80, 90, thậm chỉ 100 tuổi.
(Tổng hợp)!
0 notes
fanthethaovn · 4 years
Text
Vì bạn thân Suarez, Messi sẽ đẩy Barca vào một cuộc chiến mới
Siêu sao người Argentina toan tính gì với hành động công kích ban lãnh đạo Barcelona sau khi Luis Suarez nói lời chia tay.
“Cậu không xứng đáng bị họ ném ra đường theo cách như vậy”, Lionel Messi viết trên trang cá nhân chỉ vài giờ đồng hồ trước khi Atletico Madrid công bố việc chiêu mộ Suarez. “Nhưng sự thật là cách hành xử của họ lúc này không còn khiến tớ ngạc nhiên nữa”.
Messi tức giận vì Barca để Suarez ra đi
Messi chỉ trích ban lãnh đạo Barca vì cách đối xử với Suarez trong giai đoạn cuối của cầu thủ tại Camp Nou. Đó là một thông điệp có phần nghiêm trọng, bởi nó được Leo thể hiện trên trang cá nhân. Messi hiếm khi có những phát ngôn nặng nề một cách công khai như vậy.
Cơn giận của Messi
Kể từ đầu năm, Messi từng hai lần viết trên trang cá nhân để bày tỏ thái độ với ban lãnh đạo Barca. Lần đầu anh nhắm vào Giám đốc thể thao Eric Abidal, khi cựu cầu thủ người Pháp công kích các cầu thủ Barca trên mặt báo. Lần thứ hai diễn ra khi xuất hiện thông tin dàn sao Barca từ chối giảm lương, khiến siêu sao người Argentina phải đích thân ra mặt. Messi tin ban lãnh đạo Barca đã rò rỉ thông tin bất lợi cho các cầu thủ.
Messi ở Barcelona
Messi hoàn toàn có thể viết một lời chia tay nhẹ nhàng cho người bạn thân Suarez, thay vì đính thêm những dòng nặng nề cho ban lãnh đạo Barca.
Nhưng Leo, trên tư cách người đang đeo băng đội trưởng câu lạc bộ xứ Catalonia, đã không làm thế.
Messi tức giận vì cách Chủ tịch Barca Josep Bartomeu đối xử với người bạn của mình. “Suarez là một trong những cầu thủ quan trọng nhất lịch sử Barca”, Messi viết. “Sẽ thật xa lạ khi chứng kiến cậu thi đấu trong một màu áo khác”.
Dưới bài đăng của Messi về Suarez, người ta thấy Neymar và Dani Alves vào hưởng ứng. “Những gì họ làm thật khó tin”, tiền đạo của PSG viết ẩn ý. “Thật không may, những gì xảy ra với Suarez đã diễn ra trong một thời gian dài. Năm này qua năm khác. Nó không phải là câu chuyện chiến thắng hay thất bại, nó là câu chuyện về sự tôn trọng”, Alves viết.
Suarez suýt không thể sang Atletico Madrid vì sự lưỡng lự phút chót của Bartomeu. Chủ tịch Barca từng muốn đẩy Suarez ra đi bằng mọi giá. Chính ông đã “bật đèn xanh” cho HLV Ronald Koeman gọi cú điện thoại 60 giây cho tiền đạo người Uruguay để thông báo quyết định ra đi.
Cú điện thoại ngắn ngủi của Koeman bị nhiều người coi là thiếu tôn trọng với Suarez, chân sút đã ghi tới 198 bàn cho Barca, nhiều thứ 3 trong lịch sử CLB.
Một ngày trước khi Suarez được Atletico công bố, Bartomeu bất ngờ gây khó dễ khiến tiền đạo người Uruguay phải dọa nhờ đến luật sư.
Suarez đã khóc trong ngày chia tay. Nhưng chắc chắn những giọt nước mắt ấy không dành cho ban lãnh đạo đội bóng xứ Catalonia.
Cách ra đi không êm đẹp của Suarez có lẽ khiến Messi khó chịu. Sự khó chịu của Leo đã tồn tại được vài tuần.
Messi giống như một nhân viên đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng vẫn bị công ty làm mọi cách níu giữ. Giờ thì tay nhân viên ấy ngồi nhìn bạn thân của mình bị tống đi.
El Pais bình luận thật khó để người ta tin Messi sẽ có một mùa giải bùng nổ sau những gì đã xảy ra. Thông điệp chia tay Suarez tiếp tục là phát súng khác mà Leo nhắm vào ban lãnh đạo Barca.
Chỉ vài ngày nữa, đội chủ sân Camp Nou sẽ đá trận đầu tiên của họ ở LaLiga mùa giải mới. Và cầu thủ lớn nhất đội bóng vừa công kích những người đứng đầu sau sự ra đi của một trung phong hay nhất lịch sử Barca.
Messi đang giận dỗi vì không còn được thi đấu với bạn thân, hay đơn giản anh chỉ đứng ra nói lời công bằng cho nhiều cựu cầu thủ khác từng chia tay Barca không mấy êm đẹp?
Có thể là cả hai. Nhiều cổ động viên Barca tỏ ra thông cảm cho phát ngôn có phần cảm tính của Messi. Leo luôn là mẫu người trọng tình cảm huynh đệ. Nhưng Messi vẫn đang là đầu tàu cho Barca trước mùa giải mới.
Thế khó của Barca
Vài cổ động viên Barca tin rằng Messi đã thiếu khôn ngoan và đẩy đội bóng vào bầu không khí thêm u ám khi tuyên bố như vậy.
Chủ tịch Bartomeu và HLV Koeman có lý khi đẩy Suarez ra đi. Tiền đạo người Uruguay đã lớn tuổi và không còn đáp ứng những yêu cầu ngặt nghèo cho vị trí trung phong tại Camo Nou.
Nhiều cổ động viên Barca nhắc cho Messi nhớ rằng trong bóng đá hiện đại, không phải ai cũng có thể chia tay đội bóng theo cách êm đẹp. Xavi hay Iniesta đã tự nguyện rời Barca khi họ cảm thấy đến lúc.
Suarez không giống hai người đồng đội đó. Vài tuần trước, chân sút 33 tuổi còn tuyên bố sẵn sàng ở lại Barca. Xavi và Iniesta cũng không đến Atletico Madrid, đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho Barca ở mùa giải tới với mức phí rẻ mạt (tối đa 6 triệu euro).
Đứng trên khía cạnh bạn bè, Messi có thể đồng cảm với Suarez. Nhưng ban lãnh đạo Barca cũng có lý của mình khi làm khó dễ cho Atletico và Suarez. Họ cần tiền để mua tiền đạo thay thế Suarez, trong bối cảnh mùa giải sắp khởi tranh.
Bản thân Chủ tịch Bartomeu giờ cũng đang loay hoay. Hơn 20.000 hội viên Barca đã đồng ý đòi bầu cử sớm, vượt qua mốc bắt buộc 16.521. “Lưỡi gươm Damocles” đang kề cận Bartomeu hơn lúc nào hết.
Phải rời nhiệm sở trước dự kiến là viễn cảnh xấu nhất mà chủ tịch Barca có thể tưởng tượng ra. Đầu tuần này, Bartomeu tuyên bố không từ chức. Vài ngày sau, các nguồn tin từ truyền thông Catalonia cho biết Bartomeu bắt đầu tính đến phương án ra đi. Áp lực khủng khiếp đang đè nặng lên Bartomeu.
Phát biểu chia tay Suarez của Messi, dù vô tình hay cố ý, cũng sẽ đẩy những đối thủ của Bartomeu vào cuộc chiến mới. Những Victor Font hay Joan Laporta,… sẽ phải đẩy nhanh tiến trình hạ bệ vị chủ tịch đương nhiệm của Barca. Họ cần thu dọn tàn cuộc nhanh chóng, vì Messi đang không cảm thấy hạnh phúc.
Về Koeman, ông sẽ nghĩ gì khi đội trưởng của Barca công khai chỉ trích ban lãnh đạo? HLV người Hà Lan nổi tiếng với chính sách “bàn tay sắt”, nhưng ông liệu có dám đối đầu với Messi?
“Leo biết những gì tôi nghĩ và ngược lại”, Suarez nói trong ngày ra mắt Atletico. “Chúng tôi đủ lớn để khuyên lẫn nhau. Leo cảm thấy lạ lẫm vì tôi đã chuyển đến một đội bóng đối thủ. Nhưng không gì có thể làm thay đổi tình cảm của chúng tôi”.
Messi đang bước vào mùa giải cuối cùng trong hợp đồng hiện tại với Barca. Từ những gì Leo đã làm trong 2 tháng qua, không có nhiều khả năng anh sẽ ký hợp đồng mới với câu lạc bộ xứ Catalonia. Sự hờn dỗi của Messi khi Suarez ra đi sẽ khiến Barca thêm muôn phần khó khăn.
Trích nguồn bài viết Vì bạn thân Suarez, Messi sẽ đẩy Barca vào một cuộc chiến mới tại trang Yêu Thể Thao.
Trích nguồn bài viết tại: https://ift.tt/3mX13AG
0 notes
thuvientamlinh · 2 years
Text
Nostradamus Tiên Tri Năm 2023: Thời Kỳ Đen Tối Xuất Hiện, Nhân Loại Không Thoát Khỏi Tai Hoạ? - TLCS
Nostradamus Tiên Tri Năm 2023: Thời Kỳ Đen Tối Xuất Hiện, Nhân Loại Không Thoát Khỏi Tai Hoạ? – TLCS
Năm 2022 đang tiến về những ngày cuối cùng, cắc hẳn trong tâm nhiều người chúng ta đang tự hỏi không biết điều gì sẽ xảy ra trong năm 2023 sắp tới? Phải chăng những lời dự ngôn của Nostradamus sẽ thành sự thật? Mời quý thính giả cùng Tâm linh Cuộc Sống tìm hiểu một vài góc nhìn của chuyên gia về tiên tri của Nostradamus trong năm 2023 ngay sau đây1 _______________ 🔔 Đăng ký #TamLinhCuocSong…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
phamthituong · 4 years
Text
Thanh Tịnh Đạo – Phần Giới – Nguyên Tác Buddhaghosa – Tỳ Khưu Ngộ Đạo Dịch Việt
Tumblr media
Thanh tịnh đạo đã nói lên ý nghĩa căn bản con đường phạm hạnh, kim chỉ nam cho những ai tầm cầu đạo lộ chí thượng độc nhất thanh tịnh, vì ngoài nó ra không còn con đường nào khác hướng đến tuần tự tiến hóa. Và tầm quan trọng của nó được thể hiện phổ biến rộng rãi qua các xứ Quốc giáo khi nó là nền tảng cho các hành giả phát triển thiền quán.
LỜI TỰA
Pháp được đức Th�� Tôn khéo thuyết giảng có hiệu năng hướng thượng, đã được chư Thinh văn đệ tử luân phiên khẩu truyền, kết tập nhiều lần và duy trì cho mai sau. Đến khoảng 956 năm sau khi đức Như Lai viên tịch, Tam tạng Giáo thọ sư Buddhaghosa (Buddhaghosa) – một nhà luận sư lỗi lạc, một thiền sư hiền đức đã dịch Tam tạng Thánh điển ra ngôn ngữ Magadha, sáng tác bộ Thanh tịnh đạo chủ yếu giới, định, tuệ căn cứ vào Phật ngôn:
Trì giới người có trí
Tu tiến tâm và tuệ
Nhiệt tâm, mẫn Bhikkhu
Vị ấy thoát triền này.
Thanh tịnh đạo đã nói lên ý nghĩa căn bản con đường phạm hạnh, kim chỉ nam cho những ai tầm cầu đạo lộ chí thượng độc nhất thanh tịnh, vì ngoài nó ra không còn con đường nào khác hướng đến tuần tự tiến hóa. Và tầm quan trọng của nó được thể hiện phổ biến rộng rãi qua các xứ Quốc giáo khi nó là nền tảng cho các hành giả phát triển thiền quán.
Khi nào tuệ quán thấy
Tất cả hành vô thường
Tất cả hành khổ não
Tất cả pháp vô ngã
Khi ấy yểm ly khổ
Đó là Thanh tịnh đạo.
Thanh tịnh đạo phân tích thành ba phần, hai mươi ba chương như sau:
Phần thứ nhất: GIỚI (Có hai chương)
Chương thứ nhất: Giới xiển minh.
Chương thứ nhì: Trừ chi xiển minh.
Phần thứ nhì: ĐỊNH (Có mười một chương)
Chương thứ ba: Thọ trì nghiệp xứ xiển minh.
Chương thứ tư: Địa hoàn tịnh xiển minh.
Chương thứ năm: Hữu dư hoàn tịnh xiển minh.
Chương thứ sáu: Bất mỹ xiển minh.
Chương thứ bảy: Lục tùy niệm xiển minh.
Chương thứ tám: Hữu dư tùy niệm xiển minh.
Chương thứ chín: Phạm trú xiển minh.
Chương thứ mười: Vô sắc xiển minh.
Chương thứ mười một: Định xiển minh.
Chương thứ mười hai: Thần thông xiển minh.
Chương thứ mười ba: Thắng trí xiển minh.
Phần thứ ba: TUỆ (Có mười chương)
Chương thứ mười bốn: Uẩn xiển minh.
Chương thứ mười lăm: Xứ, giới xiển minh.
Chương thứ mười sáu: Quyền, đế xiển minh.
Chương thứ mười bảy: Nền tảng tuệ xiển minh.
Chương thứ mười tám: Kiến thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ mười chín: Đoạn nghi thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ hai mươi: Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ hai mươi mốt: Hành tri kiến thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ hai mươi hai: Tri kiến thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ hai mươi ba: Quả báo tu tiến tuệ xiển minh.
Như vậy, Thanh tịnh đạo thâu nhiếp:
Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó lời chư Phật dạy.
Do đó:
Tham ái tự thân hãy cắt ngang
Như tay ngắt đóa sen thu tàn
Hãy phát triển con đường tịch tịnh
Níp-bàn Thiện thệ đã truyền ban.
Đề cập đến giới, chắc chắn trong chúng ta có người thắc mắc: Thời kỳ mạt pháp này tu theo pháp môn giới, định, tuệ có giải thoát không?
Nói như vậy là chúng ta chưa biết rõ giới luật là thọ mạng Phật giáo. Hằng ngày có thể văn kinh, thính Pháp rất nhiều nhưng chúng ta chưa hiểu rõ nền tảng của nó trên bước đường tu tiến. Đọc tỉ mỉ giới phần thứ nhất này, chúng ta sẽ thấy tác giả giải thích rõ ràng sơ thiện Phật giáo mà chỉ đến đức Phật khi mới thành Chánh Đẳng Giác đã suy tư:
“Với mục đích làm cho giới chưa đầy đủ được đầy đủ, định uẩn chưa đầy đủ được đầy đủ, tuệ uẩn…, giải thoát uẩn chưa đầy đủ được đầy đủ, v.v…, tri kiến giải thoát uẩn chưa đầy đủ được đầy đủ. Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn, Bà-la-môn khác, nhưng ta không thấy một chỗ nào trong thế gian này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, giữa quần chúng, Sa-môn, Bà-la-môn cùng chư Thiên và nhân loại, không có một Sa-môn, hay Bà-la-môn nào khác, mà giới uẩn cụ túc tốt đẹp hơn ta, định uẩn…, tuệ uẩn…, giải thoát uẩn…, tri kiến giải thoát uẩn… và ta có thể cung kính, tôn trọng và sống y chỉ. Với pháp này, ta đã Chánh Đẳng Giác, ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ pháp ấy”.
Do đó, ai muốn thanh tịnh tam nghiệp, chí nguyện giải thoát giới hạnh quả thật cấp thiết tối cần, ví như những đóa hoa sai khác, không được sợi chỉ nhiếp, bị gió thổi bay, tàn phá, hư hoại như thế nào. Cũng như thế ấy, khi chư Tăng xuất gia từ nhiều quốc độ khác nhau, nhiều gia tộc khác nhau, nhiều danh tánh khác nhau, nếu không được luật huấn luyện, không thể thành tựu giới hạnh, chư Tăng đưa đến bất hòa lẫn nhau. Do nhân duyên đó, chánh Pháp không thể trường tồn, Tăng chúng không được hưng thịnh. Trái lại, như những bông hoa sai khác được sợi chỉ khéo nhiếp, không bị gió thổi bay, tàn phá hư hoại như thế nào. Cũng như thế ấy, khi chư Tăng xuất gia từ nhiều quốc độ khác nhau, nhiều gia tộc khác nhau, nếu được luật hướng dẫn, có thể thành tựu giới hạnh, chư Tăng có thể hòa hợp lẫn nhau tu tiến đưa đến giải thoát. Do nhân duyên đó, chánh Pháp có thể trường tồn,Tăng chúng được hưng thịnh.
Nếu bước đầu trên con đường phạm hạnh, hành giả không thọ trì giới luật, mà có thể đạt định tâm, hay giác ngộ, sự kiện ấy không thể xảy ra. Vì rằng ác giới rất xa thật là xa, đạt được tâm thanh tịnh, rất xa thật là xa đạt được đoạn nghi thanh tịnh, rất xa thật là xa đạt được đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, rất xa thật là xa đạt được hành tri kiến thanh tịnh, còn nói gì để đạt đến gần tri kiến thanh tịnh. Và để phương tiện điều học nhỏ nhen chút ít theo phàm phu tánh khi dẫn chứng Phật ngôn, chúng ta đã vô tình hay cố ý xuyên tạc Thế tôn, vì rằng:
Này chư Bhikkhu, nếu như Như Lai sẽ ban hành các điều học cho chư Thinh văn vì mười lợi ích:
Cho tốt đẹp đến Tăng
Cho an lạc đến Tăng
Khiển trách các bhikkhu khó dạy
Những bhikkhu giới hạnh lạc trú
Phòng hộ lậu hoặc trong hiện tại
Đối trị lậu hoặc tương lai
Cho người chưa tin tưởng được tin tưởng
Người tin tưởng rồi càng tin tưởng thêm
Cho chánh Pháp trường tồn
Tế độ tạng Luật.
Như vậy, chúng ta tu tập đương nhiên không chấp nhận có bậc đạo sư:
“Này Ānanda! Pháp và Luật nào đã được Như Lai thuyết giảng và ban hành cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Pháp và Luật ấy là đạo sư của các con”.
Thế nên:
Như là cưỡng hộ trứng
Sơn dương bảo vệ đuôi
Mẹ trông nom con cái
Người một mắt hộ mắt
Cũng vậy, chư tôn giả
Hãy trì giới trang nghiêm
Người luôn luôn cung kính
Tùy phòng hộ giới hạnh.
Trong thời buổi nhiễu nhương này, giới luật hầu như bị lãng quên, bởi chúng ta thấy nhiều thiền đường, lắm thiền sư, hàng loạt sách thiền luận cho rằng đây là những pháp môn dành cho hạng Thinh văn Tiểu thừa,… rồi tùy ý phương tiện đặt ra pháp môn tu tắt bằng cách tiết chế ăn uống, vãng sanh… rơi vào ý đồ của Bà-la-môn giáo, khiến cho hàng tín đồ điên đảo đức tin, không dám xem những kinh sách nguyên thủy nhất được chính kim khẩu đức Thế Tôn thuyết, không can đảm tu tập các pháp môn căn bản này ngõ hầu vượt qua trùng dương sanh tử, đáo tận bỉ ngạn. Phần đông chỉ quanh quẩn bờ bên này, mò mẫm, lạc lối trong các rừng rậm, mù mịt, âm u, tăm tối. Đó là kết quả: Đi vòng một khắc, đi tắt tối ngày.
Bởi vì chúng ta có nguyện vọng thế nào đi nữa, như được các bạn đồng phạm hạnh thương yêu, quí mến… cho đến đạt được các bậc thiền, thành tựu các Thánh vức, chứng những loại thần thông, thắng trí, cũng cần phải thọ trì giới luật:
“Này chư Bhikkhu, nếu vị bhikkhu có ước nguyện: Mong rằng ta được các bạn đồng phạm hạnh thương yêu, quí mến, cung kính, tôn trọng… Vị bhikkhu ấy phải thành tựu viên mãn giới hạnh…”
Đến phân loại về giới, chúng ta sẽ minh định được điều này:
Luật dẫn đến thu thúc.
Thu thúc dẫn đến không nóng nảy.
Không nóng nảy dẫn đến hân hoan.
Hân hoan dẫn đến no vui.
No vui đẫn đến yên lặng.
Yên lặng dẫn đến an lạc.
An lạc dẫn đến định tâm.
Định tâm dẫn đến như thật tri kiến.
Như thật tri kiến dẫn đến yếm ly.
Yếm ly dẫn đến ly tham.
Ly tham dẫn đến giải thoát.
Giải thoát dẫn đến tri kiến giải thoát.
Tri kiến giải thoát dẫn đến vô thủ trước Níp-bàn.
Chúng ta càng tuệ tri xác tín hơn khi người có giới hạnh nhưng ít nghe, thiểu trí, hay điên đảo kiến, vị ấy đã bị mắc vào bẫy mồi của ác ma. Còn người đa văn quảng kiến mà phá giới cũng rơi vào cực đoan quyền lực Ma vương, không thoát khỏi khổ ưu. Những sự kiện ấy khiến cho người chưa tin tưởng không tin tưởng, hay người đã tin tưởng cũng thay đổi niềm tin. không cần nói đến người khiếm khuyết cả hai và chỉ có người viên mãn cả hai phương diện, quả thật là đặc thù. Bởi vì:
Trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh. Giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh.
Chỗ nào có giới hạnh chỗ ấy có trí tuệ. Chỗ nào có trí tuệ chỗ ấy có giới hạnh.
Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ. Người có trí tuệ nhất định có giới hạnh.
Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thượng ở đời.
“Cư trần bất nhiễm trần, đã vượt chặng đường phải qua cần gì phải trì giới?” Nói thế là chúng ta đã dối gạt người, tầm cầu một chỗ ẩn trú hầu đánh lừa mình, hay cho mất tiếng gọi vô vọng của tâm linh, vì không thể lừa đảo tự lương tâm mình. Quả thật vậy, trong một lúc nào đó tâm linh có lên tiếng trong giờ khắc cuối cùng của tên tử tội, tâm linh lên tiếng trong một hơi thở nào giữa canh khuya, làm cho những mái tóc bạc giật mình, làm cho những vầng trán nhăn cau mặt, làm cho những ý thức lương tri thở dài… và các ảo kiến ấy không thể che đậy tuệ giác của bậc Nhất thiết chủng trí:
“Ở đây, này Ānanda! Vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật… Vị ấy có chánh tín đối với chánh Pháp… Vị ấy có chánh tín đối với chư Tăng… Vị ấy thành tựu cụ túc giới hạnh được bậc Thánh ái kính viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn, không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, đưa đến giải thoát được người trí tán thán, hướng dẫn đến thiền định. Này Ānanda! Chính pháp kính này mà vị Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: Đối với ta sẽ không còn địa ngục, sẽ không tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỉ, ác thú, đọa xứ. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”.
Sau khi thắng trí giới hạnh cần phải thành mãn như vậy, chúng ta cảm thấy khó thọ trì, phòng hộ giới luật cho chân chánh, còn hạnh đầu đà khiến cho thân xác gầy ốm, xanh xao, hầu như quá khổ hạnh. Điều đó đúng cho tâm viên ý mã chúng sanh quen đeo níu cảnh trần, phan duyên dục đối tượng để nếm mùi tục lụy, hạnh phúc tạm bợ thế gian, mặc cho ma lực phóng túng quay cuồng mà ảo tưởng Phật tánh, tiêu dao tự tại. Chúng ta sẽ được xác chứng quan điểm này khi đã thấy rõ tội lỗi phá giới và thành quả giới hạnh. Do vậy:
Ở đây, hãy học giới,
Khéo học tập ở đời.
Giới thành đạt toàn diện,
Đưa đến mọi thành công.
Bậc trí hãy hộ giới,
Nếu kỳ vọng ba lạc.
Được danh xưng tài sản,
Sau chết hưởng thiên lạc.
Người trì giới tự chế,
Được nhiều người bạn tốt.
Kẻ ác giới hành ác,
Mất mát các bạn bè
Người ác giới chỉ được,
Ác danh không tài sản.
Bậc trì giới luôn được,
Khen danh xưng tán thán.
Khởi đầu an trú giới,
Giới là mẹ pháp thiện.
Giới đứng đầu mọi pháp,
Vậy hãy trong sạch giới.
Giới hạn chế phòng ngự,
Làm sáng chói tâm tư,
Là đầu bến chư Phật,
Vậy hãy trong sạch giới.
Giới sức mạnh vô song,
Giới binh khí tối thượng.
Giới trang sức đệ nhất,
Giới áo giáp hi hữu.
Giới đầu cầu cường đại,
Giới hương thơm vô thượng.
Giới hương thoa đệ nhất,
Nhờ giới bay bốn phương.
Giới tư lương cao nhất,
Giới hành trang tối thượng.
Giới vận tải đệ nhất,
Nhờ giới đi bốn phương.
Đây kẻ xấu bị trách,
Sau chết sanh đọa xứ.
Kẻ ngu không định giới,
Ưu tư khắp các chỗ.
Đây bậc tốt được khen,
Sau chết sanh Thiên giới.
Kẻ trí khéo định giới,
Hân hoan khắp các chỗ.
Ở đây giới tối cao,
Nhưng trí tuệ tối thượng.
Giữa loài người loài trời,
Bậc giới tuệ thắng lợi.
Đề cập đến hạnh đầu đà, trước đây có người chỉ biết từ ngữ phiên âm, mà không hiểu nghĩa lý của nó. Ở đây, chúng tôi xin tạm dịch dhutaṅga: trừ chi – thường quen gọi là hạnh đầu đà, ngỏ hầu xác định thành phần diệt trừ phiền não dành cho mỗi một pháp thọ trì. Vì không nâng cao tâm, không phát triển ý, không hướng đến đoạn tận kiết sử, tẩy sạch mọi ô nhiễm. Do đó, chúng ta ngộ nhận giới luật khó hành, trừ chi là khổ hạnh để rồi bi quan, tiêu cực, chán nản, không hoan hỷ đời sống phạm hạnh, phế thải Sa-môn pháp, dẫn đầu và đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng viễn ly. Điều này đã được trưởng lão Kassapa – Thinh văn tối thượng hạnh đầu đà – đã đáp lời bậc Đạo sư khích lệ cho chúng ta:
“Bạch Thế tôn, con đã thấy có hai lợi ích, nên con đã lâu ngày sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng, con đi khất thực…, con mang y phấn tảo…, con mang ba y…, con thiểu dục…, con tri túc…, con sống không giao thiệp…, con sống tinh cần và tán thán hạnh sống tinh cần. Con tự mình được hiện tại lạc trú và vì lòng bi mẫn đối với các chúng sanh sắp đến, mong rằng các chúng sanh sắp đến sẽ noi gương, đối với các đệ tử Phật và tùy Phật mong chúng trong một thời gian dài trở thành những vị sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng… như trên… bạch Thế tôn, con thấy được hai lợi ích này, con sống ở rừng và tán thán hạnh sống ở rừng… như trên…”
Và đức Phật đã sách tấn, gieo niềm tịnh tín cho chúng ta:
“Lành thay, này Kassapa. Lành thay, này Kassapa. Thật vì hạnh phúc cho quần sanh, này Kassapa, ngươi đã hành như vậy, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng bi mẫn với đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và nhân loại. Do vậy, này Kassapa, hãy mang vải gai thô phấn tảo đáng được quăng bỏ. Hãy sống khất thực và trú ở trong rừng”.
Trừ chi đức Thế Tôn còn tán thán như vậy, còn nói gì giới luật là một trong những pháp đến để mà thấy, chớ không phải lý luận suông. Vì vậy:
Ai sống một trăm năm
Ác giới không định tĩnh
Tốt hơn sống một ngày
Có giới hạnh tu thiền.
Các pháp môn khác, dù khó tu đến bậc nào, một công nhân, một đầy tớ, cũng có thể tu hạnh ấy được. Nhưng Sa-môn hạnh tu tiến cho thành tựu tam học này, chỉ có người trí mới tu nổi, do đó:
Biết rõ sự kiện ấy
Hiền trí thu thúc giới
Con đường đến Níp-bàn
Hãy nhanh chóng thanh tịnh.
Tu theo pháp môn này quả thật là hạnh tu tối thượng, chứng đắc thâm diệu và giải thoát tuyệt đối.
“Giới, thiền định, trí tuệ,
Và giải thoát vô thượng,
Gotama danh xưng,
Giác ngộ những pháp này.
Đức Phật thắng tri chúng,
Thuyết pháp cho Bhikkhu.
Đạo sư đoạn tận khổ.
Bậc tuệ nhãn tịch tịnh”.
Chúng tôi hữu duyên theo Ân sư học A-tỳ-đàm (Abhidhamma) gặp bộ sách quí này và được người phó thác dịch để cho chánh Pháp trường tồn, chúng sanh lợi lạc. Nay, chúng tôi không quản tài hèn sức mọn, cố gắng dịch hoàn tất để tu học Thanh tịnh đạo này xuất hiện tại Việt Nam nói riêng, thế gian nói chung và Thánh đạo, Thánh quả phát sanh cho các chúng hữu tình có duyên lành gặp chánh Pháp.
Trong khi dịch, về từ ngữ hay nghĩa lý có điều sơ thất, xin chư bậc hiền minh, các vị thiện trí thức từ, bi, hỷ, xả chỉ giáo cho. Chúng tôi xin hân hoan đón nhận mọi ý kiến xây dựng, hầu mỗi khi có dịp tái bản thêm phần toàn vẹn.
Do quả phước báu thanh cao dịch Thanh tịnh đạo phần giới này, xin hồi hướng đến các bậc ân nhân và thầy tổ đã quá vãng, nhất là Cố Hòa thượng Tịnh Sự, xin các ngài được thọ lãnh phước báu siêu thăng nhàn cảnh. Còn ở nơi nhàn cảnh thì càng tiến hóa thêm.
Một phần công đức xin dâng đến những bậc Thầy tổ, chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng đã đóng góp tinh thần, kẻ công người của, đạt được vạn sự kiết tường, bồ đề tâm viên đắc, tự giác giác tha.
Một phần công đức khác xin chia đến các thí chủ, những Phật tử xa gần, cùng mỗi một thân bằng quyến thuộc của chư quí vị còn tại tiền được tăng phúc, tăng thọ, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi. Người chưa gặp chánh Pháp mau gặp chánh Pháp, người đã gặp chánh Pháp xin hãy hành đúng chánh đạo giải thoát khổ đau và người đã quá vãng được cao đăng lạc cảnh.
Xin hồi hướng quả phước này đến đức trời Đế Thích cùng Tứ Đại Thiên vương, nhất là tất cả chư Thiên hộ trì chánh Pháp, được thọ lãnh công đức rồi hộ trì chánh Pháp thêm bền lâu và xin cho hàng tứ chúng như chúng tôi sống tiến hóa an lành trong giáo pháp từ bi của đấng Giác ngộ.
Riêng chúng tôi mong quả phước báu thanh cao này hộ trì được tu hành phạm hạnh đến suốt đời, sanh ra kiếp nào cũng được gặp chánh Pháp, nhất là nơi các xứ Quốc giáo, ngõ hầu lão thông Tam tạng với chú giải, đắc được các thiền chứng, thắng trí, hoằng dương Phật Pháp không bị chướng ngại. Nếu ngoài thời kỳ Phật giáo, xin hãy nâng đỡ xuất gia tu tiến theo chánh Pháp cho đến khi đắc chứng các Pháp mà chư Phật đã giác ngộ.
Và hồi hướng đến tất cả chúng sanh trong ba giới, bốn loài, đều được an vui, tiến hóa y như ý nguyện.
Hướng dẫn: Hòa thượng Tịnh Sự ân sư
Dịch giả: Đệ tử Ngộ Đạo cẩn chí.
LỜI PHI LỘ
Lịch sử Giáo thọ sư Buddhaghosa đi dịch chú giải trong đảo Tích Lan, những người liên hệ Phật giáo truyền nhau thành câu chuyện quan trọng, chú ý nhiều đến nó, vì nó trình bày thực hành phận sự trọng đại trong Phật giáo đồ, phương pháp truyền bá Phật ngôn lợi ích cho người đạo đức. Giáo pháp của bậc Chánh Đẳng Giác được duy trì lâu dài cho đến ngày nay, cũng nương nhờ chư Tăng Thinh văn đệ tử Phật luân phiên nhau kết tập Tam tạng nhiều lần.
Lần thứ nhất, khi bậc đạo sư Níp-bàn bảy ngày, Mahā Kassapa vì nguyên nhân bhikkhu Subhadda xuất gia khi lớn tuổi nói vượt quá Pháp Luật, Trưởng lão Mahā Kassapa khởi xướng kết tập tại thành Vesālī với sự tham dự của năm trăm vị Thánh Tăng được đức vua Ajātasattu ủng hộ Phật giáo đã thành tựu sau bảy tháng làm việc.
Lần thứ nhì, khi đức Phật viên tịch khoảng một trăm năm, do nguyên nhân câu chuyện nhóm bhikkhu Vajjīputtaka – Bạt Kỳ Tử – tại thành Vesālī thực hành phi Pháp Luật, Trưởng lão Yasakākaṇḍaputta khởi xướng kết tập trong thành Vesālī ấy được đức vua Kālāsoka ủng hộ, chư Tăng cưu hội bảy trăm vị làm việc trong tám tháng thì thành tựu.
Lần thứ ba, khi tuổi thọ Phật giáo trải qua khoảng hai trăm ba mươi bốn năm, vì nguyên nhân nhóm ngoại đạo giả mạo xuất gia trong hàng ngũ bhikkhu Tăng và trình bày lẫn lộn chủ thuyết của mình vào. Khi đã trục xuất nhóm ấy ra khỏi Phật giáo, thanh lọc Pháp Luật, Trưởng lão Moggallīputtatissa khởi xướng, chư Tăng cưu hội một ngàn vị được Đại Hoàng đế Dhammāsoka ủng hộ, chín tháng thì thành tựu.
Kể từ đó có tin rằng: Trưởng lão Moggallīputtatissa nhìn thấy Phật giáo đồ không trường cửu trên đảo Nam Jambudīpa, bèn đưa tất cả trưởng lão đi truyền bá giáo pháp tại nhiều xứ khác nhau. Vì thế, về sau không được tin tức giáo pháp trong đảo Nam Jambudīpa nữa. Tại nơi cư ngụ, các trưởng lão khác cũng vậy, ngoại trừ câu chuyện tôn giả Mahinda đi đảo Tích Lan, vì chánh giáo điển từ một con đường truyền đến đảo ấy. Từ đây, Phật giáo được biết đến thành chi nhánh. Sự kết tập Tam tạng sau này tại Tích Lan của riêng chư Tăng trong đảo ấy được kể là sự kết tập phụ thuộc. Nhưng chư Tăng ở đấy và chư Tăng thọ trì Khế kinh từ đầu mối ấy cũng được kể vào kết tập Tam tạng tiếp theo sự kết tập Tam tạng trong đảo Nam Jambudīpa.
Khi Phật lịch trải qua hai trăm ba mươi sáu năm, tôn giả Mihinda cũng cố Phật giáo tại nơi ấy, cho đến lúc có thiện nam tử trên đảo được đức tin, xuất gia thọ cụ túc giới, học thuộc lòng thông suốt Tam tạng giáo pháp và tự tuyên bố giáo giới lẫn nhau thì có đại hội chư Tăng trên đảo. Ngài Ariṭṭha thuyết giảng cho hội chúng, trình bày Phật giáo đã vững chắc nơi đây, kể là kết tập Tam tạng lần thứ tư.
Một lần nữa, khi tuổi thọ Phật giáo đã trải qua khoảng bốn trăm năm mươi hai năm, nhóm bhikkhu đa văn trong đảo ấy ghi Phật ngôn thành mẫu tự Tích Lan vào lá buông, đã đặt một nền tảng tốt đẹp cho việc ghi chép những Phật ngôn bằng văn tự, được kể là kết tập Tam tạng lần thứ năm.
Sự kết tập Tam tạng trên đảo Tích Lan nổi danh hai lần như vậy.
Khi tuổi thọ Phật giáo trải qua chín trăm năm mươi sáu năm, GTS Buddhaghosa – Buddhaghosācariya – đi dịch chú giải trong đảo Tích Lan, là câu chuyện thuộc loại văn chương cổ trong lời phi lộ của giáo thọ sư thời xưa, nhưng lịch sử GTS Buddhaghosa đây dịch từ bản Pāḷi của ngài Pháp tam giới – Dhammatelokācariya – chùa Đại Giới (Mahādhātu) được sáng tác cuối phần Thanh tịnh đạo.
Bậc thiện trí thức muốn biết câu chuyện riêng biệt nên khảo sát trong Buddhaghosanidāna tích chuyện ngài Buddhaghosa một phần, trong Vaṃsamālinī (Tràng tông) một phần và trong bộ Ñāṇodaya (Khởi trí) một phần.
Chỉ bao nhiêu đây, chúng tôi thành đạt được dòng nước lớn phước báu. Xin tất cả chư Thiên hãy tùy hỷ để thành tựu Thánh sản. Xin các chúng sanh hãy trì giới do đức tin, hãy khiến cho sanh tâm tu tập và không khinh thường trí tuệ, vì rằng tam học này là Thanh tịnh đạo. Xin tất cả bậc chân nhân nếu bị khổ não, hãy thoát khổ, bị sợ hãi thì thoát khỏi sợ hãi, bị buồn rầu hãy thoát khỏi buồn rầu và đồng thời đạt đến Thanh tịnh đạo đều nhau cả thảy.
#phatgiaonguyenthuy #phatgiao #thanhtinhdao #tinhtam #theravada Theo nguồn: https://theravada.vn/book/thanh-tinh-dao-phan-gioi-nguyen-tac-buddhaghosa-ty-khuu-ngo-dao-dich-viet/ Nguồn ảnh: Instagram Dhammanamo
from Theravada https://theravadavn.tumblr.com/post/625401717578711040
0 notes
theravadavn · 4 years
Text
Thanh Tịnh Đạo – Phần Giới – Nguyên Tác Buddhaghosa – Tỳ Khưu Ngộ Đạo Dịch Việt
Tumblr media
Thanh tịnh đạo đã nói lên ý nghĩa căn bản con đường phạm hạnh, kim chỉ nam cho những ai tầm cầu đạo lộ chí thượng độc nhất thanh tịnh, vì ngoài nó ra không còn con đường nào khác hướng đến tuần tự tiến hóa. Và tầm quan trọng của nó được thể hiện phổ biến rộng rãi qua các xứ Quốc giáo khi nó là nền tảng cho các hành giả phát triển thiền quán.
LỜI TỰA
Pháp được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng có hiệu năng hướng thượng, đã được chư Thinh văn đệ tử luân phiên khẩu truyền, kết tập nhiều lần và duy trì cho mai sau. Đến khoảng 956 năm sau khi đức Như Lai viên tịch, Tam tạng Giáo thọ sư Buddhaghosa (Buddhaghosa) – một nhà luận sư lỗi lạc, một thiền sư hiền đức đã dịch Tam tạng Thánh điển ra ngôn ngữ Magadha, sáng tác bộ Thanh tịnh đạo chủ yếu giới, định, tuệ căn cứ vào Phật ngôn:
Trì giới người có trí
Tu tiến tâm và tuệ
Nhiệt tâm, mẫn Bhikkhu
Vị ấy thoát triền này.
Thanh tịnh đạo đã nói lên ý nghĩa căn bản con đường phạm hạnh, kim chỉ nam cho những ai tầm cầu đạo lộ chí thượng độc nhất thanh tịnh, vì ngoài nó ra không còn con đường nào khác hướng đến tuần tự tiến hóa. Và tầm quan trọng của nó được thể hiện phổ biến rộng rãi qua các xứ Quốc giáo khi nó là nền tảng cho các hành giả phát triển thiền quán.
Khi nào tuệ quán thấy
Tất cả hành vô thường
Tất cả hành khổ não
Tất cả pháp vô ngã
Khi ấy yểm ly khổ
Đó là Thanh tịnh đạo.
Thanh tịnh đạo phân tích thành ba phần, hai mươi ba chương như sau:
Phần thứ nhất: GIỚI (Có hai chương)
Chương thứ nhất: Giới xiển minh.
Chương thứ nhì: Trừ chi xiển minh.
Phần thứ nhì: ĐỊNH (Có mười một chương)
Chương thứ ba: Thọ trì nghiệp xứ xiển minh.
Chương thứ tư: Địa hoàn tịnh xiển minh.
Chương thứ năm: Hữu dư hoàn tịnh xiển minh.
Chương thứ sáu: Bất mỹ xiển minh.
Chương thứ bảy: Lục tùy niệm xiển minh.
Chương thứ tám: Hữu dư tùy niệm xiển minh.
Chương thứ chín: Phạm trú xiển minh.
Chương thứ mười: Vô sắc xiển minh.
Chương thứ mười một: Định xiển minh.
Chương thứ mười hai: Thần thông xiển minh.
Chương thứ mười ba: Thắng trí xiển minh.
Phần thứ ba: TUỆ (Có mười chương)
Chương thứ mười bốn: Uẩn xiển minh.
Chương thứ mười lăm: Xứ, giới xiển minh.
Chương thứ mười sáu: Quyền, đế xiển minh.
Chương thứ mười bảy: Nền tảng tuệ xiển minh.
Chương thứ mười tám: Kiến thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ mười chín: Đoạn nghi thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ hai mươi: Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ hai mươi mốt: Hành tri kiến thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ hai mươi hai: Tri kiến thanh tịnh xiển minh.
Chương thứ hai mươi ba: Quả báo tu tiến tuệ xiển minh.
Như vậy, Thanh tịnh đạo thâu nhiếp:
Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó lời chư Phật dạy.
Do đó:
Tham ái tự thân hãy cắt ngang
Như tay ngắt đóa sen thu tàn
Hãy phát triển con đường tịch tịnh
Níp-bàn Thiện thệ đã truyền ban.
Đề cập đến giới, chắc chắn trong chúng ta có người thắc mắc: Thời kỳ mạt pháp này tu theo pháp môn giới, định, tuệ có giải thoát không?
Nói như vậy là chúng ta chưa biết rõ giới luật là thọ mạng Phật giáo. Hằng ngày có thể văn kinh, thính Pháp rất nhiều nhưng chúng ta chưa hiểu rõ nền tảng của nó trên bước đường tu tiến. Đọc tỉ mỉ giới phần thứ nhất này, chúng ta sẽ thấy tác giả giải thích rõ ràng sơ thiện Phật giáo mà chỉ đến đức Phật khi mới thành Chánh Đẳng Giác đã suy tư:
“Với mục đích làm cho giới chưa đầy đủ được đầy đủ, định uẩn chưa đầy đủ được đầy đủ, tuệ uẩn…, giải thoát uẩn chưa đầy đủ được đầy đủ, v.v…, tri kiến giải thoát uẩn chưa đầy đủ được đầy đủ. Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn, Bà-la-môn khác, nhưng ta không thấy một chỗ nào trong thế gian này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, giữa quần chúng, Sa-môn, Bà-la-môn cùng chư Thiên và nhân loại, không có một Sa-môn, hay Bà-la-môn nào khác, mà giới uẩn cụ túc tốt đẹp hơn ta, định uẩn…, tuệ uẩn…, giải thoát uẩn…, tri kiến giải thoát uẩn… và ta có thể cung kính, tôn trọng và sống y chỉ. Với pháp này, ta đã Chánh Đẳng Giác, ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ pháp ấy”.
Do đó, ai muốn thanh tịnh tam nghiệp, chí nguyện giải thoát giới hạnh quả thật cấp thiết tối cần, ví như những đóa hoa sai khác, không được sợi chỉ nhiếp, bị gió thổi bay, tàn phá, hư hoại như thế nào. Cũng như thế ấy, khi chư Tăng xuất gia từ nhiều quốc độ khác nhau, nhiều gia tộc khác nhau, nhiều danh tánh khác nhau, nếu không được luật huấn luyện, không thể thành tựu giới hạnh, chư Tăng đưa đến bất hòa lẫn nhau. Do nhân duyên đó, chánh Pháp không thể trường tồn, Tăng chúng không được hưng thịnh. Trái lại, như những bông hoa sai khác được sợi chỉ khéo nhiếp, không bị gió thổi bay, tàn phá hư hoại như thế nào. Cũng như thế ấy, khi chư Tăng xuất gia từ nhiều quốc độ khác nhau, nhiều gia tộc khác nhau, nếu được luật hướng dẫn, có thể thành tựu giới hạnh, chư Tăng có thể hòa hợp lẫn nhau tu tiến đưa đến giải thoát. Do nhân duyên đó, chánh Pháp có thể trường tồn,Tăng chúng được hưng thịnh.
Nếu bước đầu trên con đường phạm hạnh, hành giả không thọ trì giới luật, mà có thể đạt định tâm, hay giác ngộ, sự kiện ấy không thể xảy ra. Vì rằng ác giới rất xa thật là xa, đạt được tâm thanh tịnh, rất xa thật là xa đạt được đoạn nghi thanh tịnh, rất xa thật là xa đạt được đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, rất xa thật là xa đạt được hành tri kiến thanh tịnh, còn nói gì để đạt đến gần tri kiến thanh tịnh. Và để phương tiện điều học nhỏ nhen chút ít theo phàm phu tánh khi dẫn chứng Phật ngôn, chúng ta đã vô tình hay cố ý xuyên tạc Thế tôn, vì rằng:
Này chư Bhikkhu, nếu như Như Lai sẽ ban hành các điều học cho chư Thinh văn vì mười lợi ích:
Cho tốt đẹp đến Tăng
Cho an lạc đến Tăng
Khiển trách các bhikkhu khó dạy
Những bhikkhu giới hạnh lạc trú
Phòng hộ lậu hoặc trong hiện tại
Đối trị lậu hoặc tương lai
Cho người chưa tin tưởng được tin tưởng
Người tin tưởng rồi càng tin tưởng thêm
Cho chánh Pháp trường tồn
Tế độ tạng Luật.
Như vậy, chúng ta tu tập đương nhiên không chấp nhận có bậc đạo sư:
“Này Ānanda! Pháp và Luật nào đã được Như Lai thuyết giảng và ban hành cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Pháp và Luật ấy là đạo sư của các con”.
Thế nên:
Như là cưỡng hộ trứng
Sơn dương bảo vệ đuôi
Mẹ trông nom con cái
Người một mắt hộ mắt
Cũng vậy, chư tôn giả
Hãy trì giới trang nghiêm
Người luôn luôn cung kính
Tùy phòng hộ giới hạnh.
Trong thời buổi nhiễu nhương này, giới luật hầu như bị lãng quên, bởi chúng ta thấy nhiều thiền đường, lắm thiền sư, hàng loạt sách thiền luận cho rằng đây là những pháp môn dành cho hạng Thinh văn Tiểu thừa,… rồi tùy ý phương tiện đặt ra pháp môn tu tắt bằng cách tiết chế ăn uống, vãng sanh… rơi vào ý đồ của Bà-la-môn giáo, khiến cho hàng tín đồ điên đảo đức tin, không dám xem những kinh sách nguyên thủy nhất được chính kim khẩu đức Thế Tôn thuyết, không can đảm tu tập các pháp môn căn bản này ngõ hầu vượt qua trùng dương sanh tử, đáo tận bỉ ngạn. Phần đông chỉ quanh quẩn bờ bên này, mò mẫm, lạc lối trong các rừng rậm, mù mịt, âm u, tăm tối. Đó là kết quả: Đi vòng một khắc, đi tắt tối ngày.
Bởi vì chúng ta có nguyện vọng thế nào đi nữa, như được các bạn đồng phạm hạnh thương yêu, quí mến… cho đến đạt được các bậc thiền, thành tựu các Thánh vức, chứng những loại thần thông, thắng trí, cũng cần phải thọ trì giới luật:
“Này chư Bhikkhu, nếu vị bhikkhu có ước nguyện: Mong rằng ta được các bạn đồng phạm hạnh thương yêu, quí mến, cung kính, tôn trọng… Vị bhikkhu ấy phải thành tựu viên mãn giới hạnh…”
Đến phân loại về giới, chúng ta sẽ minh định được điều này:
Luật dẫn đến thu thúc.
Thu thúc dẫn đến không nóng nảy.
Không nóng nảy dẫn đến hân hoan.
Hân hoan dẫn đến no vui.
No vui đẫn đến yên lặng.
Yên lặng dẫn đến an lạc.
An lạc dẫn đến định tâm.
Định tâm dẫn đến như thật tri kiến.
Như thật tri kiến dẫn đến yếm ly.
Yếm ly dẫn đến ly tham.
Ly tham dẫn đến giải thoát.
Giải thoát dẫn đến tri kiến giải thoát.
Tri kiến giải thoát dẫn đến vô thủ trước Níp-bàn.
Chúng ta càng tuệ tri xác tín hơn khi người có giới hạnh nhưng ít nghe, thiểu trí, hay điên đảo kiến, vị ấy đã bị mắc vào bẫy mồi của ác ma. Còn người đa văn quảng kiến mà phá giới cũng rơi vào cực đoan quyền lực Ma vương, không thoát khỏi khổ ưu. Những sự kiện ấy khiến cho người chưa tin tưởng không tin tưởng, hay người đã tin tưởng cũng thay đổi niềm tin. không cần nói đến người khiếm khuyết cả hai và chỉ có người viên mãn cả hai phương diện, quả thật là đặc thù. Bởi vì:
Trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh. Giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh.
Chỗ nào có giới hạnh chỗ ấy có trí tuệ. Chỗ nào có trí tuệ chỗ ấy có giới hạnh.
Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ. Người có trí tuệ nhất định có giới hạnh.
Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thượng ở đời.
“Cư trần bất nhiễm trần, đã vượt chặng đường phải qua cần gì phải trì giới?” Nói thế là chúng ta đã dối gạt người, tầm cầu một chỗ ẩn trú hầu đánh lừa mình, hay cho mất tiếng gọi vô vọng của tâm linh, vì không thể lừa đảo tự lương tâm mình. Quả thật vậy, trong một lúc nào đó tâm linh có lên tiếng trong giờ khắc cuối cùng của tên tử tội, tâm linh lên tiếng trong một hơi thở nào giữa canh khuya, làm cho những mái tóc bạc giật mình, làm cho những vầng trán nhăn cau mặt, làm cho những ý thức lương tri thở dài… và các ảo kiến ấy không thể che đậy tuệ giác của bậc Nhất thiết chủng trí:
“Ở đây, này Ānanda! Vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật… Vị ấy có chánh tín đối với chánh Pháp… Vị ấy có chánh tín đối với chư Tăng… Vị ấy thành tựu cụ túc giới hạnh được bậc Thánh ái kính viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn, không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, đưa đến giải thoát được người trí tán thán, hướng dẫn đến thiền định. Này Ānanda! Chính pháp kính này mà vị Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: Đối với ta sẽ không còn địa ngục, sẽ không tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỉ, ác thú, đọa xứ. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”.
Sau khi thắng trí giới hạnh cần phải thành mãn như vậy, chúng ta cảm thấy khó thọ trì, phòng hộ giới luật cho chân chánh, còn hạnh đầu đà khiến cho thân xác gầy ốm, xanh xao, hầu như quá khổ hạnh. Điều đó đúng cho tâm viên ý mã chúng sanh quen đeo níu cảnh trần, phan duyên dục đối tượng để nếm mùi tục lụy, hạnh phúc tạm bợ thế gian, mặc cho ma lực phóng túng quay cuồng mà ảo tưởng Phật tánh, tiêu dao tự tại. Chúng ta sẽ được xác chứng quan điểm này khi đã thấy rõ tội lỗi phá giới và thành quả giới hạnh. Do vậy:
Ở đây, hãy học giới,
Khéo học tập ở đời.
Giới thành đạt toàn diện,
Đưa đến mọi thành công.
Bậc trí hãy hộ giới,
Nếu kỳ vọng ba lạc.
Được danh xưng tài sản,
Sau chết hưởng thiên lạc.
Người trì giới tự chế,
Được nhiều người bạn tốt.
Kẻ ác giới hành ác,
Mất mát các bạn bè
Người ác giới chỉ được,
Ác danh không tài sản.
Bậc trì giới luôn được,
Khen danh xưng tán thán.
Khởi đầu an trú giới,
Giới là mẹ pháp thiện.
Giới đứng đầu mọi pháp,
Vậy hãy trong sạch giới.
Giới hạn chế phòng ngự,
Làm sáng chói tâm tư,
Là đầu bến chư Phật,
Vậy hãy trong sạch giới.
Giới sức mạnh vô song,
Giới binh khí tối thượng.
Giới trang sức đệ nhất,
Giới áo giáp hi hữu.
Giới đầu cầu cường đại,
Giới hương thơm vô thượng.
Giới hương thoa đệ nhất,
Nhờ giới bay bốn phương.
Giới tư lương cao nhất,
Giới hành trang tối thượng.
Giới vận tải đệ nhất,
Nhờ giới đi bốn phương.
Đây kẻ xấu bị trách,
Sau chết sanh đọa xứ.
Kẻ ngu không định giới,
Ưu tư khắp các chỗ.
Đây bậc tốt được khen,
Sau chết sanh Thiên giới.
Kẻ trí khéo định giới,
Hân hoan khắp các chỗ.
Ở đây giới tối cao,
Nhưng trí tuệ tối thượng.
Giữa loài người loài trời,
Bậc giới tuệ thắng lợi.
Đề cập đến hạnh đầu đà, trước đây có người chỉ biết từ ngữ phiên âm, mà không hiểu nghĩa lý của nó. Ở đây, chúng tôi xin tạm dịch dhutaṅga: trừ chi – thường quen gọi là hạnh đầu đà, ngỏ hầu xác định thành phần diệt trừ phiền não dành cho mỗi một pháp thọ trì. Vì không nâng cao tâm, không phát triển ý, không hướng đến đoạn tận kiết sử, tẩy sạch mọi ô nhiễm. Do đó, chúng ta ngộ nhận giới luật khó hành, trừ chi là khổ hạnh để rồi bi quan, tiêu cực, chán nản, không hoan hỷ đời sống phạm hạnh, phế thải Sa-môn pháp, dẫn đầu và đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng viễn ly. Điều này đã được trưởng lão Kassapa – Thinh văn tối thượng hạnh đầu đà – đã đáp lời bậc Đạo sư khích lệ cho chúng ta:
“Bạch Thế tôn, con đã thấy có hai lợi ích, nên con đã lâu ngày sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng, con đi khất thực…, con mang y phấn tảo…, con mang ba y…, con thiểu dục…, con tri túc…, con sống không giao thiệp…, con sống tinh cần và tán thán hạnh sống tinh cần. Con tự mình được hiện tại lạc trú và vì lòng bi mẫn đối với các chúng sanh sắp đến, mong rằng các chúng sanh sắp đến sẽ noi gương, đối với các đệ tử Phật và tùy Phật mong chúng trong một thời gian dài trở thành những vị sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng… như trên… bạch Thế tôn, con thấy được hai lợi ích này, con sống ở rừng và tán thán hạnh sống ở rừng… như trên…”
Và đức Phật đã sách tấn, gieo niềm tịnh tín cho chúng ta:
“Lành thay, này Kassapa. Lành thay, này Kassapa. Thật vì hạnh phúc cho quần sanh, này Kassapa, ngươi đã hành như vậy, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng bi mẫn với đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và nhân loại. Do vậy, này Kassapa, hãy mang vải gai thô phấn tảo đáng được quăng bỏ. Hãy sống khất thực và trú ở trong rừng”.
Trừ chi đức Thế Tôn còn tán thán như vậy, còn nói gì giới luật là một trong những pháp đến để mà thấy, chớ không phải lý luận suông. Vì vậy:
Ai sống một trăm năm
Ác giới không định tĩnh
Tốt hơn sống một ngày
Có giới hạnh tu thiền.
Các pháp môn khác, dù khó tu đến bậc nào, một công nhân, một đầy tớ, cũng có thể tu hạnh ấy được. Nhưng Sa-môn hạnh tu tiến cho thành tựu tam học này, chỉ có người trí mới tu nổi, do đó:
Biết rõ sự kiện ấy
Hiền trí thu thúc giới
Con đường đến Níp-bàn
Hãy nhanh chóng thanh tịnh.
Tu theo pháp môn này quả thật là hạnh tu tối thượng, chứng đắc thâm diệu và giải thoát tuyệt đối.
“Giới, thiền định, trí tuệ,
Và giải thoát vô thượng,
Gotama danh xưng,
Giác ngộ những pháp này.
Đức Phật thắng tri chúng,
Thuyết pháp cho Bhikkhu.
Đạo sư đoạn tận khổ.
Bậc tuệ nhãn tịch tịnh”.
Chúng tôi hữu duyên theo Ân sư học A-tỳ-đàm (Abhidhamma) gặp bộ sách quí này và được người phó thác dịch để cho chánh Pháp trường tồn, chúng sanh lợi lạc. Nay, chúng tôi không quản tài hèn sức mọn, cố gắng dịch hoàn tất để tu học Thanh tịnh đạo này xuất hiện tại Việt Nam nói riêng, thế gian nói chung và Thánh đạo, Thánh quả phát sanh cho các chúng hữu tình có duyên lành gặp chánh Pháp.
Trong khi dịch, về từ ngữ hay nghĩa lý có điều sơ thất, xin chư bậc hiền minh, các vị thiện trí thức từ, bi, hỷ, xả chỉ giáo cho. Chúng tôi xin hân hoan đón nhận mọi ý kiến xây dựng, hầu mỗi khi có dịp tái bản thêm phần toàn vẹn.
Do quả phước báu thanh cao dịch Thanh tịnh đạo phần giới này, xin hồi hướng đến các bậc ân nhân và thầy tổ đã quá vãng, nhất là Cố Hòa thượng Tịnh Sự, xin các ngài được thọ lãnh phước báu siêu thăng nhàn cảnh. Còn ở nơi nhàn cảnh thì càng tiến hóa thêm.
Một phần công đức xin dâng đến những bậc Thầy tổ, chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng đã đóng góp tinh thần, kẻ công người của, đạt được vạn sự kiết tường, bồ đề tâm viên đắc, tự giác giác tha.
Một phần công đức khác xin chia đến các thí chủ, những Phật tử xa gần, cùng mỗi một thân bằng quyến thuộc của chư quí vị còn tại tiền được tăng phúc, tăng thọ, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi. Người chưa gặp chánh Pháp mau gặp chánh Pháp, người đã gặp chánh Pháp xin hãy hành đúng chánh đạo giải thoát khổ đau và người đã quá vãng được cao đăng lạc cảnh.
Xin hồi hướng quả phước này đến đức trời Đế Thích cùng Tứ Đại Thiên vương, nhất là tất cả chư Thiên hộ trì chánh Pháp, được thọ lãnh công đức rồi hộ trì chánh Pháp thêm bền lâu và xin cho hàng tứ chúng như chúng tôi sống tiến hóa an lành trong giáo pháp từ bi của đấng Giác ngộ.
Riêng chúng t��i mong quả phước báu thanh cao này hộ trì được tu hành phạm hạnh đến suốt đời, sanh ra kiếp nào cũng được gặp chánh Pháp, nhất là nơi các xứ Quốc giáo, ngõ hầu lão thông Tam tạng với chú giải, đắc được các thiền chứng, thắng trí, hoằng dương Phật Pháp không bị chướng ngại. Nếu ngoài thời kỳ Phật giáo, xin hãy nâng đỡ xuất gia tu tiến theo chánh Pháp cho đến khi đắc chứng các Pháp mà chư Phật đã giác ngộ.
Và hồi hướng đến tất cả chúng sanh trong ba giới, bốn loài, đều được an vui, tiến hóa y như ý nguyện.
Hướng dẫn: Hòa thượng Tịnh Sự ân sư
Dịch giả: Đệ tử Ngộ Đạo cẩn chí.
LỜI PHI LỘ
Lịch sử Giáo thọ sư Buddhaghosa đi dịch chú giải trong đảo Tích Lan, những người liên hệ Phật giáo truyền nhau thành câu chuyện quan trọng, chú ý nhiều đến nó, vì nó trình bày thực hành phận sự trọng đại trong Phật giáo đồ, phương pháp truyền bá Phật ngôn lợi ích cho người đạo đức. Giáo pháp của bậc Chánh Đẳng Giác được duy trì lâu dài cho đến ngày nay, cũng nương nhờ chư Tăng Thinh văn đệ tử Phật luân phiên nhau kết tập Tam tạng nhiều lần.
Lần thứ nhất, khi bậc đạo sư Níp-bàn bảy ngày, Mahā Kassapa vì nguyên nhân bhikkhu Subhadda xuất gia khi lớn tuổi nói vượt quá Pháp Luật, Trưởng lão Mahā Kassapa khởi xướng kết tập tại thành Vesālī với sự tham dự của năm trăm vị Thánh Tăng được đức vua Ajātasattu ủng hộ Phật giáo đã thành tựu sau bảy tháng làm việc.
Lần thứ nhì, khi đức Phật viên tịch khoảng một trăm năm, do nguyên nhân câu chuyện nhóm bhikkhu Vajjīputtaka – Bạt Kỳ Tử – tại thành Vesālī thực hành phi Pháp Luật, Trưởng lão Yasakākaṇḍaputta khởi xướng kết tập trong thành Vesālī ấy được đức vua Kālāsoka ủng hộ, chư Tăng cưu hội bảy trăm vị làm việc trong tám tháng thì thành tựu.
Lần thứ ba, khi tuổi thọ Phật giáo trải qua khoảng hai trăm ba mươi bốn năm, vì nguyên nhân nhóm ngoại đạo giả mạo xuất gia trong hàng ngũ bhikkhu Tăng và trình bày lẫn lộn chủ thuyết của mình vào. Khi đã trục xuất nhóm ấy ra khỏi Phật giáo, thanh lọc Pháp Luật, Trưởng lão Moggallīputtatissa khởi xướng, chư Tăng cưu hội một ngàn vị được Đại Hoàng đế Dhammāsoka ủng hộ, chín tháng thì thành tựu.
Kể từ đó có tin rằng: Trưởng lão Moggallīputtatissa nhìn thấy Phật giáo đồ không trường cửu trên đảo Nam Jambudīpa, bèn đưa tất cả trưởng lão đi truyền bá giáo pháp tại nhiều xứ khác nhau. Vì thế, về sau không được tin tức giáo pháp trong đảo Nam Jambudīpa nữa. Tại nơi cư ngụ, các trưởng lão khác cũng vậy, ngoại trừ câu chuyện tôn giả Mahinda đi đảo Tích Lan, vì chánh giáo điển từ một con đường truyền đến đảo ấy. Từ đây, Phật giáo được biết đến thành chi nhánh. Sự kết tập Tam tạng sau này tại Tích Lan của riêng chư Tăng trong đảo ấy được kể là sự kết tập phụ thuộc. Nhưng chư Tăng ở đấy và chư Tăng thọ trì Khế kinh từ đầu mối ấy cũng được kể vào kết tập Tam tạng tiếp theo sự kết tập Tam tạng trong đảo Nam Jambudīpa.
Khi Phật lịch trải qua hai trăm ba mươi sáu năm, tôn giả Mihinda cũng cố Phật giáo tại nơi ấy, cho đến lúc có thiện nam tử trên đảo được đức tin, xuất gia thọ cụ túc giới, học thuộc lòng thông suốt Tam tạng giáo pháp và tự tuyên bố giáo giới lẫn nhau thì có đại hội chư Tăng trên đảo. Ngài Ariṭṭha thuyết giảng cho hội chúng, trình bày Phật giáo đã vững chắc nơi đây, kể là kết tập Tam tạng lần thứ tư.
Một lần nữa, khi tuổi thọ Phật giáo đã trải qua khoảng bốn trăm năm mươi hai năm, nhóm bhikkhu đa văn trong đảo ấy ghi Phật ngôn thành mẫu tự Tích Lan vào lá buông, đã đặt một nền tảng tốt đẹp cho việc ghi chép những Phật ngôn bằng văn tự, được kể là kết tập Tam tạng lần thứ năm.
Sự kết tập Tam tạng trên đảo Tích Lan nổi danh hai lần như vậy.
Khi tuổi thọ Phật giáo trải qua chín trăm năm mươi sáu năm, GTS Buddhaghosa – Buddhaghosācariya – đi dịch chú giải trong đảo Tích Lan, là câu chuyện thuộc loại văn chương cổ trong lời phi lộ của giáo thọ sư thời xưa, nhưng lịch sử GTS Buddhaghosa đây dịch từ bản Pāḷi của ngài Pháp tam giới – Dhammatelokācariya – chùa Đại Giới (Mahādhātu) được sáng tác cuối phần Thanh tịnh đạo.
Bậc thiện trí thức muốn biết câu chuyện riêng biệt nên khảo sát trong Buddhaghosanidāna tích chuyện ngài Buddhaghosa một phần, trong Vaṃsamālinī (Tràng tông) một phần và trong bộ Ñā��odaya (Khởi trí) một phần.
Chỉ bao nhiêu đây, chúng tôi thành đạt được dòng nước lớn phước báu. Xin tất cả chư Thiên hãy tùy hỷ để thành tựu Thánh sản. Xin các chúng sanh hãy trì giới do đức tin, hãy khiến cho sanh tâm tu tập và không khinh thường trí tuệ, vì rằng tam học này là Thanh tịnh đạo. Xin tất cả bậc chân nhân nếu bị khổ não, hãy thoát khổ, bị sợ hãi thì thoát khỏi sợ hãi, bị buồn rầu hãy thoát khỏi buồn rầu và đồng thời đạt đến Thanh tịnh đạo đều nhau cả thảy.
#phatgiaonguyenthuy #phatgiao #thanhtinhdao #tinhtam #theravada Theo nguồn: https://theravada.vn/book/thanh-tinh-dao-phan-gioi-nguyen-tac-buddhaghosa-ty-khuu-ngo-dao-dich-viet/ Nguồn ảnh: Instagram Dhammanamo
0 notes
bdscuatui · 4 years
Photo
Tumblr media
Sự phát triển của mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích, nhưng đây cũng là môi trường phức tạp, gây nên những hiệu ứng hoặc trào lưu thiếu tích cực.
1. 
Mới đây, chỉ vì kêu gọi cư dân cần tỉnh táo, đấu tranh văn minh, tránh sa lầy vào những đòi hỏi phi thực tế trên nhóm riêng tư của cư dân tòa nhà, mà một cư dân đã nhận được hàng trăm lượt bình luận, với phần lớn là mạt sát, xúc phạm và bị cho là "người của chủ đầu tư".
Dù sau đó cư dân này có thanh minh, nêu rõ lý do, quan điểm rất rõ ràng, nhưng không được sự đồng tình của nhiều cư dân tòa nhà. Thậm chí, những lời bình luận sau status (dòng trạng thái trên facebook) mới còn nặng lời, cay độc hơn nhiều so với những lời bình luận trước. Cuối cùng, vì không chịu đựng nổi, anh đành lặng lẽ rời khỏi diễn đàn, tạm thời tắt trang cá nhân một thời gian để mong sự việc lắng lại.
Trong một câu chuyện khác, ở chung cư một bà chị chơi cùng với người viết, chỉ vì đăng status kêu gọi các chủ hộ nuôi chó, nuôi mèo cần phải giữ ý thức chung mà chị nhận cả tá “gạch đá”, nào là "không biết thương yêu động vật", "vô cảm", "chẳng có quy định nào cấm nuôi chó, nuôi mèo"… hay xa hơn nữa là những lời miệt thị vì chỉ biết mình, chẳng biết người, vân vân và mây mây.
Điều đáng buồn cười là chủ nhân của những lời mắng nhiếc, mạt thị đó lại thường xuyên chia sẻ những đạo lý làm người, về nhân quả, về khẩu nghiệp và về đủ các thứ, miễn là liên quan đến đạo đức và giao tiếp của con người.
Thậm chí, có lần người này còn chủ động inbox riêng với 1 cư dân khác và tự trở thành "thầy" giảng đạo lý sống bất đắc dĩ, khiến cư dân đó khó chịu, chặn luôn facebook để tránh phiền phức.
Cũng tại chung cư này, một nhóm cư dân (cũng không rõ có phải thực sự là cư dân đang sinh sống ở đây hay không - theo lời chia sẻ của bà chị) thường xuyên đăng tải lên diễn đàn kêu gọi đấu tranh, căng băng rôn dù chỉ là những chuyện "nhỏ như con thỏ" như là bảo vệ không chào hỏi, hành lang quá bẩn (do lao công chưa dọn kịp), hay chung cư mà thiếu chỗ đỗ xe ô tô (dù thiết kế ban đầu chỉ có giới hạn như vậy)…
Thời gian đầu, những status kêu gọi này nhận được rất nhiều bình luận ủng hộ của cư dân, nhưng sau một thời gian khi nhận ra mục đích của việc kêu gọi là để đàm phàn và đòi quyền lợi riêng với chủ đầu tư và ban quan lý, đã không còn ai bình luận khi những status kiểu này xuất hiện. Nhận thấy việc kêu gọi của mình không thành công, nhóm người này lại chuyển sang đăng status theo dạng khác như "sống mà không biết đấu tranh cho quyền lợi bản thân thì…".
2.
Mạng xã hội là một thành tựu khoa học kỹ thuật của con người. Nó đem con người đến gần với nhau hơn. Nó giúp người ta nói lên suy nghĩ của mình được nhiều hơn. Và đặc biệt, nó giúp cho người truyền tải cảm hứng, giúp cho cộng đồng gần gũi nhau hơn.
Mỗi sáng thức dậy, thay vì bật tivi, mở đài, đọc báo để biết tin tức, rất nhiều người bắt đầu bằng những dòng thông tin rất ngắn trên các trang mạng xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều người sử dụng mạng xã hội để bôi xấu hình ảnh, thậm chí xúc phạm danh dự của cá nhân, tổ chức nào đó với những lời lẽ thiếu văn hóa, thô tục. Chỉ trong tích tắc, danh dự, nhân phẩm, thương hiệu của cá nhân, tập thể bị phá hoại mà không cách nào khắc phục. Các "anh hùng bàn phím" với ý nghĩ tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội, đặc biệt là trong nhiều cộng đồng cư dân chung cư tại Hà Nội.
Trưởng ban quản trị tại một chung cư từng chia sẻ, mâu thuẫn diễn ra tại nhiều chung cư hiện nay là do người mua nhà và chủ đầu tư thiếu lòng tin vào nhau và do sự thiếu minh bạch trong quản lý của chủ đầu tư. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp, tranh chấp xảy ra do những lý do rất "giời ơi đất hỡi" bởi những cách diễn giải pháp lý khác nhau liên quan đến quản lý và sở hữu chung cư.
Bất chấp anh đang làm nghề gì, nhưng cứ lên mạng là đều thành "giáo sư, tiến sĩ" về chuyên ngành luật hết. Không những vậy, họ còn tường tận các loại luật để bẻ ngoặt mọi quan điểm đối lập. Ngay cả ban quản trị chỉ sơ suất vài việc sẽ bị lôi lên "đầu đài" để luận tội với vô vàn các quan điểm, lý luận khác nhau.
Ngoài ra, trong không ít trường hợp, các hội/nhóm này bị một số cá nhân lợi dụng như một công cụ gây căng thẳng, mâu thuẫn và đẩy mâu thuẫn với chủ đầu tư lên cao, rất khó giải quyết một cách hài hòa.
3.
“Đời sống thực chúng ta thở bằng không khí, trên mạng thì thở bằng nội dung”, câu ví von này của Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khái quát một mảng đời sống của ngày hôm nay. Chúng ta đang dần dần từ bỏ đời sống thực để sống trong một không gian ảo, đầy tự do nhưng cũng đầy bất trắc.
Sống trên không gian ảo, tức là quen với khái niệm “chém gió”, tức là đôi khi ảo tưởng vào những “like” và “comment” và tưởng rằng mọi việc đều có thể giải quyết bằng vài ba cái “tút - status” trên mạng, lâu dần thành ra đôi khi “quên” cả việc đời sống cần những hành động cụ thể. Sống ảo mãi dần dần thành ra đôi khi bất nhẫn, thành ra vô cảm với cuộc đời.
Cũng như đời thực, mỗi tài khoản cá nhân về bản chất như là thứ thể hiện cá nhân mỗi con người, người ta phải có trách nhiệm với phát ngôn và hành vi của mình. Nhưng cũng đừng vì thế mà cho rằng, chỉ cần đạo đức bằng tuyên ngôn trên mạng là đủ. Ở trên mạng, người ta có quyền tô vẽ cho mình những chân dung tuyệt tác, nhưng sự thật chỉ có một, rằng sự tử tế hay đạo đức phải được chứng minh bằng hành vi, hành động cụ thể.
Với câu chuyện ở cộng đồng mỗi khu dân cư cũng vậy, những fanpage tình làng, nghĩa xóm có xây dựng được văn hóa ứng xử lành mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào hành vi của mỗi người sử dụng, do đó chúng ta phải có trách nhiệm hơn trong mỗi lời nhận xét, phê bình, hay gắn biểu tượng cảm xúc của mình khi tham gia mạng xã hội.
Thành ngữ có câu “năm người mười ý”, nhưng cũng có câu “nhiều cái đầu sáng suốt hơn một cái đầu”. Điều đó cho thấy, việc tranh luận nào thì cũng có hồi kết và những ý kiến kết luận thường là ý sáng suốt. Vấn đề là làm sao tập hợp được những “cái đầu sáng” để cùng đưa ra ý kiến lành mạnh, bổ ích.
Và trước khi ý kiến sáng suốt cuối cùng được đưa ra, mỗi người hãy nên bình tâm suy nghĩ để đưa ra ý kiến một cách chính xác, thấu đáo, có văn hóa.
Nguồn Muabannhadat
0 notes
khaimocom · 4 years
Text
Lời cảnh tỉnh của các Đại Giác Giả
Tumblr media
Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus, tôn danh của hai vị Đại Giác Giả này có thể nói là nhà nhà đều biết. Họ lần lượt sáng lập Phật giáo và Cơ Đốc giáo, hồng truyền rộng rãi trong xã hội nhân loại. Sự truyền bá của tôn giáo chính là giáo hóa nhân loại không được tự cao tự đại, phải tin vào sự tồn tại của Thần Phật; ngoài ra, tôn giáo cũng dạy con người minh bạch thế nào là tu luyện và mục đích của tu luyện, giúp con người tu đức hướng thiện, phản bổn quy chân, hoặc lên Thiên Đường, đồng thời duy trì đạo đức và ổn định trong xã hội nhân loại.   Khi hai vị Đại Giác Giả này truyền Pháp tại thế gian, các Ngài đều đã thấy trước đại sự kiện sẽ phát sinh vào thời mạt của nhân loại lần này. Xuất phát từ lòng từ bi với con người, các Ngài hoặc nói thẳng hoặc ẩn dụ, đưa thiên cơ trọng yếu này vào các dự ngôn minh xác, lấy đó khải thị người đời sau phải sáng suốt để tự cứu, thoát khỏi kiếp nạn, và hướng về kỷ nguyên mới của lịch sử. Tuy nhiên, khi thời gian trôi đi, đặc biệt là thế kỷ vừa qua, khi tà thuyết “vô thần luận” họa loạn thế gian, phần đông nhân loại và rất nhiều người Trung Quốc đã làm ngơ trước lời cảnh tỉnh từ sớm của các Đại Giác Giả. Họ dường như đã quên mất hay thờ ơ lãnh đạm. I. Phật Thích Ca Mâu Ni căn dặn thế nhân: “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Pháp cứu độ chúng sinh Chùa Pháp Môn tại huyện Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc là ngôi chùa hoàng gia thờ xá lợi ngón tay của Phật Thích Ca Mâu Ni. #giácgiả #lờicảnhtỉnh Read the full article
0 notes
hanomavn · 4 years
Text
Sai lầm biến tàu Diamond Princess thành 'lò ấp virus'
Đêm cuối cùng trong hành trình hai tuần nghỉ dưỡng, thuyền trưởng Diamond Princess thông báo một khách rời du thuyền 9 ngày trước dương tính với nCoV.Bất chấp nỗi lo lắng của mọi người, các hoạt động tập thể vẫn được tổ chức trên tàu, trong lúc du thuyền Diamond Princess hướng về phía cảng Yokohama, thành phố lớn thứ hai Nhật Bản. Hành khách thưởng thức món bò bít tết cho bữa tối, xem các màn biểu diễn trong nhà hát 700 chỗ, hoặc chen chúc trong quán bar và sàn nhảy.
Công ty điều hành Diamond Princess thậm chí vội vã tổ chức thêm hoạt động giải trí như bóng bàn, karaoke và lớp học nhảy nhằm phục vụ hành khách, khi họ dự kiến phải ở lại tàu thêm một ngày để giới chức y tế kiểm tra triệu chứng nhiễm nCoV.
Tyler và Rachel Torres, cặp vợ chồng mới cưới đến từ Texas, Mỹ, tối hôm đó tới xem một buổi biểu diễn tại nhà hát trên du thuyền với hy vọng tận hưởng trọn vẹn chuyến đi lãng mạn. "Chúng tôi không thực sự quan tâm đến mối nguy hiểm khi rời khỏi phòng. Do đây là tuần trăng mật, chúng tôi không muốn lãng phí những thời khắc cuối cùng trên du thuyền", Rachel cho biết.
Khi các hành khách đắm mình trong tiếng nhạc, rất có thể họ đã tiếp xúc với nCoV, chủng virus khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc khiến hơn 2.600 người tử vong. Giới chức Nhật Bản mất tới hơn 72 giờ để áp lệnh cách ly Diamond Princess, tính từ lúc nhận được thông báo đầu tiên về hành khách Hong Kong đi tàu tháng trước nhiễm nCoV.
Xe cứu thương đỗ tại cảng Yokohama, Nhật Bản để chở bệnh nhân nhiễm nCoV trên tàu Diamond Princess đến bệnh viện hôm 7/2. Ảnh: Reuters.Giới chức Hong Kong thông báo ca bệnh này cho Bộ Y tế Nhật Bản vào sáng sớm 2/2. Tuy nhiên, phát ngôn viên công ty Princess Cruises, chủ sở hữu Diamond Princess, cho biết tới ngày 3/2 họ mới nhận được "xác nhận chính thức" và thông báo cho hành khách vào tối hôm đó.
Chỉ khi các bữa tiệc và buổi biểu diễn kết thúc lúc khoảng 23h ngày 3/2, hành khách mới được khuyến cáo nên ở trong phòng. Sau khi du thuyền cập cảng Yokohama, các nhân viên y tế đến từng phòng kiểm tra nhiệt độ, triệu chứng ho và tiến hành xét nghiệm nCoV với một số hành khách.
Tumblr media
Trong lúc việc sàng lọc diễn ra, ban điều hành Diamond Princess quyết định hủy các hoạt động mà họ đã lên kế hoạch. Tuy nhiên, mọi người vẫn tụ tập trên tàu, xếp hàng ăn buffet, dùng chung muôi, kẹp, cũng như những lọ muối và tiêu trên bàn.
Các hành khách nghĩ rằng việc lên bờ chỉ bị trì hoãn khoảng một ngày, cho tới khi thuyền trưởng ra thông báo mới trong lúc họ dùng bữa sáng hôm 5/2. Ông cho biết Bộ Y tế Nhật Bản đã xác nhận 10 ca nhiễm nCoV trên tàu, nên các hành khách cần quay về phòng ngay lập tức và họ sẽ bị cách ly 14 ngày tới.
Với tình thế bị mắc kẹt trong cabin, hàng nghìn hành khách của Diamond Princess bắt đầu nhớ lại những sự việc có khả năng đã khiến họ nhiễm nCoV trước khi du thuyền bị cách ly. Họ tự hỏi tại sao tiệc buffet trên boong vẫn được tổ chức dù ban điều hành tàu đã biết về hành khách Hong Kong nhiễm bệnh. Những buổi đấu giá nghệ thuật, tiệc trà chiều, trò chơi đố vui và mạt chược bỗng mang đến dự cảm về tai họa.
Nhằm xoa dịu nỗi lo sợ, phát ngôn viên của công ty Princess Cruises cho biết thủy thủ đoàn đã tiến hành "dọn dẹp và vệ sinh môi trường hàng ngày", sử dụng chất diệt khuẩn "được cho là giết virus corona nhanh chóng trong vòng 30 giây". Tuy nhiên, số ca nhiễm nCoV trên Diamond Princess tăng dần mỗi ngày.
Điều khiến các hành khách hoang mang hơn cả là cảm giác thông tin bị bưng bít. Vài giờ sau khi Bộ Y tế Nhật Bản công bố với truyền thông, họ mới biết về số ca nhiễm nCoV mới ghi nhận. Tình huống này khiến họ phải đếm số xe cứu thương xếp hàng trên bến tàu để đoán số ca bệnh mới vào hôm đó. Một số hành khách Nhật Bản còn treo băng rôn lên ban công du thuyền, bao gồm dòng chữ: "Thiếu thuốc và thiếu thông tin nghiêm trọng".  
Trong quá trình cách ly, các chính sách và phương thức thực hiện liên tục thay đổi. Vào ngày cách ly thứ hai, giới chức bắt đầu cho phép những người ở trong cabin kín ra ngoài hít thở không khí trong lành. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, hành khách mới được cảnh báo giữ khoảng cách ít nhất 2 m với bất cứ ai. Tyler Torres, một y tá, cho biết mọi người không phải lúc nào cũng đeo khẩu trang trên boong.
Tấm nhựa ngăn cách người nhiễm nCoV với hành khách khác trên chuyến bay sơ tán của Mỹ hôm 17/2. Ảnh: NY Times.Tới ngày cách ly thứ năm, hành khách mới được cấp khẩu trang N95, cũng như được khuyến cáo đeo chúng khi mở cửa nhận đồ ăn và các dịch vụ khác từ thủy thủ đoàn. Bước sang ngày thứ 10, chính phủ Nhật cho phép một số hành khách lên bờ cách ly, bao gồm những người trên 80 tuổi có bệnh lý nền hoặc sống trong cabin kín.
Những thay đổi này không giúp ổn định tình hình, khi các hành khách đã chờ đợi suốt nhiều ngày để nhận được đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường hay huyết áp cao. Họ cũng hết kem đánh răng và không còn quần áo sạch.
Tumblr media
"Con tàu bị mất kiểm soát. Một dịch bệnh đang bùng phát, nhưng chúng tôi không biết phải làm gì", Tadashi Chida, một hành khách trong độ tuổi 70, viết trong lá thư gửi Bộ Y tế Nhật Bản, nói thêm rằng các nhân viên y tế không chăm sóc những người có triệu chứng bệnh.
Ban đầu, giới chức y tế không tiến hành xét nghiệm nCoV cho tất cả người trên tàu, với lý do thiếu nguồn lực. Thay vào đó, họ tập trung vào những cá nhân có nguy cơ nhiễm nCoV cao, như người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, có triệu chứng hoặc cao tuổi.
Tuy nhiên, một số hành khách không được chăm sóc y tế đầy đủ, ngay cả khi họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Vào ngày cách ly đầu tiên, Carol Montgomery, công dân Mỹ 67 tuổi, gọi cho phòng y tế trên tàu để thông báo bà bị sốt và muốn xét nghiệm, nhưng nhận được câu trả lời rằng điều đó phụ thuộc vào Bộ Y tế Nhật Bản.
Một ngày sau, John Montgomery, chồng của bà, gọi điện cho Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo để thuyết phục một quan chức rằng mọi người đều cần được xét nghiệm. "Chúng tôi đang ở trên một lò ấp virus. Đây giống như một thí nghiệm và chúng tôi là những con chuột bạch", ông Montgomery nói.
Cuối cùng, bà Montgomery cũng thuyết phục được phòng y tế trên Diamond Princess cho phép hai vợ chồng rời cabin để kiểm tra sức khỏe. Một bác sĩ xét nghiệm cúm cho họ với kết quả âm tính, sau đó kê thuốc kháng sinh cho bà Montgomery để điều trị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, họ vẫn không được xét nghiệm nCoV trước khi lên chuyến bay sơ tán công dân do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức.
John Haering, một công dân Mỹ khác trên Diamond Princess, đã gọi phòng y tế khi nhiệt độ cơ thể ông tăng cao. Họ cho biết ông sẽ phải chờ nếu đó không phải tình huống khẩn cấp, sau đó cử người tới hỏi nhiệt độ của ông rồi rời đi. Bên trong cabin, người đàn ông 63 tuổi đang vã mồ hôi đã phải tắm nước lạnh và uống những viên Tylenol cuối cùng, khi thân nhiệt lên tới 40 độ C.
4 ngày sau, các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ xuất hiện trước cửa cabin của Haering và vợ, đề nghị ông xếp đồ đạc và đưa ông lên xe cứu thương, bỏ lại người vợ trên tàu. Ngày tiếp theo, bác sĩ tại một bệnh viện cách cảng Yokohama hơn 60 km nói với Haering rằng ông dương tính với nCoV. Haering đang điều trị tại bệnh viện này, trong khi vợ ông hiện được cách ly ở một căn cứ quân sự Mỹ.
1.045 thủy thủ trên tàu là những người đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, nhưng vẫn phải làm việc quần quật, đôi khi theo ca trực dài tới 13 giờ. Họ chuẩn bị bữa ăn và giao tới 1.500 cabin ba lần mỗi ngày, đồng thời thay khăn tắm, ga giường và cung cấp những tiện ích khác cho khách như các trò chơi, mặt nạ dưỡng da, hay chocolate vào Lễ Tình nhân.
Họ cũng phải điều phối đường dây điện thoại khi những hành khách giận dữ đề nghị giải đáp các vấn đề, quét sàn và lau lan can sau mỗi đợt hành khách ra ngoài hít thở không khí trong lành, canh chừng hành lang vào ban đêm để đảm bảo hành khách không rời phòng. Với một số công việc nhất định, họ không đeo găng tay và tái sử dụng khẩu trang lâu hơn số ngày được khuyến cáo.
"Sự căng thẳng về cảm xúc, tâm lý và thể chất mà chúng tôi trải qua thực sự khó khăn", một phụ nữ giấu tên làm việc trong bếp trên Diamond Princess chia sẻ. Cô là một trong 85 thành viên thủy thủ đoàn dương tính với nCoV.
Thủy thủ đoàn ở trong những khu vực sát nhau bên dưới boong tàu, với 4 người dùng chung một phòng tắm và dùng bữa theo kiểu buffet. Thậm chí sau khi một số thành viên bị sốt, họ vẫn ở chung phòng với nhau. "Việc cách ly có nghĩa lý gì vậy? Chúng tôi mắc kẹt trong chiếc hộp vốn đã nhiễm bệnh", một thủy thủ cho hay.
Bất cứ ai có mặt trên tàu đều trở thành đối tượng có thể bị lây nhiễm, kể cả quan chức y tế. Hàng trăm người đã lên tàu để hỗ trợ sàng lọc và các công việc hành chính, trong đó nhiều quan chức ít kinh nghiệm trong quản lý bệnh truyền nhiễm. Một số người không mặc đồ bảo hộ đầy đủ và 6 người đã nhiễm nCoV.
Nỗi sợ hãi bao trùm khi số ca nhiễm trên tàu Diamond Princess không ngừng tăng lên. Trong những nhóm kín trên Facebook, các hành khách cho biết họ vô cùng muốn rời du thuyền, đồng thời đặt nghi vấn về tính hiệu quả của biện pháp cách ly, cũng như lo ngại nCoV có thể lây lan giữa các phòng qua hệ thống thông gió.
Một quan chức thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ban đầu cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy nCoV lan truyền theo cách đó, nói thêm rằng hành khách tốt hơn hết nên chờ đợi trong phòng. Tuy nhiên, hơn một tuần sau, giới chức Mỹ thay đổi quan điểm và tuyên bố sơ tán công dân trước khi hết hạn cách ly. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ thừa nhận "hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu có nguy cơ nhiễm bệnh cao".
Quá trình sơ tán cũng gặp vấn đề. Trong lúc 328 công dân Mỹ đang ngồi trên xe buýt lên đường tới sân bay ở thủ đô Tokyo, giới chức Nhật Bản thông báo với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng 14 người trong đoàn sơ tán có kết quả dương tính với nCoV. Nhóm người phải chờ đợi nhiều giờ trên đường băng, khi các chuyên gia của CDC thảo luận với quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế Mỹ.
Giới chức Mỹ cuối cùng quyết định đưa tất cả về nước, kể cả 14 người dương tính với nCoV. Họ sắp xếp những người nhiễm nCoV ở phía sau máy bay, ngăn cách với phần còn lại chỉ bằng tấm màn nhựa cao hơn 3 m. Gay Courter, một công dân Mỹ 75 tuổi, cho biết khi các hành khách lên khoang, người phụ nữ đứng cạnh bà được thông báo nhiễm nCoV.
"Chúng tôi cách nhau chưa đầy một mét. Khi đó tôi nghĩ rằng mình vừa dành hai tuần để tránh bất cứ ai mắc bệnh, nhưng giờ đây người đó lại đứng ngay trước mặt tôi", Courter nói.
Đêm 18/2, Bộ Y tế Nhật Bản bắt đầu để các hành khách rời tàu Diamond Princess sau khi hết hạn cách ly, xác nhận những người này đều âm tính với nCoV và "không có nguy cơ nhiễm bệnh".
Gần 1.000 người từng bị cách ly sau đó được di chuyển tự do, thoải mái sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi rời tàu với kết quả âm tính với nCoV, một phụ nữ ngoài 60 tuổi bắt đầu sốt khi trở về nhà ở Tokyo. Bà xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính với nCoV.
Theo bình luận viên Motoko Rich của NY Times, sự chậm trễ của chính phủ Nhật, cùng những biện pháp vụng về, không hiệu quả trong hai tuần cách ly đã biến tàu Diamond Princess thành một thảm họa về mặt dịch tễ học, khiến 634 người nhiễm nCoV và ba trường hợp tử vong.
Trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato xin lỗi và thừa nhận bỏ sót 23 người chưa xét nghiệm nCoV, nhưng vẫn để họ lên bờ. Tình huống này tiếp tục đặt Nhật Bản vào thế khó, khi virus có khả năng đang lây lan trên đất liền.
https://bit.ly/2vdHrlD
0 notes
giaitritonghop123 · 4 years
Text
Sai lầm biến tàu Diamond Princess thành 'lò ấp virus'
Tumblr media
Đêm cuối cùng trong hành trình hai tuần nghỉ dưỡng, thuyền trưởng Diamond Princess thông báo một khách rời du thuyền 9 ngày trước dương tính với nCoV.
Bất chấp nỗi lo lắng của mọi người, các hoạt động tập thể vẫn được tổ chức trên tàu, trong lúc du thuyền Diamond Princess hướng về phía cảng Yokohama, thành phố lớn thứ hai Nhật Bản. Hành khách thưởng thức món bò bít tết cho bữa tối, xem các màn biểu diễn trong nhà hát 700 chỗ, hoặc chen chúc trong quán bar và sàn nhảy.
Công ty điều hành Diamond Princess thậm chí vội vã tổ chức thêm hoạt động giải trí như bóng bàn, karaoke và lớp học nhảy nhằm phục vụ hành khách, khi họ dự kiến phải ở lại tàu thêm một ngày để giới chức y tế kiểm tra triệu chứng nhiễm nCoV.
Tyler và Rachel Torres, cặp vợ chồng mới cưới đến từ Texas, Mỹ, tối hôm đó tới xem một buổi biểu diễn tại nhà hát trên du thuyền với hy vọng tận hưởng trọn vẹn chuyến đi lãng mạn. "Chúng tôi không thực sự quan tâm đến mối nguy hiểm khi rời khỏi phòng. Do đây là tuần trăng mật, chúng tôi không muốn lãng phí những thời khắc cuối cùng trên du thuyền", Rachel cho biết.
Khi các hành khách đắm mình trong tiếng nhạc, rất có thể họ đã tiếp xúc với nCoV, chủng virus khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc khiến hơn 2.600 người tử vong. Giới chức Nhật Bản mất tới hơn 72 giờ để áp lệnh cách ly Diamond Princess, tính từ lúc nhận được thông báo đầu tiên về hành khách Hong Kong đi tàu tháng trước nhiễm nCoV.
Tumblr media
Xe cứu thương đỗ tại cảng Yokohama, Nhật Bản để chở bệnh nhân nhiễm nCoV trên tàu Diamond Princess đến bệnh viện hôm 7/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Hong Kong thông báo ca bệnh này cho Bộ Y tế Nhật Bản vào sáng sớm 2/2. Tuy nhiên, phát ngôn viên công ty Princess Cruises, chủ sở hữu Diamond Princess, cho biết tới ngày 3/2 họ mới nhận được "xác nhận chính thức" và thông báo cho hành khách vào tối hôm đó.
Chỉ khi các bữa tiệc và buổi biểu diễn kết thúc lúc khoảng 23h ngày 3/2, hành khách mới được khuyến cáo nên ở trong phòng. Sau khi du thuyền cập cảng Yokohama, các nhân viên y tế đến từng phòng kiểm tra nhiệt độ, triệu chứng ho và tiến hành xét nghiệm nCoV với một số hành khách.
Trong lúc việc sàng lọc diễn ra, ban điều hành Diamond Princess quyết định hủy các hoạt động mà họ đã lên kế hoạch. Tuy nhiên, mọi người vẫn tụ tập trên tàu, xếp hàng ăn buffet, dùng chung muôi, kẹp, cũng như những lọ muối và tiêu trên bàn.
Các hành khách nghĩ rằng việc lên bờ chỉ bị trì hoãn khoảng một ngày, cho tới khi thuyền trưởng ra thông báo mới trong lúc họ dùng bữa sáng hôm 5/2. Ông cho biết Bộ Y tế Nhật Bản đã xác nhận 10 ca nhiễm nCoV trên tàu, nên các hành khách cần quay về phòng ngay lập tức và họ sẽ bị cách ly 14 ngày tới.
Với tình thế bị mắc kẹt trong cabin, hàng nghìn hành khách của Diamond Princess bắt đầu nhớ lại những sự việc có khả năng đã khiến họ nhiễm nCoV trước khi du thuyền bị cách ly. Họ tự hỏi tại sao tiệc buffet trên boong vẫn được tổ chức dù ban điều hành tàu đã biết về hành khách Hong Kong nhiễm bệnh. Những buổi đấu giá nghệ thuật, tiệc trà chiều, trò chơi đố vui và mạt chược bỗng mang đến dự cảm về tai họa.
Nhằm xoa dịu nỗi lo sợ, phát ngôn viên của công ty Princess Cruises cho biết thủy thủ đoàn đã tiến hành "dọn dẹp và vệ sinh môi trường hàng ngày", sử dụng chất diệt khuẩn "được cho là giết virus corona nhanh chóng trong vòng 30 giây". Tuy nhiên, số ca nhiễm nCoV trên Diamond Princess tăng dần mỗi ngày.
Điều khiến các hành khách hoang mang hơn cả là cảm giác thông tin bị bưng bít. Vài giờ sau khi Bộ Y tế Nhật Bản công bố với truyền thông, họ mới biết về số ca nhiễm nCoV mới ghi nhận. Tình huống này khiến họ phải đếm số xe cứu thương xếp hàng trên bến tàu để đoán số ca bệnh mới vào hôm đó. Một số hành khách Nhật Bản còn treo băng rôn lên ban công du thuyền, bao gồm dòng chữ: "Thiếu thuốc và thiếu thông tin nghiêm trọng".  
Trong quá trình cách ly, các chính sách và phương thức thực hiện liên tục thay đổi. Vào ngày cách ly thứ hai, giới chức bắt đầu cho phép những người ở trong cabin kín ra ngoài hít thở không khí trong lành. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, hành khách mới được cảnh báo giữ khoảng cách ít nhất 2 m với bất cứ ai. Tyler Torres, một y tá, cho biết mọi người không phải lúc nào cũng đeo khẩu trang trên boong.
Tới ngày cách ly thứ năm, hành khách mới được cấp khẩu trang N95, cũng như được khuyến cáo đeo chúng khi mở cửa nhận đồ ăn và các dịch vụ khác từ thủy thủ đoàn. Bước sang ngày thứ 10, chính phủ Nhật cho phép một số hành khách lên bờ cách ly, bao gồm những người trên 80 tuổi có bệnh lý nền hoặc sống trong cabin kín.
Những thay đổi này không giúp ổn định tình hình, khi các hành khách đã chờ đợi suốt nhiều ngày để nhận được đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường hay huyết áp cao. Họ cũng hết kem đánh răng và không còn quần áo sạch.
"Con tàu bị mất kiểm soát. Một dịch bệnh đang bùng phát, nhưng chúng tôi không biết phải làm gì", Tadashi Chida, một hành khách trong độ tuổi 70, viết trong lá thư gửi Bộ Y tế Nhật Bản, nói thêm rằng các nhân viên y tế không chăm sóc những người có triệu chứng bệnh.
Ban đầu, giới chức y tế không tiến hành xét nghiệm nCoV cho tất cả người trên tàu, với lý do thiếu nguồn lực. Thay vào đó, họ tập trung vào những cá nhân có nguy cơ nhiễm nCoV cao, như người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, có triệu chứng hoặc cao tuổi.
Tuy nhiên, một số hành khách không được chăm sóc y tế đầy đủ, ngay cả khi họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Vào ngày cách ly đầu tiên, Carol Montgomery, công dân Mỹ 67 tuổi, gọi cho phòng y tế trên tàu để thông báo bà bị sốt và muốn xét nghiệm, nhưng nhận được câu trả lời rằng điều đó phụ thuộc vào Bộ Y tế Nhật Bản.
Một ngày sau, John Montgomery, chồng của bà, gọi điện cho Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo để thuyết phục một quan chức rằng mọi người đều cần được xét nghiệm. "Chúng tôi đang ở trên một lò ấp virus. Đây giống như một thí nghiệm và chúng tôi là những con chuột bạch", ông Montgomery nói.
Cuối cùng, bà Montgomery cũng thuyết phục được phòng y tế trên Diamond Princess cho phép hai vợ chồng rời cabin để kiểm tra sức khỏe. Một bác sĩ xét nghiệm cúm cho họ với kết quả âm tính, sau đó kê thuốc kháng sinh cho bà Montgomery để điều trị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, họ vẫn không được xét nghiệm nCoV trước khi lên chuyến bay sơ tán công dân do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức.
John Haering, một công dân Mỹ khác trên Diamond Princess, đã gọi phòng y tế khi nhiệt độ cơ thể ông tăng cao. Họ cho biết ông sẽ phải chờ nếu đó không phải tình huống khẩn cấp, sau đó cử người tới hỏi nhiệt độ của ông rồi rời đi. Bên trong cabin, người đàn ông 63 tuổi đang vã mồ hôi đã phải tắm nước lạnh và uống những viên Tylenol cuối cùng, khi thân nhiệt lên tới 40 độ C.
4 ngày sau, các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ xuất hiện trước cửa cabin của Haering và vợ, đề nghị ông xếp đồ đạc và đưa ông lên xe cứu thương, bỏ lại người vợ trên tàu. Ngày tiếp theo, bác sĩ tại một bệnh viện cách cảng Yokohama hơn 60 km nói với Haering rằng ông dương tính với nCoV. Haering đang điều trị tại bệnh viện này, trong khi vợ ông hiện được cách ly ở một căn cứ quân sự Mỹ.
1.045 thủy thủ trên tàu là những người đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, nhưng vẫn phải làm việc quần quật, đôi khi theo ca trực dài tới 13 giờ. Họ chuẩn bị bữa ăn và giao tới 1.500 cabin ba lần mỗi ngày, đồng thời thay khăn tắm, ga giường và cung cấp những tiện ích khác cho khách như các trò chơi, mặt nạ dưỡng da, hay chocolate vào Lễ Tình nhân.
Họ cũng phải điều phối đường dây điện thoại khi những hành khách giận dữ đề nghị giải đáp các vấn đề, quét sàn và lau lan can sau mỗi đợt hành khách ra ngoài hít thở không khí trong lành, canh chừng hành lang vào ban đêm để đảm bảo hành khách không rời phòng. Với một số công việc nhất định, họ không đeo găng tay và tái sử dụng khẩu trang lâu hơn số ngày được khuyến cáo.
"Sự căng thẳng về cảm xúc, tâm lý và thể chất mà chúng tôi trải qua thực sự khó khăn", một phụ nữ giấu tên làm việc trong bếp trên Diamond Princess chia sẻ. Cô là một trong 85 thành viên thủy thủ đoàn dương tính với nCoV.
Thủy thủ đoàn ở trong những khu vực sát nhau bên dưới boong tàu, với 4 người dùng chung một phòng tắm và dùng bữa theo kiểu buffet. Thậm chí sau khi một số thành viên bị sốt, họ vẫn ở chung phòng với nhau. "Việc cách ly có nghĩa lý gì vậy? Chúng tôi mắc kẹt trong chiếc hộp vốn đã nhiễm bệnh", một thủy thủ cho hay.
Bất cứ ai có mặt trên tàu đều trở thành đối tượng có thể bị lây nhiễm, kể cả quan chức y tế. Hàng trăm người đã lên tàu để hỗ trợ sàng lọc và các công việc hành chính, trong đó nhiều quan chức ít kinh nghiệm trong quản lý bệnh truyền nhiễm. Một số người không mặc đồ bảo hộ đầy đủ và 6 người đã nhiễm nCoV.
Nỗi sợ hãi bao trùm khi số ca nhiễm trên tàu Diamond Princess không ngừng tăng lên. Trong những nhóm kín trên Facebook, các hành khách cho biết họ vô cùng muốn rời du thuyền, đồng thời đặt nghi vấn về tính hiệu quả của biện pháp cách ly, cũng như lo ngại nCoV có thể lây lan giữa các phòng qua hệ thống thông gió.
Một quan chức thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ban đầu cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy nCoV lan truyền theo cách đó, nói thêm rằng hành khách tốt hơn hết nên chờ đợi trong phòng. Tuy nhiên, hơn một tuần sau, giới chức Mỹ thay đổi quan điểm và tuyên bố sơ tán công dân trước khi hết hạn cách ly. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ thừa nhận "hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu có nguy cơ nhiễm bệnh cao".
Quá trình sơ tán cũng gặp vấn đề. Trong lúc 328 công dân Mỹ đang ngồi trên xe buýt lên đường tới sân bay ở thủ đô Tokyo, giới chức Nhật Bản thông báo với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng 14 người trong đoàn sơ tán có kết quả dương tính với nCoV. Nhóm người phải chờ đợi nhiều giờ trên đường băng, khi các chuyên gia của CDC thảo luận với quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế Mỹ.
Giới chức Mỹ cuối cùng quyết định đưa tất cả về nước, kể cả 14 người dương tính với nCoV. Họ sắp xếp những người nhiễm nCoV ở phía sau máy bay, ngăn cách với phần còn lại chỉ bằng tấm màn nhựa cao hơn 3 m. Gay Courter, một công dân Mỹ 75 tuổi, cho biết khi các hành khách lên khoang, người phụ nữ đứng cạnh bà được thông báo nhiễm nCoV.
"Chúng tôi cách nhau chưa đầy một mét. Khi đó tôi nghĩ rằng mình vừa dành hai tuần để tránh bất cứ ai mắc bệnh, nhưng giờ đây người đó lại đứng ngay trước mặt tôi", Courter nói.
Tumblr media
Tấm nhựa ngăn cách người nhiễm nCoV với hành khách khác trên chuyến bay sơ tán của Mỹ hôm 17/2. Ảnh: NY Times.
Đêm 18/2, Bộ Y tế Nhật Bản bắt đầu để các hành khách rời tàu Diamond Princess sau khi hết hạn cách ly, xác nhận những người này đều âm tính với nCoV và "không có nguy cơ nhiễm bệnh".
Gần 1.000 người từng bị cách ly sau đó được di chuyển tự do, thoải mái sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi rời tàu với kết quả âm tính với nCoV, một phụ nữ ngoài 60 tuổi bắt đầu sốt khi trở về nhà ở Tokyo. Bà xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính với nCoV.
Theo bình luận viên Motoko Rich của NY Times, sự chậm trễ của chính phủ Nhật, cùng những biện pháp vụng về, không hiệu quả trong hai tuần cách ly đã biến tàu Diamond Princess thành một thảm họa về mặt dịch tễ học, khiến 634 người nhiễm nCoV và ba trường hợp tử vong.
Trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato xin lỗi và thừa nhận bỏ sót 23 người chưa xét nghiệm nCoV, nhưng vẫn để họ lên bờ. Tình huống này tiếp tục đặt Nhật Bản vào thế khó, khi virus có khả năng đang lây lan trên đất liền.
Ánh Ngọc (Theo NY Times)
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/37Re6un via IFTTT
0 notes
cafekubua · 5 years
Text
VIỆT NAM ƠI, NGỪNG ẢO TƯỞNG - VÌ SAO ĐẤT NƯỚC KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN
[VIỆT NAM ƠI, NGỪNG ẢO TƯỞNG – VÌ SAO ĐẤT NƯỚC KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN] Vào những năm giữa của thập niên 70 sau khi thành công thống nhất đất nước chung một màu cờ, chúng ta đã đừng tự hào và mạnh miệng tuyên bố rằng: “….sẽ bắt kịp Nhật trong một thập niên.” Rồi mọi người tin như thật.
Nhưng những năm tháng tiếp diễn là một thời kỳ đen tối của dân tộc và tụt hậu cho đất nước. Việt Nam từ một quốc gia với nền công nghiệp tiềm năng đã bị huỷ diệt để thực hiện một mô hình chính trị kinh tế mơ hồi. Cuộc thí nghiệm xã hội này đã khiến toàn quốc chết đói và hàng triệu người phải bỏ xứ ra đi tìm cơ hội ở phương trời mới.
Nhưng chỉ sau một thập niên thất bại, những người dẫn đầu đất nước này đã bắt đầu nhận ra sai lầm và thực hiện chính sách tái xây dựng nền kinh tế với tên gọi Đổi Mới. Ngay lập tức, sự khác biệt được trông thấy rõ rệt. Rồi sau đó là tái ngoại giao với Mỹ và Tây Phương, kết quả là sự mở cửa với thế giới sau một quá trình xung đột tư tưởng.
Mọi người lại vui mừng và tin rằng với tài nguyên trời cho, trí tuệ ưu việt cộng với tiềm năng phát triển hiện có, Việt Nam sẽ trở thành một ‘Con Hổ’ kinh tế như khối Đông Á. Những năm tháng trôi qua tiếp theo thì ai cũng tưởng như thật. Với mức tăng trưởng GDP thuộc hàng top thế giới, lượng vốn đầu tư quốc tế không ngừng đổ vào và báo chí tứ phương liên tục ca ngợi – Việt Nam chắc chắn sẽ là một tiểu cường quốc của khu vực.
Rồi bỗng dưng mọi thứ gần như sụp đổ. Việt Nam bị kẹt trong cái bẫy phát triển với GDP đầu người ở mức $2,500. Người dân nghèo thì phải cầm nhà để đi xuất khẩu lao động, các cô gái miền Tây thì xếp hàng để người tuổi cha chú mình coi mặt để làm vợ xứ người, các công nhân phải đi làm với đồng lương rẻ mạt không đủ dư, người lao động thì nhìn giá nhà đất tăng bỏ lại lương phía sau và giới trẻ đua nhau xuất ngoại.
Họ từ hào khoe với thiên hạ rằng: “Việt Nam đã sản xuất được xe hơi,” “Landmark 81 là toà nhà cao nhất Đông Nam Á,” “Việt Nam sẽ vượt mặt kinh tế Singapore” và “Những thương hiệu Việt như Zalo, Luxstay hay Viettel đang chinh phục và không sợ các đối thủ quốc tế.”
Niềm tin bỗng trở thành sự bất mãn, lạc quan bây giờ trở thành tăm tối. Vì cái gọi là phát triển kinh tế bấy lâu nay chỉ là phồn vinh giả tạo được xây dựng bởi những dự án bất động sản và công ty nhà nước bỏ tiền mua tài sản nhưng rỗng tuếch chất xám. Vì đằng sau những thứ được tung hô là thành tựu chỉ là những vỏ bọc không hồn.
Họ vẫn hy vọng rằng đất nước này sẽ bứt phá nhưng lại đang xây một cái nhà không cột trụ. Việt Nam không thể nào trở thành một nước giàu và mạnh được. Không phải vì trí tuệ của thế hệ trẻ kém hay tiềm năng miền đất này vô dụng, mà vì cái nền tảng để xây dựng nó đã lỗi từ ban đầu.
Đất nước đầy nghị lực này không thể nào vươn lên với bạn bè tứ xứ không phải những gì nó đang có, mà vì những gì đang thiếu:
Không có cạnh tranh chính trị – Như bao lĩnh vực khác, một khi có sự độc tôn thì nơi đó dường như sẽ không có sự tiến triển vì chẳng có động lực để cải tiến. Ai đang nắm sự độc quyền hiện này?
Không có tư hữu – Con người chỉ có động lực khi họ được quyền sở hữu thành quả của mình. Khi tất cả của cải thuộc về tổ chức ở thủ đô thì sẽ chẳng có ai chịu bỏ công và cố gắng để làm giàu cho người khác cả.
Không có tự do ngôn luận – Nhân tài chỉ có thể bứt phá trong một bầu trời tự do chứ không thể nào phát triển trong khuôn khổ kiểm duyệt.
Không có hệ thống pháp lý công bằng – Khi luật pháp chỉ bảo vệ một số nhỏ để đàn áp số lớn thì khác gì luật băng đảng đường phố. Ai sẽ còn niềm tin vào nguyên lý công bằng để yên tâm làm ăn.
Không có trong sạch trong hành chính – Khi bạn làm giấy tờ bị xác nhiễu và kinh doanh bị vòi tiền thì còn gì niềm tin để ở lại cống hiến? Ai đó đang làm nản chí chất xám đất nước này?
Không có thị trường tự do – Khi nền kinh tế là sân chơi cho thiểu số lợi ích riêng thì ai còn ham muốn làm giàu để có nguy cơ bị dìm và tiêu diệt? Kinh tế nước này đang thuộc về ai?
Muốn cho ra đời những Samsung, Apple, Google hay Facebook thì hãy thả lỏng tư tưởng và để cho đất nước này bay bổng. Người dân không cần một nhóm người chỉ đạo, họ cần được tự do.
Một quốc gia sẽ chẳng trở nên thịnh vượng được nếu lý tưởng của tổ chức điều hành nó là ‘kinh tế tập trung’ dưới danh nghĩa CNXH. Một dân tộc không thể đột phá về thành quả khi họ bị kìm nén và kiểm soát ngôn luận. Một nền kinh tế không bao giờ không thể nào trở nên linh động và thu hút vốn khi nó là sân chơi riêng của các nhóm lợi ích. Đất nước Việt Nam này sẽ không bao giờ được thành chính mình khi bị thao túng bởi một nước khác thông qua những cá nhân không còn tin vào chính đất nước họ.
Đừng mơ đến chuyện tung bay khi đôi cánh bị siết trói. Việt Nam ơi, hãy ngừng ảo tưởng.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Tumblr media
VIỆT NAM ƠI, NGỪNG ẢO TƯỞNG – VÌ SAO ĐẤT NƯỚC KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN was originally published on Cafe Ku Búa
0 notes
beatyroseflower · 5 years
Text
‘Một người có Đạo đức chính là người có con đường đi tới sự tốt đẹp’
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Từ nhỏ, tôi đã thần tượng gia đình Ingal trong bộ phim “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”. Tôi nghĩ rằng con người nên sống như thế, bất kể là nghèo hay giàu thì đều có thể hạnh phúc. Tuy vậy, những điều diễn ra quanh tôi dường như là hoàn toàn ngược lại.
Tôi có một tuổi thơ không êm đềm, bố tôi ốm bệnh liên miên nên ông không giúp gì được mẹ. Thời đi học, ông vốn dĩ rất thông minh, tài hoa và nổi tiếng trong trường. Ông từng rất tự hào về bản thân mình, nhưng bệnh tật và sự thiếu kiên trì đã quật ngã ông; ông bỏ dở học hành và không nghề nghiệp, thích phiêu du lang bạt nay bãi vàng, mai bãi đá đỏ. Lần nào trở về, ông cũng tiều tụy và bệnh tật. Mẹ tôi phải gồng mình để nuôi sống cả gia đình với 4 miệng ăn. Lương giáo viên ít ỏi nên mẹ đã bỏ nghề để đi buôn. Tôi biết bố tôi thương mẹ, nhưng có lẽ áp lực cuộc sống và bệnh tật, khổ sở cả về thể chất và tinh thần khiến ông trở nên khó tính, cáu bẳn, ghen tuông và thường xuyên đánh mẹ. Ngày đó, tôi chỉ mong bố mẹ chia tay nhau để được yên ổn.
Nhờ có sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình, bố mẹ tôi cũng bớt cơ cực hơn khi bố tôi tìm được việc làm, bớt bệnh và mẹ quay trở lại với nghề giáo viên. Tôi ra trường và đi làm. Nhưng yên ấm chẳng được bao lâu, sau chưa đầy 1 năm, bố tôi mắc bạo bệnh rồi qua đời. Chứng kiến sự thống khổ của ông những ngày cuối đời khi bệnh tật giày vò, mẹ và tôi khóc cạn nước mắt. Khi đó, em trai tôi mới vào lớp 10 – lần đầu tiên trong đời, em phải trải nghiệm sự thống khổ khi mất người thân.
Tumblr media Tumblr media
Cũng có chút an ủi là, tôi học hành không tệ, luôn là con ngoan trò giỏi của gia đình và thầy cô. Nhưng đồng hành với ưu điểm đó thì trong tôi lại hình thành tính tự phụ, thường tự cho mình là đúng, và độc đoán. Tôi đặt nặng danh lợi, nếu có điều gì đó không tốt tổn hại tới danh dự, uy tín của tôi, dù do tôi gây ra hay hoàn cảnh đem lại, tôi đều sẽ mất ăn mất ngủ, bất an và lo lắng. Cộng thêm sự đố kỵ không biết từ bao giờ đã lớn lên trong tôi, tôi thường xuyên so sánh sự yếu kém của mình với sự thuận lợi bạn bè xung quanh, điều ấy khiến tôi trở nên mệt mỏi.
Sau này, tôi lập gia đình, giữa tôi và chồng tôi lại có một vấn đề rất lớn. Tôi đòi hỏi một người chồng mạnh mẽ, một “nam tử hán đại trượng phu”, nhưng tôi lại hoàn toàn không phải là một “yểu điệu thục nữ”. Lúc nào tôi cũng tỏ ra mình mạnh mẽ, có thể tự quyết mọi việc, thậm chí còn luôn thấy mình tháo vát nhanh nhẹn hơn chồng. Không may, vào những năm 2010-2012, chúng tôi đầu tư chứng khoán nhưng thất bại. Không giống bạn bè xung quanh - dường như họ chẳng phải lo lắng gì về vật chất - tôi mới lập gia đình thì đã mang trên đầu một cục nợ không nhỏ, lo toan bộn bề. Những mất mát về lợi ích vật chất và cuộc sống lúc nào cũng không như ý muốn khiến tôi luôn cảm thấy căng thẳng, cô đơn, như thể kiếp số của tôi là phải gồng mình chịu đựng những đau khổ trong cuộc sống.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Giữa năm 2014 tôi thấy một cô bạn trong nhóm thời đại học của tôi có đăng lên Facebook của cô ấy một điều gì đó về tu luyện. Người bạn này vốn dĩ rất có uy tín với tôi bởi cô rất thông minh, là con gái Hà Nội gốc với gia đình tri thức và rất nề nếp, bố mẹ đều là các nhà khoa học tôi từng ngưỡng mộ. Vì vậy, khi tôi hỏi bạn tôi: “Mày tu cái gì thế, cho tao tu với” – thì cô gửi cho tôi link cuốn sách Chuyển Pháp Luân và website Chánh Kiến.
Cảm giác đầu tiên sau khi tôi đọc xong cuốn sách là: kỳ lạ! Tôi chưa từng đọc một cuốn sách nào như thế này, có rất nhiều điều tôi như được khai sáng nhưng lại có quá nhiều điều tôi không hiểu. Tôi tự nhủ, phải đọc thêm vài lần nữa mới được. Tôi đọc đi đọc lại cuốn sách và những điều tôi thắc mắc bấy lâu dần sáng tỏ. Rốt cuộc, tôi đã hiểu về nguồn gốc thiêng liêng và cao quý của sinh mệnh con người, con người sống là vì điều gì? Thần, Phật họ là ai? Không ít lần nước mắt tôi trào ra và thực sự chấn động. Nhưng khi mới đọc xong sách, tôi không có ý định bước vào tu luyện, tôi vẫn nghĩ rằng người tu luyện cần thanh tịnh và trong sạch hơn tôi mới tu được, tôi còn đầy rẫy những thứ xấu, tiêu chuẩn của người tu luyện quá cao, chắc tôi không làm nổi.
Tumblr media
Nhưng đột nhiên, sau đó sức khoẻ tôi yếu kém tệ hại, tới thở cũng khó khăn. Lúc đó con tôi còn quá nhỏ, tôi bắt đầu nghĩ quẩn: “Lỡ mình chết thì con mình sẽ ra sao? Và còn bao nhiêu điều về cuộc sống, mình còn muốn tu luyện nữa làm sao đây?” Vậy nên tôi quyết định: “Thôi, nếu còn sống ngày nào thì sẽ tu luyện ngày đấy”. Tôi tự mình luyện công mặc dù chỉ khoảng 20 phút mỗi ngày, và đọc sách một cách đều đặn. Tôi không ngờ rằng chỉ sau một ngày, tôi bị nôn thốc tháo như bị cảm kèm theo những cơn đau đầu dữ dội. Sau đó, tôi hồi phục hoàn toàn, thân thể của tôi bỗng nhẹ nhàng bay bổng như một sợi lông vũ vậy. Tôi bước đi mà không cảm giác mình đang bước đi trong khi tôi chưa động tới một viên thuốc nào. Tôi chưa từng cảm nhận được trạng thái như thế này trong đời. Tôi hiểu đó chính là trạng thái “tịnh hoá thân thể” được giảng trong sách.
Dần dần, tôi trải nghiệm và hiểu ra nhiều điều nữa được miêu tả trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, vì vậy tôi tin rằng mình đã được tính là người tu luyện.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Người ta nói rằng “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, nhưng Pháp Luân Đại Pháp đã khiến tôi thay đổi được cái thứ gọi là “bản tính” đó, bởi vì tôi hiểu sâu sắc rằng: bản tính chân chính của con người thật sự là đồng hoá với Chân Thiện Nhẫn.
Chân: Trong thời đại ngày nay, nhiều người cho rằng khó mà trở nên chân thật, hoặc nhiều tình huống nói dối là tốt hơn, nhưng cái giá phải trả để có được cái lợi trước mắt là quá lớn. Trước mắt là mất uy tín; con người thiếu Chân sẽ luôn sống trong sự thiếu tin tưởng, nghi ngờ lẫn nhau, lúc nào cũng phải đề phòng, tạo thành hoàn cảnh sống rất căng thẳng. Ngược lại, một người thực sự chân thành đối đãi với những người xung quanh thì sẽ cảm thấy rất an toàn, bởi vì họ không sợ được - mất, hơn - thua.
Thiện: Thiện có sức mạnh rất to lớn có thể hoá giải mọi mâu thuẫn. Khi có thể tha thứ cho người khác, thiện với người khác, bạn mới có thể thực sự tha thứ cho chính mình, vì thế mới có được một tâm hồn thanh thản.
Nhẫn: Còn Nhẫn sẽ giúp bạn vượt qua được những tình huống khó khăn và khai phá năng lực của bản thân trong nghịch cảnh.
Tumblr media
Chân – Thiện – Nhẫn có thể hoá giải những ác duyên, mang lại những điều tốt đẹp cho người thực hành được chúng. Tôi từng tưởng rằng mình cũng khá lương thiện, nhưng tôi hay nhầm lẫn sự cả nể và lợi ích nhóm là tính lương thiện. Có những lúc đối diện với cái sai của người xung quanh, tôi không chỉ ra cho họ một cách thiện ý để họ sửa đổi mà né tránh nó do ngại va chạm. Bản chất là lo cho sự an toàn của bản thân mà mặc kệ họ. Tôi cũng nhầm lẫn cho rằng mạnh mẽ là có thể lớn tiếng quát nạt người khác, giận dữ mà không thèm để ý tới hậu quả; mà không hiểu rằng đó là biểu hiện của một kẻ yếu đuối không thể kiểm soát được bản thân mình. Giờ tôi đã có thể bớt nổi cáu và bất bình, oán trách hay chỉ trích người khác.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Tôi nhớ câu nói đó trong một cuốn sách. Quả đúng là như thế, cuộc sống của tôi cũng thay đổi hoàn toàn khi thực hành theo Chân Thiện Nhẫn, vợ chồng tôi sống hoà thuận và bình an bên cạnh con gái nhỏ và mẹ. Tôi cũng nhớ có câu danh ngôn dành cho phụ nữ là: “Khi bạn hành xử giống như một quý cô hơn, thì anh ấy cũng hành xử giống như một quý ông hơn”. Nếu chúng ta chỉ muốn áp đặt cho người khác mà không sửa đổi bản thân mình thì hậu quả sẽ chỉ chuốc lấy sự thất bại.
Dù làm việc trong môi trường ngân hàng áp lực và bận rộn, nhưng từ khi có Pháp lý Chân Thiện Nhẫn trong tâm, tôi bớt chỉ trích lỗi sai của đồng nghiệp và tập trung vào tìm giải pháp. Thay vì che giấu những lỗi lầm của bản thân vì sợ mất mặt, đánh giá thì tôi sẵn sàng phơi bày ra với cấp trên để họ giúp tôi tháo gỡ. Khi bạn trở nên thẳng thắn và chân thành, không ai nỡ từ chối tha thứ cho bạn, bởi vì bản tính con người là hướng thiện.
Tumblr media
Không còn lo lắng vụn vặt về danh lợi cá nhân, tôi làm việc vô tư và chân thành. Tôi cảm nhận là, chính vì thế đầu óc cũng trở nên sáng suốt hơn. Tôi coi mỗi ngày đi làm giống như đi học và luôn tìm thấy niềm vui trong công việc. Hàng ngày, tôi phải làm việc từ 9-10 tiếng đồng hồ thậm chí còn nhiều hơn, nhưng tôi không còn thấy mệt mỏi nữa.
Phật Pháp vĩ đại đã thay đổi hoàn toàn con người tôi mặc dù việc tu luyện cũng không dễ dàng gì. Việc sửa đổi bản thân là rất khó khăn, nhưng trong tâm tôi đã có sức mạnh từ đức tin chân chính. Tu luyện không phải điều gì đó quá xa vời, nó đơn giản là bạn sửa đổi mình mỗi ngày theo Chân Thiện Nhẫn, gột bỏ đi những điều không tốt ở trong tâm. Chứng kiến sự thay đổi của tôi và sự kiên tín vào Pháp Luân Đại Pháp, chồng tôi cũng bước vào tu luyện. Người bạn đời của tôi cũng đã tìm thấy sự thanh thản và bình an, cùng đồng hành với tôi trên đoạn đường đời ngắn ngủi này.
Tumblr media Tumblr media
Vì nhiều lý do mà tới thời kỳ Mạt Pháp, lời của Thánh nhân xưa đã mai một dần theo thời gian sau hàng nghìn năm truyền lại. Con người không còn tin và hiểu được những điều cổ nhân đã dạy nên đức tin mờ nhạt dần và nó không đủ mạnh để chống lại sự trượt dốc của nhân loại.
Tôi nhớ có một nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần 10% các cá thể trong một quần thể thay đổi theo cùng một hướng tích cực, thì dần dần sẽ đem đến sự thay đổi cho 90% quần thể còn lại. Chỉ cần 10% loài người quay trở lại với Đạo Đức chân chính, thì sẽ giống như hương thơm lan tỏa tới cộng đồng. Tôi tin rằng nếu không vì cuộc bức hại với Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc, khiến cho rất nhiều thông tin sai lệch, bóp méo sự thật được xuất khẩu từ Trung Quốc, từ đó khiến nhiều người mất đi cơ duyên đến với Đại Pháp; thì ngày phục hưng của nhân loại chắc chắn sẽ không bị cản trở. Nhưng tôi tin, ngày tốt đẹp đó rồi cũng sẽ đến. Bởi đức tin chân chính hoàn toàn không phải sự mù quáng sùng bái thần tượng hay cảm tình nhất thời, mà thực sự là cái gốc trong mỗi con người.
Vân Hồng - Giám đốc phòng Thu hồi nợ Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) Khối quản trị rủi ro
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://www.dkn.tv/van-hoa/mot-nguoi-co-dao-duc-chinh-la-nguoi-co-con-duong-di-toi-su-tot-dep.html via https://www.dkn.tv/van-hoa/mot-nguoi-co-dao-duc-chinh-la-nguoi-co-con-duong-di-toi-su-tot-dep.html https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên https://daikynguyen.tumblr.com/post/183283532398 via IFTTT
0 notes
thuvientamlinh · 2 years
Text
Tiên Tri Cuối Cùng Thời Mạt Kiếp: Đại Chiến Chính Tà Đang Diễn Ra Ở Phương Đông - Tâm Linh Cuộc Sống
Tiên Tri Cuối Cùng Thời Mạt Kiếp: Đại Chiến Chính Tà Đang Diễn Ra Ở Phương Đông – Tâm Linh Cuộc Sống
Từ xa xưa, Trung Quốc được mệnh danh là lễ quốc chi bang, có nghĩa là quốc gia giàu lễ nghi và truyền thống. Nhưng ngày nay, khi nhắc đến Trung Quốc người ta đều nghĩ ngay đến hàng giả, hàng nhái, thực phẩm độc hại, mổ cướp nội tạng v.v. đa phần mọi người không có cái nhìn thiện cảm về Trung Quốc. vậy rốt cuộc vì đâu Trung Quốc trở nên xấu xa đến như thế? Hai nhà tiên tri nổi tiếng của nước Mỹ có…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes