Tumgik
#Lời phật dạy
sa-sa-blogger · 1 month
Text
Trong cuộc sống, ít nhiều bạn sẽ gặp phải những người “toxic” – độc hại. Thi thoảng họ cũng có thể làm bạn vui đôi chút, nhưng phần lớn là buồn. Họ khiến bạn nghi ngờ về giá trị của bản thân. Và rất nhiều lần bạn tự hỏi tại sao họ lại cư xử như thế. Nhưng điều kỳ lạ nhất - bạn biết không - lại chẳng phải là cách hành xử của họ. Điều kỳ lạ nhất lại là: Chúng ta vẫn CHẤP NHẬN duy trì mối quan hệ với họ.
Theo thời gian, mình nhận ra thật khó để nói rằng trong mối quan hệ kia, ai đúng, ai sai. Mọi thứ bắt nguồn từ việc quy chuẩn của mỗi người khác nhau. Bạn nghĩ thế này mới là tôn trọng, đối phương nghĩ thế kia đã là tôn trọng. Bạn cho rằng như thế này là biểu hiện của thương yêu, nhưng ở chiều bên kia thì hoàn toàn không phải. Chính những góc nhìn lệch nhau, kỳ vọng lệch nhau, dẫn đến những thứ bạn cho rằng "toxic" (mà có khi với người kia hoàn toàn không phải vậy).
Khó có thể hi vọng một người thay đổi vì bạn. Nhưng có một điều có tính khả thi cao hơn, đó chính là bạn thay đổi, vì bạn. Bạn chọn để những người “toxic” đó ra khỏi đời mình, chứ không phải họ tự bước ra khỏi đời bạn.
Bởi, dù theo bất cứ quy chuẩn nào, thì việc làm cho bạn hạnh phúc, làm cho bạn tự tin vào giá trị của bản thân, làm cho bạn không bao giờ hồ nghi chính mình - vẫn luôn là điều quan trọng nhất. 🤷‍♀️
📸 weibo
Retouch: Sa
Tumblr media
51 notes · View notes
Text
Tumblr media
Này các đệ tử, có mười ân đức của bậc từ mẫu, bổn phận làm con phải lo đáp đền.
Một là ơn mẹ như là trái đất, vì cơ thể mẹ là chỗ nương tựa sự sống của con.
Hai là ơn nghĩa ban tặng sự sống; mẹ phải trải qua rất nhiều đau khổ để được sinh con làm phận con người.
Ba là ơn nghĩa nâng đỡ con cái; tay mẹ vuốt ve, uốn nắn vóc hình cho con khỏe đẹp.
Bốn là ơn nghĩa nuôi dưỡng con cái; mẹ phải tảo tần bốn mùa lao khổ, cho con ăn học, nuôi con khôn lớn.
Năm là ơn nghĩa dạy dỗ con cái; mẹ dùng phương tiện; truyền hết kinh nghiệm, trao con tri thức lập nghiệp chân chính.
Sáu là ơn nghĩa làm đẹp cho con; mẹ hy sinh mình, làm đẹp cho con với quần áo đẹp và trang sức phẩm.
Bảy là ơn nghĩa giúp con bình an; mẹ ôm ấp con, cho con nghỉ ngơi, an lành sức khỏe, khỏi phải lo toan những điều gian khổ.
Tám là ơn nghĩa dạy con nên người; mẹ dùng kiến thức và các kinh nghiệm hướng dẫn đời con, giúp con nên người hữu dụng trong đời.
Chín là ơn nghĩa dạy con đạo đức; mẹ sống gương mẫu, dạy con lánh ác, làm các việc lành, trau dồi đạo đức, sống đời thanh cao.
Mười là ơn nghĩa gây dựng gia nghiệp; mẹ trao gia tài, tất cả cho con, để con thừa hưởng và phát huy thêm.
Này các đệ tử, ai còn cha mẹ được gọi là giàu, ai mất song thân được gọi là nghèo. Mẹ hiền còn sống như trời giữa trưa, ánh sáng chiếu soi không hề thiên vị. Mẹ hiền mất đi như mặt trời lặn, bóng tối phủ trùm. Cha hiền còn sống như núi vĩ đại, cha mất đi rồi như dưới vực sâu.
Vì thế mọi người phải sống ơn nghĩa, hiếu dưỡng mẹ cha như thờ Phật Pháp thì được phước đức không thể kể hết.
Trích "Kinh Phật Cho Phật Tử Tại Gia" - Sa môn Thích Nhật Từ.
4 notes · View notes
banmaihong · 4 months
Text
Hữu Xạ Tự Nhiên Hương (Huỳnh Phương - Huệ Hương)
Khi thực hành tốt việc nương tựa vào chính mình, mỗi người trong chúng ta có thể tìm thấy nguồn sức mạnh lớn lao từ nội tâm mà không cần đến một ngôi chùa, một vị vĩ nhân hay một thế lực nào khác. Từ đó, chúng ta có khả năng thực hiện những điều tốt đẹp cho chính mình cũng như cho những người xung quanh. Lời Phật dạy, (1)  Luôn ẩn chứa điều sâu xa huyền nhiệm  Ít người trong chúng ta có thể thực…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thuvientamlinh · 2 years
Text
Nhân Quả Nghiêm Minh: Viết Sách Ái Tình, Tác Giả Phải Chịu Báo Ứng Thống Khổ Ở Địa Ngục - TLCS
Nhân Quả Nghiêm Minh: Viết Sách Ái Tình, Tác Giả Phải Chịu Báo Ứng Thống Khổ Ở Địa Ngục – TLCS
Cổ nhân nói: “Vạn ác dâm vi thủ“, ý rằng vạn điều ác thì tà dâm đứng đầu. Con người ta, chỉ một niệm dâm dục, sẽ dẫn khởi nhiều ác niệm, làm ra những chuyện không còn liêm sỉ, đi ngược với luân lý, các loại ác nghiệp cũng từ đó mà sinh ra. Xưa nay, ái tình và những chuyện nam nữ luôn là thứ khiến người ta phải động lòng. Nhưng những thứ văn chương chứa đầy dâm sắc ấy quả thực là gây hại cho người…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
Pacchimabuddhavacana: Lời Phật-ngôn cuối cùng của Đức-Phật Gotama
- phần 1 : Vô thường, tinh tấn, dễ duôi
Tumblr media
Chời ơi! Chắc chớt quớ! Cặm cụi từ 7 rưỡi tối tới giờ soạn được bài chia sẻ đầu tiên về hành trình Tôn Ngộ Không Tuệ☀️Hạnh thoát ra khỏi núi sách Kinh Luận Bắc Tông và chú giải Nam Tông, tưởng đâu chỉ cần nhấn nút Post là ô kê con bê rồi. Ai dè bấm Ctrl+Z, tưởng là để dời lại 1 bước soạn thảo thoy, ai dè nó lùi cả chục bước còn mỗi đoạn đầu 😭
Thoy, dù sao cũng là bài viết về Vô thường, tinh tấn, dễ duôi, tứ niệm xứ thì nhân dịp có cái duyên vô duyên này cho nó rã bèng thì thực tập luôn thái độ chấp nhận tính vô thường có đó rồi mất đó vậy.
Chủ đề của cái bài vừa bị digital-vô-thường nó quật là Pacchimabuddhavacana: Lời Phật-ngôn cuối cùng của Đức-Phật Gotama “Handa dāni bhikkhave āmantayāmi vo, vaya-dhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha.”  – Này chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ! Bây giờ Như-Lai nhắc nhở, khuyên dạy các con lần cuối cùng rằng:  Các pháp-hữu-vi (ngũ-uẩn) có sự diệt là thường. Các con hãy nên cố gắng tinh-tấn hoàn thành mọi phận sự tứ Thánh-đế bằng pháp không dể duôi, thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ.  Đức-Phật vừa chấm dứt câu: “appamādena sampādetha” từ đó không còn dạy thêm một câu nào khác nữa. 
Tứ niệm xứ là ý căn bản, cũng khá dài, nên để sau. Chừ ăn gian post cho mẹ và chị nghe cái link Tinh Tấn và Dễ duôi rất hay rồi leo lên giường ngồi thiền nghe pháp thoại đêy. Dù quạu và bỗng dưng mún hóc thiệt nhưng mà hok có được dễ duôi hi hi.
Tin vui á, là sau 9 buổi Thầy bắt ngồi thiền "để tập ngồi thoy không mong chi cao xa" thì khả năng ngồi thiền quán hơi thở của Tuệ☀️Hạnh đã đạt được mức thân ngồi im không nhúc nhích trong 45 phút liên tục, tâm theo dõi được 750 hơi thở liên tục không bị tán. Hí hí
Chúc mẹ chúc chị một ngày vui, tinh tấn nghen! Hẹn mai gặp lại!
Ảnh: định nghĩa về người dễ duôi của ngài Pakokku Sayadaw
0 notes
nhu-an · 3 months
Text
“跟你共处的人和物都会吸收你的能量。无论是家人、房子、宠物、珠宝,只要与你相处时间长,就会吸收你的能量。好的人和物会滋养你,给你带来好运,而浑浊的人和物容易消耗你,使你运气欠佳。因此,一定要到能托举和滋养你的地方去。
佛家有一句偈语:人在荆棘中,不动不刺。
人在困厄中,最好的办法就是等待,不动情,不动气,不内耗,一动,就会被刺伤。命运要你蛰伏,就蛰伏。耐得住寂寞,一切都会向上走的!”
Mọi người và mọi vật mà bạn chung sống đều sẽ hấp thu năng lượng từ bạn. Cho dù là người thân, ngôi nhà, vật nuôi, hay đồ trang sức, chỉ cần tiếp xúc với bạn lâu dài đều sẽ hấp thụ năng lượng của bạn. Người và vật tốt sẽ nuôi dưỡng và mang đến cho bạn may mắn, còn những người và vật bị vẫn đục sẽ làm hao tổn bạn, khiến bạn trở nên xui xẻo. Vậy nên nhất định phải đi đến nơi có thể nâng đỡ và nuôi dưỡng tâm hồn bạn.
Phật giáo có một lời dạy rằng: Nhân sinh trên đời như ở trong bụi gai, người động tâm rồi nhất định sẽ chịu đau đớn.
Trong hoàn cảnh khốn cùng thì cách tốt nhất là chờ đợi, không tức giận, không động tâm, một khi đã động thì sẽ hị gai đâm. Nếu vận mệnh muốn bạn im lìm, hãy cứ im lìm. Nếu bạn chịu đựng được sự cô đơn, mọi thứ nhất định rồi sẽ tốt lên!
- Như An dịch
109 notes · View notes
phan-viet-ha · 16 days
Text
Chúng ta đừng biến mình thành con rối của vở kịch nhân sinh.
Đừng để những thứ bên ngoài quyết định chúng ta là ai. Cũng đừng sống vì miệng lưỡi thế gian. Những thứ đó càng chạy theo liền càng mệt mỏi.
Dù chúng ta là ai, vẫn sống chân thành nhất với chính mình thì hơn. Dù chúng ta còn nhiều lỗi lầm, còn thật xấu xí, thì cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Quan trọng là ở tâm thế có muốn nhìn nhận và sửa chữa hay không mà thôi.
Được sinh ra trên đời này, được biết đến Phật Pháp, liền biết chúng ta rất may mắn rồi. Chẳng cần cầu đợi gì hơn, chỉ cần làm theo lời Phật dạy là có thể giải thoát rồi. Vì Đức Phật có dạy gì ngoài giúp con người thoát khổ đau đâu !!
Tumblr media
19 notes · View notes
hdiep2888 · 3 months
Text
ÚP MẶT VÀO VỚI TRANG KINH
Câu đúng văn phạm phải là “úp mặt vào trang kinh”, sao vẫn nghe thiếu thiếu gì đó! Thêm chữ “với” có vẻ thừa, thôi kệ. Cần gì đúng văn phạm. Đúng cho người, nhưng lại chẳng đúng với ta, thế thì tại sao không viết đúng cái điều mình nghĩ: Úp mặt vào với trang kinh!
Chợt nhớ một giai thoại Thiền, lâu rồi, tra mãi chẳng ra, đại loại:
Tăng hỏi Hoà Thượng:
Hoà Thượng sao vẫn còn tụng Kinh để làm gì?
Hoà Thượng đáp:
- Ta tụng kinh để che mắt.
Tăng hỏi:
- Con bắt chước Hoà Thượng được chăng?
Hoà Thượng đáp:
- Ta tụng kinh để che mắt. Còn mắt ông dùi vào kinh thì đến da trâu cũng lủng!
Trong Đại Huệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục quyển 27 (Đại 47, 928 trung) ghi: Đóng cửa ngồi nhìn vách, đây chính là thuốc hay để dừng tâm; nếu chỉ dùi giấy cũ (Toản cố chỉ) thì nhất định sinh ra mầm mống sinh tử từ vô thủy đến nay trong tạng thức.”
Ôi! Tụng đọc kinh sách mà không tỏ ngộ thì chỉ là “dùi giấy cũ”. Đúng là với con mắt phàm phu đầy tư biện của chúng ta mà tụng đọc kinh sách thì da trâu cũng lủng chứ nói gì đến giấy mỏng của trang kinh!
Nhưng không! “Dùi giấy cũ” chỉ là sự phê phán của mấy ông Thiền sư, chỉ trích những kẻ chỉ biết tầm chương trích cú. Trong Thiền lâm chẳng đã từng dạy: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan. Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”. Làm sao để chẳng đồng với thuyết của tà ma ngoại đạo? Chỉ còn biết quay về úp mặt vào với trang kinh!
Ngoài kia người ta ác quá, lôi cả ông Phật của 26 thế kỷ trước ra nguỵ biện để phê phán cuộc đời thói hư tật xấu, nhân danh lý trí, trí thức, nhân danh cao thượng, khôn ngoan, cưỡng từ đoạt lý, phán không chừa chút sỉ diện tối thiểu còn sót lại, kiêu căng, đắc thắng, trong khi một chút hơi thở chánh niệm để bảo toàn nhân cách còn không có, thì nói chi đến hay dở đúng sai. Điều quý báu nhất của người con Phật, nhất là trong mùa an cư kiết hạ của chư tăng, chẳng cần phân bua tranh biện, lặng lẽ quay về úp mặt vào với trang kinh.
Úp mặt vào với Hoa Nghiêm, thấy mười cánh huyền môn mở ra phơi phới, cùng Thiện Tài Đồng Tử đi vào pháp giới, gặp Đức Mạn Thù Thất Lợi dắt đi gặp Phổ Hiền, lạy từng hạt bụi trong mười phương cõi nước để thâm tạ duyên sanh trùng trùng vô tận, để thương mình, để yêu người, nào có còn kẻ oán với người thân.
Úp mặt vào với Tứ A-hàm, thấy cùng với ngàn vị tỳ-kheo theo chân Phật, ôm bình bát đi vào tụ lạc khất thực. Thấy mỗi nhánh lá, cành hoa, vầng nhật nguyệt đầu non, ánh tinh cầu đáy nước, tất cả đều thơ mộng, hiền hoà, và nhiệm mầu như thể, như thế, như nhiên.
Úp mặt vào với Bát-nhã, thấy ta với người là một, thấy ta và cảnh không hai. Thấy nỗi tức giận đêm qua thành chất liệu thanh lương sáng sớm. Nghe những lời mắng chửi bữa nọ như bản giao hưởng tuyệt vời. Giọt lệ của ngày hôm qua biến thành mưa của ngày hôm nay. Ai còn lưỡng lự đâu nơi, nhờ gươm báu chặt đứt rời sắc không. Bao nhiêu phiền muộn viễn vông, chợt rơi rụng hết như không một chiều.
Úp mặt vào với Pháp Hoa, thấy giọt sương mai chiếu diệu lung linh nghìn pháp giới. Thấy mình bỗng dưng giàu sang cao cả, trí thức lên nhiều. Thấy lại tuổi thơ cùng bạn bè nắn viên đất sét thành ông Phật rồi sụp lạy nam mô, rồi được Phật cho lên ngắm toà Đa Bảo, hạnh phúc khi biết mình rồi cũng sẽ được dự hội A-nậu-đa-la.
Úp mặt vào với Niết-bàn, thấy mỗi phút giây đều hàm tàng bí mật, mỗi sự việc đều tổng nhiếp an nhiên. Từ bữa nọ tới bữa nay, từ mỗi phút giây hay từ vô lượng kiếp giữa thiên thu vời vợi, có gì để nói, có gì để bàn. Cố gắng lập bày chân nguỵ để tranh biện hơn thua, chẳng bằng hớp một ngụm trà thơm nơi đầu lưỡi rồi hít thở an nhiên.
Vâng! úp mặt vào với trang kinh, để về thương mẹ kính cha, thờ thầy mến bạn. Úp mặt vào với trang kinh, để thương quý người hành khất bên đường giống như thương kẻ rong rêu đầu đường xó chợ, bãi rác gầm cầu. Bạn đang bị mắc nợ ư? Bạn đang bị tấn công ư? Bạn đang được xưng tụng ư? Bạn đang bị tình phụ ư? Bạn ơi! Tôi chẳng thể trả nợ giùm cho bạn. Tôi chẳng thể bảo hộ được cho bạn. Tôi chẳng dìm bạn xuống, tôi cũng chẳng kéo được bạn lên. Nhưng tôi muốn nói, bạn hãy tin tôi đi, quay về úp mặt vào với trang kinh, ngay trong mùa hè này nhé. Bạn nhìn thấy không? Quý thầy, tăng ni khắp chốn, với chiếc y vàng, khuôn mặt an nhiên và nụ nụ cười ý nhị, đang phủ phục dưới chân Phật, và nhẹ nhàng tụng đọc tôn kinh.
Tôi xin mượn một câu thơ của Phạm Thiên Thư trong Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, bối cảnh có thể khác nhau, nhưng lối về chỉ một, để kết thúc bài viết vu vơ này bạn nhé:
“Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng”
Thuỳ Ngữ Thất, bồ lựu nguyệt năm Giáp Thìn
Nhất Thanh T.NH.
Từ Bùn Sen Nở
9 notes · View notes
buddhistbooks · 4 months
Text
Tumblr media
NẾU KHÔNG THỂ BAO DUNG ĐƯỢC CHA MẸ, MỌI LÒNG TỐT VỚI THIÊN HẠ CHỈ LÀ GIẢ DỐI
Người xưa dạy rằng: "Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật", có nghĩa phú quý của một người, phụ thuộc vào đức hạnh của người đó. Và điều kiện đầu tiên làm nên một người có đức hạnh, chính là lấy chữ hiếu làm đầu. Hiếu không có, lộc lá dù đầy nhà, cũng hóa thành tro bụi, không có đủ tư cách, phúc phận để thụ hưởng.
Con người không tự nhiên sinh ra và lớn lên. Tất cả nhờ công ơn, bàn tay của cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng. Cha mẹ không ai hoàn hảo, có người còn xấu xí, thân phận bần hàn, nhưng không phải vì vậy mà bạn được phép quay lưng, làm những chuyện đại nghịch bất đạo, nói những lời thương thiên hại lý.
Nên nhớ: Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Trên thế gian này, cha mẹ là hai người duy nhất nguyện ý hy sinh vì ta mà không cầu nhận lại. Thậm chí, chấp nhận nằm gai, nếm mật, chịu khổ trăm bề không ca thán. Chỉ mong sao con có được cuộc sống tốt đẹp nhất mà thôi.
Thế nên vô luận cha mẹ ra sao, con cái cũng phải yêu thương, hiếu thuận và kính trọng. Một người bất trung bất hiếu, mà làm điều thiện, nói lời nhân nghĩa thì tất cả chỉ là giả dối.
Cổ nhân dạy: Thái độ đối đãi với cha mẹ của một người ẩn chứa tính cách chân thực nhất của họ. Người hiếu thuận, tất bản chất lương thiện, tất sẽ được Thần Phật độ trì, Trời thương Trời để phúc cho.
Nên nhớ, người ngoài chỉ là khách qua đường tạm bợ, chỉ có cha mẹ là chỗ dựa lớn nhất, tài sản vô cùng quý giá mà chẳng kho báu nào có thể sánh nổi. Hiếu thuận, bạn sẽ làm cho cuộc đời mình và cha mẹ hạnh phúc hơn. May mắn không cần cầu, cũng tự khắc gõ cửa tìm đến.
(Lm Jos Chính Trực sưu tầm)
9 notes · View notes
tlncthvn · 4 months
Text
Một cụ già đã nghỉ hưu ở thành phố Thái Nguyên đã gọt giũa câu chữ thành những câu thành ngữ thời hiện đại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, khiến người đọc cảm thấy đau lòng, xót dạ!
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu.
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao. Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp.
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô. Ăn nói xô bồ thành người vô đạo.
10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
11. Cái gi cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
12. Đồng tiền trên nghĩa ,trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền.
16. Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo.
17. Rể quý bố vợ vì có nhà mặt phố. Con trai thương bố vì chức vì quyền.
18. Đi với Bụt mặc áo cà sa, quen sống bê tha, thân tàn ma dại.
19. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
20. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.
21. Hay thì ở, dở ra tòa, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
22. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
23. Đi có bạn đường chân không biết mỏi, còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.
24. Nói gần nói xa, đừng biến mẹ già thành bà đi ở.
25. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
26. Con trai, con rể bí tỷ say mềm. Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.
27. Khỏe mạnh mẹ ở với con, đau ốm gầy còm tùy nghi di tản.
28. Thắt lưng buộc bụng, nhịn đói nuôi con, dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.
29. Mẹ chết mồ mả chưa yên, anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.
30. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giổ Tổ.
31. Vào quán thịt cầy ,trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
32. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
33. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
35. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư. Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.
36. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay. Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.
37. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
38. Phong bì trao trước, bia bọt uống sau, dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết.
39. Tiếp thị vào nhà bẻm mép, cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn.
40. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi, thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy, ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?
Nguồn: Người Sài Gòn
9 notes · View notes
Text
Tumblr media Tumblr media
Cảm ơn tất cả cuộc gặp gỡ trên đoạn đường này, gặp được thời gian đẹp nhất, gặp được những thứ làm bản thân trở nên tốt hơn.
Trong sinh mệnh, chúng ta sẽ gặp được rất nhiều người, biển người mênh mông, có thể gặp được nhau chính là duyên phận, có thể đồng hành với nhau đi chung một con đường chính là hạnh phúc. Dạy chúng ta trưởng thành không phải là tuổi tác mà là những gì ta trải qua.
Trên chuyến tàu sinh mệnh này, luôn có những người rất ta hiểu rất rõ nhưng dần dần lại trở thành người lạ, tạm biệt chính là không bao giờ gặp lại nữa, có một số người, cùng nhau đồng hành, cùng nhau chia sẻ, không nhớ rõ bắt đầu từ lúc nào dần dần hai bên không lại thể hiểu rõ nhau, thậm chí mất đi liên lạc vĩnh viễn. Phật nói:" bất luật bạn gặp ai, đó đều là những người bạn nên gặp trong cuộc sống này, đều nên cảm ơn."
Trân trọng mỗi lần hoa nở, cười đối với mỗi lần hoa tàn.
Thời gian sẽ mài mòn đi ký ức, cho dù bạn có mong nó quay lại như nào, cho dù không nỡ buông như nào, những cuộc gặp gỡ và chia tay trong quá khứ, trong tim vẫn luôn ngập tràn những ấm áp mà không thể nói thành lời, những hương thơm trong những năm tháng lặng lẽ, những đám mây nhẹ nhàng trôi qua ấy, giờ cũng chỉ là khoảng cách của một cái xoay người, cảm ơn mỗi một mùa xuân, hạ, thu, đông, cảm ơn mỗi một người đã từng xuất hiện trong cuộc đời tôi.
Những cuộc gặp gỡ đẹp đẽ này, những món quà mà cuộc sống ban tặng tôi, sẽ tô điểm thêm trên con đường hoang vắng này. Khi quay người lại, sẽ làm cảm động mỗi phần trong sinh mệnh này. Bay lên, trôi theo gió, bay đi trong sự tái sinh của 4 mùa, gặp được những bông hoa đẹp, lúc nở rộ, lúc tàn, trải dài trên những khói hương đẹp nhất.
50 notes · View notes
sa-sa-blogger · 28 days
Text
Lý do con người thường cảm thấy cô đơn là bởi cảm giác một-mình-mình-chịu-đựng. Đôi khi, những suy nghĩ quẩn quanh khiến cảm giác một mình ấy như một cái bóng đen ngày một lớn dần. Rồi chúng ta quên mất rằng, chuyện chúng ta gặp phải, một ai đó cũng đang gặp phải.
Có lẽ, chúng ta vẫn cô đơn thôi, chuyện đó là không thể tránh khỏi.
Nhưng ít nhất, mong bản thân ta luôn nhớ:
Chúng ta ở đây, cô đơn cùng-nhau, sợ hãi cùng-nhau.
📸weibo
Retouch: Sa
Tumblr media
24 notes · View notes
yukidaro · 5 months
Text
TMNT - Bản chất con người là thiện hay ác?
Từ nhỏ đến lớn, nhiều điều chúng ta học được đều nói rằng bản chất con người là tốt, vì vậy chúng ta đã định nghĩa con người: con người là tốt bụng, biết ơn, trọng tình trọng nghĩa, biết ơn và đền đáp, có phẩm hạnh cao thượng.
Thế giới của tuổi thơ, thực sự hầu hết mọi người đều là hóa thân của sự hoàn hảo, chẳng hạn như tình cảm giữa thầy và trò, bạn bè, và tình yêu đầu đời. Bởi vì vào thời điểm đó, mối quan hệ của chúng ta cơ bản không liên quan đến lợi ích, vì vậy bạn đã bị ảo tưởng che mắt.
Nhưng khi bạn bước vào xã hội, mối quan hệ của bạn bắt đầu liên quan đến lợi ích, bạn sẽ phát hiện ra hành động của họ hoàn toàn trái ngược với những gì bạn đã học trước đây, bạn bè mượn tiền không trả, người yêu ngoại tình, đối tác kinh doanh phản bội, đồng nghiệp đâm sau lưng bạn, anh chị em tranh giành tài sản, không quan tâm đến sự sống chết của cha mẹ.
Khi hành vi của họ không giống như những gì bạn đã học hồi nhỏ, bạn bắt đầu bị họ tổn thương, và nỗi đau của bạn bắt đầu tiếp diễn.
Bản chất con người là tốt hay xấu?
Chúng ta có thể nhìn từ một số góc độ, nếu bản chất con người sinh ra đã là tốt, vậy tại sao ba tôn giáo lớn (Nho, Phật, Đạo) lại phải đặt ra nhiều quy tắc như vậy để hạn chế hành vi của con người? Chúng ta đều biết Phật giáo có rất nhiều giới luật, chẳng hạn như không được giết hại, không được ăn thịt, không được chạm vào phụ nữ, v.v.
Nếu bản chất con người thực sự là tốt, tại sao chúng ta lại cần phải coi “Nhân chi sơ, tính bản thiện” như một kinh điển? Nếu bản chất con người thực sự là tốt, vậy tại sao mỗi quốc gia lại cần có luật pháp để hạn chế hành vi của con người?
Vì vậy, hãy nhớ rằng bản chất con người không phải là tốt, chính vì vậy chúng ta mới cần những cuốn sách kinh điển về đạo đức và pháp luật, để cùng nhau duy trì sự ổn định của xã hội.
Nhìn vào bản chất con người qua góc độ di truyền: 
Mọi người đã từng làm cha mẹ đều biết, khi đứa trẻ của bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, ngoài việc trông có vẻ hiền lành và đáng yêu, bạn sẽ phát hiện ra rằng đôi khi hành vi của chúng không hề có bóng dáng của lòng tốt, niềm tin của trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ gồm tám chữ: “Thuận ta là bạn, nghịch ta tức thù”, nghĩa là trẻ sơ sinh sinh ra đã tự coi mình là trung tâm, chúng không hề đặt mình vào vị trí của bạn để suy nghĩ cho bạn.
Chỉ cần chúng muốn thứ gì đó, chúng sẽ lấy nó. Nếu không lấy được, chúng sẽ khóc, nếu khóc mà vẫn không lấy được, chúng sẽ khóc to hơn, cho đến khi giành được thứ mình muốn mới thôi. Tư tưởng ích kỷ này của trẻ nhỏ không cần ai truyền dạy, nó bẩm sinh.
Vậy bản chất con người là tốt hay xấu?
Tôi sẽ nói cho bạn biết, bản chất con người không phải là tốt, cũng không phải là xấu, mà là ích kỷ! 
Mọi lời nói hay hành động của một người, đều chỉ là để thỏa mãn lợi ích của bản thân mình mà thôi.
Ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, giả sử tôi và Tiểu Mỹ đã yêu nhau 5 năm, thực tế trong 5 năm đó tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, tôi chỉ là không có bạn gái, dù sao tôi cũng độc thân, có người chăm sóc luôn tốt hơn là không có ai, vì vậy tôi miễn cưỡng yêu Tiểu Mỹ.
Ngược lại, Tiểu Mỹ yêu tôi đến chết đi sống lại, tôi là người đàn ông cô ấy yêu nhất trong đời, không có ai khác, chỉ cần cô ấy nhìn thấy tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc vô cùng, chỉ cần ở bên tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc như một vị thần. Vì vậy, trong 5 năm yêu nhau với Tiểu Mỹ, mọi người có thể tưởng tượng được, không cần nói, chắc chắn là Tiểu Mỹ đã chăm sóc tôi.
Cô ấy có thể đi bộ hàng km để mua canh gà hầm cho tôi uống, cô ấy có thể tiết kiệm chi tiêu để mua quần áo cho tôi, cô ấy thậm chí có thể lừa tiền của bố mẹ mình để giúp tôi khởi nghiệp, nói chung trong 5 năm đó, thế giới của Tiểu Mỹ chỉ có mình tôi, và cô ấy đã hy sinh tất cả cho tôi.
Kết quả sau 5 năm, vì một số lý do, tình yêu của chúng tôi không thể tiếp tục, tôi và Tiểu Mỹ chia tay, và vì tôi là người đề xuất chia tay trước, vào thời điểm đó, cả thế giới, bao gồm cả Tiểu Mỹ, đều chửi tôi là kẻ xấu, nói rằng tôi không phải là đàn ông, có người nói tôi không xứng đáng là con người, thậm chí có người chửi tôi là thú vật, và Tiểu Mỹ chửi tôi còn ác hơn.
Cô ấy nói:
“Anh còn nhớ không? Từng có lần vì muốn nấu một nồi súp cho anh uống, tôi đã đi bộ hàng ki lô mét; Anh còn nhớ không? Từng có một năm tôi không mua một món đồ nào cho mình, nhưng lại sẵn lòng mua cho anh cả tủ quần áo; Anh còn nhớ không? Tôi đã lừa lấy tiền của bố mẹ mình để giúp anh khởi nghiệp, khiến tôi và gia đình mình trở mặt, anh không phải là một người đàn ông…”.
Dù sao thì tôi cũng đã trở thành một con chuột chạy qua đường, bị mọi người la ó, không thể ra khỏi nhà, bị mắng chửi đến mức không thể chịu nổi.
Chúng ta hãy phân tích nghiêm túc vấn đề này, từ góc độ đạo đức thông thường, thực sự tôi đã làm sai, tôi là một kẻ tồi, một con thú, tôi bị cả thế giới khinh bỉ, tôi không có gì để nói. 
Chúng ta hãy phân tích từ góc độ bản chất con người:
Đầu tiên, tôi và Tiểu Mỹ đã ở bên nhau 5 năm, tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, nhưng Tiểu Mỹ lại yêu tôi đến chết đi sống lại. Mọi người có thể tưởng tượng, tôi đã ở bên một người mà tôi không hề yêu trong 5 năm. Trong khi đó, Tiểu Mỹ đã ở bên người cô ấy yêu nhất trong 5 năm, rõ ràng trong 5 năm đó, tôi phải đối mặt với một người mà tôi không yêu mỗi ngày, tôi đã sống trong đau khổ như thế nào, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu nhất mỗi ngày, tôi có thể chắc chắn rằng Tiểu Mỹ đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó.
Thứ hai, như Tiểu Mỹ đã nói, cô ấy đã hy sinh rất nhiều vì tôi, cô ấy đã đi bộ hàng km để mua gà, chỉ để có thể nấu một nồi súp gà cho tôi uống. Vậy lúc cô ấy đưa nồi súp cho tôi, ai là người hạnh phúc, ai là người đau khổ? Đối với tôi, đó chỉ là một bát súp gà, dù ai nấu cũng như nhau, nhưng đối với Tiểu Mỹ thì khác, cô ấy thấy người cô ấy yêu nhất uống súp gà, cô ấy đã cười rất hạnh phúc, lòng cô ấy ngọt ngào biết bao, cô ấy cảm thấy mọi hy sinh đều xứng đáng, cô ấy làm mọi việc mà không hối tiếc.
Mọi người hãy nhận ra một sự thật, đừng quên rằng trong 5 năm đó, tất cả những gì cô ấy đã làm cho tôi, tôi chưa bao giờ ép buộc cô ấy làm, tất cả đều do cô ấy tự nguyện. Tại sao cô ấy lại tự nguyện làm? Bởi vì khi cô ấy hy sinh cho người mình yêu, cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Mọi người chú ý, câu này, tất cả những gì cô ấy hy sinh có thể khiến cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vì vậy từ góc độ ích kỷ của bản chất con người, tất cả những gì cô ấy hy sinh chỉ là để làm cho chính mình hạnh phúc mà thôi, bề ngoài cô ấy đã làm rất nhiều cho tôi, nhưng thực chất cô ấy chỉ làm vì hạnh phúc của chính mình.
Vì vậy, về mặt đạo đức, cô ấy là một người tốt, tôi là một kẻ tồi, nhưng sự thật là trong 5 năm đó, tôi đã sống trong đau khổ, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu, và còn có thể hy sinh cho người mình yêu nhất, cô ấy đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó, vì vậy sự thật là tôi đã chịu đựng 5 năm đau khổ để cô ấy có được 5 năm hạnh phúc.
Mặc dù tôi không phải là một kẻ tồi như vậy, tôi cũng không ủng hộ hành vi như vậy của đàn ông, nhưng qua câu chuyện này tôi tin rằng mọi người có thể lần đầu tiên nhìn thấy sự thật của vấn đề, tại sao Tiểu Mỹ lại đau khổ, tại sao mọi người lại chửi tôi là một kẻ tồi, bởi vì đa số mọi người trên thế giới này đều sống trong một thế giới ngọt ngào hàng ngày, không biết gì về sự thật của bản chất con người.
Bản chất con người là ích kỷ, người nào hiểu được bản chất ích kỷ của mình thì có thể hiểu được bản chất con người, và chỉ khi hiểu được bản chất con người thì mới có thể đứng vững trên đỉnh.
Để đánh giá sự thay đổi giữa thiện và ác trong bản chất con người, ta cần dựa vào lợi ích. Khi không có mối quan hệ lợi ích, bản chất con người là thiện. Chỉ cần có lợi ích xuất hiện, bản chất con người là ích kỷ. Nếu lợi ích đủ lớn, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Hãy kể một câu chuyện, mẹ tôi có sáu anh chị em, một chị gái, một em trai và ba em gái, và mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi. Trong số họ, có bốn chị em đã mua một mảnh đất ở quê nhà để xây một tòa nhà, với hy vọng sống cùng nhau và tận hưởng niềm vui gia đình.
Nhưng họ cũng có một nỗi lo lớn, đó là sợ rằng việc sống chung lâu dài sẽ dẫn đến mâu thuẫn vì những chuyện nhỏ nhặt.
Mẹ tôi đã hỏi ý kiến của tôi, và tôi đã nói với mẹ rằng, các chị em đều sinh ra từ cùng một bào thai, và ngay cả người nhỏ nhất cũng đã qua tuổi không còn hoài nghi, vì vậy những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày, mọi người đều sẽ thông cảm cho nhau, và mẹ nên yên tâm sống hạnh phúc với họ trong những năm tháng cuối đời.
Khi tôi nói điều này với mẹ, bà ngoại của tôi đã mất vài năm và tài sản của bà đã được giải quyết. (Mặc dù bà ngoại không giàu có, nhưng một ngôi nhà cùng một số tiền mặt ở nông thôn vẫn là đáng kể), chính vì tài sản của bà ngoại đã được giải quyết, tôi tin rằng các chị em sẽ không gặp phải xung đột lợi ích lớn khi sống cùng nhau.
Nếu bà ngoại và tài sản của bà vẫn còn, tôi sẽ khó có thể dự đoán hậu quả, có thể họ sẽ xảy ra xung đột lớn vì điều đó. Thực tế, khi bà ngoại tôi qua đời vài năm trước, việc chia tài sản đã khiến họ không hạnh phúc, và một số chị em đã có mâu thuẫn, nhưng may mắn là không quá nghiêm trọng. Người gây ra mâu thuẫn nhiều nhất là chú tôi, vì chú là con trai.
Theo tư tưởng phong kiến của nông thôn, chú tôi nghĩ rằng tất cả tài sản của bà ngoại nên thuộc về chú. (Lưu ý: Bà ngoại tôi đã chia đều tài sản, và chú tôi chỉ nhận được một chút nhiều hơn), bà ngoại tôi đã nằm trên giường bệnh hơn một năm, và chú tôi không bao giờ đến thăm, cho đến khi bà qua đời, chú mới xuất hiện.
Các cô tôi rất tức giận, nhưng tôi biết rằng hành động của chú tôi phù hợp với bản chất con người, đó là bản chất tìm kiếm lợi ích và tránh tổn thất trong con người (Lưu ý: Hiện tại mối quan hệ đã được hàn gắn)
Vì vậy, dù là người thân, bạn bè, hay người yêu, dù họ có tốt đến đâu, bạn cũng không thể hoàn toàn tin tưởng họ, bởi vì một khi xảy ra xung đột lợi ích, những người này chắc chắn sẽ làm tổn thương bạn sâu sắc nhất. Càng có lợi ích lớn, bản chất con người càng trở nên ích kỷ, và khi sự ích kỷ đạt đến một mức độ nhất định, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Nhìn vào tất cả các vị vua cổ đại tranh đấu, bạn không thể thấy bóng dáng của thiện, như cuộc đảo chính Huyền Vũ Môn của Lý Thế Dân, giết chết anh trai và em trai của mình, thậm chí Võ Tắc Thiên còn giết chết con đẻ của mình.
Triết lý sống “cửu tử nhất sinh”
Vào năm 1993, hai cậu bé 10 tuổi không học hành gì cả, quyết định bắt cóc một cậu bé 2 tuổi để chơi đùa, và cuối cùng đã tàn nhẫn giết chết cậu bé 2 tuổi đó. Sau đó, họ bị cảnh sát bắt giữ, trong đó một người tên là Jon đã thừa nhận không chối cãi về việc giết chết đứa trẻ.
Người kia lại đổ tất cả trách nhiệm lên Jon, tự mình thoát khỏi mọi tội lỗi, và thể hiện rõ ràng bản chất ích kỷ của con người, luôn tìm lợi ích và tránh hại.
Đây là vụ án giết người gây chấn động Liverpool, Anh, và sau đó câu chuyện này đã được chuyển lên màn ảnh, quay thành một bộ phim ngắn có tên “Detainment” và còn được đề cử giải Oscar.
Mọi suy nghĩ về thiện và ác của loài người đều bắt đầu từ ý niệm. Khi bạn cho rằng bản chất con người là thiện, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người tốt. Khi bạn cho rằng bản chất con người là ác, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người xấu.
Chẳng hạn, bạn biết 10 người bạn, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người họ đều là người tốt, bạn sẽ mong đợi họ đối xử tốt với bạn mỗi ngày. Nếu một ngày nào đó trong số 10 người bạn đó, có một người phản bội bạn, bạn chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi nỗi đau, và cuộc sống như vậy sẽ khiến bạn sống trong đau khổ. Triết lý sống này được gọi là “cửu sinh nhất tử”.
Ngược lại, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người bạn đó đều không phải là người tốt, bạn sẽ không có bất kỳ kỳ vọng nào vào họ (Tôi đang nói về giả định trong lòng). Nếu một ngày nào đó bất ngờ có một người đối xử tốt với bạn, bạn sẽ cảm thấy như mình đã trúng số, và niềm vui bất ngờ này sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc. Triết lý sống này được gọi là “cửu tử nhất sinh”.
Tôi nhận thấy rằng đại đa số mọi người thích sống theo triết lý “cửu sinh nhất tử”. Giống như nhiều cặp vợ chồng khi kết hôn, họ thường giả định trước rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ hạnh phúc, và cũng hứa hẹn với nhau về một tình yêu đẹp, sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, không bao giờ chia ly. Nếu một ngày nào đó họ ly hôn, cặp vợ chồng này rất dễ trở mặt thành thù, ghét đối phương đến chết, và không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Tôi khuyến khích những người kết hôn nên giữ tâm thế “cửu tử nhất sinh”, đừng để những câu chuyện tình yêu cổ tích làm mờ trí tuệ của bạn. Nếu ngay từ đầu bạn không giả định rằng mọi thứ sẽ hoàn hảo, thì việc ly hôn sẽ nằm trong dự đoán của bạn, và bạn sẽ không cảm thấy đau khổ. Nếu có thể sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, đó sẽ là một điều bất ngờ, phải không?
Nhưng nói thật lòng, trên thế giới này không có mấy người có loại trí tuệ đó!
Người càng ích kỷ, cuộc sống càng hạnh phúc
“Bạn thật là ích kỷ”, câu nói này có quen thuộc không? Từ nhỏ đến lớn, mọi người xung quanh đều dạy chúng ta không được ích kỷ, trong tâm trí chúng ta đã gieo một hạt giống rằng ích kỷ là không tốt, là một từ mang nghĩa tiêu cực, khiến cho nhiều người không sống thật với bản thân mình suốt đời. Nhiều người làm mọi việc chỉ để người khác nhìn thấy, và còn nhiều người sống chỉ để làm vui lòng người khác.
Ví dụ, có người cười một cái cũng phải tự nhủ, không biết nụ cười đó có làm người khác cười không, nụ cười đó có đẹp không, có phạm phải điều gì không đúng đắn không. Làm ơn, hãy cười cho chính mình một lần, nếu không một ngày nào đó rời khỏi thế giới này, bạn sẽ không còn cơ hội nữa. Còn một câu nói nữa, “chết vì danh dự, sống trong đau khổ” là hình ảnh của đa số mọi người, muốn danh dự là sống vì người khác, sống trong ánh mắt của người khác.
Hãy kể cho mọi người nghe một ví dụ, một lần tôi về quê, có một buổi họp lớp, mọi người cùng nhau ăn một bữa cơm, chúng tôi chọn một nhà hàng. Lúc đó, có một bạn học lập tức lấy điện thoại ra gọi điện đặt chỗ ở nhà hàng, cả quá trình gọi điện diễn ra như thể bạn ấy có mối quan hệ kinh doanh lớn với chủ nhà hàng vậy. Lúc đó, nhiều bạn học đã bị bạn ấy thu hút, trong lòng nghĩ rằng bạn học này có mối quan hệ rộng lớn, tùy tiện tìm một nhà hàng nào cũng quen biết, thật là có uy tín. Khi chúng tôi đến nhà hàng, cả nhà hàng trống trải, chỉ có một bàn của chúng tôi ăn, bạn nói bạn học đó không phải là làm việc vô ích sao?
Nói thật lòng, trong thế giới của tôi, người như vậy sống thật mệt mỏi, hoàn toàn sống vì người khác, tôi là người rất đơn giản, muốn cười thì cười, muốn khóc thì khóc. Tôi cười hay khóc đều là để làm cho mình thoải mái, tôi không quan tâm người xung quanh có thoải mái hay không.
Cấp độ cao nhất của Phật giáo nói rằng “minh tâm kiến tánh” , ý chỉ là sự hiện hữu của bản tánh tự thân. Chẳng hạn, khi bạn từ 1-3 tuổi, gần như chưa hề bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh, mọi hành động của bạn đều xuất phát từ suy nghĩ của chính mình, đó chính là sự hiện hữu của bản tánh tự thân.
Bạn có thể nhớ lại một chút, 3 tuổi của bạn tuyệt vời như thế nào, không sợ trời, không sợ đất, cảm thấy thế giới này là của bạn, bạn có thể làm được mọi thứ. Khi lớn lên, sau khi trải qua sự giáo dục sau khi sinh, bạn không còn là bạn của trước kia nữa, bạn đã trở thành một robot, làm bất cứ điều gì người khác làm, mỗi ngày lặp lại, bởi vì bản tánh ích kỷ đã nhạt nhòa.
Các bạn có biết tại sao con người sợ chết không?
Lý do con người không nỡ từ giã cõi đời này là bởi vì họ còn lưu luyến những điều tiếc nuối. Nếu một người sống cả đời không có điều gì tiếc nuối, khi họ rời đi chắc chắn sẽ là với tâm trạng thanh thản; nếu còn tiếc nuối, làm sao bạn có thể buông bỏ?
Vì thế, người sống vì người khác không thể không có tiếc nuối. Mọi người ạ, cuộc đời này như một chuyến tàu đơn hành trong hành lang của cuộc sống, ích kỷ một chút và sống thật tốt cho chính mình một lần, khi rời đi không để lại tiếc nuối, bởi bản chất con người là ích kỷ, bạn chỉ cần thể hiện nó một cách hoàn hảo hơn một chút là được.
Lý thuyết tiến hóa về bản chất ích kỷ của loài người
Hãy để tôi chia sẻ một câu chuyện, một bà mẹ đơn thân nghèo khó nuôi hai đứa trẻ, một đứa 9 tuổi, một đứa 8 tuổi. Hai đứa trẻ co ro trong nhà chờ mẹ, chúng lạnh và đói, ôm chặt lấy nhau để sưởi ấm. Mẹ của chúng đã đi ra ngoài cả một ngày, chúng rất nhớ mẹ, và càng nhớ hơn là thức ăn mà mẹ mang về.
Kể từ lần cuối cùng ăn uống, đã là 2 ngày trước đó, khi ấy mẹ mang về hai quả lê. Hai anh em nhường nhịn nhau một vài lần, hai quả lê được chuyền qua lại giữa hai bàn tay của chúng, cuối cùng anh trai ăn quả to hơn và em trai ăn quả nhỏ hơn. Mẹ của chúng ngồi bên cạnh, nở nụ cười trên khóe miệng, bà luôn dạy bọn trẻ phải nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau, và bọn trẻ cũng vâng lời, ngay cả khi rất đói, chúng cũng không tranh giành đồ ăn.
Bất ngờ, cậu con trai lớn đưa quả lê cho mẹ và nói: “Mẹ ơi, mẹ cũng ăn một miếng đi”, cậu con trai nhỏ cũng giơ quả lê lên. Đôi mắt người mẹ ướt đẫm, mẹ nói: “Con yêu, mẹ không đói, các con cứ ăn đi”. Hai đứa trẻ nhìn nhau và tiếp tục ăn, ăn với những miếng to hơn.
Mẹ của chúng quay đi, nước mắt rơi xuống, nhớ lại mẹ mình cũng luôn giữ những điều tốt nhất cho mình, nhớ lại tất cả những gì mẹ đã làm cho mình. Bên ngoài gió lạnh thổi, và lúc này mẹ trở về, đứa trẻ nhìn chằm chằm vào chiếc bánh mì trên tay mẹ, và kêu to:“Mẹ…!”
Câu chuyện ấm áp này, bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của con người không? Bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của trẻ khi nhìn thấy bánh mì không? Dù được giáo dục như thế nào đi nữa, bản chất con người không bao giờ thay đổi.
Phân tích tiếp theo có thể sẽ rất khắc nghiệt, nhưng đó là sự thật, sự ích kỷ của con người có hai loại: vật chất và tinh thần. Sự ích kỷ về vật chất là “người chết vì tiền, chim chết vì mồi,” còn sự ích kỷ về tinh thần, bạn có thể thường xuyên nghe thấy câu nói “Bạn chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình, bạn có bao giờ nghĩ đến cảm xúc của tôi không!” Sự ích kỷ về tinh thần là việc tận hưởng niềm vui nội tâm của bản thân.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, từ phút đầu tiên nhìn thấy mẹ, điều đầu tiên hai anh em nhìn thấy là thức ăn, bởi vì họ thực sự rất đói, và sự nhường nhịn của họ chỉ là do sự giáo dục của mẹ và đạo đức xã hội. Có người sẽ nói, đó là bản năng sinh tồn khi đói, bạn nói không sai, điều đó càng chứng minh bản chất con người là ích kỷ. Con người sinh ra là để ích kỷ, dù là bản chất con người hay bản năng sinh tồn, để tồn tại, chúng ta sẽ tự nhiên loại bỏ đối thủ.
Có người sẽ nói, hai đứa trẻ trong câu chuyện cũng nhường nhịn lẫn nhau, cũng đưa lê cho mẹ ăn, nếu bản chất họ là ích kỷ, thì qua giáo dục không phải cũng đã thay đổi sao? Sai rồi, bản chất ích kỷ của con người không thể thay đổi, sự thay đổi chỉ là: từ sự ích kỷ cấp thấp chuyển sang sự ích kỷ cấp cao hơn! Qua giáo dục, họ đã nhận ra giá trị của sự nhường nhịn và tình yêu, hành động của họ chỉ là nhu cầu tình cảm nội tâm của họ, làm như vậy khiến họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Sự thoải mái và hạnh phúc này chính là sự ích kỷ mà họ muốn thỏa mãn nội tâm, dù bạn có nghĩ cho người khác đến đâu, cũng đều dựa trên một số nhu cầu và mục đích của bản thân, chỉ là mức độ che giấu khác nhau.
Một người giúp đỡ người khác, ngoài việc làm điều tốt cho người khác, thực chất là đang thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân là một người tốt. Bạn còn nhớ câu nói này không, “Giúp người là cội nguồn của niềm vui!” Điều đó có nghĩa là, khi bạn giúp đỡ người khác, bạn sẽ cảm thấy vui, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ mà bạn nhận được.
Hãy lấy một ví dụ, khi bạn thấy một người lãnh đạo có tầm nhìn lớn, người đó cũng rất tốt, luôn nghĩ cho người khác. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao anh ta lại tốt với người khác như vậy không?
Anh ta tốt với người khác, chính là vì mong muốn những người này có thể đền đáp lại anh ta sau này, phải không?
Bạn có thể nói rằng có người làm việc tốt mà không để lại tên tuổi, không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào. Nếu bạn dám nói như vậy, tôi muốn hỏi bạn làm thế nào bạn biết về những người này.
Chẳng hạn, bạn giúp đỡ một người hôm nay, bạn không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào từ họ, nhưng khi bạn giúp đỡ họ, bạn cảm thấy rất vui trong lòng, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ của bạn, cũng là phần thưởng lớn nhất cho bạn.
Nhiều người cho rằng tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô tư. Là cha của hai đứa trẻ, tôi sẽ nói về cảm xúc của mình. Con gái thứ hai của tôi đã chào đời, chúng tôi chăm sóc cô bé mỗi ngày mà không mong đợi bất cứ điều gì, nhưng tất cả mọi người trong gia đình đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Chú ý rằng, chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, và niềm hạnh phúc đó chính là sự ích kỷ về cảm xúc khi chúng tôi dành tất cả cho cô bé. Yêu con gái tôi không phải vì cảm xúc của cô bé, mà vì cảm xúc của chính chúng tôi. Tất nhiên, tình yêu “ích kỷ” này có lợi cho con cái, điều này không cần phải nghi ngờ.
Gần đây tôi đã trải qua một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi, tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng học hỏi.
Con trai của một người bạn tôi bị bệnh, không phải là bệnh nhẹ mà khá nghiêm trọng. Là bạn, tôi chắc chắn phải đến thăm. Khi tôi đến, người bạn của tôi liên tục khóc. Là bạn, tôi chắc chắn phải an ủi cô ấy, tôi nói: “Không ai muốn con mình như vậy, nhưng việc bạn khóc cũng không giải quyết được vấn đề, khóc quá nhiều cũng làm tổn thương cơ thể của bạn, tôi tin rằng con bạn cũng không muốn thấy kết quả như vậy”.
Có người tin vào bản chất tốt của con người, có người tin vào bản chất xấu, nhưng tôi luôn tin vào bản chất ích kỷ của con người. Khi tôi thấy người mẹ này khóc vì đứa trẻ, tôi cảm thấy cô ấy hoàn toàn không có bất kỳ yếu tố ích kỷ nào, tôi còn nghi ngờ liệu lý thuyết về bản chất ích kỷ của con người có chút vấn đề không?
Và rồi người mẹ đó đã trả lời một câu khiến tôi giật mình, nếu tôi nói ra, chắc chắn cũng sẽ làm bạn giật mình, cô ấy nói: “Lão Hạo, tôi hiểu những gì bạn nói, nhưng khi tôi khóc ra, tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút…”
Mọi người, hãy suy ngẫm về câu nói này, đây là lời cô ấy tự nói, cô ấy nói rằng khi cô ấy khóc ra, cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Cô ấy khóc ra để cảm thấy dễ chịu hơn, vẫn có yếu tố vì bản thân. Bản năng con người tự động sẽ giúp bạn ích kỷ, yêu thương con cái là thật, làm cho bản thân dễ chịu hơn cũng là thật.
“Làm cho bản thân dễ chịu hơn” – câu nói này bạn hãy suy ngẫm, khi nào bạn hiểu được câu nói này, bạn đã có khả năng kiểm soát bản chất con người rất mạnh.
Tất nhiên, sự ích kỷ cũng có nhiều cấp độ khác nhau, không phải chỉ quan tâm đến bản thân là ích kỷ, làm tốt cho người khác, mong đợi sự đền đáp trong tương lai cũng là sự ích kỷ, hy vọng bạn có thể có sự ích kỷ ở cấp độ cao hơn!
9 notes · View notes
banmaihong · 8 months
Text
"Có những người bạn đối đãi với nhau như những ngọn núi" - Vô Thường
Đức Phật nói: “có những người bạn đối đãi với nhau như những ngọn núi”. Trong cuộc sống, có những con người làm chúng ta ngạc nhiên rất nhiều, cách người ta đối xử với nhau, đơn giản, nhẹ nhàng nhưng bền bỉ và tha thiết lắm… Continue reading “Có những người bạn đối đãi với nhau như những ngọn núi” – Vô Thường
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thuvientamlinh · 2 years
Text
Lão Tử giáng thế truyền Đại Đạo, khai mở con đường phản bổn quy chân - Tâm Linh Cuộc Sống
Lão Tử giáng thế truyền Đại Đạo, khai mở con đường phản bổn quy chân – Tâm Linh Cuộc Sống
Vì để đạo đức nhân loại có thể duy trì ở một mức độ nhất định, đồng thời để những người hữu duyên có thể đắc Đạo về Trời. Thần Phật đã phái sứ giả xuống thế gian để truyền bá văn hóa chân Pháp, chân Đạo. Chính vì sứ mệnh đó mà Lão Tử đã nhập thế để lưu lại “lý luận Đạo gia” một cách có hệ thống cho con người thế gian. vậy Đạo gia được truyền ra như thế nào? mời quý thính giả cùng Tâm Linh Cuộc…
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
chuyen-cua-gio · 1 year
Text
TỨ DIỆU ĐẾ
Tumblr media
Tứ đế hay Tứ Diệu đế là cách dịch của người Hán từ nguyên gốc Phạn ngữ là Catuariyasacca, cũng có cách gọi khác là Tứ Chân đế, Tứ Thánh đế. Tứ là số từ bốn; Diệu là tuyệt vời, khéo, hay, diệu dụng, mầu nhiệm; Đế là lời nói vững chãi, chắc thật, là chân ngôn, lời nói luôn đúng với chân lý. Tứ Diệu đế là bố điều chắc thật, diệu dụng không ai chối cãi được. Bốn đế lý ấy là:
1. Khổ đế (Dukkha Ariyasacca): nói về sự khổ ở đời. Khổ không chỉ có nghĩa là cảm giác đau đớn, khổ nhọc thân, tâm mà còn chỉ trạng thái cảm thấy không yên ổn, không thỏa mãn những mong muốn trong lòng. Tư tưởng Phật giáo cho rằng, con người sinh ra ở đời là khổ: “Đời là bể khổ”. Từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có lúc nào hết khổ. Vũ trụ tự nhiên thì luôn trong quá trình biến đổi Thành - Trụ - Hoại - Không. Về thân xác con người thì trải qua Sinh - Lão – Bệnh - Tử. Mà cả bốn quá trình ấy không khi nào xa lìa nỗi khổ: Sinh khổ (sinh ra là khổ), Lão khổ (quá trình già nua của thân thể là khổ), Bệnh khổ (có bệnh tật đau ốm là khổ), Tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ). Rồi sống trong cuộc sống xã hội cũng luôn có nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt được là khổ), Ái biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phải xa lìa là khổ), Oán tăng hội khổ (ghét thù nhau mà phải sống gần nhau là khổ), Ngũ thụ uẩn khổ (năm giác quan tương tác với thế giới bên ngoài, thọ nhận tướng sắc của vật chất, bị hình tướng của vật chất che mất bản chất và mãi bị mê muội theo nó là khổ). Đó là tám nỗi khổ của con người mà Phật giáo gọi là Bát khổ. Theo quan niệm của Phật giáo thì những thứ khổ con người phải chịu là cái khổ trong tam giới và đều là nhân để đời sau phải chịu quả trầm luân vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sinh tử thật là khổ, không ai không gặp, không ai chối bỏ được, nó như là cái hiển nhiên đối với con người, nên gọi là Khổ đế.
2. Tập đế (Samudayat Ariyasacca): nói về nguyên nhân sự khổ. Tập có nghĩa là nhóm họp, gộp lại. Nếu quá khứ hay hiện tại con người không biết được đời là khổ, không biết vạn vật hữu hình hay vô hình chỉ là giả tạm, luôn biến đổi; không biết những ý nghĩ, lời nói và hành động của mình sẽ gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, bị xô đẩy trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi, nên gọi là Tập. Đức Phật dạy rằng, vì vô mình che lấp nên con người không nhận ra thực tướng của vạn vật, rồi cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo không vĩnh viễn đó nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân của nỗi khổ. Trong đó, có ba thứ độc (tam độc): Tham (tham lam), Sân (giận, bực, nóng nảy), Si (ngu mờ, mê muội) là nguyên nhân chính nhất của nỗi khổ. Xét cho kỹ thì mọi việc làm thiện, ác (sẽ tạo ra các nghiệp) gắn liền với sinh tử trong tam giới mà con người không ai không vướng mắc, nên gọi là Tập đế.
3. Diệt đế (Nirodha Ariyasacca): nói về sự khổ bị tiêu diệt, được giải thoát. Diệt tức là tịch diệt hay Niết bàn. Nghĩa là nghiệp đã hết không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khổ là mầm gốc của phiền não. Mà phiền não được diệt nên những nghiệp quả trong tam giới cũng diệt. Nếu các nghiệp phiền não trong tam giới đã diệt thì liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả báo huyễn thân (nghĩa là chết), thân tứ đại không còn (nhà Phật dùng từ tịch hoặc tịch diệt hay nhập Niết bàn) cái khổ của đời sau không còn tương tục nữa, khi ấy gọi là Vô dư Niết bàn. Cảnh giới Niết bàn thật vắng lặng, tĩnh tịch và an lạc, đoạn diệt hết thảy hoặc nghiệp luân hồi nên gọi là Diệt đế.
4. Đạo đế (Magga Ariyasacca): nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng thông năng đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho chúng sinh theo đó mà tu tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải trong tam giới. Trong đó, Đức Phật chỉ ra tám con đường chính, bao gồm: thấy biết chân chính (chính kiến); suy nghĩ chân chính (chính tư duy); lời nói chân chính (chính ngữ); nghề nghiệp chân chính (chính nghiệp); đời sống chân chính (chính mệnh); siêng năng chân chính (chính tinh tiến); tưởng nhớ chân chính (chính niệm); định tâm chân chính (chính định). Tám con đường chân chính ấy, Phật giáo gọi là Bát Chính đạo.
Nguồn: http://phatgiaokhatsi.com
26 notes · View notes